Ở Hoa Kỳ, dân chủ đại diện được coi là
một truyền thống từ thời lập quốc23. Vì vậy,
điều dễ hiểu là các nhà tư tưởng và cách
mạng ở đây đã ra sức bảo vệ cho nền dân
chủ đại diện như thế nào. James Madison
(1751-1836), người được coi là cha đẻ của
Hiến pháp Hoa Kỳ đã khẳng định: “Hiệu
quả của một nền dân chủ đại diện là tinh
chỉnh và mở rộng quan điểm của công
chúng, bằng cách đưa những quan điểm đó
thông qua trung gian là một công dân được
lựa chọn, người mà có trí tuệ để nhận ra rõ
nhất lợi ích thực sự của quốc gia là gì”24.
Những tranh luận về việc cho phép người
dân bầu cơ quan lập pháp liên bang ở Hoa
Kỳ chủ yếu xoay quanh góc độ tính hiệu quả
của điều này25. Với cơ cấu hai viện, các nhà
lập hiến Hoa Kỳ chấp nhận một viện sẽ do
người dân trực tiếp bầu ra, còn viện kia sẽ
do cơ quan lập pháp tiểu bang bầu26. Nói
chung, việc lựa chọn mô hình dân chủ đại
diện ở Hoa Kỳ là một quá trình tranh đấu.
Bản chất của một nhà nước liên bang khiến
cho dân chủ đại diện lại càng có cơ hội phát
triển bởi tính chất khác biệt và đa dạng trong
xã hội. Một mô hình dân chủ trực tiếp có thể
bị lợi dụng để khiến người dân đồng thuận
theo những phương án đã được định sẵn.
Trong khi đó, dân chủ đại diện sẽ giúp các
cuộc thảo luận xung quanh những khác biệt
về quan điểm chính sách được sâu sắc hơn
do những người đại diện thường có tiếng nói
mạnh mẽ và hiểu biết chuyên sâu. Nền dân
chủ đại diện ở Hoa Kỳ đã trải qua gạn lọc
lịch sử với hàng trăm năm tồn tại. Đó cũng
là lý do tại sao khi nghiên cứu về Nhà nước
Hoa Kỳ, học giả Alexis de Tocqueville đã
tán thưởng sự pha trộn khéo léo giữa dân chủ
trực tiếp và dân chủ đại diện ở đây27. Ông
mô tả: “Khi thì nghị hội làm luật giống như
ở Athènes, khi thì các dân biểu được bầu tiến
hành việc này dưới sự giám sát gần như trực
tiếp của nhân dân”28. Như vậy, dân chủ đại
diện ở Hoa Kỳ là một yếu tố đóng góp vào
sức mạnh của nền dân chủ ở nơi đây. Nó
cũng là nguồn cảm hứng cho nhiều quốc gia
khi xây dựng nền dân chủ của mình.
Kết luận
6 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 19/01/2022 | Lượt xem: 289 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nguồn gốc về tư tưởng dân chủ đại diện, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
11Số 11 (411) - T6/2020
NGHIÊN CỨU
LẬP PHÁP
NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
Tư tưởng về dân chủ đại diện có mộtlịch sử rất sâu xa và bên cạnh đó, sựthực hành của dân chủ đại diện đã và
đang bồi đắp thêm những kinh nghiệm cho
nhân loại về việc thúc đẩy vai trò của nó.
Thời kỳ cổ đại với những tư tưởng sơ khai
nhưng lại đóng vai trò là nền móng cho sự
ra đời của tư tưởng dân chủ đại diện.
1. Thời kỳ cổ đại ở phương Tây
Khi nghiên cứu về lịch sử thế giới cổ
đại, thông thường người ta phân chia thế giới
thành hai khu vực chính: phương Đông và
phương Tây với những điểm khác biệt nhau
cơ bản về văn hóa, sắc tộc, kinh tế cũng như
tư tưởng. Phương Tây mà trung tâm là nền
văn minh Hy Lạp - La Mã được coi là cái nôi
khai sinh tư tưởng dân chủ có vị trí quan
trọng trong lịch sử chính trị của nhân loại.
Cụ thể, khi nói đến tư tưởng dân chủ ở nơi
đây, chúng ta cần chú ý một số điểm:
- Các dòng tư tưởng đáng lưu ý
Khi nói đến dân chủ, không thể không
quan tâm tới ý thức của người dân về quyền
làm chủ của mình. Từ rất sớm, Hêraclít
1 Bài viết này có sử dụng kết quả nghiên cứu của Đề tài khoa học cấp cơ sở “Chế định dân chủ đại diện ở Việt
Nam, Thực trạng và giải pháp” của Trường Đại học Luật Hà Nội.
NGUỒN GỐC VỀ TƯ TƯỞNG DÂN CHỦ ĐẠI DIỆN1
Đậu Công Hiệp*
* ThS. Khoa Pháp luật Hành chính-Nhà nước, Trường Đại học Luật Hà Nội
Thông tin bài viết:
Từ khoá: Dân chủ đại diện, tư tưởng
dân chủ đại diện.
Lịch sử bài viết:
Nhận bài : 04/5/2020
Biên tập : 24/5/2020
Duyệt bài : 28/5/2020
Article Infomation:
Keywords: Representative
democracy, ideas of representative
democracy
Article History:
Received : 04 May. 2020
Edited : 24 May. 2020
Approved : 28 May. 2020
Tóm tắt:
Bài viết này trình bày về nguồn gốc của tư tưởng dân chủ đại diện
(từ thời cổ đại ở phương Tây cho đến châu Âu thời Khai Sáng) và
qua đó cho thấy, dân chủ đại diện đã trải qua một quá trình phát
triển lâu dài trong lịch sử và trở thành một hình mẫu phổ biến trong
tổ chức quyền lực nhà nước hiện nay.
Abstract:
This article describes the source of representative democratic idea,
from the ancient occident to the Enlightenment Europe and it is
shown the fact that representative democracy has experienced a
long history and became a common modality on the recent state
power arrangements.
Số 11 (411) - T6/202012
NGHIÊN CỨU
LẬP PHÁP
NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
2 Trần Văn Phòng, Triết học Hy Lạp cổ đại, Nxb. Lý luận chính trị, 2006, tr.26.
3 Theo N.M. Voskresenskaia, N. B. Davletshina, Chế độ dân chủ - nhà nước và xã hội, Phạm Nguyên Trường
dịch, Nxb. Tri thức, Hà Nội, 2009, tr.5.
4 Aristole, Chính trị luận, Nông Duy Trường dịch, Nxb. Thế giới, Hà Nội, 2015, tr.167.
5 Nguyễn Ngọc Huy, Lịch sử các học thuyết chánh trị, Nxb. Cấp tiến, Sài Gòn, 1970, tr.133-138.
6 Lương Ninh (chủ biên), Lịch sử thế giới cổ đại, Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 2012, tr. 184.
7 Đậu Công Hiệp, Cải cách dân chủ của Cleisthènes ở Athènes cổ đại và giá trị tham khảo đối với Việt Nam
hiện nay, Tạp chí Luật học, số 4/2017.
(530-470 TCN) đã nhận thức được về điều
này. Ông cho rằng, hạnh phúc của con người
không phải ở sự thỏa mãn nhu cầu thể xác
mà là ở sự tư duy, ở chỗ biết nói sự thật, biết
lắng nghe tiếng nói của tự nhiên và biết hành
động theo tự nhiên2. Tư tưởng này tiến bộ ở
chỗ, nó thúc đẩy sự tự chủ của con người
thông qua hành động dựa trên lý tính,
khuyên răn con người biết vươn tới làm chủ
chính mình thay vì hưởng thụ những hạnh
phúc, tự do được ban phát. Đối với Đêmôcrít
(460-370 TCN), bên cạnh tư tưởng triết học
duy vật tiến bộ so với thời đại thì ông cũng
rất ủng hộ nền dân chủ. Theo ông “nghèo
trong một nước dân chủ còn hơn là giàu có
trong một nước độc tài, vì tự do tốt hơn nô
lệ”3. Đối với ông, hạnh phúc nằm ở việc
được tận hưởng một bầu không khí chính trị
dân chủ chứ không nằm ở sự giàu có hay
nghèo khổ. Bên cạnh đó, Arixtốt (384-322
TCN) đã có những nghiên cứu khá khách
quan về vấn đề nhà nước, chính quyền trong
đó có dân chủ. Trong tác phẩm của mình,
ông đã dùng khái niệm “dân chủ” để chỉ loại
chính quyền thuộc về nhiều người, và so
sánh nó với chế độ quân chủ (quyền lực
thuộc về một người) và quả đầu (quyền lực
thuộc về một thiểu số)4. Tính khách quan
trong nghiên cứu của ông thể hiện ở chỗ, ông
đã chỉ ra những ưu, nhược điểm của cả ba
hình thức chính quyền trên. Tư tưởng của
Arixtốt còn tiếp tục gây ảnh hưởng lên các
học giả La Mã sau khi đế quốc này chiếm
được Hy Lạp, với những nhân vật điển hình
như Polybe và Ciceron, vốn không tán
dương một chính thể thuần túy nào mà cần
dung hòa cả các yếu tố của quân chủ, quý tộc
và dân chủ5.
- Nền dân chủ tại Aten
Trong lịch sử phương Tây, thành bang
Aten được coi là “đỉnh cao của nền dân chủ
cổ đại”6. Điều này cho chúng ta thấy, dân
chủ không chỉ đơn thuần là một luồng tư
tưởng mà thực sự đã trở thành một hình mẫu.
Sự tồn tại của nền dân chủ Aten là kết quả
của sự phát triển, tiến hóa của xã hội với
những động lực và đấu tranh nhất định. Đỉnh
cao này thể hiện ở những điểm như7: (1)
Công dân Aten được quyền tham gia vào
Hội nghị công dân để quyết định các vấn đề
quan trọng nhất và bầu ra những cơ quan
khác; (2) Nền dân chủ được bảo vệ bằng luật
cho phép trục xuất những người độc tài khi
có số đông dân cử bỏ phiếu (Ostracism); (3)
Dân cư được quản lý dựa trên các đơn vị
hành chính được phân chia rõ ràng nhằm phá
bỏ sự tồn tại của chế độ quý tộc. Quá trình
hình thành nền dân chủ ở Aten thường được
mô tả qua ba cuộc cải cách lớn của Xôlông,
Clitxten và Pêriclét. Nhìn chung, mục đích
và động lực cho sự tồn tại của nền dân chủ ở
Aten thể hiển ở chỗ: Ở Aten, giai cấp chủ nô
mới giàu có nhờ buôn bán thương nghiệp
(Aten là một hải cảng lớn) luôn muốn chống
lại giai cấp chủ nô cũ vốn chiếm nhiều đất
đai canh tác nên sớm liên kết với giới bình
13Số 11 (411) - T6/2020
NGHIÊN CỨU
LẬP PHÁP
NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
dân để mở rộng quyền làm chủ chính quyền
vốn do giới quý tộc nắm giữ8. Như vậy, dân
chủ ở phương Tây cổ đại không đơn thuần
là một ý niệm, một học thuyết mà đã trở
thành một hiện thực để nghiên cứu và học
hỏi. Nền dân chủ Aten tuy có nhiều khiếm
khuyết nhưng nó đã khơi lên một cảm hứng
cho việc xây dựng chính quyền mà ở đó
người dân có nhiều quyền lực hơn trong việc
quyết sách các vấn đề quan trọng. Cảm hứng
đó một phần đến từ việc nền dân chủ Aten
chính là bệ đỡ cho sự thăng hoa về văn hóa,
triết học, nghệ thuật cũng như quân sự của
thành bang này khi Aten đã dẫn đầu Hy Lạp
hai lần đánh thắng đế quốc Ba Tư.
- Mô hình dân chủ gián tiếp tại La Mã
Lịch sử La Mã trải qua ba giai đoạn
chính. Thời kỳ đầu gắn với sự hình thành nhà
nước và chế độ vương quyền. Giai đoạn thứ
hai đánh dấu thời kỳ thịnh trị và bành trướng
của đất nước này, từ một thành bang nhỏ bé
dần vươn ra khắp khu vực Địa Trung Hải.
Thời kỳ này cũng gắn với nền cộng hòa nổi
tiếng tại đây. Cuối cùng là giai đoạn La Mã
quay về với mô hình quân chủ với nhiều biến
động trước khi suy vong vào năm 476 SCN.
Mặc dù Nhà nước cộng hòa ở La Mã thường
được xếp vào loại hình thức cộng hòa quý
tộc9, nhưng những mô thức của dân chủ “đại
diện” như bầu cử, giám sát việc thực hành
dân chủ đã tồn tại ở đây. Điển hình nhất là
trong bộ máy nhà nước La Mã thời kỳ này có
Viện Nguyên lão đóng vai trò cơ quan quyền
lực cao nhất được bầu ra bởi những người
quý tộc và Viện Dân biểu được bầu ra bởi
người dân; những quyết sách của Nhà nước
được thông qua bởi một bộ máy hình thành
do bầu cử và có thể bị xem xét nếu như
chúng xâm phạm lợi ích của người dân.
Có thể thấy rằng, cả Aten và La Mã đều
để lại những bài học về dân chủ. Tuy nhiên,
nếu như ở Aten, hình mẫu dân chủ trực tiếp
có phần bó hẹp trong khuôn khổ một thành
bang với dân số và diện tích nhỏ, thì những
yếu tố mang tính dân chủ đại diện của nền
cộng hòa La Mã lại được học tập và mô
phỏng nhiều hơn10. Ngay trong những cuộc
tranh luận làm nên Hiến pháp Hoa Kỳ, một
thiết chế cổ xưa của La Mã là Viện Dân biểu
đã được đưa ra xem xét và cân nhắc11. Như
vậy, có thể thấy xã hội phương Tây cổ đại đã
thai nghén không chỉ tư tưởng dân chủ mà
còn cả những nền dân chủ trong thực tế.
2. Thời kỳ Khai sáng và các cuộc cách
mạng hình thành nền dân chủ đại diện
Châu Âu bước vào thế kỷ XVII, XVIII
với những thay đổi to lớn về kinh tế, xã hội
và kéo theo đó là các cuộc cách mạng cả về
tư tưởng. Sự ra đời và lớn mạnh của giai cấp
tư sản cùng những mâu thuẫn sâu sắc với chế
độ phong kiến khiến cho họ phải liên kết với
nông dân và giới bình dân cho cuộc tranh
đấu của mình. Đó là căn nguyên sâu xa cho
sự ra đời của những dòng tư tưởng cổ vũ dân
chủ nói chung và dân chủ đại diện nói riêng.
Là người đóng góp cho cả thuyết khế
ước xã hội và thuyết phân quyền, John
Locke (1632-1704) đã đặt ra những nền
móng hết sức cơ bản cho nền dân chủ đại
diện. Điều này thể hiện ở hai điểm. Trước
8 Nguyễn Minh Tuấn, Giáo trình lịch sử nhà nước và pháp luật thế giới, Nxb. Chính trị quốc gia - sự thật,
Hà Nội, 2014, tr.97-104.
9 Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình lịch sử nhà nước và pháp luật thế giới, Nxb. Công an nhân dân,
Hà Nội, 2014, tr.101.
10 Loke Hagberg, Mikael Nordfors, Demosocracy, the solution to the political dilemma?: How slavery started,
still continues and can be ended, Books on Demand, Stockholm, Sweden, 2019, p.72.
11 Nguyễn Cảnh Bình, Hiến pháp Mỹ được làm ra như thế nào, Nxb. Thế giới, 2012, tr.102.
Số 11 (411) - T6/202014
NGHIÊN CỨU
LẬP PHÁP
NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
hết, John Locke khẳng định quy luật cơ bản
của nền dân chủ, đó là đa số thắng thiểu số.
Trong tác phẩm “Khảo luận thứ hai về chính
quyền – Chính quyền dân sự”, ông viết: “Họ
vì thế cũng đã tạo cho cộng đồng đó một cơ
quan có quyền lực để hành động, với tư cách
là một cơ thể chung, chỉ theo ý chí và quyết
định của đa số”12. Có thể thấy, John Locke
đã nhắc đến cả nguyên tắc đa số và việc thiết
lập một cơ quan phục vụ ý chí của đa số. Và
với chính bản chất phục vụ đa số này, chính
cơ quan có quyền lực tối cao (cơ quan lập
pháp), theo Locke, cũng phải chịu những
giới hạn nhất định. Theo ông, “quyền lực đó,
ở ranh giới cuối cùng của nó, chịu sự giới
hạn vào lợi ích công của xã hội”13. Điều này
cũng phản ánh bản chất “đại diện” của cơ
quan lập pháp, tức là nó mặc dù có quyền
lực rất lớn nhưng không thể làm gì khác
ngoài những thứ mà nó đại diện. So sánh với
các nhà nước chuyên chế, ta có thể thấy
Locke đã chỉ ra vai trò cực kỳ quan trọng của
nền dân chủ đại diện đó là khả năng giới hạn
quyền lực nhà nước. Thứ hai, Locke cũng đề
cập đến một vấn đề tối quan trọng mà dân
chủ đại diện đem tới, đó là khả năng người
dân có quyền dùng lá phiếu để quyết định
việc thiết lập một chính quyền phù hợp với
mình hơn. Quyền lực này thuộc về nhân dân
và nhân dân là người xứng đáng nhất. Theo
ông, “Nhân dân sẽ là người phán xét, vì còn
ai là người phán xét rằng người được ủy
thác hay thay mặt cho mình có hành động
xứng đáng và có theo sự ủy thác được đặt
vào hay không, ngoài người đã ủy nhiệm cho
ông”14. Có thể thấy rằng, tư tưởng của Locke
nói chung cũng như lý thuyết của ông về dân
chủ đại diện nói riêng nổi lên tinh thần cách
mạng trong việc giới hạn quyền lực nhà
nước và trao quyền làm chủ cho nhân dân.
Tư tưởng này đã soi đường, làm sáng tỏ tinh
thần của cách mạng tư sản Anh (1688) và
gây ảnh hưởng lớn tới cách mạng Mỹ
(1774)15.
Trào lưu Khai sáng ở Pháp lại chứng
kiến những quan niệm đối lập nhau về dân
chủ đại diện. Montesquieu (1689-1755) được
coi là người tiếp nối và phát triển học thuyết
phân chia quyền lực lên tầm cao nhất. Bản
thân ông cũng có những kiến giải nhất định
về vấn đề dân chủ. Trong tác phẩm nổi tiếng
“Bàn về tinh thần pháp luật”, ông đã khẳng
định rằng: “luật về cách bầu cử cũng là một
luật cơ bản trong nền dân chủ Vì cách bầu
cử ở mỗi nước cộng hòa một khác, nên tôi
cho rằng cũng nên bàn thêm: tất nhiên khi
dân đi bỏ phiếu thì cuộc bầu cử phải công
khai. Đây phải là một điều luật cơ bản của
nền dân chủ”16. Như vậy, Montesquieu đã
khẳng định và cổ vũ cho việc công khai hóa
bầu cử và coi đây là điều cơ bản cho sự tồn
tại của nền dân chủ. Điều này có thể bắt gặp
trong nguyên tắc bầu cử của hầu hết các quốc
gia đương đại. Bên cạnh đó, Montesquieu
còn đi sâu vào vấn đề mang tính tranh luận
giữa dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện,
mặc dù cả hai đều là cách thức người dân làm
chủ quyền lực nhà nước.
Rousseau (1712-1778), là người đề
xướng thuyết chủ quyền nhân dân với tác
12 John Locke, Khảo luận thứ hai về chính quyền – chính quyền dân sự, Lê Tuấn Huy dịch và giới thiệu,
Nxb. Tri thức, Hà Nội, 2005, tr.144.
13 John Locke, Sđd, tr.194.
14 John Locke, Sđd, tr.323.
15 A. R. M. Murray, An introduction to political philosophy, Routledge Revivals, 2010.
16 Montesquieu, Bàn về tinh thần pháp luật, Hoàng Thanh Đạm dịch, Nxb. Thế giới, Hà Nội, 2018, tr.66-67.
phẩm “Khế ước xã hội”, cũng chỉ ra một vài
điểm bất hợp lý của phương thức đại diện.
Đầu tiên, ông nhấn mạnh việc ý chí của tập
thể là rất khó để thay mặt, cụ thể “quyền tối
thượng, vì lý do không thể di nhượng được,
nên không thể để ai đại diện; nó cốt yếu nằm
trong ý chí tập thể, và sẽ không để cho người
khác đại diện được”17. Tiếp theo, ông cũng
chỉ ra rằng, việc bầu cử ra những quan chức
có vai trò đại diện có thể rơi vào tình trạng
những người này xa rời vai trò của mình.
Montesquieu thì lập luận rằng, dân chủ trực
tiếp sẽ đẩy từng người dân đến việc phải
thực hiện những việc mà họ không đủ sức
làm. Chẳng hạn, nếu bất kỳ công việc nào
cũng cần tất cả người dân quyết sách thì sẽ
có những việc mà đa số người dân không đủ
trình độ để hiểu. Ông cho rằng, “dân chúng
chỉ nên tham gia việc nước bằng cách chọn
đại biểu của mình là những người đủ năng
lực làm việc”18. Ông phê phán nước Đức,
nơi các vị đại biểu phải hỏi ý kiến cử tri với
từng việc nhỏ bởi ông cho rằng lối làm việc
này sẽ dẫn đến việc kéo dài thời gian xử lý
các công việc và làm ngưng trệ sức mạnh
quốc gia trong những trường hợp cấp bách.
Bên cạnh đó, ông cũng rất sâu sắc khi chỉ ra
một điểm yếu của nền dân chủ đại diện. Cụ
thể, “khi cơ quan lập pháp khóa này thay thế
khóa kia liên tục, nhân dân sẽ có quan niệm
xấu đối với nghị viện đương thời, chỉ hy
vọng ở nghị viện khóa sau nhưng rồi khóa
nào cũng như nhau thì nhân dân sẽ thấy rõ
cơ quan lập pháp đã bại hoại, chẳng hy vọng
gì ở luật pháp nữa, họ sẽ tức giận hoặc hững
hờ với việc nước”19.
Một trong những học giả nghiên cứu
toàn diện về dân chủ đại diện phải kể tới
trong thời kỳ này là John Stuart Mill (1806-
1873). Ông đã nhận diện được vấn đề cốt lõi
nhất của dân chủ đại diện, đó là bình đẳng.
Theo ông, “Ý tưởng thuần khiết của dân chủ
theo định nghĩa của nó là chính quyền của
toàn thể nhân dân do toàn thể nhân dân đều
được đại diện bình đẳng”20. Đối với ông,
nền dân chủ hoàn hảo không chỉ dựa trên sức
mạnh số đông mà còn cần phải có đại diện
theo giai cấp. Đặc biệt, ông chỉ ra một vấn
đề rất được quan tâm, đó là bảo vệ quyền lợi
của thiểu số trong khi vẫn tôn trọng quyết
định đa số. Ông khẳng định “các nhóm thiểu
số phải được đại diện đầy đủ, ấy chính là
một phần mang tính bản chất của nền dân
chủ. Không có điều này thì không thể nào có
dân chủ thực sự mà chỉ là màn trình diễn giả
dối của dân chủ mà thôi”21. Ông cũng đòi
hỏi quyền bầu cử cho nữ giới, thể hiện qua
tác phẩm “Sự áp bức phụ nữ” được viết năm
1869 và đệ đơn yêu cầu quyền bầu cử cho
phụ nữ với 1.500 chữ ký lên Hạ viện Anh.
Đây có thể coi là một nỗ lực đầy tiến bộ của
ông nếu xét trong bối cảnh thời bấy giờ.
Nhìn chung, đóng góp của Mill thể hiện ở
chỗ, ông đã chú giải tỉ mỉ về chính thể - cơ
quan quyền lực nhà nước chịu trách nhiệm
tối cao trong việc tổ chức, quản lý con người
và xã hội, về quyền lực nhà nước, về dân
chủ, ông đi sâu phân tích hình thức chính thể
lý tưởng bằng cách phân biệt dân chủ chính
hiệu và dân chủ giả hiệu, dựa trên thuyết
công lợi đưa ra tiêu chuẩn đánh giá chính
thể, vạch ra phương hướng xây dựng một
15Số 11 (411) - T6/2020
NGHIÊN CỨU
LẬP PHÁP
NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
17 Rousseau, Khế ước xã hội, Dương Văn Hóa dịch, Nxb. Thế giới, Hà Nội, 2018, tr.165.
18 Montesquieu, Sđd, tr.143.
19 Montesquieu, Sđd, tr.146.
20 John Stuart Mill, Chính thể đại diện, Nguyễn Văn Trọng dịch, Nxb. Tri thức, Hà Nội, 2016, tr.208.
21 John Stuart Mill, Sđd, tr. 215.
Số 11 (411) - T6/202016
NGHIÊN CỨU
LẬP PHÁP
NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
chính thể đại diện cho tất cả chứ không phải
cho số đông cơ học22.
Ở Hoa Kỳ, dân chủ đại diện được coi là
một truyền thống từ thời lập quốc23. Vì vậy,
điều dễ hiểu là các nhà tư tưởng và cách
mạng ở đây đã ra sức bảo vệ cho nền dân
chủ đại diện như thế nào. James Madison
(1751-1836), người được coi là cha đẻ của
Hiến pháp Hoa Kỳ đã khẳng định: “Hiệu
quả của một nền dân chủ đại diện là tinh
chỉnh và mở rộng quan điểm của công
chúng, bằng cách đưa những quan điểm đó
thông qua trung gian là một công dân được
lựa chọn, người mà có trí tuệ để nhận ra rõ
nhất lợi ích thực sự của quốc gia là gì”24.
Những tranh luận về việc cho phép người
dân bầu cơ quan lập pháp liên bang ở Hoa
Kỳ chủ yếu xoay quanh góc độ tính hiệu quả
của điều này25. Với cơ cấu hai viện, các nhà
lập hiến Hoa Kỳ chấp nhận một viện sẽ do
người dân trực tiếp bầu ra, còn viện kia sẽ
do cơ quan lập pháp tiểu bang bầu26. Nói
chung, việc lựa chọn mô hình dân chủ đại
diện ở Hoa Kỳ là một quá trình tranh đấu.
Bản chất của một nhà nước liên bang khiến
cho dân chủ đại diện lại càng có cơ hội phát
triển bởi tính chất khác biệt và đa dạng trong
xã hội. Một mô hình dân chủ trực tiếp có thể
bị lợi dụng để khiến người dân đồng thuận
theo những phương án đã được định sẵn.
Trong khi đó, dân chủ đại diện sẽ giúp các
cuộc thảo luận xung quanh những khác biệt
về quan điểm chính sách được sâu sắc hơn
do những người đại diện thường có tiếng nói
mạnh mẽ và hiểu biết chuyên sâu. Nền dân
chủ đại diện ở Hoa Kỳ đã trải qua gạn lọc
lịch sử với hàng trăm năm tồn tại. Đó cũng
là lý do tại sao khi nghiên cứu về Nhà nước
Hoa Kỳ, học giả Alexis de Tocqueville đã
tán thưởng sự pha trộn khéo léo giữa dân chủ
trực tiếp và dân chủ đại diện ở đây27. Ông
mô tả: “Khi thì nghị hội làm luật giống như
ở Athènes, khi thì các dân biểu được bầu tiến
hành việc này dưới sự giám sát gần như trực
tiếp của nhân dân”28. Như vậy, dân chủ đại
diện ở Hoa Kỳ là một yếu tố đóng góp vào
sức mạnh của nền dân chủ ở nơi đây. Nó
cũng là nguồn cảm hứng cho nhiều quốc gia
khi xây dựng nền dân chủ của mình.
Kết luận
Những tư tưởng về dân chủ đại diện đã
hình thành từ rất sớm trong lịch sử. Nó thai
nghén từ các nền văn minh phương Tây, và
tiếp tục được các quốc gia châu Âu nuôi
dưỡng trong suốt thời kỳ Khai sáng. Lịch sử
tư tưởng về dân chủ đại diện cho thấy, nó
không chỉ ra đời một cách tự nhiên, trong
những bối cảnh kinh tế, xã hội nhất định, mà
còn trở thành một hệ giá trị mà ngày nay,
nhân loại vẫn tìm về tham khảo nhằm hoàn
thiện hệ thống chính quyền để bảo vệ tốt hơn
quyền con người. Bên cạnh đó, dân chủ đại
diện còn là kết quả của những cuộc đấu tranh
khốc liệt thời kỳ cách mạng tư sản. Do đó,
nó là sự kết tinh không chỉ của trí tuệ mà còn
từ thực tiễn sống động của nhân loại n
22 Đinh Thị Quỳnh Anh, Quan niệm về bầu cử của John Stuart Mill trong tác phẩm “Chính thể đại diện” và
ý nghĩa của nó đối với Việt Nam hiện nay, Luận văn thạc sĩ Triết học, Trường đại học khoa học xã hội và
nhân văn, 2016, tr.27-28.
23 Joseph E. Stiglitz, Can American Democracy Come Back?, Project Syndicate, 06/11/2018.
24 The Federalist Papers: No.10 https://avalon.law.yale.edu/18th_century/fed10.asp.
25 Nguyễn Cảnh Bình, Sđd, tr.79-83.
26 Điều này đã thay đổi từ năm 1913 khi Tu chính án số 17 yêu cầu Thượng viện phải do bầu cử trực tiếp.
27 Bùi Văn Nam Sơn, Alexis de Tocqueville và sự trầm tư về nền dân trị,
tuc/2654755/321/Alexis-de-Tocqueville-va-su-tram-tu-ve-nen-dan-tri-Phan-1.html.
28 Alexis de Tocqueville, Nền dân trị Mỹ, Phạm Toàn dịch, Nxb. Trí thức, Hà Nội, 2015.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nguon_goc_ve_tu_tuong_dan_chu_dai_dien.pdf