Nghiên cứu xây dựng chương trình môn học Địa lý du lịch (tourism geography) phục vụ dạy học tăng cường tiếng Anh tại Đại học Đà Nẵng

Kết luận Với việc triển khai giảng dạy môn học Cơ sở Địa lý du lịch tại Trường Đại học Sư phạm – ĐHĐN từ năm 2005, cũng như giảng dạy cho các khoa có đào tạo chuyên ngành Du lịch của các cơ sở giáo dục đại học thành viên Đại học Đà Nẵng và tham gia giảng dạy để cấp chứng chỉ Nghiệp vụ Hướng dẫn viên du lịch trên địa bàn thành phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam, chúng tôi nhận thấy rằng môn học đã đáp ứng yêu cầu người học, trang bị và cung cấp đủ nội dung kiến thức để người học tiếp cận được với nhu cầu việc làm của xã hội. Để tương thích tên gọi với khu vực và thế giới, chúng tôi xây dựng môn học này với tên gọi là Địa lý Du lịch và mong rằng trong thời gian sắp đến, nội dung môn học sẽ được giảng dạy bằng tiếng Anh để tạo nên một bước chuyển biến về chất lượng môn học, đáp ứng đầy đủ kiến thức du lịch cũng như khả năng hội nhập khu vực lao động ASEAN sau năm 2015 của người học. Cũng trong thời gian đến, khi triển khai dạy học môn học này chúng tôi sẽ tiếp tục tiếp thu ý kiến người học cũng như các chuyên gia để chỉnh sửa, hoàn thiện nội dung môn học theo hướng tốt nhất.

pdf7 trang | Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 491 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu xây dựng chương trình môn học Địa lý du lịch (tourism geography) phục vụ dạy học tăng cường tiếng Anh tại Đại học Đà Nẵng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UED JOURNAL OF SOCIAL SCIENCES, HUMANITIES AND EDUCATION VOL.4, NO.4 (2014) 102 NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC ĐỊA LÝ DU LỊCH (TOURISM GEOGRAPHY) PHỤC VỤ DẠY HỌC TĂNG CƯỜNG TIẾNG ANH TẠI ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG RESEARCHING AND COMPILING THE TOURISM GEOGRAPHY SYLLABUS FOR TEACHING INTENSIVE ENGLISH AT THE UNIVERSITY OF DANANG Trương Phước Minh Trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng Email: truongphuocminh@gmail.com TÓM TẮT Từ năm 2005, Khoa Địa lý Trường Đại học Sư phạm – ĐHĐN đã có chương trình đào tạo Cử nhân Địa lý với môn học Cơ sở Địa lý Du lịch. Để đáp ứng nhu cầu người học đang ngày càng gia tăng, môn học Địa lý du lịch đã được sử dụng để giảng dạy tại trường Đại học Sư phạm và các trường thành viên khác như Trường Đại học Ngoại ngữ, Trường Đại học Kinh tế cũng như đã được sử dụng để bồi dưỡng cho người học muốn nhận được chứng chỉ Hướng dẫn viên du lịch,... Để giúp sinh viên có thể tìm kiếm cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp và nâng cao khả năng vận dụng kiến thức chuyên ngành Địa lý du lịch bằng tiếng Anh, tăng cường khả năng hội nhập khu vực lao động ASEAN sau năm 2015, chúng tôi xây dựng chương trình môn học Địa lý du lịch theo hướng phục vụ dạy học tăng cường tiếng Anh và mong muốn chương trình giảng dạy này sẽ đáp ứng được yêu cầu đổi mới phương pháp và nội dụng dạy học đại học. Từ khóa: Địa lý du lịch; tiếng Anh tăng cường, giảng dạy; trường Đại học Sư phạm ABSTRACT Since 2005, the Faculty of Geography has carried out a training program in Bachelor of Geography with a course of Tourism Geography. To meet the dramatically increasing needs of learners, Tourism Geography has been taught successfully in The University of Danang, inclucing University of Education, University of Foreign Languages, University of Economics, and also for people who want to get a Tour Guide Certificate For the purpose of helping students seek employment opportunities after graduation and improve the capability of applying knowledge of Tourism Geography in English to the real situations, which enhances the integration into ASEAN labor market after 2015, the Tourism Geography program has been conducted in the orientation of serving the teaching of intensive English. It is expected that this program meets the requirements of innovation in the teaching method and content at higher education level. Key words: Tourism Geography; intensive English; teaching; University of Education. 1. Đặt vấn đề Hoạt động du lịch thế giới dự báo trong mười năm tiếp theo cho thấy triển vọng thuận lợi với mức tăng trưởng dự đoán 4% mỗi năm. Tỷ lệ này cao hơn tốc độ tăng trưởng trong các ngành kinh tế khác như nông lâm ngư nghiệp, các dịch vụ tài chính hay sản xuất. Ở nước ta, đào tạo nguồn nhân lực cho du lịch là một trong các vấn đề được quan tâm hàng đầu. Từ những năm 1990 đến nay, đã có nhiều cơ sở giáo dục đại học ra đời với mục đích đào tạo nguồn nhân lực du lịch có chất lượng ở bậc cao đẳng, đại học và sau đại học. Nhiều hoạt động sự kiện, hội thi nghiệp vụ đòi hỏi kiến thức về tài nguyên du lịch và đặc điểm tổ chức lãnh thổ du lịch rất cần kiến thức về địa lý. Do vậy Địa lý du lịch đã trở thành một trong những môn học cơ sở thường được các trường trung cấp, cao đẳng, đại học đưa vào chương trình giảng dạy cho sinh viên. Căn cứ vào yêu cầu thực tiển đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục đại học, đổi mới chương trình và sách giáo khoa, cũng như góp phần xây dựng môn học Địa lý du lịch có tính thống nhất, chuẩn mực và cập nhật đáp ứng yêu cầu đào tạo ở TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI, NHÂN VĂN VÀ GIÁO DỤC TẬP 4, SỐ 4 (2014) 103 rường Đại học Sư phạm cũng như các cơ sở giáo dục đại học thành viên của Đại học Đà Nẵng như Trường Đại học Kinh tế, Trường Đại học Ngoại ngữ và mong muốn công trình này được xem như là tài liệu tham khảo cho các cơ sở quản lý và hoạt động du lịch, chúng tôi đã tiến hành thực hiện đề tài “Nghiên cứu xây dựng chương trình môn học Địa lý du lịch (Tourism Geography) phục vụ dạy học tăng cường tiếng Anh tại Đại học Đà Nẵng”. 2. Giới thiệu chương trình đào tạo môn học Địa lý du lịch trên thế giới và ở Việt Nam Hiện nay ở các Khoa Địa lý của các trường đại học trên thế giới đã và đang thực hiện việc cung cấp các chương trình đào tạo địa lý du lịch bậc đại học. Nội dung những chương trình đào tạo này đã góp phần giải quyết những thay đổi về xu hướng việc làm trong ngành công nghiệp du lịch. Sự đa dạng của các chương trình du lịch và các ngành học trong các trường đại học ngày nay cũng làm tăng tính cạnh tranh cho các nhà khoa học nghiên cứu về địa lý du lịch. Chúng tôi xin giới thiệu một số trường Đại học quốc tế và trong nước có Khoa Địa lý đang giảng dạy môn Địa lý du lịch tiêu biểu như sau: 2.1. Quốc tế - The Department of Geography at Western Michigan University, Hoa Kỳ (1903) với tên môn học là Địa lý du lịch và du hành (2 tín chỉ). - The Department of Geography at Ball State University, Hoa Kỳ (1960) với môn học là Địa lý du lịch vùng (3 tín chỉ). - The Department of Geography (1955) at Brigham Young University xây dựng tên chuyên đề môn học là Khung khái niệm về du lịch (3 tín chỉ) và Quy hoạch du lịch (3 tín chỉ). - The Department of Geography at Simon Fraser University (Bang British Columbia, Canada) với môn học về Địa lý du lịch và quy hoạch (3 tín chỉ). - The Geography and Environmental Science Department at Liverpool Hope University (Liverpool, Anh ) với môn học về Địa lý du lịch và thắng cảnh (3 tín chỉ). - The Department of Geography at National University of Singapore (năm 1960) với môn học về Địa lý du lịch giới thiệu các vấn đề về địa điểm, môi trường và xã hội (3 tín chỉ). - Osaka University of Tourism, Japan có các môn học chia nhỏ của Địa lý du lịch bao gồm Quản lý du lịch (Tourism Management Course), Du lịch quốc tế (International Tourism Course) và Văn hóa du lịch (Tourism Culture Course). Mỗi môn học gồm 2 tín chỉ. - The Faculty of Tourism and Hotel Management at Mahasarakham University, Thailand thì môn học Địa lý du lịch được giảng dạy trong hai học phần là Quản lý tài nguyên du lịch và Quy hoạch và phát triển du lịch bền vững. - College of Hospitality and Tourism Management, Sejong University, Korea thì môn học Địa lý du lịch được chia thành Tài nguyên du lịch và Phương pháp luận du lịch và dự báo. 2.2. Việt Nam - Khoa Du lịch thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội (1995) đào tạo cử nhân trong ngành du lịch, trang bị cả kiến thức cơ bản và kiến thức chuyên sâu về du lịch văn hóa, địa lý du lịch, kinh tế du lịch và kỹ năng nghề nghiệp du lịch. - Khoa Khoa học Xã hội thuộc Trường Đại học Quảng Bình đào tạo Cử nhân Du lịch xây dựng học phần Địa lý du lịch mở rộng bao gồm các môn học Địa lý du lịch, Địa lý du lịch thế giới, Địa lý du lịch Việt Nam, Bản đồ chuyên đề du lịch với thời lượng mỗi học phần là 2 tín chỉ. - Khoa Địa lý thuộc Trường Đại học Khoa học và Xã hội Nhân văn TP. Hồ Chí Minh đào tạo Cử nhân Địa lý ngành Dân số và Xã hội xây dựng các môn học có liên quan đến nội dung Địa lý du lịch bao gồm Quy hoạch du lịch và Tuyến điểm du lịch (2 tín chỉ/học phần). Môn Địa lý du lịch được đưa vào chương trình đào tạo Sau đại học (2 tín chỉ) cho ngành Địa lý học. - Khoa Địa lý thuộc Trường Đại học Khoa UED JOURNAL OF SOCIAL SCIENCES, HUMANITIES AND EDUCATION VOL.4, NO.4 (2014) 104 học và Xã hội Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội đào tạo Cử nhân ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành xây dựng môn học Địa lý du lịch (3 tín chỉ/học phần). Đào tạo Cử nhân ngành Việt Nam học đã xây dựng môn học Du lịch Việt Nam (3 tín chỉ). - Khoa Địa lý thuộc Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG Hà Nội xây dựng môn học Địa lý du lịch (2 tín chỉ) cho chuyên ngành đào tạo Cử nhân Địa lý du lịch và Du lịch sinh thái. - Khoa Du lịch thuộc Trường Đại học Duy Tân, Đà Nẵng đào tạo Cử nhân Quản trị du lịch lữ hành có môn học Tài nguyên du lịch (3 tín chỉ) và Tuyến điểm du lịch Việt Nam (2 tín chỉ). - Khoa Địa lý thuộc Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng có môn Cơ sở Địa lý Du lịch (2 tín chỉ). 3. Phân tích thực tiễn và nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực du lịch Việt nam Năm 2013 ngành du lịch Việt Nam đón gần 7,5 triệu lượt du khách quốc tế, tăng hơn 10% so với cùng kỳ năm trước. Lượng khách du lịch trong nước đạt 35 triệu lượt khách, tổng thu nhập từ du lịch khoảng 200 nghìn tỷ đồng. Bảng 1.Khách du lịch nội địa và quốc tế (2007-2013) Năm Khách trong nước (triệu người) Khách quốc tế (triệu người) 2007 18,0 4,22 2008 20,8 4,23 2009 25,0 3,74 2010 28,0 5,05 2011 30,0 6,01 2012 32,5 6,84 2013 35,0 7,57 Bảng 2.Hoạt động du lịch của TP. Đà Nẵng giai đoạn 2009-2013 tt Chỉ tiêu ĐVT 2009 2010 2011 2012 2013 So sánh 2013/2012 Kế hoạch 2014 I Tổng lượt khách Lượt khách 1.328.863 1.770.000 2.375.023 2.659.553 3.117.558 +17,2% 3,600,000 1 Khách quốc tế Lượt khách 314.169 367.000 534.134 630.908 743.183 +17,8% 880,000 2 Khách nội địa Lượt khách 1.014.694 1.400.000 1.840.889 2.028.645 2.374.375 +17% 2,720,000 II Ngày lưu trú b.quân Ngày 1,75 2 2 1,8 1,9 III Tổng thu du lịch Tỷ đồng 2.406 3.100 4.600 6.000 7.784 +29,7% 8,820,000 Riêng với Thành phố Đà Nẵng hiện nay đội ngũ Hướng dẫn viên của Đà Nẵng có trên 1.600 người (2014), trong đó gần 800 hướng dẫn viên du lịch quốc tế (389 HDV tiếng Anh). Mỗi năm, Đà Nẵng đào tạo hàng ngàn hướng dẫn viên du lịch nhưng chỉ 5% trong số đó đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng. Ở nước ta, nội dung đào tạo nguồn nhân lực du lịch được thể hiện trong các chuyên ngành sau đây: Địa lý du lịch; Du lịch học; Văn hóa du lịch; Quản trị du lịch và khách sạn - nhà hàng; Hướng dẫn du lịch; Kinh doanh du lịch; Du lịch lữ hành; Quản lý môi trường và du lịch sinh thái; Quy hoạch du lịch... Các chuyên ngành Du lịch này được trên 30 trường Đại học đào tạo, tuyển sinh theo khối A, C và D1. Hiện nay, cả nước có 88 trường ĐH, CĐ, TCCN đào tạo ngành du lịch, nhưng chỉ đáp ứng 50% nhu cầu. 4. Nội dung môn học Địa lý du lịch 4.1. Cách tiếp cận phát triển chương trình đào tạo môn học Địa lý du lịch Cách tiếp cận được sử dụng trong xây dựng chương trình môn học Địa lý du lịch là cách tiếp TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI, NHÂN VĂN VÀ GIÁO DỤC TẬP 4, SỐ 4 (2014) 105 cận theo hệ thống (System approach). Theo cách tiếp cận này thì du lịch được xem như là một hệ thống có sự đóng góp từ các phân hệ có mối quan hệ mật thiết với nhau bao gồm tài nguyên du lịch, các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch, vấn đề cơ sở hạ tầng và vật chất kỹ thuật du lịch, khách du lịch và tổ chức lãnh thổ du lịch (quy hoạch du lịch). Theo tiến trình phát triển thì nội dung chương trình đào tạo môn học Địa lý du lịch mở rộng dần từ việc nghiên cứu địa lý các luồng khách du lịch tiến tới việc nghiên cứu đánh giá tài nguyên du lịch, nhu cầu du lịch và quy hoạch phân vùng du lịch. Cốt lõi của hệ thống này phải được dựa trên kiến thức của Địa lý học và mối quan hệ của nó với các ngành khoa học khác, qua đó sẽ cung cấp một khối lượng kiến thức to lớn cho các đối tượng hoạt động du lịch. Cung cấp thông tin và đánh giá các điều kiện, các nguồn tài nguyên phục vụ mục đích phát triển du lịch, phân tích quan hệ về mặt không gian của hệ thống cầu - cung du lịch, xây dựng chiến lược khai thác hợp lý và tối ưu nguồn tài nguyên là những lĩnh vực được các nhà địa lý quan tâm nghiên cứu. Địa lý du lịch với tư cách là một chuyên ngành của khoa học địa lý đã cũng đang trở thành một bộ phận quan trọng của khoa học du lịch. Một mặt nó góp phần trang bị kiến thức về tài nguyên du lịch, mặt khác, với tư cách là một chuyên ngành của du lịch học, địa lý du lịch sẽ phải nhìn nhận lãnh thổ du lịch trong việc đáp ứng quan hệ cung cầu du lịch, từ đó giúp định hướng nội dung chương trình đào tạo du lịch. Tiếp cận theo hệ thống trong xây dựng nội dung chương trình đào tạo, Địa lý du lịch được xem xét theo không gian, thời gian và đặc tính lãnh thổ, đó là sự phân hóa các giá trị tài nguyên du lịch ở mỗi vùng miền và quốc gia, tạo điều kiện cho sự phát triển du lịch theo hướng chuyên môn hóa. Tiếp cận hệ thống cũng xem xét sự phát triển đồng thời cả du lịch nội địa và du lịch quốc tế; chú trọng khách du lịch quốc tế đến; tăng cường quản lý du lịch ra nước ngoài. Tính toán cán cân thu chi để có những chiến lược phát triển hợp lý. 4.2. Các nội dung của môn học Địa lý du lịch Địa lý là môn học nền tảng cho các nghiên cứu về du lịch, vì du lịch gắn bó chặt chẽ với các yếu tố địa lý trong tự nhiên. Người ta thường nói rằng những người đi du lịch thường cũng chính là những nhà địa lý nghiệp dư. Do vậy, môn học Địa lý du lịch có thể nhìn nhận theo hai phương diện như sau: +Về phương diện địa lý: Địa lý có thể được xem như là môn học có cấu trúc và tương tác giữa 2 hệ thống: hệ thống sinh thái - xã hội và hệ thống không gian. +Về phương diện du lịch: Đây là những hoạt động liên quan với chuyến đi của con người khỏi nơi thường trú trong một khoảng thời gian nhất định (ít hơn một năm) để thỏa mãn các mục đích chính thường là những trải nghiệm thú vị ở những nơi họ đến thăm. Mối liên kết giữa du lịch và địa lý có liên quan đến các đặc điểm cụ thể như địa điểm, vị trí, không gian, khả năng tiếp cận và quy mô. Khoa học này cũng có đặc trưng tích hợp, chứa đựng các yếu tố quan trọng của tất cả các lĩnh vực địa lý, tự nhiên, con người và kinh tế. Bên cạnh đó, địa lý du lịch cũng có nhiều điểm chung với ngành khoa học khác, bao gồm cả lịch sử, địa chất, sinh học, nghệ thuật, kinh tế Trong giai đoạn hiện đại, địa lý du lịch đã đạt đến một định nghĩa rộng lớn hơn, thông qua việc nghiên cứu về không gian và thời gian, phân vùng địa lý và các hiện tượng du lịch, được xem như là một sự tương tác phức tạp và đặc biệt ở cấp độ của môi trường địa lý. Như vậy, địa lý du lịch nghiên cứu những vấn đề về tài nguyên du lịch, cơ sở hạ tầng du lịch, các loại hình du lịch, thị trường du lịch, cũng như các lĩnh vực quan trọng khác. Các lĩnh vực của địa lý du lịch được phát triển bởi S. Williams (1998), bao gồm cả ảnh hưởng về mặt quy mô, sự phân bố không gian của hiện tượng du lịch, tác động du lịch, quy hoạch du lịch và xây dựng mô hình không gian của sự phát triển du lịch. 5. Xác định mục tiêu đào tạo môn học Địa lý du lịch 5.1. Mục tiêu đào tạo và cơ hội nghề nghiệp Chương trình đào tạo trang bị cho người học UED JOURNAL OF SOCIAL SCIENCES, HUMANITIES AND EDUCATION VOL.4, NO.4 (2014) 106 kiến thức cơ bản nhằm phát triển toàn diện về phẩm chất, kiến thức của một cử nhân Địa lý chuyên ngành Địa lý du lịch; có kỹ năng thích hợp để làm việc trong các lĩnh vực có liên quan đến Địa lý hoặc hoạt động du lịch, đáp ứng được các yêu cầu phát triển nguồn nhân lực của ngành và của xã hội. Việt Nam là một trong những quốc gia có tiềm năng du lịch lớn. Với lợi thế về điều kiện địa lý, tiềm năng về tài nguyên du lịch nên trong thời gian qua chính phủ và các địa phương đã quyết tâm nâng cấp, xây dựng mới cơ sở hạ tầng, quy hoạch nhiều tuyến điểm du lịch, tạo tiền đề thu hút nhiều nhà đầu tư du lịch trong và ngoài nước. Trong đó, không thể không khẳng định vai trò, vị trí của những người làm du lịch chuyên nghiệp. Do đó, phát triển hệ thống đào tạo nghề du lịch có trình độ cao, chuyên nghiệp, có khả năng thích ứng nhanh với quá trình toàn cầu hóa là một trong hướng đi đúng của quá trình xã hội hóa du lịch. Những cơ hội nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp đại học chuyên ngành Địa lý du lịch như sau: Hướng dẫn viên du lịch, cán bộ quản lý Nhà nước về Văn hóa – Thể thao – Du lịch từ trung ương đến địa phương, các đơn vị doanh nghiệp du lịch, lữ hành thuộc các thành phần kinh tế, giáo viên nghiên cứu và giảng dạy tại các cơ quan nghiên cứu, các trường trung học, trung cấp, cao đẳng, là chuyên viên của các dự án phát triển, dự án liên ngành của các cơ quan nhà nước, các tổ chức quốc tế hoặc phi chính phủ. 5.2. Tình hình triển khai giảng dạy môn học Cơ sở Địa lý du lịch 5.2.1. Giảng dạy môn học Cơ sở Địa lý du lịch tại Trường Đại học Sư phạm - ĐHĐN Việc triển khai giảng dạy môn học Cơ sở Địa lý du lịch với thời lượng 03 tín chỉ được tiến hành từ năm 2005 và áp dụng cho sinh viên học năm thứ 3 (Học kỳ 6) ngành đào tạo Địa lý học tại Khoa Địa lý, Trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng. Cho đến nay đã có 06 khóa tuyển sinh (2005 – 2011) với tổng số 363 sinh viên. Năm 2012 Khoa Địa lý đã triển khai xây dựng lại chương trình theo hướng tích hợp và chuẩn kiến thức. Môn học Cơ sở Địa lý du lịch được giảng dạy cho ngành đào tạo Địa lý học, chuyên ngành Địa lý du lịch bắt đầu từ khóa tuyển sinh 2012 và đến nay đã có 03 khóa tuyển sinh với số lượng sinh viên là 93. Ngoài ra môn học Cơ sở Địa lý du lịch cũng còn được giảng dạy cho sinh viên ngành Việt Nam học, Khoa Lịch sử. Trải qua 9 khóa tuyển sinh ngành Địa lý học và Địa lý du lịch, chúng tôi nhận thấy việc giảng dạy môn học Cơ sở Địa lý du lịch đã mang lại các kết quả sau đây: - Đã biên soạn giáo trình sử dụng cho ngành học trong nhà trường và từng bước cập nhật nội dung để đáp ứng kiến thức người học trong bối cảnh có những thay đổi hết sức lớn lao về lĩnh vực hoạt động du lịch đang diễn ra trên phạm vị toàn thế giới mà các cơ sở đào tạo cũng nằm trong sự thay đổi đó cho phù hợp. - Ngày càng có nhiều sinh viên lựa chọn đề tài du lịch để nghiên cứu khoa học và qua các công trình khoa học của giáo viên này phần nào đều có giá trị đóng góp đối với hoạt động du lịch diễn ra ở các địa phương. Có sinh viên đạt giải cao trong các hội thi Nghiệp vụ Hướng dẫn viên du lịch, trong các cuộc thi ý tưởng sáng tạo trong du lịch cấp thành phố Đà Nẵng. - Sinh viên đã tiếp thu và ứng dụng tốt các kiến thức vào trong cuộc sống thực tiễn, đặc biệt là trong các cơ hội tìm kiếm việc làm. - Các khóa sinh viên ra trường đã đáp ứng được yêu cầu công việc và đã tìm được việc làm trong các cơ quan, đơn vị, trường học có liên quan với ngành du lịch ở địa bàn miền Trung, Tây nguyên và cả nước. Có người đang làm công tác quản lý ở các Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Câu lạc bộ Hướng dẫn viên du lịch, các trường Trung cấp và Cao đẳng nghề du lịch, các công ty du lịch và các đơn vị du lịch trong và ngoài nước. 5.2.2. Giảng dạy môn Địa lý du lịch tại các cơ sở giáo dục khác Đối với Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Đà Nẵng thì nội dung môn học được xây dựng trong TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI, NHÂN VĂN VÀ GIÁO DỤC TẬP 4, SỐ 4 (2014) 107 02 học phần đang giảng dạy cho ngành tuyển sinh tiếng Anh du lịch (bắt đầu tuyển sinh từ năm 2013) với tổng số sinh viên hiện nay là 180. Các học phần thiết kế cho đối tượng này với nội dung lấy từ môn học Địa lý du lịch gồm có Tổng quan du lịch và Tổ chức lãnh thổ du lịch (Quy hoạch du lịch). - Môn học này đã được lồng ghép giảng dạy theo dạng chuyên đề cấp chứng chỉ ở Trường Cao đẳng nghề du lịch TP. Đà Nẵng. - Trong việc đào tạo cấp Chứng chỉ nghiệp vụ Hướng dẫn viên du lịch cho Thành phố Đà Nẵng và miền Trung, Tây nguyên thì môn Địa lý du lịch được thiết kế giảng dạy theo dạng chuyên đề cho các học viên theo học để dự thi cấp chứng chỉ. Nội dung môn học đã được sự thống nhất của Viện Đại học Mở Hà Nội, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch TP. Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam. Đến nay, đã giảng dạy cho 10 khóa học (bắt đầu từ năm 2010) với tổng số học viên được đào tạo là 500. 5.3. Xây dựng chương trình môn học Cơ sở Địa lý du lịch (tiếng Việt) - Tên học phần: Cơ sở Địa lý du lịch - Số tín chỉ: 2 - Trình độ: Sinh viên năm thứ hai - Phân bố thời gian: Học kỳ 4 - Điều kiện tiên quyết: Không có Phần mở đầu Chương 1: Khái niệm, đối tượng, chức năng và các phương pháp nghiên cứu Địa lý du lịch (2 tiết) 1.1. Đối tượng, nhiệm vụ, chức năng của du lịch 1.2. Các phương pháp nghiên cứu Địa lý du lịch Chương 2: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển du lịch (10 tiết) 2.1. Tài nguyên du lịch 2.2. Các nhân tố kinh tế, chính trị, xã hội 2.3. Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật Chương 3: Thị trường và hoạt động kinh tế của du lịch (4 tiết) 3.1. Thị trường du lịch 3.2. Hoạt động kinh tế của du lịch 3.2.1. Yêu cầu trong du lịch 3.2.2. Cung ứng trong du lịch Chương 4: Du lịch bền vững (3 tiết) 4.1. Khái niệm, nguyên tắc, chính sách du lịch bền vững 4.2. Mô hình du lịch bền vững 4.3. Đánh giá tính bền vững của du lịch Chương 5: Quy hoạch du lịch (6 tiết) 5.1. Khái niệm và đặc điểm quy hoạch du lịch 5.2 Hệ thống phân vị trong phân vùng du lịch 5.3 Hệ thống chỉ tiêu trong phân vùng du lịch 5.4 Quy hoạch du lịch và đánh giá 5.4. Xây dựng chương trình môn học Địa lý du lịch (tiếng Anh) Course Syllabus - Program of Study: Bachelor of Tourism Geogrphy Program Faculty:Faculty of Geography, University of Education, The University of Danang - Course Code:319009 2Course Title Tourism Geography - Number of Credits: 2 (Lecture/Self study) - Prerequisite (s): none - Type of Course: General Science - Session 4th Semester/ Academic year - Course Description: Introduction to tourism history and its development; The main objectives of geographical study on tourism;The factors influencing the formation and development of Tourism and the importance of place; Tourism resources inlude natural, economic and cultural sectors; the development of tourism marketing; Sustainable Tourism and Tourrism Planning. Content Chapter 1: General introduction about Tourism and Tourism Geography Chapter 2: The factors influencing to the formation and development of Tourism UED JOURNAL OF SOCIAL SCIENCES, HUMANITIES AND EDUCATION VOL.4, NO.4 (2014) 108 2.1 Understanding Tourism: Basic Glossary 2.2 The factors influencing Tourism 2.3 Natural, Historical and cultural factors 2.4 Infrastructure and Technical Facilities in tourism 2.5 The Socio-economic factors 2.6 Technological and Scientific revolutions 2.7 Leisure time 2.8 Tourism development and urbanization processes 2.9 Tourism and Peace Chapter 3: Marketing and Tourism economic activities 3.1 Marketing and Tourism marketing 3.2 Tourism Demand and Tourism Supply 3.3 Tourism Product Chapter 4: Sustainable Tourism 4.1 The concept of Sustainable Tourism 4.2 Problems with sustainable tourism in the developing countries 4.3 Improvements to Sustainable Tourism in the developing countries 4.4 The Global Sustainable Tourism Criteria Chapter 5: Tourism Planning 5.1 Introduction 5.2 Importance of Tourism Planning 5.3 Approaches 5.4 Levels of Tourism Planning 5.5 Types of Tourism Planning 5.6 Planning Process 5.7 Project Evaluation 6. Kết luận Với việc triển khai giảng dạy môn học Cơ sở Địa lý du lịch tại Trường Đại học Sư phạm – ĐHĐN từ năm 2005, cũng như giảng dạy cho các khoa có đào tạo chuyên ngành Du lịch của các cơ sở giáo dục đại học thành viên Đại học Đà Nẵng và tham gia giảng dạy để cấp chứng chỉ Nghiệp vụ Hướng dẫn viên du lịch trên địa bàn thành phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam, chúng tôi nhận thấy rằng môn học đã đáp ứng yêu cầu người học, trang bị và cung cấp đủ nội dung kiến thức để người học tiếp cận được với nhu cầu việc làm của xã hội. Để tương thích tên gọi với khu vực và thế giới, chúng tôi xây dựng môn học này với tên gọi là Địa lý Du lịch và mong rằng trong thời gian sắp đến, nội dung môn học sẽ được giảng dạy bằng tiếng Anh để tạo nên một bước chuyển biến về chất lượng môn học, đáp ứng đầy đủ kiến thức du lịch cũng như khả năng hội nhập khu vực lao động ASEAN sau năm 2015 của người học. Cũng trong thời gian đến, khi triển khai dạy học môn học này chúng tôi sẽ tiếp tục tiếp thu ý kiến người học cũng như các chuyên gia để chỉnh sửa, hoàn thiện nội dung môn học theo hướng tốt nhất. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Nguyễn Minh Tuệ và nnk (1997), Địa lý du lịch, NXB TP Hồ Chí Minh. [2] Lê Thông và nnk (2011), Địa lý thương mại và dịch vụ, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội. [3] Bùi Thị Hải Yến (2008), Quy hoạch du lịch, NXB Giáo dục. [4] Nguyễn Văn Lưu (1998), Thị trường du lịch, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. [5] Christine N. French (1999), Principles of Tourism, Published by Addison Westley Longman. [6] Clare A. Gunn (1993), Tourism Planning, Published by Taylor & Francis – USA.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnghien_cuu_xay_dung_chuong_trinh_mon_hoc_dia_ly_du_lich_tour.pdf