Ngoại thương và tầm quan trọng của nó với phát triển kinh tế Hồng Kông

Dân số Hồng Kông tăng nhanh chóng trong thập niên 1990, đạt 6,99 triệu vào năm 2006. Khoảng 95% dân Hồng Kông là gốc Trung Hoa, đa số dân của Hồng Kông là Quảng Đông hoặc từ các nhóm dân tộc như Người Khách gia và Triều Châu. Tiếng Quảng Đông, một ngôn ngữ Trung Quốc được sử dụng phổ biến ở phía Nam Trung Quốc là phương ngữ chính thức của Hồng Kông. Tiếng Anh cũng là một ngôn ngữ chính thức được sử dụng rộng rãi bởi hơn 1⁄3 dân số. Phần còn lại 5% dân số bao gồm các dân tộc không phải là người Hoa là một nhóm dân cư có thể thấy rất rõ dù số lượng nhỏ. Một cộng đồng Nam Á bao gồm người Ấn Độ, Nepal. Dân tị nạn người Việt đã trở thành các cư dân thường trú của Hồng Kông. Khoảng 140.000 người Philippines làm việc ở Hồng Kông với những công việc như những người giúp việc nhà. Một số công nhân cũng đến từ Indonesia. Có một số người châu Âu, người Mỹ, người Úc, người Canada, người Nhật, và người Triều Tiên làm việc trong các lĩnh vực tài chính và thương mại.

doc47 trang | Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 1139 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Ngoại thương và tầm quan trọng của nó với phát triển kinh tế Hồng Kông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thực phẩm có chứa chất bảo quản, chất chống oxy hoá, chất làm mầu không được phép, và các thứ gây hại cho sức khoẻ. Halons and CFC's. Ngà voi và các sản phẩm làm từ ngà voi. Hàng hoá nguy hiểm được quy định bởi IATA (Hiệp hội vận tải hàng không quốc tế). Cacbon đioxyt đậm đặc (Dry Ice). Thuốc cá nhân (Personal Drugs). Thuốc nguy hiểm. Hoá chất bị kiểm soát. Hoá chất nguy hiểm. Hạn chế nhập khẩu. Hồng Kông có rất ít các hạn chế thương mại, giấy phép nhập khẩu được yêu cầu chỉ để Hồng Kông thực hiện các cam kết quốc tế. Những sản phẩm dưới đây bắt buộc phải có giấy phép xuất khẩu: Thuốc nguy hiểm và dược phẩm. Thực vật, động vật gây nguy hiểm và các sản phẩm có nguồn gốc từ chúng. Động vật sống và các sản phẩm động vật như da chó (dog skin), răng nănh. Thực vật và các loài phá hoại cây trồng. Thuốc trừ sâu. Chất phóng xạ và các dụng cụ chiếu xạ. Các sản phẩm chiến lược như thiết bị viễn thông hay các sản phẩm quân sự. Chất nổ, pháo hoa, súng cầm tay các loại và đạn, vũ khí. Vải sợi. Gạo, thịt, gia cầm. Máy truyền phát sóng (bao gồm cả điện thoại di động) Chất ảnh hưởng môi trường. 2.3.1.2.Cấu trúc nhập khẩu. Nhu cầu nhập khẩu của Hồng Kông tăng liên tục trong những năm qua trong đó bao gồm 2 loại hình: Nhập khẩu hữu hình: là việc nhập khẩu các loại hàng hoá thông thường. Nhập khẩu vô hình ( hay còn gọi là nhập khẩu dịch vụ): là việc nhập khẩu các loại hàng hoá vô hình, mang tính chất dịch vụ như vận tải, du lịch, bảo hiểm, tài chínhvv Nhập khẩu hữu hình (hàng hoá) Hàng hoá nhập khẩu của Hồng Kông chủ yếu gồm 5 nhóm hàng chính: Thực phẩm Hàng tiêu dùng Nguyên liệu thô và bán sản phẩm Chất đốt Tư liệu sản xuất Hàng hoá nhập khẩu hoặc được giữ lại tiêu dùng trong nuớc hoặc được tái xuất khẩu trong đó hàng hoá dành cho tiêu dùng trong nước chỉ chiếm khoảng ¼ tổng số hàng hoá nhập khẩu. Những nhóm mặt hàng chủ yếu dùng để tái xuất khẩu là hàng tiêu dùng, nguyên liệu thô và bán sản phẩm, tư liệu sản xuất trong đó nhóm hàng thực phẩm và chất đốt được nhập khẩu phục vụ chính cho tiêu dùng trong nước. Những năm trước đây, hàng tiêu dùng chiếm tỷ lệ nhiều nhất trong giá trị nhập khẩu của Hồng Kông nhưng những năm gần đây, nguyên liệu thô và bán sản phẩm cung với tư liệu sản xuất đã chiếm phần lớn tỉ trọng nhập khẩu qua đó nói lên được xu hướng phát triển mới của Hồng Kông nói chung cũng như xuất khẩu lại nói riêng. Nhập khẩu vô hình (dịch vụ) Nhập khẩu dịch vụ chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng giá trị nhập khẩu của Hồng Kông, chủ yếu là các dịch vụ song song trong quá trình nhập khẩu hàng hoá. Do nền kinh tế phát triển nhanh và thu nhập của người dân khá cao nên nhu cầu du lịch của Hồng Kông là khá lớn làm cho dịch vụ du lịch chiếm tỉ trọng cao nhất khoảng 40% tổng giá trị nhập khẩu bên cạnh đó do nhu cầu nhập khẩu tăng cao trong những năm gần đây cũng làm cho nhu cầu nhập khẩu dịch vụ vận tải tăng lên bên cạnh đó là các dịch vụ như bảo hiểm, tài chính và các dịch vụ liên quan khác. Hình 2.6. Phân bổ giá trị nhập khẩu của Hồng Kông qua các nhóm hàng hoá chính Đơn vị: tỷ $HK Import: Nhập khẩu Retained Import: Nhập khẩu giữ lại. Re-export: Xuất khẩu lại. Nguồn: HK Census and Statistics Department Hình 2.7. 10 sản phẩm nhập khẩu chính của Hồng Kông (1993-2007) Đơn vị: triệu $HK Năm Máy điện và các dụng cụ điện Thiết bị viễn thông Máy văn phòng và máy dữ liệu Tạp phẩm Quần áo Vải sợi Phi kim Chất dẻo Chất đốt và các sp liên quan Dụng cụ quang học, đồng hồ Tất cả các sản phẩm 1993 116,357 93,346 36,915 79,460 91,325 98,895 33,431 20,563 15,806 48,661 1,072,597 1994 138,881 120,621 48,468 90,951 96,277 118,205 39,790 28,438 18,232 54,314 1,250,709 1995 185,943 145,976 68,737 104,051 97,886 130,422 43,960 44,078 22,143 62,759 1,491,121 1996 195,942 141,033 81,382 108,193 105,419 127,730 43,391 37,811 27,469 62,745 1,535,582 1997 219,701 152,377 100,029 115,497 116,277 125,460 44,679 38,138 24,034 62,937 1,615,090 1998 195,561 130,886 103,145 107,691 110,744 104,439 35,496 33,668 17,143 54,627 1,429,092 1999 212,589 119,257 108,295 112,719 114,485 97,455 40,632 34,313 20,461 54,145 1,392,718 2000 288,955 161,627 142,920 128,495 124,735 106,875 49,113 44,439 26,911 59,871 1,657,962 2001 262,867 158,690 147,697 116,272 125,545 94,955 45,481 35,339 22,126 60,946 1,568,194 2002 295,188 181,382 156,786 114,633 122,465 94,103 51,047 39,356 22,433 57,387 1,619,419 2003 351,139 209,697 184,418 121,018 124,217 100,707 57,875 45,344 26,666 58,777 1,805,770 2004 459,762 264,596 209,170 130,389 133,436 109,918 68,708 59,006 39,205 63,199 2,111,123 2005 530,197 295,713 250,312 139,102 143,392 107,273 86,919 72,882 49,859 64,045 2,329,469 2006 629,143 335,208 284,995 155,158 146,439 108,552 89,694 80,510 62,953 61,433 2,599,804 2007 740,115 385,444 249,433 205,240 149,387 105,775 101,903 81,318 73,859 71,966 2,868,011 Nguồn: HK Census and Statistics Department 2.3.1.3.Đối tác nhập khẩu. 10 thị trường nhập khẩu chính của Hồng Kông bao gồm: Trung Quốc đại lục, Nhật Bản, Đài Loan, Mỹ, Singapore, Hàn Quốc, Malaysia, Đức, Thái Lan và Philippines. Những năm 60 và 70 trước đây, Nhật Bản luôn đóng vai trò là thị trường nhập khẩu chính của Hồng Kông với giá trị nhập khẩu chiếm từ 20-25% tổng giá trị nhập khẩu. Nhưng từ những năm 80 trở lại đây, với sự bùng nổ phát triển của kinh tế kèm theo đó là sự đi lên của chất lượng sản phẩm và dịch vụ, cùng với lợi thế về địa lý cũng như giá cả, Trung Quốc đại lục đã trở thành đối tác nhập khẩu lớn nhất của Hồng Kông khi chiếm khoảng 45-50 % tổng giá trị nhập khẩu. Trong khi đó, Mỹ cũng là một thị trường nhập khẩu lớn của Hồng Kông từ trước đến nay khi giá trị nhập khẩu từ Mỹ luôn chiếm tỷ lệ khá cao trong tổng giá trị nhập khẩu của Hồng Kông tuy nhiên mức tăng của nhập khẩu từ Mỹ đang có xu hướng chậm lại. Có thể thấy xu hướng nhập khẩu mới của Hồng Kông là chú trọng đến các thị trường có khoảng cách địa lý gần, có sự cạnh tranh về giá cả hơn nhằm giảm bớt các chi phí liên quan, tạo thêm sức cạnh tranh cho tái xuất khẩu. Bằng chứng là việc Đài Loan, Singapore và Hàn Quốc đang dần dần thay thế 3 thị trường nhập khẩu lớn nhất của Hồng Kông trước đây là Nhât Bản, Mỹ và Đức cùng với đó là giá trị nhập khẩu ngày càng tăng từ thị trường Thái Lan và Philippines. Hình 2.8. Giá trị nhập khẩu từ 10 đối tác chính của Hồng Kông (1979-2007) Đơn vị: triệu $HK Năm Đại lục Japan Đài Loan USA Singapore Hàn Quốc Malaysia Đức Thailand Philippines Tổng nhập khẩu 1991 293,356 127,402 74,591 58,837 31,525 34,944 9,859 16,641 10,282 2,975 778,982 1992 354,348 166,191 87,019 70,594 39,087 44,155 12,825 21,911 11,811 3,458 955,295 1993 402,161 178,034 93,968 79,419 47,835 48,220 15,855 24,918 13,015 4,005 1,072,597 1994 470,876 195,036 107,310 89,343 61,968 57,551 20,147 28,660 17,196 4,693 1,250,709 1995 539,480 221,254 129,266 115,078 78,027 73,268 28,797 32,038 21,101 6,666 1,491,121 1996 570,442 208,239 123,202 121,058 81,495 73,302 33,994 33,884 23,748 7,360 1,535,582 1997 608,372 221,646 124,547 125,381 79,186 73,226 38,008 38,518 26,070 9,815 1,615,090 1998 580,614 179,947 104,075 106,537 61,457 68,836 32,479 32,639 22,234 10,248 1,429,092 1999 607,546 162,652 100,426 98,572 60,017 65,432 30,010 28,114 22,798 12,307 1,392,718 2000 714,987 198,976 124,172 112,801 74,998 80,600 37,906 32,215 28,001 16,247 1,657,962 2001 681,980 176,599 107,929 104,941 72,898 70,791 39,200 33,309 27,370 15,408 1,568,194 2002 717,074 182,569 115,906 91,478 75,740 75,955 39,729 32,997 29,556 21,135 1,619,419 2003 785,625 213,995 125,203 98,730 90,570 87,340 44,637 41,222 33,194 29,227 1,805,770 2004 918,275 256,141 153,812 111,994 110,986 100,467 51,941 39,999 37,782 33,735 2,111,123 2005 1,049,335 256,501 168,227 119,252 135,190 103,035 57,153 41,054 46,455 38,278 2,329,469 2006 1,192,952 268,140 194,917 123,569 164,837 119,647 60,339 44,428 53,081 40,847 2,599,804 2007 1,329,652 287,329 205,102 138,768 194,775 119,393 62,818 48,048 57,373 47,788 2,868,011 Nguồn: HK Census and Statistics Department 2.3.2. Xuất khẩu. 2.3.2.1.Cấu trúc xuất khẩu. Hàng tiêu dùng và sản phẩm công nghiệp nhẹ là những mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Hồng Kông, cũng giống như nhập khẩu, xuất khẩu của Hồng Kông bao gồm 2 loại hình chính: Xuất khẩu hữu hình (hay xuất khẩu hàng hoá): là việc xuất khẩu các hàng hoá thông thường. Xuất khẩu hữu hình bao gồm 2 phương thức chính: Xuất khẩu nội địa. Tái xuất khẩu. Xuất khẩu vô hình ( hay xuất khẩu dịch vụ): là việc xuất khẩu các loại hàng hoá vô hình mang tính chất dịch vụ như du lịch, vận tải, bảo hiểm, tài chínhvv Xuất khẩu nội địa. Xuất khẩu nội địa là việc xuất khẩu những sản phẩm được sản xuất trong lãnh thổ Hồng Kông. Sản phẩm chủ yếu của xuất khẩu nội địa là hàng tiêu dùng bao gồm quần áo, vải sợi và tạp phẩm trong đó quần áo chiếm tỉ trọng lớn nhất trong xuất khẩu nội địa với khoảng 40% tổng giá trị xuất khẩu. Với sự phát triển của xuất khẩu lại cũng như công nghiệp chế biến, các sản phẩm công nghiệp nhẹ của nội địa đã không còn phát triển như những năm 60-70 trước đây và đóng góp rất ít vào tỉ trọng của xuất khẩu nội địa. Thị trường xuất khẩu chủ yếu của hàng hoá nội địa là Mỹ, Trung Quốc đại lục, Anh, Đức, Đài Loan, Singapore, Nhật Bản, Hà Lan, Macao và Úc trong đó Trung Quốc đại lục là thị trường lớn nhất. Nếu như những năm 60 – 70 và giữa những năm 80, hàng nội địa Hồng Kông chủ yếu xuất khẩu sang Mỹ, Anh và Đức trong khi hầu như không xuất khẩu sang Đại lục thì từ cuối những năm 80 đến nay thị trường Đại lục phát triển mạnh mẽ và chiếm phần lớn tỷ trọng xuất khẩu của hàng nội địa Hồng Kông, trong khi thị trường Mỹ và các thị trường Châu Âu đang có xu hướng giảm do ảnh hưởng của việc đi xuống của nền kinh tế thế giới, bên cạnh đó có thể thấy xu hướng đa dạng thị trường xuất khẩu của Hồng Kông mà điển hình là thị trường Đài Loan và Singapore khi tỉ trọng xuất khẩu sang hai thị trường này đã vượt qua các thị trường Châu Âu khác như Đức. Tuy nhiên, có thể thấy giá trị xuất khẩu của hàng hoá nội địa tăng lên mạnh mẽ vào những năm 80-90 nhưng đang có xu hướng giảm dần những năm gần đây và không còn đóng góp nhiều vào tăng trưởng kinh tế của Hồng Kông. Hình 2.9. Bảng thống kê 10 sản phẩm xuất khẩu nội địa chính của Hồng Kông (1993-2007) Đơn vị: triệu $ HK Năm Quần áo Máy văn phòng và thiết bị dữ liệu Tạp phẩm Máy điện và các dụng cụ điện Chất dẻo Vải sợi Kim loại Điện Kim loại màu Thuốc lá Tất cả các sản phẩm 1993 71,857 17,247 20,568 22,668 3,441 16,180 1,262 1,941 1,181 2,423 223,027 1994 73,086 17,623 19,272 24,815 3,948 15,038 1,299 832 1,312 2,394 222,092 1995 73,801 17,866 19,876 31,889 4,506 14,030 1,674 722 1,579 2,215 231,657 1996 69,447 13,090 18,092 30,357 3,823 13,693 1,501 314 1,635 2,145 212,160 1997 72,228 10,425 17,397 32,958 3,577 12,655 1,372 336 1,614 2,073 211,410 1998 74,874 8,922 14,892 26,688 3,076 10,767 1,161 366 1,571 1,201 188,454 1999 74,251 8,254 14,197 23,790 2,493 9,488 1,077 387 2,065 678 170,600 2000 77,415 7,303 16,408 28,533 2,839 9,164 1,185 627 2,253 810 180,967 2001 72,240 5,721 14,352 20,322 2,268 8,193 1,274 746 1,191 815 153,520 2002 65,039 5,273 14,255 15,564 2,393 7,645 1,271 1,013 903 937 130,926 2003 63,880 4,925 14,621 10,235 2,411 5,898 1,757 1,323 858 1,198 121,687 2004 63,392 5,279 14,834 13,115 3,109 5,325 2,368 1,433 1,046 1,611 125,982 2005 56,240 13,721 15,038 18,839 4,643 4,695 2,450 1,959 1,411 1,568 136,030 2006 52,233 19,482 15,259 13,507 5,060 4,120 3,104 1,975 1,730 1,669 134,527 2007 38,889 2,947 16,469 7,917 6,064 3,608 3,789 1,789 1,895 1,874 109,122 Nguồn: HK Census and Statistics Department Hình 2.10. Bảng thống kê giá trị xuất khẩu hàng hoá nội địa tới 10 thị trường chính của Hồng Kông (1987-2007) Đơn vị: triệu $ HK Năm USA Đại lục Anh Đức Đài Loan Singapore Nhật Bản Hà Lan Macao Australia Tổng giá trị 1987 72,817 27,871 12,905 14,943 2,384 3,880 9,489 4,027 1,007 3,697 195,254 1988 72,884 38,043 15,524 16,242 3,460 5,223 11,435 4,918 1,077 4,172 217,664 1989 72,162 43,272 14,638 15,757 4,460 5,804 13,028 4,756 1,169 4,198 224,104 1990 66,370 47,470 13,496 17,991 5,720 7,796 12,079 4,964 1,168 3,527 225,875 1991 62,870 54,404 13,706 19,318 6,066 8,794 11,666 5,238 1,117 3,110 231,045 1992 64,600 61,959 12,541 15,956 6,500 10,360 10,997 4,878 1,272 2,733 234,123 1993 60,292 63,367 10,771 13,969 6,261 11,344 9,677 4,520 1,170 2,339 223,027 1994 61,419 61,009 10,292 12,811 6,076 12,225 10,455 4,775 1,311 2,565 222,092 1995 61,250 63,555 10,941 12,178 7,971 12,236 11,877 5,152 1,502 2,597 231,657 1996 53,860 61,620 10,597 11,388 6,705 10,009 11,335 4,674 1,577 2,113 212,160 1997 55,073 63,867 10,723 10,321 7,029 8,404 10,641 5,138 1,286 1,889 211,410 1998 54,842 56,066 10,058 9,805 6,505 5,103 6,435 4,736 1,004 1,639 188,454 1999 51,358 50,414 10,392 8,543 5,101 3,682 5,459 4,119 642 1,285 170,600 2000 54,438 54,158 10,681 9,294 6,104 4,716 5,084 3,910 588 1,171 180,967 2001 47,589 49,547 8,578 5,818 5,346 2,650 4,060 4,619 609 991 153,520 2002 41,908 41,374 7,588 4,273 4,388 2,161 2,969 3,470 654 825 130,926 2003 39,130 36,757 7,762 4,853 3,653 2,237 2,848 2,473 528 959 121,687 2004 38,636 37,898 8,190 4,985 4,664 3,149 2,812 2,616 546 1,128 125,982 2005 37,767 44,643 7,304 4,353 5,142 4,076 4,320 5,386 965 1,869 136,030 2006 33,159 40,268 7,859 4,910 4,461 4,128 4,931 7,958 1,457 2,478 134,527 2007 23,878 40,610 5,847 3,022 4,032 3,047 2,864 2,922 1,688 1,764 109,122 Nguồn: HK Census and Statistics Department Tái xuất khẩu. Tái xuất khẩu là việc những sản phẩm sản xuất bên ngoài lãnh thổ Hồng Kông, đặc biệt ở Trung Hoa đại lục, đầu tiên được nhập khẩu vào Hồng Kông. Sau đó, lại được xuất khẩu đi nơi khác mà không có bất cứ sự thay đổi nào. 3 nhóm mặt hàng chính cho xuất khẩu lại của Hồng Kông bao gồm: hàng tiêu dùng, sản phẩm công nghiệp nhẹ và các sản phẩm chế biến từ nguyên liệu thô. Các sản phẩm xuất khẩu lại chính trong nhóm hàng tiêu dùng bao gồm quần áo, vải sợi, giầy dép, tạp phẩm. Các sản phẩm xuất khẩu lại chính trong nhóm hàng sản phẩm công nghiệp nhẹ bao gồm: các máy điện và các dụng cụ điện, thiết bị viễn thông, máy văn phòng và máy dữ liệu, dụng cụ quang học và đồng hồ. Các sản phẩm xuất khẩu lại chính trong nhóm hàng sản phẩm chế biến từ nguyên liệu thô bao gồm: chất dẻo và phi kim Những năm trước đây, hàng tiêu dùng là nhóm hàng chủ lực đối với xuất khẩu lại của Hồng Kông khi đóng góp tới gần ½ giá trị xuất khẩu lại của Hồng Kông nhưng trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của công nghiệp chế biến thì nhóm sản phẩm công nghiệp nhẹ đã dần dần thay thế hàng tiêu dùng để trở thành nhóm hàng chủ lực của xuất khẩu lại khi chiếm tới gần 2/3 tổng giá trị xuất khẩu lại. 10 thị trường chính của tái xuất khẩu Hồng Kông bao gồm: Trung Quốc đại lục, Mỹ, Nhật Bản, Đức, Anh, Đài Loan, Hàn Quốc, Singapore, Hà Lan và Pháp. Những năm 60-70, Nhật Bản, Mỹ, Singapore và Đài Loan là những thị trường xuất khẩu chính của tái xuất khẩu Hồng Kông khi chiếm tới gần 50% tổng giá trị xuất khẩu nhưng từ những năm 80 đến nay, thị trường Đại lục trở thành đối tác xuất khẩu quan trọng nhất của Hồng Kông do nhu cầu phát triển cũng như sự bùng nổ về kinh tế, khi luôn chiếm từ 40-50% tổng giá trị xuất khẩu lại. Trong khi đó, có thể thấy sự thay thế của thị truờng Anh, Đức và Hàn Quốc đối với thị trường Đài loan, và Singapore khi giá trị xuất khẩu đến những thị trường trên có sự tăng trưởng mạnh mẽ trong những năm vừa qua. Nhìn chung, tái xuất khẩu là một vũ khí chiến lược của xuất khẩu nói riêng cũng như nền kinh tế Hồng Kông nói chung khi giá trị của nó liên tục tăng nhanh trong suốt hơn 40 năm qua từ những năm 60 đến nay cụ thể là giá trị của tái xuất khẩu năm 2007 đã gấp 620 lần so với năm 1972 qua đó đóng góp rất lớn vào tăng trưởng GDP của Hồng Kông. Hình 2.11. Bảng thống kê 10 sản phẩm xuất khẩu lại chính của Hồng Kông (1997-2007) Đơn vị: triệu $HK Năm Máy điện và các dụng cụ điện Thiết bị viễn thông Máy văn phòng và máy dữ liệu Tạp phẩm Quần áo Vải sợi Dụng cụ quang học, đồng hồ Chất dẻo Phi kim Giầy dép Tất cả các sản phẩm 1997 136,784 116,801 86,253 162,642 106,669 100,395 58,838 30,047 22,398 65,619 1,244,539 1998 132,040 114,348 92,902 155,544 96,799 90,234 58,379 27,798 19,952 51,913 1,159,195 1999 156,479 114,325 98,136 161,888 99,308 85,710 59,790 29,387 21,843 47,840 1,178,400 2000 220,611 148,663 120,509 179,586 111,268 95,573 69,583 35,298 27,543 50,534 1,391,722 2001 215,892 142,304 132,680 158,421 110,609 87,053 69,480 30,241 25,400 45,938 1,327,467 2002 247,313 177,342 153,836 158,877 109,912 89,243 67,352 34,111 29,316 44,905 1,429,590 2003 303,728 219,182 184,233 162,350 116,477 96,025 73,216 38,621 31,672 44,667 1,620,749 2004 383,822 286,584 215,076 171,755 132,115 106,039 80,280 49,255 37,131 44,297 1,893,132 2005 442,175 324,923 274,823 180,867 156,027 102,866 80,888 55,989 47,608 47,750 2,114,143 2006 540,988 358,119 295,753 184,301 168,296 103,932 81,577 61,125 54,904 46,737 2,326,500 2007 642,572 428,095 258,813 227,625 185,514 101,066 88,008 65,830 67,834 46,488 2,578,392 Nguồn: HK Census and Statistics Department . Hình 2.12. Giá trị tái xuất khẩu tới 10 thị trường chính của Hồng Kông (1989 – 2007) Đơn vị: triệu $HK Năm Đại lục USA Nhật Bản Đức Anh Đài Loan Hàn Quốc Singapore Hà Lan Pháp Tổng giá trị 1989 103,492 72,033 22,268 13,502 8,918 16,478 13,279 11,029 3,931 4,543 346,405 1990 110,908 87,752 24,376 23,406 12,107 21,248 13,011 12,572 5,910 6,415 413,999 1991 153,318 110,802 29,574 32,073 14,663 24,765 14,631 12,094 7,232 9,038 534,841 1992 212,105 148,500 37,465 33,103 20,591 26,156 13,588 13,866 9,781 11,039 690,829 1993 274,561 180,349 44,156 40,798 24,536 21,910 15,538 17,143 11,977 12,864 823,224 1994 322,835 210,077 54,745 41,617 27,318 22,416 16,483 20,346 13,542 13,671 947,921 1995 384,043 230,997 70,081 45,770 32,257 27,758 19,292 26,011 16,702 17,452 1,112,470 1996 417,752 242,342 80,154 47,216 35,991 26,638 20,091 28,388 18,261 18,823 1,185,758 1997 443,878 261,372 77,724 46,336 39,066 29,581 19,310 29,385 19,847 20,293 1,244,539 1998 407,366 259,856 64,194 42,161 42,259 27,368 12,241 25,625 20,332 21,316 1,159,195 1999 399,188 269,444 67,506 44,122 45,541 27,859 19,793 28,716 19,422 22,837 1,178,400 2000 488,823 311,047 82,050 50,599 52,356 33,696 26,978 32,028 20,373 25,205 1,391,722 2001 496,574 282,189 83,551 45,774 46,764 30,021 24,640 26,929 20,693 21,516 1,327,467 2002 571,870 291,043 80,743 44,567 46,644 30,193 29,264 29,424 22,775 19,243 1,429,590 2003 705,787 285,084 91,154 51,369 49,625 38,616 34,336 33,468 25,498 20,676 1,620,749 2004 850,645 302,964 104,733 57,915 57,663 44,447 42,673 40,428 30,524 24,964 1,893,132 2005 967,923 322,872 114,258 68,367 61,944 45,285 46,591 42,465 37,252 30,341 2,114,143 2006 1,115,941 337,971 115,490 70,753 65,773 47,645 50,084 44,484 33,082 31,841 2,326,500 2007 1,267,722 344,324 116,703 78,096 69,015 48,902 51,477 47,403 41,498 34,190 2,578,392 Nguồn: HK Census and Statistics Department Xuất khẩu dịch vụ. Xuất khẩu dịch vụ: bao gồm các dịch vụ liên quan đến thương mại, vận chuyển, du lịch và các dịch vụ khác ( như bảo hiểm, tài chínhvv...). Trong đó, xuất khẩu dịch vụ vận tải chiếm tỉ trọng cao nhất bởi sự phát triển của xuất khẩu của Hồng Kông kéo theo sự phát triển của dịch vụ vận tải. Bên cạnh đó, với sự phát triển về kinh tế cũng như các chính sách mở cửa của chính phủ, Hồng Kông đã trở thành một trong những trung tâm tài chính – thương mại của thế giới làm cho xuất khẩu các dịch vụ tài chính, kinh tế cũng đóng góp khá lớn vào giá trị xuất khẩu dịch vụ. Thị trường chính của xuất khẩu dịch vụ Hồng Kông là Trung Quốc đại lục, Mỹ, Anh, Nhật và Đài Loan. Trong đó, Mỹ và Đại lục là những đối tác chính của Hồng Kông khi chiếm hơn 50 % tỷ trọng tổng giá trị xuất khẩu Hình 2.13. Biểu đồ miêu tả xuất khẩu dịch vụ của Hồng Kông năm 2007 : Vận tải : Du lịch : Dịch vụ thương mại liên quan : Các dịch vụ khác Nguồn: ww.hkecnomy.gov.hk Hình 2.14. Giá trị xuất khẩu dịch vụ tới những thị trường chính của Hồng Kông (1995-2006) Năm Đại lục Mỹ Anh Nhật Bản Đài Loan Thị trường khác Tổng giá trị 1995 40,092 51,120 12,692 35,345 21,104 80,230 240,584 1996 46,457 58,792 15,169 39,663 19,557 92,544 272,183 1997 52,834 64,939 14,120 29,243 17,722 93,901 272,760 1998 65,067 48,242 11,654 27,433 14,765 90,256 257,416 1999 63,658 54,053 14,410 25,577 15,043 92,794 265,536 2000 68,844 68,488 18,904 27,958 20,477 97,144 301,813 2001 76,479 70,205 17,966 26,945 20,938 95,125 307,657 2002 94,547 70,606 19,837 29,808 22,036 98,530 335,363 2003 102,281 74,351 19,080 25,481 25,353 108,629 355,175 2004 116,788 87,535 26,262 30,699 31,230 133,126 425,640 2005 127,947 100,294 33,471 34,803 35,349 153,857 485,721 2006 137,007 119,030 44,238 40,131 36,322 177,868 554,596 Nguồn: HK Census and Statistics Department 2.3.2.2.Thị trường xuất khẩu. Các đối tác xuất khẩu chính của Hồng Kông là Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản, EU, Singapore và Đài Loan. Trong đó, Trung Quốc vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Hồng Kông bởi nhu cầu rất lớn về hàng hoá cho tiêu dùng cũng như những hoạt động kinh tế ngoại thương mạnh mẽ của đại lục tiếp đến là Mỹ và EU. Nếu từ những năm 60 đến những năm 80 trước đây, Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Hồng Kông khi chiếm tới 30-40% giá trị xuất khẩu thì từ những năm 90 trở lại đây Đại lục dần dần thay thế Mỹ và trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất của Hồng Kông và chiếm khoảng 50% tổng giá trị xuất khẩu của Hồng Kông. Bên cạnh đó, với sự phát triển kinh tế nhanh chóng của các thị trường Châu Á khác như Ấn Độ, Thái Lan, Malaysia cùng nhu cầu nhập khẩu lớn nhằm nâng cao sức mạnh nền kinh tế cũng là động lực thúc đẩy xuất khẩu Hồng Kông đến những nền kinh tế này. Hình 2.15. Biểu đồ xuất khẩu hàng hoá của Hồng Kông trong nửa đầu năm 2008 Đơn vị: tỷ USD Ghi chú: Tổng giá trị xuất khẩu hàng hoá nửa đầu năm 2008 của Hồng Kông là 1351,4 tỷ USD Nguồn: www.hkecnomy.gov.hk Hình 2.16. Biểu đồ sự thay đổi tỉ lệ hàng năm của xuất khẩu Hồng Kông tới Trung Quốc đại lục và các thị trường khác Đơn vị: % ------- : Xuất khẩu Hồng Kông đến Đại lục ------- : Xuất khẩu của Hồng Kông đến tất cả các thị trường khác Nguồn: www.hkecnomy.gov.hk Trong thời gian gần đây, trong số các thị trường xuất khẩu, thị trường xuất khẩu Singapore có dấu hiệu tăng cao do tác động của sự khởi sắc trong ngành công nghiệp điện tử Singapore. Tuy nhiên, trong tương lai, một số nền kinh tế Châu Á nói trên sẽ phải đối mặt với những thách thức từ sự suy yếu của nền kinh tế toàn cầu và sự gia tăng lạm phát. Hình 2.17. Biểu đồ xuất khẩu của Hồng Kông đến thị trường Singapore Đơn vị: % ------: Xuất khẩu của HK đến Singapore -------: Nhu cầu nhập khẩu của Singapore --------: Tỷ giá $HK/$ Singapore Nguồn: www.hkecnomy.gov.hk Trong khi đó, do sự đi xuống của nền kinh tế Mỹ nên xuất khẩu của Hồng Kông đến thị trường này, chủ yếu là hàng tiêu dùng, có dấu hiệu sụt giảm. Hình 2.18. Biểu đồ xuất khẩu của Hồng Kông đến thị trường Mỹ Đơn vị: % ------: Xuất khẩu của HK đến Mỹ -------: Nhu cầu nhập khẩu của Mỹ Nguồn: www.hkecnomy.gov.hk Xuất khẩu của Hồng Kông đến thị trường Châu Âu vẫn duy trì sự tăng trưởng nhẹ do chính sách mở rộng kinh tế cũng như sức mạnh của đồng Euro. Hình 2.19. Biểu đồ miêu tả xuất khẩu Hồng Kông đối với thị trường EU Đơn vị: % ------: Xuất khẩu của HK đến EU -------: Nhu cầu nhập khẩu của EU --------: Tỷ giá $HK/Euro Nguồn: www.hkecnomy.gov.hk Xuất khẩu đối với thị trường Nhật Bản giảm thấp do nhu cầu trong nước của Nhật Bản vẫn rất thấp cũng như chính sách cắt giảm chi tiêu của chính phủ Nhật Bản. Hình 2.20. Biểu đồ miêu tả xuất khẩu Hồng Kông đến thị trường Nhật Đơn vị: % ------: Xuất khẩu của HK đến Nhật -------: Nhu cầu nhập khẩu của Nhật --------: Tỷ giá $HK/ đồng Yên Nguồn: www.hkecnomy.gov.hk Xuất khẩu tới Hàn Quốc cũng giảm do ảnh hưởng từ sự tiết chế trong chi tiêu của các nền kinh tế khác trong không khí ảm đạm chung của kinh tế thế giới. Hình 2.21. Biểu đồ miêu tả xuất khẩu Hồng Kông đến thị trường Hàn Quốc Đơn vị: % ------: Xuất khẩu của HK đến Hàn Quốc -------: Nhu cầu nhập khẩu của Hàn Quốc --------: Tỷ giá $HK/ đồng Won Nguồn: www.hkecnomy.gov.hk 2.3.2.3.Thực trạng và những vấn đề hiện tại của xuất khẩu Hồng Kông. Trung bình hàng năm xuất khẩu Hồng Kông tăng 7% và đóng góp khoảng 70% vào sự tăng trưởng GDP trong suốt hơn 2 thập kỷ qua. Trong số 3 phương thức chính nói trên, tái xuất khẩu được đánh giá là có sự phát triển mạnh mẽ nhất, tăng trưởng trung bình 20% một năm và đóng góp tới 40% vào tăng trưởng GDP trong mỗi thời kỳ. Sự tăng trưởng của tái xuất khẩu còn được khuyến khích bởi sự phát triển nhanh chóng của Trung Quốc đại lục và cụ thể hơn là sự phân bố lại khu vực sản xuất. Kết quả là, xuất khẩu hàng hoá nội địa đã sụt giảm một cách đáng kể từ năm 1990. Trong khi đó, xuất khẩu dịch vụ đã tăng trưởng một cách vững chắc và mạnh mẽ từ năm 1980 cho đến nay và đóng góp tới 29% vào tăng trưởng GDP cùng với sự tăng trưởng của các dịch vụ thương mại liên quan. Hình 2.22. Sự tăng trưởng và đóng góp của các phương thức xuất khẩu vào GDP của Hồng Kông (1981 – 2001) 1981 - 1989 1990 - 2001 1981 – 2001 Tăng trưởng(%) Xuất khẩu nội địa 8,4 -2,5 1,7 Lợi nhuận tái xuất khẩu 23,1 18,0 20,0 Xuất khẩu dịch vụ 8,1 5,8 6,8 Hoạt động thương mại liên quan 3,3 9,3 6,9 Tổng lợi nhuận xuất khẩu 9,2 5,0 6,7 Đóng góp vào tăng trưởng GDP (%) Xuất khẩu nội địa 32,9 -11,6 7,2 Lợi nhuận tái xuất khẩu 8,9 68,6 39,5 Xuất khẩu dịch vụ 25,4 32,3 29,0 Hoạt động thương mại liên quan 2,5 12,3 7,0 Tổng lợi nhuân xuất khẩu 67,3 70,0 69,9 Nguồn: HK Census and Statistics Department Tuy nhiên, vẫn còn những vấn đề tồn tại đối với xuất khẩu của Hồng Kông, tình trạng xuất khẩu Hồng Kông trong những năm gần đây cùng với sự phát triển nhanh chóng của Trung Quốc đại lục đã tạo nên những lo ngại về sự phân hoá phát triển xuất khẩu giữa hai nền kinh tế và triển vọng xuất khẩu của Hồng Kông trong tương lai. Xuất khẩu Hồng Kông đã tụt lại so với xuất khẩu của đại lục, khi tỷ lệ giá trị xuất khẩu giữa Hồng Kông và Đại lục đã giảm một cách nhanh chóng từ 120% vào giữa những năm 80 xuống dưới 40% vào năm 2001. Sự sụt giảm tỉ lệ nói trên ngoài sự phát triển mạnh mẽ của Đại lục trong những năm gần đây còn bao gồm việc hàng hoá ở Đại lục từ phía nam Trung Quốc được vận chuyển trực tiếp đến nơi nhận hàng mà không thông qua Hồng Kông, kết quả là chi phí vận chuyển thấp hơn và nâng cao được tính cạnh tranh, có được điều này là do sự nâng cấp cơ sở hạ tầng và cải thiện chất lượng dịch vụ của Trung Quốc đại lục. Sự phát triển xuất khẩu không cân đối trên còn được thể hiện qua việc phát triển xuất khẩu ở phía Đông Trung Quốc, đặc biệt là Thượng Hải và khu vực Châu thổ sông Trường (Yangzte River Delta) nhanh hơn so với khu vực Châu thổ sông Châu (Pearl River Delta), nơi mà Hồng Kông có quan hệ hợp tác chặt chẽ hơn. Hình 2.23. Biểu đồ miêu tả tỷ lệ giá trị xuất khẩu của Hồng Kông so với Đại lục Đơn vị: % Nguồn:HK Census and Statistics Department, CEIC and HKMA estimates Bên cạnh đó, sự sụt giảm nhanh chóng của các thị trường xuất khẩu lớn như Mỹ và Nhật Bản do ảnh hưởng bởi sự đi xuống của nền kinh tế thế giới cũng như sự nổi lên của các nền kinh tế mới nổi khác như Malaysia, Thái Lan cũng là một tín hiệu đáng lo ngại đối với xuất khẩu Hồng Kông. 2.4. Đóng góp của ngoại thương vào sự phát triển của nền kinh tế Hồng Kông. 2.4.1. Kết quả hoạt động của ngoại thương Hồng Kông Trước năm 1957, Hồng Kông theo đuổi chiến lược hướng nội, tập trung phát triển công nghiệp và các ngành sản xuất trong nước vì thế xuất khẩu của Hồng Kông chủ yếu là xuất khẩu nội địa mà không bao gồm tái xuất khẩu và quy mô xuất khẩu vẫn còn rất nhỏ. Sau năm 1957, do hạn chế về thị trường nhỏ hẹp và nợ nước ngoài tăng, Hồng Kông đã có những thay đổi về chiến lược phát triển, thay vào đó là chiến lược hướng ngoại và các chính sách mở cửa nhằm thu hút đầu tư từ nước ngoài cũng như giải quyết các hạn chế còn tồn tại. Qua số liệu trên có thể thấy, xuất nhập khẩu của Hồng Kông có những bước phát triển vượt bậc qua các năm. Nếu như năm 1952, giá trị nhập khẩu là 3.779 triệu HK$, giá trị xuất khẩu là 2.899 HK$ thì đến năm 2007, giá trị nhập khẩu là 2.868.011 HK$ gấp 755 lần còn giá trị xuất khẩu là 2.687.513 HK$ gấp 927 lần. Vào những năm 50 thế kỷ trước, do ảnh hưởng của Chiến tranh lạnh, ngoại thương Hồng Kông phát triển tương đối chậm và giảm xuống đặc biệt là năm 1954, tốc độ tăng nhập khẩu là -11,3 %, tốc độ xuất khẩu là -11,6%. Sau giai đoạn này, ngoại thương Hồng Kông tăng trưởng nhanh và ổn định đặc biệt là giai đoạn những năm 1970 – 1980, tốc độ tăng trưởng đạt trung bình khoảng 20% mặc dù bị ảnh hưởng bởi “khủng hoảng dầu mỏ thế giới” vào năm 1975 khi giá trị nhập khẩu giảm 1,9% và giá trị xuất khẩu giảm 0,7% nhưng ngoại thương Hồng Kông đã vực dậy rất nhanh ngay sau đó với mức tăng 29,3% với nhập khẩu và 39,3% với xuất khẩu. Giai đoạn những năm 1990 đến nay, tốc độ phát triển của ngoại thương Hông Kông đã có phần chậm lại một phần do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997 biểu hiện là năm 1998 tốc độ nhập khẩu của Hồng Kông đã giảm tới 11,5% còn tốc độ xuất khẩu giảm 7,4% tuy nhiên những năm gần đây, ngoại thương Hồng Kông đã dần khôi phục trở lại với tốc độ tăng trung bình hàng năm trên 10%. Hình 2.24. Kim ngạch xuất nhập khẩu (1952-2007) Năm Nhập khẩu Xuất khẩu nội địa Tái xuất khẩu Tổng xuất khẩu Nhập siêu Quy mô (triệu $HK) Tốc độ(%) Quy mô (triệu $HK) Tốc độ(%) Quy mô (triệu $HK) Tốc độ(%) Quy mô (triệu $HK) Tốc độ(%) Quy mô (triệu $HK) 1952 3,779 N.A. 2,899 N.A. _ N.A. 2,899 N.A. 880 1953 3,873 +2.5 2,734 -5.7 _ N.A. 2,734 -5.7 1,139 1954 3,435 -11.3 2,417 -11.6 _ N.A. 2,417 -11.6 1,018 1955 3,719 +8.3 2,534 +4.8 _ N.A. 2,534 +4.8 1,185 1956 4,566 +22.8 3,210 +26.7 _ N.A. 3,210 +26.7 1,357 1957 5,149 +12.8 1,202 N.A. 1,814 N.A. 3,016 -6.0 2,133 1958 4,594 -10.8 1,260 +4.8 1,729 -4.7 2,989 -0.9 1,605 1959 4,949 +7.7 2,282 +81.1 995 -42.4 3,278 +9.7 1,672 1960 5,864 +18.5 2,867 +25.6 1,070 +7.5 3,938 +20.1 1,926 1961 5,970 +1.8 2,939 +2.5 991 -7.4 3,930 -0.2 2,040 1962 6,657 +11.5 3,317 +12.9 1,070 +8.0 4,387 +11.6 2,270 1963 7,412 +11.3 3,831 +15.5 1,160 +8.4 4,991 +13.8 2,421 1964 8,551 +15.4 4,428 +15.6 1,356 +16.9 5,784 +15.9 2,767 1965 8,965 +4.8 5,027 +13.5 1,503 +10.8 6,530 +12.9 2,435 1966 10,097 +12.6 5,730 +14.0 1,833 +22.0 7,563 +15.8 2,534 1967 10,449 +3.5 6,700 +16.9 2,081 +13.5 8,781 +16.1 1,668 1968 12,472 +19.4 8,428 +25.8 2,142 +2.9 10,570 +20.4 1,901 1969 14,893 +19.4 10,518 +24.8 2,679 +25.1 13,197 +24.9 1,696 1970 17,607 +18.2 12,347 +17.4 2,892 +7.9 15,238 +15.5 2,369 1971 20,256 +15.0 13,750 +11.4 3,414 +18.1 17,164 +12.6 3,092 1972 21,764 +7.4 15,245 +10.9 4,154 +21.7 19,400 +13.0 2,364 1973 29,005 +33.3 19,474 +27.7 6,525 +57.1 25,999 +34.0 3,005 1974 34,120 +17.6 22,911 +17.6 7,124 +9.2 30,036 +15.5 4,084 1975 33,472 -1.9 22,859 -0.2 6,973 -2.1 29,832 -0.7 3,640 1976 43,293 +29.3 32,629 +42.7 8,928 +28.0 41,557 +39.3 1,736 1977 48,701 +12.5 35,004 +7.3 9,829 +10.1 44,833 +7.9 3,868 1978 63,056 +29.5 40,711 +16.3 13,197 +34.3 53,908 +20.2 9,147 1979 85,837 +36.1 55,912 +37.3 20,022 +51.7 75,934 +40.9 9,903 1980 111,651 +30.1 68,171 +21.9 30,072 +50.2 98,242 +29.4 13,408 1981 138,375 +23.9 80,423 +18.0 41,739 +38.8 122,163 +24.3 16,212 1982 142,893 +3.3 83,032 +3.2 44,353 +6.3 127,385 +4.3 15,508 1983 175,442 +22.8 104,405 +25.7 56,294 +26.9 160,699 +26.2 14,743 1984 223,370 +27.3 137,936 +32.1 83,504 +48.3 221,441 +37.8 1,929 1985 231,420 +3.6 129,882 -5.8 105,270 +26.1 235,152 +6.2 -3,733 1986 275,955 +19.2 153,983 +18.6 122,546 +16.4 276,530 +17.6 -575 1987 377,948 +37.0 195,254 +26.8 182,780 +49.2 378,034 +36.7 -87 1988 498,798 +32.0 217,664 +11.5 275,405 +50.7 493,069 +30.4 5,729 1989 562,781 +12.8 224,104 +3.0 346,405 +25.8 570,509 +15.7 -7,728 1990 642,530 +14.2 225,875 +0.8 413,999 +19.5 639,874 +12.2 2,656 1991 778,982 +21.2 231,045 +2.3 534,841 +29.2 765,886 +19.7 13,096 1992 955,295 +22.6 234,123 +1.3 690,829 +29.2 924,953 +20.8 30,342 1993 1,072,597 +12.3 223,027 -4.7 823,224 +19.2 1,046,250 +13.1 26,347 1994 1,250,709 +16.6 222,092 -0.4 947,921 +15.1 1,170,013 +11.8 80,695 1995 1,491,121 +19.2 231,657 +4.3 1,112,470 +17.4 1,344,127 +14.9 146,994 1996 1,535,582 +3.0 212,160 -8.4 1,185,758 +6.6 1,397,917 +4.0 137,664 1997 1,615,090 +5.2 211,410 -0.4 1,244,539 +5.0 1,455,949 +4.2 159,141 1998 1,429,092 -11.5 188,454 -10.9 1,159,195 -6.9 1,347,649 -7.4 81,443 1999 1,392,718 -2.5 170,600 -9.5 1,178,400 +1.7 1,349,000 +0.1 43,718 2000 1,657,962 +19.0 180,967 +6.1 1,391,722 +18.1 1,572,689 +16.6 85,273 2001 1,568,194 -5.4 153,520 -15.2 1,327,467 -4.6 1,480,987 -5.8 87,208 2002 1,619,419 +3.3 130,926 -14.7 1,429,590 +7.7 1,560,517 +5.4 58,903 2003 1,805,770 +11.5 121,687 -7.1 1,620,749 +13.4 1,742,436 +11.7 63,334 2004 2,111,123 +16.9 125,982 +3.5 1,893,132 +16.8 2,019,114 +15.9 92,009 2005 2,329,469 +10.3 136,030 +8.0 2,114,143 +11.7 2,250,174 +11.4 79,295 2006 2,599,804 +11.6 134,527 -1.1 2,326,500 +10.0 2,461,027 +9.4 138,777 2007 2,868,011 +10.3 109,122 -18.9 2,578,392 +10.8 2,687,513 +9.2 180,497 Nguồn:HK Census and Statistics Department 2.4.2. Tác động của ngoại thương đến phát triển kinh tế Hồng Kông Ngoại thương Hồng Kông, với tính đa dạng của nó và thị trường rộng lớn bao gồm các hoạt động ở đại lục và quốc tế, là một vũ khí chiến lược và đóng góp rất lớn vào sự phát triển của kinh tế Hồng Kông. Phương thức rõ ràng nhất để đánh giá sự đóng góp của ngoại thương đối với nền kinh tế Hồng Kông là giá trị đóng góp của nó vào GDP, lượng lợi nhuận thu được và số lượng lao động của ngoại thương trong nền kinh tế.Theo đó, ngoại thương là ngành có đóng góp GDP lớn nhất, thu được lượng ngoại tệ lớn nhất và là ngành có lượng lao động đứng thứ hai nền kinh tế Bên cạnh đó, ngoại thương còn tạo ra nhu cầu cho các dịch vụ trung gian như vận tải, bảo hiểm và tài chính và như thế giá trị tăng thêm và việc làm tạo ra trong những ngành này sẽ được tính vào sự đóng góp của ngoại thương. Bên cạnh đó, sự ảnh hưởng không chỉ diễn ra một lần, thu nhập có được từ ngoại thương sẽ tạo ra khoản chi khác cho tiêu dùng hàng hóa và từ đó tạo ra thêm nhiều nhu cầu hơn. Ngoại thương – khu vực kinh tế lớn nhất của Hồng Kông: Theo HKSAR Census and Statistics Department, ngoại thương đóng góp tới 21% GDP của Hồng Kông trong năm 2004 và là khu vực kinh tế lớn nhất của Hồng Kông và tiếp tục là động cơ thúc đẩy phát triển chính của Hồng Kông, theo đó ngoại thương luôn là khu vực hồi phục nhanh nhất từ khủng hoảng tài chính, trụ vững trước chu kỳ lên xuống kinh tế và vẫn tiếp tục phát triển. Từ năm 1980 đến 2005, chỉ có 3 trong tổng số 26 năm có sự sụt giảm trong xuất khẩu hàng hoá. Trong suốt thời kỳ này, lợi nhuận thu đuợc của xuất khẩu hàng hoá đã vượt qua cả GDP trừ năm 1982,1999 và 2001, không những vậy ngoại thương còn làm tốt hơn các ngành khác để trở thành khu vực đóng góp quan trọng nhất vào tăng trưởng GDP giai đoạn 2000-2005 với trên 50% tổng GDP thực tế. Hình 2.25. Hoạt động của các khu vực kinh tế Hồng Kông năm 2004 (% GDP) Hình 2.26. Tăng trưởng GDP và xuất khẩu hàng hoá của Hồng Kông (1980 – 2005) -----: GDP -----: Xuất khẩu hàng hoá Ngoại thương là khu vực thu được phần lợi nhuận lớn nhất: Nếu tính theo giá trị của dollar thì lợi nhuận ròng của khu vực ngoại thương là lớn nhất trong số tất cả các khu vực kinh tế của Hồng Kông. Lợi nhuận thu được của ngoại thương năm 2004 là 161,5 tỷ HK$ chiếm tới 30% lợi nhuận của cả nền kinh tế. Theo thứ tự, dịch vụ tài chính, vận tải và dịch vụ là những ngành thu được lợi nhuận cao thứ hai và thứ ba nhưng giá trị thu được chỉ là 67 tỷ và 55 tỷ HK$. Thành tích trên được duy trì hơn 2 thập kỷ qua bởi lợi nhuận từ ngoại thương được tăng lên trung bình 10%/năm từ 1980-2004. Hình 2.27. Lợi nhuận của các công ty ở Hồng Kông theo khu vực kinh tế năm 2004 Nguồn:HK Census and Statistics Department Ngoại thương còn là khu vực kinh tế thu được lượng ngoại tế lớn nhất: Năm 2004, tái xuất khẩu thu được lượng ngoại tệ khoảng 328 tỷ HK$ trong khi đó thông qua dịch vụ, thuơng mại xa bờ thu được khoảng 147 tỷ HK$ đúng trên các khu vực kinh tế khác bao gồm vận tải,du lịch, tài chính và dịch vụ bảo hiểm, tổng lượng ngoại tệ thu được của ngoại thương nhiều hơn so với lượng vốn đầu tư nước ngoài vào Hồng Kông. Là khu vực có số lượng lao động lớn thứ hai Hồng Kông: Ngoại thương Hồng Kông có số lượng lao động là 773.400 người tính đến đầu năm 2005 và là khu vực kinh tế có lượng lao động lớn thứ hai sau khu vực dịch vụ. Lượng tiền lương và thù lao cho lao động trong khu vực ngoại thương khoảng 134 tỷ HK$ vào năm 2004, cũng lớn thứ hai sau khu vực dịch vụ. Đồng thời đem lại lượng lợi nhuận khổng lồ cho các dịch vụ trung gian: ngoại thương còn tạo ra việc làm cho các khu vực kinh tế nội địa khác. Các nhà sản xuất và thương mại Hồng Kông dựa vào các công ty trong nước để cung cấp kỹ thuật, hậu cần, kiểm soát chất lượng, mẫu mã, tài chính, bảo hiểm và các loại dịch vụ khác như là đầu vào trung gian cho sản phẩm của họ và việc xuất khẩu. Do đó, tồn tại một mạng lưới thương mại tinh vi và sợi dây liên kết của hệ thống này bao gồm nhà thiết kế và phát triển sản phẩm, thanh tra chất lượng, người nghiên cứu thử nghiệm, người chuyên chở hàng hoá, ngân hàng, công ty bảo hiểm, luật sư và kế toán. Tổng lượng tiêu dùng trung gian của ngoại thương vào năm 2004 là 178,4 tỷ HK$ chiếm tới khoảng 20% tổng thiêu dùng trung gian của tất cả các ngành kinh tế và tương đương với khoảng 14 % GDP của năm đó. Với hệ thống tinh vi này, nhu cầu của khu vực ngoại thương cho dịch vụ trung gian chính là một nguồn phát triển cho các khu vực kinh tế khác. Đặc biệt, đóng góp của nó cho sự phát triển của vận tải là rất lớn bởi xuất khẩu của Hồng Kông được xuất đi các thị trường nước ngoài thông qua đương bộ, đường hàng không và đường biển. Những khu vực kinh tế khác, như dịch vụ ngân hàng, cũng thu được lợi nhuận từ sự phát triển của ngoại thương. Đóng góp gián tiếp vào sự giàu có của Hồng Kông: hoạt động ngoại thương đã tạo ra một nhu cầu lớn đối với tiêu dùng trung gian. Việc định lượng những tác động này trên giá trị tăng thêm đối với nền kinh tế và việc làm, dựa trên những phân tích về đầu vào và đầu ra, có thể thấy ngoại thương thực chất đã tạo ra nhiều giá tri tăng thêm và việc làm hơn thông qua nhu cầu cho dịch vụ trung gian. Yếu tố chính tác động tới GDP và việc làm: như đã nói ở trên, ngoại thương đóng góp vào nền kinh tế Hồng Kông cả theo cách trực tiếp lẫn gián tiếp nhưng ảnh hưởng trên không chỉ diễn ra một lần, thông qua lợi nhuận doanh nghiệp và thù lao của người lao động, nó lại được đầu tư vào những ngành công nghiệp khác và lần lượt tạo ra chi tiêu các nhân, đầu tư cá nhân và những ảnh hưởng xa hơn. Sự tăng trưởng của ngoại thương còn làm thay đổi các số liệu kinh tế vĩ mô, theo ước lượng với 5% tăng trưởng xuất khẩu hàng hoá năm 2004, GDP thực tế sẽ tăng khoảng 2,4% và tạo ra thêm trung bình 22.000 việc làm qua đó giảm khoảng 0,6% tỷ lệ thất nghiệp. Có thể thấy, với những ảnh hưởng nêu trên, bằng cách trực tiếp cũng như gián tiếp ngoại thương đã, đang và sẽ là động lực thúc đẩy chính đối với kinh tế Hồng Kông. Chương 3: Các giải pháp thúc đẩy phát triển ngoại thương của Hồng Kông và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam Giải pháp thúc đẩy phát triển ngoại thương của Hồng Kông Sau 2 thập kỷ phát triển nhanh, kinh tế Hồng Kông đang bước lên một tầm cao mới khi mà sự phát triển nhanh của nền kinh tế phụ thuộc vào sự thành công của việc quyết tâm thay đổi một vài cấu trúc. Với những vấn đề tồn tại với xuất khẩu Hồng Kông nói riêng và ngoại thương nói chung ở trên, đòi hỏi chính phủ Hồng Kông cần có những giải pháp thay thế nhằm thúc đẩy phát triển ngoại thương. Một xu hướng nổi lên trong thời gian gần đây là sự gia tăng nhanh chóng các dịch vụ liên quan đến thương mại song song với sự phát triển của các hoạt động thương mại xa bờ (offshore trade) Thương mại xa bờ (offshore trade) bao gồm dịch vụ của cả “merchanting” và “merchandising” cho các giao dịch xa bờ. ”Merchanting” được hiểu như là những dịch vụ kết hợp với thương mại của hàng hoá được mua và bán tới những nơi bên ngoài Hồng Kông mà không bao gồm hàng hoá từ Hồng Kông. Nó cũng bao gồm việc bán hàng hoá được sản xuất thông qua hợp đồng gia công “thực hiện một phần” bán tới những nơi bên ngoài Hồng Kông không có hàng hoá từ Hồng Kông. Dịch vụ “Merchandising” (hay mua) cho các giao dịch xa bờ được hiểu là dịch vụ sắp xếp việc mua/bán hàng hoá thay mặt cho người mua/bán ở bên ngoài Hồng Kông. Không giống trong “merchanting”, các công ty Hồng Kông, với tư cách là người đại diện, không đem quyền sở hữu hàng hoá dính vào. Năm 2000, hơn 80% xuất khẩu dịch vụ liên quan tới thương mại xa bờ là từ ‘merchanting”. Sự tăng trưởng của thương mại xa bờ nhanh hơn so với tái xuất khẩu trong thời kì gần đây. Xu hướng chuyển từ tái xuất khẩu sang thương mại xa bờ cũng được nhìn thấy rõ từ sự giảm xuống đóng góp của tái xuất khẩu vào tổng sắp xếp vận chuyển đối với xuất khẩu bắt nguồn từ đại lục. Tuy nhiên, tỉ lệ trung bình của lợi nhuận thương mại xa bờ, khoảng 10% năm 1999 và 8.6% năm 2000 ít hơn một nửa so với tái xuất khẩu. Đánh giá sự phát triển này, có vẻ như khu vực dịch vụ thương mại của Hồng Kông bao gồm công nghiệp cảng, vận tải thuỷ và sản phẩm xuất khẩu từ Đại lục đang đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ phần còn lại của đất nước và các nhà đầu tư nước ngoài khác. Hình 3.1. So sánh lợi nhuận giữa tái xuất khẩu và thương mại xa bờ Đơn vị: tỷ HK$ Nguồn:HK Census and Statistics Department 3.2. Những bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam. Từ những thành công của Hồng Kông trong phát triển ngoại thương cũng như những chính sách thúc đẩy xuất khẩu của trong thời gian qua có thể rút ra nhiều bài học kinh nghiệm, trong đó có những bài học bổ ích mà những nước như Việt Nam có thể tham khảo vận dụng không chỉ trong việc thực hiện chính sách thúc đẩy xuất khẩu, mà còn cho cả quá trình hoạch định đường lối và chính sách phát triển kinh tế của đất nước nói chung. Chính sách thông thoáng: như đã nói ở trên, Hồng Kông có hệ thống chính sách mở và thông thoáng nhất thế giới, chính phủ Hồng Kông theo đuổi chính sách không can thiệp vào các quyết định thương mại trong đó các chính sách về nhập khẩu hàng hoá đơn giản, hầu như không có các hàng rào kinh tế qua đó thu hút đươc một lượng lớn vốn đầu tư nước ngoài đồng thời nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước. Với những chính sách trên, Hồng Kông là nước có nền kinh tế tự do nhất thế giới 12 năm liên tiếp tính đến năm 2008 trong khi Việt Nam đứng thứ 97/141 nền kinh tế được khảo sát theo bản báo cáo hằng năm về nền kinh tế các nước do Viện Cato đưa ra. Hệ thống luật kiện toàn, rõ ràng và hoàn chỉnh: Hồng Kông được đánh giá là nơi có hệ thống luật tốt nhất Châu Á năm 2008 theo nghiên cứu của PERC (Tổ chức Tư vấn về Rủi ro chính trị và Kinh tế) , nghiên cứu bao gồm luật bảo hộ tài sản trí tuệ, nạn tham nhũng, sự minh bạch và việc bắt buộc tuân theo luật, sự tự do không bị các vấn đề chính trị làm cản trở và những tiêu chuẩn giáo dục cũng như kinh nghiệm của luật sư cũng như các quan tòa của từng nước đều được tính đến trong khi đó Việt Nam đứng gần cuối cùng trong bảng xếp hạng do bắt nguồn từ sựu cản trở chính trị. Chính hệ thống luật pháp kiện toàn của Hồng Kông đã đem lại khả năng thành công cao hơn của các dự án kinh tế qua đó mang đến sự an tâm, cũng như tin tưởng cho các nhà đầu tư. Hệ thống thuế đơn giản, thấp và minh bạch: Hồng Kông có một hệ thống thuế được đánh giá là đơn giản và thân thiện với doanh nghiệp nhất thế giới. Thuế được đánh vào 3 loại thu nhập là: lợi nhuận, tiền lương và bất động sản. Thuế lợi nhuận đánh vào lợi nhuận phát sinh tại Hồng Kông là kết quả kinh doanh của một doanh nghiệp, nghề nghiệp chuyên môn. Mức thuế là 17,5% đối với doanh nghiệp và 16% đối với các loại hình kinh doanh khác. Thuế tiền lương: bất cứ ai có thu nhập phát sinh từ bất kỳ văn phòng, việc tuyển dụng hay hưu trí là đối tượng chịu thuế này. Mức thuế sau khi khấu trừ và các khoản phúc lợi không vượt quá 16% tổng thu nhập có thể định giá sau khi đã khấu trừ. Thuế bất động sản đánh vào chủ sở hữu nhà, đất, căn cứ vào thu nhập từ tiền cho thuê. Mức thuế là 16% đối với tổng tiền thuê nhà thu được sau khi khấu trừ 20% chi phí sửa chữa và chi phí khác. Đối với ngoại thương, Hồng Kông hầu như không có chính thuế đối với xuất, nhập khẩu hàng hoá. Trong khi đó, hệ thống chính sách thuế của Việt Nam hiện đang quá phức tạp với nhiều mức thuế suất khác nhau, làm tốn nhiều thời gian của doanh nghiệp. Theo thống kê của WB, một doanh nghiệp mỗi năm phải mất 1.000 giờ để có thể đảm bảo tuân thủ được các thủ tục, quy định về thuế của Nhà nước. Tình trạng này đã dẫn tới các tệ nạn "phong bì, phong bao" hòng giảm bớt những khoảng thời gian lãng phí không cần thiết, tiết giảm chi phí. Theo số liệu điều tra của WB và IFC, một doanh nghiệp tại Việt Nam phải nộp tới 44 khoản thuế khác nhau, trong khi ở Hồng Kông, họ chỉ phải thanh toán làm 8 lần trong 1 năm. Hệ thống cơ sở hạ tầng hoàn hảo: do là thuộc địa của Anh trong một thời gian dài nên Hồng Kông sở hữu một hệ thống cơ sở hạ tần đồ sộ, hiện đại và rất khoa học. Chính cơ sở hạ tầng tốt như thế đã giúp Hồng Kông trở thành địa bàn mà nhiều doanh nghiệp nước ngoài muốn đầu tư. Đồng tiền ổn định: với lượng dự trữ ngoại hối đứng trong top 10 thế giới cùng với việc neo chặt đồng dollar Hồng Kông vào đồng USD theo một dải tỷ giá từ 7,75 và 7,85 dollar Hồng Kông ăn một dollar Mỹ giúp cho đồng dollar Hồng Kông luôn luôn được cố định qua đó giúp đỡ rất nhiều cho các nhà xuất khẩu Hồng Kông nói riêng cũng như ngoại thương và kinh tế Hồng Kông nói chung trong việc tăng trưởng và phát triển kinh tế. Chính quyền trong sạch và hiệu quả: Hồng Kông được đánh giá là một trong những nơi có chính quyền trong sạch nhất thế giới, việc tiến hành chống tham nhũng của Hồng Kông được tiến hành từ những năm 70 của thế kỷ trước và thu được những thành công vô cùng to lớn. Bên cạnh đó, một yếu tố rất quan trọng khác đối với sự phát triển của Hồng Kông nói chung và ngoại thương nói riêng chính là hiệu quả hoạt động của chính quyền, sự phát triển nhanh chóng của xuất khẩu Hồng Kông một phần là do khả năng của chính phủ trong việc đa dạng hoá phuơng thức xuất khẩu và sản phẩm xuất khẩu. Kết luận Với những phân tích trên đây, có thể thấy được hoạt động, cách vận hành và vai trò to lớn của ngoại thương trong phát triển kinh tế Hồng Kông, ngoại thương với kết hợp nhiều yếu tố đông bộ khác như chính sách thông thoáng, hệ thống luật kiện toàn , hệ thống thuế thấp và chính quyền trong sạch ..v.v.. đã đưa kinh tế Hông Kông có những bước phát triển vượt bậc và trở thành một trong những trung tâm kinh tế của Châu Á. Tuy nhiên, vẫn còn đó những vấn đề tồn tại đối với ngoại thương Hồng Kông như ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính thế giới, sự phụ thuộc lớn vào đại lục, sự cạnh tranh của các nền kinh tế có điều kiện tương đương hay sự đi lên của các nền kinh tế mới nổi khác như Thái Lan, Malaysia. Qua ví dụ của Hồng Kông, có thể rút ra những bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam nói riêng và các nước đang phát triển nói chung trong việc phát triển ngoại thương, từ đó đưa ngoại thương trở thành đầu tầu trong quá trình phát triển kinh tế đất nước. Tài liệu tham khảo Giáo trình kinh tế phát triển trường ĐHKTQD. Giáo trình kinh tế chính trị Mác – Lênin dùng cho khối ngành kinh tế. Wikipedia tiếng Việt ( Wikipedia, the free encyclopedia ( HK Census and Statistics Department ( Hong Kong Government Website ( Hong Kong Economy Website ( Development And Contribution Of Hong Kong’s Manufacturing And Trading Sector ( Country Reports On Economic Policy And Trade Practices ( Export Performance In Hong Kong – Offshore Trade And Re-exports ( External Trade Sector Of Hong Kong ( Foreign Trade And Economic Growth In Hong Kong: Experience And Prospects _ Edward K.Y.Chen ( FedEx – Hong Kong country profile ( Economic History Of Hong Kong ( US State Department – Background Note: Hong Kong ( Encyclopedia Of The Nations - Hong Kong International Trade ( Hong Kong: Economic Policy Analysis ( MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc6110.doc
Tài liệu liên quan