Nghiên cứu xây dựng mô hình quản lý thể thao chuyên nghiệp ở Việt Nam

KẾT LUẬN - Kết quả nghiên cứu mô hình quản lý TTCN đã đưa ra cấu trúc tổ chức quản lý các môn thể thao có đủ điều kiện chuyển giao trách nhiệm đầu tư cho các liên đoàn, hiệp hội thể thao, các doanh nghiệp, các tổ chức thể thao ngoài công lập. Quá trình vận hành mô hình được xây dựng theo chu trình Deming PDCA với các bước: lập kế hoạch, định hướng; tổ chức thực hiện; kiểm tra kết quả thực hiện và tác động điều chỉnh. Nội dung thực hiện trong từng phần PDCA sẽ hỗ trợ việc quản lý mang tính hệ thống, hiệu quả và cải tiến liên tục trong quá trình chuyên nghiệp hóa môn thể thao. - Các giải pháp được nghiên cứu đề xuất gồm 4 giải pháp đổi mới thể chế, cơ chế quản lý trong phát triển TTCN; giải pháp hoàn thiện, đổi mới cơ chế chính sách trong hoạt động của các liên đoàn, hiệp hội môn TTCN; giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh sản phẩm, dịch vụ của các CLB TTCN; giải pháp xây dựng môi trường TTCN. Đây là những gợi mở giúp các nhà quản lý vĩ mô trong việc hoạch định tiến trình phát triển TTCN phù hợp với xu thế hội nhập quốc tế hiện nay.

pdf6 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 11/01/2022 | Lượt xem: 335 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu xây dựng mô hình quản lý thể thao chuyên nghiệp ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KHOA HỌC THỂ THAOSỐ 1/2019 LÝ LUẬN THỂ DỤC THỂ THAO4 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Thể thao chuyên nghiệp (TTCN) bước đầu được hình thành ở nước ta, tạo điều kiện để nâng cao chất lượng thể thao thành tích cao (TTTTC) cũng như nâng cao chất lượng công tác tổ chức, điều hành các môn thể thao ở cấp quốc gia, trọng tâm là quản lý và điều hành các câu lạc bộ (CLB) thể thao và các giải TTTTC mang tính chuyên nghiệp. Tính đến thời điểm hiện tại, mô hình TTCN về mặt pháp lý và thực hành mới chỉ có bóng đá, còn trong bóng chuyền, bóng rổ và một số môn khác như Xe đạp, Quần vợt, Bóng bàn mới chỉ đang trong quá trình chuyển lên chuyên nghiệp. Việc thí điểm áp dụng quy chế chuyên nghiệp đã tạo ra nhiều chuyển biến tích cực trong quản lý, điều hành và tổ chức hoạt động bóng đá ở nước ta. Trên cơ sở thực tiễn và các định hướng của Đảng và Nhà nước về phát triển TTCN và sự cần thiết của nghiên cứu xây dựng và phát triển TTCN, đặc biệt là mô hình quản lý các môn TTCN ở nước ta, nghiên cứu xây dựng mô hình quản lý TTCN ở Việt Nam sẽ góp phần đổi mới phương thức quản lý thể dục thể thao (TDTT) nói chung, TTTCC, TTCN nói riêng; giải quyết những vấn đề thực tiễn trong phát triển TTCN ở Việt Nam trong giai đoạn hội nhập quốc tế, đồng thời là cơ sở cho ngành TDTT đổi mới cơ chế quản lý, chính sách trong xã hội hóa, chuyên nghiệp hóa các môn thể thao. Các phương pháp được sử dụng trong nghiên cứu gồm: tổng hợp và phân tích tài liệu, chuyên gia và toán học thống kê. Sử dụng phương pháp chuyên gia để trưng cầu ý kiến về cấu trúc, mục tiêu, các nhiệm vụ của mô hình và các giải pháp, chính sách tổ chức thực hiện, trong đó các ý kiến chuyên gia đánh giá theo thang đo Liker 5 bậc từ µ = 1 đến µ = 5: µ = 1 đến < 2 – không đồng ý; µ = 2 đến < 3 – đồng ý một phần; µ = 3 đến < 4 – đồng ý; µ = 4 đến < 5 – rất đồng ý; n = 5 – hoàn toàn đồng ý. Sau khi phân tích xử lý các thông tin thu được từ chuyên gia (n=38) và đo lường độ tin cậy bằng hệ số cronbachs alpha, các nhiệm vụ, giải pháp được sắp xếp theo thứ tự ưu tiên từ cao đến thấp (dựa vào giá trung bình của mỗi nhiệm vụ, giải pháp). 2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 2.1. Cấu trúc mô hình quản lý các môn TTCN do xã hội đầu tư (sơ đồ 1) 2.2. Tổ chức triển khai mô hình quản lý TTCN do xã hội đầu tư theo chu trình PDCA 2.2.1. Lập kế hoạch, định hướng (1) Mục tiêu: chuyển giao trách nhiệm đầu tư các môn TTCN cho các liên đoàn, hiệp hội thể thao, các doanh nghiệp, các tổ chức thể thao ngoài công lập nhằm xây dựng các môn TTCN, phù hợp với xu thế hội nhập quốc tế, đảm bảo duy trì và nâng cao thành tích, đạt trình độ châu lục và thế giới. Nghiên cứu xây dựng mô hình quản lý thể thao chuyên nghiệp ở Việt Nam TÓM TẮT: Kết quả nghiên cứu xây dựng mô hình quản lý thể thao chuyên nghiệp đã đưa ra phương án quản lý các môn Thể thao do xã hội đầu tư, được triển khai vận hành theo chu trình DemingPDCA (Plan-Do-Check-Act) với mục tiêu, nhiệm vụ được xác định và đưa ra những giải pháp, chính sách tổ chức thực hiện dựa trên các nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu, tính khả thi, tính thực tiễn, tính đồng bộ và phát triển trong quá trình chuyên nghiệp hóa các môn thể thao. Từ khoá: mô hình, quản lý, thể thao chuyên nghiệp. ABSTRACT: The research results on building professional sport management model have given a management plan of social-invested sports, and operated by Deming Cycle PDCA (Plan-Do- Check-Act) with the defined objectives and tasks. It has also provided solutions and policies for implementation based on the principles to ensure the objective, feasible, practical, synchronism and development aspect in the professionalized process of sports. Keywords: model, Management, Professional Sports GS. TS. Lâm Quang Thành; TS. Vũ Thị Hồng Thu; ThS. Nguyễn Thị Quỳnh Mai Q KHOA HỌC THỂ THAO SỐ 1/2019 LÝ LUẬN THỂ DỤC THỂ THAO 5 (2) Các nhiệm vụ được xếp theo thứ tự ưu tiên: - Đổi mới thể chế quản lý trong hoạt động phối hợp, hỗ trợ, kiểm soát của Tổng cục TDTT, Ủy ban Olympic Quốc gia, liên đoàn, các địa phương, ngành trong tổ chức thực hiện chiến lược phát triển TTCN thông qua việc chuyển giao hoàn toàn cho xã hội đầu tư; - Nhà nước chuyển giao toàn bộ các hoạt động tác nghiệp chuyên môn cho liên đoàn, hiệp hội môn TTCN; - Đổi mới cơ chế, chính sách, tạo điều kiện thuận lợi xây dựng các CLB TTCN; - Từng bước xây dựng các CLB TTCN là các công ty cổ phần với sự tham gia của các thành phần kinh tế; Sơ đồ 1. Cấu trúc mô hình quản lý các môn TTCN do xã hội đầu tư KHOA HỌC THỂ THAOSỐ 1/2019 LÝ LUẬN THỂ DỤC THỂ THAO6 - Xây dựng môi trường TTCN, hình thành mối liên kết với các hoạt động của phong trào thể thao quần chúng nhằm phát huy chức năng xã hội của môn TTCN. (3) Các chỉ tiêu phát triển: xây dựng các chỉ tiêu phù hợp với môn thể thao: - Các chỉ tiêu về thành tích, kỷ lục thể thao và các chỉ tiêu về chuyên môn - Các chỉ tiêu về phát triển nguồn lực - Các chỉ tiêu về chất lượng tổ chức, quản lý các hoạt động 2.2.2. Thực hiện kế hoạch 2.2.3. Kiểm tra Quản lý chất lượng vận hành mô hình quản lý các môn TTCN do xã hội đầu tư được ngành TDTT kiểm tra kết quả thực hiện hàng năm nhằm phát hiện những điểm hạn chế, chưa phù hợp để có cơ sở cho thực hiện những tác động quản lý thích hợp. Sơ đồ 2. Quy trình thực hiện kế hoạch vận hành mô hình quản lý các môn TTCN do xã hội đầu tư Sơ đồ 3. Quy trình kiểm tra kết quả thực hiện mô hình quản lý các môn TTCN do xã hội đầu tư CHUỖI KẾT QUẢ THỰC HIỆN KẾT QUẢ ĐẦU VÀO KIỂM TRA KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÁC CHỈ TIÊU, THÀNH TÍCH CỦA MÔN THỂ THAO Chiến lược - Vị trí của môn thể thao - Quan điểm, định hướng phát triển môn thể thao - Tình hình phát triển trong bối cảnh trong nước và quốc tế Kế hoạch - Thực hiện mục tiêu “xã hội đầu tư” cho môn TTCN - Thực hiện các nhiệm vụ theo thứ tự ưu tiên - Thực hiện các chỉ tiêu về số lượng và chất lượng các thành phần của TTCN Kết quả và chi phí - Kết quả và hiệu quả đầu tư của doanh nghiệp - Kết quả và hiệu quả kinh doanh TTCN - Kết quả thực hiện và mức độ huy động nguồn lực xã hội và phục vụ người hâm mộ ĐÁNH GIÁ TỔNG QUÁT VÀ SO SÁNH VỚI CHIẾN LƯỢC, KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN MÔN THỂ THAO Phát hiện những hạn chế, chưa phù hợp để khắc phục, điều chỉnh cho công tác quản lý tiếp theo Liên kết ngang MỨC ĐỘ ĐẦU TƯ CỦA DOANH NGHIỆP Ở CÁC CLB TTCN MỨC ĐỘ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TTCN Nguồn nhân lực vận động viên (VĐV), huấn luyện viên (HLV), trọng tài, cán bộ chuyên môn, quản lý...); cơ sở vật chất kỹ thuật (CSVCKT) (các công trình, sân bãi, thiết bị, dụng cụ, khoa học và công nghệ...); nguồn lực tài chính từ đầu tư của doanh nghiệp, từ kinh doanh TTCN Thực hiện các nhiệm vụ: - Nhiệm vụ đầu tư phát triển - Nhiệm vụ tổ chức các hoạt động - Nhiệm vụ đào tạo, xây dựng lực lượng - Nhiệm vu quản lý, hội nhập quốc tế - Số lượng, chất lượng thành tích thể thao và các hoạt động chuyên môn - Số lượng, chất lượng các CLB chuyên nghiệp - Số lượng và chất lượng phát triển CSVCKT - Số lượng và chất lượng kinh doanh TTCN - Kết quả về hoạt động chuyên môn - Kết quả và hiệu quả đầu tư của xã hội - Kết quả và hiệu quả hoạt động của các CLB TTCN - Kết quả thực hiện các hoạt động kinh doanh TTCN - Tác động đến nhu cầu tập luyện, giải trí, thụ hưởng của nhân dân - Tác động đến phát triển ngành TDTT - Tác động đến hội nhập quốc tế - Tác động đến kinh doanh sản phẩm, dịch vụ chuyên môn có liên quan HOẠT ĐỘNG ĐẦU RA KẾT QUẢ TÁC ĐỘNG KHOA HỌC THỂ THAO SỐ 1/2019 7LÝ LUẬNTHỂ DỤC THỂ THAO Bảng 1. Các nội dung giải pháp, chính sách đổi mới thể chế, cơ chế quản lý trong phát triển các môn TTCN STT Nội dung Mean (µ) Std. Deviation Cronbach's Alpha ND3.1.1 Tổng kết, đánh giá quá trình phát triển bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam và việc thực hiện Quy chế bóng đá chuyên nghiệp (đã bổ sung, sửa đổl năm 2015) để có những giải pháp, chính sách phù hợp, góp phần thực hiện thành công Chiến lược phát triển bóng đá Việt Nam. 3,84 0,479 0,755 ND3.1.2 Đổi mới, hoàn thiện Điều lệ hoạt động, kế hạch phát triển các môn TTCN của liên đoàn, hiệp hội thể thao trên cơ sở mô hình thống nhất, theo quy định quốc tế và luật TDTT Việt Nam. 3,66 0,481 0,670 ND3.1.3 Hoàn thiện môi trường pháp lý trong vận hành mô hình quản lý phát triển môn TTCN thông qua các quy chế, cơ chế hỗ trợ, kiểm soát của cấp quản lý theo hệ thống quản lý nhà nước (Tổng cục TDTT, vụ TTTTC, các sở địa phương, các ngành...) và Ủy ban Olympic Quốc gia đối với liên đoàn, hiệp hội môn TTCN. 3,87 0,414 0,650 ND3.1.4 Thể chế hóa các hoạt động TTCN có liên quan đến chính tri, kinh tế, văn hóa, xã hội và hội nhập quốc tế... 3,84 0,479 0,732 2.2.4. Tác động điều chỉnh Thực hiện những tác động điều chỉnh khắc phục những hạn chế, những mặt chưa phù hợp đã phát hiện và tiến hành điều chỉnh, khắc phục trong kế hoạch tiếp theo. Mục tiêu: chuyển giao trách nhiệm đầu tư các môn TTCN cho các liên đoàn, hiệp hội thể thao, các doanh nghiệp - Các nhiệm vụ thực hiện mục tiêu - Các chỉ tiêu phát triển - Các giải pháp và chính sách - Thực hiện: + Đầu vào + Các hoạt động - Kết quả: + Đầu ra + Kết quả thực hiện + Tác động - Kết quả và hiệu quả đầu tư của doanh nghiệp - Kết quả và hiệu quả kinh doanh TTCN - Kết quả thực hiện và mức độ huy động nguồn lực xã hội và phục vụ người hâm mộ - Tác động điều chỉnh - Khắc phục những hạn chế - Đề xuất mục tiêu, nhiệm vụ, chỉ tiêu, giải pháp và chính sách của kế hoạch tiếp theo. Tác động điều chỉnh 2.3. Các giải pháp và chính sách tổ chức thực hiện mô hình quản lý các môn TTCN do xã hội đầu tư Mục tiêu: chuyển giao trách nhiệm đầu tư các môn TTCN cho các liên đoàn, hiệp hội thể thao, các doanh nghiệp - Các nhiệm vụ thực hiện mục tiêu - Các chỉ tiêu phát triển - Các giải pháp và chính sách - Thực hiện: + Đầu vào + Các hoạt động - Kết quả: + Đầu ra + Kết quả thực hiện + Tác động - Kết quả và hiệu quả đầu tư của doanh nghiệp - Kết quả và hiệu quả kinh doanh TTCN - Kết quả thực hiện và mức độ huy động nguồn lực xã hội và phục vụ người hâm mộ - Tác động điều chỉnh - Khắc phục những hạn chế - Đề xuất mục tiêu, nhiệm vụ, chỉ tiêu, giải pháp và chính sách của kế hoạch tiếp theo. Sơ đồ 4. Quy trình kiểm tra kết quả thực hiện mô hình quản lý các môn TTCN do xã hội đầu tư KHOA HỌC THỂ THAOSỐ 1/2019 LÝ LUẬN THỂ DỤC THỂ THAO8 Bảng 2. Nội dung của giải pháp, chính sách hoàn thiện, đổi mới cơ chế chính sách, tạo điều kiện thuận lợi trong hoạt động của các liên đoàn, hiệp hội môn TTCN STT Nội dung Mean Std. Deviation Cronbach' s Alpha ND3.2.1 Liên đoàn, hiệp hội môn TTCN tự chủ trong lựa chọn hình thức tổ chức các sự kiện, giải thi đấu TTCN; huy động nguồn lực từ xã hội, các tổ chức kinh tế ở trong nước và nước ngoài để có nguồn tài trợ phong phú cho các sự kiện thể thao, giải thi đấu TTCN. 4,08 0,432 0,721 ND3.2.2 Các liên đoàn, hiệp hội môn TTCN xây dựng kế hoạch, thành lập và vận hành trung tâm đào tạo VĐV của môn thể thao; ưu tiên nguồn kinh phí của liên đoàn, hiệp hội cho đầu tư phát triển lực lượng VĐV, HLV, trọng tài chuyên nghiệp 3,39 0,418 0,628 ND3.2.3 Các liên đoàn, hiệp hội môn TTCN xây dựng hệ thống liên kết các CLB TDTT cơ sở, thể thao trường học, các trường năng khiếu thể thao, các trung tâm TDTT công lập và ngoài công lập... để hình thành mô hình liên kết đào tạo VĐV của môn thể thao ngoài Olympic. 3,45 0,404 0,746 ND3.2.4 Có chính sách mới về việc giao đất, chuyển giao các công trình TDTT đã có cho các liên đoàn, hiệp hội môn TTCN khai thác, sử dụng. 3,74 0,421 0,748 ND3.2.5 Có chính sách ưu đãi về thuế, tín dụng, đất đai đối với các CLB TTCN trong đầu tư xây dựng cơ sở vật chất (CSVC) thể thao, cơ sở hoạt động dịch vụ thể thao... 3,58 0,499 0,734 Bảng 3. Các nội dung của giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh sản phẩm, dịch vụ của các CLB TTCN STT Nội dung Mean (µ) Std. Deviation Cronbach' s Alpha ND3.3.1 Xây dựng thương hiệu của các CLB thông qua xây dựng truyền thống của CLB (nhà bảo tàng, phòng lưu niệm, bài hát truyền thống, các vật phẩm lưu niệm...); sử dụng truyền thông để tạo nên hình ảnh thương hiệu để tăng nguồn thu cho CLB, đặc biệt là nguồn thu từ vé xem thi đấu của người hâm mộ. 4,13 0,465 0,721 ND3.3.2 Xây dựng chương trình tài trợ cho CLB bằng các hình thức tài trợ thương hiệu, tài trợ chính thức, tài trợ sản phẩm; 4,26 0,444 0,707 ND3.3.3 Thể chế hóa quyền chủ sở hữu (bản quyền) về hình ảnh của VĐV, tập thể VĐV, đội tuyển quốc gia trong các hoạt động thi đấu để tạo nguồn thu khi các tổ chức truyền thông sử dụng (truyền hình, trang thông tin điện tử) hoặc được quảng cáo trên các sản phẩm, hàng hóa. 4,24 0,490 0,752 ND3.3.4 Xây dựng chính sách về tạo lập thị trường chuyển nhượng VĐV với các quy định của Luật TDTT, phù hợp với điều kiện Việt Nam và quốc tế 3,74 0,446 0,694 KHOA HỌC THỂ THAO SỐ 1/2019 9LÝ LUẬNTHỂ DỤC THỂ THAO TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Dương Nghiệp Chí, Lâm Quang Thành và các cộng sự (2016), Quản lý TDTT, Nxb TDTT. 2. Dương Nghiệp Chí, Lâm Quang Thành và các cộng sự (2014), Lý luận TTTTC, Nxb TDTT. 3. Lâm Quang Thành, và các cộng sự (2007), Tài sản thể dục thể kinh doanh và quản trị, Nxb TDTT. 4. Lâm Quang Thành (2017), Quản lý TDTT - Khoa học và thực tiễn, Nxb TDTT. 5. European Parliament (2005), Professional Sport in The Internal Market, Brussels. 6. Milkovich G.T., Boudreau J.W. (2002), Management in 21st century, New York. Trích nguồn: Kết quả nghiên cứu đề tài khoa học cấp Bộ “Nghiên cứu xây dựng mô hình quản lý TTCN ở Việt Nam phù hợp với xu thế hội nhập quốc tế”, Viện Khoa học TDTT, năm 2018. (Ngày Tòa soạn nhận được bài: 26/12/2018; ngày phản biện đánh giá: 21/1/2019; ngày chấp nhận đăng: 18/2/2019) 3. KẾT LUẬN - Kết quả nghiên cứu mô hình quản lý TTCN đã đưa ra cấu trúc tổ chức quản lý các môn thể thao có đủ điều kiện chuyển giao trách nhiệm đầu tư cho các liên đoàn, hiệp hội thể thao, các doanh nghiệp, các tổ chức thể thao ngoài công lập. Quá trình vận hành mô hình được xây dựng theo chu trình Deming PDCA với các bước: lập kế hoạch, định hướng; tổ chức thực hiện; kiểm tra kết quả thực hiện và tác động điều chỉnh. Nội dung thực hiện trong từng phần PDCA sẽ hỗ trợ việc quản lý mang tính hệ thống, hiệu quả và cải tiến liên tục trong quá trình chuyên nghiệp hóa môn thể thao. - Các giải pháp được nghiên cứu đề xuất gồm 4 giải pháp đổi mới thể chế, cơ chế quản lý trong phát triển TTCN; giải pháp hoàn thiện, đổi mới cơ chế chính sách trong hoạt động của các liên đoàn, hiệp hội môn TTCN; giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh sản phẩm, dịch vụ của các CLB TTCN; giải pháp xây dựng môi trường TTCN. Đây là những gợi mở giúp các nhà quản lý vĩ mô trong việc hoạch định tiến trình phát triển TTCN phù hợp với xu thế hội nhập quốc tế hiện nay. Bảng 4. Các nội dung của giải pháp, chính sách xây dựng môi trường TTCN STT Nội dung Mean (µ) Std. Deviation Cronbach' s Alpha ND3.4.1 Phối hợp phát triển đồng hành cùng với các tổ chức đang hoạt động trong môn thể thao ở mọi cấp độ, từ các giải thể thao phong trào, trường học, đến các giải trẻ, thanh thiếu niên cho đến các CLB đang thi đấu tại giải TTCN. 3,89 0,453 0,709 ND3.4.2 Tổ chức các sự kiện thể thao theo hình thức Festival, trại thể thao, liên kết môn thể thao với văn hóa, du lịch để thu hút nhiều người tham dự, đáp ứng nhu cầu giải trí của người hâm mộ đối với môn TTCN. 3,95 0,413 0,759 ND3.4.3 Thành lập các hội cổ động viên, hội VĐV, hội trọng tài... để hỗ trợ tích cực các hoạt động của môn TTCN và bảo vệ quyền lợi của các thành phần tham gia vào hoạt động TTCN. 4,05 0,413 0,720 ND3.4.4 Phối hợp các cơ quan chức năng xây dựng hệ thống văn bản pháp quy và triển khai các mặt công tác phòng, chống và xử lý các hoạt động tiêu cực như: mua bán, dàn xếp kết quả thi đấu, bạo lực, giả mạo, dối trá, tham ô, biến chất... trong thi đấu TTCN; thường xuyên thực hiện việc phòng chống doping trong giải thi đấu TTCN thông qua tổ chức có hệ thống công tác tuyên truyền, giám sát phòng chống doping. 4,08 0,439 0,688

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnghien_cuu_xay_dung_mo_hinh_quan_ly_the_thao_chuyen_nghiep_o.pdf
Tài liệu liên quan