Qua kết quả phân tích trên hình 7 chúng
tôi nhận thấy: Tại các điểm lấy mẫu,
nhìn chung hàm lượng Vit.C có trong lá
chùm ngây tương đối cao, cao nhất là
các mẫu lấy tại vườn rau hữu cơ Tuệ
Viên – Hà Nội, có hàm lượng vitamin C
từ 172,26 mg ÷ 195,93 mg/100 g mẫu,
thấp nhất là các mẫu lấy ở địa điểm
Thái Nguyên (145.44 mg ÷
174.37mg/100g mẫu).
Nguyên nhân có thể là do sự khác nhau
về điều kiện canh tác, thổ nhưỡng ở các
địa phương khác nhau. Ở vườn rau hữu
cơ Tuệ Viên nằm trên bãi bồi sông
Hồng nên thổ nhưỡng ở đây phì nhiêu
mầu mỡ, cùng với quy trình sản xuất
rau hữu cơ từ khâu làm đất, ươm giống,
gieo cây, chăm sóc tới thu hoạch, hoàn
toàn khép kín, hoàn toàn theo quy luật
tự nhiên. Đây chính là điều kiện tốt để
cây chùm ngây sinh trưởng tốt, cho lá
có hàm lượng Vit.C tốt nhất.
Trong cùng một địa điểm lấy mẫu,
nhưng ở các thời gian lấy mẫu khác
nhau thì hàm lượng Vit.C cũng khác
nhau. Chúng tôi nhận thấy hàm lượng
Vit.C trong lá cây chùm ngây cao nhất
ở tháng 7÷8 và ở tháng 4÷6, giảm đi ở
tháng 10÷12, và thấp nhất ở tháng 1÷3.
Điều này cũng phù hợp với quy luật
sinh trưởng và phát triển của cây trồng
theo từng thời gian khác nhau trong
năm.
4. KẾT LUẬN
Qua quá trình nghiên cứu thực nghiệm
chúng tôi rút ra một số kết luận sau:
1. Đã nghiên cứu và xây dựng được quá
trình chiết tách Vit.C trên đối tượng lá
cây chùm ngây.
2. Xác định hàm lượng Vit.C trong lá cây
chùm ngây tại các địa điểm khác nhau và
ở thời gian khác nhau. Kết quả phân tích
cho thấy:
+ Ở cùng một địa điểm lấy mẫu, trong
những thời điểm khác nhau, hàm lượng
Vit.C trong lá cây chùm ngây có sự
khác nhau. Hàm lượng Vit.C trong lá
chùm ngây cao hơn ở tháng 7÷8 và ở
tháng 4÷6 , và thấp nhất ở tháng 1÷3.
+ Tại những điểm lấy mẫu khác nhau
thì hàm lượng Vit.C trong lá cây chùm
ngây cũng có sự khác nhau đáng kể. Tại
địa điểm lấy mẫu ở vườn rau hữu cơ
Tuệ Viên cho hàm lượng Vit.C cao
nhất, tiếp đến là mẫu lấy ở Việt Yên
Bắc Giang và thấp nhất là mẫu lấy ở
Thái Nguyên. Điều đó cho thấy những
vùng đất khác nhau, với giá trị dinh
dưỡng của đất và chế độ chăm bón khác
nhau thì lượng các chất dinh dưỡng
trong mẫu phân tích cũng khác nhau
9 trang |
Chia sẻ: honghp95 | Lượt xem: 626 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu xác định hàm lượng vitamin C trong lá cây chùm ngây bằng phương pháp von - Ampe hòa tan anot - Dương Thị Tú Anh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
10
Tạp chí phân tích Hóa, Lý và Sinh học - Tập 21, Số 2/2016
NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG VITAMIN C TRONG LÁ CÂY
CHÙM NGÂY BẰNG PHƯƠNG PHÁP VON - AMPE HÒA TAN ANOT
Đến tòa soạn 29 - 1 - 2016
Dương Thị Tú Anh
Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên
Cao Văn Hoàng
Khoa Hóa học - Trường Đại học Quy Nhơn
SUMMARY
RESEARCH AND DETERMINATION OPTIMAL CONDITIONS TRACE
LEVELS VIT.C IN LEAF OF MORINGA OLEIFERA BY ANODE
STRIPPING VOLTAMMETRY METHOD
Moringa oleifera tree is now more than eghty countries around the world use, the
developed countries widely used technology and diversification in the pharmaceutical,
cosmetic, beverage, nutrition and functional foods. The developing countries using
moringa oleifera tree like magic combination medicinal cure common diseases,
dangerous diseases and nutritional food. The moringa oleifera plant parts contain
many important minerals and is a good source of protein, vitamins, β-carotene, amino
acids and phenolics compounds. Moringa oleifera tree provides a blend many
compounds as zeatin, quercetin, β-sitosterol caffeoylquinic acid and kaempferol, very
rare in other plants. Moringa oleifera leaves are nutritious achieved two world
organizations WHO and FAO considered superior solutions for Vietnamese mothers
milk shortage, child malnutrition and food solution for underdeveloped countries.
In this paper, we present the results to determine the amount of vitamin C in moringa
oleifera leaves at different locations and at different times. The analytical results show
that at the point of sampling, generally content in leaf moringa oleifera Vit.C
relatively high, the highest of the samples taken in Vienna Tue organic vegetable
garden - Hanoi, with vitamin C from 172.26 mg ÷ 195.93 mg / 100 g sample, the
lowest in the samples taken at Thai nguyen (145.44 ÷ 174.37mg mg / 100 g sample).
11
Keywords: Dissolved Von-Ampe , trace levels, methods, Vit.C, and moringa oleifera.
1. MỞ ĐẦU
Việt Nam nhờ có điều kiện sinh thái
thích hợp nên có nguồn tài nguyên cây
cỏ phong phú với hơn 10.000 loài, trong
đó có hơn 3000 loại được sử dụng làm
thuốc. Một trong số các loại cây có
dược tính sinh học cao là cây chùm
ngây (Moringa Oleifera). Cây chùm
ngây hiện được hơn 80 quốc gia trên thế
giới sử dụng, các nước phát triển sử
dụng rộng rãi và đa dạng trong công
nghệ dược phẩm, mỹ phẩm, nước giải
khát, dinh dưỡng và thực phẩm chức
năng. Các quốc gia đang phát triển sử
dụng cây chùm ngây như dược liệu kỳ
diệu kết hợp chữa những bệnh thông
thường, bệnh hiểm nghèo và thực phẩm
dinh dưỡng [3]-[12].
Các bộ phận của cây chùm ngây chứa
nhiều khoáng chất quan trọng và là một
nguồn cung cấp chất đạm, các loại
vitamin, β-carotene, axít amin và nhiều
hợp chất phenolics. Cây chùm ngây
cung cấp một hỗn hợp pha trộn nhiều
hợp chất như zeatin, quercetin, axít β-
sitosterol caffeoylquinic và kaempferol,
rất hiếm gặp tại các loài cây khác. Lá
cây chùm ngây giàu dinh dưỡng hiện
được hai tổ chức thế giới WHO và FAO
xem như là giải pháp ưu việt cho các bà
mẹ thiếu sữa, trẻ em suy dinh dưỡng và
là giải pháp lương thực cho các nước
kém phát triển [3]-[12].
Các tài liệu tham khảo [1] - [12] cho
thấy nhiều nhà khoa học thuộc các lĩnh
vực nghiên cứu khác nhau trên thế giới
đã tiến hành nghiên cứu về công dụng
đa dạng của cây chùm ngây, đặc biệt là
dược tính của nó. Các kết quả nghiên
cứu đã chỉ ra rằng trong lá cây chùm
ngây, hàm lượng vitamin C (Vit.C) khá
cao so với các chất khác.
Phương pháp Von-Ampe hoà tan anốt
xung vi phân (DPASV) là một trong
những phương pháp cho phép xác định
hàm lượng vết Vit.C [1], [7] trong nhiều
đối tượng khác nhau với độ nhạy, độ
chính xác, độ chọn lọc cao và giới hạn
phát hiện thấp. Trong bài báo này,
chúng tôi sẽ trình bày các kết quả
nghiên cứu xác định hàm lượng Vit.C
trong lá cây chùm ngây tại một số địa
điểm khác nhau bằng phương pháp
DPASV.
2.THỰC NGHIỆM
2.1. Thiết bị và hoá chất
Các phép đo được thực hiện trên hệ thiết
bị phân tích cực phổ VA 797 do hãng
Metrohm (Switzerland) sản xuất, có hệ
thống sục khí tự động với hệ 3 điện cực:
điện cực làm việc là điện cực giọt thuỷ
ngân treo; điện cực so sánh: Ag/AgCl,
KCl(3M); điện cực phụ trợ: điện cực
Platin.
Tất cả các hoá chất được sử dụng trong
quá trình nghiên cứu đều là hoá chất
tinh khiết phân tích (PA); các dung dịch
chuẩn Vit.C được pha chế hàng ngày từ
Vit.C (PA) của Merck bằng nước cất
hai lần.
12
Trước khi tiến hành phân tích, điện cực
và bình chứa mẫu được làm sạch bằng
dung dịch HNO3 10% và tráng rửa
nhiều lần bằng nước cất hai lần.
Các dụng cụ thuỷ tinh như: bình định
mức, pipét... các chai thuỷ tinh, chai
nhựa PE, chai lọ đựng hoá chất đều
được ngâm trong dung dịch HNO3 10%
, tráng, rửa sạch bằng nước cất 2 lần
trước khi dùng.
2.2. Quá trình phân tích Vit.C bằng
phương pháp DPASV
Lấy một thể tích nhất định dung dịch
nghiên cứu có chứa Vit.C và dung dịch
chất điện li làm nền vào bình điện phân.
Tiến hành sục khí N2 (5.0) để đuổi oxy
hòa tan. Sau đó, tiến hành điện phân làm
giàu ở -0,2V với điện cực làm việc là
điện cực HMDE trong một thời gian
nhất định đồng thời khuấy dung dịch
với tốc độ khuấy là 2000 vòng/phút.
Khi kết thúc giai đoạn điện phân làm
giàu, ngừng khuấy, để dung dịch yên
tĩnh 15s, quét thế theo chiều dương từ
-0,20V đến 0,3V bằng kỹ thuật xung
vi phân với biên độ xung ΔE = 50mV;
thời gian xung 40ms; thời gian mỗi
bước thế tstep = 0,2s; bước nhảy thế
5mV và tốc độ quét thế 25mV/s, đồng
thời ghi đường DPASV. Để xác định
nồng độ Vit.C chúng tôi lựa chọn phương
pháp thêm chuẩn.
3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Để xác định hàm lượng Vit.C trong lá
cây chùm ngây, trước hết chúng tôi tiến
hành nghiên cứu xây dựng quy trình
chiết tách Vit.C khỏi lá chùm ngây.
3.1. Quá trình chiết tách và ghi đo
đường ASV của vitamin C trong dịch
chiết
Tiến hành ngâm chiết 50g mẫu lá chùm
ngây với một lượng dung môi hữu cơ
thích hợp với độ pha loãng tương ứng,
trong một thời gian nhất định. Sau đó
lọc dịch chiết bằng bơm hút chân không
thu được dịch chiết 1 (DC1), chuyển
DC1 vào phễu chiết buchner rồi đem
lắc trong n-hecxan thu được dịch chiết 2
(DC2) trong pha nước, kiềm hóa DC2
bằng dung dịch NaOH 1M thu được
dịch chiết 3 (DC3), sau đó axit hóa DC3
bằng dung dịch HCl 1M thu được dịch
chiết 4 (DC4), chiết lỏng-lỏng DC4
trong etylaxetat thu được dịch chiết 5
(DC5) trong pha nước. Cất cô quay cho
bay hơi dung môi etylaxetat trong DC5
thu được cặn rồi hòa tan bằng nước cất
siêu sạch và định mức trong bình định
mức 50mL thu được dịch chiết 6
(DC6) chính là dịch chiết chứa Vit.C.
Sau khi chiết tách được DC6, lấy 1mL
dịch chiết thu được vào bình định mức
25 mL, rồi thêm nước cất siêu sạch đến
vạch định mức, điều chỉnh pH của dung
dịch về 4,6 bằng dung dịch NaOH 0,1M
hoặc dung dịch HCl 0,1M trên máy đo
pH, thêm vào đó dung dịch đệm axetat
pH 4,6. Sau đó tiến hành ghi đo đường
ASV của Vit.C dựa trên các điều kiện
tối ưu đã khảo sát [1].
3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá
trình chiết vitamin C trong lá chum
ngây
3.2.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của hệ
dung môi đến quá trình chiết
13
Chúng tôi tiến hành khảo sát hiệu quả
chiết vitamin C trong lá chùm ngây với
hai loại hệ dung môi: etanol, metanol
trong các điều kiện chiết như nhau. Việc
chiết tách và ghi đo đường ASV của
Vit.C được thực hiện theo các quá trình
3.1 và 2.2.
Kết quả phân tích được thể hiện trên
hình 1:
-200m -100m 0 100m 200m
U (V)
0
20.0n
40.0n
60.0n
80.0n
100n
120n
I (
A)
Hình 1. Các đường ASV của Vit.C
trong các hệ
dung môi khác nhau
ĐKTN: Eđp= - 0,2V; tđp= 50s; tnghỉ =
20s; = 2000 vòng/phút
θ = 4 ; Đuổi oxi hòa tan (DO) trong
60s bằng N2 5.0;
Kết quả phân tích cho thấy, trong cùng
một điều kiện phân tích (chiết tách và
ghi đo đường ASV) thì cường độ dòng
pic Ip của Vit.C được chiết trong
metanol cao hơn so với chiết trong
etanol. Điều đó cho thấy metanol có khả
năng chiết Vit.C tốt hơn etanol. Do vậy
chúng tôi chọn dung môi metanol để
tách chiết Vit.C cho các quá trình phân
tích.
3.2.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của tỷ lệ
dung môi đến quá trình chiết Vit.C
Chúng tôi chiết hành ngâm chiết Vit.C
trong lá cây chùm ngây theo các tỷ lệ
nước : metanol lần lượt là: 10 : 90; 20 :
80; 30 : 70; 40 : 60; 50 : 50 (V :V). Việc
chiết tách và ghi đo đường ASV của
Vit.C được thực hiện theo các quá trình
3.1 và 2.2. Các kết quả phân tích được
thể hiện ở hình 2:
0
10
20
30
40
50
60
50:50 40:60 30:70 20:80 10: 90
Tỷ lệ Vnước:Vmetanol
Ip(nA)
Ip(Vit.C)
Hình 2. Ảnh hưởng của tỷ lệ nước:
metanol đến kết quả chiết Vit.C
Qua các kết quả khảo sát chúng tôi nhận
thấy dòng đỉnh hòa tan Ip của Vit.C thu
được thay đổi tuân theo qui luật nhất định
khi tỷ lệ dung môi nước : metanol thay
đổi. Khi tăng tỷ lệ thể tích nước :
metanol thì dòng đỉnh hòa tan Ip của
Vit.C có xu hướng tăng dần, điều đó có
nghĩa là hiệu suất chiết tách Vit.C cũng
tăng dần. Ở tỷ lệ nước : metanol bằng 20
: 80 và 10 : 90, dòng đỉnh hòa tan Ip của
Vit.C có giá trị lớn nhất. Như vậy, tỷ lệ
nước : metanol = 10 : 90 là tỷ lệ thích
hợp để thu được Vit.C với hàm lượng
lớn nhất.
3.2.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của tỷ lệ
khối lượng mẫu (g): thể tích dung môi
chiết (mL)
Chúng tôi chiết hành chiết Vit.C trong
mẫu phân tích theo các tỷ lệ khối lượng
mẫu nguyên liệu (g) : thể tích hệ dung
môi chiết (mL) lần lượt là 50:100,
50:150, 50:200, 50:250, 50:300, 50:350.
Việc chiết tách và ghi đo đường ASV của
Vit.C được thực hiện theo các quá trình
Etanol
Metanol
14
3.1 và 2.2. Các kết quả phân tích được
thể hiện ở hình 3:
Hình 3. Các đường ASV của Vit.C với
các tỷ lệ khối lượng mẫu nghiên cứu
(g) : thể tích (mL)
hệ dung môi khác nhau ĐKTN: Eđp= -
0,2V; tđp= 50s; tnghỉ = 20s; = 2000
vòng/phút;θ = 4 ; Đuổi oxi hòa tan
(DO) trong 60s bằng N2 5.0;
Qua các kết quả khảo sát, chúng tôi
nhận thấy giá trị Ip của Vit.C thu được
tăng dần khi tăng tỷ lệ khối lượng mmẫu
phân tích :Vdung môi. Ở tỷ lệ mmẫu phân tích
:Vdung môi = 50 : 250 thì Ip của Vit.C thu
được là lớn nhất. Khi tiếp tục tăng tỷ lệ
mmẫu phân tích :Vdung môi đến các tỷ lệ 50 :
300; 50 : 350 thì Ip của Vit.C hầu như
không thay đổi và pic ổn định. Điều này
có thể là do khi thể tích dung môi tăng
thì khă năng tiếp xúc với nguyên liệu
càng lớn, làm cho lượng chất được chiết
cũng tăng lên, cho đến khi lượng chất
phân tích đã hết thì sự tăng thể tích
dung môi cũng không làm tăng được
lượng chất phân tích nữa, khi đó lượng
chất được chiết đạt giá trị ổn định và
cao nhất.
Chính vì vậy để tiết kiệm được dung môi
chiết, mà vẫn đảm bảo hiệu suất chiết đạt
kết quả cao nhất chúng tôi chọn tỷ lệ
mmẫu phân tích :Vdung môi = 50 : 250 (g/mL)
là tỷ lệ thích hợp trong toàn bộ quá trình
phân tích.
3.2.4. Nghiên cứu ảnh hưởng của thời
gian ngâm chiết
Chúng tôi tiến hành khảo sát ở các
khoảng thời gian ngâm chiết khác nhau:
12h, 24h, 36h, 48h, 60h và 72h. Việc
chiết tách và ghi đo đường ASV của
Vit.C được thực hiện theo các quá trình
3.1 và 2.2.
Kết quả phân tích được thể hiện
trên hình 4:
Hình 4. Các đường ASV của Vit.C với
thời gian ngâm chiết khác nhau
ĐKTN: Eđp= - 0,2V; tđp= 50s; tnghỉ = 20s;
= 2000 vòng/phút
θ = 4 ; Đuổi oxi hòa tan (DO) trong 60s
bằng N2 5.0;
Qua các kết quả phân tích chúng tôi
nhận thấy, khi tăng thời gian ngâm chiết
từ 12h đến 48h, dòng đỉnh hòa tan Ip
của Vit.C tăng dần , điều đó có nghĩa là
lượng Vit.C chiết được cũng tăng dần
và đạt giá trị lớn nhất ở thời gian 48h.
Khi tiếp tục tăng thời gian ngâm chiết
đến 60h; 72h dòng đỉnh hòa tan Ip của
Vit.C có xu hướng giảm dần. Điều này
15
có lẽ là do khi lượng Vit.C đã được
chiết gần như hoàn toàn nếu để lâu sẽ
không bền, dễ bị phân hủy, do đó dòng
đỉnh hòa tan Ip của nó giảm dần.
Như vậy để thu được kết quả tốt nhất
cho quá trình phân tích chúng tôi chọn
thời gian ngâm chiết là 48h trong các
thí nghiệm.
3.2.5. Nghiên cứu ảnh hưởng của tỷ lệ
Vdịch chiết metanol:Vdung môi n-hexan đến quá
trình chiết vitamin C
Chúng tôi chiết hành chiết theo tỷ lệ thể
tích dịch chiết metanol : thể tích dung
môi n-hexan (VDC2 :Vn-hexan = mL : mL)
lần lượt là: 100:10; 100:20; 100:30;
100:40; 100:50; 100:60. Việc chiết tách
và ghi đo đường ASV của Vit.C được
thực hiện theo các quá trình 3.1 và 2.2.
Các kết quả phân tích được thể hiện ở
hình 5:
Hình 5. Các đường ASV của vitamin
C trong các tỷ lệ VDC2 :Vn-hexan
(mL:mL) khác nhau ĐKTN: Eđp= -
0,2V; tđp= 50s; tnghỉ = 20s; = 2000
vòng/phút;θ = 4 ; Đuổi oxi hòa tan (DO)
trong 60s bằng N2 5.0;
Các kết quả phân tích cho thấy khi tăng
dần tỷ lệ thể tích VDC2 : Vn-hexan thì dòng
đỉnh hòa tan Ip của Vit.C cũng tăng dần,
điều đó chứng tỏ rằng khi tăng thể tích
n-hexan thì lượng glocom bị chiết trong
n-hexan cũng tăng lên, không gây trở
ngại cho quá trình phân tích Vit.C. Khi
tăng tỷ lệ thể tích VDC2 : Vn-hexan đến
100:50; 100:60 thì dòng đỉnh hòa tan Ip
của Vit.C hầu như không tăng nữa và
đạt giá trị ổn định do vậy lượng Vit.C
chiết được cũng đạt giá trị cao nhất và ổn
định. Chính vì vậy, để tiết kiệm dung
môi chiết nhưng vẫn đảm bảo hiệu suất
cao của quá trình phân tích chúng tôi
chọn tỷ lệ thể tích VDC2 : Vn-hexan bằng
100:60 trong các thí nghiệm.
3.2.6. Nghiên cứu ảnh hưởng của tỷ lệ
thể tích dịch chiết trong HCl : thể tích
dung môi etylaxetat đến quá trình
chiết
Chúng tôi chiết hành tách chiết theo tỷ
lệ thể tích dịch chiết trong HCl : thể tích
dung môi etylaxetat (VDC4 :Vetylaxetat =
mL : mL) lần lượt là:100:10; 100:20;
100:30; 100:40; 100:50; 100:60. Việc
chiết tách và ghi đo đường ASV của
Vit.C được thực hiện theo các quá trình
3.1 và 2.2. Các kết quả phân tích được
thể hiện ở hình 6:
0
10
20
30
40
50
60
70
100:10 100:20 100:30 100:40 100:50 100:60
Tỷ lệ Vdich chiết trong nướcl:Vetylaxetat
Ip(nA)
Ip(Vit.C)
Hình 6. Ảnh hưởng của tỷ lệ VDC4 :
Vetylaxetat đến quá trình chiết vitamin C
Khi tăng dần tỷ lệ thể tích VDC4 :Vetylaxetat
thì dòng đỉnh hòa tan Ip của vitamin C
cũng tăng dần, do đó hàm lượng Vit.C
16
chiết được cũng tăng dần. Điều đó
chứng tỏ rằng khi tăng thể tích
etylaxetat thì lượng các hợp chất nhằm
loại bỏ các hợp chất cản trở như
flavonoid aglycon, các axit không tan, ít
tan trong nước như phenolic, p-anisic
bị chiết trong etylaxetat cũng tăng lên,
không gây trở ngại cho quá trình phân
tích Vit.C. Khi tăng tỷ lệ thể tích VDC4
:Vetylaxetat đến 100:50; 100:60 thì dòng
đỉnh hòa tan Ip của Vit.C hầu như không
tăng nữa và đạt giá trị ổn định.
Chính vì vậy, để tiết kiệm dung môi
chiết, đồng thời vẫn đảm bảo hiệu suất
cao của quá trình phân tích chúng tôi
chọn tỷ lệ thể tích VDC4 :Vetylaxetat bằng
100:50 trong các thí nghiệm.
3.3. Xác định hàm lượng vitamin C
trong các mẫu phân tích
3.3.1. Vị trí lấy mẫu và vùng lấy mẫu
Bảng 1. Ký hiệu mẫu, địa điểm và thời gian lấy mẫu
Đợt
lấy
mẫu
Kí hiệu
mẫu
Địa điểm lấy mẫu
Thời gian
lấy mẫu
I BG1 Gia đình bà Lê Thị Yến- Đồng Niên, Tự Lạn, Việt
Yên- Bắc Giang
08/2013
HN1 Vườn rau hữu cơ Tuệ Viên- Long Biên – Hà Nội
TN1 Gia đình bà Nguyễn Thị Yến - TT Sông Cầu-Đồng
Hỷ- Thái Nguyên
II BG1 Gia đình bà Lê Thị Yến- Đồng Niên, Tự Lạn, Việt
Yên- Bắc Giang
12/2013
HN1 Vườn rau hữu cơ Tuệ Viên- Long Biên – Hà Nội
TN1 Gia đình bà Nguyễn Thị Yến - TT Sông Cầu-Đồng
Hỷ- Thái Nguyên
III BG1 Gia đình bà Lê Thị Yến- Đồng Niên, Tự Lạn, Việt
Yên- Bắc Giang
03/2014
HN1 Vườn rau hữu cơ Tuệ Viên- Long Biên – Hà Nội
TN1 Gia đình bà Nguyễn Thị Yến - TT Sông Cầu-Đồng
Hỷ- Thái Nguyên
IV BG1 Gia đình bà Lê Thị Yến- Đồng Niên, Tự Lạn, Việt
Yên- Bắc Giang
06/2014
HN1 Vườn rau hữu cơ Tuệ Viên- Long Biên – Hà Nội
TN1 Gia đình bà Nguyễn Thị Yến - TT Sông Cầu-Đồng
Hỷ- Thái Nguyên
.3.2. Kết quả phân tích
Để xác định hàm lượng Vit.C trong các
mẫu nghiên cứu chúng tôi thực hiện các
quá trình chiết tách Vit.C theo phần 3.1
và các điều kiện tối ưu đã khảo sát
được. Các phép ghi đo đường ASV của
17
Vit.C theo phần 2.2. Mỗi mẫu phân tích
chúng tôi tiến hành phân tích lặp lại 3
lần. Các kết quả phân tích được thể hiện
ở hình 7:
130
140
150
160
170
180
190
200
mg
Đợt I Đợt II Đợt III Đợt IV
Vit.C - BG (mg)
Vit.C- HN (mg)
Vit.C - TN (mg)
Hình 7. Đồ thị biểu diễn hàm lượng
vitamin C trong các mẫu ở các thời
điểm khác nhau
Qua kết quả phân tích trên hình 7 chúng
tôi nhận thấy: Tại các điểm lấy mẫu,
nhìn chung hàm lượng Vit.C có trong lá
chùm ngây tương đối cao, cao nhất là
các mẫu lấy tại vườn rau hữu cơ Tuệ
Viên – Hà Nội, có hàm lượng vitamin C
từ 172,26 mg ÷ 195,93 mg/100 g mẫu,
thấp nhất là các mẫu lấy ở địa điểm
Thái Nguyên (145.44 mg ÷
174.37mg/100g mẫu).
Nguyên nhân có thể là do sự khác nhau
về điều kiện canh tác, thổ nhưỡng ở các
địa phương khác nhau. Ở vườn rau hữu
cơ Tuệ Viên nằm trên bãi bồi sông
Hồng nên thổ nhưỡng ở đây phì nhiêu
mầu mỡ, cùng với quy trình sản xuất
rau hữu cơ từ khâu làm đất, ươm giống,
gieo cây, chăm sóc tới thu hoạch, hoàn
toàn khép kín, hoàn toàn theo quy luật
tự nhiên. Đây chính là điều kiện tốt để
cây chùm ngây sinh trưởng tốt, cho lá
có hàm lượng Vit.C tốt nhất.
Trong cùng một địa điểm lấy mẫu,
nhưng ở các thời gian lấy mẫu khác
nhau thì hàm lượng Vit.C cũng khác
nhau. Chúng tôi nhận thấy hàm lượng
Vit.C trong lá cây chùm ngây cao nhất
ở tháng 7÷8 và ở tháng 4÷6, giảm đi ở
tháng 10÷12, và thấp nhất ở tháng 1÷3.
Điều này cũng phù hợp với quy luật
sinh trưởng và phát triển của cây trồng
theo từng thời gian khác nhau trong
năm.
4. KẾT LUẬN
Qua quá trình nghiên cứu thực nghiệm
chúng tôi rút ra một số kết luận sau:
1. Đã nghiên cứu và xây dựng được quá
trình chiết tách Vit.C trên đối tượng lá
cây chùm ngây.
2. Xác định hàm lượng Vit.C trong lá cây
chùm ngây tại các địa điểm khác nhau và
ở thời gian khác nhau. Kết quả phân tích
cho thấy:
+ Ở cùng một địa điểm lấy mẫu, trong
những thời điểm khác nhau, hàm lượng
Vit.C trong lá cây chùm ngây có sự
khác nhau. Hàm lượng Vit.C trong lá
chùm ngây cao hơn ở tháng 7÷8 và ở
tháng 4÷6 , và thấp nhất ở tháng 1÷3.
+ Tại những điểm lấy mẫu khác nhau
thì hàm lượng Vit.C trong lá cây chùm
ngây cũng có sự khác nhau đáng kể. Tại
địa điểm lấy mẫu ở vườn rau hữu cơ
Tuệ Viên cho hàm lượng Vit.C cao
nhất, tiếp đến là mẫu lấy ở Việt Yên
Bắc Giang và thấp nhất là mẫu lấy ở
Thái Nguyên. Điều đó cho thấy những
vùng đất khác nhau, với giá trị dinh
dưỡng của đất và chế độ chăm bón khác
nhau thì lượng các chất dinh dưỡng
trong mẫu phân tích cũng khác nhau.
3. Các kết quả phân tích bước đầu góp
phần giải thích giá trị dinh dưỡng của
18
cây chùm ngây, như vậy trong thực tế
mỗi gia đình có thể tự cung cấp rau
sạch, tăng thành phần dinh dưỡng và
giúp phát triển kinh tế tự túc từ cây
chùm ngây.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Dương Thị Tú Anh, Cao Văn
Hoàng (2015), “Nghiên cứu điều kiện
tối ưu xác định hàm lượng vitamin C
bằng phương pháp Von-Ampe hòa tan
anot”, Tạp chí Phân tích Hóa, Lý và
Sinh học, Tập 20, số 4, trang 67-73.
[2]. Võ Hồng Thi, Hoàng Hưng, Lương
Minh Tuấn (2012), “Nghiên cứu sử
dụng hạt cây chùm ngây để làm trong
nước tại Việt Nam” Tạp chí hóa
học,Tập 75A, Số 6,Tr 153-164.
[3]. Beth Doerr , Field (2005), “Guide
for Emergency Water Treatment with
Moringa oleifera”, ECHO Staff,
Echo@echonet.org.
[4]. Caceres A. B., Cabrera, O. Mollinedo,
Imendia A. (1991), “Preliminary
screening of antimicrobial activity of
Moringa oleifera”, J Ethnopharmacol,
No.33, pp. 213 – 216.
[5]. Dahiru D., Onubiyi, J. A.and Umaru
H. A. (2006), “Phytochemical screening
and antiucerogenic effect of Moringa
oleifera leaf extract”, African Journal of
Traditional Complementary and
Alternative Medicines, Vol. 3, No. 3, pp.
70-75.
[6]. Guevara A., Varqas C., Sakurai H.,
Fujiwara Y., Hashimoto K., Maoka T.,
Kozuka M., Ito Y., Tokuda H., Nishino
H. (1999), “An antitumor promoter
from Moringa oleifera Lam”, Mutation
Research, 440, pp. 181-188.
[7]. Jolanta Wawrzyniak1, Antoni
Ryniecki1, Włodzimierz Zembrzuski2
(2005), “Application of voltammetry to
determine vitamin C in apple juices”,
Agricultural University of Poznań pp.6-
10.
[8]. Mehta L. K., Balaraman R., Amin
A. H., Bafna P. A., Gulati O. D.
(2003), “Effect of fruit of Moringa
oleifera on lipid profile of normal
and hypercholesterolaemic rabbits”,
Journal of Ethnopharmacology, 86,
pp. 19 –195.
[9]. Manguro L. O. A., Lemmen P.
(2007), “Phenolic of Moringa oleifera
leave”, Natural Product Research, 21
(1), pp. 56-68.
[10]. Rajanandh M. G., Kavitha J.
(2010), “ Quantitative Estimation of
β-Sitosterol, Total Phenolic and
Flavonoid Compounds in the Leaves
of Moringa oleifer”, International
Journal of PharmTech Research, 2 (2),
pp .1409 – 1414.
[11]. Rubeena Saleem (1995), “Study
in the chemical constituents of Moringa
oleifera Lam, and prepaparation of
potential biologically significant
derivatives of 8- hydroxyquinoline”,
Research institute of chemistry
university of Karachi Pakistan.
[12]. Vidya Sabale, Vandana Patel,
Archana Paranjape, Chitra Arya, S. N.
Sakarkar and P. M.Sabale (2008),
Moringa oleifera (Drumstick):An
overview, Pharmacognosy review, vol 2,
Issure 4, pp. 7 – 13.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 26286_88338_1_pb_2021_2096835.pdf