This paper presents the survey results on reef fish fingerling in water of Son Tra
Peninsula, Da Nang. The results focused on fingerling of three families: Grouper (Serranidae),
Rabbitfish (Siganidae) and Snapper (Lutjanidae). They concentrate in the main season from April to
September and are exploited by diving and seine net. There are 14 fish species of commercial
resources, consisting of Grouper (Serranidae) - 8 species, Rabbitfish (Siganidae) - 3 species,
Snapper (Lutjanidae) - 3 species. Many species with high economic value is being brought into
cultivation in Vietnam as Yellow Grouper (Epinephelus awoara), Orange-spotted grouper
(Epinephelus coioides), Malabar grouper (Epinephelus malabaricus), Golden Rabbitfish (Siganus
guttatus) and some species have been cultured in some countries such as John's snapper (Lutjanus
johnii). The collected fingerling fish have different sizes depending on the species, ranging from 44 -
148 mm. The fingerlings have an average density of 31.5 individuals per 400 m2; including
Rabbitfish (Siganus spp) with the highest density of 25.4 individuals per 400 m2, Grouper
(Serranidae): five individuals per 400 m2, Golden Rabbitfish (Siganus guttatus): one individual per
400 m2, and Snapper (Lutjanidae) only 0.1 individuals per 400 m2.
9 trang |
Chia sẻ: honghp95 | Lượt xem: 530 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nguồn giống cá ở rạn san hô vùng bán đảo Sơn Trà, Đà Nẵng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
355
Tạp chí Khoa học và Công nghệ Biển; Tập 15, Số 4; 2015: 355-363
DOI: 10.15625/1859-3097/15/4/6472
NGUỒN GIỐNG CÁ Ở RẠN SAN HÔ
VÙNG BÁN ĐẢO SƠN TRÀ, ĐÀ NẴNG
Nguyễn Thị Tường Vi1*, Võ Văn Quang2
1Khoa Sinh-Môi trường, Đại học Sư phạm Đà Nẵng
2Viện Hải dương học-Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
*E-mail: vidanang222@yahoo.com
Ngày nhận bài: 26-6-2015
TÓM TẮT: Bài báo trình bày về kết quả khảo sát nguồn giống cá ở vùng rạn san hô bán đảo
Sơn Trà, Đà Nẵng. Kết quả nghiên cứu cho thấy nguồn giống của 3 họ cá mú, cá dìa, cá hồng hầu
như xuất hiện quanh năm, nhưng tập trung vào vụ chính từ tháng 4 đến tháng 9 và được khai thác
bằng nghề lặn và lưới. Đã xác định có 14 loài cá giống có giá trị kinh tế. Trong đó, họ cá mú
(Serranidae) có 8 loài, họ cá dìa (Siganidae) có 3 loài, họ cá hồng (Lutjanidae): 3 loài; nhiều loài
có giá trị kinh tế cao, là đối tượng đang được đưa vào nuôi trồng ở Việt Nam như cá song gió
(Epinephelus awoara), cá mú mè (Epinephelus coioides), Cá mú điểm gai (Epinephelus
malabaricus), cá dìa công (Siganus guttatus) và một số loài đã được nuôi ở các nước trên thế giới
như cá hồng vảy ngang (Lutjanus johnii). Con giống các loài cá thu được có kích thước khác nhau
tùy theo từng loài dao động từ 44 - 148 mm. Cá giống có mật độ trung bình là 31,5 con/400 m2;
trong đó cá mú (Serranidae): 5 con/400 m2, cá dìa công (Siganus guttatus): 1 con/400 m2, cá giò
(Siganus spp) có mật độ cao nhất 25,4 con/400 m2, thấp nhất là cá hồng (Lutjanidae) chỉ
0,1 con/400 m2.
Từ khóa: Nguồn giống cá, rạn san hô, Sơn Trà, Đà Nẵng.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Vùng biển ven bờ chỉ chiếm 10% diện tích
đại dương nhưng là nơi giàu dinh dưỡng nhất
và chứa đến 90% số loài sinh vật biển [1, 2].
Trong đó, rạn san hô là một hệ sinh thái đặc sắc
ở vùng biển ven bờ nhiệt đới và cận nhiệt đới
đã cung cấp cho xã hội những lợi ích khổng lồ,
từ nguồn thu nhập, thực phẩm cho đến nghề
nghiệp. Cá và các động vật thủy sinh khác sống
trong rạn san hô rất đa dạng và phong phú. Giá
trị của nguồn lợi trong rạn san hô mang lại cho
con người là rất lớn và quan trọng cả về kinh tế
và giải trí, thẩm mỹ. Lợi nhuận hàng năm từ
nguồn lợi rạn san hô ở khu vực Đông Nam Á
lên đến 2,4 tỉ USD [1]. Năng suất khai thác cá
tại các rạn san hô cao nhất có thể lên đến 19 -
25 tấn/km2/năm như ở đảo Apo (Philippines)
[3]. Nguồn giống bổ sung của cá trong vùng
rạn san hô có vai trò và ý nghĩa quan trọng đối
với nghề cá [4, 5].
Vùng biển Việt Nam đã thống kê được
khoảng trên 600 loài cá san hô, trong đó phong
phú nhất là ở các rạn san hô ven bờ miền
Trung, khoảng 470 loài [6, 7]. Các loài sinh
sống trong rạn san hô rất đa dạng, không chỉ có
các loài cá làm thực phẩm như: cá hồng (họ
Lutjanidae), cá mú (họ Serranidae), cá khế
(giống Caranx), cá lượng (giống Nemipterus)
mà còn dùng làm cảnh giá trị thương mại cao
như cá nàng đào, cá bướm (Chaetodontidae), cá
chim xanh (Pomacanthidae). Khoảng 50% sản
lượng nghề cá liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp
tới rạn san hô [7].
Nguyễn Thị Tường Vi, Võ Văn Quang
356
Đà Nẵng có bờ biển dài trên 89 km với hai
vùng biển chính là vịnh Đà Nẵng và nam bán
đảo Sơn Trà, tại đây có 104,6 ha rạn san hô
phân bố quanh bán đảo là điều kiện thích hợp
ương dưỡng của nhiều đối tượng nguồn lợi
quan trọng. Tuy nhiên, hiện nay nguồn lợi trên
các hệ sinh thái và vùng nước xung quanh vùng
ven bờ Đà Nẵng đã bị khai thác quá mức, điều
này sẽ ảnh hưởng đến quá trình bổ sung và
phục hồi nguồn lợi trong tương lai (Đề tài:
Điều tra, nghiên cứu rạn san hô và các hệ sinh
liên quan vùng biển từ Hòn Chảo nam Hải Vân
và bán đảo Sơn Trà, năm 2006). Trước thực
trạng trên, việc đánh giá nguồn giống trong rạn
san hô vùng bán đảo Sơn Trà, nhằm có các biện
pháp quản lý và bảo vệ nguồn lợi thủy sản khu
vực này.
Bài báo cung cấp các dữ liệu về hiện trạng,
thành phần, mật độ, phân bố của nguồn giống
cá liên quan đến rạn san hô dùng làm thực
phẩm có giá trị kinh tế cao vùng biển quanh rạn
san hô bán đảo Sơn Trà, Đà Nẵng, làm cơ sở để
có các giải pháp quản lý, bảo vệ và khai thác
bền vững.
TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU
Điều tra hiện trạng khai thác
Nguồn tài liệu sơ cấp:
Thông tin về khai thác cá giống được thu
thập bằng phương pháp điều tra và tham vấn
cộng đồng [8]. Số lượng phiếu điều tra là 203
phiếu và đã tổ chức 5 đợt tham vấn vào cuối
tháng 12/2011 đến đầu tháng 1/2012 tại 4
phường ven biển gồm Mân Thái, Nại Hiên
Đông, Thọ Quang và Thuận Phước (phường
Thuận Phước tổ chức 2 buổi tham vấn), đây là
4 phường có số lượng ghe tàu khai thác ven bờ
nhiều nhất thành phố Đà Nẵng. Tại mỗi cuộc
tham vấn, mời 25 - 30 ngư dân, là những người
có kinh nghiệm chuyên khai thác thủy sản ven
bờ bằng các nghề khác nhau vùng ven bờ ở 4
phường cùng với một số chủ nậu thu mua thủy
sản cũng được mời để tham gia tham vấn. Các
thông tin thu thập trong các cuộc tham vấn bao
gồm: ngành nghề và đối tượng khai thác; nguồn
lợi thủy sản khai thác chính; mùa vụ khai thác,
sản lượng và doanh thu, sự thay đổi nguồn lợi
so với những năm trước đây. Trong đó, nguồn
lợi thủy sản chính là nguồn lợi được cộng đồng
xác nhận rằng đây là đối tượng chủ yếu đem lại
thu nhập cho ngư dân.
Kết hợp giữa số liệu phỏng vấn trực tiếp
và điều tra thêm thông tin từ các chủ nậu thu
mua thủy sản. Thời gian điều tra từ tháng
12/2011 đến tháng 2/2012.
Nguồn tài liệu thứ cấp:
Các báo cáo của cơ quan quản lý chuyên
ngành tại địa phương được tham khảo trong
quá trình nghiên cứu.
Ước tính sản lượng khai thác
Từ số lượng phiếu điều tra và tham vấn, sản
lượng khai thác được ước tính theo
Stamatopoulos (2002) [9] như sau:
P = CPUE * Số ngày hoạt động tiềm năng * Số
lượng tàu/ghe * BAC
Trong đó: CPUE (Catch Per Unit Effort) là
năng suất khai thác của một tàu làm một loại
nghề cụ thể (con (kg)/ghe/ngày); BAC (Boat
Acitve Coefficient) = Số lượng ghe đi khai
thác/tổng số ghe hiện có.
Phương pháp thu mẫu giống cá
Mẫu định tính giống cá
Tiến hành mua mẫu từ ngư dân khai thác
vùng ven rạn san hô bán đảo Sơn Trà để xác
định thành phần loài con giống khai thác, mỗi
tháng thu từ 20 - 40 con liên tục trong 12 tháng
(4/2012 - 4/2013) tổng số mẫu là 400 con.
Mẫu định lượng giống cá
Thu mẫu 12 đợt tương ứng với 12 tháng
trong năm từ tháng 4/2012 - 4/2013 (trừ tháng
10/2012 không thu mẫu do thời tiết xấu). Vì đối
tượng nghiên cứu là nguồn giống cá liên quan
đến rạn san hô, nên vị trí thu mẫu dựa vào kết
quả nghiên cứu ở khu vực có rạn san hô của đề
tài “Điều tra, nghiên cứu rạn san hô và các hệ
sinh thái liên quan vùng biển từ Hòn Chảo nam
Hải Vân và bán đảo Sơn Trà”, để bố trí các
trạm thu mẫu tại 8 điểm tương ứng với các khu
vực rạn san hô ở xung quanh bán đảo Sơn Trà
và 2 điểm gần bãi cát ven bờ của phường Thọ
Quang và Mân Thái.
Nguồn giống cá ở vùng rạn san hô
357
Tọa độ vị trí khảo sát được xác định bằng
máy định vị (hình 1). Tại mỗi điểm khảo sát,
dùng thước dây dài 100 m rải trên nền đáy. Dọc
theo thước ra mỗi bên 2 m, thợ lặn thứ nhất
đếm tất cả con giống theo các nhóm: cá mú, cá
hồng, cá dìa, cá dò, tiếp theo thợ lặn thứ 2 dùng
vợt bắt con giống để xác định loài. Mật độ con
giống đếm được của từng nhóm cá trên tính
mật độ (bằng số con đếm được/400 m2).
Hình 1. Vị trí thu mẫu giống vùng rạn san hô
ven bờ Đà Nẵng
Phân tích mẫu trong phòng thí nghiệm
Cá giống được xác định dựa nhóm kích
thước nhỏ còn gọi là cá con và chưa thành thục
sinh dục, được tham khảo từ Froese và Pauly
(2013) [10]. Con giống được phân chia thành 3
nhóm: Loài có giá trị kinh tế; Loài có giá trị
kinh tế và có triển vọng đưa vào nuôi trồng
(loài có kích thước trưởng thành lớn, có giá trị
kinh tế đã được đưa vào nuôi trồng trên thế
giới, nhưng chưa được nuôi ở Việt Nam); Loài
có giá trị kinh tế và được nuôi trồng phổ biến ở
Việt Nam.
Phân loại cá giống được tiến hành theo
phương pháp chuỗi dùng cho cá bột, cá con
được mô tả bởi Leis và cộng sự (1983, 1989)
[11, 12] như sau: các cá thể có hình thái, kiểu
sắc tố giống nhau được chọn thành nhóm riêng.
Các cá thể lớn nhất trong nhóm được phân loại
dựa vào các đặc điểm cá trưởng thành, tiếp tục
như vậy đối với các cá thể nhỏ hơn trong nhóm.
Từ đó tách riêng ra các loài, đồng thời quan sát
đối chiếu với các tài liệu mô tả cá bột, cá con
đã được các tác giả công bố.
Mẫu cá được đo các chỉ tiêu hình thái để
phân loại như chiều dài toàn thân (TL), chiều
dài thân chuẩn (SL). Kiểu sắc tố, màu sắc cũng
được quan sát mô tả và so sánh. Các tài liệu
dùng phân loại cá giống theo Leu và cộng sự,
(2005) [13], Heemstra và Randall (1993) [14],
Nakabo (2002) [15], Shen và Tzeng (1993)
[16] và Nguyễn Nhật Thi (2008) [17]. Sắp xếp
hệ thống phân loại bậc bộ và họ theo Nelson
(2006) [18].
Thống kê xử lý số liệu
Số liệu được nhập vào bảng tính, các xử lý
thống kê thông thường thực hiện bằng phần
mềm Excell. Việc phân tích chỉ tập trung chi
tiết ở các nhóm có số lượng mẫu nhiều, có tần
suất bắt gặp cao như cá mú, cá dò, Các số
liệu sử dụng cho các nhóm cá từ khảo sát đếm
trực tiếp, chỉ phân tích các trạm đếm được mẫu,
do đó đã khảo sát 12 tháng tại 10 địa điểm
(trạm) với 97 lần nhưng chỉ có 68 lần đếm
được. Vẽ sơ đồ trạm vị khảo sát và phân bố
bằng phần mềm Mapinfor 7.5 và Surfer 11.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
Hiện trạng khai thác nguồn cá giống ở vùng
rạn san hô thuộc bán đảo Sơn Trà
Kết quả điều tra và tham vấn cho thấy có 4
đối tượng là nguồn giống cá liên quan đến rạn
san hô vùng bán đảo Sơn Trà (BĐST), Đà
Nẵng (bảng 1).
Bảng 1. Mùa vụ và vùng khai thác nguồn giống liên quan đến rạn san hô
STT Tên đối tượng Mùa vụ chính Hình thức khai thác Vùng khai thác
1 Cá mú T4-T8 (AL) lặn Ven bờ, quanh BĐST
2 Cá dìa T4-T8 (AL) lặn Quanh BĐST
3 Cá giò T4-T5 (AL) lưới Quanh BĐST
Nguồn giống cá mú, cá dìa, cá giò hầu như
xuất hiện quanh năm, nhưng tập trung vào vụ
chính từ tháng 4 đến tháng 8. Vì được khai thác
bằng nghề lặn nên các đối tượng này được đánh
Nguyễn Thị Tường Vi, Võ Văn Quang
358
bắt chủ yếu vào mùa khô, thời tiết thuận lợi cho
hoạt động lặn bắt cá giống.
Cá mú giống mặc dầu cũng được khai thác,
tuy nhiên do giá cả thấp (5.000 - 20.000 đ/con),
vì nhu cầu trên thị trường không cao, do đó cá
mú giống không phải là đối tượng chính trong
các chuyến khai thác, thường trong một chuyến
khai thác bằng lờ hoặc lặn bắt, gặp cá mú thì
ngư dân đánh bắt, số lượng không nhiều. Cá
mú giống được bán cho các chủ nậu hoặc bán
trực tiếp cho các hộ nuôi cá mú, một số bán ra
chợ làm thực phẩm với giá rẻ, khảo sát tại các
bến cá và chợ cá thường bắt gặp cá con kích cỡ
10 - 15 cm được bán làm thức ăn, lượng bán ra
chợ gây tổn thất đáng kể cho nguồn lợi cá mú
vùng ven bờ Đà Nẵng. Kết quả điều tra cho
thấy ở Đà Nẵng hiện có khoảng 15 ghe có khai
thác cá mú giống.
Ngư dân cho biết cá giò con cỡ 2 cm xuất
hiện dày đặc sát bờ bán đảo Sơn Trà vào khoảng
ngày 20 tháng 4 đến giữa tháng 5 âm lịch, thời
gian này nhiều ghe tập trung đánh bắt cá giò con
với sản lượng lớn: 200 - 800 kg/ngày, sau đó
đem bán với giá 7.000 đ/1 kg để làm thức ăn cho
gia súc. Hoạt động khai thác này rõ ràng đã làm
suy giảm nguồn lợi cá giò vùng biển Đà Nẵng.
Cá dìa giống do chỉ có ít và không có nhu
cầu nuôi thương phẩm trên thị trường nên
người dân không khai thác để bán cho chủ nậu
hay cho các hộ nuôi, tuy nhiên với cách khai
thác triệt để nguồn lợi như hiện nay thì cá dìa
vẫn thường được đánh bắt ở mọi kích cỡ để bán
làm thực phẩm với giá rất thấp so với giá trị cá
dìa thương phẩm.
Kết quả điều tra và tham vấn cho thấy cá
mú và cá dò là nguồn lợi có giá trị kinh tế cao
thuộc nhóm 10 đối tượng đem lại thu nhập
đáng kể cho ngư dân. Cá hồng mặt dầu có giá
trị kinh tế cao nhưng sản lượng khai thác rất
thấp, ngư dân rất ít khi bắt gặp cá hồng. Nguồn
giống cá hồng hầu như không được ngư dân
nhắc đến vì ít có ý nghĩa, thỉnh thoảng nếu
trong các mẻ lưới khai thác hay các chuyến đi
lặn có gặp cá hồng giống thì ngư dân vẫn bắt
nhưng được bán chung với các loại cá khác với
giá thành rẻ.
Kết quả tham vấn cho thấy sản lượng và
doanh thu năm 2010 - 2011 ước tính từ nguồn
lợi giống của 4 phường trọng điểm Mân Thái,
Thọ Quang, Nại Hiên Đông và Thuận Phước
trình bày trong bảng 2.
Bảng 2. Ước tính sản lượng và doanh thu
nguồn lợi giống và cá con liên quan đến rạn san
hô vùng ven bờ Đà Nẵng năm 2010 - 2011 (từ
tháng 9/2010 đến tháng 8/2011)
STT Tên đối tượng Sản lượng Doanh thu
1 Cá mú (Serranidae) 5.500 con 55.000.000 VNĐ
2 Cá giò (Siganus spp) 8 tấn 56.000.000 VNĐ
Sản lượng và doanh thu từ 2 đối tượng
giống cá trên chiếm tỉ trọng khoảng 90% tổng
sản lượng và doanh thu từ nghề khai thác giống
trên toàn thành phố Đà Nẵng.
Cá giò con thường được khai thác chỉ nhỏ
bằng hạt dưa (dài 1,5 - 2 cm), trong mùa khai
thác ngư dân đánh bắt với năng suất cao, nhưng
do cá giò con chỉ xuất hiện trong một khoảng
thời gian ngắn (20 ngày đến 1 tháng), chúng
chưa phải là đối tượng được nuôi phổ biến, vì
vậy được bán với giá cá tạp để làm mắn hoặc
làm thức ăn gia súc nên sản lượng và doanh thu
từ giống nguồn lợi này không đáng kể.
Doanh thu từ nguồn lợi cá mú giống không
đáng kể, chỉ 55 triệu. Cá dìa con (Siganus
guttatus) thường không được khai thác vì chưa
có nguồn thu mua cá giống, tuy nhiên một số
ngư dân khi bắt được cá dìa con thường bán ra
chợ với kích thước 7 - 10 cm. Cá hồng mặc dầu
có giá trị kinh tế nhưng sản lượng và doanh thu
hầu như không đáng kể.
Kết quả điều tra và tham vấn cho thấy hầu
hết ngư dân đều cho rằng sản lượng và năng
suất đánh bắt nguồn lợi thủy sản ven bờ suy
giảm khoảng 30 - 50% so với 5 - 10 năm trước
đây, một số loài trở nên hiếm, kích cỡ khai thác
ngày càng nhỏ. Kết quả tham vấn nhóm thợ lặn
phường Thọ Quang chuyên lặn bắt cá rạn cho
thấy cá mú và các loại cá rạn san hô khác sản
lượng giảm mạnh nhất, giảm đến 80%. Cho đến
nay, rất hiếm gặp cá hồng trong rạn, kích cỡ
khai thác cá rạn san hô cũng nhỏ dần (bảng 3).
Theo ngư dân, có 3 nguyên nhân chính dẫn
đến sự suy giảm sản lượng khai thác là:
Khai thác quá mức: Số lượng lớn trên
1.000 chiếc ghe thuyền công suất dưới 20 CV
Nguồn giống cá ở vùng rạn san hô
359
khai thác thủy sản vùng ven bờ rộng chỉ
119 km2, cùng với hiện tượng khai thác nhằm
tận thu mọi kích cỡ của đối tượng nguồn lợi ở
mọi giai đoạn trong vòng đời, đặc biệt là trong
thời kỳ mang trứng là tác nhân chủ yếu làm cạn
kiệt nguồn lợi thủy sản vùng ven bờ Đà Nẵng.
Đặc biệt, ngày càng có nhiều hoạt động cho
khách du lịch ra tham quan như câu cá quanh
các rạn bao gồm cả cá con của cá mú, cá hồng,
cá dìa ... đã làm nguồn lợi cá rạn san hô vùng
bán đảo Sơn Trà gần như suy kiệt.
Mất nơi cư trú: Mặc dù vùng rạn san hô bán
đảo Sơn Trà đã được thả phao khoanh vùng bảo
vệ, việc kiểm soát còn nhiều hạn chế, vẫn còn
hiện tượng thả neo neo đậu tàu thuyền và các hoạt
động đánh bắt cá ngay trên rạn phá hỏng rạn san
hô - nơi cư trú của các loài sinh vật biển.
Ô nhiễm môi trường: Ô nhiễm môi trường
từ chất thải rắn và nước thải của các công trình
xây dựng resort, công trình làm cầu Thuận
Phước; các hoạt động hút đất, nạo vét sông, hút
bùn làm môi trường sống của thủy sinh vật
bị ô nhiễm dẫn đến suy giảm nguồn lợi vùng
biển Đà Nẵng.
Bảng 3. Năng suất và kích cỡ cá mú được khai thác bởi nghề lặn năm 2005 và năm 2012
Tên đối tượng nguồn lợi
Năng suất khai thác trung bình
(kg/ngày đêm) Kích cỡ thường gặp (kg)
Năm 2005 Năm 2012 Năm 2005 Năm 2012
Cá mú 15 2 1,5 - 1,7 0,5
Thành phần loài cá giống ở rạn san hô vùng
bán đảo Sơn Trà
Kết quả thu thập mẫu cá từ ngư dân và thu
mẫu trực tiếp các tại các vị trí khảo sát có 505
cá thể. Đã xác định vùng rạn san hô ven bờ Đà
Nẵng có 14 loài cá giống có giá trị kinh tế
thuộc 3 họ, 1 bộ. Khảo sát trực tiếp đã xác định
được 12 loài và thu mẫu từ ngư dân khai thác -
9 loài. Trong đó, họ cá mú (Serranidae) có 8
loài, họ cá dìa (Siganidae) có 3 loài, họ cá hồng
(Lutjanidae): 3 loài (bảng 4). Kết quả thu được
cho thấy cá giống trong rạn san hô khá phong
phú, trong đó có nhiều loài có giá trị kinh tế
cao, là đối tượng đang được đưa vào nuôi trồng
ở Việt Nam như cá song gió (Epinephelus
awoara), cá mú mè (Epinephelus coioides), cá
mú điểm gai (Epinephelus malabaricus), cá dìa
công (Siganus guttatus) và một số loài đã được
nuôi ở các nước trên thế giới như cá hồng vảy
ngang (Lutjanus johnii).
Bảng 4. Danh sách thành phần loài con giống cá liên quan rạn san hô ven bờ Đà Nẵng
STT Loài Giá trị con giống
Bộ cá vược PERCIFORMES
Họ cá mú Serranidae
1 Cá mú kẻ mờ Cephalopholis boenak (Bloch, 1790) +
2 Cá song gió Epinephelus awoara (Temminck & Schlegel, 1842) +++
3 Cá mú mè Epinephelus coioides (Hamilton, 1822) +++
4 Cá mú sọc ngang đen Epinephelus fasciatus (Forsskål, 1775) +
5 Cá mú điểm gai Epinephelus malabaricus (Bloch & Schneider, 1801) +++
6 Cá mú lưng dày Epinephelus fasciatomaculosus (Peters, 1865) +
7 Cá mú sao Epinephelus trimaculatus (Valenciennes, 1828) ++
8 Cá mú Epinephelus sp +
Họ cá hồng Lutjanidae
9 Cá hồng chấm lưng Lutjanus fulviflamma(Forsskål, 1775) +
10 Cá hồng vảy ngang Lutjanus johnii (Bloch, 1792) ++
11 Cá hồng chấm đen Lutjanus russellii (Bleeker, 1849) ++
Họ cá dìa Siganidae
12 Cá giò cana Siganus canaliculatus (Park, 1797) +
13 Cá dìa công Siganus guttatus (Bloch, 1787) +++
14 Cá giò trơn Siganus fuscescens (Houttuyn, 1782) +
Ghi chú: +: Loài có giá trị kinh tế; ++: Loài có giá trị kinh tế và có triển vọng đưa vào nuôi
trồng; +++: Loài có giá trị kinh tế và được nuôi trồng phổ biến.
Nguyễn Thị Tường Vi, Võ Văn Quang
360
Thành phần loài cá mú vùng rạn san hô ven
bờ Đà Nẵng nhiều hơn 3 loài so với vùng biển
vịnh Quy Nhơn (5 loài) và 2 loài so với vùng
biển Khánh Hòa (6 loài) (bảng 4). Tuy nhiên, ở
vùng rạn san hô ven bờ Đà Nẵng, loài cá mú kẻ
mờ (Cephalopholis boenak Bloch, 1790) chiếm
ưu thế với 32% trong tổng số cá mú; còn ở
vùng biển vịnh Quy Nhơn, loài cá mú điểm gai
(Epinephelus malabaricus Bloch & Schneider,
1801) chiếm tỉ lệ trên 30% [19, 20].
Trong con giống các loài thu được, cá mú
được xem như là đối tượng hải sản có giá trị
kinh tế cao và được thị trường ưa chuộng. Cá
mú giống tự nhiên là nguồn giống quan trọng
phục vụ nghề nuôi cá lồng trên biển và trong
các ao. Theo nhiều tài liệu trên thế giới, nguồn
giống cung cấp cho nuôi cá mú thương phẩm
với 80% là từ đánh bắt tự nhiên và chỉ khoảng
20% từ sinh sản nhân tạo [21, 22]. Mặc dù có
một số tiến bộ trong việc sản xuất giống cá mú
nhân tạo, thì nguồn giống cá mú khai thác tự
nhiên vẫn đóng vai trò quan trọng trong nghề
nuôi cá mú thương phẩm; chẳng hạn Đài Loan
là quốc gia thành công trong việc sản xuất
giống cá mú nhân tạo nhưng vẫn sử dụng cá mú
giống khai thác từ tự nhiên, trong khi đó ở các
nước khác nguồn giống đánh bắt tự nhiên là từ
80 - 100% [21].
Cá mú giống xuất hiện ở vùng rạn ven bờ
Đà Nẵng, có các loài như cá song gió
(Epinephelus awoara), cá mú mè (E. coioides),
cá mú điểm gai (E. malabaricus); theo một số
tài liệu đây đều là những loài có giá trị kinh tế
cao, kích thước lớn khi trưởng thành, rất phổ
biến và thường gặp ở nước ta [17, 23]. Ở vùng
biển Khánh Hòa, giống cá mú được khai thác
chủ yếu các loài cá mú chấm đỏ (Epinephelus
akaara), cá mú sỏi (E. bleekeri), cá mú mè (E.
coioides), cá mú điểm gai (E. malabaricus), cá
mú chấm tổ ong (E. merra) và cá mú sáu sọc
(E. sexfasciatus) với sản lượng hàng năm
khoảng 200.000 con [19]. Về các loài cá mú
được nuôi phổ biến ở khu vực Châu Á - Thái
Bình Dương [13, 21, 24] thì ở vùng rạn ven bờ
Đà Nẵng có 3 loài là cá mú điểm gai
(Epinephelus malabaricus), cá mú mè (E.
coioides), cá song gió (E. awoara); trong đó, cá
mú mè và cá song gió có số lượng giống tương
đối nhiều, còn cá mú điểm gai ít hơn.
Kích thước cá giống vùng rạn san hô ở bán
đảo Sơn Trà
Con giống các loài cá vùng rạn san hô ven
bờ Đà Nẵng thu được có kích thước chiều dài
khác nhau tùy theo từng loài dao động từ 44 -
148 mm. Các loài cá mú và cá hồng có kích
thước trưởng thành lớn, thành thục muộn và
giai đoạn con giống kéo dài; do đó con giống
thường có kích thước lớn. Nhiều loài cá thuộc
họ cá mú, cá hồng có kích thước con giống dao
động khá lớn, phụ thuộc vào thời điểm mùa
sinh sản. Khi mới nở, cá bột có kích thước nhỏ
nhưng vào các tháng sau đó con giống lớn dần.
Loài cá mú kẻ mờ thu được có chiều dài con
giống từ 59 - 152 mm, nhóm kích thước từ
80 mm đến 140 mm chiếm ưu thế. Con giống
loài cá dìa công có chiều dài từ 85 - 156 mm,
nhóm kích thước từ 90 mm đến 140 mm chiếm
ưu thế (hình 2).
Hình 2. Chiều dài thân chuẩn trung bình (mm)
của con giống các loài cá chủ yếu vùng rạn san
hô vùng bán đảo Sơn Trà, Đà Nẵng
Mật độ và mùa vụ xuất hiện cá giống vùng
rạn san hô ở bán đảo Sơn Trà
Kết quả khảo sát đã cho thấy cá giống các
nhóm cá mú (Serranidae), cá dìa công (Siganus
guttatus), cá dò (Siganus spp) và cá hồng
(Lutjanidae) có mật độ trung bình là
32 con/400 m2; trong đó cá mú (Serranidae):
5 con/400 m2, cá dìa công: 1 con/400 m2, cá dò
có mật độ cao nhất 25,4 con/400 m2, thấp nhất
là cá hồng (Lutjanidae) chỉ 0,1 con/400 m2
(hình 3).
Mật độ ở từng khu vực thu mẫu cho thấy cá
mú giống xuất hiện ở tất cả các khu vực khảo
Nguồn giống cá ở vùng rạn san hô
361
sát, cao nhất ở Vũng Đá, tiếp theo đó là Bãi
Nồm và Hòn Sụp. Sự sai khác về mật độ con
giống của cá mú giữa các điểm khảo sát không
có ý nghĩa ở mức 95%, bằng phép thử ANOVA
cho thấy giá trị Ft< Flý thuyết. Tập tính của chúng
là sống ẩn mình trong rạn đá hoặc san hô [14],
vì vậy tùy thuộc vào từng loài chúng sống ở các
kiểu môi trường khác nhau.
Hình 3. Mật độ trung bình của con giống các
nhóm cá vùng rạn san hô ven bờ Đà Nẵng
Cá giò (Siganus spp) xuất hiện ở 6 khu vực
là Bãi Bắc, Bãi Bụt, Bãi Nồm, Hục Lỡ, Mũi
Nghê và Mũi Súng với mật độ bình quân khá
cao, nhất là ở Bãi Bắc và Hục Lở. Sự sai khác
về mật độ con giống của cá giò giữa các điểm
khảo sát có ý nghĩa ở mức 95%, bằng phép thử
ANOVA cho thấy giá trị Ft> Flý thuyết. Cá giò
giống (Siganus spp) tập trung chủ yếu ở khu
vực là rạn san hô kết hợp rong biển hoặc rạn
san hô ở các điểm ven bờ là nền đáy cát bùn
không thấy có cá giò giống. Cá giò giống trong
vùng rạn xuất hiện chủ yếu vào tháng 4 - 9
hằng năm, mật độ cao nhất vào cuối tháng 4
đầu tháng 5 âm lịch, thời gian này ngư dân tập
trung khai thác nhiều với sản lượng lên đến 200
- 800 kg/ghe/đêm.. Trong khi đó cá dìa công
(Siganus guttatus) lại tập trung nhiều ở Bãi
Nồm là khu vực có rạn san hô bên ngoài và
thảm cỏ biển bên trong sát bờ, các khu vực
khác xuất hiện mật độ thấp. Sự sai khác về mật
độ con giống của cá giò giữa các điểm khảo sát
có ý nghĩa ở mức 95%, bằng phép thử ANOVA
cho thấy giá trị Ft> Flý thuyết. Vùng ven bờ không
xuất hiện con giống của họ cá dìa (Siganidae).
Con giống cá dìa công có ở Đà Nẵng từ tháng 6
đến tháng 12, nhưng thường được ngư dân khai
thác từ tháng 6 đến tháng 9 vì thời gian này
thời tiết thuận lợi cho nghề lặn. Con giống cá
hồng chỉ quan sát thấy ở Bãi Bụt, mật độ chỉ
0,4 con/400 m2 bắt gặp chủ yếu vào tháng 6 và
tháng 7 (bảng 5).
Bảng 5. Mật độ trung bình (con/400 m2) của con giống các nhóm cá
Tháng
Cá mú Cá hồng Cá dìa Cá giò
Mật độ
Sai số
chuấn (SE)
Mật độ
Sai số
chuấn (SE)
Mật độ
Sai số
chuấn (SE)
Mật độ
Sai số
chuấn (SE)
1 0 0 0 0 0 0 0 0
2 1,25 0,25 0 0 0 0 0 0
3 2,43 0,57 0 0 0 0 0 0
4 3,25 0,48 0 0 0 0 0 0
5 12,88 2,76 0 0 0 0 0 0
6 4,78 1,02 0,22 0,20 0,78 0,52 64,44 22,37
7 8,11 2,14 0,22 0,20 0,78 0,78 72,78 27,60
8 3,33 1,14 0 0 5,56 5,56 38,89 16,20
9 2,67 0,67 0 0 0,83 0,83 23,33 9,55
10 - - - - - - - -
11 0 0 0 0 0 0 0 0
12 0 0 0 0 0 0 0 0
Ghi chú: “-”: không khảo sát vì biển động và thời tiết xấu.
KẾT LUẬN
Các loại cá giống (mú, hồng, dìa) liên quan
đến rạn san hô vùng Bán đảo Sơn Trà chủ yếu
được khai thác bằng nghề lặn. Năng suất cá mú
khai thác có dấu hiệu giảm hơn 5 lần và trọng
Nguyễn Thị Tường Vi, Võ Văn Quang
362
lượng cá đánh bắt giảm 3 lần so với 5 - 10 năm
trước đây. Nguyên nhân được cho là do khai
thác quá mức và mất nơi cư trú.
Bước đầu xác định con giống của 14 loài cá
cá có giá trị kinh tế thuộc 3 họ, 1 bộ vùng rạn
san hô ven bờ Đà Nẵng. Trong đó, họ cá mú
(Serranidae) có 8 loài, họ cá dìa (Siganidae) có
3 loài, họ cá hồng (Lutjanidae) có 3 loài.
Mật độ trung bình cá giống (mú, hồng, dìa)
vùng rạn san hô ven bờ Đà Nẵng là
31,5 con/400 m2; trong đó cá mú (Serranidae):
5 con/400 m2, cá dìa công (Siganus guttatus):
1 con/400 m2, cá giò (Siganus spp) có mật độ
cao nhất 25,4 con/400 m2, thấp nhất là cá hồng
(Lutjanidae) chỉ 0,1 con/400 m2.
Kích thước chiều dài con giống các loài cá
vùng rạn san hô ven bờ Đà Nẵng khác nhau tùy
theo từng loài, dao động từ 44 - 148 mm.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Burke, L., Selig, E., Spalding, M., and
Lestari, Y. A. C., 2002. Reefs at Risk in
Southeast Asia. In World Resources
Institute.
2. Hixon, M. A., 2011. 60 years of coral reef
fish ecology: past, present, future. Bulletin
of Marine Science, 87(4): 727-765.
3. Maypa, A. P., Russ, G. R., Alcala, A. C.,
and Calumpong, H. P., 2002. Long-term
trends in yield and catch rates of the coral
reef fishery at Apo Island, central
Philippines. Marine and Freshwater
Research, 53(2): 207-213.
4. Nagelkerken, I., Van der Velde, G.,
Gorissen, M. W., Meijer, G. J., Van't Hof,
T., and Den Hartog, C., 2000. Importance
of mangroves, seagrass beds and the
shallow coral reef as a nursery for
important coral reef fishes, using a visual
census technique. Estuarine, coastal and
shelf science, 51(1): 31-44.
5. Olivotto, I., Cardinali, M., Barbaresi, L.,
Maradonna, F., and Carnevali, O., 2003.
Coral reef fish breeding: the secrets of each
species. Aquaculture, 224(1): 69-78.
6. Nguyễn Hữu Phụng, 2002. Thành phần cá
rạn san hô biển Việt Nam. Tuyển tập báo
cáo Khoa học Hội nghị Khoa học “Biển
Đông 2002”. Viện Hải dương học. Nxb.
Nông nghiệp, Tr. 274-307.
7. Võ Sĩ Tuấn, Nguyễn Huy Yết và Nguyễn
Văn Long, 2005. Hệ sinh thái rạn san hô
biển Việt Nam. Nxb. Khoa học và Kỹ thuật,
212 tr.
8. Walters, J. S., Maragos, J., Siar, S., and
White, A. T. CRMP., 1998. Participatory
coastal cesources assessment, a handbook
for community workers and coastal
resource managers. Coastal Resource
Management Project and Silliman
University Center of Excellence in Coastal
Resources Management.
9. Stamatopoulos, C., 2002. Sample-based
fishery surveys: a technical handbook.
Food and Agriculture Organization of the
United Nations.
10. Froese, R., and Pauly, D., 2012. Fishbase
(www database). World Wide Web
Electronic Publications. Available at:
fishbase. org (accessed June
2012).
11. Leis, J. M., and Rennis, D. S., 1983. The
larvae of Indo-Pacific coral reef fishes.
UNSW Press.
12. Leis, J. M., Trnski, T., and Bruce, B., 1989.
The larvae of Indo-Pacific shorefishes.
Honolulu: University of Hawaii Press.
13. Leu, M. Y., Liou, C. H., and Fang, L. S.,
2005. Embryonic and larval development
of the malabar grouper, Epinephelus
malabaricus (Pisces: Serranidae). Journal of
the Marine Biological Association of the
United Kingdom, 85(5): 1249-1254.
14. Heemstra, P. C., and Randall, J. E., 1993.
FAO species catalogue vol. 16 groupers of
the world (family serranidae, subfamily
epinephelinae): An annotated and
illustrated catalogue of the grouper,
rockcod, hind, coral grouper, and lyretail
species known to date. Food and
Agriculture Organization of the United
Nations.
15. Tetsuji, N., 2002. Fishes of Japan with
pictorial keys to the species, English
edition. Tokai University Press. 1749 p.
16. Shen S. C., Lee, S. C., Shao, K. T., Mok, H.
C., Chen, C. H., Chen, C. C., Tzeng, C. S.,
Nguồn giống cá ở vùng rạn san hô
363
(eds.), 1993. Fishes of Taiwan. Taipei,
Taiwan: Department of Zoology, National
Taiwan University, 960 p.
17. Nguyễn Nhật Thi, 2008. Cá biển Việt Nam.
Bộ cá Vước (Perciformes) bao gồm các họ:
họ cá Song (Serranidae), họ cá Căng
(Theraponidae), họ cá Trác (Priacanthidae),
và họ cá Sạo (Haemulidae). Nxb. Khoa học
và Kỹ thuật, 244 tr.
18. Nelson, J. S., 2006. Fishes of the World, 4th
edition. New York. John Wiley & Sons.
601 p.
19. Tuan, L. A., and Hambrey, J., 2000. Seed
supply for grouper cage culture in Khanh
Hoa, Vietnam. Aquaculture Asia, 5(2): 39-41.
20. Võ Văn Quang, Trần Thị Lê Vân và Trần
Công Thịnh, 2013. Thành phần loài và hiện
trạng khai thác cá mú giống ở vịnh Quy
Nhơn, Bình Định. Tạp chí Khoa học và
Công nghệ biển 13(3): 241-248.
21. Rimmer, M., Phillips, M. J., and Sim, S. Y.,
2006. Aquaculture of groupers in Asia and
the Pacific. Economics and marketing of
the live reef fish trade in Asia-Pacific.
ACIAR Working Paper, (60), 116-134.
22. Sadovy, Y., 2000. Regional survey for
fry/fingerling supply and current practices
for grouper mariculture: evaluating current
status and long-term prospects for grouper
mariculture in South East Asia. Final report
to the collaborative APEC Grouper
Research and Development Network (FWG
01/99).
23. Nguyễn Hữu Phụng, Nguyễn Nhật Thi,
Nguyễn Phi Đính và Đỗ Thị Như Nhung,
1997. Danh mục Cá biển Việt Nam. Tuyển
tập nghiên cứu biển. Tập IV. Nxb. Khoa
học và Kỹ thuật, 424 tr.
24. Seng, L. T., 1998. Grouper culture.
Tropical Mariculture, 423-443.
FISH FINGERLING IN THE CORAL REEF
OF SON TRA PENINSULA, DA NANG
Nguyen Thi Tuong Vi1, Vo Van Quang2
1Faculty of Biology-Environment, Da Nang University of Education
2Institute of Oceanography-VAST
ABSTRACT: This paper presents the survey results on reef fish fingerling in water of Son Tra
Peninsula, Da Nang. The results focused on fingerling of three families: Grouper (Serranidae),
Rabbitfish (Siganidae) and Snapper (Lutjanidae). They concentrate in the main season from April to
September and are exploited by diving and seine net. There are 14 fish species of commercial
resources, consisting of Grouper (Serranidae) - 8 species, Rabbitfish (Siganidae) - 3 species,
Snapper (Lutjanidae) - 3 species. Many species with high economic value is being brought into
cultivation in Vietnam as Yellow Grouper (Epinephelus awoara), Orange-spotted grouper
(Epinephelus coioides), Malabar grouper (Epinephelus malabaricus), Golden Rabbitfish (Siganus
guttatus) and some species have been cultured in some countries such as John's snapper (Lutjanus
johnii). The collected fingerling fish have different sizes depending on the species, ranging from 44 -
148 mm. The fingerlings have an average density of 31.5 individuals per 400 m2; including
Rabbitfish (Siganus spp) with the highest density of 25.4 individuals per 400 m2, Grouper
(Serranidae): five individuals per 400 m2, Golden Rabbitfish (Siganus guttatus): one individual per
400 m2, and Snapper (Lutjanidae) only 0.1 individuals per 400 m2.
Key words: Fish fingerlings, coral reef, Son Tra, Da Nang.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 6472_27364_1_pb_1051_2079677.pdf