Nguồn vốn cho đầu tư xanh: Kinh nghiệm quốc tế và khuyến nghị cho Việt Nam

- Bộ Kế hoạch và Đầu tư cần có hướng dẫn đầy đủ và thống nhất với các bộ, ngành khác về chính sách ưu đãi đầu tư để doanh nghiệp đổi mới công nghệ xanh, tạo nên thế mạnh cạnh tranh trên thị trường, đồng thời bảo vệ môi trường. Đối với các doanh nghiệp FDI cần quy định chặt chẽ về tiêu chuẩn xanh trong đầu tư. - Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng cần xây dựng kế hoạch thích ứng với biến đổi khí hậu và chính sách để ứng phó hiệu quả với rủi ro ngày càng tăng do biến đổi khí hậu. Các kịch bản biến đổi khí hậu cũng như các rủi ro và mối đe dọa nên được triển khai cho tất cả các khu vực và tỉnh thành để cùng xác định và hành động, nhằm chống lại các đe dọa do biến đổi khí hậu. Quá trình này nên được thể chế hóa để đảm bảo rằng khả năng phục hồi luôn được đảm bảo, tương ứng với nhiều kịch bản biến đổi khí hậu khác nhau có thể xảy ra. ○ Về quản lý giám sát: Các bộ ngành cần phối hợp để giám sát thực hiện đồng bộ các giải pháp và tăng hiệu quả quản lý đối với các NHTM và các doanh nghiệp thực hiện dự án đầu tư xanh. Theo kinh nghiệm của Indonesia, Việt Nam cần yêu cầu các cơ quan liên quan cung cấp đầy đủ thông tin về các nguồn vốn xanh, đặc biệt nguồn từ ngân sách và quốc tế. Các trường hợp vi phạm trong sử dụng nguồn vốn cho đầu tư xanh cần phải xử lý nghiêm minh, đồng thời tuyên truyền cho các đối tượng sử dụng nguồn vốn quốc tế về tuân thủ quy định sử dụng vốn tài trợ. Từ đó, Việt Nam có thể thu hút thêm các nguồn vốn nước ngoài, cả công và tư để bổ sung cho nguồn vốn trong nước đang còn hạn chế. ○ Về thực thi: - BTC cần tiếp tục ưu tiên ngân sách cho đầu tư xanh và chủ động hợp tác với các nhà đầu tư tư nhân trong lĩnh vực này. Hình thức hợp tác công tư phải dựa trên mục tiêu các bên cùng có lợi và sau thời gian thực hiện cần có đánh giá đầy đủ về hiệu quả hợp tác. Ngoài ra Bộ nên chú trọng đào tạo, nâng cao nhận thức về đầu tư có trách nhiệm với môi trường và xã hội cho tất cả các doanh nghiệp niêm yết và các công ty chứng khoán hiện có trên thị trường. - Các NHTM nên xây dựng và đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ cho phù hợp với từng đối tượng đầu tư xanh. Ngoài ra, quy trình thẩm định, giám sát, đánh giá hiệu quả đầu tư xanh tại các ngân hàng cũng cần được hoàn thiện để đảm bảo các dự án mang lại hiệu quả kinh tế dựa trên mô hình sản xuất và tiêu thụ bền vững, thân thiện với môi trường. Các ngân hàng cũng cần chủ động xây dựng kế hoạch và lộ trình tiếp cận các nguồn vốn xanh quốc tế. - Các quỹ bảo vệ môi trường cần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn để giảm áp lực lên Ngân sách Nhà nước

pdf11 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 15/01/2022 | Lượt xem: 168 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nguồn vốn cho đầu tư xanh: Kinh nghiệm quốc tế và khuyến nghị cho Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
64 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng Số 215- Tháng 4. 2020 © Học viện Ngân hàng ISSN 1859 - 011X Nguồn vốn cho đầu tư xanh: Kinh nghiệm quốc tế và khuyến nghị cho Việt Nam Đào Thị Thanh Tú Học viện Ngân hàng Vũ Thị Anh Thư Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh Ngày nhận: 06/12/2019 Ngày nhận bản sửa: 06/01/2019 Ngày duyệt đăng: 15/00/2019 Đầu tư xanh là chủ đề thảo luận chính tại nhiều quốc gia trên toàn thế giới gần đây. Tuy nhiên, việc huy động vốn cho đầu tư xanh ở Việt Nam hiện nay còn gặp nhiều khó khăn. Bài viết tập trung vào các giải pháp được chia sẻ từ quốc gia có điều kiện phát triển kinh tế tương đồng và các quốc gia trong Cộng đồng Đông Nam Á Cộng Một, nhằm rút ra những khuyến nghị hữu ích cho Việt Nam về vấn đề này. Từ khóa: Nguồn vốn, Đầu tư xanh, Tăng trưởng xanh Green financing- International experience and suggestion for Vietnam Abstract: Green investment is a main topic of discussion in many countries in the world. However, Vietnam’s green financing is currently facing difficulties. The article focuses on the remedies suggested by the country with similar economic conditions and countries in the Association of Southeast Asian Nations Plus One so as to make out possible solutions to Vietnam’s green financing. Keywords: Resource, Green investment, Green growth Tu Thi Thanh Dao Email: tudtt@hvnh.edu.vn Banking Academy of Vietnam Thu Thi Anh Vu Email: thuvta@buh.edu.vn Banking University of Ho Chi Minh City 1. Tổng quan về nguồn vốn cho đầu tư xanh Trong các diễn đàn gần đây của các tổ chức quốc tế đều cảnh báo và khuyến nghị về phát triển xanh, trong đó có tài trợ xanh (green financing) (World Economic Forum, 2011; G20, 2017). Do đó, việc huy động vốn cho đầu tư xanh là nhu cầu tất yếu đối với mỗi quốc gia. Đầu tư xanh là một khái niệm rộng và tùy thuộc cách tiếp cận. Eyraud et al. (2011) định nghĩa đó là đầu tư cần thiết cho sản xuất và tiêu thụ hàng hóa phi năng lượng, để giảm khí nhà kính và khí thải gây ô nhiễm không khí, bao gồm cả đầu tư công cộng và tư nhân. Do đó đầu tư xanh là đầu tư cho cung cấp năng lượng có khí thải thấp (bao gồm năng lượng tái tạo, nhiên liệu sinh học và hạt nhân); đạt hiệu quả ĐÀO THỊ THANH TÚ - VŨ THỊ ANH THƯ 65Số 215- Tháng 4. 2020- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng năng lượng (trong cung cấp năng lượng và các ngành tiêu thụ năng lượng) và giảm carbon (bao gồm trồng rừng và nông nghiệp). Inderst et al. (2012) cho rằng cách hiểu về đầu tư xanh phụ thuộc vào mục tiêu của từng chủ thể tham gia thị trường xanh. Đối với chủ thể huy động vốn, đầu tư xanh là đầu tư từ nguồn tài trợ bằng các kênh huy động vốn, đảm bảo mức độ xanh khác nhau: tín dụng xanh, phát hành chứng khoán xanh, thành lập ngân hàng xanh và các quỹ đầu tư xanh (Hình 1). Vốn cho hoạt động đầu tư xanh có thể hình thành từ ba nguồn chính, cụ thể: Nguồn vốn công trong nước: Là nguồn vốn tài trợ trực tiếp từ chính phủ và các tổ chức tài chính phát triển quốc gia (Development Financial Institutions-DFI). Chính phủ các nước tham gia tài trợ cho hoạt động đầu tư xanh nhằm đạt được các mục tiêu: (i) Hình thành và đảm bảo nguồn tài trợ cho các ngành công nghiệp xanh và tăng trưởng bền vững; (ii) Phát triển các sản phẩm tài chính mới hỗ trợ cho nền kinh tế carbon thấp; (iii) Thu hút các nguồn vốn đầu tư tư nhân để xây dựng và duy trì cơ sở hạ tầng xanh; (iv) Hỗ trợ triển khai các thông lệ quản lý xanh đối với khu vực doanh nghiệp và tăng cường tài trợ cho các doanh nghiệp áp dụng các thông lệ đó; (v) Thiết lập thị trường đối với hàng hóa và dịch vụ môi trường. Trong nguồn vốn công trong nước, nguồn vốn từ DFI chiếm phần lớn cho việc tài trợ phát triển các dự án biến đổi khí hậu và carbon thấp. Phần lớn các DFI có mối liên hệ chặt chẽ với chính phủ, trong đó, chính phủ đóng vai trò tài trợ hoặc cung cấp vốn chính. Nguồn vốn công cộng nước ngoài: Là nguồn vốn từ các tổ chức, định chế quốc tế hay các ngân hàng phát triển song phương và đa phương. Trong đó, nguồn vốn từ các tổ chức chiếm tỷ trọng lớn nhất. Các nhà đầu tư tổ chức thường có xu hướng đầu tư vào các doanh nghiệp hay dự án hoạt động có trách nhiệm với xã hội, có khả năng phát triển ổn định, lâu dài và bền vững. Nguồn vốn khu vực tư nhân trong và ngoài nước: Nguồn vốn tư nhân hình thành chủ yếu từ sự đóng góp của một số nhóm đầu tư như các nhà phát triển dự án, doanh nghiệp, hộ gia đình, các định chế tài chính thương mại Các nhà đầu tư tư nhân bỏ vốn vào dự án xanh phụ thuộc vào mức độ hài lòng của họ khi so sánh giữa chi phí và lợi ích của dự án. Mọi hoạt động và nỗ lực của chính phủ đối với hoạt động đầu tư xanh có thể giảm bớt các rủi ro, gia tăng sự đảm bảo cho các khoản lợi nhuận dự Hình 1. Các mức độ đầu tư xanh Nguồn: Inderst et al. (2012) Nguồn vốn cho đầu tư xanh: Kinh nghiệm quốc tế và khuyến nghị cho Việt Nam 66 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 215- Tháng 4. 2020 kiến có được từ dự án, từ đó làm tăng khả năng thuyết phục nhà đầu tư. Như vậy, nguồn vốn cho đầu tư xanh được tài trợ bằng nhiều phương thức khác nhau. Tuy nhiên, kênh nào là phù hợp có sự khác biệt giữa các quốc gia. Trong nội dung tiếp theo bài viết tổng hợp kinh nghiệm của quốc gia có điều kiện phát triển kinh tế tương đồng với Việt Nam và các quốc gia trong khu vực (Đông Nam Á Cộng Một, The Association of Southeast Asian Nations Plus One- ASEAN+1), bao gồm: Bangladesh, Trung Quốc và Indonesia. 2. Kinh nghiệm và bài học quốc tế về nguồn vốn cho đầu tư xanh 2.1. Kinh nghiệm từ một số quốc gia về nguồn vốn cho đầu tư xanh 2.1.1. Kinh nghiệm của Bangladesh Bangladesh là quốc gia được đánh giá thành công trong thực thi các giải pháp huy động vốn cho đầu tư xanh (Soejachmoen, 2017). Các chương trình cấp vốn xanh bao gồm cả nguồn vốn trong nước và nguồn vốn nước ngoài, cụ thể: Nguồn vốn trong nước: Chính phủ Bangladesh giao nhiệm vụ cho Ngân hàng Trung ương (NHTW) Bangladesh triển khai các trương trình tài trợ vốn cho đầu tư xanh. Nổi bật là các chương trình sau: Chương trình tái cấp vốn cho các sản phẩm xanh: Chương trình này được thực hiện từ năm 2009 bằng tạo lập quỹ quay vòng trị giá 2 tỷ Taka (đồng nội tệ của Bangladesh, tương đương khoảng 27 triệu USD) với 05 dòng sản phẩm xanh. Đến năm 2016, NHTW Bangladesh đã tăng lên 50 sản phẩm, cho 11 lĩnh vực. Trên cơ sở đó các ngân hàng thương mại (NHTM) vay vốn từ NHTW với lãi suất 5%/năm và cho vay lại theo quy định với mức lãi suất 9%/năm. Ngoài ra, NHTW Bangladesh còn yêu cầu kiểm tra ngẫu nhiên quy trình sử dụng vốn và thu hồi khoản vốn vay kèm theo lãi suất phạt 5%/năm nếu sử dụng vốn sai mục đích. Quỹ chuyển đổi xanh của NHTW Bangladesh: Quỹ chuyển đổi xanh có nguồn từ Quỹ dự trữ ngoại hối quốc gia, với quy mô 200 triệu USD, áp dụng cho 9 tiêu chuẩn của Chuyển đổi Xanh đối với ngành dệt và da. Đối tượng thụ hưởng là các nhà sản xuất- xuất khẩu sản phẩm dệt may cho xuất khẩu và ngành da để nhập khẩu máy móc thiết bị nhằm áp dụng các công nghệ và quy trình thân thiện môi trường. Thời hạn khoản vay lên đến 5-10 năm, với 1 năm ân hạn. Tái cấp vốn cho Ngân hàng Shariah và các tổ chức tài chính: Năm 2014, NHTW Bangladesh đã áp dụng một chương trình tái cấp vốn cho đầu tư xanh từ nguồn vốn thanh khoản dư thừa của các ngân hàng Hồi giáo Islam Shariah (Islam et al., 2014). Các NHTM được quy định cho vay 50 dòng sản phẩm. Nguồn vốn nước ngoài: Năm 2012, Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) tài trợ 50 triệu USD qua «Dự án tài trợ nâng cao hiệu quả lò nung gạch”. Các NHTM tham gia phải cam kết cho vay sản xuất gạch trên toàn quốc, đáp ứng yêu cầu về giảm phát thải khí nhà kính, ô nhiễm hạt bụi từ, xây dựng các khu vực gạch hiệu quả cao, thân thiện môi trường bằng ứng dụng công nghệ và năng lượng thích hợp. Bangladesh được đánh giá thành công ĐÀO THỊ THANH TÚ - VŨ THỊ ANH THƯ 67Số 215- Tháng 4. 2020- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng trong cung vốn cho đầu tư xanh bởi cơ chế chính sách rõ ràng và thực thi nhất quán của NHTW như: Khung quản lý rủi ro môi trường và xã hội của quốc gia được ban hành và buộc các NHTM phải thực hiện theo lộ trình 3 giai đoạn từ năm 2013; Có hành động thiết thực trong quản lý, giám sát các NHTM thực hiện thông qua cơ chế tạo điều kiện thuận lợi nếu thực hiện đúng và xử phạt khi vi phạm. Đây là kinh nghiệm quý báu cho các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. 2.1.2. Kinh nghiệm của Trung Quốc Sau hơn 30 năm phát triển nhanh, Trung Quốc phải đối mặt với vấn nạn ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, gây ra những hệ lụy về chính trị, an ninh, kinh tế và xã hội. Do đó, Trung Quốc đã tạo nguồn vốn cho đầu tư xanh bằng ưu tiên phát triển hệ thống tài chính xanh, trong đó đặc biệt chú trọng chính sách tín dụng xanh và phát triển trái phiếu xanh (Peiyuan Guo, 2014). Trung Quốc phát triển cả thị trường trái phiếu xanh trong nước và quốc tế, chú trọng phát triển thị trường trái phiếu xanh nội địa. Tháng 10/2015, Ngân hàng Nông Nghiệp Trung Quốc phát hành gần 1 tỷ đồng trái phiếu xanh tại thị trường London nhằm huy động vốn cho các dự án thân thiện môi trường (MOF,2019). Ngày 22/12/2015, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC) đã thông báo kế hoạch phát hành trái phiếu xanh trên thị trường liên ngân hàng nhằm cho phép các tổ chức tài chính tăng nguồn vốn tài trợ cho các dự án xanh. Trái phiếu tài chính xanh được phát hành nhằm tài trợ cho các lĩnh vực công nghiệp xanh, là loại trái phiếu được quyền mua lại, lãi suất theo thỏa thuận của các bên. Các tổ chức tài chính phát hành bao gồm các ngân hàng phát triển, ngân hàng chính sách, NHTM, công ty tài chính và các tổ chức tài chính hợp pháp khác. Trong năm 2016, thị trường trái phiếu xanh Trung Quốc đã có bước phát triển mạnh với giá trị phát hành đạt 36,2 tỷ USD, chiếm 1/3 giá trị phát hành trái phiếu xanh toàn cầu, đưa Trung Quốc trở thành quốc gia dẫn đầu thị trường này. Các kết quả đã đạt được của Trung Quốc trong huy động nguồn vốn cho đầu tư xanh là do một số nguyên nhân cơ bản như: Hệ thống văn bản pháp luật đảm bảo khả năng hội nhập giữa hệ thống tài chính xanh trong nước và quốc tế; Các dự án được tài trợ từ tín dụng và trái phiếu xanh phải đáp ứng những tiêu chuẩn theo từng ngành và lĩnh vực; Chính sách ưu đãi phù hợp đã khuyến khích tín dụng và thị trường trái phiếu xanh phát triển, ví dụ được sử dụng trái phiếu xanh như là một tài sản đảm bảo để hưởng các khoản vay lãi suất thấp từ NHTW; Lồng ghép nân cao nhận thức về môi trường, hoạt động xã hội toàn quốc thông qua tín dụng và trái phiếu xanh. 2.1.3. Kinh nghiệm của Indonesia Cũng như Trung Quốc, Indonesia nhận thấy để phát triển kinh tế bền vững cần phải xử lý đồng thời các vấn đề về môi trường sinh thái. Vì vậy, trong kế hoạch phát triển quốc gia dài hạn giai đoạn 2005- 2025, Indonesia đã đặt mục tiêu trở thành quốc gia xanh và phát triển bền vững (U. Volz, 2015). Tại Hội nghị thượng đỉnh Pittsburgh G20 năm 2009, Indonesia đã cam kết dùng nguồn vốn trong nước để giảm khí nhà kính xuống 26% vào năm 2020 hoặc 41% Nguồn vốn cho đầu tư xanh: Kinh nghiệm quốc tế và khuyến nghị cho Việt Nam 68 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 215- Tháng 4. 2020 nếu có sự hỗ trợ quốc tế. Tháng 9 năm 2011, cam kết này được triển khai bởi Bộ Kế hoạch và Đầu tư Indonesia thông qua chương trình hành động quốc gia về giảm khí thải nhà kính. Tháng 12/2014, Cơ quan Dịch vụ tài chính Indonesia đã ban hành chiến lược về tài chính bền vững tại Indonesia, có mục tiêu trung hạn 2015- 2019, dài hạn 2015- 2024 và những tiêu chuẩn để cải thiện tài chính bền vững. Trong đó, các NHTM phải đảm bảo tỷ lệ cho vay đối với khu vực tư nhân kinh doanh công nghiệp, năng lượng, nông nghiệp, các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa, đồng thời gắn kết trách nhiệm của các ngân hàng theo năng lực và ưu tiên khu vực. Chiến lược cũng đề cập đến vai trò của thị trường vốn và các tổ chức phi tài chính đối với tài chính xanh, xây dựng một chỉ số cổ phiếu của các doanh nghiệp đảm bảo tiêu chí xanh, cũng như khuyến khích doanh nghiệp quan tâm đến hoạt động môi trường khi sản xuất kinh doanh. Không những thế các doanh nghiệp được khuyến khích cam kết thực hiện kinh doanh trong khuôn khổ giảm thiểu rủi ro đối với môi trường và sản xuất những sản phẩm thân thiện với môi trường. Đánh giá về đầu tư xanh tại Indonesia, Soejachmoen (2017) đã khảo sát qua mạng, phỏng vấn nhân sự trong ngành Ngân hàng. Tác giả cho rằng kết quả đầu tư xanh kém hiệu quả là do thông tin không hoàn hảo, quá tiết kiệm các chi phí tiềm lực, đồng thời đánh giá quá cao các rủi ro từ phía nhà cung cấp. Các ngân hàng và các công ty tài chính đều không thiện chí tiên phong đầu tư vào các dự án xanh. Các ngân hàng không muốn tham gia vào các dự án xanh nếu không bị bắt buộc, trong khi các công ty tài chính không muốn cho vay các dự án không gắn với hoạt động của họ. Trợ cấp năng lượng quá lớn của Chính phủ Indonesia cũng là một nguyên nhân làm giảm động lực đầu tư tư nhân vào các dự án năng lượng tái tạo. Trên cơ sở đó, tác giả cho rằng chiến lược về huy động vốn cho đầu tư xanh cần tập trung vào 3 vấn đề: (i) Tăng nguồn cung tài chính xanh; (ii) tăng cầu các sản phẩm tài chính xanh; (iii) tăng cường đồng bộ và phối hợp thực thi tài chính bền vững. Ngoài ra để tăng thị phần tín dụng xanh, các ngân hàng cần tạo động lực cho các doanh nghiệp đi vay, cung cấp các khoản cho vay linh hoạt, đảm bảo tín dụng, cho vay tiêu dùng và tài trợ cho nhà cung cấp. 2.2. Bài học rút ra cho Việt Nam Qua tìm hiểu kinh nghiệm của một số quốc gia, bài học rút ra cho Việt Nam về nguồn vốn cho đầu tư xanh tập trung vào ba vấn đề lớn sau đây: Về cơ chế, chính sách: Việc xây dựng cơ chế chính sách cần rõ ràng, nhất quán và có tham chiếu khuyến nghị của các tổ chức quốc tế về khung quản lý rủi ro môi trường và xã hội; phát triển đồng thời cả kênh tín dụng xanh và thị trường tài chính xanh. Về quản lý giám sát: Cơ quan chuyên trách cần xây dựng văn bản hướng dẫn thực thi theo cơ chế có thưởng, có phạt và yêu cầu các NHTM và các công ty tài chính phải cung cấp đầy đủ thông tin về hoạt động cho vay đối với đầu tư xanh. Về thực thi: Chính phủ không trợ cấp quá mức để tránh ảnh hưởng đến thu hút vốn đầu tư tư nhân. Ngoài ra, các cơ quan chuyên trách cần phối hợp để huy động tối ĐÀO THỊ THANH TÚ - VŨ THỊ ANH THƯ 69Số 215- Tháng 4. 2020- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng đa nguồn vốn cho đầu tư xanh. Trong thực hiện dự án, các doanh nghiệp cần đánh giá dự án phù hợp, tránh trường hợp tiết kiệm quá mức hoặc đánh giá quá cao rủi ro từ phía nhà cung cấp. 3. Thực trạng nguồn vốn cho đầu tư xanh tại Việt Nam 3.1. Nguồn vốn trong nước - Nguồn vốn đầu tư công: Trong bối cảnh ngân sách thâm hụt nhưng Chính phủ Việt Nam vẫn chỉ đạo các bộ, ngành và các địa phương ưu tiên phân bổ nguồn lực cho biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh ở mức ổn định. Theo tính toán của Bộ Kế hoạch và đầu tư, nhu cầu vốn cho thực hiện chiến lược tăng trưởng xanh đến năm 2030 dự kiến lên tới 30 tỷ USD, trong đó 30% từ nguồn Ngân sách Nhà nước và 70% từ khu vực doanh nghiệp. Nguồn ngân sách chủ yếu tập trung vào các chương trình đầu tư giao thông công cộng cho các thành phố lớn, dự án hỗ trợ Việt Nam nâng cao năng lực, thể chế chính sách giảm nhẹ phát thải khí nhà kính, hỗ trợ đầu tư tư nhân, dự án thí điểm. Trong kế hoạch đầu tư công trung hạn, Thủ tướng chính phủ đã phê duyệt Chương trình mục tiêu ứng phó biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh trong giai đoạn 2016- 2020 tại Quyết định 1670/QĐ-TTg ngày 31/10/2017, dự kiến phân bổ khoảng 15.866 tỷ đồng, trong đó 30% cho tăng trưởng xanh, do Quỹ Thúc đẩy năng lượng bền vững (SEPF), Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam (VEPF), Quỹ Hỗ trợ chiến lược tăng trưởng xanh (GGSF) thực hiện. Các quỹ bảo vệ môi trường có chức năng hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trường dưới hình thức cho vay vốn với lãi suất ưu đãi, tài trợ cho các hoạt động bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu. Riêng VEPF có hỗ trợ lãi suất sau đầu tư đối với các dự án bảo vệ môi trường vay vốn của các tổ chức tín dụng (TCTD) khác. Tổng kết tại Hội nghị hỗ trợ tài chính cho các hoạt động bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu của VEPF (2019) cho thấy: Tính đến hết năm 2018, Quỹ đã cho vay vốn 294 dự án môi trường, với tổng số tiền là 2.522 tỷ đồng tại 54 tỉnh, thành phố trên cả nước. Từ năm 2016 đến nay, Quỹ đã mở rộng lĩnh vực ưu tiên cho vay từ 5 lên 8 lĩnh vực ưu tiên, đồng thời mở rộng phạm vi hỗ trợ tài chính. Theo đó, lãi suất hỗ trợ cho vay giảm, chỉ từ 2,6%/năm đến 3,6%/năm. Ngoài ra, các điều kiện về đảm bảo tiền vay, thời gian vay, quy trình và các thủ tục cho vay được điều chỉnh theo hướng tạo điều kiện cho các doanh nghiệp dễ tiếp cận với nguồn vốn ưu đãi. Các quỹ bảo vệ môi trường địa phương cũng triển khai hoạt động cho vay với lãi suất ưu đãi, lĩnh vực hỗ trợ chủ yếu là các dự án, công trình xử lý ô nhiễm khí thải, nước thải công nghiệp, thu gom, xử lý chất thải sinh hoạt. Tuy nhiên cũng tại Hội nghị, Thứ trưởng Võ Tuấn Nhân đánh giá trong quá trình hoạt động, VEPF đã bộc lộ một số tồn tại, vướng mắc về cơ chế huy động vốn, cơ chế cho vay, hỗ trợ lãi suất Đồng thời, số lượng các dự án bảo vệ môi trường được hỗ trợ tài chính của Quỹ còn hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu thực tiễn do nguồn vốn còn hạn hẹp. - Nguồn vốn từ các NHTM: Trong kế hoạch hành động tăng trưởng xanh của Chính phủ, các TCTD được xem là những mắt xích quan trọng. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã ban hành hàng loạt văn bản hướng dẫn các TCTD thực hiện cung cấp tính dụng xanh như: Chỉ thị số 03/CT-NHNN ngày 24/3/2015 về thúc đẩy Nguồn vốn cho đầu tư xanh: Kinh nghiệm quốc tế và khuyến nghị cho Việt Nam 70 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 215- Tháng 4. 2020 tăng trưởng tín dụng xanh và quản lý rủi ro môi trường và xã hội trong hoạt động cấp tín dụng; Chỉ thị 01/2017/CT-NHNN ngày 10/01/2017 có nội dung về việc triển khai kế hoạch hành động của ngành Ngân hàng thực hiện chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh đến năm 2020; Quyết định 1604/QĐ-NHNN ngày 15/8/2018 về việc phê duyệt “Đề án phát triển ngân hàng xanh tại Việt Nam”. Theo đó, phấn đấu đến năm 2025, 100% ngân hàng xây dựng quy định nội bộ về quản lý rủi ro môi trường và xã hội trong hoạt động cấp tín dụng; 100% các ngân hàng thực hiện đánh giá rủi ro môi trường xã hội trong hoạt động cấp tín dụng; áp dụng các tiêu chuẩn về môi trường cho các dự án được ngân hàng cấp vốn vay; kết hợp đánh giá rủi ro môi trường như một phần trong đánh giá rủi ro tín dụng của ngân hàng. Ít nhất 10-12 ngân hàng có đơn vị/ bộ phận chuyên trách về quản lý rủi ro môi trường và xã hội; 60% ngân hàng tiếp cận được nguồn vốn xanh và triển khai cho vay các dự án tín dụng xanh. Về kết quả thực hiện, theo Vụ Tín dụng các ngành kinh tế NHNN (2019), thời điểm cuối quý 4/2017 dư nợ tín dụng xanh đạt 180.121 tỷ đồng, cuối quý 4/2018 đạt 240.775 tỷ đồng (tăng 34% so với cùng kỳ 2017). Đến cuối quý 2 năm 2019, dư nợ tín dụng xanh là 310.600 tỷ đồng (tăng 29% so với thời điểm cuối quý 4 năm 2018); trong đó, dư nợ trung dài hạn chiếm 76% dư nợ tín dụng xanh. Các NHTM đã cho vay lĩnh vực nông nghiệp xanh chiếm 46% tổng dư nợ; năng lượng tái tạo, năng lượng sạch chiếm 15%; quản lý nước bền vững tại khu vực đô thị và nông thôn chiếm 11% và lâm nghiệp bền vững chiếm 5%. Theo thống kê của NHNN năm 2019, khoảng 24% dự án xanh được các ngân hàng xây dựng quy trình thẩm định tín dụng, 17 NNHTM đã xây dựng quy trình thẩm định rủi ro môi trường xã hội trong các quy định nội bộ. Như vậy, các NHTM đã ngày càng chú trọng hơn trách nhiệm xã hội và bảo vệ môi trường, gia tăng các hoạt động tài trợ dành cho các dự án xanh, tích cực xây dựng bộ tiêu chí thẩm định rủi ro môi trường xã hội trong hoạt động cho vay. - Nguồn vốn chứng khoán xanh: Từ cuối năm 2015, thông qua chương trình hợp tác xây dựng Đề án phát triển thị trường trái phiếu xanh giữa Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Tổ chức Hợp tác Phát triển Đức (GIZ) và Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội, Việt Nam đã bắt đầu triển khai phát triển trái phiếu xanh. Ngày 20/10/2016, Bộ Tài chính đã phê duyệt Đề án phát hành thí điểm trái phiếu xanh của chính quyền địa phương, theo đó trái phiếu xanh được triển khai thí điểm tại thành phố Hồ Chí Minh và Bà Rịa- Vũng Tàu. Nguồn vốn này được sử dụng cho các dự án quản lý nguồn nước bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu, các công trình hạ tầng bền vững và các dự án xanh. Đầu năm 2017, Việt Nam đã ra mắt chỉ số phát triển bền vững (VNSI), hướng đến hỗ trợ các nhà đầu tư lựa chọn chứng khoán có đặc tính xanh để đầu tư, chứng khoán đáp ứng các thông lệ tốt nhất về môi trường, xã hội và quản trị. Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đang nghiên cứu sản phẩm tài chính xanh và tập trung xây dựng hướng dẫn để triển khai tiêu chuẩn về trái phiếu xanh của ASEAN ở Việt Nam. Thực tế này cho thấy Chính phủ Việt Nam đang ưu tiên nguồn vốn đầu tư cho tăng trưởng xanh. Tuy nhiên, quá trình thực hiện cũng còn những vấn đề cần tiếp tục giải quyết, cụ thể: (i) Hướng dẫn về danh mục các ngành, lĩnh vực xanh còn chung chung, chưa có ĐÀO THỊ THANH TÚ - VŨ THỊ ANH THƯ 71Số 215- Tháng 4. 2020- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng các tiêu chí cụ thể, các tiêu chuẩn đánh giá, công cụ đo lường tác động đến môi trường để các NHTM có căn cứ lựa chọn, thẩm định, đánh giá và giám sát khi thực hiện cấp tín dụng xanh. Ngoài ra, để thu hút các doanh nghiệp thực hiện các dự án đầu tư xanh thì rất cần chính phủ và hệ thống ngân hàng có những chính sách ưu đãi hơn nữa về lãi suất, thuế, phí để các dự án xanh tiết kiệm chi phí và hoạt động tài chính hiệu quả. (ii) Dư nợ tín dụng xanh còn rất khiêm tốn trong tổng dư nợ của hệ thống ngân hàng. Dựa trên số liệu thống kê về dư nợ của hệ thống ngân hàng công bố trên website của NHNN, tác giả tính toán được dư nợ tín dụng xanh cuối quý 4 năm 2018 chỉ chiếm khoảng 3,34% tổng dư nợ toàn hệ thống Ngân hàng. Nguồn vốn tín dụng xanh tại các ngân hàng chủ yếu là ngắn, trung hạn trong khi đầu tư cho dự án xanh lại đòi hỏi dài hạn, thời gian hoàn vốn lâu, chi phí đầu tư lớn, rủi ro cao. Các vấn đề phức tạp về kỹ thuật thẩm định cũng là trở ngại lớn để các NHTM mở rộng tín dụng xanh. (iii) Nguồn vốn trái phiếu xanh của Chính phủ và chính quyền địa phương còn đang ở giai đoạn thử nghiệm. Trong thời gian qua, tuy đã có một số đợt phát hành trái phiếu xanh ở cấp chính quyền địa phương, nhưng chỉ là giai đoạn thí điểm. 3.2. Nguồn công cộng nước ngoài Chính phủ Việt Nam đã chủ động tiếp cận các nguồn vốn ưu đãi từ các tổ chức quốc tế đã, đang và dự kiến sẽ tài trợ cho các dự án, chương trình thuộc lĩnh vực tăng trưởng xanh và chống biến đổi khí hậu như Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Tập đoàn Tài chính Quốc tế (IFC) Thực tế nguồn vốn công cộng nước ngoài được huy động dưới hình thức nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn các tổ chức quốc tế tài trợ cho các quỹ. Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chương trình mục tiêu ứng phó biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh trong giai đoạn 2016- 2020 tại Quyết định 1670/QĐ-TTg ngày 31/10/2017, trong đó vốn ODA thực hiện theo cơ chế tài chính trong nước là 15.000 tỷ đồng và các nguồn vốn khác. Theo báo cáo của Chính phủ (2018), nguồn vốn ODA và vay ưu đãi đã huy động được cho Chương trình này trong giai đoạn 2016- 2020 mới đạt khoảng 8.600 tỷ đồng và đã phân bổ cho các địa phương thực hiện các dự án chuyển tiếp là 4.478,21 tỷ đồng (khoảng 30% tổng mức vốn của Chương trình). Đối với dự án khởi công mới, số vốn dự kiến phân bổ cho 75 dự án khởi công mới là 10.521,797 tỷ đồng. Ngoài ra, Việt Nam còn tham gia thỏa thuận Paris về chống biến đổi khí hậu, đây là cơ hội cho Việt Nam tiếp cận một số nguồn vốn xanh quốc tế. Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2018), Việt Nam là một trong số 10 quốc gia Châu Á tiếp cận thành công nguồn tài trợ của Quỹ khí hậu xanh (GCF), nhận viện trợ không hoàn lại từ GCF với tổng trị giá 116,1 triệu USD, đã được phê duyệt và cung cấp viện trợ không hoàn lại cho 03 dự án với tổng trị giá 116,1 triệu USD. Từ nay đến năm 2030, theo Cục Biến đổi khí hậu Việt Nam, Quỹ đối tác đóng góp quốc gia tự quyết định (NDC) là trọng tâm của các hoạt động thực hiện thỏa thuận Paris tại Việt Nam. Đối tác NDC được Bộ Kinh tế và Phát triển và Bộ Môi trường, Xây dựng, Bảo tồn thiên nhiên và An toàn hạt nhân của Đức đồng sáng lập cùng với Viện Tài nguyên Thế giới (World Nguồn vốn cho đầu tư xanh: Kinh nghiệm quốc tế và khuyến nghị cho Việt Nam 72 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 215- Tháng 4. 2020 Resource Institute-WRI). Xây dựng kế hoạch đối tác NDC sẽ giúp các quốc gia thành viên của NDC tăng cường khả năng tiếp cận với các chương trình hỗ trợ NDC hiện có trên thế giới, qua đó các quốc gia có thể huy động nguồn lực để thực hiện các thỏa thuận Paris, hoàn thiện các chính sách về biến đổi khí hậu. Như vậy, huy động nguồn vốn ODA và từ các quỹ quốc tế để thực hiện Chương trình mục tiêu ứng phó biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh cần phải được đẩy mạnh. Tuy nhiên, để tận dụng các nguồn vốn này, Việt Nam phải đảm bảo các quy định về môi trường và xã hội rất chặt chẽ. Đây là một thách thức không hề nhỏ đối với Việt Nam. 3.3. Nguồn vốn tư nhân trong và ngoài nước Chính phủ Việt Nam xác định nhu cầu vốn tư nhân cho đầu tư xanh là rất lớn, trong đó có cả nguồn vốn trong nước và nguồn vốn tư nhân ngoài nước. Đặc biệt, hình thức đầu tư công- tư kết hợp (PPP) đang được khuyến khích để phát huy hiệu quả sử dụng vốn Nhà nước và tư nhân cùng lúc. Adelante & Hanh Le (2015) đã có bản đánh giá về chi tiêu và đầu tư tư nhân về khí hậu (PCEIR) tại Việt Nam năm 2015. Đối với năng lượng tái tạo, PCEIR chỉ ra rằng các khu vực tư nhân, trong giai đoạn 2011- 2015, đã dành khoảng 9,75 tỷ USD cho các dự án chủ yếu trong thủy điện và sự hấp thu ban đầu của năng lượng gió, máy nước nóng năng lượng mặt trời và sinh khối. PCEIR khẳng định rằng nhu cầu đầu tư của tư nhân trong lĩnh vực năng lượng tái tạo tại Việt Nam được dự báo sẽ tăng đáng kể, khoảng 4,0 đến 4,8 tỷ USD vào năm 2020. Đối với hiệu suất năng lượng, ước tính đầu tư của khu vực tư nhân chiếm khoảng 630 triệu USD trong giai đoạn 2011- 2015. Những con số này là tương đối thấp, chủ yếu là do thiếu sự hấp dẫn về giá năng lượng. PCEIR dự đoán rằng các khoản đầu tư vào hiệu suất năng lượng sẽ tăng trưởng đáng kể trong những năm tới khi chính phủ tiếp tục ban hành các chính sách ủng hộ cải cách ngành năng lượng (ví dụ, giá năng lượng nên được điều chỉnh để phản ánh giá thị trường thực tế). Theo thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, luỹ kế đến tháng 3/2018, tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam là khoảng 319 tỷ USD, trong đó tập trung chủ yếu trong lĩnh vực công nghệ chế biến chế tạo với 185,9 tỷ USD, chiếm khoảng 58% tổng vốn FDI. Trong số 110 dự án FDI sản xuất điện, khí đốt, Việt Nam đã thu hút được 16 dự án FDI trong lĩnh vực năng lượng xanh với tổng số vốn đầu tư đăng ký là 778 triệu USD, chiếm 14,5% về số dự án và 6% tổng số vốn đăng ký trong ngành điện và khí đốt. Như vậy, tỷ trọng vốn FDI cho lĩnh vực năng lượng xanh vẫn còn hạn chế. Mặc dù Việt Nam đã ban hành nhiều cơ chế chính sách khuyến khích phát triển năng lượng tái tạo, như ưu đãi về tín dụng đầu tư, thuế nhập khẩu, thuế xuất khẩu, thuế thu nhập doanh nghiệp, miễn giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất cho các dự án năng lượng tái tạo... nhưng các nhà đầu tư vẫn chưa mặn mà là do vẫn còn những bất cập trong chính sách, liên quan đến hệ thống văn bản pháp quy tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp đầu tư thông qua cơ chế một cửa, đảm bảo các thủ tục liên ngành đồng bộ, thuận lợi. 4. Một số khuyến nghị Dựa trên kinh nghiệm quốc tế về nguồn ĐÀO THỊ THANH TÚ - VŨ THỊ ANH THƯ 73Số 215- Tháng 4. 2020- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng vốn cho đầu tư xanh và những tồn tại ở Việt Nam, bài viết đưa ra một số khuyến nghị về ban hành cơ chế chính sách; quản lý giám sát và thực thi, cụ thể: ○ Về ban hành cơ chế chính sách: Chính phủ và các bộ ngành nên xem xét, triển khai các nội dung sau: - NHNN cần thiết lập một chính sách tín dụng xanh có hướng dẫn rõ ràng các tiêu chuẩn cho vay để hỗ trợ các NHTM tham chiếu trước, trong và sau khi giải ngân. Chính sách này dựa trên các tiêu chuẩn hoạt động xã hội và môi trường của các tổ chức quốc tế như WB, IFC, Liên hợp quốc giúp các NHTM hiểu rõ các yêu cầu về bảo vệ môi trường trong từng ngành. Bên cạnh đó, NHNN cần ban hành quy định khuyến khích các NHTM thực hiện tốt hoạt động tín dụng xanh và có quy định biện pháp xử lý nghiêm khắc đối với các NHTM vi phạm trong cho vay sai quy định. NHNN cho phép trái phiếu xanh là một tài sản bảo đảm để các doanh nghiệp được vay lãi suất thấp từ các NHTM. - Bộ Tài chính (BTC) cần tiếp tục dùng chính sách thuế để ưu đãi cho các doanh nghiệp hoạt động vì môi trường và xã hội. Ngoài ra, BTC cần ban hành quy định đầy đủ và chi tiết về phát hành trái phiếu chính phủ và trái phiếu chính quyền địa phương xanh, để góp phần phát triển kênh huy động vốn qua thị trường trái phiếu xanh. Ngoài ra, BTC cần có cơ chế khuyến khích thành lập các quỹ đầu tư xanh, để bổ sung thêm chứng chỉ quỹ đầu tư xanh làm đa dạng bộ sản phẩm tài chính xanh của Việt Nam. Xa hơn là kế hoạch triển khai hợp đồng tương lai dựa trên các chỉ số xanh, chứng khoán xanh. - Bộ Kế hoạch và Đầu tư cần có hướng dẫn đầy đủ và thống nhất với các bộ, ngành khác về chính sách ưu đãi đầu tư để doanh nghiệp đổi mới công nghệ xanh, tạo nên thế mạnh cạnh tranh trên thị trường, đồng thời bảo vệ môi trường. Đối với các doanh nghiệp FDI cần quy định chặt chẽ về tiêu chuẩn xanh trong đầu tư. - Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng cần xây dựng kế hoạch thích ứng với biến đổi khí hậu và chính sách để ứng phó hiệu quả với rủi ro ngày càng tăng do biến đổi khí hậu. Các kịch bản biến đổi khí hậu cũng như các rủi ro và mối đe dọa nên được triển khai cho tất cả các khu vực và tỉnh thành để cùng xác định và hành động, nhằm chống lại các đe dọa do biến đổi khí hậu. Quá trình này nên được thể chế hóa để đảm bảo rằng khả năng phục hồi luôn được đảm bảo, tương ứng với nhiều kịch bản biến đổi khí hậu khác nhau có thể xảy ra. ○ Về quản lý giám sát: Các bộ ngành cần phối hợp để giám sát thực hiện đồng bộ các giải pháp và tăng hiệu quả quản lý đối với các NHTM và các doanh nghiệp thực hiện dự án đầu tư xanh. Theo kinh nghiệm của Indonesia, Việt Nam cần yêu cầu các cơ quan liên quan cung cấp đầy đủ thông tin về các nguồn vốn xanh, đặc biệt nguồn từ ngân sách và quốc tế. Các trường hợp vi phạm trong sử dụng nguồn vốn cho đầu tư xanh cần phải xử lý nghiêm minh, đồng thời tuyên truyền cho các đối tượng sử dụng nguồn vốn quốc tế về tuân thủ quy định sử dụng vốn tài trợ. Từ đó, Việt Nam có thể thu hút thêm các nguồn vốn nước ngoài, cả công và tư để bổ sung cho nguồn vốn trong nước đang còn hạn chế. ○ Về thực thi: - BTC cần tiếp tục ưu tiên ngân sách cho đầu tư xanh và chủ động hợp tác với các Nguồn vốn cho đầu tư xanh: Kinh nghiệm quốc tế và khuyến nghị cho Việt Nam 74 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 215- Tháng 4. 2020 nhà đầu tư tư nhân trong lĩnh vực này. Hình thức hợp tác công tư phải dựa trên mục tiêu các bên cùng có lợi và sau thời gian thực hiện cần có đánh giá đầy đủ về hiệu quả hợp tác. Ngoài ra Bộ nên chú trọng đào tạo, nâng cao nhận thức về đầu tư có trách nhiệm với môi trường và xã hội cho tất cả các doanh nghiệp niêm yết và các công ty chứng khoán hiện có trên thị trường. - Các NHTM nên xây dựng và đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ cho phù hợp với từng đối tượng đầu tư xanh. Ngoài ra, quy trình thẩm định, giám sát, đánh giá hiệu quả đầu tư xanh tại các ngân hàng cũng cần được hoàn thiện để đảm bảo các dự án mang lại hiệu quả kinh tế dựa trên mô hình sản xuất và tiêu thụ bền vững, thân thiện với môi trường. Các ngân hàng cũng cần chủ động xây dựng kế hoạch và lộ trình tiếp cận các nguồn vốn xanh quốc tế. - Các quỹ bảo vệ môi trường cần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn để giảm áp lực lên Ngân sách Nhà nước ■ Tài liệu tham khảo 1. Adelante & Hanh Le (UNDP), 2015, Climate public expenditure and institutional review, The Report of United Nations Development Programme 2015. 2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2015), Ngân sách cho ứng phó với biến đổi khí hậu ở Việt Nam: Đầu tư thông minh vì tương lai bền vững, Báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư năm 2015. 3. G20 (2017), G20 Green Finance Synthesis Report. 4. Inderst et al. (2012), Defining and Measuring Green Investments: Implications for Institutional Investors Asset Allocations, OECD Working Papers on Finance, Insurance and Private Pensions, No.24, OECD Publishing. 5. Islam et al. (2014), Green financing in Bangladesh: Challenges and opportunities – a descriptive approach. Int. J. Green Economics, Vol. 8. No. 1, 2014. 6. L. Eyraud et al. (2013), Trends and Determinants of Green Investment, Energy Policy, Volume 60, September 2013, 852-865. 7. MOF (2019), Phát triển trái phiếu xanh, Bộ Tài Chính (Ministry of Finance, MOF). Tham khảo tại website https:// www.mof.gov.vn/webcenter/portal/tttc/r/o/nctd/nctd_chitiet?dDocName=MOFUCM149098&dID=155494&_afrLoop= 53624838935031866#!%40%40%3FdID%3D155494%26_afrLoop%3D53624838935031866%26dDocName%3DMO FUCM149098%26_adf.ctrl-state%3Db3xvcsbt6_4 8. MPI (2018), Tăng cường mối quan hệ hợp tác song phương giữa Việt Nam và Úc về tăng trưởng xanh và biến đổi khí hậu. Tham khảo tại website 9. Peiyuan Guo (2014), Financial policy innovation for social change: a case study of China’s green credit policy, International Review of Sociology: Revue Inernationale Sociologie, 24:1, 69-76, DOi: 10.1080/03906701.2014.894347 10. Soejachmoen (2017), Financing the green transformation: How to make green finance work in Indonesia, Bulletin of Indonesian Economic, 53:2, 222-224. 11. SBV (2019), Tín dụng ngân hàng với mục tiêu quốc gia về tăng trưởng xanh, tham khảo tại website https://sbv. gov.vn/webcenter/portal/m/menu/trangchu/ttsk/ttsk_chitiet?leftWidth=0%25&showFooter=false&showHeader=fal se&dDocName=SBV401058&rightWidth=0%25¢erWidth=100%25&_afrLoop=32753595973925095#%40% 3F_afrLoop%3D32753595973925095%26centerWidth%3D100%2525%26dDocName%3DSBV401058%26leftW idth%3D0%2525%26rightWidth%3D0%2525%26showFooter%3Dfalse%26showHeader%3Dfalse%26_adf.ctrl- state%3Dbzn09a8mm_58 12. U. Volz (2015), Towards a Sustainable Financial System in Indonesia, United Nations Environment Programme (UNEP), UNEP Reporter: 2014/2015, Available at Sustainable_Financial_System_in_Indonesia.pdf 13. Văn phòng chính phủ (2018), Trả lời chất vấn đại biểu quốc hội Trần Văn Minh, tham khảo tại website chinhphu.vn/Home/Tra-loi-chat-van-Dai-bieu-Quoc-hoi-Tran-Van-Minh-Quang-Ninh/20189/24773.vgp. 14. VEPF (2019), Hội nghị hỗ trợ tài chính năm 2019 cho các hoạt động bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu. Tham khảo tại website https://www.vepf.vn/tin-tuc/tin-tuc-hoat-dong-cua-quy/tai-lieu-hoi-nghi-ho-tro-tai-chinh- nam-2019-cho-cac-hoat-dong-bao-ve-moi-truong-ung-pho-bien-doi-khi-hau-833.html 15. World Economic Forum (2011), Green Investing 2011, Reducing the Cost of Financing.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnguon_von_cho_dau_tu_xanh_kinh_nghiem_quoc_te_va_khuyen_nghi.pdf
Tài liệu liên quan