Người thứ ba ngay tình theo bộ luật dân sự năm 2015 và luật hôn nhân và gia đình năm 2014

Kết luận và kiến nghị Thứ nhất, người thứ ba ngay tình theo cách tiếp cận của BLDS 2015 chỉ bao gồm người thứ ba ngay tình tiếp theo. Người thứ ba ngay tình theo cách tiếp cận của Luật HN&GĐ 2014 là người ngay tình đầu tiên - loại người mà BLDS 2015 không gọi là người thứ ba ngay tình mà là người chiếm hữu ngay tình. Hai văn bản luật tiếp cận một thuật ngữ theo hai hướng khác nhau nên thiếu thống nhất. Thứ hai, sự thiếu thống nhất đó có thể dẫn tới những vướng mắc nhất định trong triển khai áp dụng. Vướng mắc đó có thể là sẽ đồng nhất người chiếm hữu ngay tình (người thứ ba ngay tình đầu tiên) với người thứ ba ngay tình (người ngay tình tiếp theo), cũng như có thể vô hiệu hóa quy định về bảo vệ người chiếm hữu ngay tình trong BLDS 2015. Để khắc phục hạn chế này, khi có dịp sửa đổi Luật HN&GĐ 2014, cần phải sửa lại những quy phạm này theo hướng thay thuật ngữ “người thứ ba ngay tình” tại Điều 26, Điều 32 của Luật này bằng thuật ngữ “người chiếm hữu ngay tình”. Đây mới là biện pháp căn cơ, giải quyết tận gốc vướng mắc đã phát hiện. Trước mắt, khi chưa có điều kiện sửa đổi, chúng tôi cho rằng, cơ quan có thẩm quyền cần có án lệ để giải thích cách hiểu về thuật ngữ người thứ ba ngay tình trong Luật HN&GĐ 2014. Trong trường hợp không có án lệ thích hợp, cần có văn bản hướng dẫn quy định tại Điều 26 và Điều 32 Luật HN&GĐ 2014 theo hướng sau: Người thứ ba ngay tình quy định tại Điều 26 và Điều 32 của Luật này là người thứ ba ngay tình đầu tiên vì đã trực tiếp giao kết giao dịch với vợ hoặc chồng. Do đó, nếu việc xác lập của người đó có tính ngay tình thì hiệu lực của giao dịch đó được xác định theo Luật này và các quy định về người chiếm hữu ngay tình trong BLDS 2015. Trường hợp tài sản đó đã được chuyển giao cho một người ngay tình tiếp theo bằng một giao dịch khác thì hiệu lực của giao dịch tiếp theo được xác định theo quy định về bảo vệ người thứ ba ngay tình của BLDS 2015

pdf9 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 20/01/2022 | Lượt xem: 135 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Người thứ ba ngay tình theo bộ luật dân sự năm 2015 và luật hôn nhân và gia đình năm 2014, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
46 NGHIÏN CÛÁU LÊÅP PHAÁP Söë 08(336) T4/2017 THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT Luật dân sự Việt Nam, bao gồm cả BLDS năm 2005 và BLDS năm 2015, đều quy định hoàn cảnh để xuất hiện người thứ ba ngay tình là khi một tài sản phải được chuyển giao bằng hai giao dịch liên tiếp, người thứ ba là người nhận tài sản thông qua giao dịch thứ hai. Thế nhưng, theo Luật HN&GĐ năm 2014 thì người giao dịch với chỉ người vợ hoặc người chồng vẫn được gọi là người thứ ba ngay tình. Trong khi đó, một cách tất nhiên, một thuật ngữ dùng cho hai văn bản luật phải có nội hàm giống nhau. Luật HN&GĐ năm 2014 là một luật chuyên ngành, không có điều kiện và cũng không NGÛÚÂI THÛÁ BA NGAY TÒNH THEO BÖÅ LUÊÅT DÊN SÛÅ NÙM 2015 VAÂ LUÊÅT HÖN NHÊN VAÂ GIA ÀÒNH NÙM 2014 Thân Văn Tài* Nguyễn Thị Phi Yến** * Giảng viên Trường Đại học Luật - Đại học Huế ** Giảng viên Trường Đại học Luật - Đại học Huế Thông tin bài viết: Từ khoá: người thứ ba ngay tình, giao dịch với người thứ ba, hiệu lực của giao dịch tiếp theo. Lịch sử bài viết: Nhận bài: 16/01/2017 Biên tập: 09/02/2017 Duyệt bài: 14/02/2017 Article Infomation: Keywords: bona fide third party, the transaction with bona fide third party, effect of the next transaction Article History: Received: 16 Jan. 2017 Edited: 09 Feb. 2017 Approved: 14 Feb. 2017 Tóm tắt: Trên cơ sở phân tích Điều 26, Điều 32 Luật Hôn nhân và Gia đình (HN&GĐ) năm 2014, bài viết chỉ rõ người giao dịch với vợ hoặc chồng theo quy định tại các điều luật này không phải là người thứ ba ngay tình theo quy định tại Điều 133 Bộ luật Dân sự (BLDS) năm 2015 nhưng vẫn được Luật HN&GĐ năm 2014 gọi là người thứ ba ngay tình. Đồng thời, bài viết nêu tác động tiêu cực của việc thiếu thống nhất trong xây dựng khái niệm này, từ đó đề xuất biện pháp triển khai áp dụng nhằm bảo đảm tính thống nhất. Abstract: Basing on the analysis of the Article 26 and Article 32 of the Marriage and Family Law of 2014, this article states that the individual who is in a civil transaction with spouse hereby is not bona fide third party according to the Article 133 of Civil Code of 2015. Yet, the Marriage and Family Law of 2014 has dedicated that is a bona fide third party. In addition, this article shows a number of negative impacts by this inconsistent definition of the bona fide third party, and then suggests several ways to perform the unified understanding. 47 NGHIÏN CÛÁU LÊÅP PHAÁPSöë 08(336) T4/2017 THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT thể mô tả các dấu hiệu nhận diện người thứ ba ngay tình như BLDS năm 2015, nên khi viện dẫn áp dụng quy định về bảo vệ người thứ ba ngay tình trong BLDS năm 2015, khái niệm này cần phải được xây dựng nhất quán với nhau về cách tiếp cận. Như vậy, có ba vấn đề đặt ra theo một hệ thống logic, đó là: (i) người giao dịch với vợ hoặc chồng trong Luật HN&GĐ năm 2014 có thực sự là người thứ ba ngay tình theo cách tiếp cận của BLDS năm 2015 hay không; (ii) trường hợp không là người thứ ba ngay tình thì họ là loại người nào trong BLDS năm 2015 và được bảo vệ như thế nào, và (iii) cần có hướng triển khai áp dụng như thế nào đối với quy định có liên quan vừa nêu ở trên. 1. Hai loại “người thứ ba ngay tình” và tầm quan trọng của việc phân định hai loại người này Khoa học pháp lý đã có nhiều nghiên cứu, đánh giá về các biện pháp mà các hệ thống pháp luật thường sử dụng để bảo vệ người ngay tình nói chung và bảo vệ người thứ ba ngay tình nói riêng. Để quy định cho phù hợp với từng hoàn cảnh và với thực tế, người ta đã phân định “người thứ ba ngay tình” thành “người thứ ba ngay tình đầu tiên” và “người thứ ba ngay tình tiếp theo”1. Người thứ ba ngay tình đầu tiên là người thứ ba trong mối quan hệ với hai người nào đó có liên quan đến tài sản. Thường hai người có liên quan đến tài sản đó là chủ sở hữu đích thực của tài sản và người trực tiếp giao dịch với người thứ ba đó. Chẳng hạn, A và B là vợ chồng nhưng ngôi nhà chung của họ chỉ đứng tên chồng là A. Sau đó, A bán nhà cho C nhưng không cho vợ là B biết điều đó. C trong trường hợp này được gọi là người thứ ba trong mối quan hệ với hai người có liên quan đến tài sản, đó là A, với tư cách là người trực tiếp giao dịch và B với tư cách là đồng sở hữu tài sản. Hoặc: Ông Q cho ông P mượn 200 mét vuông đất sử dụng. Ông P đã tự ý đăng ký và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Sau đó, ông P chuyển nhượng cho ông K. Ở trường hợp này, người ta gọi ông K là người thứ ba là trong mối quan hệ với ông Q và ông P. Khi người thứ ba này nhận chuyển giao tài sản mà hoàn cảnh giao kết giao dịch đó hội đủ các dấu hiệu được cho là ngay tình thì họ được coi là người thứ ba ngay tình đầu tiên. Điều kiện để xuất hiện người thứ ba ngay tình đầu tiên khá đơn giản, đó là chỉ cần một giao dịch được thiết lập và người nhận tài sản thông qua giao dịch đó có tính chất ngay tình. Chính vì điều kiện xuất hiện có tính chất đơn giản cho nên cho phép mỗi hệ thống pháp luật thiết lập quy tắc ưu tiên bảo vệ quyền lợi cho người có quyền định đoạt đích thực. Tức là, chủ sở hữu đích thực của tài sản sẽ được ưu tiên bảo vệ quyền trong trường hợp này. Do vậy, pháp luật nhiều nước vẫn cho phép chủ sở hữu đòi lại tài sản từ người thứ ba ngay tình đầu tiên2. 1 Pamela O’Connor, Registration of Invalid Dispositions: Who gets the Property? trong Elizabeth Cooke, Modern Stud- ies in Property Law Vol III, Hart Publishing (2005). Dẫn theo: Đỗ Thành Công, “Đòi lại bất động sản từ người thứ ba ngay tình”, Kỷ yếu hội thảo khoa học “Pháp luật đất đai và nhà ở với vấn đề bảo đảm quyền con người ở Việt Nam” do Trung tâm Nghiên cứu Quyền con người - quyền công dân và Khoa luật Dân sự Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức tháng 9/2011, tr. 120. 2 Xu hướng này được thể hiện điển hình trong hệ thống pháp luật Anh (và một số nước khác), theo: Pamela O’Connor, Registration of Invalid Dispositions: Who gets the Property? trong Elizabeth Cooke, Modern Studies in Property Law Vol III, Hart Publishing (2005), p. 50. Dẫn theo Đỗ Thành Công, “Đòi lại bất động sản từ người thứ ba ngay tình”, Kỷ yếu hội thảo khoa học “Pháp luật đất đai và nhà ở với vấn đề bảo đảm quyền con người ở Việt Nam”, tlđd, tr. 122. 48 NGHIÏN CÛÁU LÊÅP PHAÁP Söë 08(336) T4/2017 THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT Theo chúng tôi, điều này xuất phát từ quan niệm cho rằng, việc đòi lại tài sản từ người thứ ba ngay tình đầu tiên không làm xáo trộn quá lớn đến quan hệ sở hữu, vì như trên đã nói, nó chỉ liên quan đến một giao dịch, liên quan đến quyền lợi của ít người. Người thứ ba ngay tình tiếp theo là người nhận chính tài sản đó thông qua một giao dịch thứ hai. Gọi họ là người thứ ba ngay tình tiếp theo vì tính chất ngay tình đã xuất hiện ngay ở người nhận chuyển giao tài sản ở giao dịch thứ nhất. Mặt khác, với giao dịch thứ nhất đó thì họ là người thứ ba, tức không phải chủ thể của giao dịch này. Nhưng họ lại nhận tài sản đó bằng việc xác lập một giao dịch tiếp theo. Chẳng hạn như ở hai ví dụ vừa nêu, sau khi C mua nhà của B và được cấp giấy thì lại tiếp tục bán ngôi nhà đó cho D. Tương tự, ông K nhận chuyển nhượng đất của ông P và đã được cấp giấy và tiếp tục chuyển nhượng nó cho N. Trong trường hợp này, D và N được coi là người thứ ba ngay tình tiếp theo. Như vậy, điều kiện để xuất hiện người thứ ba ngay tình tiếp theo là phải tồn tại ít nhất hai giao dịch nối tiếp nhau và một tài sản nhất định đồng thời là đối tượng của các giao dịch đó. Có nghĩa là điều kiện xuất hiện của người này sẽ phức tạp hơn nhiều so với người thứ ba ngay tình đầu tiên. Chính vì vậy, pháp luật các nước thường ưu tiên bảo vệ quyền lợi cho người thứ ba tiếp theo bằng những biện pháp khác nhau, trong đó chủ yếu là biện pháp coi giao dịch tiếp theo sẽ có hiệu lực trong những trường hợp nhất định kể cả khi giao dịch thứ nhất đã bị xác định là vô hiệu. Bởi lẽ, việc cho phép chủ sở hữu đích thực đòi lại tài sản từ người này làm cho quan hệ tài sản không ổn định, an toàn giao dịch không bảo đảm được. Hơn nữa, tính ngay tình của người này - theo chúng tôi - là cao hơn rất nhiều so với người thứ ba ngay tình đầu tiên, vì khi tài sản được chuyển giao qua nhiều giao dịch liên tiếp nhau thì khó có thể yêu cầu người nhận tài sản phải biết người có quyền định đoạt thực sự là ai. Về phương diện khả năng, họ thực sự không thể biết được kể cả khi áp dụng nhiều biện pháp; về phương diện nhận thức, họ không biết mình đang giao dịch với người không có quyền định đoạt tài sản. Quyền lợi của người thứ ba ngay tình và người có quyền định đoạt tài sản đích thực luôn có xu hướng xung đột với nhau. Để giải quyết xung đột này, pháp luật chỉ có thể lựa chọn một trong hai hướng điều chỉnh. Đó là, ưu tiên bảo vệ người có quyền đích thực đối với tài sản, được gọi là mục đích an toàn tĩnh (static security)3, hoặc bảo vệ người nhận chuyển giao tài sản đó, tức là mục đích an toàn động (dynamic security)4. Phép phân loại người thứ ba ngay tình thành người thứ ba ngay tình đầu tiên và người thứ ba ngay tình tiếp theo dựa trên cơ sở hoàn cảnh, điều kiện xuất hiện có giá trị quan trọng trong việc dung hòa, cân bằng giữa an 3 Pamela O’Connor, Registration of Invalid Dispositions: Who gets the Property? in: Elizabeth Cooke, Modern Studies in Property Law Vol III, Hart Publishing (2005), p. 47. Dẫn theo: “Đỗ Thành Công, Đòi lại bất động sản từ người thứ ba ngay tình”, Kỷ yếu hội thảo khoa học “Pháp luật đất đai và nhà ở với vấn đề bảo đảm quyền con người ở Việt Nam” tlđd, tr. 121. 4 Pamela O’Connor, Registration of title in England and Australia: A theoretical and comparative analysis in: Elizabeth Cooke, Modern Studies in Property Law Vol II, Hart Publishing (2003), p. 86. Dẫn theo: Đỗ Thành Công, Đòi lại bất động sản từ người thứ ba ngay tình, Kỷ yếu hội thảo khoa học “Pháp luật đất đai và nhà ở với vấn đề bảo đảm quyền con người ở Việt Nam” tlđd, trang 121. 49 NGHIÏN CÛÁU LÊÅP PHAÁPSöë 08(336) T4/2017 THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT toàn tĩnh và an toàn động5. Điều đó có nghĩa là, nếu vì một lý do nào đó, sự phân định người thứ ba ngay tình đầu tiên và người thứ ba ngay tình tiếp theo không được thể hiện rõ trong luật thực định, cũng như trong quá trình áp dụng pháp luật thì đó là một hạn chế cần phải được hoàn thiện. Hạn chế này sẽ tạo ra những tác động tiêu cực trong việc cân bằng giữa lợi ích của các bên liên quan. 2. “Người thứ ba ngay tình” theo Bộ luật Dân sự năm 2015 Nếu BLDS 2005 đã ba lần nhắc đến người thứ ba ngay tình (tại Điều 138) thì BLDS 2015 cũng bốn lần nhắc đến thuật ngữ này (tại Điều 133), cụ thể: “Điều 133. Bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình khi giao dịch dân sự vô hiệu 1. Trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu nhưng đối tượng của giao dịch là tài sản không phải đăng ký đã được chuyển giao cho người thứ ba ngay tình thì giao dịch được xác lập, thực hiện với người thứ ba vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp quy định tại Điều 167 của Bộ luật này. 2. Trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu nhưng tài sản đã được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, sau đó được chuyển giao bằng một giao dịch dân sự khác cho người thứ ba ngay tình và người này căn cứ vào việc đăng ký đó mà xác lập, thực hiện giao dịch thì giao dịch đó không bị vô hiệu. Trường hợp tài sản phải đăng ký mà chưa được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì giao dịch dân sự với người thứ ba bị vô hiệu, trừ trường hợp người thứ ba ngay tình nhận được tài sản này thông qua bán đấu giá tại tổ chức có thẩm quyền hoặc giao dịch với người mà theo bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền là chủ sở hữu tài sản nhưng sau đó chủ thể này không phải là chủ sở hữu tài sản do bản án, quyết định bị hủy, sửa ()”6. Cả hai bộ luật trên đều không khái quát hóa các dấu hiệu của người thứ ba ngay tình thông qua một định nghĩa riêng, điều mà chúng tôi đã có ý kiến trong dịp sửa đổi gần đây và theo chúng tôi, đây là một điều đáng tiếc7. Việc đề cập đến người thứ ba ngay tình trong luật dân sự Việt Nam chỉ nằm trong khuôn khổ của một điều luật quy định về “bảo vệ người thứ ba ngay tình khi giao dịch dân sự vô hiệu”. Tức là, luật dân sự thay vì trước đó trả lời câu hỏi “người thứ ba ngay tình là người như thế nào” rồi sau đó trả lời câu hỏi “người thứ ba ngay tình khi nào thì được bảo vệ, khi nào không được 5 Pamela O’Connor, Registration of Invalid Dispositions: Who gets the Property? in: Elizabeth Cooke, Modern Studies in Property Law Vol III, Hart Publishing (2005). Dẫn theo: Đỗ Thành Công, Đòi lại bất động sản từ người thứ ba ngay tình, Kỷ yếu hội thảo khoa học “Pháp luật đất đai và nhà ở với vấn đề bảo đảm quyền con người ở Việt Nam” tlđd, tr. 122. 6 Điều 138 BLDS 2005 quy định: “1. Trong trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu nhưng tài sản giao dịch là động sản không phải đăng ký quyền sở hữu đã được chuyển giao bằng một giao dịch khác cho người thứ ba ngay tình thì giao dịch với người thứ ba vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp quy định tại Điều 257 của Bộ luật này. 2. Trong trường hợp tài sản giao dịch là bất động sản hoặc là động sản phải đăng ký quyền sở hữu đã được chuyển giao bằng một giao dịch khác cho người thứ ba ngay tình thì giao dịch với người thứ ba bị vô hiệu, trừ trường hợp người thứ ba ngay tình nhận được tài sản này thông qua bán đấu giá hoặc giao dịch với người mà theo bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền là chủ sở hữu tài sản nhưng sau đó người này không phải là chủ sở hữu tài sản do bản án, quyết định bị huỷ, sửa”. 7 Xem thêm: Thân Văn Tài (2015), Hoàn thiện quy định về bảo vệ người thứ ba ngay tình trong dự thảo BLDS sửa đổi, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 8/2015, tr. 43. 50 NGHIÏN CÛÁU LÊÅP PHAÁP Söë 08(336) T4/2017 THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT bảo vệ” mà trả lời luôn câu hỏi thứ hai. Nhận thức đúng điều này sẽ giúp chúng ta thấy rõ, người thứ ba ngay tình không chỉ là những người được liệt kê tại Điều 133 BLDS 2015 (hay Điều 138 BLDS 2005), mà đó chỉ là những người thứ ba ngay tình mà nhà làm luật nhận thấy cần được điều chỉnh. Cũng chính vì luật dân sự Việt Nam chỉ trả lời câu hỏi thứ hai, cho nên rất khó để khái quát một cách toàn diện các dấu hiệu của người thứ ba ngay tình. Mặc dù vậy, theo chúng tôi, khi phân tích Điều 133 của BLDS 2015 cũng như quy phạm tương ứng trong BLDS 2005 thì người thứ ba ngay tình là người có những dấu hiệu sau đây: Thứ nhất, người thứ ba ngay tình trước hết phải là người thứ ba trong mối quan hệ với giao dịch thứ nhất (đã bị coi là vô hiệu) nhưng lại là chủ thể của giao dịch dân sự thứ hai. Tài sản mà người thứ ba này nhận thông qua giao dịch thứ hai cũng đồng thời là đối tượng của giao dịch thứ nhất. Nói cách khác, người thứ ba ngay tình xuất hiện phải gắn với tiền đề là hai giao dịch chứ không thể xuất hiện với hoàn cảnh chỉ có một giao dịch. Điều này được thể hiện một cách minh thị ngay ở câu chữ trong điều luật vừa nêu. Ở góc độ nghiên cứu, các tác giả Đỗ Văn Đại, Hoàng Thế Liên cũng từng nhấn mạnh đến tiền đề cho việc xuất hiện người thứ ba ngay tình đó là phải có hai giao dịch dân sự8. Qua rà soát thực tiễn áp dụng Điều 138 BLDS 2005 (với việc mô tả hoàn cảnh người thứ ba ngay tình tương tự với Điều 133 BLDS 2015), chúng tôi thấy đây cũng là cách hiểu trong thực tế và sẽ cho thấy cách vận dụng sắp tới, đối với Điều 133 BLDS 20159. Thứ hai, việc xác lập giao dịch thứ hai của người thứ ba là có tính chất “ngay tình”. Luật dân sự Việt Nam cũng không định nghĩa tính chất ngay tình của người thứ ba là như thế nào mà chỉ định nghĩa về tính ngay tình của việc chiếm hữu. Và ở đây, BLDS 2015 không cho biết tính ngay tình của người thứ ba có giống với tính ngay tình của người chiếm hữu hay không10. Từ đó, cũng rất khó khái quát hóa về dấu hiệu ngay tình của người thứ ba theo quy định của luật dân sự Việt Nam. 8 Xem thêm: (i) Đỗ Văn Đại, Luật Hợp đồng Việt Nam - Bản án và bình luận bản án, tập 2, tái bản lần thứ tư, sách chuyên khảo, Nxb. Chính trị quốc gia, tập 2, H., tr. 77; (ii) Hoàng Thế Liên (2008), Bình luận khoa học BLDS 2005, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 310. 9 Chẳng hạn, ông Nhơn được công nhận quyền sử dụng đất năm 1986 (quyết định bằng văn bản). Năm 1990 ông về Đồng Tháp sinh sống nên nhờ chị vợ là bà Ngẫu quản lý. Sau đó, dù không có ý kiến của ông Nhơn nhưng bà Ngẫu cùng hai người nữa đã sang nhượng thửa đất đó cho ông Long. Sau khi được cấp giấy chứng nhận, ông Long lại chuyển nhượng cho Doanh nghiệp tư nhân Tấn Hưng. Vụ án được giám đốc thẩm vào năm 2011 và Hội đồng thẩm phán cho rằng: “Tòa phúc thẩm xác định hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa bà Ngẫu với ông Long vô hiệu nhưng do ông Long đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và chuyển nhượng toàn bộ diện tích cho doanh nghiệp Tấn Hưng nên tòa phúc thẩm buộc những người xâm phạm quyền lợi của ông Nhơn phải trả giá trị cho ông Nhơn là có căn cứ và phù hợp”. Như vậy, tòa án đã theo hướng coi doanh nghiệp Tấn Hưng là người thứ ba ngay tình khi doanh nghiệp này giao dịch nhận tài sản thông qua giao dịch thứ hai. Xem Quyết định số 58/2011/DS-GĐT ngày 21/01/2011 của Tòa án nhân dân tối cao. 10 Tác giả Đỗ Văn Đại cũng từng có nhận định tương tự như vậy khi bình luận về điều luật tương ứng trong BLDS 2005 và chúng tôi đồng ý quan điểm này: “Thực ra, BLDS có đề cập đến ngay tình nhưng chỉ dừng lại ở định nghĩa chiếm hữu không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình tại Điều 189”, “Điều 189 nói về người chiếm hữu không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình, còn Điều 138 đề cập đến người thứ ba ngay tình và chúng tôi không chắc chắn là hai khái niệm này có nội hàm ngay tình là giống nhau”. Xem thêm: Đỗ Văn Đại, Luật Hợp đồng Việt Nam - Bản án và bình luận bản án, tlđd, tr. 77. 51 NGHIÏN CÛÁU LÊÅP PHAÁPSöë 08(336) T4/2017 THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT Tuy nhiên, khoản 1 Điều 133 BLDS 2015 có loại trừ trường hợp người chiếm hữu ngay tình mà việc nhận tài sản thông qua giao dịch không có đền bù (quy định tại Điều 167) ra khỏi các trường hợp người thứ ba ngay tình được bảo vệ. Có nghĩa là, nhà làm luật đang thừa nhận trường hợp một người nhận chuyển giao tài sản thông qua giao dịch không có đền bù với người khác có thể là người thứ ba ngay tình. Cho dù được thừa nhận tư cách là người thứ ba ngay tình nhưng không được bảo vệ vì việc nhận chuyển giao tài sản đó không gắn liền với việc đầu tư công sức, của cải nên không được hưởng quyền tại Điều 133. Như vậy, có thể thấy, theo cách diễn đạt của Điều 133, tính ngay tình của người thứ ba có nội hàm hẹp hơn so với tính ngay tình của người chiếm hữu. Bởi lẽ, chiếm hữu thì có thể là kết quả của việc thực hiện giao dịch hoặc cũng có thể không là kết quả của một giao dịch. Nhưng tính ngay tình của người thứ ba phải gắn liền với hoàn cảnh xác lập giao dịch. Cho nên, nếu BLDS 2015 đã định nghĩa chiếm hữu ngay tình là việc người chiếm hữu có căn cứ để tin rằng mình có quyền đối với tài sản chiếm hữu11, cho phép chúng ta có thể suy luận rằng, tính ngay tình của người thứ ba được hiểu là, người thứ ba khi xác lập giao dịch, có căn cứ để tin rằng người giao dịch với mình là người có quyền định đoạt tài sản đó. Bởi lẽ, nếu tiền đề này không bảo đảm thì việc chiếm hữu sau đó (kết quả của giao dịch) cũng không được coi là ngay tình. Như vậy, một người thứ ba ngay tình (theo Điều 133) được coi là người chiếm hữu ngay tình (theo Điều 180) nhưng ở chiều ngược lại, không phải người chiếm hữu ngay tình nào cũng là người thứ ba ngay tình tại Điều 133. Như vậy, mặc dù sử dụng tên gọi “người thứ ba ngay tình”, song Điều 133 BLDS 2015 chỉ nói đến người thứ ba ngay tình tiếp theo tại Điều luật này mà không bao gồm người thứ ba ngay tình đầu tiên. Đối với người thứ ba đầu tiên, BLDS 2015 cũng như BLDS 2005 gọi họ bằng một tên khác, đó là người chiếm hữu ngay tình. Việc xây dựng khái niệm chiếm hữu ngay tình trong pháp luật Việt Nam không dựa trên hoàn cảnh xuất hiện của họ là phải có bao nhiêu giao dịch làm tiền đề. Thế cho nên, tên gọi này sẽ bao gồm người thứ ba ngay tình đầu tiên, người thứ ba ngay tình tiếp theo, một số khác nữa mà việc chiếm hữu của họ không phải là kết quả của một giao dịch dân sự. Nói khác đi, quan hệ giữa khái niệm “người thứ ba ngay tình đầu tiên” với “người chiếm hữu ngay tình” là quan hệ giữa cái riêng và cái chung mà không đồng nhất, cũng không độc lập. Do vậy, khi người chiếm hữu ngay tình là người thứ ba ngay tình đầu tiên thì phải áp dụng các quy định của pháp luật về người chiếm hữu ngay tình để xác định quyền lợi của họ được hưởng. Khi người chiếm hữu ngay tình nhưng tiền đề của việc chiếm hữu đó là hai giao dịch dân sự (tức là người thứ ba ngay tình tiếp theo) thì mới được bảo vệ quyền lợi theo Điều 133. Tóm lại, trong luật dân sự Việt Nam, khái niệm “người thứ ba ngay tình” chỉ phản ánh đến loại “người thứ ba ngay tình tiếp theo”, mà không đề cập tới “người thứ ba ngay tình đầu tiên”. 11 Điều 180 BLDS 2015. 52 NGHIÏN CÛÁU LÊÅP PHAÁP Söë 08(336) T4/2017 THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT 3. Người thứ ba ngay tình theo quy định của luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 và một số đánh giá Là một đạo luật điều chỉnh một lĩnh vực quan hệ đặc thù, đương nhiên Luật HN&GĐ 2014 không thể đưa ra một định nghĩa về người thứ ba ngay tình bằng một quy phạm nào đó. Thế nhưng, người thứ ba ngay tình cũng được đạo luật này nhắc đến bốn lần, 1 lần ở Điều 26 và 3 lần ở Điều 32, cụ thể: Điều 26. Đại diện giữa vợ và chồng trong trường hợp giấy chứng nhận quyền sở hữu, giấy chứng nhận quyền sử dụng đối với tài sản chung nhưng chỉ ghi tên vợ hoặc chồng “() 2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng có tên trên giấy chứng nhận quyền sở hữu, giấy chứng nhận quyền sử dụng tài sản tự mình xác lập, thực hiện và chấm dứt giao dịch với người thứ ba trái với quy định về đại diện giữa vợ và chồng của Luật này thì giao dịch đó vô hiệu, trừ trường hợp theo quy định của pháp luật mà người thứ ba ngay tình được bảo vệ quyền lợi”. Điều 32. Giao dịch với người thứ ba ngay tình liên quan đến tài khoản ngân hàng, tài khoản chứng khoán và động sản khác mà theo quy định của pháp luật không phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng “1. Trong giao dịch với người thứ ba ngay tình thì vợ, chồng là người đứng tên tài khoản ngân hàng, tài khoản chứng khoán được coi là người có quyền xác lập, thực hiện giao dịch liên quan đến tài sản đó. 2. Trong giao dịch với người thứ ba ngay tình thì vợ, chồng đang chiếm hữu động sản mà theo quy định của pháp luật không phải đăng ký quyền sở hữu được coi là người có quyền xác lập, thực hiện giao dịch liên quan đến tài sản đó trong trường hợp BLDS có quy định về việc bảo vệ người thứ ba ngay tình”. Với những mô tả trong các quy định vừa trích dẫn ở trên, người thứ ba ngay tình theo Luật HN&GĐ 2014 không nhất thiết là người thứ ba trong mối quan hệ với một giao dịch mà là người thứ ba đối với một quan hệ vợ chồng. Chẳng hạn: A và B là vợ chồng. C là người thứ ba trong mối quan hệ với hôn nhân giữa A và B. Nói khác đi, người thứ ba ngay tình theo Luật HN&GĐ 2014 không yêu cầu phải có 2 giao dịch, tức là không yêu cầu tài sản phải chuyển giao 2 lần. Vì những trường hợp được mô tả trong các quy phạm trên không hề tồn tại giao dịch nào giữa hai vợ chồng, để nói rằng giao dịch giữa vợ hoặc chồng với người khác là giao dịch thứ hai. Kết luận vừa nêu được rút ra khi phân tích các điều luật quy định về vấn đề này. Các mệnh đề như: “vợ hoặc chồng () giao dịch với người thứ ba” ở Điều 26, “trong giao dịch với người thứ ba thì vợ hoặc chồng” ở Điều 32, cho thấy nhà làm luật đang coi người giao dịch với vợ hoặc với chồng là người thứ ba trong quan hệ hôn nhân giữa vợ và chồng. Giả thuyết đặt ra là, có phải điều luật trên đang nói đến những tài sản chung của vợ chồng đã tạo lập được do nhận chuyển giao từ một người khác bằng một giao dịch trước đó hay không để cho rằng giao dịch đang nói đến ở đây là giao dịch thứ hai nhằm chuyển giao tài sản đó cho người khác. Kể cả với góc độ nhìn nhận cởi mở như thế thì cũng không có logic hệ thống trong chính bản thân Luật HN&GĐ 2014. Bởi lẽ, vấn đề bảo vệ người thứ ba ngay tình chỉ đặt ra khi mà giao dịch trước đó vô hiệu dẫn đến người chuyển giao tài sản cho người thứ ba ngay 53 NGHIÏN CÛÁU LÊÅP PHAÁPSöë 08(336) T4/2017 THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT tình ở giao dịch thứ 2 là người không có quyền định đoạt. Cho nên về nguyên tắc là giao dịch thứ 2 sẽ thiếu điều kiện có hiệu lực nhưng do họ ngay tình nên cần bảo vệ họ. Còn Luật HN&GĐ 2014 đang điều chỉnh đến quyền định đoạt tài sản chung của vợ chồng nên phải tiếp cận ở phương diện coi vợ và chồng là chủ sở hữu đích thực của tài sản đó. Nói khác đi, kể cả khi tài sản đó được tạo lập do nhận chuyển giao từ người khác thông qua một giao dịch trước đó thì theo cách tiếp cận của các điều luật này, giao dịch đó phải có và đã có hiệu lực. Vậy vấn đề bảo vệ người thứ ba ngay tình có nên đặt ra, và nếu đã đặt ra vấn đề này thì tại sao giao dịch thứ nhất đã được mặc định là có hiệu lực? Chính sự mâu thuẫn này cho thấy kể cả với cách tiếp cận cởi mở nhất thì cũng không thể thấy được người thứ ba ngay tình ở Luật HN&GĐ là loại người được quy định tại Điều 133 BLDS 2015. Thực ra, với hoàn cảnh mà điều luật đang mô tả, người giao dịch với vợ, hoặc với chồng chỉ có thể là người thứ ba ngay tình đầu tiên mà không thể là người thứ ba ngay tình tiếp theo để có thể được gọi là người thứ ba ngay tình. Nói khác đi, người thứ ba ngay tình theo quy định của Luật HN&GĐ 2014 là người chiếm hữu ngay tình theo BLDS 2015. Sự khác biệt về cách tiếp cận khi xây dựng khái niệm “người thứ ba ngay tình” trong hai đạo luật này sẽ dẫn tới những tác động “tiêu cực” trong triển khai áp dụng. Có thể nói, Luật HN&GĐ 2014 mới được triển khai áp dụng, còn BLDS 2015 chưa được triển khai áp dụng, cho nên việc minh họa những tác động tiêu cực đó bằng những vụ việc thực tế là không thể được. Tuy nhiên, ở góc độ lý thuyết, những vướng mắc có thể gặp phải trong tương lai sẽ là: Một là, do điều luật đồng nhất người chiếm hữu ngay tình với người thứ ba ngay tình cho nên thực tiễn áp dụng sẽ đồng nhất người thứ ba ngay tình đầu tiên và người thứ ba ngay tình tiếp theo. Điều này tức là đã đi ngược lại với tinh thần của BLDS 2015, cũng như không phù hợp với lý luận như đã nêu ở trên. BLDS 2015 tuy không có một khái niệm riêng cho người thứ ba đầu tiên nhưng đã sử dụng tên gọi người chiếm hữu ngay tình để chỉ người này (cùng với những loại người khác). Điều này có nghĩa là đã cố gắng phân định người thứ ba ngay tình đầu tiên và người thứ ba ngay tình tiếp theo để điều chỉnh phù hợp. Ở góc độ lý luận đã nêu, mức độ ngay tình và nhu cầu bảo vệ của người thứ ba ngay tình đầu tiên và người thứ ba ngay tình tiếp theo là hoàn toàn khác nhau. Do vậy, đồng nhất hai loại người này là một hạn chế không nhỏ. Hai là, quyền được bảo vệ của người chiếm hữu ngay tình khi họ giao dịch với vợ hoặc với chồng có thể bị vô hiệu hóa trong thực tế. Do hoàn cảnh được mô tả trong điều luật không thể xuất hiện người thứ ba ngay tình theo Điều 133 BLDS 2015, mà chỉ có thể xuất hiện người chiếm hữu ngay tình. Cho nên, khi Luật HN&GĐ 2014 viện dẫn đến người thứ ba ngay tình được bảo vệ, có nghĩa là chỉ những người nào được bảo vệ theo Điều 133 BLDS 2015 thì mới được loại trừ ra khỏi trường hợp vô hiệu. Theo cách viện dẫn đó, thì sẽ không có người thứ ba ngay tình nào được coi là bảo vệ. Mặc dù, người được nói đến ở đây là người chiếm hữu ngay tình, đáng ra được hưởng quyền bảo vệ nhưng do không được liệt kê là ngoại lệ, nên quyền của họ sẽ bị vô hiệu hóa. 54 NGHIÏN CÛÁU LÊÅP PHAÁP Söë 08(336) T4/2017 THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT 4. Kết luận và kiến nghị Thứ nhất, người thứ ba ngay tình theo cách tiếp cận của BLDS 2015 chỉ bao gồm người thứ ba ngay tình tiếp theo. Người thứ ba ngay tình theo cách tiếp cận của Luật HN&GĐ 2014 là người ngay tình đầu tiên - loại người mà BLDS 2015 không gọi là người thứ ba ngay tình mà là người chiếm hữu ngay tình. Hai văn bản luật tiếp cận một thuật ngữ theo hai hướng khác nhau nên thiếu thống nhất. Thứ hai, sự thiếu thống nhất đó có thể dẫn tới những vướng mắc nhất định trong triển khai áp dụng. Vướng mắc đó có thể là sẽ đồng nhất người chiếm hữu ngay tình (người thứ ba ngay tình đầu tiên) với người thứ ba ngay tình (người ngay tình tiếp theo), cũng như có thể vô hiệu hóa quy định về bảo vệ người chiếm hữu ngay tình trong BLDS 2015. Để khắc phục hạn chế này, khi có dịp sửa đổi Luật HN&GĐ 2014, cần phải sửa lại những quy phạm này theo hướng thay thuật ngữ “người thứ ba ngay tình” tại Điều 26, Điều 32 của Luật này bằng thuật ngữ “người chiếm hữu ngay tình”. Đây mới là biện pháp căn cơ, giải quyết tận gốc vướng mắc đã phát hiện. Trước mắt, khi chưa có điều kiện sửa đổi, chúng tôi cho rằng, cơ quan có thẩm quyền cần có án lệ để giải thích cách hiểu về thuật ngữ người thứ ba ngay tình trong Luật HN&GĐ 2014. Trong trường hợp không có án lệ thích hợp, cần có văn bản hướng dẫn quy định tại Điều 26 và Điều 32 Luật HN&GĐ 2014 theo hướng sau: Người thứ ba ngay tình quy định tại Điều 26 và Điều 32 của Luật này là người thứ ba ngay tình đầu tiên vì đã trực tiếp giao kết giao dịch với vợ hoặc chồng. Do đó, nếu việc xác lập của người đó có tính ngay tình thì hiệu lực của giao dịch đó được xác định theo Luật này và các quy định về người chiếm hữu ngay tình trong BLDS 2015. Trường hợp tài sản đó đã được chuyển giao cho một người ngay tình tiếp theo bằng một giao dịch khác thì hiệu lực của giao dịch tiếp theo được xác định theo quy định về bảo vệ người thứ ba ngay tình của BLDS 2015 n TÀI lIỆu THAM KHẢo 1. Đỗ Thành Công (2011), “Đòi lại bất động sản từ người thứ ba ngay tình”, Kỷ yếu hội thảo khoa học “Pháp luật đất đai và nhà ở với vấn đề bảo đảm quyền con người ở Việt Nam” do Trung tâm Nghiên cứu Quyền con người - quyền công dân và Khoa luật Dân sự Trường Đại học Luật TP Hồ Chí Minh tổ chức tháng 9/2011. 2. Đỗ Văn Đại, Luật Hợp đồng Việt Nam - Bản án và bình luận bản án, tập 2, tái bản lần thứ tư, sách chuyên khảo, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 77. 3. Hoàng Thế Liên (2008), Bình luận khoa học BLDS 2005, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, trang 310. 4. Pamela O’Connor, Registration of Invalid Dispositions: Who gets the Property? in: Elizabeth Cooke, Modern Studies in Property Law Vol III, Hart Publishing (2005). 5. Thân Văn Tài (2015), Hoàn thiện quy định về bảo vệ người thứ ba ngay tình trong dự thảo BLDS sửa đổi, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 8/2015. 9. Tòa án nhân dân tối cao (2011), Quyết định số 58/2011/DS-GĐT ngày 21/01/2011 về giám đốc thẩm.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnguoi_thu_ba_ngay_tinh_theo_bo_luat_dan_su_nam_2015_va_luat.pdf
Tài liệu liên quan