Ngư nghiệp - Môi trường vùng biển miền trung

Những tác động của nước trồi lên các điều kiện tự nhiên và sinh thái: -Hiện tượng nước trồi gây lên thay đổi nhiệt độ và độ muối tầng mặt so với điều bình thường. Nó có tác dụng bổ sung chất dinh dưỡng cho các lớp nước tầng mặt. -Năng suất sinh học sơ cấp trong vùng nước trồi cao và đạt giá trị cực đại. Lượng sinh vật nổi, sinh vật đáy.nguồn lợi cá. tập trung cao trong vùng này.

pptx42 trang | Chia sẻ: huyhoang44 | Lượt xem: 692 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Ngư nghiệp - Môi trường vùng biển miền trung, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. Mở đầu Với chiều dài 3.260km vùng biển Việt Nam trải dài trên 15 vĩ độ, nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa Đông Nam Á. Vị trí địa lí cũng như những đặc trưng về lịch sử phát triển địa chất, điều kiện tự nhiên, đã tạo nên một môi trường sống liên quan chặt chẽ với đòi sống sinh vật. Biển Việt Nam mang tính chất một vùng biển rìa với hai kiểu địa hình, và chia thành nhiều vùng biển, trong đó có 5 vùng biển chính: Vịnh Bắc Bộ, miền Trung, Đông Nam Bộ, Tây Nam Bộ và vùng biển khơi xa bờ. Trong đó biển miền Trung là nơi tập trung một trữ lượng lớn với nhiều loài có giá trị kinh tế cao, trong đó cá biển chiếm một vị trí quan trọng. Dưới đây là bài thuyết trình của nhóm chúng tôi để giúp hiểu hơn về “ đặc điểm ngư trường – nguồn lợi biển miền Trung”.Mục tiêu: Việc đi phân tích đặc điểm ngư trường nguồn lợi vùng biển miền Trung góp phần giúp người đọc nắm được số lượng loài của vùng, trong đó loài nào chiếm ưu thế, loài nào đang bị biến động nguồn lợi nhằm dự báo khả năng khai thác và quy hoạch nghề để tổ chức khai thác hợp lí nguồn lợi thông qua các đặc điểm tự nhiên ảnh hưởng đến sự phân bố nguồn lợi trong vùng1. Vị trí địa lýII. Nội dung Vùng biển miền Trung được giới hạn từ 1700’N - 1130’N, thuộc địa phận từ Cồn Cỏ- Quảng Trị đến mũi Dinh- Ninh Thuận.2. Đặc điểm ngư trường2.1. Địa hình bờ biểnBờ biển kiểu tích tụ mài mòn.Địa hình bờ dốc có nhiều mũi đá nhô ra biển => đảo và bán đảo => hình thành các đầm phá, san hô.Đoạn bờ từ Qui Nhơn – Cà Ná: nhiều dải bờ biển khoảng 500km dốc,chia cắt sâu và ngang đều phức tạp.Từ Hải Vân đến mũi Sa Huỳnh: ít mũi đá nhô, các bãi cát gắn liền với đồng bằng. Từ Sa Huỳnh đến dải Cà Ná: nhiều đồng bằng nhỏ xen kẽ các dãy núi đồi đá gốc nhô ra biển, nhiều đảo và bán đảo che chắn. 2.2. Độ sâu và địa hình đáy biểnLà một vùng biển thoáng, bờ biển ít lòi lỗm, ít sông và ít đảo, đáy biển có độ dốc và độ sâu lớn, nhất là khu vực Quy Nhơn – Nha Trang.Độ dốc đáy biển lớn và không bằng phẳng, ít chịu ảnh hưởng của các sông lớn mà chịu ảnh hưởng của các dòng hải lưu. Trầm tích bề mặt đáy biển: mang đặc tính của vùng biển sâu, độ dốc tương đối lớn. Chất đáy chủ yếu là bùn cát, ra xa khơi là bùn cát lẫn vỏ nhuyễn thể.Đây là khu vực TLĐ hẹp nhất Việt Nam và phát triển kế thừa trên khung cấu trúc - kiến tạo định hướng Bắc Nam. Bề mặt TLĐ dốc, các đường đẳng sâu từ 20 – 100m nước áp sát vào nhau. Ven bờ nhiều đá gốc, đá ngầm và các rạn san hô. 2.3. Đường đẳng sâuĐường đẳng sâu 30 – 100m nước song song với bờ và chỉ cách bờ 3- 10 hải lý. Đường đẳng sâu 200m và 500m cũng chỉ cách bờ 20-40 hải lý. Độ sâu lớn nhất: >4000mnghề khai thác cá nổi.Phạm vi phân bố từ độ sâu 60-250m thành phần cá đáy ở đây thấp hơn so với vùng biển khác (chỉ có khoảng 50 loài thường gặp) và phân bố rất phân tán chẳng hạn như cá Tráp, Hanh vàng có sản lượng cao nhất (khoảng 20%) Có các rạn đá và rạn san hô nhiều loại hải sản có giá trị tập trung sinh sống.2.4. Chế độ khí hậu thủy vănNhiệt độ nước biển: luôn luôn biến động.Tầng mặt: 21,5 – 28,5C (tháng 1 – 3), thấp nhất: 14 – 17C (ven bờ).Ngoài khơi và phía nam: 24,5 – 28,4C.Nhiệt độ nước tầng mặt cao, trung bình 27- 30,2C(gió mùa tây nam).Độ mặn nước biển: Nước có độ mặn khá cao, thay đổi trung bình trên 32.2.5 Đặc điểm hoàn lưu biển. Vùng biển Miền Trung là vùng biển mà chế độ thủy văn mang tính chất biển khơi là ưu thế. Chế độ dòng chảy ở khu vực này chịu sự chi phối của các dòng hải lưu sau:+ Dòng hải lưu có nguồn gốc ở phía Bắc biển Đông Dòng chảy này chiếm ưu thế vào thời kỳ gió mùa Đông bắc và gây ra cường hóa dòng ở vùng.+ Dòng hải lưu có nguồn gốc ven bờ vịnh Bắc Bộ. Chúng có hướng Bắc –Nam, đi dọc theo bờ miền Trung và suy yếu ở phía Nam của vùng. Chúng khá mạnh vào mùa gió Đông bắc. Vào mùa gió Tây nam, chúng suy yếu dần.+ Dòng hải lưu có nguồn gốc từ phía Nam Dòng chảy thịnh hành trong mùa gió Tây nam và chuyển động theo hướng tách ra khỏi bờ vùng Ninh Thuận – Bình Thuận để tạo ra vùng nước trồi mạnh Nam Trung Bộ.Hiện tượng nước trồi_ Nước trồi là một hiện tượng tự nhiên đặc sắc của biển và đại dương, nó phản ánh quá trình chuyển động thẳng đứng của nhiệt độ nước biển tạo lên vùng sinh thái thuận lợi cho việc tập trung và phát triển của nguồn lợi sinh vật biển, cho khả năng đánh bắt hải sản cao. _Nguyên nhân do quá trình phân kỳ, hội tụ của các khối nước, do quá trình tác động của địa hình đáy và gió tạo nên.Những tác động của nước trồi lên các điều kiện tự nhiên và sinh thái:-Hiện tượng nước trồi gây lên thay đổi nhiệt độ và độ muối tầng mặt so với điều bình thường. Nó có tác dụng bổ sung chất dinh dưỡng cho các lớp nước tầng mặt.-Năng suất sinh học sơ cấp trong vùng nước trồi cao và đạt giá trị cực đại. Lượng sinh vật nổi, sinh vật đáy.nguồn lợi cá... tập trung cao trong vùng này.Vùng nước trồi có sản lượng cao, nó thu hút hàng trăm loại động vật.2.6 Chế độ gió bão, lượng mưaHàng năm miền Trung phải hứng chịu trên 40%.Tháng 10 đến tháng 3 năm sau, gió mùa Đông Bắc, cấp 6 ÷ 7, sóng to, biển động. Tuy sản lượng hai tháng này cao nhưng thường có áp thấp nhiệt đới nên tàu thuyền không thể ra khơi.Mùa mưa và mùa khô không cùng xảy ra vào một thời gian trong năm.Mùa mưa đến với lượng mưa chiếm 68 - 75% lượng mưa trong năm lụt lớn, tác động tiêu cực đến môi trường sinh thái.2.7 Hệ sinh thái đặc trưng & bãi đẻ.a. Hệ sinh thái đặc trưngĐà Nẵng :ghi nhận 120 loài san hô cứng, thuộc 49 giống san hô cứng Khánh Hòa: Các nghiên cứu về san hô đã ghi nhận gần 400 loài Hệ sinh thái rạn san hôĐiều hòa môi trường biển, Cung cấp dinh dưỡng trong vùng biển Là nơi cư trú, sinh đẻ và ươm nuôi ấu trùng của nhiều loài thủy sinh Cung cấp nguồn dược liệu cho y học Có tác dụng che chắn sóng, chống sói mòn bờ biển bảo vệ làng chài ven biển. Tầm quan trọng của các rạn san hô: Hệ sinh thái rong tảo & Cỏ biểnMiền Trung cỏ biển được mệnh danh là "rừng mưa nhiệt đới dưới biển”.Theo Phạm Thược, 2001: Thừa Thiên Huế đã phát hiện 7 loài và Khánh Hòa phát hiện 9 loài.Có mặt ở nơi khác: Phú Yên, Bình Định, Quãng Nam, Đã Nẵng,Cỏ biểnNhóm rong Mơ khoảng 73 loài Phân bố ven biển Miền Trung như Quảng Nam, Quảng Ngãi, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Phú Yên...  Nhóm rong Sụn sản lượng hiện nay khoảng 2.150 tấn khô/năm.Một số rong Đỏ khác này phân bố trên các bãi triều, nhiều nhất vào các tháng 3-5 trong năm với sản lượng ước tính khoảng 14810 tấn khô Rong biểnb. Bãi đẻCá thường tập trung từ tháng 3 đến tháng 9, chủ yếu là các loài cá nổi di cư vào bờ hoặc quanh các đảo, đầm phá để đẻ trứng. Sự phân bố thể hiện tính chất mùa vụ rõ rệt.Hệ sinh thái rừng ngập mặnVen biển miền Trung: Dọc bờ biển không có cây ngập mặn mà chỉ có ở phía trong các cửa sông, vũng, đầm,... làm thành một số dải hẹp, phân bố không đều, do ảnh hưởng của địa hình, sóng và tác động của các đụn cát. Đây là dải đất hẹp, bờ biển song song với dãy Trường Sơn, sông ngắn, dốc, ít phù sa không thể bồi đắp thành bãi lầy ven biển. Mặt khác, do bờ biển dốc, sâu nên không giữ được lượng phù sa ít ỏi. Khu vực này cũng chịu tác động mạnh của gió bão và gió mùa.3. Nguồn lợi cá3.1 Số lượng loàiNhóm cá nổi >60% (chủ yếu), cá đáy và cá gần đáy khoảng 40%.Cá sống gần bờ (ưu thế) khoảng 70%, cá biển khơi khoảng 29%, cá biển sâu khoảng 1%. Các loài cá sống ở biển miền Trung mang tính chất điển hình của vùng biển nhiệt đới, đa dạng, phong phú về chủng loại nhưng phân tán.Có khoảng 600 loài cá, có trên 30 loài có giá trị kinh tế cao. Có khoảng 50 loài tôm thuộc 6 họ tôm kinh tế là họ tôm he, tôm hùm, tôm rồng, tôm vỗ, tôm gai, họ moi biển. Ví dụ: trữ lượng tôm 19.981 tấn, khả năng khai thác khoảng 9.991 tấn23 loài mực thuộc 3 họ, 6 giống, mực ống và mực nang( kinh tế) Ví dụ: Trữ lượng mực khoảng 19.310 tấn và khả năng khai thác khoảng 7723 tấn.Nhóm cá nổi: phong phú và đa dạng hơn các vùng biển khác.Nhóm cá nổi gần bờ: cá Trích, cá Nục, cá Cơm3.2 Phân bố các nhóm nguồn lợiNhóm cá nổi đại dương: họ cá Chuồn, họ cá Thu và họ cá Ngừ... thường phân bố ở độ sâu trên 200m và chỉ vào gần bờ để sinh sản trong khoảng tháng 4-8. Đứng đầu là cá ngừ Chù và cá Thu vạch tập trung nhiều từ vùng biển Quảng Trị đến Khánh Hòa (10 – 12% sản lượng đánh bắt).Nhóm cá đáy: Thành phần cá đáy thấp hơn ở các vùng biển khác (chỉ có 50 loài thường gặp) và phân bố rất phân tán chẳng hạn như cá Tráp, Hanh vàng có sản lượng cao nhất (khoảng 20%) ,có 12 loài sản lượng cao. Phạm vi phân bố rất rộng từ độ sâu 60-250m. 3.3 Loài chiếm ưu thếCác loài chiếm ưu thếNhóm cá nhám, cá mập: Vào mùa gió Tây Nam, các loài này thường xuất hiện ở vùng biển từ Bình Định – Khánh Hòa và khu vực phía Tây quần đảo Trường Sa.Nhóm cá bạc má chiếm ưu thế ở vùng biển miền Trung.Mực xà: chủ yếu bắt gặp ở vùng biển xa bờ, trong đó vùng biển xa bờ các tỉnh Quảng Ngãi đến Phú Yên và vùng biển phía Tây Nam quần đảo Trường Sa là những khu vực có năng suất khai thác mực xà cao. Tần suất bắt gặp mực xà trong mùa gió Tây Nam cao hơn so với ở mùa gió Đông Bắc.Nhóm cá cơm: vào mùa gió Tây Nam. Nhóm cá cơm phân bố chủ yếu ở vùng biển Quảng Ngãi. Vùng ven biển Khánh Hòa – Ninh Thuận cũng là khu vực nhóm cá cơm phân bố nhiều hơn so với các khu vực khác.Nhóm cá trích: Vào mùa gió Tây Nam. Nhóm cá trích phân bố nhiều ở vùng ven biển Bình Định và Khánh Hòa đến Ninh Thuận. Nhóm cá bạc má – ba thú: Trong mùa gió Tây Nam, khu vực Quảng Nam - Quảng Ngãi, vùng biển Khánh Hòa – Ninh Thuận.Nhóm cá nục: Nhóm cá nục chiếm ưu thế vùng biển miền Trung ở cá hai mùa gió Đông Bắc và Tây Nam.Vùng biển miền Trung có 5 ngư trường, mùa khai chính từ tháng 4 – 7 gồm:Ngư trường quanh đảo Hòn Gió (Thuận An) có độ sâu 45 – 70m, với các loài cá có sản lượng lớn như cá Lượng, cá Phèn, cá Mối thường, cá HáoNgư trường nằm ở Đông Bắc đảo Cù Lao Chàm, với độ sâu dao động từ 100 – 300m, đáy bùn cát. Các loài cá đánh bắt chủ yếu là cá Mối thường, cá Ngân, cá Phèn.Ngư trường nằm ở Tây Bắc Đà Nẵng, có độ sâu 50 – 200m. Với các loài cá chủ yếu đánh bắt được là cá Tráp, cá Đù bạc, cá Ngân, cá Mối thường và cá Lượng.Ngư trường vùng gò nổi 125, ngoài khơi vùng biển Đà Nẵng, có độ sâu 215m, đáy trầm tích hữu cơ, với các loài cá đánh bắt chủ yếu là cá Đỏ Môi, cá Hố đầu nhỏ. Ngư trường vùng gò nổi Marges-seamouth, nằm theo hướng Tây Bắc – Đông Nam, ngoài khơi Quy Nhơn. Có độ sâu 290 – 350m nước và độ dốc gò nổi 20 – 30m, rất thích hợp với nghề kéo lưới đáy.3.5 Trữ lượng, khả năng khai thác.Trữ lượng nguồn lợi hải sản ước tính khoảng 712 ngàn tấn, trong đó cá nổi nhỏ (616 ngàn tấn, chiếm 86,6%); hải sản tầng đáy (95 ngàn tấn, chiếm 13,3%); cá rạn san hô (0,8 ngàn tấn, chiếm 0,1%).( theo trang thông tin tổng cục thủy sản: kết quả đánh giá tổng hợp hiện trạng nguồn lợi hải sản ở biển Việt Nam, giai đoạn 2011-2013).Vùng biểnLoại cáÐộsâuTrữ lượngKhả năng khai thác (tấn)Tỷ lệ(%)TấnTỷ lệ (%)TấnTỷ lệ (%)16,3Vịnh BắcBộCá nổi nhỏ 390.00057,3156.00057,3Cá đáy50m252.00037100.80037Tổng 681.200 272.500 Miền trungCá nổi nhỏ 500.00082,5200.00082,514,5Cá đáy50m87.90014,535.20014,5Tổng 606.400 242.600 Đông nam bộCá nổi nhỏ 524.00025,2209.60025,249,7Cá đáy50m1.202.70058,0481.10058,0Tổng 2.075.900 830.400 Tây nam bộCá nổi nhỏ 316.00062,0126.00062,012,1Cá đáy vùng biển Vịnh Bắc Bộ (110.000 tấn),> vùng biển Tây Nam Bộ( 184.000 tấn), < vùng biển Đông Nam Bộ(24.000 tấn).Khả năng khai thác: 200.000 tấnCá đáy: trữ lượng và khả năng khai thác nhỏ hơn các vùng biển khác.Cá đáy trên 50m: trữ lượng 18.500 tấn và khả năng khai thác chỉ 7.400 tấnCá đáy trên 50m: trữ lượng 87.900 tấn và khả năng khai thác chỉ 35.200 tấn3.6 Hiện trạng & giải pháp Đây là nơi tập trung một trữ lượng lớn các loài có giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, những năm gần đây do cường lực khai thác quá lớn và bất hợp lý đã đe dọa đến nguồn lợi cá biển làm giảm sản lượng nguồn lợi miền Trung như:Đánh bắt mang tính hủy diệt: sử dụng các loại ngư cụ mang tính sát thương cao (chất nổ, xung điện) Phá hủy nơi cư trú, bãi đẻ (khai thác bằng nghề lưới kéo đáy ven bờ)Tác động của thiên tai lũ lụt: ảnh hưởng tới lớp trầm tích nền đáy Hiện tượng thủy triều đỏ: tảo nở hoa.. Làm ô nhiễm môi trường nước: thải chất thải chưa qua khử lọc ra môi trường nước (Formosa làm cá chết hàng loạt ở 4 tỉnh miển Trung).Hiện trạngÔ nhiễm nguồn nước 4 tỉnh miền trungGiải phápTăng cường điều tra nguồn lợi cá các vùng xa bờ và các vùng cá di cư nhằm nắm vững trữ lượng cho phép khai thác, mùa vụ khai thác.Chuyển nhanh cơ cấu nghề khai thác ven bờ theo hướng ổn định sản lượng đánh bắt, bảo tồn nguồn lợi thủy sản.Chuyển từ nghề khai thác ven bờ sang nghề khai thác xa bờ kết hợp với nuôi trồng thủy sản thân thiện với môi trường.Quản lý chặt chẽ việc đóng mới, cấp giấy phép khai thác để giảm số tàu nhỏ khai thác ven bờ đồng thời duy trì và củng cố số tàu khai thác xa bờ.Phát triển mô hình tổ chức kinh tế tập thể, tổ chức các đội tàu khai thác như việc xây dựng tập đoàn đánh bắt xa bờ gắn với dịch vụ hậu cần trên biển để khai thác có hiệu quả và bao tiêu sản phẩm được tốt hơn.Nghiêm cấm các hình thức khai thác hủy diêt như: xung điện, đánh mìn, hóa chất độc.Hạn định cường lực khai thác cho mỗi địa phương, phân vùng khai thác và công nghệ khai thác cho phù hợp.Xây dựng các khu bảo tồn biển, các bãi rạn nhân tạo, lắp đặt các thiết bị dụ cá để tạo vùng cư trú có tính chiến lược Nghiên cứu và thả giống cá biển.Giáo dục ý thức cho ngư dân, quản lý vùng biển có sự tham gia của cộng đồng.III. KẾT LUẬN.Biển miền Trung địa hình sâu, đáy dốc nên hoạt động khai thác khó khăn. Vì điều kiện môi trường không giàu chất dinh dưỡng nên bản thán các loài cá phải vận động nhiều, tự đi tìm thức ăn, lanh lẹ,vì vậy tuy cùng loài cá nhưng chất lượng cá ở biển miền Trung lại ngon hơn so với những vùng khác.Việc khai thác hợp lí tài nguyên biển có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với vùng biển miền Trung nói riêng và cả nước nói chung.Cần có những biện pháp khắc phục tình trạng khai thác quá mức và phục hồi nguồn lợi, tài nguyên biển.Những khó khăn trong khi tìm hiểu vùng biển miền Trung mà nhóm gặp phải:Về phần vị trí địa lí một số tài liệu viết vùng biển miền Trung gồm 14 tỉnh từ Thanh Hóa đến Bình Thuận.Tài liệu liên quan đến vùng biển miền Trung còn hạn chế, nên việc tìm kiếm thông tin khó khăn.Tài liệu tham khảoNguyễn Trọng Thảo( 2014). Bài giảng ngư trường – nguồn lợi thủy sản. Trường đại học Nha Trang.Giáo trình địa lí kinh tếPhạm Thược (2003). Các khái niệm quản lí nguồn lợi vùng biển và ven bờ. Viện Nghiên cứu Hải Sản.The endThank you

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pptxngu_truong_vung_bien_mien_trung_5235.pptx
Tài liệu liên quan