Tại huyện Đạ Tẻh, hàm lượng asen cao ở cả 2 tầng chứa nước Holocene(adQ) và
tầng Pleistocen(J2ln).
Nguồn gốc ô nhiễm asen vào trong nước ngầm tại Đạ Tẻh là từ trầm tích và từ
dạng khoáng sắt ngậm asen theo các cơ chế sau:
+ Khử hòa tan các Hfo hấp phụ asen trên bề mặt các hạt phù sa trầm tích do các
hoạt động của một số chủng vi khuẩn như Geospirillum barnesii.
+ Khử hòa tan các hydoxit sắt (Hfo) hấp phụ As trên bề mặt. Đại diện của Hfo là
goethite và tác nhân khử là các vật chất hữu cơ tự nhiên CH2O hòa tan trong nước
ngầm qua quá trình thẩm thấu liên thông giữa các tầng chứa nước.
+ Phản ứng trao đổi As bị hấp phụ trên bề mặt hydroxit sắt (Hfo) với anion PO43-,
tuy nhiên việc đóng góp hàm lượng asen vào thành phần nước ngầm theo cơ chế này là ít.
Vậy nguồn gốc ô nhiễm asen vào trong nước ngầm tại huyện Đạ Tẻh là từ tự
nhiên không có ảnh hưởng từ phân bón, thuốc trừ sâu hay khai khoáng.
16 trang |
Chia sẻ: honghp95 | Lượt xem: 605 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nguồn gốc ô nhiễm asen đối với nước ngầm tại huyện Đạ Tẻh, tỉnh Lâm Đồng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Nguyễn Đình Trung
_____________________________________________________________________________________________________________
53
NGUỒN GỐC Ô NHIỄM ASEN ĐỐI VỚI NƯỚC NGẦM
TẠI HUYỆN ĐẠ TẺH, TỈNH LÂM ĐỒNG
NGUYỄN ĐÌNH TRUNG*
TÓM TẮT
Tại huyện Đạ Tẻh, hàm lượng asen cao ở cả 2 tầng chứa nước Holocene(adQ) và
tầng pleistocen(J2ln). Khử giải hấp phụ FeOOH(As) để giải phóng asen tan vào trong
nước là cơ chế quan trọng giải thích vấn đề nước ngầm ô nhiễm asen ở huyện Đạ Tẻh.
Hàm lượng của asen trong trầm tích ở Đạ Tẻh là nguồn chính gây ô nhiễm nước ngầm,
hàm lượng asen trong nước ngầm và trầm tích cao do sự phân hủy sinh học lớp mùn thực
vật bị chôn lấp sâu trong lòng đất dẫn đến sự khử mạnh FeOOH(As) và giải phóng lượng
lớn asen tan vào trong nước ngầm. Sự phân bố của lớp than bùn, các tầng trầm tích và độ
tuổi của nó liên quan đến hàm lượng asen trong nước ngầm.
Từ khóa: cơ chế ô nhiễm asen, nước ngầm, tầng trầm tích, Đạ Tẻh.
ABSTRACT
The cause of arsenic pollution in groundwater in Đạ Tẻh district, Lâm Đồng province
In Đạ Tẻh district, elevated arsenic levels are present in both of the Holocene(adQ)
and Pleistocen (J2ln) aquifers. Reducing FeOOH(As) to release its absorbed arsenic to
groundwater is an important mechanism in Đạ Tẻh district.
The concentration of arsenic in the sediments of the Đạ Tẻh delta is the main cause of
the extreme level of arsenic pollution. Elevated pollution by arsenic occurrence due to
biodegradation of buried peat deposits drives elevated degrees of FeOOH(As) reduction and
supplies high concentrations of arsenic in groundwater. The distribution of known peat
basins, and their ages, and the sediments correlate to the concentrations of arsenic levels.
Keywords: arsenic pollution mechanism, groundwater, sediments, Đạ Tẻh.
1. Tổng quan
Việt Nam là một trong những nước có các đồng bằng châu thổ có nguồn nước
ngầm chứa hàm lượng asen cao [7]. Trong vòng 20 năm trở lại đây, cùng với sự giúp
đỡ của nhiều tổ chức quốc tế, các nhà khoa học nước ta đã tiến hành nghiên cứu, điều
tra, xác định và đã xác định được một số địa phương như Hà Nội, Vĩnh Phúc và một số
khu vực ở đồng bằng sông Mêkông có hàm lượng asen trong nước ngầm vượt quá
ngưỡng cho phép theo QCVN 01:2009/BYT cho nước ăn uống [9, 10 và 12]. Ở Lâm
Đồng, những nghiên cứu gần đây cũng phát hiện một số địa phương trong tỉnh có
nguồn nước ngầm đang sử dụng có hàm lượng Asen > 0,01mg/L vượt tiêu chuẩn cho
phép [2, 3]. Theo nghiên cứu của nhóm tác giả Nguyễn Đình Trung và tgk (2015), cho
* TS, Viện Nghiên cứu Môi trường,Trường Đại học Đà Lạt; Email: trungnd@dlu.edu.vn
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Số 6(84) năm 2016
_____________________________________________________________________________________________________________
54
thấy tình hình ô nhiễm asen nghiêm trọng qua xét nghiệm các mẫu nước tại thôn
Hương Bình 2, xã Đạ Lây; xã Quảng Trị và xã Triệu Hải. Mức độ ô nhiễm asen vượt
ngưỡng từ 10 đến trên 45 lần, trong đó mẫu tại xã Đạ Lây có mức độ ô nhiễm As đến
45 lần. Có 1 mẫu nước từ giếng khoan thuộc tầng chứa nước Pleistocene bị nhiễm asen
rất cao vượt quy chuẩn QCVN 01:2009/BYT cho phép lên đến 82 lần [1]. Tuy nhiên,
những nghiên cứu trên chỉ mang tính chất đánh giá sơ bộ về mức độ ô nhiễm asen trong
nước ngầm tại Đạ Tẻh. Các nghiên cứu kể trên chưa đưa ra được nguồn gốc gây ra ô
nhiễm asen trong nước ngầm tại huyện Đạ Tẻh, tỉnh Lâm Đồng.
Chúng tôi nghiên cứu nguồn gốc ô nhiễm asen trong nước ngầm bằng cách khoan
giếng, nghiên cứu thành phần trầm tích, phân bố hàm lượng asen theo từng độ sâu cũng
như hàm lượng asen trong các tầng chứa nước tại các vùng ô nhiễm thuộc huyện Đạ
Tẻh, tỉnh Lâm Đồng.
2. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu
2.1. Vật liệu
- Giàn khoan giếng XJ 100, Trung Quốc – mũi khoan 132mm;
- Máy quang phổ hấp thụ nguyên tử AA - 7000 kết hợp HVG-1, Shimadzu, Nhật
Bản;
- Cân phân tích có độ chính xác 10-4 g, Sartorius, Cộng hòa Liên bang Đức;
- Máy đo trắc quang HACH DR 5000, Mĩ;
- Các dụng cụ thủy tinh: cốc, bình tam giác, bình định mức và pipet các loại ISO-
lab Việt Nam;
- Các lọ polyetylen (PE) đựng mẫu;
- Các hóa chất loại tinh khiết phân tích (PA):
Dung dịch As chuẩn gốc (1000 mg/L), Merck, Cộng hòa Liên bang Đức;
Dung dịch Fe chuẩn gốc (1000 mg/L), Merck, Cộng hòa Liên bang Đức
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Địa điểm khoan lấy mẫu
Vị trí khoan lấy mẫu tại huyện Đạ Tẻh được thể hiện tại Bảng 1
Bảng 1. Vị trí các giếng khoan nghiên cứu
Xã Kí hiệu giếng khoan
Tọa độ VN 2000
E N
Đạ Lây ĐT-ĐL 06 464135 1275319
ĐT-ĐL 07 464197 1275341
Quảng Trị ĐT-QT 08 471779 1271875
ĐT-QT 09 471828 1271932
Triệu Hải ĐT-TH 10 474386 1272951
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Nguyễn Đình Trung
_____________________________________________________________________________________________________________
55
Đánh giá “Ô nhiễm asen trong các tầng nước ngầm tại huyện Đạ Tẻh – tỉnh Lâm
Đồng 2015” [1], qua báo cáo khoa học cấp Sở Khoa học & Công nghệ tỉnh Lâm Đồng,
do kinh phí nghiên cứu nên chỉ chọn 5 vị trí khoan (các vị trí khoan nghiên cứu, đã
được hội đồng khoa học tỉnh Lâm Đồng thẩm định và thông qua) nghiên cứu tại những
địa phương có nước ngầm bị nhiễm asen với hàm lượng cao. Các bước tiến hành như
sau:
+ Lấy mẫu đất đá và trầm tích
Cứ 5m chiều sâu lấy 1 mẫu nghiên cứu (2kg) và lấy thêm mẫu tại các vị trí phân
tầng địa chất.
Mẫu được gói trong bao nilon đen, lập lí lịch mẫu cho vào thùng xốp bảo quản
chuyển về phòng thí nghiệm.
+ Lấy mẫu nước phân tích
Tiền xử lí mẫu cho các mục đích phân tích khác nhau.
Bình (A): mẫu nước được axit hóa bằng HCl đặc sao cho pH < 2 để phân tích các
chỉ tiêu As (tổng) và Fe (tổng) (TCVN 5993:1995).
Bình (B): mẫu nước được dội qua cột nhựa trao đổi anion: Dowex 1 x 8 anion –
exchange resin (100 - 200 mesh) được thực hiện tại hiện trường; phần nước qua cột
cũng được axit hóa bằng HCl đặc sao cho pH < 2 [5]. Các mẫu được đựng trong túi ni
lông đen đặt trong thùng xốp để tránh ánh sáng để phân tích As5+, As3+.
Bình (C): mẫu nước dùng để phân tích amoni.
Tất cả các bình đựng mẫu được lấy đầy nước, không có không khí, vặn chặt nút
và được bảo quản ở nhiệt độ 4oC. Phân tích amoni phải thực hiện trong vòng 24h và đối
với asen, sắt có thể thực hiện trong vòng 1 tháng (TCVN 5993:1995).
2.2.2. Phương pháp phân tích
Phân tích tại hiện trường: các chỉ tiêu pH, Eh trong mẫu nước được đo trực tiếp
bằng pH-meter 330i của hãng WTW, Cộng hòa Liên bang Đức.
Phân tích As trong nước theo TCVN 6626:2000; bằng phương pháp đo phổ hấp
thụ nguyên tử (kĩ thuật HYDRUA), thiết bị HVG - 1, AA – 7000, Shimadzu, Nhật Bản.
Phân tích Sắt tổng số Fe(tt) và (Fe2+, Fe3+) trong nước theo phương pháp TCVN
6177:1996 hay SMEWW 3500 - Fe trong nước bằng phương pháp đo phổ hấp thụ
nguyên tử, sử dụng thiết AA – 7000, Shimadzu, Nhật Bản.
Phân tích hàm lượng amoni trong nước theo phương pháp TCVN 4563:1988 với
máy trắc quang HACH DR 5000, Mĩ.
Phân tích As trong đất đá trầm tích theo TCVN 8467: 2010 thiết bị HVG - 1, AA
– 7000, Shimadzu, Nhật Bản.
Xử lí số liệu, vẽ đồ thị bằng phần mềm Ogiginlab 8.5.1.
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Số 6(84) năm 2016
_____________________________________________________________________________________________________________
56
3. Kết quả và thảo luận
3.1. Mẫu địa tầng trầm tích và kết quả phân tích theo địa tầng
+ Tại xã Đạ Lây có 2 giếng khoan ĐT-ĐL 06 và giếng ĐT-ĐL 07. Kết quả phân
tích các địa tầng theo độ sâu được thể hiện trong Bảng 2, Bảng 3, cấu tạo địa hình theo
từng độ sâu và theo từng mẫu địa chất được thể hiện tại Hình 1 và Hình 2.
Kết quả nghiên cứu giếng ĐT-ĐL 06, cho thấy tại độ sâu 5m là lớp đất sét dày
phân tầng đất mặt với tầng chứa nước thứ nhất. Tầng này rất ít nước, chủ yếu là tầng
nước giếng đào, nước thuộc tầng này ít nhiễm asen [1]. Khi phân tích asen trong tầng
địa chất này thì hàm lượng asen là 2,11mg/Kg. Tại chiều sâu 10 - 30m, hàm lượng asen
trong tầng địa chất này dao động trong khoảng 12,17 mg/Kg (Bảng 2) và hàm lượng sắt
tổng số cao lên đến 34.368mg/Kg, đây là tầng chứa nước thứ 2 ít nước, cả hai đều
thuộc địa tầng Holocene(adQ). Ở giữa độ sâu 30 - 35m là tầng sét bùn đen ngăn cách
tầng chứa nước thứ 2 thuộc thuộc địa tầng Holocene(adQ), tại tầng này hàm lượng asen
cao nhất 27,91mg/Kg và hàm lượng sắt cũng cao 72.946mg/Kg, đây là giao tầng
Holocene(adQ) với tầng Pleistocen (J2ln) (Bảng 2, Hình 1). Tại độ sâu 40m là tầng sét
kết trộn lẫn thực vật hóa thạch, hàm lượng asen là 12,26 mg/Kg; kế đó là tầng sét kết,
tầng này cũng không chứa nước, kết cấu không đồng nhất, nứt nẻ, bở rời. Qua khảo sát
địa chất từ giếng khoan ĐT-QT 06, tầng sét ngăn cách giữa tầng Holocene(adQ) và
tầng Pleistocen(J2ln) là không rõ ràng. Giếng khoan ĐT-ĐL06 chỉ khai thác nước tại
độ sâu từ 40m đến 50m.
Kết quả phân tích nước giếng khoan ĐT-ĐL 06: As là 0,202 (mg/L) và Eh là (-76)
mV (Bảng 8). Qua phân tích các tầng địa chất chứa nước cho thấy mặc dù tầng chứa
nước đang nghiên cứu thuộc hệ tầng chứa nước Pleistocen(J2ln) (là tầng khai thác nước
ngầm tại vùng này độ sâu từ 40 - 50m). Tuy nhiên, qua nghiên cứu địa chất tại độ sâu
41,5m (Hình 1) cho thấy tầng phân cách rất mỏng, kết cấu không đồng nhất cho nên có
sự thẩm thấu từ tầng chứa nước thuộc hệ tầng Holocene(adQ) đến tầng chứa nước
Pleistocen(J2ln), các thông số phân tích chỉ số NH4+ (Bảng 8) cao đã minh chứng cho
điều này vì đây là tầng đá bở rời cho đến đá rắn chắc. Kết quả nghiên cứu từ giếng
khoan ĐT-ĐL 06 cho thấy các dạng liên kết của asen với sắt nằm trong môi trường khử
mạnh cho nên chúng bị khử về dạng tự do linh động trong môi trường nước. Vậy đối
với giếng khoan ĐT-ĐL 06 asen bị giải phóng ra theo cơ chế:
Khử hòa tan các Hfo hấp phụ As trên bề mặt các hạt phù sa trầm tích do các hoạt
động của một số chủng vi khuẩn như Geospirillum barnesii [6, 8, 11, 12]:
Do giao tầng địa chất có tầng mùn ở độ sâu 15 - 35m (Hình 1), là tầng chứa các
hợp chất hữu cơ đang phân hủy, nên đã minh chứng cho cơ chế phân hủy, giải phóng
asen vào trong nước ngầm đối với giếng khoan ĐT-ĐL 06 theo cơ chế trên.
FeOOH(As5+) + CH2O + H2CO3 → Fe2+ + HCO3- + H2O + As3+
Vi sinh vật
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Nguyễn Đình Trung
_____________________________________________________________________________________________________________
57
Bảng 2. Bản vẽ giếng khoan ĐT-ĐL 06 và kết quả phân tích theo từng độ sâu
STT Mã hóa
Chiều
sâu (m)
As
(mg/Kg)
Fe
(mg/Kg)
1 GK 6.1 5 2,11 64754
2 GK 6.2 10 4,10 35296
3 GK 6.3 14,5 - 15 12,54 30701
4 GK 6.4 20 9,62 32044
5 GK 6.5 25 11,54 31561
6 GK 6.6 30 12,17 34368
7 GK 6.7 35 27,91 72946
8 GK 6.8 40 12,26 79761
9 GK 6.9 41,5 4,16 27541
10 GK 6.10 44 4,78 24947
11 GK 6.11 45 11,05 32146
12 GK 6.12 50 8,96 21545
13 GK 6.13 52 7,87 24725
14 GK 6.14 55 16,86 36657
Hình 1. Các mẫu địa chất theo độ sâu giếng khoan ĐT-ĐL06
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Số 6(84) năm 2016
_____________________________________________________________________________________________________________
58
Kết quả nghiên cứu giếng ĐT-ĐL 07 cho thấy tại độ sâu 10m là lớp đất sét dày
phân tầng đất mặt với tầng chứa nước thứ nhất. Tầng này rất ít nước, chủ yếu là tầng
nước giếng đào và chỉ khai thác trong mùa mưa, mùa khô không có nước, nước thuộc
tầng này ít nhiễm asen [1]; hàm lượng asen tầng địa chất này là 12,64mg/Kg. Tại chiều
sâu 10 - 30m, hàm lượng asen dao động trong khoảng 10,86mg/Kg (Bảng 3) và hàm
lượng sắt tổng số cao lên đến 37.941 mg/Kg, đây là tầng chứa nước thứ 2 ít nước, địa
chất ở độ sâu này là bùn đen, trầm tích đang phân hủy, cả hai đều thuộc địa tầng
Holocene(adQ). Ở giữa độ sâu 30 - 40m là tầng sét bùn đen, cát kết, có một lớp dày
thực vật hóa thạch một phần, không có lớp phân cách với tầng đất bùn (10 - 30m) là
giao tầng giữa địa tầng Holocene(adQ) và tầng Pleistocen(J2ln) (Hình 2); tại tầng này
hàm lượng asen cao nhất 27,24 mg/Kg và hàm lượng sắt cũng cao 56.416 mg/Kg
(Bảng 2) và đây là tầng chứa nước thứ 3 ít nước. Tại độ sâu 45m là tầng sét kết, hàm
lượng asen là 0,72mg/Kg, tầng này không chứa nước, có kết cấu không đồng nhất, bở
rời. Qua khảo sát địa chất từ giếng khoan ĐT-ĐL 07, tầng sét ngăn cách giữa tầng
Holocene(adQ) và tầng Pleistocen(J2ln) là rõ ràng, tuy nhiên tầng ngăn cách mỏng, nứt
nẻ kết cấu không đồng nhất, giếng khoan ĐT-ĐL07 chỉ khai thác nước tại độ sâu từ
49m đến 56m. Qua nghiên cứu cấu trúc địa chất tại độ sâu 45m là tầng sét kết phân
cách, do cấu trúc không đồng nhất nên có sự liên thông giữa tầng chứa nước thứ 2, 3
thuộc địa tầng Holocene(adQ) và tầng chứa nước Pleistocen(J2ln). Kết quả phân tích
các mẫu trầm tích thuộc hệ tầng Pleistocen(J2ln) hàm lượng asen thấp dao động trong
khoảng 0,30 - 5,12 mg/Kg.
Kết quả phân tích nước giếng khoan ĐT-ĐL 07: As là 0,118 (mg/L) và Eh là (-56)
mV (Bảng 8). Qua phân tích các tầng địa chất chứa nước cho thấy mặc dù tầng chứa
nước đang nghiên cứu thuộc hệ tầng chứa nước Pleistocen(J2ln) (là tầng khai thác nước
ngầm chủ yếu tại vùng này, độ sâu từ 40 - 56m). Tuy nhiên, qua nghiên cứu địa chất tại
độ sâu 45m (Hình 2), tầng sét phân cách có kết cấu không đồng nhất cho nên có sự
thẩm thấu từ tầng tầng chứa nước thuộc hệ tầng Holocene(adQ) đến tầng chứa nước
Pleistocen(J2ln), các thông số phân tích chỉ số NH4+ (Bảng 8) cao minh chứng cho điều
này. Kết quả nghiên cứu từ giếng khoan ĐT-ĐL 07 cho thấy các dạng liên kết của asen
với sắt nằm trong môi trường khử mạnh cho nên chúng bị khử về dạng tự do linh động
trong môi trường nước. Vậy đối với giếng khoan ĐT-ĐL 07 asen bị giải phóng ra theo
cơ chế:
Khử hòa tan các Hfo hấp phụ As trên bề mặt các hạt phù sa trầm tích do các hoạt
động của một số chủng vi khuẩn như Geospirillum barnesii [6, 8, 11, 12]:
Bản vẽ giếng khoan ĐT-ĐL07 và kết quả phân tích theo từng độ sâu
FeOOH(As5+) + CH2O + H2CO3 → Fe2+ + HCO3- + H2O + As3+
Vi sinh vật
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Nguyễn Đình Trung
_____________________________________________________________________________________________________________
59
Từ kết quả phân tích thành phần địa chất 2 giếng khoan ĐT-ĐL 06 và giếng ĐT-
ĐL 07 tại xã Đạ Lây thuộc huyện Đạ Tẻh, mặc dù cấu trúc địa chất và các tầng chứa
nước có khác nhau nhưng có một điểm chung là tầng trầm tích đang phân hủy là khá
dày, tầng sét phân cách giữa địa tầng Holocene(adQ) và tầng Pleistocen(J2ln) có kết
cấu không đồng nhất cho nên có sự liên thông giữa 2 tầng chứa nước kể trên. Nước
ngầm tại 2 giếng khoan tại xã này có hàm lượng asen cao.
Bảng 3. Bản vẽ giếng khoan ĐT-ĐL 07 và kết quả phân tích theo từng độ sâu
STT Mã hóa
Chiều
sâu
(m)
As
(mg/Kg)
Fe
(mg/Kg)
1 GK 7.1 10 12,64 57905
2 GK 7.2 15 8,27 36730
3 GK 7.3 20 9,28 15861
4 GK 7.4 25 8,57 36284
5 GK 7.5 30 10,86 37941
6 GK 7.6 35 27,24 56416
7 GK 7.7 40 24,43 70826
8 GK 7.8 45 0,72 26532
9 GK 7.9 49 5,12 32468
10 GK 7.10 53,5 0,20 23867
11 GK 7.11 56 0,30 33407
Hình 2. Các mẫu địa chất theo độ sâu giếng khoan ĐT-ĐL 07
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Số 6(84) năm 2016
_____________________________________________________________________________________________________________
60
+ Tại xã Quảng Trị có 2 giếng khoan là giếng ĐT-QT 08 và giếng ĐT-QT 09
Kết quả nghiên cứu giếng ĐT-QT 08, tại độ sâu 10m là lớp đất sét dày phân tầng
đất mặt với tầng chứa nước thứ nhất, tầng nước ngầm này nằm phía trên tầng sét. Tầng
này rất ít nước, chủ yếu là tầng nước giếng đào và chỉ khai thác được trong mùa mưa,
mùa khô không có nước, nước thuộc tầng này ít nhiễm asen [1]. Khi phân tích asen
trong tầng địa chất này thì hàm lượng asen là 14,72 mg/Kg (Bảng 4). Ở chiều sâu 15 -
32m, hàm lượng asen trong tầng địa chất này dao động trong khoảng từ 1,69-
7,67mg/Kg và hàm lượng sắt tổng số 48.380mg/Kg, đây là tầng chứa nước thứ 2 ít
nước, địa chất ở độ sâu này là bùn đen, trầm tích đang phân hủy, cả hai đều thuộc địa
tầng Holocene(adQ). Ở độ sâu từ 32 - 35m là tầng sét kết vỡ vụn, là lớp sét kết phân
tầng giữa địa tầng Holocene(adQ) và tầng Pleistocen(J2ln) (Hình 3). Tuy nhiên, khác
với các giếng khác khi nghiên cứu tầng này có chứa nước nhưng đồng thời nó lại là
phân tầng giữa tầng Holocene(adQ) và tầng Pleistocen(J2ln).
Tại độ sâu 40m thuộc tầng Pleistocen(J2ln) chứa nhiều nước, tầng này hàm lượng
asen cao lên đến 62,11mg/Kg và hàm lượng sắt là 18.970 mg/Kg (Bảng 4). Nhìn chung
giếng khoan ĐT-QT 08 có cấu trúc địa chất phân tầng rõ rệt. Tuy nhiên, lớp sét kết
phân cách giữa tầng Holocene(adQ) và tầng Pleistocen(J2ln) là tầng vỡ vụn và lại là
tầng chứa nước thuộc hệ tầng Holocene(adQ), vì vậy có sự liên thông giữa 2 tầng nước
Holocene(adQ) và tầng pleistocen(J2ln).
Kết quả phân tích nước giếng khoan ĐT-QT 08: As là 0,262 (mg/L) và Eh là (-75)
mV (Bảng 8). Qua phân tích các tầng địa chất chứa nước, mặc dù tầng chứa nước đang
nghiên cứu thuộc hệ tầng chứa nước Pleistocen(J2ln) (là tầng khai thác nước ngầm chủ
yếu tại vùng này, độ sâu từ 35 - 45m). Tuy nhiên, nghiên cứu địa chất tại độ sâu 35m
(Hình 3) cho thấy tầng sét phân cách có kết cấu không đồng nhất nên có sự thẩm thấu
từ tầng chứa nước thuộc hệ tầng Holocene(adQ) đến tầng chứa nước Pleistocen(J2ln),
các thông số phân tích chỉ số NH4+ (Bảng 8) cao đã minh chứng cho điều này. Kết quả
nghiên cứu từ giếng khoan ĐT-QT 08 cho thấy các dạng liên kết của asen với sắt nằm
trong môi trường khử mạnh cho nên chúng bị khử về dạng tự do linh động trong môi
trường nước. Vậy đối với giếng khoan ĐT-QT 08 asen bị giải phóng ra theo cơ chế:
Khử hòa tan các Hfo hấp phụ As trên bề mặt các hạt phù sa trầm tích do các hoạt
động của một số chủng vi khuẩn như Geospirillum barnesii [6, 8, 11,12]:
FeOOH(As5+) + CH2O + H2CO3 → Fe2+ + HCO3- + H2O + As3+
Vi sinh vật
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Nguyễn Đình Trung
_____________________________________________________________________________________________________________
61
Bảng 3. Bản vẽ giếng khoan ĐT-QT 08 và kết quả phân tích theo từng độ sâu
STT Mã hóa
Chiều
sâu (m)
As
(mg/Kg)
Fe
(mg/Kg)
1 GK 8.1 10 14,72 24604
2 GK 8.2 15 1,69 11046
3 GK 8.3 20 6,64 24190
4 GK 8.4 25 7,67 21848
5 GK 8.5 30 4,47 57203
6 GK 8.6 32 3,69 48380
7 GK 8.7 35 12,91 30176
8 GK 8.8 40 62,11 18970
9 GK 8.9 45 2,66 37456
Hình 3. Các mẫu địa chất theo độ sâu giếng khoan ĐT-QT 08
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Số 6(84) năm 2016
_____________________________________________________________________________________________________________
62
Kết quả nghiên cứu giếng ĐT-QT 09 cho thấy tại độ sâu 15m là lớp đất sét dày
phân tầng đất mặt với tầng chứa nước thứ nhất tầng nước ngầm này nằm phía trên tầng
sét. Tầng này rất ít nước, chủ yếu là tầng nước giếng đào, chỉ khai thác được trong mùa
mưa, mùa khô không có nước, nước thuộc tầng này ít nhiễm asen [1]. Khi phân tích
asen trong tầng địa chất này thì hàm lượng asen là 1,96 mg/Kg (Bảng 4). Tại chiều sâu
20 - 25m, hàm lượng asen trong tầng địa chất này dao động trong khoảng 1,60 - 32,91
mg/Kg (Bảng 4) và hàm lượng sắt tổng số 31.902 mg/Kg, tại độ sâu 22m có lớp sét
phân tầng cấu tạo đồng nhất, đây là tầng không chứa nước. Từ độ sâu 28 - 45m là tầng
chứa nước thuộc hệ tầng Pleistocen(J2ln), địa chất ở độ sâu này là bùn kết, cát kết và
sét kết (Hình 3). Tuy nhiên, khác với các giếng khác khi nghiên cứu địa chất tại độ sâu
28m có một tầng “đá kẹp” (TK), tầng này có độ dày 3m là tầng khoáng của asen (kết
quả phân tích nguyên tố thể hiện tại Bảng 6), tại tầng 28-TK này hàm lượng asen rất
cao lên đến 153,6 mg/Kg và hàm lượng sắt lên đến 173343 mg/Kg. Dựa vào kết quả
phân tích cấu hình quặng (Bảng 6) cho thấy dạng liên kết giữa asen(III) và sắt(III) vậy
dạng liên kết FeOOH(As3+).
Kết quả phân tích nước giếng khoan ĐT-QT 09: As là 0,426 (mg/L) và Eh là (-27)
mV (Bảng 8), nghiên cứu cấu trúc tầng địa chất của giếng khoan ĐT-QT 09 không có
tầng địa chất bùn đen và than bùn nhưng nước ngầm vẫn có giá trị Eh âm, điều này có
thể giải thích là tầng nước ngầm nơi đây có liên thông đến các khu vực khác. Từ cấu
tạo địa chất thu thập được tại giếng khoan ĐT-QT 09, asen bị giải phóng ra theo cơ
chế:
Khử hòa tan các hydoxit sắt (Hfo) hấp phụ As trên bề mặt. Đại diện của Hfo là
goethite (độ sâu 28m) và tác nhân khử là các vật chất hữu cơ tự nhiên CH2O hòa tan
trong nước ngầm qua quá trình thẩm thấu liên thông giữa tầng chứa nước và vùng chứa
nước. [8]
FeOOH(As3+) + CH2O + H+ = Fe2+ + HCO3- + H2O + (As3++ As5+)
+ Tại xã Quảng Trị ô nhiễm asen theo 2 cơ chế chính đó là:
Khử hòa tan các hydoxit sắt (Hfo) hấp phụ As trên bề mặt. Đại diện của Hfo là
goethite (độ sâu 28m) và tác nhân khử là các vật chất hữu cơ tự nhiên CH2O hòa tan
trong nước ngầm qua quá trình thẩm thấu liên thông giữa tầng chứa nước và vùng chứa
nước.
Khử hòa tan các Hfo hấp phụ As trên bề mặt các hạt phù sa trầm tích do các hoạt
động của một số chủng vi khuẩn như Geospirillum barnesii.
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Nguyễn Đình Trung
_____________________________________________________________________________________________________________
63
Bảng 5. Bản vẽ giếng khoan ĐT-QT 09 và kết quả phân tích theo từng độ sâu
STT Mã hóa
Chiều
sâu
(m)
As
(mg/Kg)
Fe
(mg/Kg)
1 GK 9.1 15 1,96 16295
2 GK 9.2 20 1,60 8360
3 GK 9.3 22 12,17 24553
4 GK 9.4 25 32,91 31902
5 GK 9.5 28 153,64 173343
6 GK 9.6 30 25,14 42544
7 GK 9.7 32 8,65 42464
8 GK 9.8 36 6,63 23150
9 GK 9.9 37 5,82 24280
10 GK 9.10 45 2,78 35862
Hình 4. Các mẫu địa chất theo độ sâu giếng khoan ĐT-QT 09
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Số 6(84) năm 2016
_____________________________________________________________________________________________________________
64
Bảng 6. Phân tích thành phần nguyên tố của tầng kẹp (28-TK) bằng phương pháp XRF
Quantas Semi-Quantitative Analysis Result
Matrix Type Element
Sample Name 28-TK
No. of identified Elements 19
Counting Time Factor 1.00
Element Net
Int.
Calc.
Conc.
Norm.
Conc.
Unit
Remark
Fe 1313.3 58.0 81.8 [%]
Si 38.6 7.53 10.6 [%]
Ca 22.1 1.89 2. 66 [%]
Al 6.3 1.71 2.41 [%]
P 4.7
0.670
0.945 [%]
Mn 11.5 0.568 0.801 [%]
K 1.4 0.140 0.197 [%]
As 0.3 794 0.112 [%]
Ba 0.1 461 651 [ppm]
Cu 0.3 451 637 [ppm]
Zn 0.2 325 458 [ppm]
Ti 0.4 324 457 [ppm]
Mg 0.3 296 417 [ppm]
Pb 0.2 291 410 [ppm]
Cl 0.2 272 384 [ppm]
Sr 0.5 199 280 [ppm]
Ni 0.1 184 260 [ppm]
Cr 0.1 65 92 [ppm]
V 0.0 47 66 [ppm]
Quantas Semi-Quantitative Analysis Result
Matrix Type Oxide
Sample Name 28-TK
No. of identified Elements 19
Counting Time Factor 1.00
Element Net
Int.
Calc.
Conc.
Norm.
Conc.
Unit
Remark
Fe2O3 1313.3 59.2 74.0 [%]
SiO2 38.6 13.7 17.1 [%]
Al2O3 6.3 2.83 3.54 [%]
CaO 22.1 2.04 2.55 [%]
P2O5 4.7 1.18 1.48 [%]
MnO 11.5 0.576 0.720 [%]
K2O 1.4 0.136 0.169 [%]
As2O3 0.3 720 900 [ppm]
MgO 0.3 492 615 [ppm]
CuO 0.3 408 510 [ppm]
TiO2 0.4 390 487 [ppm]
BaO 0.1 368 460 [ppm]
ZnO 0.2 251 314 [ppm]
Cl 0.2 229 287 [ppm]
PbO 0.2 219 274 [ppm]
NiO 0.1 174 217 [ppm]
SrO 0.5 160 201 [ppm]
Cr2O3 0.1 65 81 [ppm]
V2O5 0.0 58 73 [ppm]
+ Tại xã Triệu Hải có 1 giếng khoan là giếng ĐT-TH 10
+ Kết quả nghiên cứu giếng ĐT-TH 10 cho thấy: độ sâu 5m là lớp đất sét dày phân
tầng đất mặt với tầng chứa nước thứ nhất, tầng nước ngầm này nằm phía dưới tầng sét.
Tầng này rất ít nước, chủ yếu là tầng nước giếng đào, ít được khai thác. Tại độ sâu từ 10 -
15m là tầng trầm tích đang phân hủy, tầng này ít nước, khi phân tích asen trong tầng địa
chất này thì hàm lượng asen từ 8,65 – 15,14mg/Kg (Bảng 7). Ở độ sâu 20m là tầng sét
nhão pha cát, lớp phân tầng này dày 0,5m thấm nước, nó là lớp phân tầng Holocene(adQ)
và tầng Pleistocen(J2ln), hàm lượng asen trong tầng địa chất này thấp 2,67 mg/Kg (Bảng 7,
Hình 5). Độ sâu 22,5 - 27m là tầng sét kết, bùn kết vỡ vụn chứa nhiều nước; hàm lượng
asen trong trầm tích 37,39 mg/Kg (độ sâu 22,5m); và hàm lượng asen giảm đến
25,70mg/Kg và hàm lượng sắt tổng số 10147 mg/Kg ở độ sâu 27m; độ sâu 30 - 34m là lớp
đá rắng vỡ vụn chứa nước thuộc hệ tầng Pleistocen(J2ln).
Phân tích nước giếng khoan ĐT-TH 10 có Eh (-42), hàm lượng asen 0,128 mg/L
(Bảng 8). Qua phân tích địa chất của giếng ĐT-TH 10 theo từng độ sâu, tầng bùn từ độ
sâu 10 -15 m là tầng trầm tích đang phân hủy, kế đến là tầng sét pha cát thấm nước, vì
vậy có sự liên thông giữa tầng chứa nước Holocene(adQ) và tầng Pleistocen(J2ln) và
nước ngầm tại giếng khoan này có giá trị Eh âm.
Tại giếng khoan ĐT-TH 10, asen nhiễm vào nước ngầm theo 2 cơ chế:
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Nguyễn Đình Trung
_____________________________________________________________________________________________________________
65
Khử hòa tan các Hfo hấp phụ As trên bề mặt các hạt phù sa trầm tích do các hoạt
động của một số chủng vi khuẩn như Geospirillum barnesii [6, 8, 11, 12] tại phân tầng
địa chất từ độ sâu 10 - 15m (Hình 5):
Khử hòa tan các hydoxit sắt (Hfo) hấp phụ As trên bề mặt. Đại diện của Hfo là
goethite (độ sâu 22,5m) và tác nhân khử là các vật chất hữu cơ tự nhiên CH2O hòa tan trong
nước ngầm qua quá trình thẩm thấu liên thông giữa tầng chứa nước và vùng chứa nước .[8]
FeOOH(As3+) + CH2O + H+ = Fe2+ + HCO3- + H2O + (As3+ + As5+)
Bảng 6. Bản vẽ giếng khoan ĐT-TH10 và kết quả phân tích theo từng độ sâu
ST
T Mã hóa
Chiều
sâu (m)
As
(mg/Kg)
Fe
(mg/Kg)
1 GK 10.1 5 1,26 30344
2 GK 10.2 10 8,65 37344
3 GK 10.3 15 15,14 30701
4 GK 10.4 20 2,67 2041
5 GK 10.5 22.5 37,39 30146
6 GK 10.6 27 25,70 10147
7 GK 10.7 30 4,10 24068
8 GK 10.8 34 6,11 30358
Hình 5. Các mẫu địa chất theo độ sâu giếng khoan ĐT-TH 10
FeOOH(As5+) + CH2O + H2CO3 → Fe2+ + HCO3- + H2O + As3+
Vi sinh vật
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Số 6(84) năm 2016
_____________________________________________________________________________________________________________
66
3.2. Kết quả phân tích 5 mẫu nước giếng khoan tại Đạ Tẻh
Trong 5 giếng khoan nghiên cứu tại huyện Đạ Tẻh, tỉnh Lâm Đồng có các tầng có
thể khai thác nước khác nhau, tuy nhiên do nhu cầu về nước trong mùa khô nên phải
khai thác nước ở độ sâu thuộc tầng chứa nước Pleistocen(J2ln).
Bảng 8. Chất lượng của mẫu nước 5 giếng khoan tại huyện Đạ Tẻh
Tên
mẫu
Astt
(mg/L)
NH4+
(mg/L)
Fett
(mg/L)
SO42-
(mg/L)
Cl-
(mg/L)
Ca2+
(mg/L)
Mg2+
(mg/L)
Al3+
(mg/L)
PO43-
(mg/L)
Eh
(mV) pH
Độ
sâu
tầng
chứa
nước
(m)
ĐT-
ĐL
06
0,202 14,32 0,53 1,0 4,5 0,33 0,27 0,102 0,11 -76 7,3 30 45
ĐT-
ĐL
07
0,118 10,31 0,48 0,32 3,3 0,34 0,18 0,11 0,09 -56 7,1 35 49
ĐT-
QT
08
0,262 38,84 KPH 1,50 5,92 0,60 0,22 0,51 0,05 -75 7,0 40
ĐT-
QT
09
0,426 37,96 0,76 3,50 4,97 1,40 0,19 0,43 0,02 -27 6,6 28
ĐT-
TH
10
0,128 9,33 0,34 1,11 1,32 1,62 0,52 0,45 0,03 -42 6,9 22,5
Tại Đạ Lây 2 giếng khoan đều có nhiều tầng chứa nước. Tuy nhiên, tầng nước thứ
nhất là tầng nước giếng đào thường mùa khô không có nước. Tầng nước ở độ sâu 35m
thường thì trữ lượng nước không cao, thông thường thì tại Đạ Lây người dân khai thác
nước ngầm ở độ sâu từ 40-60m.
Nhìn chung các mẫu nước tại 5 giếng khoan vùng nghiên cứu đều có hàm lượng
asen cao hơn quy chuẩn QCVN 01:2009/BYT cho phép đến nhiều lần, riêng hàm lượng
NH4+ là khá cao do lớp trầm tích trẻ đang phân hủy yếm khí, đây cũng là nguyên nhân
làm cho Eh có giá trị âm. Các giá trị của các ion SO42-, PO43-, theo Acharyya et al.
(2000) đây là thành phần có trong nước ngầm do sự phân hủy các hợp chất hữu cơ, xác
động vật và thành phần khoáng có trong trầm tích. Ion PO43- đóng góp vào việc giải
phóng asen ra khỏi FeOOH(As) nhưng đóng góp này là thứ yếu.
+ Phản ứng trao đổi As bị hấp phụ trên bề mặt hydroxit sắt (Hfo) với anion PO43-
[4], tuy nhiên việc đóng góp hàm lượng asen vào thành phần nước ngầm theo cơ chế
này là ít.
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Nguyễn Đình Trung
_____________________________________________________________________________________________________________
67
4. Kết luận
Tại huyện Đạ Tẻh, hàm lượng asen cao ở cả 2 tầng chứa nước Holocene(adQ) và
tầng Pleistocen(J2ln).
Nguồn gốc ô nhiễm asen vào trong nước ngầm tại Đạ Tẻh là từ trầm tích và từ
dạng khoáng sắt ngậm asen theo các cơ chế sau:
+ Khử hòa tan các Hfo hấp phụ asen trên bề mặt các hạt phù sa trầm tích do các
hoạt động của một số chủng vi khuẩn như Geospirillum barnesii.
+ Khử hòa tan các hydoxit sắt (Hfo) hấp phụ As trên bề mặt. Đại diện của Hfo là
goethite và tác nhân khử là các vật chất hữu cơ tự nhiên CH2O hòa tan trong nước
ngầm qua quá trình thẩm thấu liên thông giữa các tầng chứa nước.
+ Phản ứng trao đổi As bị hấp phụ trên bề mặt hydroxit sắt (Hfo) với anion PO43-,
tuy nhiên việc đóng góp hàm lượng asen vào thành phần nước ngầm theo cơ chế này là ít.
Vậy nguồn gốc ô nhiễm asen vào trong nước ngầm tại huyện Đạ Tẻh là từ tự
nhiên không có ảnh hưởng từ phân bón, thuốc trừ sâu hay khai khoáng.
Ghi chú: Đề tài được thực hiện do kinh phí của Sở KH&CN tỉnh Lâm Đồng, Trường
Đại học Đà Lạt tạo điều kiện để đề tài nghiên cứu được hoàn thành.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Đình Trung và tgk (2015), “Ô nhiễm asen trong các tầng nước ngầm tại
huyện Đạ Tẻh – tỉnh Lâm Đồng”, Tạp chí khoa học Đại học Sư phạm TPHCM, 12
(78), 92-101.
2. Nguyễn Giằng và tgk (2010-2012), Báo cáo khoa học, “Nghiên cứu đánh giá chất
lượng nước sinh hoạt tại một số vùng trọng điểm kinh tế 3 huyện Đạ Huoai, Đạ Tẻh,
Cát Tiên và xây dựng mô hình xử lí khắc phục”, Viện Nghiên cứu Hạt nhân.
3. Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lâm Đồng (2010), Tuyển tập báo cáo, “Báo cáo
hiện trạng môi trường tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2006-2010”.
4. Acharyya, S. K., Lahiri, S., Raymahashay, B.C. & Bhowmik, A. (2000), “Arsenic
toxicity of groundwater in parts of the Bengal Basin in India and Bangladesh: the
role of Quaternary stratigraphy and Holocene sea-level fluctuation”, Environmental
Geology. 39, 1127-1137.
5. Amankwah, S. A., & Fasching, J.L., (1985), “Separation and determination of
arsenate (V) and arsenic (III) in sea-water by solvent extraction and atomic-
absorption spectrophotometry by the hydride-generation technique”, PubMed. 32(2),
111-114.
6. Bhattacharya, P., Chatterjee, D. & Jacks, G., (1997), “Occurrence of arsenic-
contaminated groundwater in alluvial aquifers from the Delta Plain, Eastern India:
options for a safe drinking water supply”, Water Res. Dev., 13, 79-92.
7. Chowdhury, U., Biswas, B., Chowdhury, T., Samanta, G., Basu, G., Chanda, C.,
Lodh, K., Mukherjee, S., Roy, S., Kabir, S., Quamruzzaman, Q., &Chakraborti, D.
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Số 6(84) năm 2016
_____________________________________________________________________________________________________________
68
(2000),”Groundwater arsenic contamination in Bangladesh and West Bengal, India”,
Environmental Health Perspectives. 108, 393-397.
8. McArthur, J.M., Ravenscroft, P., Safiullah, S. & Thirlwall, M.F., (2001), “Arsenic in
groundwater: testing pollution mechanisms for sedimentary aquifers in Bangladesh”.
Water Res. Research, 37, 109-117.
9. Michael Berg, Caroline Stengel, Pham Thi Kim Trang, Pham Hung Viet, Moniphea
Leng, Sopheap Samreth & David Fredericks, (2007), “Magnitude of Arsenic
Pollution in the Mekong and Red River Deltas - Cambodia and Vietnam”, Science of
the Total Environment, 372, 413–425.
10. Michael Berg, Pham Thi Kim Trang, Caroline Stengel, Pham Hung Viet, Tong Ngoc
Thanh, Nguyen Van Dan, Walter Giger & Doris Stuben, (2006),“Hydrogeological
and sedimentary control leading to groundwater arsenic contamination in Southern
Hanoi under regime of high water abstraction”, Proceeding National Workshop,
Arsenic Contamination in Groundwater in Red River Plain, Hanoi.
11. Nickson, R.T., McArthur, J.M., Burgess, W.G., Ravenscroft, P., Ahmed, K.M. &
Rahman, M., (1998), “Arsenic Poisoning of Bangladesh Groundwater”, Nature. 395-
338.
12. Nickson, R.T., McArthur, J.M., Ravenscroft, P., Burgess, W.G. & Ahmed, K.M.,
(2000), “Mechanism of arsenic poisoning of groundwater in Bangladesh and West
Bengal”, Appl. Geochem, 15, 403-413.
(Ngày Tòa soạn nhận được bài: 16-02-2015; ngày phản biện đánh giá: 18-5-2016;
ngày chấp nhận đăng: 13-6-2016)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 06_1_9378_2089327.pdf