Nghiên cứu xây dựng tài liệu kỹ thuật kiểm tra hệ thống phun xăng điện tử và xây dựng các bài thí nghiệm trên mô hình động cơ Toyota 5S – FE

Nghiên cứu xây dựng tài liệu kỹ thuật kiểm tra hệ thống phun xăng điện tử và xây dựng các bài thí nghiệm trên mô hình động cơ Toyota 5S – FE LỜI NÓI ĐẦU Ngày nay với sự phát triển rất nhanh và mạnh mẽ của nền khoa học thì hệ thống phun xăng điện tử sử dụng trên xe ôtô ngày càng được phát triển và sử dụng rộng rãi. Qua quá trình học tập và làm đồ án tốt nghiệp chúng tôi thấy rằng hệ thống phun xăng điện tử sử dụng trên ôtô có những ưu điểm vượt trội so với các hệ thống nhiên liệu trước đó như tiết kiệm nhiên liệu hơn, khí thải ra sạch sẽ hơn, công suất được nâng cao hơn . Chính vì những ưu điểm vượt trội đó tôi đã lựa chọn đề tài: “ Nghiên cứu xây dựng tài liệu kỹ thuật kiểm tra hệ thống phun xăng điện tử và xây dựng các bài thí nghiệm trên mô hình động cơ Toyota 5S – FE. Được sự giúp đỡ và chỉ bảo tận tình của thầy giáo Nguyễn Thế Trực cùng toàn thể các thầy cô giáo trong bộ môn động cơ đốt trong đã tạo điều kiện cho tôi hoàn thành đồ án này. Nhưng do chưa có kinh nghiệm và trình độ của bản thân còn hạn chế nên trong đồ án không tránh khỏi những sai xót. Rất mong được sự chỉ bảo của các thầy cô để đồ án ngày càng được hoàn thiện hơn. Hà Nội ngày 28 tháng 5 năm 2008 Sinh viên thực hiện Phan Mạnh Hà CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ Cùng với sự ra đời và phát triển của động cơ đốt trong, hệ thống cung cấp nhiên liệu cho động cơ đốt trong cũng ngày càng phát triển để đảm bảo yêu cầu về giảm khí thải, giảm ô nhiễm môi trường, tiết kiệm tối đa nhiên liệu Suốt thời gian qua, các hệ thống nhiên liệu trong xe hiện nay đã thay đổi rất nhiều, những yêu cầu cho nó ngày càng khắt khe hơn. Cùng với sự phát triển đó bộ chế hòa khí cũng ngày càng được phức tạp hóa hơn, để đảm bảo động cơ hoạt động một cách hiệu quả nhất. Tuy bộ chế hòa khí đã ngày càng phát triển nhưng vẫn tồn tại những khuyết điểm không thể khắc phục. Sự ra đời của hệ thống phun xăng đã khắc phục được những nhược điểm của bộ chế hòa khí, vì vậy ngày nay trên các động cơ hầu hết đều dùng hệ thống phun xăng điện tử . Sự ra đời của hệ thống phun xăng điện tử bắt đầu từ thế kỷ 19, một kỹ sư người Pháp, ông Stevan đã nghĩ ra cách phun nhiên liệu cho một máy nén khí. Sau đó một thời gian, một người Đức đã cho phun nhiên liệu vào buồng cháy nhưng không mang lại hiệu quả nên không được thực hiện. Đầu thế kỷ 20, người Đức áp dụng hệ thống phun nhiên liệu trong động cơ 4 kỳ tĩnh tại (nhiên liệu dùng trên động cơ này là dầu hỏa nên hay bị kích nổ và hiệu suất thấp). Tuy nhiên sau đó sáng kiến này đã được ứng dụng thành công trong việc chế tạo hệ thống cung cấp nhiên liệu cho máy bay ở Đức. Đến năm 1966 hãng Bosch đã thành công trong việc chế tạo hệ thống phun xăng kiểu cơ khí. Trong hệ thống phun xăng này nhiên liệu được phun liên tục vào trước xupap. Do hệ thống phun cơ khí còn nhiều nhược điểm nên đầu những năm 80 Bosch đã cho ra đời hệ thống phun sử dụng kim phun điều khiển bằng điện. Đến năm 1984 người Nhật mua bản quyền của Bosch đã ứng dụng hệ thống phun xang bằng điện trên các xe của hãng Toyota. Ngày nay gần như tất cả các ôtô đều được trang bị hệ thống phun xăng và diesel giúp động cơ đáp ứng được những nhu cầu gắt gao về khí xả và tính tiết kiệm nhiên liệu. Với những ưu điểm nổi bật của hệ thống phun xăng: + Có thể cấp hỗn hợp không khí – nhiên liệu đồng đều đến từng xilanh + Có thể đạt được tỷ lệ không khí – nhiên liệu chính xác với tất cả các dải tốc độ của động cơ + Đáp ứng kịp thời với sự thay đổi góc mở bướm ga + Khả năng hiệu chỉnh hỗn hợp không khí – nhiên liệu dễ dàng: có thể làm đậm hỗn hợp khi nhiệt độ thấp hoặc cắt nhiên liệu khi giảm tốc độ. + Hiệu suất nạp hỗn hợp không khí – nhiên liệu cao. + Do kim phun được bố trí gần supap hút nên dòng khí nạp trên ống góp hút có khối lượng thấp sẽ đạt tốc độ xoáy lốc cao, nhờ vậy nhiên liệu sẽ không bị thất thoát trên đường ống nạp và hòa khí sẽ được hòa trộn tốt hơn. Nhờ những ưu điểm vượt trội đó mà mặc dù ra đời rất muộn nhưng hệ thống phun xăng điện tử đã phát triển rất mạnh mẽ. Trong khi hiện nay nền công nghiệp của các nước trên thế giới đang phải đối mặt với vấn đề khan hiếm nhiên liệu khi các tài nguyên đang ngày càng cạn kiệt và ô nhiễm môi trường một cách trầm trọng làm ảnh hưởng tới môi trường và khí hậu toàn thế giới. Chính vì vậy sự ra đời của hệ thống phun xăng điện tử như một lời giải về sự tiết kiệm nhiên liệu và ô nhiễm môi trường cho công nghiệp ôtô nói riêng và công nghiệp thế giới nói chung. Ở Việt Nam hệ thống phun xăng điện tử (EFI) mới chỉ mới xuất hiện vào những năm gần đây. Năm 1995 cùng với sự ra đời của toyota VN các xe ôtô du nhập vào Việt Nam đã có mang theo công nghệ này, nhưng còn chưa mạnh mẽ. Mãi những năm gần đây khi hội nhập thì hệ thống phun xăng điện tử trên ôtô của VN cũng ngày càng phát triển mạnh mẽ. Hiện nay ở nước ta đã có hơn 50% các xe ôtô đã sử dụng hệ thống tiên tiến này. Tuy nhiên việc hệ thống này có phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới ở VN hay không đang đươc đặt một dấu hỏi lớn. Việc sử dụng hệ thống này không khó, xong khi nó hỏng hóc hay cần bảo hành thì kiến thức và kinh nghiệm của đại đa số thợ và kỹ sư trong nước hiện nay chưa đủ để có thể can thiệp vào EFI. Mà có đủ thì cũng khó có thể tìm phụ tùng thay thế đúng tiêu chuẩn. Chính vì vậy việc phát triển thợ sửa chữa và các kỹ sư chất lượng cao cho ngành này đang là nhu cầu thiết yếu để phát triển nó. Tuy nhiên các giáo trình ở VN về hệ thống này gần như là chưa có hoặc nếu có cũng không được chi tiết và rõ ràng. Vì vậy việc cấp thiết bây giờ là phải xây dựng tài liệu kỹ thuật về sửa chữa và bảo dưỡng hệ thống này. 1.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Tìm hiểu hệ thống EFI trên các tài liệu, giáo trình . liên quan đến hệ thống phun xăng điện tử. Xây dựng cách kiểm tra và quy trình khi kiểm tra hỏng hóc trên hệ thống phun xăng điện tử. Xây dựng các bài thí nghiệm về hệ thống phun xăng điện tử Thực hiện các bài thí nghiệm đó trên động cơ 5SFE và rút ra kết luận 1.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU - Tổng quan về vấn đề nghiên cứu - Tìm hiểu về hệ thống phun xăng điện tử - Xây dựng hồ sơ kỹ thuật và kiểm tra hệ thống phun xăng điện tử trên động cơ 5S-FE - Xây dựng các bài thí nghiệm hệ thống phun xăng điện tử trên mô hình động cơ 5S-FE

doc108 trang | Chia sẻ: banmai | Lượt xem: 2744 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nghiên cứu xây dựng tài liệu kỹ thuật kiểm tra hệ thống phun xăng điện tử và xây dựng các bài thí nghiệm trên mô hình động cơ Toyota 5S – FE, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
mát động cơ. + Hở mạch E1. + Hở mạch vòi phun. + Áp suất đường nhiên liệu + Hở hay ngắn mạch cảm biến oxy. + Cảm biến oxy. + Hệ thống đánh lửa. - Mã 31: Tín hiệu cảm biến chân không. Hở hay ngắn mạch tín hiệu áp suất ống nạp liên tục trong vòng 500 miligiây hay hơn. Nguyên nhân do: + Hở hay ngắn mạch cảm biến chân không + Do hỏng cảm biến chân không + Do ECU của động cơ - Mã 41: Tín hiệu vị trí cảm biến vị trí bướm ga. Hở hay ngắn mạch phát hiện liên tục trong 500 miligiây hay hơn trong cảm biến vị trí bướm ga. Nguyên nhân do: + Hở hay ngắn mạch cảm biến vị trí bướm ga. + Cảm biến vị trí bướm ga. + ECU động cơ. - Mã 42: Tín hiệu cảm biến tốc độ xe. Không có tín hiệu tốc độ xe trong ít nhất 8 giây khi lái xe ở tải cao với tốc độ động cơ 3100 v/phút hay hơn. Nguyên nhân do: + Hở hay ngắn mạch cảm biến tốc độ xe. + Cảm biến tốc độ xe. + ECU của động cơ - Mã 43: Tín hiệu máy khởi động. Không có tín hiệu khởi động đến ECU cho đến khi tốc độ động cơ đạt 800 v/phút hay hơn khi khởi động. Nguyên nhân do: + Hở hay ngắn mạch STA + Hở hay ngắn mạch IG, SW của mạch rơ le chính. + ECU của động cơ. - Mã 51: Tín hiệu tình trạng công tắc. Hiển thị khi A/C bật, tiếp điểm IDL tắt hay cần số ở vị trí P, D, 2, hay L với cực TE1 và E1 được nối với nhau. Nguyên nhân do: + Hệ thống công tắc A/C. + Mạch IDL của cảm biến vị trí bướm ga. + Mạch công tắc khởi động trung gian. + ECU của động cơ. - Mã 52: Tín hiệu cảm biến tiếng gõ. Khi tốc độ động cơ ở giữa 2000 và 6000 vòng/phút, tín hiệu cảm biến tiếng gõ không đến ECU trong 6 vòng. Nguyên nhân do: + Hở hay ngắn mạch cảm biến tiếng gõ. + Cảm biến tiếng gõ. + ECU của động cơ. Hệ thống chuẩn đoán trong ECU là hệ thống chuẩn đoán được lập trình theo phương pháp logic mờ tức là các tín hiệu lỗi đưa ra đều có mối liên hệ với nhau. Do đó có một chi tiết nào đó trong hệ thống bị lỗi thì tín hiệu báo ra sẽ là tín hiệu báo lỗi của chi tiết đó và các tín hiệu của các chi tiết xung quanh như: Mối quan hệ giữa tín hiệu khởi động và tốc độ động cơ, tín hiệu đánh lửa: tức là khi ECU nhận tín hiệu khởi động thì đồng thời phải có tín hiệu tốc độ động cơ để ECU nhận biết trạng thái khởi động và đưa ra tín hiệu đánh lửa, tín hiệu điều khiển vòi phun. Do đó nếu một trong các tín hiệu này bị lỗi sẽ dẫn đến các tín hiệu khác cũng báo lỗi. Một số mối quan hệ cơ bản trong hệ thống chuẩn đoán: + Mối quan hệ giữa tín hiệu không tải IDLvà các tín hiệu tốc độ, nhiệt độ nước làm mát, vị trí bướm ga, áp suất đường ống nạp. + Mối quan hệ giữa áp suất đường ống nạp với các tín hiệu tốc độ, vị trí bướm ga, nhiệt độ. + Mối quan hệ giữa thời điểm đánh lửa với tín hiệu tốc độ G hay NE, nhiệt độ, vị trí bướm ga, tín hiệu khởi động tín hiệu không tải,.... Do đó người chuẩn đoán trong quá trình chuẩn đoán phải phân tích các lỗi trong hệ thống theo từng chế độ làm việc của động cơ, từ đó đưa ra được nguyên nhân chính gây ra sự cố trong hệ thống. 3.4.2. Kiểm tra các thành phần trong hệ thống phun xăng điện tử 3.4.2.1. Kiểm tra nguồn của hệ thống. - Việc đầu tiên khi bắt đầu kiểm tra hệ thống bao giờ cũng phải kiểm tra nguồn trước tiên. Bởi vì nguồn cung cấp điện cho toàn bộ hệ thống làm việc. Nếu nguồn không có điện hệ thống không làm việc thì việc kiểm tra các chi tiết khi đó không có giá trị gì cả. - Kiểm tra nguồn dùng đồng hồ vôn kế để đo điện áp của nguồn. - Quy trình kiểm tra nguồn: + Nguồn cung cấp để cho ECU hoạt động là nguồn của các chân +B hay +B1 cấp cho ECU. + Nguồn để duy trì bộ nhớ cho ECU là nguồn từ chân BATT. Ta kiểm tra các chân +B – E1, +B1 – E1 của nguồn. Hình 3.6. Sơ đồ nguồn cung cấp Không có điện áp giữa cực +B hoặc +B1 của ECU và E1 (khóa điện ON) Kiểm tra rằng có điện áp giữa cực +B hoặc +B1 của ECU và mát thân xe (khóa điện ON) Kiểm tra giây nối giữa cực E1 của ECU và mát thân xe Không Tốt Sửa chữa hay thay Thử ECU khác Không Sửa chữa hay thay Kiểm tra cầu chì và khóa điện Không Tốt Không Thay thế Kiểm tra ro le EFI chính Tốt Kiểm tra nối giữa rơ le EFI và ắc quy Không Sữa chữa hay thay thế Khi ta bật khoá điện ON nhưng không có điện áp giữa cực +B hoặc +B1 với cực E1. Ta tiến hành kiểm tra thông mạch hệ thống bằng cách tắt khoá điện (Đưa về vị trí OFF), dùng đồng hồ vạn năng kiểm tra thông mạch từ rơ le EFI chính tới các cực +B và +B1, nếu tình trạng vẫn tốt ta tiến hành kiểm tra rơ le từ ắc quy tới rơ le EFI chính. Nếu các dây và cầu chì EFI đều tốt thì kiểm tra tình trạng của rơ le chính EFI. Dùng đồng hồ vạn năng để kiểm tra thông mạch giữa chân 1 và 3 của cuộn dây trong rơ le và kiểm tra sự ngắn mạch giữa chân 2 và 4. Nếu tình trạng vẫn tốt thì bật lại khóa điện về vị trí ON và kiểm tra sự thông mạch giữa chân 2 và 4 của rơ le. Nếu tín hiệu từ ắc quy lên đến các cực +B hoặc +B1 đều tốt ta tiến hành kiểm tra thông mạch giữa cực E1 và mát thân xe, nếu tình trạng tốt thì tiến hành kiểm tra thông mạch giữa cực âm của ắc quy và vỏ xe. Nếu quá trình kiểm tra đều tốt mà vẫn không có tín hiệu điện áp giữa cực +B hoặc +B1 với cực E1 thì ta tiến hành kiểm tra điện áp của ắc quy xem có đủ điện áp tư 10 – 14V hay không. Nếu ắc quy vẫn tốt thì ta tiến hành thay ECU và kiểm tra lại điện áp giữa các cực trên. Ta kiểm tra chân BATT của nguồn với E1. Hình 3.7. Sơ đồ nguồn nuôi ECU Không có điện áp giữa cực BATT của ECU và E1 Kiểm tra rằng có điện áp giữa cực +B hoặc +B1 của ECU và mát thân xe (khóa điện ON) Tốt Kiểm tra giây nối giữa cực E1 của ECU và mát thân xe Không Không Tốt Sửa chữa hay thay Thử ECU khác Không Sửa chữa hay thay Kiểm tra cầu chì và khóa điện Không Thay thế Kiểm tra dây nối giữa cực ECU và ắc quy Khi ta bật khoá điện ON nhưng không có điện áp giữa cực BATT với cực E1. Ta tiến hành kiểm tra thông mạch hệ thống bằng cách tắt khoá điện, dùng đồng hồ vạn năng kiểm tra thông mạch từ cực BATT của ECU tới ắc quy. Nếu tín hiệu từ ắc quy lên đến các cực +B hoặc +B1 đều tốt ta tiến hành kiểm tra thông mạch giữa cực E1 và mát thân xe, nếu tình trạng tốt thì tiến hành kiểm tra thông mạch giữa cực âm của ắc quy và vỏ xe. Nếu quá trình kiểm tra đều tốt mà vẫn không có tín hiệu điện áp giữa cực BATT với cực E1 thì ta tiến hành kiểm tra điện áp của ắc quy xem có đủ điện áp tư 10 – 14V hay không. Nếu ắc quy vẫn tốt thì ta tiến hành thay ECU và kiểm tra lại điện áp giữa các cực trên. 3.4.2.2. Cảm biến vị trí bướm ga Kiểm tra tình trạng của cảm biến. Trước khi tiến hành kiểm tra tín hiệu làm việc của cảm biến ta tiến hành kiểm tra tình trạng của cảm biển trước. - Kiểm tra tình trạng của cảm biến vị trí bướm ga: dùng đồng hồ ôm kế để đo điện trở giữa các cực của cảm biến. + Đo điện trở của cực VTA – E2 khi khe hở giữa cần và vít chặn là 0 mm. Vùng cho phép còn hoạt động là 0.2 – 6.4 Ω. + Đo điện giữa IDL – E2 khi khe hở giữa cần và vít chặn là 0.5 mm. Thì điện trở đạt được phải là 2.3 kΩ hay ít hơn. Còn khi khe hở là 0.7 mm thì điện trở không xác định. + Đo điện áp giữa cực VTA – E2 khi bướm ga mở hoàn toàn. Khi đó điện trở cho phép là 2- 11.6 kΩ. + Đo điện trở giữa cực VC – E2 khi bướm ga mở hoàn toàn.điện trở cho phép là 2.7 – 7.7 kΩ. b. Kiểm tra tín hiệu của cảm biến: Nếu tình trạng cảm biến tốt thì tiến hành kiểm tra tín hiệu từ cảm biến tới ECU. - Cảm biến vị trí bướm ga có các cực IDL, E2, VTA và VC. Để kiểm tra cảm biến vị trí bướm ga ta kiểm tra điện áp giữa các chân này. Hình 3.8. Sơ đồ tín hiệu cảm biến vị trí bướm ga Kiểm tra điện áp giữa IDL – E2 của cảm biến vị trí bướm ga Không có điện áp giữa cực IDL của ECU và E2 (Khóa điện ON) (bướm ga mở) Kiểm tra rằng có điện áp giữa cực +B hay +B1 của ECU và mát thân xe (khóa điện on) Kiểm tra giây nối giữa cực E1 của ECU và mát thân xe Tốt Không Tốt Không Sửa chữa hay thay thế Thử ECU khác Không Sữa chữa hay thay thế Tham khảo phần 3.4.2.1 Tốt Không Kiểm tra cảm biến vị trí bướm ga Tốt Không Kiểm tra dây điện giữa ECU và cảm biến vị trí bướm ga Sửa chữa hay thay thế cảm biến vị trí bướm ga Tốt Thử ECU khác Khi ta bật khóa điện ON và bướm ga mở nhưng không có điện áp khoảng 4 – 5 V giữa cực IDL của ECU và E2. Ta tiến hành kiểm tra nguồn cung cấp cho ECU bằng cách kiểm tra điện áp giữa cực +B hay +B1 của ECU và vỏ xe. Nếu điện áp nguồn cấp cho ECU đã tốt rồi ta tiến hành kiểm tra thông mạch cực E1 và mát thân xe, nếu tốt ta tiến hành kiểm tra thông mạch giữa cực âm của ắc quy và vỏ xe. Nếu tốt thì hoàn tất kiểm tra nguồn cho ECU, tiến hành kiểm tra cảm biến vị trí bướm ga. Nếu cảm biến vị trí bướm ga vẫn hoạt động tốt ta tiến hành tắt khóa điện và kiểm tra thông mạch giữa dây dẫn điện cực IDL tử cảm biến tới ECU và giữa E2 của cảm biến tới E21 của ECU. Nếu vẫn tốt thử lại ECU khác và tiến hành kiểm tra điện áp các cực trên. Kiểm tra điện áp giữa VC – E2 của cảm biến vị trí bướm ga Không có điện áp giữa cực VC của ECU và E2 (Khóa điện ON) Kiểm tra rằng có điện áp giữa cực +B hay +B1 của ECU và mát thân xe (khóa điện ON) Không Tốt Tham khảo 3.4.1.2 Kiểm tra cảm biến vị trí bướm ga Không Tốt Kiểm tra dây dẫn giữa ECU và cảm biến vị trí bướm ga Sữa chữa hay thay thế Tốt Không Sữa chữa hoặc thay thế dây dẫn Thử ECU khác Khi ta bật khóa điện ON nhưng không có điện áp khoảng 4,5 – 5,5 V giữa cực VC – E2 ta tiến hành kiểm tra điện áp nguồn cấp cho ECU bằng cách kiểm tra điện áp giữa cực +B hay +B1 của ECU với vỏ xe. Nếu tín hiệu điện áp đã tốt rồi ta tiến hành kiểm tra cảm biến vị trí bướm ga. Nếu cảm biến vị trí bướm ga vẫn hoạt động tốt ta kiểm tra thông mạch giữa ECU và cảm biến bằng cách tắt khóa điện và dùng đồng hồ vạn năng để kiểm tra thông mạch giữa cực VC của ECU và VC của cảm biến vị trí bướm ga, E2 của cảm biến vị trí bướm ga và E21 của ECU, của E1 và mát thân xe. Nếu tín hiệu điện áp vẫn tốt ta thử ECU khác và kiểm tra điện áp giữa các cực trên. Kiểm tra điện áp giữa VTA – E2 của cảm biến vị trí bướm ga Không có điện áp tiêu chuẩn giữa cực VTA của ECU và E2 (Khóa điện ON) Kiểm tra rằng có điện áp giữa cực VC của ECU và E2 (khóa điện ON) Tốt Không Không Kiểm tra hư hỏng VC – E2 Không Sửa chữa hay thay thế Kiểm tra cảm biến vị trí bướm ga Không Tốt Sửa chữa hay thay thế Kiểm tra dây dẫn giữa ECU và cảm biến vị trí bướm ga Thử ECU khác Tốt Khi ta bật khóa điện ON nhưng không có điện áp (khoảng 0,8 – 1,2 V đối với bướm ga đóng hoàn toàn và 3,2 – 4,2 V đối với bướm ga mở hoàn toàn) giữa cực VTA của ECU và E2. Ta tiến hành kiểm tra nguồn cung cấp cho cảm biến bằng cách kiểm tra giữa cực VC của ECU và E2. Nếu quá trình kiểm tra điện áp giữa các cực đều tốt ta tiến hành kiểm tra cảm biến vị trí bướm ga. Nếu cảm biến vị trí bướm ga vẫn hoạt động tốt ta kiểm tra sự thông mạch của cảm biến và ECU bằng cách tắt khóa điện và dùng đồng hồ vạn năng kiểm tra sự thông mạch giữa các cực VTA của ECU và VTA của cảm biến vị trí bướm ga, E2 của cảm biến vị trí bướm ga và E21 của ECU, giữa E1 và mát thân xe. Nếu quá trình kiểm tra đều tốt, ta tiến hành thử ECU khác và kiểm tra lại điện áp giữa các cực trên. 3.4.2.3.Kiểm tra cảm biến chân không a. Kiểm tra tình trạng của cảm biến: - Kiểm tra điện áp nguồn của cảm biến + Tháo các giắc cắm nguồn của cảm biến chân không. + Bật điện khóa lên vị trí ON. + Sử dụng vôn kế đo điện áp giữa 2 cực VC và E2. Điện áp 4,5 – 5,5 V + Nối các giắc nối của cảm biến chân không. - Kiểm tra điện áp ra của cảm biến chân không + Bật khóa điện lên vị trí ON. + Tháo ống dẫn chân không ở phía đường ống nạp khí. + Nối vôn kế cực PIM và E2 của ECU đo và ghi lại điện áp ra dưới áp suất khí quyển bên ngoài. + Tạo chân không cho cảm biến chân không từng mức từ 100 mm Hg cho tới 500 mm Hg. + Đo sụt áp từ bước 3 cho mỗi giá trị chân không Độ chân không cấp đến cảm biến (mm Hg) 100 200 300 400 500 Sụt áp (V) 0.3 – 0.5 0.7 – 0.9 1.1 – 1.3 1.5 – 1.7 1.9 – 2.1 b. Kiểm tra tín hiệu của cảm biến: Sau khi kiểm tra cảm biến vẫn tốt ta tiến hành kiểm tra tín hiệu của cảm biến: Để kiểm tra tín hiệu của cảm biến chân không ta kiểm tra các điện áp giữa các cực PIM – E2, VC – E2 của cảm biến. Rồi so sánh với các thông số chuẩn Quy trình kiểm tra cực PIM – E2, VC – E2 Hình 3.10. Sơ đồ tín hiệu điều khiển vòi phun Không có điện áp giữa cực PIM hay VC của ECU và E2 (Khóa điện ON) Kiểm tra rằng có điện áp giữa cực +B hay +B1 của ECU và mát thân xe (khóa điện ON) Tham khảo 3.4.1.2 Tốt Không Kiểm tra dây dẫn giữa cực E1 của ECU động cơ và mát thân xe Không Tốt Sửa chữa hay thay thế Kiểm tra cảm biến chân không Kiểm tra dây dẫn giữa ECU và cảm biến chân không Thay cảm biến chân không Không Tốt Tốt Không Sửa chữa hay thay thế Thử ECU khác Khi bật khóa điện ON nhưng không có điện áp giữa cực PIM hay VC của ECU và E2. Ta tiến hành kiểm tra nguồn cung cấp cho ECU bằng cách kiểm tra điện áp giữa cực +B hay +B1 của ECU và mát thân xe. Nếu tín hiệu điện áp từ cực +B hay +B1 từ mát thân xe đều tốt thì tiến hành kiểm tra thông mạch giữa E1 và mát thân xe, nếu tình trạng vẫn tốt thì tiền hành thông mạch giữa cực âm của ắc quy và vỏ xe. Nếu quá trình kiểm tra nguồn cấp cho ECU tốt rồi ta tiến hành kiểm tra cảm biến chân không. Nếu cảm biến chân không vẫn hoạt động tốt, ta tiến hành kiểm tra thông mạch giữa ECU và cảm biến bằng cách tắt khóa điện và dùng đồng hồ vạn năng để kiểm tra sự thông mạch giữa các cực VC của ECU và VC của cảm biến, PIM của ECU và PIM của cảm biến, E21 của ECU và E2 của cảm biến. Nếu quá trình kiểm tra đều tốt, thi tiến hành thay ECU và kiểm tra điện áp giữa các cực trên. 3.4.2.4. Kiểm tra vòi phun: Kiểm tra tình trạng của vòi phun: Tháo giắc cắm nguồn cho mỗi vòi phun rồi dùng ôm kế đo điện trở giữa các cực của vòi phun. Điện trở khoảng 13.8 kW. Nếu không đạt điện trở như tiêu chuẩn thì thay vòi phun. Kiểm tra tín hiệu điều khiển vòi phun: Kiểm tra điện áp giữa các cực No.10, No.20 của ECU với E01 và E02. Hình 3.10. Sơ đồ tín hiệu cảm biến chân không Không có điện áp giữa cực No.10 hoặc No.20 của ECU và E01hoặc E02 (khóa điện ON). Kiểm tra rằng có điện áp giữa cực No.10 và/hoặc No.20 của ECU và mát thân xe Kiểm tra dây nối giữa cực E01 và/hoặc E02 và mát thân xe Tốt Không Sửa chữa hay thay thế Thử ECU khác Không Tốt Không Kiểm tra cầu chì, cầu chì trên đường dây và khóa điện Sửa chữa thay thế Tốt Không Thay vòi phun Kiểm tra điện trở của từng vòi phun Sửa chữa hay thay thế Kiểm tra dây điện giữa cực No.10 và/hoặc No.20 của ECU và ắc quy Tốt Tốt Khi bật khóa điện ON nhưng không có điện áp khoảng 10 – 14 V giữa cực No.10 hoặc No.20 của ECU và E01 hoặc E02. Ta tiến hành kiểm tra thông mạch hệ thống bằng cách tắt khóa điện và dùng đồng hồ vạn năng để kiểm tra thông mạch từ cực No.10 và No.20 tới khóa điện. Nếu tình trạng tốt ta tiến hành kiểm tra tiếp từ khóa điện đến ắc quy. Nếu các dây và cầu trì đều tốt thì ta kiểm tra tình trạng của các vòi phun bằng cách dùng đồng hồ Vôn – Ôm kế để đo điện trở của các vòi phun. Nếu tín hiệu từ ắc quy lên đến các cực No.10 và No.20 đều tốt thì ta tiếp tục tiến hành kiểm tra thông mạch giữa các cực E01 hay E02 với mát thân xe, nếu tình trạng tốt thì tiến hành kiểm tra thông mạch giữa cực âm của ắc quy của vỏ xe. Nếu quá trình kiểm tra đều tốt thì tiến hành thay ECU và kiểm tra điện áp lại điện áp giữa các cực trên. 3.4.2.5. Cảm biến nhiệt độ khí nạp a. kiểm tra tình trạng của cảm biến: B1: Tháo cảm biến nhiệt độ khí nạp. B2: Kiểm tra cảm biến nhiệt độ khí nạp. Dùng ôm kế đo nhiệt độ giữa các điện cực. Các giá trị của điện trở tham khảo trên đồ thị. Nếu điện trở không như quy tiêu chuẩn thay thế cảm biến. Hình 3.11. Cảm biến nhiệt độ khí nạp Hoặc có thể tham khảo các giá trị trong bảng này: Nhiệt độ cảm biến -200 C 00 C 200 C 400 C 600 C 800 C Điện trở (kW) 10 - 20 4 - 7 2 - 3 0.9-1.3 0.4- 0.7 0.2-0.7 b. Kiểm tra cảm biến nhiệt độ khí nạp: Khi kiểm tra cảm biến nhiệt độ khí nạp ta kiểm tra cực THA của ECU với E2 khi khóa điện bật. Hình 3.12. Sơ đồ tín hiệu cảm biến nhiệt độ nước Không có điện áp giữa cực THA và E2 của ECU (Khóa điện ON) Kiểm tra rằng có điện áp giữa cực +B hay +B1 của ECU và mát thân xe (khóa điện ON) Không Tốt Kiểm tra +B – E1 hay +B1 – E1 Không Kiểm tra dây dẫn giữa cực E1 của ECU động cơ và mát thân xe Kiểm tra cảm biến nhiệt độ khí nạp Sửa chữa hay thay thế Tốt Tốt Không Kiểm tra dây dẫn giữa ECU và cảm biến nhiệt độ khí nạp Thay cảm biến nhiệt độ khí nạp Không Tốt Sữa chữa hay thay thế Thử ECU khác Khi bật khóa điện ON nhưng không có điện áp khoảng 1,7 – 3,1 V giữa cực THA của ECU và E2. Tiến hành kiểm tra nguồn cung cấp cho ECU bằng cách kiểm tra điện áp giữa cực +B hay +B1 của ECU và mát thân xe. Nếu điện áp vẫn tốt ta tiến hành kiểm tra thông mạch giữa cực E1 và mát thân xe, nếu tình trạng vẫn tốt tiến hành kiểm tra thông mạch giữa ắc quy và vỏ xe. Nếu mọi tín hiệu điện áp đều tốt, ta tiến hành kiểm tra cảm biến nhiệt độ khí nạp. Nếu cảm biến nhiệt độ khí nạp vẫn hoạt động tốt, ta tiến hành kiểm tra thông mạch giữa ECU và cảm biến nhiệt độ khí nạp 3.4.2.6. Cảm biến nhiệt độ nước a. Kiểm tra tình trạng của cảm biến nhiệt độ nước làm mát: B1: Tháo cảm biến nhiệt độ nước làm mát. B2: Kiểm tra cảm biến nhiệt độ nước . Dùng ôm kế đo nhiệt độ giữa các điện cực. Các giá trị của điện trở tham khảo trên đồ thị. Nếu điện trở không như quy tiêu chuẩn thay thế cảm biến. Hình 3.13. Đặc tính cảm biến nhiệt độ nước làm mát Hoặc có thể tham khảo các giá trị trong bảng này: Nhiệt độ cảm biến -200 C 00 C 200 C 400 C 600 C 800 C Điện trở (kW) 10 - 20 4 - 7 2 - 3 0.9-1.3 0.4- 0.7 0.2-0.7 b. Kiểm tra tín hiệu cảm biến nhiệt độ nước làm mát: Ta kiểm tra cực THW của ECU với E2 khi khóa điện bật. Hình 3.14. Sơ đồ tín hiệu cảm biến nhiệt độ nước làm mát Không có điện áp giữa cực THW của ECU và E2 (Khóa điện ON) Kiểm tra rằng có điện áp giữa cực +B hay +B1 của ECU và mát thân xe (khóa điện ON) Tham khảo mục 3.4.2.1 Không Tốt Kiểm tra dây dẫn giữa cực E1 của ECU động cơ và mát thân xe Sửa chữa hay thay thế Kiểm tra cảm biến nhiệt độ nước làm mát Không Tốt Kiểm tra dây dẫn giữa ECU và cảm biến nhiệt độ nước làm mát Thay cảm biến nhiệt độ nước làm mát Không Tốt Không Tốt Sửa chữa hay thay thế Thử ECU khác Khi bật khóa điện ON nhưng không có điện áp khoảng 0,3 – 0,8 V giữa cực THW của ECU và E2. Tiến hành kiểm tra nguồn cung cấp cho ECU bằng cách kiểm tra điện áp giữa cực +B hay +B1 của ECU và mát thân xe. Nếu điện áp vẫn tốt ta tiến hành kiểm tra thông mạch giữa cực E1 và mát thân xe, nếu tình trạng vẫn tốt tiến hành kiểm tra thông mạch giữa ắc quy và vỏ xe. Nếu mọi tín hiệu điện áp đều tốt, ta tiến hành kiểm tra cảm biến nhiệt độ nước làm mát. Nếu cảm biến nhiệt độ nước làm mát vẫn hoạt động tốt, ta tiến hành kiểm tra thông mạch giữa ECU và cảm biến nhiệt độ nước làm mát. 3.4.2.7. Kiểm tra tín hiệu khởi động Hình 3.15.Sơ đồ tín hiệu khởi động Không có điện áp giữa cực STA của ECU và E1 (khóa điện START). Kiểm tra hoạt động máy khởi động Kiểm tra dây dẫn giữa cực STA của ECU và cực ST1 của khóa điện Tốt Không tốt sửa chữa hay Thay thế Tốt Không tốt Kiểm tra dây dẫn giữa cực E1 của ECU động cơ và mát thân xe sửa chữa hay Thay thế Thử ECU khác Không tốt Tốt Kiểm tra các cầu chì H, M, cầu chì trên đường dây, ắc quy dây dẫn khóa điệnvà rơ le máy đề Không tốt sửa chữa hay Thay thế Tốt Kiểm tra rằng có điện áp tại cực 50 của máy đề. (Khóa điện START) Điện áp tiêu chuẩn: 6: 14 V Không tốt Tốt Kiểm tra dây dẫn giữa cực ST1của khóa điện và cực 50 của máy đề Kiểm tra máy đề Khi bật khóa điện START nhưng không có điện áp khoảng 6 – 14 V giữa cực STA của ECU và E1 ta tiến hành kiểm tra hoạt động của máy khởi động. Nếu máy khởi động vẫn hoạt động tốt ta tiến hành kiểm tra thông mạch của hệ thống bằng cách tắt khóa điện và dùng đồng hồ vạn năng để kiểm tra thông mạch từ cực STA tới rơ le máy khởi động. Nếu tình trạng tốt, ta tiến hành kiểm tra thông mạch từ rơ le máy khởi động đến cực ST1 của khóa điện. Nếu tình trạng tốt ta tiến hành kiểm tra tiếp từ cực AM1 của khóa điện tới ắc quy của động cơ. Nếu các dây và cầu chì đều tốt ta tiến hành kiểm tra tình trạng của rơ le máy khởi động. Dùng đồng hồ vạn năng để kiểm tra thông mạch giữa chân 1 và 3 của cuộn dây trong rơ le và kiểm tra sự ngắn mạch giữa chân 2 và 4. Nếu tình trạng vẫn tốt thì bật lại khóa điện về vị trí ON và kiểm tra sự thông mạch giữa chân 2 và 4 của rơ le. Nếu quá trình kiểm tra đều tốt mà vẫn không có tín hiệu điện áp giữa cực STA với cực E1 thì ta tiến hành kiểm tra điện áp của ắc quy xem có đủ điện áp tư 10 – 14V hay không. Nếu ắc quy vẫn tốt thì ta tiến hành thay ECU và kiểm tra lại điện áp giữa các cực trên. 3.4.2.8. Kiểm tra tín hiệu đánh lửa của hệ thống a. Kiểm tra sơ bộ hoạt động của hệ thống đánh lửa. - Đầu tiên kiểm tra đánh lửa tại bugi. + Tháo dây cao áp ra khỏi bugi. + Tháo các bugi. + Kiểm tra có đánh lửa khi đề động cơ. - Nếu không có đánh lửa thực hiện các kiểm tra sau: Thử bugi không Tốt Nối chặt lại Kiểm tra dây nối giữa bộ chia điện và giắc nối IC đánh lửa Tốt không Thay dây Kiểm tra điện trở dây cao áp Điện trở tối đa: 25kW/dây không Tốt Kiểm tra dây dẫn giữa khóa điện và cuộn đánh lửa Kiểm tra nguồn đến cuộn đánh lửa Tốt không Thay cuộn đánh lửa Kiểm tra điện trở của bộ tạo tín hiệu không Tốt Nối chặt lại Kỉểm tra điện trở của bộ tạo tín hiệu Tốt không Nối chặt lại Kiểm tra khe hở không khí bộ chia điện không Tốt Kiểm tra dây dẫn giữa ECU, bộ chia điện và IC đánh lửa, sau đó thử ECU khác Kiểm tra tín hiệu IGT từ ECU Tốt Thử IC đánh lửa khác + Kiểm tra điện trở của dây cao áp: dùng ôm kế để đo điện trở của dây bao gồm cả nắp bộ chia điện. Điện trở tối đa là 25 kW. Nếu cao hơn thay dây cao áp hoặc nắp bộ chia điện. + Kiểm tra điện trở của cuộn đánh lửa. Dùng ôm kế đo điện trở của cuộn đánh lửa. Điện trở tại –10 đến 400C của cuộn sơ cấp là 0.3 – 0.6 W còn của cuộn thứ cấp là 9 – 15 W. Nếu điện trở không như tiêu chuẩn tiến hành thay cuộn đánh lửa. + Kiểm tra điện trở của bộ tạo tín hiệu: Dùng ôm kế để kiểm tra điện trở của cuộn nhận tín hiệu tại –10 đến 400C với điện áp tiêu chuẩn là: G(+) và G(-) 185 - 265W còn NE(+) và NE(-) 370 - 530W. Nếu không đạt thay cả bộ chia điện. + Kiểm tra khe hở không khí bộ chia điện: Dùng thước lá đo khe hở giữa rôto tín hiệu và dấu trên cuộn nhận tín hiệu. Khe hở từ: 0.2 – 0.4 mm. Nếu khe hở không như tiêu chuẩn thay cả bộ chia điện. b. Kiểm tra tín hiệu đánh lửa: Tiến hành kiểm tra điện áp giữa cực IGT và E1. Hình 3.16. Sơ đồ tín hiệu đánh lửa Không có điện áp giữa cực IGT của ECU và E1 (không tải). Kiểm tra rằng có điện áp giữa cực IGT của ECU và mát thân xe (không tải). Không Tốt Sửa chữa hay thay thế Kiểm tra dây nối giữa cực E1 của ECU và mát thân xe Không Tốt Thử ECU khác Không Sửa chữa hay thay thế Kiểm tra cầu chì, cầu chì trên đường dây và khóa điện Tốt Không Kiểm tra dây dẫn giữa ECU và ắc quy Sửa chữa hay thay thế Tốt Không Sửa chữa hay thay thế Kiểm tra bộ chia điện Không Tốt Sửa chữa hay thay thế Kiểm tra IC đánh lửa Khi ta bật khóa điện ON nhưng không có điện áp khoảng( 0,8 – 1,2 V khi động cơ quay không tải) giữa cực IGT của ECU với E1. Ta tiến hành kiểm tra thông mạch cho hệ thống bằng cách tắt khóa điện và dùng đồng hồ vạn năng để kiểm tra thông mạch giữa các cực IGT của ECU tới cực IG2 của khóa điện. Nếu tình trạng tốt ta tiến hành kiểm tra tiếp từ cực AM1 của khóa điện tới ắc quy. Nếu quá trình kiểm tra vẫn tốt ta thì ta tiếp tục tiến hành kiểm tra thông mạch giữa cực E1 của ECU và mát thân xe, nếu tình trạng tốt ta tiến hành kiểm tra thông mạch giữa cực âm của ắc quy và vỏ xe. Nếu các dây và cầu chì đều tốt ta tiến hành kiểm tra bộ chia điện. Nếu bộ chia điện vẫn hoạt động tốt ta tiến hành kiểm tra IC đánh lửa. Nếu quá trình kiểm tra đều tốt mà vẫn không có tín hiệu điện áp giữa IGT và E1 thì ta tiến hành đo điện áp của ắc quy xem có đủ 10 – 14 V hay không . Nếu ắc quy vẫn tốt ta tiến hành Thay ECU và kiểm tra lại điện áp giữa các cực trên. 3.4.2.9. Kiểm tra tín hiệu van không tải ISC Kiểm tra hoạt động của van ISC Dùng đồng hồ Vôn – Ôm kế để đo điện trở giữa cực +B và các cực ISCC và ISCO. Nếu điện trở đo được không nằm trong giới hạn tiêu chuẩn là từ 19.3 – 22.3 W thì tiến hành thay thế van ISC. Nếu van hoạt động tốt rồi ta tiến hành kiểm tra tín hiệu điện áp của van ISC. Hình 3.17. Sơ đồ tín hiệu van không tải ISC Không có điện áp giữa cực ISCC hay ISCO của ECU và E1 (Khóa điện ON) Kiểm tra rằng có điện áp giữa cực +B hay +B1 của ECU và mát thân xe Không Tốt Tốt Không Kiểm tra điện áp giữa +B hay +B1 với mát thân xe Sửa chữa hay thay thế Thử ECU khác Sửa chữa thay thế Không Kiểm tra van ISC Tốt Kiểm tra dây dẫn giữa ECU và van ISC Không Tốt Sửa chữa hay thay thế Thử ECU khác Khi ta bật khóa điện ON nhưnh không có điện áp khoảng 8 – 14 V giữa cực ISCC hay ISCO của ECU và E1.Ta tiến hành kiểm tra nguồn cung cấp cho ECU bằng cách kiểm tra điện áp giữa các chân +B hay +B1 của ECU với E1. Sau khi kiểm tra nguồn đã tốt ta kiểm tra tình trạng hoạt động của van ISC băng cách dùng đồng hồ đo điện trở của cực +B của van ISC với cực ISCC hay ISCO của cảm biến. Nếu van ISC hoạt động tốt ta tiến hành kiểm tra thông mạch hệ thống. Ta tiến hành kiểm tra thông mạch giữa cực ISCC hay ISCO của ECU với van ISC. Nếu quá trình kiểm tra đều tốt mà vẫn không có tín hiệu điện áp giữa ISCC hay ISCO và E1 thì ta tiến hành đo điện áp của ắc quy xem có đủ 10 – 14 V hay không . Nếu ắc quy vẫn tốt ta tiến hành Thay ECU và kiểm tra lại điện áp giữa các cực trên. 2.4.2.10. Kiểm tra tín hiệu chuẩn đoán Đầu tiên ta kiểm tra mạch chuẩn đoán của hệ thống trong hai trường hợp khi đèn sáng động cơ ở vị trí ON và khi đèn tắt động cơ có khởi động không. Hình 3.18. Sơ đồ tín hiệu chuẩn đoán Hệ thống bình thường Kiểm tra đèn bao kiểm tra động cơ có sáng khi khóa điện ở vị trí ON không có Không Kiểm tra dây nối giữa cực E1 của ECU và vỏ xe có Kiểm tra xem đèn báo có sáng khi cực W của ECU tiếp mát vỏ xe không Không có Không Thử ECU khác Sửa chữa hay thay thế Kiểm tra bóng đèn, cầu chì và dây nối giữa ECU và khóa điện Không Sửa chữa hay thay thế Kiểm tra đèn báo kiểm tra động cơ có sáng khi khóa điện bật. Nếu thấy đèn không sáng ta cho cực W của ECU tiếp mát vỏ xe rồi kiểm tra xem đèn có sáng không. Nếu thấy đèn sáng ta tiến hành kiểm tra thông mạch giữa cực E1 của vơ xe, nếu thấy tốt ta tiếp tục kiểm tra thông mạch giữa cực âm của ắc quy và vỏ xe. Nếu thấy đèn không sáng ta kiểm tra thông mạch của hệ thống. Nếu bóng đèn, cầu chì và dây nối đều tốt ta tiến hành thay ECU và thử lại việc kiểm tra. Kiểm tra đèn bao kiểm tra động cơ có tắt khi động cơ khởi động không Hệ thống bình thường có Không Không Kiểm tra dây nối giữa cực E1 của ECU và vỏ xe Kiểm tra dây dẫn giữa ECU và đèn báo kiểm tra Không Tốt Kiểm tra dây dẫn giữa cực T của ECU và cực TE1 của giắc kiểm tra, giữa cực E1 của ECU và E1 của giắc kiểm tra Có mã lỗi phát ra khi nối tắt cực TE1 và E1 không Tốt Thử ECU khác Tốt Đèn báo có tắt sau khi sửa chữa lỗi theo lỗi phát ra không. Không Sửa chữa thêm Tốt Xóa mã chuẩn đoán Sửa chữa thêm Kiểm tra đèn báo kiểm tra động cơ có tắt khi động cơ khởi động. Ta tiến hành kiểm tra thông mạch giữa dây dẫn của ECU và đèn báo kiểm tra. Nếu thấy dây dẫn vẫn tốt ta tiến hành kiểm tra có mã lỗi phát ra khi nối tắt cực TE1 và E1 không. Nếu không thấy có lỗi ta tiến hành kiểm tra thông mạch giữa cực TE1 của ECU với cực TE1 của giắc kiểm tra, giữa cực E1 của giắc kiểm tra và cực E1 của ECU. Nếu thấy có mã lỗi ta tiến hành kiểm tra xem đèn báo có tắt sau khi đã sửa chữa lỗi phát ra không. Nếu thấy không có cần sửa chữa thêm. Nếu mọi kiểm tra đều tốt mà vẫn thấy đèn kiểm tra sáng khi động cơ khởi động thay ECU khác và kiểm tra lại. Sau cùng ta tiến hành kiểm tra tín hiệu chuẩn đoán Không có điện áp giữa cực W của ECU và E1 (Khóa điện ON) Kiểm tra rằng có điện áp giữa cực +B hay +B1 của ECU và mát thân xe Tốt Kiểm tra điện áp giữa +B hay +B1 với mát thân xe Không Không Tốt Sửa chữa hay thay thế Thử ECU khác Kiểm tra cầu chì GAUGE (10 A) và đèn báo kiểm tra động cơ Không Sửa chữa hay thay thế Tốt Cầu chì lại cháy Không Sửa chữa hay thay thế Kiểm tra dây điện giữa cựcW của ECU và cầu chì Khi ta bật khóa điện ON nhưng không có điện áp giữa cực W của ECU và E1. Ta tiến hành kiểm tra điện áp giữa cực W của ECU và mát thân xe. Nêu thấy tốt ta tiến hành kiểm tra thông mạch của E1 của ECU và mát thân xe. Nếu thấy tốt ta kiểm tra tiếp thông mạch giữa cực âm của ắc quy và vỏ xe. Nếu không thấy điện áp giữa cực W và mát thân xe ta tiến hành kiểm tra cầu chì GAUGE và đèn báo kiểm tra động cơ. Nếu vẫn tốt ta tiến kiểm tra thông mạch giữa cực W của ECU và cầu chì. Nếu mọi kiểm tra đều tốt mà không thấy tín hiệu điện áp giữa cực W của ECU và E1 ta tiến hành thay ECU và kiểm tra lại điện áp giữa các cực. 3.4.2.11. Kiểm tra tín hiệu của cảm biến oxy Hình 2.19. Sơ đồ tín hiệu cảm biến nhiệt độ oxy Không có điện áp giữa cực VF của ECU và E1 Kiểm tra rằng có điện áp giữa cực VF của ECU và mát thân xe Tốt Kiểm tra dây dẫn giữa cực E1 của ECU và mát thân xe Không Tốt Không Sửa hay thay Thử ECU khác Không Sửa chỗ rò rỉ Có rò rỉ trong hệ thống nạp khí không? Không Tốt Kiểm tra bugi Sửa hay thay thế Tốt Không Sửa hay thay thế Kiểm tra bộ chia điện và hệ thống đánh lửa Không Tốt Kiểm tra áp suất nhiên liệu Sửa hay thay thế Không Tốt Tốt Sửa hay thay thế Kiểm tra các vòi phun Không Sửa hay thay thế Kiểm tra cảm biến chân không Không Tốt Hệ thống bình thường Kiểm tra hoạt động của cảm biến ôxy Không Tốt Kiểm tra dây dân giữa cảm biến ôxy và ECU Sửa dây dẫn Tốt Thay cảm biến ôxy Khi khóa điện bật nhưng không có điện áp giữa cực VF của ECU và E1. Ta tiến hành kiểm tra thông mạch giữa cực VF của ECU và mát thân xe. Nếu tín hiệu tốt rồi ta tiến hành kiểm tra kiểm tra thông mạch giữa dây dẫn cực E1 của ECU và mát thân xe. Nếu tín hiệu vẫn tốt ta tiến hành kiểm tra thông mạch giữa cực âm của điện áp và vỏ xe. Do cảm biến oxy hoạt động dựa vào nồng độ oxy thải ra. Nên khi kiểm tra về cảm biến oxy cần kiểm tra những nguyên nhân làm thay đổi về nồng độ oxy thải ra. Đầu tiên kiểm tra xem có rò rỉ trong hệ thống nạp: Sử dụng dây kiểm tra chuẩn đoán nối tắt cực +B với cực FB của giắc kiểm tra. Sau đó bật khóa điện về vị trí ON, kẹp đường ống hồi lại. Khi đó áp suất trong đường ống cao áp sẽ tăng tới 4 kg/ cm2. Ở trạng thái này, kiểm tra không có sự rò rỉ nhiên liệu trong bất kỳ chi tiết nào của hệ thống. Khi có dò gỉ lượng oxy chưa đốt cao làm cảm biến báo hệ thống điều chỉnh sai. Nếu không có dò gỉ ta tiến hành kiểm tra bugi đánh lửa (tham khảo 3.4.2.8). Nếu hệ thống đánh lửa không tốt thì quá trình cháy không tốt khi đó khí thải ra chứa nhiều oxy. Nếu bugi vẫn hoạt động tốt ta tiến hành kiểm tra bộ chia điện và hệ thống đánh lửa (tham khảo 3.4.2.8). Nếu hệ thống đánh lửa không tốt làm cho quá trình cháy không tốt tạo nhiều khí sót làm cảm biến oxy báo sai. Nếu hệ thống đánh lửa vẫn tốt ta tiến hành kiểm tra áp suất nhiên liệu như sau: + Đo áp suất nhiên liệu, với áp suất tiêu chuẩn là 2,7 – 3,1 kg/ cm2. + Đo áp suất nhiên liệu ở tốc độ không tải (khi đã tháo ống dẫn chân không ra khỏi đường ống nạp và bịt kín đầu phía đường ống nạp lại) với áp suất tiêu chuẩn là 2,7 – 3,1 kg/ cm2. + Đo áp suất nhiên liệu ở chế độ không tải (khi ống dẫn chân không được lắp với bộ điều áp) với áp suất tiêu chuẩn là 2,1 – 2,6 kg/ cm2. Nếu áp suất cao thay bộ điều áp, còn nếu áp suất thấp thì xem lại các chi tiết: Đường ống nhiên liệu và các vị trí nối, bơm nhiên liệu, lọc nhiên liệu, bộ điều áp nhiên liệu. Nếu áp suất nhiên liệu không đúng lượng xăng phun vào không chính xác, làm quá trình cháy bị ảnh hưởng nên làm cảm biến oxy báo sai. Nếu áp suất nhiên liệu đã tốt ta kiểm tra các vòi phun (tham khảo 3.4.2.4). Vòi phun không tốt làm ảnh hưởng tới quá trình cháy. Nếu vòi phun vẫn tốt ta tiến hành kiểm tra cảm biến chân không (tham khảo 3.4.2.3). Nếu cảm biến chân không vẫn tốt ta tiến hành kiểm tra hoạt động của cảm biến oxy. Nếu vẫn tốt ta tiến hành kiểm tra dây dân giữa cảm biến oxy và ECU bằng cách thông mạch giữa ECU và cảm biến oxy. Nếu tất cả đều tốt ta tiến hành thay cảm biến oxy. 3.4.2.12. Kiểm tra bơm xăng - Kiểm tra điện trở: Dùng đồng hồ ôm kế đo điện trở giữa các cực 4, 5. Nếu điện trở đo được không như tiêu chuẩn là từ 0,2 – 3 W, thay bơm xăng. - Kiểm tra hoạt động: Nối cực dương từ ắc quy vào cực 4 của giắc bơm xăng và cực âm vào cực 5. Kiểm tra sự hoạt động của bơm xăng. Nếu bơm xăng hoạt động không tốt thì thay bơm xăng. - Kiểm tra áp suất bơm: (Xem mục 3.4.2.11). 3.4.2.13. Kiểm tra công tắc nhiệt độ nước Để kiểm tra công tắc nhiệt độ nước, đầu tiên ta tháo công tắc nhiệt độ nước, sau đó dùng ôm kế kiểm tra. + Kiểm tra rằng có thông mạch khi nhiệt độ nước làm mát dưới 830C. Nếu không thông mạch thì thay công tắc nhiệt độ nước làm mát. + Kiểm tra rằng không có thông mạch khi nhiệt độ nước làm mát là trên 940C. Nếu thông mạch thì thay công tắc nhiệt độ nước làm mát. CHƯƠNG IV XÂY DỰNG CÁC BÀI THÍ NGHIỆM VỀ HỆ THỐNG PHUN XĂNG ĐIỆN TỬ TRÊN MÔ HÌNH ĐỘNG CƠ TOYOTA 5S – FE Bài 1: Tìm hiểu hệ thống chuẩn đoán và phương pháp xác định lỗi thông qua hệ thống chuẩn đoán. Cách tiến hành: - Phương pháp xác định lỗi hệ thống: Khi phát hiện có lỗi trong động cơ thì đèn báo động cơ sẽ tự sáng lên. Khi đó để xác định lỗi của động cơ ta tiến hành nối tắt cực TE2 và E1 của giắc kiểm tra để hệ thống chuẩn đoán của động cơ bắt đầu hoạt động. Đèn báo lỗi của động cơ sẽ nháy sáng liên tục để báo lỗi của động cơ. Đèn sẽ nháy với khoảng dừng 0,5 giây. Số lần nháy đầu tiên sẽ bằng chữ số thứ nhất của mã lỗi (mã lỗi có hai chữ số) sau đó dừng 1,5 giây, số lần nháy thứ hai bằng chữ số thứ hai của mã lỗi. Nếu có 2 lỗi hay nhiều hơn sẽ có khoảng dừng 2,5 giây giữa mỗi mã. Sau khi tất cả các mã xuất hiện, đèn sẽ tắt 4,5 giây và sau đó sẽ lặp lại trình tự nếu cực TE1 và E1 vẫn được nối tắt và cực BATT vẫn được nối vào cực dương của ắc quy (Tức là chưa tháo ắc quy ra ngoài), bởi vì khi tháo chân BATT ra thì toàn bộ lỗi của hệ thống được lưu lại trên ECU sẽ bị xoá hết khi đó ta sẽ không đọc được hết lỗi của hệ thống. - Sau khi đọc được mã lỗi ta tra số mã lỗi trong bảng mã lỗi để xác định vùng hư hỏng và tìm nguyên nhân hư hỏng thông qua thông qua lỗi đã xác định để tiến hành kiểm tra và sửa chữa (tham khảo 3.4.1.2). Bài 2: Xây dựng mối quan hệ giữa các tín hiệu trong hệ thống thông qua hệ thống chuẩn đoán lỗi. Tiến hành: - Bật máy lên nối tắt cực E1 với TE1 kiểm tra xem hệ thống chuẩn đoán có làm việc bình thường không. Ta thấy bật khởi động đén sáng và khi nổ máy ta thấy đèn tắt như vậy đèn hoạt động bình thường. - Kiểm tra xem có hệ thống có lỗi không khi nối tắt cực E1 với cực TE1 ta thấy đèn báo có lỗi 14, 52 do hệ thống này không có tín hiệu cảm biến tiếng gõ và của cảm biến oxy. Vì vậy khi kiểm tra sẽ luôn có báo lỗi của hai cảm biến này. - Tiến hành đánh pan từng tín hiệu + Rút dây tín hiệu của cảm biến áp suất, sau đó nối tắt cực E1 và TE1 và xem lỗi trên đèn check ta phát hiện các lỗi: 14, 21, 31, 52.(Xem bảng mã lỗi tham khảo 3.4.1.2). + Sau đó tiến hành tắt máy rút nguồn ắc quy khoảng 10 giây để xóa hết các mã lỗi ta tiếp tục tiến hành rút cảm biến vị trí bướm ga và tiến hành đọc lỗi trên đèn check phát hiện các lỗi: 14, 21, 41, 52. + Sau đó tiến hành tắt máy rút nguồn ắc quy ra khoảng 10 giây để xóa hết các mã lỗi và rút dây cảm biến nhiệt độ nước làm mát và tiến hành đọc lỗi trên đèn check: 14, 21, 22, 52. + Sau đó tiến hành xóa lỗi cảm biến và rút tiếp dây cảm biến nhiệt độ khí nạp và tiến hành kiểm lỗi trên đèn check: 21, 24,52. + Tiếp tục xóa lỗi cảm biến và rút tiếp cảm biến tốc độ xe và tiến hành kiểm tra trên đèn check: 13, 14, 21, 52. + Tiếp tục xóa lỗi cảm biến và rút cảm biến oxy ra và tiến hành kiểm tra lỗi bằng đèn check:14, 21, 52. Ta thấy khi ngắt một tín hiệu của cảm biến tới ECU thì hệ thống không chỉ báo lỗi của riêng cảm biến đó mà hệ thống còn báo lỗi của các hệ thống xung quanh. Khi rút dây của cảm biến áp suất chân không thi hiển nhiên tín hiệu cảm biến áp suất chân không không tới được ECU nên hệ thống sẽ báo lỗi cảm biến chân không. Nhưng ngoài ra hệ thống còn báo các lỗi khác: lỗi 14 – lỗi tín hiệu đánh lửa, do tín hiệu đánh lửa cần tín hiệu cảm biến áp suất chân không để xác định góc phun sớm cho động cơ. Ngoài ra hệ thống còn báo lỗi 21 – lỗi cảm biến oxy, do cảm biến oxy lấy áp suất làm tín hiệu hồi tiếp vì vậy khi tín hiệu cảm biến áp suất bị báo lỗi thì cảm biến oxy cũng bị báo lỗi. Khi rút dây tín hiệu cảm biến tốc độ ta thấy có các lỗi 13, 14 – lỗi tín hiệu cảm biến đánh lửa, do hệ thống đánh lửa cần xác định tốc độ động cơ để xác định các chế độ hoạt động của động cơ và xác định góc phun sớm. Ngoài ra khi rút các cảm biến khác ta thấy ngoài báo lỗi của cảm đã rút nó đều báo lỗi của hệ thống đánh lửa do hệ thống đánh lửa cần các tín hiệu của cảm biến để xác định thời điểm đánh lửa cho chính xác và hiệu quả nhất. Cảm biến kích nổ chỉ hoạt động khi có hiện tượng kích nổ xảy ra và nó không có ảnh hưởng tới các cảm biến. Bài 3: Xây dựng mối quan hệ giữa các tín hiệu thông qua việc thay đổi giá trị các tín hiệu. - Mối quan hệ giữa áp suất chân không và thời gian phun: Tiến hành: Thay đổi các giá trị áp suất chân không từ 0,3 – 3V và đo thời gian phun tương ứng. Các giá trị tốc độ vòng quay n = 2000 (vòng /phút), nhiệt độ khí nạp TA = 3.1 (V), nhiệt độ động cơ TW = 0.8 (V). áp suất (V)   0.3   0.5   1   1.5   2  2.5   3 ThờI gian ( ms)   7277   7274  2339   2982   4056   5030   6245 Hình 4.1.Đồ thị quan hệ áp suất và thời gian phun Tiến hành thay đổi các giá trị áp suất chân không từ 0,3 – 3V và đo thời gian phun tương ứng. Các giá trị tốc độ vòng quay n = 4000 (vòng /phút), nhiệt độ khí nạp TA = 3.1 (V), nhiệt độ động cơ TW = 0.8 (V). áp suất (V)   0.3   0.5 1   1.5   2   2.5   3 ThờI gian (ms)   7296   2453   2443   3278 5778   7296 8140 Hình 4.2.Đồ thị quan hệ thời gian và áp suất phun Nhận xét: Ta thấy ở tốc độ thấp (n = 2000 vòng/phút) khi áp suất còn thấp từ 0.3 – 0.5 V đây là lúc động cơ đang khởi động nên thời gian phun là khá lớn khoảng 7270 micrô giây sau đó giảm hẳn lượng thời gian phun do sau khi khởi động nó chuyển sang chế độ không tải thì thời gian phun cần ít hơn. Sau cùng là chế độ ổn định càng tăng áp suất thì lượng thời gian phun càng tăng. Khi áp suất tăng thì lượng khí tăng vì vậy đòi hỏi lượng nhiên liệu phun nhiều hơn vì vậy thời gian phun là nhiều hơn. Khi tốc độ đã tăng cao (n = 4000 vòng/phút) thì ta thấy khi đang ở chế độ không tải chuyển sang chế độ chạy ổn định thì thời gian phun giảm dần và khi đã ổn định thì càng tăng áp suất thì thời gian phun càng tăng. Hơn nữa khi tốc độ cao hơn ta thấy lượng thời gian phun lớn hơn ứng với từng tốc độ của động cơ. - Mối quan hệ giữa cảm biến vị trí bướm ga và thời gian phun Tiến hành thay đổi giá trị điện áp của cảm biến vị trí bướm ga ở cực VTA – E2 từ 0 – 5 V ứng với trường hợp n = 1500 (vòng/phút), PIM = 3V, TA = 3.1V, TW = 0.8V. VTA - E2 0 V 1 V 2 V 3 V 4 V 5 V Thời gian (ms)   6190   6160   6160   6175 6140   6160 Hình 4.3. Đồ thị mối quan hệ độ mở bướm ga và thời gian phun Tiến hành thay đổi giá trị điện áp của cảm biến vị trí bướm ga ở cực VTA – E2 từ 0 – 5 V ứng với trường hợp n = 4000 (vòng/phút), PIM = 3V, TA = 3.1V, TW = 0.8V. VTA - E2 0 V 1 V 2 V 3 V 4 V 5 V Thời gian (ms)   8167   8170   8184   8170   8230   8250 Hình 4.4. Đồ thị mối quan hệ giữa độ mở bướm ga và thời gian phun Nhận xét: Ta thấy khi giữ nguyên tốc độ và thay đổi vị trí bướm ga thì lượng thời gian phun thay đổi không rõ rệt lắm. Khi tốc độ tăng lên thì thì thời gian phun tăng cũng tăng lên nhưng cũng không phụ thuộc vào vị trí của bướm ga. Do vị trí bướm ga chỉ lấy tín hiệu không tải và tín hiệu tăng tốc. Vì vậy khi ta điều chỉnh độ mở bướm ga một cách bình thường thì thời gian phun không thay đổi nhiều. - Mối quan hệ giữa tốc độ động cơ và thời gian phun Tiến hành: thay đổi tốc độ động cơ từ 500 đến 4000 (vòng/phút) với điều kiện công tắc không tải bật, PIM = 3V, TA = 3.1V, TW = 0.8V. n (v/p)   500   1000   1500   2000 t (ms)   5920   6261   6240   Cắt phun Hình 4.5. Đồ thị mối quan hệ giữa tốc độ và thời gian phun Tiến hành thay đổi tốc độ động cơ từ 500 đến 4000 (vòng/phút) với điều kiện công tắc không tải bật, PIM = 3V, TA = 3.1V, TW = 0.8V n (v/p) 500   1000   1500   2000   2500   3000   3500  4000 t (ms) 5530   6000   6261   6180   6400   6300   6400   8050 Hình 4.6. Đồ thị mối quan hệ giữa tốc độ và thời gian phun Nhận xét: Ta thấy thời gian phun phụ thuộc rất lớn vào tốc độ. Khi tốc độ còn thấp thời gian phun còn ít khi tốc độ tăng đòi hỏi lượng xăng phun phải nhiều hơn. Ở điều kiện công tắc không tải bật với VTA = 0, thì khi tăng tốc tới tốc độ 2000 vòng/phút thì động cơ bị kéo, để tiết kiệm nhiên liệu công tắc không tải đóng vòi phun tự cắt nhiên liệu. Khi tắt công tắc không tải cho chạy với tốc độ 4000 vòng/phút khi càng tăng tốc thời gian phun càng lâu hơn. Bài 4: Kiểm tra các tín hiệu đầu vào và xác định tình trạng của chúng. Ta tiến hành kiểm tra tín hiệu đầu vào bằng cách đo điện áp của các tín hiệu đầu vào. - Cảm biến vị trí bướm ga Đo điện áp Điều kiện Kết quả đo IDL - E2 Bướm ga mở 12 V  VTA - E2 Bướm ga đóng hoàn toàn  1.1 V Bướm ga mở hoàn toàn 3.9 V VC - E2 Bướm ga mở  5 V - Cảm biến áp suất chân không Đo điện áp Kết quả đo PIM – E2 3.6 V VC – E2 5 V - Cảm biến áp suất chân không và nhiệt độ khí nạp Đo điện áp Kết quả đo THA – E2 3 V THW – E2 0.5V Kết luận: Tín hiệu của các cảm biến vẫn hoạt động tốt. Bài 5: Kiểm tra các cảm biến, đọc các thông số và đánh giá tình trạng. - Cảm biến vị trí bướm ga. Dùng đồng hồ Vôn – Ôm kế đo điện trở giữa các cực của cảm biến Đo điện trở cực Điều kiện Kết quả đo Điện trở tiêu chuẩn IDL - E2 Khe hở giữa cần và vít chặn 0.5 mm 2.29 kW 2.3 kW 0.7 mm  Vô cùng Không xác định VTA - E2 Khe hở giữa cần và vít chặn là 0 mm  4 kW 0.2 - 6.4 kW Bướm ga mở hoàn toàn  9.5 kW 2 - 11.6 kW VC - E2 Bướm ga mở hoàn toàn 6.7 kW  2.7 - 7.7 kW Kiểm tra cảm biến chân không Tiến hành: Kiểm tra điện áp nguồn của cảm biến + Tháo các giắc cắm nguồn của cảm biến chân không. + Bật điện khóa lên vị trí ON. + Sử dụng vôn kế đo điện áp giữa 2 cực VC và E2. + Nối các giắc nối của cảm biến chân không. Kiểm tra điện áp ra của cảm biến chân không + Bật khóa điện lên vị trí ON. + Tháo ống dẫn chân không ở phía đường ống nạp khí. + Nối vôn kế cực PIM và E2 của ECU đo và ghi lại điện áp ra dưới áp suất khí quyển bên ngoài. + Tạo chân không cho cảm biến chân không từng mức từ 100 mm Hg cho tới 500 mm Hg. + Đo sụt áp từ bước 3 cho mỗi giá trị chân không Độ chân không cấp đến cảm biến (mm Hg) 100 200 300 400 500 Sụt áp (V) 0.3 – 0.5 0.7 – 0.9 1.1 – 1.3 1.5 – 1.7 1.9 – 2.1 - Cảm biến nhiệt độ nước làm mát và cảm biến nhiệt độ khí nạp. + Tháo cảm biến nhiệt độ khí nạp, cảm biến nhiệt độ nước làm mát. + Dùng ôm kế đo nhiệt độ giữa các điện cực THA – E2 của cảm biến nhiệt độ khí nạp và cực THW – E2 của cảm biến nhiệt độ nước làm mát. Các cực Nhiệt độ (0C) Kết quả đo THA – E2 200 400 600 800 2.5 kW 1.2 kW 0.5 kW 0.5 kW THW – E2 200 400 600 800 2.5 kW 1.2 kW 0.5 kW 0.5 kW Các giá trị của điện trở tham khảo trên đồ thị. Nếu điện trở không như quy tiêu chuẩn thay thế cảm biến. Kết luận: Các cảm biến vẫn hoạt động tốt. Bài 6: Kiểm tra tình trạng của cơ cấu chấp hành. - Kiểm tra vòi phun: Ta tiến hành kiểm tra điện trở giữa vòi phun. Điện trở đo được là 13.8 kW. Vòi phun vẫn hoạt động tốt. - Kiểm tra tình trạng của hệ thống đánh lửa. + Đầu tiên kiểm tra đánh lửa tại bugi. Bugi vẫn đánh lửa tốt. + Kiểm tra điện trở của dây cao áp: dùng ôm kế để đo điện trở của dây bao gồm cả nắp bộ chia điện. Điện trở đo được là 23 kW. + Kiểm tra điện trở của cuộn đánh lửa. Dùng ôm kế đo điện trở của cuộn đánh lửa. Điện trở tại –10 đến 400C của cuộn sơ cấp là 0.5W còn của cuộn thứ cấp là 11 W. + Kiểm tra điện trở của bộ tạo tín hiệu: Dùng ôm kế để kiểm tra điện trở của cuộn nhận tín hiệu tại –10 đến 400C với điện áp tiêu chuẩn là: G(+) và G(-) 208 W còn NE(+) và NE(-) 456 W.. + Kiểm tra khe hở không khí bộ chia điện: Dùng thước lá đo khe hở giữa rôto tín hiệu và dấu trên cuộn nhận tín hiệu. Khe hở từ: 0.3 mm. Kết luận: Vòi phun và hệ thống đánh lửa vẫn hoạt động tốt Bài 7: Kiểm tra mạch cung cấp nhiên liệu và đánh giá ảnh hưởng. Tiến hành kiểm tra: - Bơm xăng: + Kiểm tra điện trở: Dùng đồng hồ ôm kế đo điện trở giữa các cực 4, 5. Kết quả đo điện trở là: 2 W. + Kiểm tra hoạt động: Nối cực dương từ ắc quy vào cực 4 của giắc bơm xăng và cực âm vào cực 5. Kiểm tra sự hoạt động của bơm xăng. Nếu bơm xăng hoạt động không tốt thì thay bơm xăng. + Kiểm tra áp suất bơm: Dùng áp kế đo áp suất nhiên liệu. áp suất là 2.8 bar. Áp suất của bơm vẫn tốt. Tất cả kiểm tra đều tốt bơm xăng vẫn hoạt động tốt - Đường ống: kiểm tra đường ống cung cấp nhiên liệu có bị giò gỉ không. Sử dụng dây kiểm tra chuẩn đoán nối cực +B và FB của giắc kiểm tra. Kẹp ống nhiên liệu lại rồi đo áp suất trong đường ống. Áp suất là 4 bar nên không có rò gỉ trong hệ thống. - Lọc: Tháo lọc ra và kiểm tra lọc xăng còn tốt không, kiểm tra xem có bị tắc không. - Van ổn áp: Kiểm tra xem van ổn áp có hoạt động tốt không, kiểm tra lại xem nó có hoạt động đúng với áp suất đã đặt ban đầu không. Các kiểm tra về đường ống hay rò gỉ đều dùng kinh nghiệm quan sát được. Tất cả quá trình kiểm tra đều tốt vì vậy có thể kết luận hệ thống cấp nhiên liệu hoạt động tốt. Hệ thống cung cấp nhiên liệu có ảnh hưởng rất lớn tới quá trình hoạt động của động cơ. Nếu một trong các chi tiết bị hỏng có thể làm hệ thống ngừng cung cấp nhiên liệu làm động cơ không hoạt động được, hoặc động cơ có hoạt động nhưng công suất, khí thải ....đều không đảm bảo. Bài 8: Kiểm tra mạch cung cấp không khí và đánh giá ảnh hưởng của chúng. Tiến hành kiểm tra: Bộ lọc không khí có lọc tốt không, xem có bị tắc không. Kiểm tra đường ống mạch cung cấp không khí có bị tắc hay giò gỉ ở đâu không. Kiểm tra xem bướm ga có hoạt động tốt không. Xem thí nghiệm bài 5. Những kiểm tra về bộ lọc hay đường ống đều dùng kinh nghiệm và quan sát thấy. Còn kiểm tra vị trí bướm ga đã làm thí nghiệm ở trên. Tất cả kiểm tra đều tốt nên hệ thống mạch cung cấp không khí đều tốt. Mạch cung cấp không khí có ảnh hưởng rất lớn tới việc đảm bảo hòa khí của động cơ luôn đúng so với yêu cầu để đảm bảo động cơ hoạt động luôn ở chế độ tối ưu nhất. Nếu mạch cung cấp khí bị lỗi, thì hoạt động của động cơ rất bất thường, có khi nó gây chết máy động cơ. Bài 9: Xây dựng xung điều khiển kim phun và xung điều khiển đánh lửa ở các tốc độ khác nhaucủa động cơ. - Xây dựng xung điều khiển kim phun với các tốc độ khác nhau của động cơ. Tiến hành: Dùng osciloscope để vẽ lại xung điều khiển động cơ với các tốc độ từ 1500 (v/p) tới 3500 (v/p) ròi vẽ lại các xung hiện trên máy (Với tỷ lệ 10 ms/vạch.). Hình 2.7. Xung điều khiển vòi phun - Xây dựng xung đánh lửa với các tốc độ khác nhau của động cơ. Tiến hành: Dùng osciloscope để vẽ lại xung điều khiển động cơ với các tốc độ từ 1500 (v/p) tới 3500 (v/p) rồi vẽ lại các xung hiện trên máy. (Với tỉ lệ 2ms/vạch.). Hình 2.8. Xung điều khiển đánh lửa Nhận xét: Khi tốc độ càng tăng thì thời gian đánh lửa, phun càng tăng. Khi đó thì lượng xung càng dầy hơn. Bài 10: Cho một người làm tín hiệu của hệ thống khởi động động cơ không về được ECU bằng cách ngắt dây nối mát của STA về ECU. Sau đó cho một người kiểm tra. Nối tắt cực E1 và TE1 tiến hành đọc lỗi động cơ ta thấy có các mã lỗi: 14, 43. Lập quy trình kiểm tra tìm ra lỗi trên. Trước tiên kiểm tra tín hiệu đánh lửa đo điện áp giữa cực IGT của ECU và E1. Ta thấy điện áp đo được là 1V. Như vậy không phải hỏng do tín hiệu đánh lửa. Tiến hành kiểm tra tín hiệu khởi động của hệ thống. Đo điện áp giữa cực STA và E1. Ta thấy không có điện áp giữa cực STA với cực E1. Tiến hành kiểm tra hoạt động của máy thấy vẫn tốt ta tắt máy kiểm tra thông mạch thì thấy mạch không thông. Chuẩn đoán có đường dây bị đứt. Tiến hành kiểm tra thông mạch giữa STA của ECU và ST1 của khóa điện, mạch vẫn thông. Ta tiếp tục kiểm tra thông mạch giữa mát của ECU và mát cảm biến. Điện trở là vô cùng. Như vậy có thể kết luận là không có tín hiệu của máy khởi động do hở mạch của mạch khởi động. KẾT LUẬN Qua thời gian nghiên cứu, thực hiện đồ án với sự giúp đỡ rất tận tình của thầy giáo Nguyễn Thế Trực và sự giúp đỡ của các thầy cô trong bộ môn động cơ đốt trong em đã hoàn thành việc ngiên cứu xây dựng tài liệu kỹ thuật kiểm tra hệ thống phun xăng điện tử và xây dựng các bài thí nghiệm trên động cơ 5S – FE. Đây là một hệ thống rất tiên tiến với rất nhiều ưu điểm vượt trội so với các hệ thống nhiên liệu trước đó như: Tiết kiệm nhiên liệu, khí thải ít độc hại, hoạt động chính xác hiệu quả tin cậy.... Do thời gian nghiên cứu còn ngắn nên việc xây dựng chỉ được ở một số chi tiết quan trọng và điển hình. Hy vọng trong thời gian tới em sẽ tiếp tục hoàn thành được tài liệu kỹ thuật kiểm tra hệ thống phun xăng điện tử để khi có sự cố về hỏng hóc thì cuốn tài liệu sẽ giúp nguời sửa chũa được dễ dàng hơn. Do kiến thức còn hạn chế và đây lại là lần đầu thực hiện một đề tài nghiên cứu khoa học, kinh nghiệm chưa có nên trong đồ án không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong được sự góp ý và chỉ bảo của thầy cô và bạn bè để đề tài ngày càng hoàn thiện hơn. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Nguyễn Tất Tiến. Nguyên lý động cơ đốt trong. Nhà xuất bản giáo dục. Hà nội 2003. [2]. Nguyễn Tất Tiến, Vũ Thị Lạt. Hệ thống nhiên liệu và tự động điều chỉnh tốc độ động cơ đốt trong. Nhà xuất bản Đại học và THCN. Hà nội 1998. [3]. Phạm Minh Tuấn . Động cơ đốt trong. Nhà xuất bản giáo dục Hà nội 2003. [4]. Đỗ Văn Dũng. Hệ thống điện và điện tử trên ôtô hiện đại – Hệ thống điện động cơ. [5]. Đỗ Văn Dũng. Trang bị điện và điện tử ôtô hiện đại. TPHCM: Đại học sư phạm kỹ thuật 1999. [6]. Cẩm nang sủa chữa động cơ 5S – FE.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNghiên cứu xây dựng tài liệu kỹ thuật kiểm tra hệ thống phun xăng điện tử và xây dựng các bài thí nghiệm trên mô hình động cơ Toyota 5S – FE.doc