Có 8 yếu tố được xác định là mối nguy
liên quan đến dịch bệnh đốm trắng ở tôm tại
các tỉnh Nghệ An, Nam Định và Quảng Ninh.
Trong đó 3 yếu tố thuộc không gian (lấy nước
vào ao không qua hệ thống ao lắng, không sử
dụng lưới lọc khi lấy nước và bổ sung nước
vào ao nuôi trong quá trình nuôi), 2 yếu tố
thuộc thời gian (ao nằm trong vùng nuôi có
ao bệnh, không kiểm tra môi trường nước ao
nuôi thường xuyên) và 3 yếu tố về đối tượng
(thả giống với cỡ nhỏ hơn post 10, không giảm
sốc khi thả tôm nuôi và xuất hiện sinh vật khác
trong ao nuôi).
8 trang |
Chia sẻ: huongthu9 | Lượt xem: 518 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu xác định một số yếu tố nguy cơ liên quan nuôi thâm canh tại một số tỉnh miền bắc bệnh đốm trắng trên tôm chân trắng (litopenaeus vannamei), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
24 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2018
Trương Thị Mỹ Hạnh¹, Huỳnh Thị Mỹ Lệ², Phạm Thị Yến¹,
Trương Thị Thành Vinh³, Chu Chí Thiết¹, Phan Thị Vân¹
Ngày nhận bài: 6/5/2018; Ngày phản biện thông qua: 5/6/2018; Ngày duyệt đăng: 25/6/2018
TÓM TẮT
Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 6 năm 2015 đến tháng 6 năm 2017 ở 3 tỉnh Nghệ An, Nam Định và
Quảng Ninh, tập trung thu thập các thông tin phân tích yếu tố nguy cơ liên quan đến bệnh đốm trắng ở tôm
chân trắng. Phương pháp áp dụng theo nghiên cứu dịch tễ học cắt ngang. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 8
mối nguy liên quan đến sự xuất hiện dịch bệnh đốm trắng ở tôm tại các tỉnh Nghệ An, Nam Định và Quảng
Ninh. Trong đó 3 yếu tố thuộc không gian (lấy nước vào ao không qua hệ thống ao lắng, không sử dụng lưới lọc
khi lấy nước và bổ sung nước vào ao nuôi trong quá trình nuôi), 2 yếu tố thuộc thời gian (ao nằm trong vùng
nuôi có ao bệnh, không kiểm tra môi trường nước ao nuôi thường xuyên) và 3 yếu tố về đối tượng (thả giống
với cỡ nhỏ hơn post 10, không giảm sốc khi thả tôm nuôi và xuất hiện sinh vật khác trong ao nuôi).
Từ khóa: WSSV, yếu tố nguy cơ, ao nuôi thâm canh
ABTRACT
This study was conducted from June 2016 to June 2017 in 3 provinces including Nghe An, Nam Dinh and
Quang Ninh Province, focusing on evaluating the risk factors related to white spot disease outbreaks in white
leg shrimp. The method applied in the study was cross-epidemiological. The results showed that there were 8
risk factors associated with the outbreaks of white spot disease in white leg shrimp. There were three space
factors including taking water outside sediment pond system and without fi ltering net, adding water during
cultured cycle, two time factors (raising in endemic area, irregularly checking environmental parameters)
and three object factors (stocking shrimp under post 10 and without stress reduction, and availability of other
creature).
Key words: WSSV, risk factors, intensive culture
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Qua nhiều thập kỷ phát triển, nghề nuôi
tôm nước lợ đã trở thành hoạt động ngày càng
quan trọng và đóng vai trò chính trong nền
kinh tế xã hội của khu vực ven biển Việt Nam.
Diện tích nuôi tôm nước lợ trên cả nước tăng
từ 680.000 hecta năm 2015 lên đến 721.000
hecta năm 2017, trong đó diện tích nuôi tôm
sú đạt 622.000 hecta, diện tích nuôi tôm chân
trắng (TCT) đạt 98.000 hecta. Sản lượng đạt
được tương ứng với diện tích nuôi tôm nước
lợ năm 2017 khoảng 683,4 nghìn tấn (trong
đó sản lượng nuôi TCT chiếm khoảng 62,5%)
mang lại kim ngạch xuất khẩu khoảng 3,8 tỷ
USD (VASEP, 2017). Mặc dù đã đạt được được
những thành tựu lớn về sản lượng nuôi và kim
ngạch xuất khẩu, song nghề nuôi tôm ở Việt
Nam đã và đang gặp những thách thức lớn
trong đó phải kể đến vấn đề dịch bệnh, đặc biệt
bệnh đốm trắng do tác nhân virus đốm trắng
¹ Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I
² Học Viện Nông nghiệp Việt Nam
³ Đại học Vinh
THOÂNG BAÙO KHOA HOÏC
STUDY ON THE DETERMINATION OF SOME RISK FACTORS RELATED TO
THE WHITE SPOT DISEASE ON WHITE LEG SHRIMP (Litopenaeus vannamei)
INTENSIVE CULTURE IN NORTHERN PROVINCES
NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH MỘT SỐ YẾU TỐ NGUY CƠ LIÊN QUAN
NUÔI THÂM CANH TẠI MỘT SỐ TỈNH MIỀN BẮC
BỆNH ĐỐM TRẮNG TRÊN TÔM CHÂN TRẮNG (Litopenaeus vannamei)
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2018
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 25
(white spot syndrome virus - WSSV) gây ra ở
tôm. Năm 2016, WSSV đã gây ảnh hưởng đến
1.861,43 hecta nuôi tôm sú và 1.782,48 hecta
nuôi TCT. Diện tích nuôi thâm canh và bán
thâm canh bị bệnh là 2.636,2 hecta; diện tích
nuôi quảng canh, quảng canh cải tiến bị bệnh là
856,82 hecta; còn lại là các hình thức nuôi tôm
khác bị bệnh là 150,89 hecta. Năm 2017 tích
nuôi tôm bị bệnh đốm trắng tăng 36% so với
năm 2016 (Cục Thú y, 2016; 2017).
Quảng Ninh, Nam Định và Nghệ An là
3 trong số 5 tỉnh có sản lượng tôm lớn nhất
các tỉnh miền Bắc, trong đó tập trung chủ yếu
tại Hải Hòa (Quảng Ninh), Giao Thủy (Nam
Định) và Quỳnh Lưu (Nghệ An) (Thảo Linh,
2014). Mặc dù đạt sản lượng cao song TCT
nuôi thâm canh bị bệnh đốm trắng do virus gây
ra vẫn xuất hiện và diễn ra hàng năm và phức
tạp không có dự báo tại vùng nghiên cứu Hải
Hòa-Quảng Ninh, Quỳnh Liên-Nghệ An và
Giao Thủy - Nam Định.
Hiện nay đã phát triển thành công nhiều
phương pháp chuẩn đoán mẫu nhiễm WSSV
với độ tin cậy và tính khoa học cao như phương
pháp mô học, TEM, PCR, LAMP (Hossain và
cs, 2001; Ramirez-Douriet và cs, 2005). Tuy
nhiên việc phân tích các yếu tố nguy cơ dẫn
đến xuất hiện bệnh, phòng ngừa dịch bệnh xảy
ra và dự báo sự xuất hiện của bệnh còn nhiều
hạn chế, đặc biệt ở mô hình nuôi TCT thâm
canh. Do đó “Nghiên cứu xác định một số yếu
tố nguy cơ liên quan bệnh đốm trắng trên tôm
chân trắng (Litopenaeus vannamei) nuôi thâm
canh tại một số tỉnh miền Bắc” được thực hiện
với mục tiêu nhằm xác định và đánh giá một số
yếu tố nguy cơ liên quan đến bệnh đốm trắng ở
TCT, kết quả nghiên cứu là cơ sở khoa học đưa
ra giải pháp phòng, kiểm soát bệnh đốm trắng
cũng như dự báo khả năng xuất hiện bệnh ở
tôm nuôi, nhằm giảm bớt những khó khăn và
đáp ứng yêu cầu thực tiễn trong quá trình nuôi
tôm tại địa phương.
II.THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM VÀ PHƯƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Thời gian nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành từ 6/2015 đến
6/2017
2. Địa điểm nghiên cứu
Điều tra hộ nuôi và thu mẫu tại ao nuôi TCT
thâm canh tại xã Hải Hòa-Quảng Ninh, huyện
Giao Thủy, Nam Định và xã Quỳnh Liên,
huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An. Phân tích mẫu tại
Trung tâm Quan trắc Môi trường và Bệnh thủy
sản miền Bắc.
3. Phương pháp điều tra
Áp dụng phương pháp nghiên cứu dịch tễ
học cắt ngang theo không gian, thời gian và đối
tượng sử dụng bộ câu hỏi đã chuẩn bị sẵn để
thu thập các thông tin, số liệu liên quan đến kỹ
thuật, tình hình nuôi và bệnh đốm trắng ở TCT.
Bộ câu hỏi được xây dựng và điều tra thử tại
10 hộ nuôi tôm ở Nghệ An, sau đó chỉnh sửa,
bổ sung trước khi tiến hành điều tra chính thức
ở các vùng nghiên cứu. Số hộ điều tra tại vùng
nghiên cứu lần lượt là 50 hộ ở xã Quỳnh Liên,
Quỳnh Lưu, Nghệ An, 45 ở Giao Thủy-Nam
Định và 49 ở Hải Hòa-Quảng Ninh. Cách chọn
hộ điều tra là ngẫu nhiên đơn, cụ thể: Bước 1,
lập danh sách và đánh số thứ tự một cách ngẫu
nhiên từ 1 đến n hộ tương ứng mỗi tỉnh; Bước
2, sử dụng 1 hộp có chứa mẫu giấy nhỏ ghi số
thứ tự, bốc thăm ngẫu nhiên 50 mẫu giấy, ký
hiệu trên mẫu giấy tương ứng với tên hộ lựa
chọn điều tra.
Phương pháp thu mẫu: Sử dụng vật dụng
chuyên dùng như vợt, sang ăn để thu mẫu tôm.
Tại thời điểm điều tra các hộ nuôi đều được thu
mẫu (144 hộ).
Phương pháp phân tích mẫu: Hộ điều tra có
tôm bệnh hay không có tôm bệnh do WSSV
được xác định bằng phương pháp của Khadijah
và cs. (2003) với cặp mồi 336 có kích thước
160bp: 366-F: 5′–GAG ACG TCG CTC ATC
AAA GAT GGG GAA G-3’ 366R: 5′–GAA
ACC TGG ACC ATA TTG AAT ACG GCC
AG-3′. Chu trình nhiệt tương ứng trong quy
trình 94ºC (7 phút); 94ºC (30 giây); 53ºC (30
giây), 72ºC (40 giây): lặp lại 35 chu kỳ và 72ºC
(10 phút) và 4ºC (∞). Tôm bệnh cho kết quả +
với kết quả điện di
Phương pháp xử lý số liệu: Số liệu thu thập
được từ các phiếu điều tra được nhập và xử lý
bằng phần mềm SPSS 17.0 và thống kê mô tả
Excel 2007. Các biến số chính trong bộ câu hỏi
điều tra được phân tích cùng biến ao nuôi xuất
26 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2018
hiện bệnh đốm trắng theo mô tả ở Bảng 1.
Tính OR (Odds ratio)-Tỷ số chênh
OR = Số chênh nhóm phơi nhiễm/Số chênh
nhóm không phơi nhiễm
= (Oᴇ+/Oᴇ-) = (a/b)/(c/d) = (a*d)/(b*c)
Trong đó: a: phơi nhiễm có bệnh, b: phơi
III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
1. Yếu tố nguy cơ liên quan đến bệnh đốm
trắng ở tôm theo không gian
Kết quả phân tích cho thấy, ở vùng nuôi TCT
tại Nghệ An, Nam Định và Quảng Ninh, những
hộ nuôi lấy nước vào ao nuôi trực tiếp từ kênh
cấp tôm nuôi có khả năng nhiễm bệnh do WSSV
cao gấp 6,3 lần so với những hộ nuôi lấy nước
vào ao nuôi qua hệ thống ao lắng (p = 0,007).
Tiếp đến trong quá trình nuôi việc bổ sung nước
vào ao nuôi cũng là nguy cơ cao hơn 3,6 lần so
nhiễm không bệnh, c: không phơi nhiễm bị
bệnh và d: không phơi nhiễm không bệnh
OR = 1: Không có sự khác nhau giữa nhóm
phơi nhiễm và không phơi nhiễm
OR > 1: Yếu tố phơi nhiễm làm tăng nguy cơ bệnh
OR < 1: Yếu tố phơi nhiễm làm giảm nguy
cơ bệnh (= yếu tố bảo vệ).
Bảng 1: Yếu tố phân tích xác định nguy cơ tiềm năng gây tôm nhiễm WSSV
với ao không áp dụng kỹ thuật này (p = 0,008).
Bên cạnh đó, nước được lấy qua lưới lọc rất có ý
nghĩa hạn chế tôm nhiễm bệnh do WSSV trong
vụ nuôi, ở hộ có sử dụng lưới lọc khi lấy nước
vào ao tôm giảm nguy cơ nhiễm WSD thấp hơn
3,2 lần so với hộ không áp dụng kỹ thuật này
(p = 0,016) (Bảng 2). Kết quả nghiên cứu trùng
hợp với nghiên của Umesh và cs, (2008) khi
chỉ ra nguồn nước được xác định là một trong
những yếu tố nguy cơ gây tôm nuôi nhiễm bệnh
do vi rút đốm trắng gây ra. Như vậy kết quả
phân tích cho thấy kỹ thuật lấy nước vào ao nuôi
Bảng 2. Mối quan hệ giữa hoạt động lấy nước vào ao nuôi tôm với bệnh đốm trắng xuất hiện trong ao nuôi
Ghi chú: (*) Sự sai khác có ý nghĩa p < 0,05, “OR” Tỷ số chênh (Odd ratio)
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2018
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 27
có ý nghĩa giảm thiểu nguy cơ tôm nuôi nhiễm
bệnh do WSSV gây ra. Kết quả nghiên cứu của
đề tài đã khẳng định thêm một lần nữa rằng việc
lấy nước, quản lý nguồn nước cấp vào ao nuôi
tôm là rất quan trọng.
Nguồn nước vào không qua xử lý là điều
kiện thuận lợi đưa mầm bệnh vào ao nuôi, do
WSSV có thể sống ngoài tế bào vật chủ và tồn
tại trong môi trường nước biển ở 30ºC ít nhất
30 ngày và trong nước ao nuôi ít nhất 3-4 ngày
(Momoyama và cs, 1998; Nakano và cs, 1998),
nếu nguồn nước có mang mầm bệnh là virus
gây WSD thì việc truyền lây theo trục ngang
sẽ xảy ra (Chou và cs, 1998; Venegas1 và cs,
1999). Hoạt động cấp dẫn nước vào ao nuôi
chưa xử lý tốt sẽ là con đường cung cấp bổ
sung mầm bệnh vào ao nuôi (Momoyama và
cs, 1998; Nakano và cs, 1998; Kongkeo 1997).
Nước lấy vào ao nuôi không qua lưới lọc
làm tăng khả năng đưa các sinh vật nhiễm
WSSV vào trong ao nuôi (Lo và cs, 1996), có
rất nhiều loài động vật thủy sinh bao gồm giáp
xác, động vật không xương sống, sinh vật phù
du bao gồm cả động vật phù du và thực vật phù
du được xác định là vật mang WSSV gây bệnh
đốm trắng cho tôm nuôi (Jiang, 2012; Liu và cs,
2007). Trong nghiên cứu này đối với mô hình
nuôi thâm canh, việc lấy bổ sung nước vào ao
nuôi trong vụ nuôi là yếu tố nguy cơ gây tôm
nuôi nhiễm bệnh đốm trắng, kết quả này hoàn
toàn trùng hợp với nghiên cứu của Takahashi và
cs, (1995). Tác giả cho rằng khi cấp nước vào ao
nuôi, đặc biệt với khối lượng nước lớn có thể đã
gây sốc cho tôm nuôi và do đó bệnh đốm trắng
dễ bùng phát, tuy nhiên điều này trái ngược với
mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến. Ở mô
hình nuôi quảng canh cải tiến thì việc bổ sung
nước vào ao nuôi lại được xem là yếu tố ngăn
ngừa (protector factor) xuất hiện dịch bệnh đốm
trắng, nghĩa là việc điều tiết, lấy nước hợp lý chủ
yếu là cấp nước vào ao nuôi trong tháng trước
(mùa khô) có tác dụng hạn chế bệnh virus đốm
trắng xảy ra trong tháng sau của ao trong vụ
nuôi (Nguyễn Văn Hảo và cs, 2007).
Bên cạnh đó, kết quả phân tích cũng đã chỉ
ra ở vùng nghiên cứu diện tích ao nuôi và mực
nước trong ao nuôi không có sự khác biệt ý
nghĩa giữa ao tôm không mắc bệnh và ao tôm
mắc bệnh do WSSV lần lượt có giá trị p tương
ứng là 0,5 và 0,4 (Bảng 3).
Bảng 3: Quan hệ giữa diện tích nuôi tôm và mực nước ao nuôi
với bệnh đốm trắng ở tôm xuất hiện trong ao nuôi
Ghi chú: (*) Sự sai khác có ý nghĩa p<0,05; “OR” Odd ratio (tỷ số chênh)
Bảng 4: Quan hệ giữa vùng nuôi xuất hiện bệnh WSSV và
hoạt động kiểm tra môi trường thường xuyên với bệnh đốm trắng ở tôm
2. Yếu tố nguy cơ liên quan đến bệnh đốm
trắng ở tôm thời gian
Trong khu vực ở thời điểm có hộ nuôi báo
xuất hiện tôm nhiễm bệnh đốm trắng thì khả
năng ao nuôi còn lại trong khu vực này bị
WSSV cao hơn gấp 4,6 lần so với những ao
nuôi ở khu vực không bị WSSV (p = 0,002).
Hơn nữa, xác suất xuất hiện WSSV ở những ao
nuôi được thường xuyên kiểm tra môi trường
sẽ thấp hơn 3,7 lần so với ao nuôi không thực
hành kỹ thuật này ( = 7,89; p = 0,005) (Bảng
4). Môi trường kiểm tra thường xuyên được hộ
nuôi đề cập đến bao gồm nhiệt độ, pH, độ mặn
và oxy hòa tan
28 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2018
Yếu tố nguy cơ liên quan đến bệnh đốm trắng
ở tôm nuôi theo thời gian được nêu trong nghiên
cứu này (kiểm tra môi trường thường xuyên và
WSSV xuất hiện ở vùng nuôi) hoàn toàn trùng
hợp với các nghiên cứu đã được chỉ ra trước đây
nhưng ở dạng mô hình nuôi kết hợp và quảng
canh cải tiến tại huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau
(Phạm Quốc Việt và cs, 2011). Qua đây nhận
thấy, rõ ràng dù áp dụng mô hình nuôi tôm thâm
canh với chi phí đầu tư cao cả về cơ sở hạ tầng
và kỹ thuật nhưng không giảm được các yếu
tố nguy cơ gây tôm nhiễm WSD, nguyên nhân
được xác định do các chủ hộ nuôi chưa nghiêm
túc thực hiện đúng các hướng dẫn kỹ thuật liên
quan đến cả chu kỳ nuôi tôm của một vụ tương
ứng với mô hình nuôi tôm thâm canh.
Như vậy, nghiên cứu đã chỉ ra xét về mặt
thời gian có 2 yếu tố bao gồm thời điểm ao
nuôi nằm trong vùng có tôm bệnh đốm trắng
và hoạt động kiểm tra môi trường ao nuôi
không thường xuyên là yếu tố nguy cơ gây tôm
nuôi nhiễm bệnh do WSSV gây ra ở TCT nuôi
thuộc vùng nghiên cứu Nghệ An, Nam Định và
Quảng Ninh.
3. Yếu tố nguy cơ liên quan đến bệnh đốm
trắng ở tôm theo đối tượng
Nghiên cứu tại vùng nuôi ở Nghệ An, Nam
Định và Quảng Ninh cho thấy sử dụng con
giống có cỡ nhỏ hơn post 10 thì nguy cơ tôm
nhiễm bệnh do WSSV cao hơn gấp 7,5 lần
so với giống thả đạt cỡ post ≥ 10 (p = 0,002)
(Bảng 5). Bên cạnh đó, vai trò hoạt động giảm
sốc cho tôm giống khi thả nuôi cũng được chỉ
rõ, ở ao nuôi không áp dụng kỹ thuật giảm sốc
cho tôm giống thì tôm nuôi có nguy cơ nhiễm
bệnh do WSSV gây ra cao hơn gấp 4,8 lần so
với ao có áp dụng kỹ thuật này (p = 0,001)
(Bảng 5). Thực tế ở vùng nuôi kỹ thuật giảm
sốc cho tôm khi thả nuôi chưa được quan tâm,
nhiều hộ nuôi không áp dụng đặc biệt ở Nam
Định, Quảng Ninh và Nghệ An với tỷ lệ lần
lượt tương ứng 75,6; 58,1 và 40% (Bảng 5).
Ngoài ra, sự xuất hiện của sinh vật khác ngoài
tôm nuôi trong ao nuôi tôm là dấu hiệu báo
nguy cơ tôm nuôi nhiễm bệnh do WSSV cao
gấp 3,9 lần so với ao nuôi không xuất hiện sinh
vật khác (p = 0,006).
Bảng 5: Mối quan hệ giữa cỡ tôm giống, hoạt động thả tôm
và xuất hiện sinh vật khác trong ao nuôi tôm với tôm bị bệnh đốm trắng
Ghi chú: (*) Sự sai khác có ý nghĩa p < 0,05, “OR” Odd ratio (tỷ số chênh)
Tỷ số chênh OR ở cỡ giống tôm thả nuôi
đạt giá trị 7,5 đây là yếu tố có nguy cơ cao nhất
so với 07 yếu tố khác đã được phân tích chỉ ra
(Bảng 2; Bảng 4 và Bảng 5) điều đó cho thấy
cỡ tôm giống đưa vào nuôi có vai trò hết sức
quan trọng. Cỡ tôm giống được tính theo ngày
tuổi của chúng sau khi qua giai đoạn biến thái,
khi đạt giống ≥ post 10 được khuyến cáo nên
sử dụng chuyển thả nuôi ở ao. Ở cỡ này có thể
đem lại sức chống chịu tốt bởi hội chứng đốm
trắng hơn đối với cỡ giống nhỏ đồng thời giúp
tăng trọng nhiều hơn vào những ngày đầu tiên
trong ao (BioAqua, 2014). Một kết quả nghiên
cứu theo dõi tỷ lệ sống của cỡ tôm thả đã xác
nhận, tỷ lệ sống đạt cao nhất 79% (thả post
30), tỷ lệ giảm xuống 77% khi thả tôm post
20 và 67% (cỡ post 10), tỷ lệ sống giảm tỷ lệ
thuận với cỡ tôm giống thả nuôi (De Yta và cs,
2004). Bên cạnh đó, những thay đổi đột ngột
các yếu tố môi trường nước sẽ làm rối loạn các
chức năng sinh lý trong cơ thể tôm giống, gây
sốc, yếu, ảnh hưởng tới quá trình sinh trưởng,
giảm sức đề kháng bệnh của tôm (Nguyễn Văn
Thành, 2017). Vì vậy cỡ tôm thả giống và công
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2018
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 29
tác thuần môi trường nhằm giảm sốc cho tôm
giống khi thả đóng vai trò quan trọng, giúp tôm
giống làm quen với môi trường hoàn toàn mới.
Khi tôm giống bắt đầu thả, các chuyên gia kỹ
thuật khuyến cáo hộ nuôi thực hành các giải pháp
giảm sốc cho tôm giống như tạt khoáng, Vitamin
C và cân bằng nhiệt độ môi trường ao nuôi với
nhiệt độ nước trong túi chứa tôm. Vitamin C được
xem như là chất kháng ôxy hóa, kích thích hệ miễn
dịch, hỗ trợ hấp thu sắt, giúp ngăn ngừa hiện tượng
thiếu máu thường gặp và giảm sốc cho tôm nuôi
(Lê Cung, 2015). Lý do cần có hoạt động giảm
sốc cho tôm do cỡ tôm thả đang ở gian đoạn
nhỏ, đặc biệt một số hộ nuôi sử dụng cỡ tôm
nhỏ hơn post 10, giai đoạn này chúng mới hoàn
thiện về quá trình biến thái song chưa hoàn
thành quá trình sinh lý, dễ bị ảnh hưởng từ các
yếu tố môi trường nước nuôi (BioAqua, 2014),
đồng thời ảnh hưởng sốc lên tôm (nhiệt độ, độ
mặn, pH.) tác động mạnh hệ thống bảo vệ
của tôm tăng nguy cơ nhiễm bệnh trong đó có
bệnh virus đốm trắng (Tendencia và cs, 2010).
Xét về yếu tố nguy cơ là sinh vật khác ngoài
tôm chân trắng, kết quả nghiên cứu cho thấy có
11 loài động vật “hoang dã”ghi nhận xuất hiện
trong vùng nuôi tôm (Bảng 6). Trong số 11 loài
được chỉ ra, có đến 10, 11 loài lần lượt có mặt
tại vùng nuôi Nghệ An và Quảng Ninh, trong
khi đó tại Nam Định chỉ với 6 loài được phát
hiện có mặt trong vùng nuôi (Bảng 6).
Cáy đỏ, tôm gai, tôm càng, tôm rảo và ốc
đinh là 5 loài sinh vật bắt gặp ở cả 3 vùng nghiên
cứu, đồng thời chiếm tỷ lệ xuất hiện cao hơn so
với các loài sinh vật khác, đặc biệt ốc đinh xuất
hiện phổ biến và tỷ lệ cao ở Nam Định (86,7%),
Nghệ An (40%) và Quảng Ninh (34,9%) (Bảng
6). Ngoài ra, cá bống xuất hiện khá phổ biến ở
Nghệ An (54%) và Quảng Ninh (18,6%) bên
cạnh 1 số loài vẹm, nghêu và giun nhiều tơ hiện
diện với tỷ lệ thấp lần lượt tương ứng 6,0%,
4,0%, 2,0% và 2,0-2,3% (Bảng 6).
Bảng 6. Thành phần các loài sinh vật xuất hiện trong vùng nuôi tôm.
Ghi chú: (-) không xuất hiện ở vùng nuôi
Trong vụ nuôi thông thường có bổ sung
nước vào ao nuôi, đây là hoạt động tạo điều
kiện các sinh vật xâm nhập vào ao nếu chủ
hộ không nghiêm túc thực hiện kiểm soát tốt
nguồn nước vào ao (sử dụng lưới lọc, khử trùng
nước trong ao lắng). Tuy vậy, một số hộ nuôi
không sử dụng ao lắng, đặc biệt Quảng Ninh
có đến 60,5%, Nghệ An (12%), số hộ nuôi này
áp dụng biện pháp xử lý nước ngay trong ao
nuôi tôm. Bên cạnh đó, tỷ lệ số hộ sử dụng
lưới lọc ở cả 3 tỉnh đều thấp dao động trong
khoảng 16,3-33,3%. Đây có thể là một trong
những yếu tố quan trọng, lý giải tại sao các ao
nuôi áp dụng mô hình nuôi thâm canh với quy
mô đầu tư cao (con giống, thức ăn, ao đầm.)
song tôm nuôi vẫn nhiễm bệnh, đặc biệt bệnh
đốm trắng và hoại tử gan tụy cấp. Thực tế trong
quá trình nuôi, nghiên cứu đã xác nhận có hiện
diện của 11 loài sinh vật (Bảng 6), trong số đó
nhiều loài thuộc phân ngành đã xác định mang
30 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2018
và lan truyền bệnh virus đốm trắng cho tôm
nuôi như giáp xác (The World Bank, 2014),
nhuyễn thể (Vazquez-Boucard và cs, 2010) và
giun nhiều tơ (Haryadi và cs, 2015). Chúng là
mối nguy tiềm ẩn, do đó khi xuất hiện trong
ao nuôi, tôm nuôi có nguy cơ nhiễm bệnh đốm
trắng, đặc biệt giáp xác là loài mẫn cảm cao đối
với virus đốm trắng từ loài có kích thước nhỏ
copepod (Chou Hsin-Yiu và cs, 1995; Yan và
cs, 2007) cho đến các loài cua cỡ lớn (Pradeep
và cs, 2012; Sahul Hameed và cs, 2003). Cá
(cá bống, rô phi và cá đối) xuất hiện ở ao các
hộ nuôi không nhiều ngoại trừ cá bống (ở Nghệ
An và Quảng Ninh với tỷ lệ lần lượt tương ứng
là 50 và 18,6%), các loài cá nói chung chưa
có nghiên cứu chỉ ra là vật mang và lan truyền
virus đốm trắng lên tôm nuôi, song chúng sẽ
ảnh hưởng đến tôm nuôi do cạnh tranh thức ăn
trong ao. Như vậy có thể thấy, tất cả các thao
tác kỹ thuật cả trước và trong quá trình nuôi có
vai trò quan trọng như nhau, một trong số đó
không thực hiện nghiêm ngặt là kết quả xuất
hiện sinh vật mang mầm bệnh, gây sốc tôm
nuôi, tăng nguy cơ tôm nhiễm bệnh.
IV. KẾT LUẬN
Có 8 yếu tố được xác định là mối nguy
liên quan đến dịch bệnh đốm trắng ở tôm tại
các tỉnh Nghệ An, Nam Định và Quảng Ninh.
Trong đó 3 yếu tố thuộc không gian (lấy nước
vào ao không qua hệ thống ao lắng, không sử
dụng lưới lọc khi lấy nước và bổ sung nước
vào ao nuôi trong quá trình nuôi), 2 yếu tố
thuộc thời gian (ao nằm trong vùng nuôi có
ao bệnh, không kiểm tra môi trường nước ao
nuôi thường xuyên) và 3 yếu tố về đối tượng
(thả giống với cỡ nhỏ hơn post 10, không giảm
sốc khi thả tôm nuôi và xuất hiện sinh vật khác
trong ao nuôi).
V. KIẾN NGHỊ
Hộ nuôi thuộc 3 tỉnh Quảnh Ninh, Nghệ
An và Nam Định cần nghiêm túc thưc hiện các
bước kỹ thuật trong quá trình nuôi tôm, đặc
biệt kỹ thuật lấy, cấp nước vào ao nuôi và cỡ
tôm giống thả.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng việt
1.BioAqua, 2014. Chọn tôm giống post / hậu ấu trùng ở kích cỡ nào? BioAqua,
giong-postlarvae-hau-au-trung-o-kich-co-nao/.
2. Cục Thú y., 2016. Công tác Thú Y năm 2016 và Kế hoạch công tác Thú Y năm 2017. Báo cáo chuyên đề.
tr. 1–14
3. Cục Thú y., 2017. Công tác Thú Y năm 2017 và Kế hoạch công tác Thú Y năm 2018. Báo cáo chuyên đề.
tr. 1–18
4. Lê Cung., 2015. Sử dụng Vitamin C trong nuôi trồng thủy sản. Tạp chí Thủy sản Việt Nam http//thuysanviet-
nam.com.vn/su-dung-vitamin-c-trong-nuoi-trong-thuy-san-article-13284.tsvn 24.9.
5. Nguyễn Văn Hảo., Tuyến, N.X., Hoàng, Đ.V., Dũng, N.C., 2007. Dịch tễ học bệnh đốm trắng trên tôm sú
(Penaeus monodon) ở mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến tại đồng bằng sông Cửu Long. Hội nghị khoa học
Quốc gia “Biển Đông -2007”. Nha Trang, p 59.
6. Thảo Linh., 2014. Năm tỉnh nuôi tôm lớn nhất miền Bắc. Tạp chí Thủy sản, http//thuysanvietnam.com.vn/5-
dia-phuong-nuoi-tom-lon-nhat-mien-bac-article-8206.tsvn.
7. Nguyễn Văn Thành., 2017. Hướng dẫn thả tôm an toàn và đạt tỷ lệ sống cao.
vi/tin-tuc/huong-dan-cach-tha-tom-giong-an-toan-dat-ty-le-song-cao-517.html 24.9.
8. Phạm Quốc Việt., Hảo, N.V., Đức, N.M., 2011. Đánh giá một số yếu tố nguy cơ liên quan bệnh đốm trắng
trên tôm sú (Penaeus monodon) Cà Mau. Hội nghị khoa học Thủy sản Toàn Quốc 188–197.
9. VASEP, 2016. Tổng quan ngành Thủy sản Việt Nam. Báo cáo năm 1–14.
Tài liệu tiếng anh
10. Chou, H.Y., Huang, C.Y., Lo, C.F., Kou, G.H., 1998. Studies on transmission of white spot syndrome as-
sociated baculovirus (WSBV) in Penaeus monodon and P. japonicus via waterborne contact and oral ingestion,
in: Aquaculture. pp. 263–276.
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2018
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 31
11. Chou Hsin-Yiu, Huang Chang-Yi, Wang Chung-Hsiung, Chiang Hsien-Choung, Lo Chu-Fang, 1995.
Pathogenicity of a baculovirus infection causing white spot syndrome in cultured penaeid shrimp in Taiwan.
Dis. Aquat. Organ. 23, 165–173.
12. De Yta, A.G., Rouse, D.B., Davis, Da., 2004. Infl uence of Nursery Period on the Growth and Survival of
Litopenaeus vannamei Under Pond Production Conditions. J. World Aquac. Soc. 35, 357–365.
13. Haryadi, D., Verreth, J.A.J., Verdegem, M.C.J., Vlak, J.M., 2015. Transmission of white spot syndrome
virus (WSSV) from Dendronereis spp. (Peters) (Nereididae) to penaeid shrimp. J. Fish Dis. 38, 419–428.
14. Hossain, M.S., Otta, S.K., Karunasagar, I., Karunasagar, I., 2001. Detection of white spot syndrome virus
(WSSV) in wild captured shrimp and in non-cultured crustaceans from shrimp ponds in Bangladesh by poly-
merase chain reaction. Fish Pathol. 36.
15. Jiang, G., 2012. Can white spot syndrome virus be transmitted through the phytoplankton→rotifer
→artemia→shrimp pathway? African J. Biotechnol. 11, 1277–1282.
16. Kongkeo, H., 1997. Comparison of intensive shrimp farming systems in Indonesia, Philippines, Taiwan and
Thailand. Aquac. Res. 28, 789–796.
17. Liu, B., Yu, Z., Song, X., Guan, Y., 2007. Studies on the transmission of WSSV (white spot syndrome virus)
in juvenile Marsupenaeus japonicus via marine microalgae. J. Invertebr. Pathol. 95, 87–92.
18. Lo, C.F., Ho, C.H., Peng, S.E., Chen, C.H., Hsu, H.C., Chiu, Y.L., Chang, C.F., Liu, K.F., Su, M. Sen,
Wang, C.H., Kou, G.H., 1996. White spot syndrome baculovirus (WSBV) detected in cultured and captured
shrimp, crabs and other arthropods. Dis. Aquat. Org. 27, 215–225.
19. Momoyama, K., Hiraoka, M., Nakano, H., Sameshima, M., 1998. Cryopreservation of penaeid rod-shaped
DNA virus (PRDV) and its survival in sea water at different temperatures. Fish Pathol. 33, 95–96.
20. Nakano, H., Hiraoka, M., Sameshima, M., Kimura, T., Momoyama, K., 1998. Inactivation of penaeid rod-
shaped DNA virus (PRDV), the causative agent of penaeid acute viremia (PAV), by some chemical and physi-
cal treatments. Fish Pathol. 33, 65–71.
21. Pradeep, B., Rai, P., Mohan, S.A., Shekhar, M.S., Karunasagar, I., 2012. Biology, Host Range, Pathogenesis
and Diagnosis of White spot syndrome virus. Indian J. Virol. 23, 161–74.
22. Ramirez-Douriet, C., Silva-Davila, R. De, Mendez-Lozana, J., Escobedo-Urias, D., Arana, I.L.-, Lopez-
Meyer, M., 2005. White spot syndrome virus detection in zooplankton of coastal lagoons and shrimp com-
mercial ponds in Sinaloa, Mexico 135th Annual Meeting of the merican Fisheries Society, Anchorage, Alaska.
23. Sahul Hameed, A.S., Balasubramanian, G., Syed Musthaq, S., Yoganandhan, K., 2003. Experimental infection
of twenty species of Indian marine crabs with white spot syndrome virus (WSSV). Dis. Aquat. Organ. 57, 157–161.
24. Siti Khadijah, Soek Ying Neo, M. S. Hossain, Lance D. Miller, S. Mathavan, Kwang, and J., 2003. Identi-
fi cation of White Spot Syndrome Virus Latency-Related Genes in Specifi c-Pathogen-Free Shrimps by Use of a
Microarray. J. Virol. 77, 10162–10167.
25. Takahashi, Y., Itami, M., Kondo, T., 1995. Immunodefense system of crustacea. Fish Pathol. 30, 141–150.
26. Tendencia, E.A., Bosma, R.H., Verreth, J.A.J., 2010. WSSV risk factors related to water physico-chemical
properties and microfl ora in semi-intensive Penaeus monodon culture ponds in the Philippines. Aquaculture
302, 164–168.
27. The World Bank, 2014. Reducing Disease Risk In Aquaculture. World Bank. Agric. Environ. Serv. 119.
28. Umesh, N.R., Mohan, C. V, Phillips, M.J., Bhat, B. V, Ravi Babu, G., Chandra Mohan, A.B., Padiyar, P.A.,
2008. Risk analysis in aquaculture - experiences from small-scale shrimp farmers of India., Understanding and
applying risk analysis in aquaculture.
29. Vazquez-Boucard, C., Alvarez-Ruiz, P., Escobedo-Fregoso, C., Anguiano-Vega, G., Duran-Avelar, M. de
J., Pinto, V.S., Escobedo-Bonilla, C.M., 2010. Detection of white spot syndrome virus (WSSV) in the Pacifi c
oyster Crassostrea gigas. J. Invertebr. Pathol. 104, 245–247. doi:10.1016/j.jip.2010.04.004
30. Venegas1, C.A., Nonaka1, L., Mushiake2, K., Shimizu2, K., Nishizawa1, T., Muroga1, K., 1999. Pathoge-
nicity of Penaeid Rod-shaped DNA Virus (PRDV) to Kuruma Prawn in Different Developmental Stages. Fish
Pathol. 34, 19–23.
31. Yan, D.-C., Feng, S.-Y., Huang, J., Dong, S.-L., 2007. Rotifer cellular membranes bind to white spot syn-
drome virus (WSSV). Aquaculture 273, 423–426.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nghien_cuu_xac_dinh_mot_so_yeu_to_nguy_co_lien_quan_nuoi_tha.pdf