Nghiên cứu xác định hàm lượng một số nguyên tố vi lượng có tác dụng chữa bệnh trong nước khoáng Phú Sen (Phú Yên) bằng phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử (aas)

Phu Sen mineral water at Phu Yen Province has been used by the local people to treat some diseases effectively. Throughout the study on the physical properties and chemical composition (by AAS method) of the Phu Sen mineral water, we find that Phu Sen mineral water has: - A temperature of 71oC, classified as a hot mineral water. - The Phu Sen mineral water contain trace elements at appropriate concentrations. Heavy metal are detected at low levels Thus, the Phu Sen mineral water can be used safely for some purposes, such as for drinking, bathing, and may have potential for the treatment of several diseaes.

doc4 trang | Chia sẻ: honghp95 | Lượt xem: 582 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu xác định hàm lượng một số nguyên tố vi lượng có tác dụng chữa bệnh trong nước khoáng Phú Sen (Phú Yên) bằng phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử (aas), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 29, 2005 NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG MỘT SỐ NGUYÊN TỐ VI LƯỢNG CÓ TÁC DỤNG CHỮA BỆNH TRONG NƯỚC KHOÁNG PHÚ SEN (PHÚ YÊN) BẰNG PHƯƠNG PHÁP PHỔ HẤP THỤ NGUYÊN TỬ (AAS) Nguyễn Nhân Đức Phan Thị Mỹ Lệ, Võ Đức Nhân Trường Đại học Y khoa Huế I. ĐẶT VẤN ĐỀ Nước khoáng là nước thiên nhiên nằm sâu trong lòng đất, chứa các khoáng chất và có khả năng phòng và chữa bệnh. Ở tỉnh Phú Yên có nguồn nước khoáng Phú Sen, nhân dân địa phương đang sử dụng nước này trong việc ngâm tắm, uống để chữa bệnh (như: tiêu hóa, cao huyết áp, khớp và một số bệnh phụ khoa,) cho kết quả tốt nhưng chưa được phân tích các thành phần chứa trong đó. Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích hiện đại có độ chính xác và độ tin cậy cao, đó là phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử (AAS) để xác định thành phần hóa học của một số nguyên tố vi lượng trong nước khoáng Phú Sen nhằm góp phần đánh giá chất lượng của nước, giúp cho việc sử dụng nước khoáng Phú Sen an toàn và hiệu quả [4, 14]. II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: 1. Đối tượng nghiên cứu: Nước khoáng Phú Sen (Phú Yên). 2.Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp xác định tính chất vật lý: + Xác định mùi vị, màu sắc và độ đục theo TCVN 2653-78.[15] + Xác định nhiệt độ: dùng nhiệt kế thủy ngân từ 0 - 1000C, có chia vạch đến 0,10C. - Phương pháp xác định thành phần các nguyên tố vi lượng bằng phương pháp AAS (Sử dụng phương pháp thêm tiêu chuẩn). Theo TCVN [15] - Xử lý thống kê các số liệu thực nghiệm. - Bàn luận. III. KỸ THUẬT VÀ PHƯƠNG TIỆN THỰC NGHIỆM: 1. Chúng tôi sử dụng các hóa chất loại PA. 2. Các dụng cụ sử dụng trong phòng thí nghiệm như: Bình định mức, ống đong, cốc mỏ, bình tam giác... đều của Nhật. 3. Tiến hành pha các dung dịch chuẩn, để tạo đường cong chuẩn. 4. Máy quang phổ hấp thụ nguyên tử có mã số: SPertr AA - 640 của VrianptyLTD Autralia. 5. Lấy mẫu và xử lý mẫu [14]: Mẫu được lấy tại điểm xuất lộ, xử lý ngay bằng dung dịch HCl 1% (1 lít nước khoáng pha với 10ml dung dịch HCl 1%), sau đó cho vào các bình Polyethylen đã được làm sạch. Tiến hành phân tích mẫu trong vòng 2-5 ngày sau khi lấy. Các chỉ tiêu: nhiệt độ, độ trong, mùi vị được tiến hành ngay tại nguồn. IV. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN: 1. Tính chất lý học của nước khoáng: Kết quả phân tích nước khoáng Phú Sen cho thấy: Nhiệt độ: 710C ± 0,50C. Không màu, không mùi, không vị, rất trong. Độ pH = 8,2 Với những tính chất vật lý của nước khoáng Phú Sen ở trên, thì nước khoáng Phú Sen thuộc loại nước khoáng nóng có tính kiềm nhẹ, vì vậy nó có thể dùng để uống và để tắm để giải khát và chưã bệnh. 2. Thành phần hóa học của nước khoáng: Tiến hành phân tích các chỉ tiêu tại Trung tâm Phân tích Hóa lý của Đại học Huế, kết quả thu được ở bảng 1: Bảng 1: Kết quả phân tích nước khoáng Phú Sen bằng pp AAS STT Chỉ tiêu phân tích Mẫu 1 (mg/l) Mẫu 2 (mg/l) Mẫu 3 (mg/l) Xử lý thống kê m = X ± e (mg/l) 1 Ca 28,93 23,34 22,86 24,53 ± 0,53 2 Cr Kphđ Kphđ Kphđ Kphđ 3 Cu 0,188 0,188 0,188 0,188 4 Fe 0,073 0,030 0,123 0,073 ± 0,4 5 K 5,845 6,135 5,949 5,565 ± 0,280 6 Mg 1,329 1,312 1,260 1,30 ± 0,03 7 Mn 0,154 0,112 0,110 0,112 ± 0,040 8 Na 1,119 1,181 1,137 1,137 ± 0,050 9 Ni Kphđ Kphđ Kphđ Kphđ 10 Zn 2,171 2,142 2,190 2,171 ± 0,020 Kết quả phân tích các nguyên tố vi lượng bằng phương pháp AAS ở bảng 1, cho ta thấy: Nước khoáng Phú Sen không có hoặc có các kim loại nặng, gây độc cho cơ thể đều ở dưới mức cho phép. Các nguyên tố vi lượng xác định được đều có tác dụng chữa một số bệnh như: - Zn với hàm lượng 2,190 mg/l có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, làm tăng khả năng hấp thụ của acid amin, điều hòa chuyển hóa lipid, ngăn ngừa mỡ hóa gan. Zn còn tham gia tạo máu, tinh dịch, ổn định màng tế bào, tổng hợp AND và ARN làm giảm nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt. - Cu với hàm lượng 0,188 mg/l có thể tham gia vào một số enzym chẳng hạn như coenzym tổng hợp noradrenalin làm thức tỉnh và gia tăng sự chú ý. - Mg với hàm lượng 1,260mg/l có khả năng tham gia vào chức năng tạo xương, hoạt động cơ, bồi dưỡng thần kinh (an thần, đau nửa đầu, mệt mỏi, stress). - K với hàm lượng 5,949mg/l có tác dụng lợi tiểu và có tác dụng trợ tim và bệnh cao huyết áp. - Mn, Cu, Zn hệ các nguyên tố vi lượng này có thể tham gia vào các hệ thông enzym chống lão hóa của cơ thể con người. KẾT LUẬN: Việc sử dụng phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử để khảo sát các nguyên tố vi lượng trong nước khoáng cho kết quả phân tích có độ chính xác và có độ tin cậy cao, đã góp phần nâng cao giá trị sử dụng của nguồn nước khoáng Phú Sen về mặt giải khát và chữa một số bệnh đặc biệt như: Cao huyết áp, cơ khớp, chống lão hóa của nguồn nước khoáng Phú Sen - Phú Yên. TÀI LIỆU THAM KHẢO Bộ Y tế. Tài liệu tập huấn kỹ thuật vệ sinh môi trường, Hà Nội (1996) Hà Như Phú. Nghiên cứu nước khoáng Việt Nam, Trường Đại học Dược Hà Nội (1990). Hồ Viết Quý, Nguyễn Nhân Đức, Phạm Khắc Lâm, Ngô Văn Tứ. Nghiên cứu hàm lượng Iot trong nước khoáng My An bằng phương pháp chiết trắc quang, Tạp chí Hóa học N02 (1994) 54. Ixalva JS-Khaikin - M.7. Tổ chức hoạt động các nhà chữa bệnh tắm ngâm bên ngoài khu điều dưỡng, Vấn đề điều dưỡng học N01 (1976) Nguyễn Ngọc Cát. Nước khoáng nóng Việt Nam, Viện Thông tin tư liệu địa chất (1990) 5-25. Nguyễn Nhân Đức. Phân loại một số nguồn nước khoáng Miền Trung và nghiên cứu toàn diện nguồn nước khoáng Mỹ An Thừa Thiên Huế để chữa bệnh và phục vụ dân sinh. Luận án Phó Tiến sĩ, Hà Nội (1994). Nguyễn Ngọc Cát, Từ Vọng Nghi, Đào Hữu Vinh. Cơ sở lý luận hóa học phân tích, NXB ĐH và THCN (1980) 98-122. Nguyễn Thế Thư. Dinh dưỡng trị liệu, NXB Nguyễn Xuân Phương, California (1993) 593-607. Simirnov K.E.A. Nước khoáng chữa bệnh dùng để uống, NXB Khoa học Matxcơva (1968). Phạm Luận. Phương pháp phân tích phổ hấp thụ nguyên tử, Đại học Tổng hợp Hà Nội (1992) Trần Văn Y. Độc chất học, NXB Y học (1996) 210-211. Trương Công Quyền. Nước khoáng tuyền, NXB Y học (1963) Từ Vọng Nghi, Huỳnh Văn Trung, Trần Tử Hiếu. Phân tích nước, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội (1986) Txartis P.G . Các yếu tố điều dưỡng và vật lý trị liệu dùng trong việc phục vụ các bệnh nhân bị các bệnh thường gặp, Vấn đề điều dưỡng, N06 (1975) 120-130. Bộ môn Hoá phân tích trường Đại học Dược Hà Nội, Môi trường và độc chất môi trường, Hà Nội (2000) 198 -199. DETERMINATION STUDY OF THE CONCENTRATIONS OF SOME TRACE ELEMENTS POTENTIALLY USABLE FOR DISEASE TREATMENT OF PHU SEN MINERAL WATER (PHU YEN PROVINCE) USING ASS METHOD. Nguyen Nhan Đuc Phan Thi My Le Vo Duc Nhan SUMMARY Phu Sen mineral water at Phu Yen Province has been used by the local people to treat some diseases effectively. Throughout the study on the physical properties and chemical composition (by AAS method) of the Phu Sen mineral water, we find that Phu Sen mineral water has: - A temperature of 71oC, classified as a hot mineral water. - The Phu Sen mineral water contain trace elements at appropriate concentrations. Heavy metal are detected at low levels Thus, the Phu Sen mineral water can be used safely for some purposes, such as for drinking, bathing, and may have potential for the treatment of several diseaes.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc29_bai10_5213_2103609.doc
Tài liệu liên quan