Các triệu chứng bệnh tật phổ biến ở công
nhân nhà máy thuốc lá Bình Dương phù hợp với
các nghiên cứu trước đây(3) cũng như những
triệu chứng nhiễm độc nicotin phổ biến(6,8). Điều
này cho thấy, mặc dù hơi nicotin trong không
khí và nồng độ bụi đạt tiêu chuẩn vệ sinh lao
động nhưng công nhân nhà máy thuốc lá Bình
Dương đã bị thấm nhiễm nicotin nghề nghiệp.
Do vậy, cần có những giải pháp để cải thiện điều
kiện làm việc tại nhà máy. Trước mắt nhà máy
cần tổ chức khám phát hiện bệnh nhiễm độc
nicotin cho người lao động.
ĐỀ XUẤT
Nhà máy cần lắp đặt hệ thống hút (có gắn
thêm bộ phận than hoạt tính hấp thụ khí độc) tại
các công đoạn phát sinh bụi thuốc lá, hơi nicotin
nhằm hạn chế phát tán bụi thuốc lá và hơi
nicotin ra khu vực xung quanh. Trang bị đầy đủ,
đúng chủng loại bảo hộ lao động cá nhân phù
hợp theo từng vị trí làm việc. Trong đó, phải
trang bị khẩu trang than hoạt tính chống bụi,
bao tay cao su, trang bị áo tay dài cho người lao
động. Tổ chức đo kiểm môi trường lao động
hằng năm. Đồng thời, xây dựng đầy đủ buồng
tắm bảo đảm toàn bộ người lao động có thể sử
dụng khi hết ca làm việc nhằm phòng ngừa
thấm nhiễm nicotin (đường da niêm). Trước mắt
cần tổ chức khám phát hiện bệnh nhiễm độc
nicotin nghề nghiệp cho toàn bộ công nhân nhà
máy, đồng thời tổ chức khám điếc nghề nghiệp
cho công nhân làm việc tại xưởng vấn điếu,
xưởng sợi.
Bộ y tế cần đánh giá lại quy trình đánh giá vi
khí hậu trong nhà xưởng và có những hướng
dẫn điều chỉnh thích hợp.
7 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 29/01/2022 | Lượt xem: 219 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nguy cơ bệnh nghề nghiệp cho công nhân nhà máy thuốc lá Bình Dương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 277
NGUY CƠ BỆNH NGHỀ NGHIỆP CHO CÔNG NHÂN
NHÀ MÁY THUỐC LÁ BÌNH DƯƠNG
Huỳnh Thanh Hà*, Nguyễn Văn Chinh**, Nguyễn Đỗ Nguyên***, Trịnh Hồng Lân****
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Điều kiện làm việc là cơ sở để đánh giá tiếp xúc với các yếu tố gây bệnh nghề nghiệp. Tuy vậy
thì điều này còn chưa được thực hiện tại nhà máy thuốc lá Bình Dương.
Mục tiêu: Mô tả điều kiện làm việc và những triệu chứng bệnh tật phổ biến ở công nhân nhà máy thuốc lá.
Phương pháp nghiên cứu: Đo kiểm môi trường lao động, kết hợp với phỏng vấn toàn bộ công nhân nhà
máy thuốc lá Bình Dương về những triệu chứng bệnh tật phổ biến.
Kết quả: Vi khí hậu trong nhà xưởng phụ thuộc khí hậu ngoài trời, cường độ chiếu sáng tại các vị trí làm
việc đạt tiêu chuẩn, cường độ tiếng ồn trên 80dBA tập trung tại xưởng sợi, xưởng vấn điếu, nồng độ nicotin
trong không khí và bụi thuốc lá đạt tiêu chuẩn vệ sinh lao động. Nhà máy chưa áp dụng các biện pháp xử lý hơi
nicotin, bụi thuốc lá, chưa trang bị nhà tắm cho người lao động. Người lao động không được trang bị bảo hộ lao
động đúng cách. Khoảng 50% người lao động có triệu chứng nhức đầu, 40% có triệu chứng họng bị rát hoặc khô,
39% khạc đờm, 34% có triệu chứng ở mắt, 34 % ho, 30% thấy suy giảm trí nhớ, 30% cảm thấy chảy mũi hoặc
nghẹt mũi, đồng thời các triệu chứng như tức ngực, khó thở cũng chiếm tỷ lệ khá cao trên 20%.
Kết luận: Công nhân có nguy cơ thấm nhiễm nicotin nghề nghiệp cũng như nguy cơ điếc nghề nghiệp tại
xưởng vấn điếu, xưởng sợi. Những triệu chứng về đường hô hấp, mắt, tai mũi họng xuất hiện với tỷ lệ khá cao ở
công nhân nhà máy thuốc lá.
Từ khóa: Môi trường lao động, nicotin, vi khí hậu, tiếng ồn, triệu chứng bệnh tật.
ABSTRACT
RISK OF OCCUPATINOAL DISEASES FACING WORKERS
AT BINH DUONG TOBACCO FACTORY
Huynh Thanh Ha, Nguyen Van Chinh, Nguyen Do Nguyen, Trinh Hong Lan
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 ‐ Supplement of No 6‐ 2014: 277 ‐ 283
Background: Working condition is a criterion to evaluate exposure to factors causing occupational diseases.
However, the control over the working environment is not properly exercised at Binh Duong Tobacco Factory.
Objectives: To investigate working conditionsandcommonsymptoms ofdiseasesin tobacco factory
workers.
Methods: Checking working environment combined with interviewing workers about popular symptoms.
Result: Microclimate depends on outdoor climate; lighting intensity at the workplace reaches standards;
noise intensity is over 80dBA concentrating on fiber workshops, cigarette‐rolling workshops; the concentrations of
nicotine and tobacco dust reach standard occupational health standards. The employer has not taken approaches to
treatment of nicotine and tobacco dust. Bathrooms for workers are not provided. Workers are not equipped with
proper labor protection. About 50% of the workers experienced headache; 40% had symptoms of sore or dry
throat; sputum was observed in 39%; 34% had ocular symptoms; 34% experienced coughing; 30% underwent
memory impairment; 30% felt runny or stuffy nose; symptoms such as chest pain, shortness of breath accounted
* Sở Y tế Bình Dương **Trung tâm sức khỏe lao động môi trường tỉnh Bình Dương
***Đại học y dược TP. Hồ Chí Minh ****Viện Y tế công cộng TP. Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: BS. Huỳnh Thanh Hà ĐT: 0913660861 Email:vanchinhcc@yahoo.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 278
for a high proportion of over 20%.
Conclusion: Workers are at risk ofoccupationalnicotineas well asthe risk ofoccupationaldeafnessincigarette
rollingfactories, fiberfactories. The symptomsofrespiratory system, eyes, ears, nose and throat appeared in a
highproportionof workersinthe tobacco factory.
Key words: working environment, nicotine, microclimate, noise, and symptom.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Điều kiện làm việc tại nhà máy thuốc lá tồn
tại nhiều nguy cơ gây bệnh vì quá trình sản
xuất thuốc lá thành phẩm sản sinh hơi nicotin,
bụi thuốc lá chứa nicotin, đó là mối nguy đầu
tiên cho sức khỏe. Không những vậy, bụi
thuốc lá còn chứa đựng không ít độc tố, thuốc
trừ sâu, nấm mốc, vi khuẩn, nhựa và tinh dầu,
acid hữu cơngoài ra tiếng ồn cao, nóng ẩm
cũng là yếu tố xuất hiện thường xuyên tại nhà
máy thuốc lá(7,9,11,13).
Tại Việt Nam, các nghiên cứu, báo cáo về
điều kiện làm việc và sức khỏe công nhân nhà
máy thuốc lá chủ yếu ở thế kỷ XX. Tuy vậy, kết
quả giám sát hằng năm của Trung tâm Bảo Vệ
Sức Khỏe Lao Động Bình Dương tại nhà máy
thuốc lá Bình Dương cho thấy nhà máy thuốc lá
chỉ thực hiện công tác khám sức khỏe định kỳ
cho công nhân. Mặc dù, điều kiện làm việc tại
nhà máy thuốc lá có khả năng gây bệnh nghề
nghiệp (điếc nghề nghiệp, thấm nhiễm nicotin
nghề nghiệp). Mặt khác, điều kiện để thực hiện
khám bệnh nghề nghiệp là phải thu thập những
chứng cứ về yếu tố tiếp xúc, các triệu chứng lâm
sàng, các xét nghiệm cận lâm sàng(2). Do vậy,
nghiên cứu được tiến hành để đánh giá sự hiện
diện những yếu tố gây bệnh nghề nghiệp cho
công nhân nhà máy thuốc lá Bình Dương. Kết
quả nghiên cứu sẽ là cơ sở để nhà máy, các cơ
quan chức năng cải thiện điều kiện làm việc,
thực hiện khám phát hiện bệnh nghề nghiệp cho
công nhân.
Mục tiêu nghiên cứu
Mô tả điều kiện làm việc và những triệu
chứng bệnh tật phổ biến ở công nhân nhà máy
thuốc lá.
ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Cắt ngang mô tả.
Phương pháp thu thập và phân tích số liệu
Đánh giá các điều kiện làm việc tại các phân
xưởng theo thường quy của viện Y học lao động,
đồng thời phỏng vấn toàn bộ công nhân nhà
máy (179 người) về những triệu chứng mạn tính
như hô hấp, tiêu hóa, thần kinh Các dữ liệu
được xử lý trên phần mềm Stata 10.0.
KẾT QUẢ
Điều kiện làm việc tại nhà máy thuốc lá Bình Dương
Bảng 1: Vi khí hậu tại các khu vực làm việc theo từng thời điểm
Xưởng làm
việc
Vi khí hậu
(Đạt chuẩn khi nhiệt độ ≤ 32oC, ẩm độ ≤ 80%, tốc độ gió từ 0,2-1,5 m/s)
9 giờ 11 giờ 13 giờ 15 giờ
Nhiệt độ– Độ ẩm – Tốc độ gió (m/s)*
T N T N T N T N
Vấn điếu 1 31,30C - 68,2%
(0,6-0,9)
31,80C -
65,3%
(0,7-0,9)
32,30C - 60,1%
(0,3-0,5)
33,60C -
55,5%
(0,3-0,6)
360C 1- 50,1%
(0,2-0,4)
34,80C -
50,3%
(0,2-0,7)
35,30C -
60,1%
(0,2-0,5)
33,20C -
52,3%
(0,4-0,6)
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 279
Xưởng làm
việc
Vi khí hậu
(Đạt chuẩn khi nhiệt độ ≤ 32oC, ẩm độ ≤ 80%, tốc độ gió từ 0,2-1,5 m/s)
9 giờ 11 giờ 13 giờ 15 giờ
Nhiệt độ– Độ ẩm – Tốc độ gió (m/s)*
T N T N T N T N
Vấn điếu 2 31,40C -63,7%
(0,2-0,4)
32,40C -60,5%
(0,2-0,4)
36,20C -50,5%
(0,2-0,4)
35,40C -
60,5%
(0,2-0,4)
Đầu lọc 31,40C -66,4%
(0,2-0,4)
32,40C -60,4%
(0,2-0,4)
36,30C -50,4%
(0,2-0,4)
35,40C -
60,4%
(0,2-0,4)
Sợi 32,50C -63,2%
(0,2-0,3)
34,50C -56,2%
(0,2-0,4)
36,50C -48,2%
(0,2-0,3)
35,50C -
56,2%
(0,2-0,4)
Kho
thành phẩm
32,50C -63,2%
(0,2-0,3)
34,60C -56,2%
(0,1-0,2)
35,60C -53,2%
(0,1-0,3)
33,50C -
60,2%
(0,1-0,2)
Kho
nguyên liệu
31,50C -64,2%
(0,2-0,3)
33,60C -58,3%
(0,2-0,3)
34,90C -57,2%
(0,2-0,3)
33,30C -
61,2%
(0,2-0,3)
Văn phòng 28,00C -49,0%
(0,2-0,3)
28,10C -48,7%
(0,2-0,3)
28,10C -46,7%
(0,2-0,3)
28,10C -
47,7%
(0,2-0,3)
T: trong nhà xưởng, N: bên ngoài nhà xưởng. * Tốc độ gió (m/s): được trình bày theo giá trị tối thiểu‐tối đa
Nhiệt độ trong nhà xưởng tăng theo từng
thời điểm buổi sáng và giảm dần vào buổi chiều
đồng thời cao hơn nhiệt độ ngoài trời (riêng văn
phòng nhà máy nhiệt độ hầu như không thay
đổi trong ngày). Ẩm độ và tốc độ gió trong nhà
xưởng thấp hơn ẩm độ ngoài trời. Thông gió
trong nhà xưởng đạt tiêu chuẩn, nhưng nhiệt độ
trong nhà xưởng không đạt tiêu chuẩn vệ sinh
lao động 3733/QĐ‐BYT.
Bảng 2: Ánh sáng – Tiếng ồn tại các khu vực làm
việc nhà máy thuốc lá
Vị trí làm việc Ánh sáng (lux) Tiếng ồn (dBA) Đạt Không đạt Đạt Không đạt
Xưởng vấn điếu 1 245 88-89
Xưởng vấn điếu 2 232 81-82
Xưởng đầu lọc 172 83-84
Xưởng sợi 210 82-83
Kho thành phẩm 165 65-66
Kho nguyên liệu 155 64-65
Văn phòng 192 54-55
Cường độ chiếu sáng tại các khu vực sản
xuất từ 155‐245 lux. Trong đó cường độ tiếng ồn
cao trên 80 dB tập trung chủ yếu tại các xưởng
sản xuất (xưởng sợi, xưởng đầu lọc, xưởng vấn
điếu 1, xưởng vấn điếu 2), các vị trí lao động
khác có cường độ tiếng ồn dưới 65 dB.
Nồng độ bụi thuốc lá, hơi nicotin tại các vị trí
lao động tại nhà máy thuốc lá Bình Dương thấp
hơn tiêu chuẩn vệ sinh lao động 3733/ QĐ‐BYT,
trong đó nồng độ bụi thuốc lá cao hơn ở xưởng
sợi (1,36 mg/m3), xưởng vấn điếu 1 (1,31 mg/m3).
Tương tự nồng độ hơi nicotin tập trung cao ở
xưởng sợi (0,48 mg/m3), kho thành phẩm (0,16
mg/m3), xưởng vấn điếu 1 (0,154 mg/m3) và
xưởng vấn điếu 2 (0,125 mg/m3).
Nhà máy chưa trang bị một hệ thống xử lý
bụi thuốc lá cũng như hơi nicotin phát sinh
trong quá trình sản xuất. Hệ thống chống nóng
trong nhà xưởng chủ yếu là cách nhiệt và trang
bị quạt tại chỗ. Riêng xưởng sợi chỉ trang bị quả
cầu gió, quạt tại chỗ và lợi dụng thông gió tự
nhiên để xử lý nhiệt trong nhà xưởng.
Người lao động được trang bị nhà vệ sinh,
vòi nước rửa tay. Tuy nhiên chưa trang bị nhà
tắm cho người lao động.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 280
Người lao động làm việc tại đây với tuổi
nghề khá cao (từ 10 năm trở lên chiếm 64%). Tuy
vậy, về việc sử dụng bảo hộ lao động thì chỉ có
39% người lao động làm việc tại các xưởng sản
xuất mang khẩu trang vải, họ mang áo tay ngắn
(100%) nhưng hầu hết người lao động không
mang bao tay khi làm việc. Do đó, không có
người lao động nào sử dụng bảo hộ lao động
đúng cách. Một trăm phần trăm người lao động
rửa tay sau mỗi ca làm việc nhưng không người
lao động nào tắm sau ca làm việc buổi trưa. Đa
số người lao động (79%) làm việc từ 15
ngày/tháng trở lên.
Hình 1: Hơi nicotine và nồng độ bụi thuốc lá phân bố theo vị trí làm việc
Bảng 3: Các giải pháp xử lí yếu tố nguy hại
Các giải pháp xử lý yếu tố nguy hại Xưởng 1 Xưởng 2 Xưởng đầu lọc Xưởng sợi Văn phòng
Xử lý nhiệt Thông gió tự nhiên Có Có Có Có
Thông gió chủ động Có
Quạt tại chỗ Có Có Có Có
Cách nhiệt Có Có Có Có
Hệ thống cấp lạnh Có Có
Quả cầu gió Có
Xử lý khí độc Hút hơi khí độc
Xử lý bụi Hút bụi
Bảng 4: Các công trình vệ sinh phục vụ người lao
động trực tiếp sản xuất
Công trình
vệ sinh Số lượng
Số công nhân
trong ca
Tỉ số công trình
vệ sinh/ người
Nhà tắm 0 145 0/145
Nhà vệ sinh 14 145 14/145
Vòi nước
rửa tay 20 145 20/145
Bảng 5: Tình trạng lao động của đối tượng nghiên
cứu (n=174)
Tình trạng lao động n (%)
Thâm niên công tác ≥ 10 năm 111(64)
Sử dụng bảo hộ
lao động*
Mang khẩu trang vải 57(39)
Mang găng tay vải 2(1)
Mang áo vải tay ngắn 145(100)
Sử dụng bảo hộ lao động đúng cách* 0(0)
Rửa tay sau mỗi ca làm việc* 145(100)
Tắm rửa sau ca trưa* 0(0)
Làm việc ≥15 ngày/tháng 137(79)
*Cỡ mẫu =145
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 281
Những triệu chứng bệnh tật phổ biến trên
người lao động nhà máy thuốc lá
Bảng 6: Triệu chứng bệnh tật phổ biến ở công
nhân nhà máy thuốc lá (n=174)
Triệu chứng Tỷ lệ (%)
Nhức đầu 47
Họng rát, khôg 40
Khạc đờm 39
Ho 34
Mắt ngứa, đỏ, chảy nước mắt, khó chịu 34
Chảy nước mũi, nghẹt mũi 30
Trí nhớ suy giảm 30
Khó thở 24
Tức ngực 21
Thở khò khè 14
Triệu chứng khác 10
Những triệu chứng về đường hô hấp, mắt,
tai mũi họng xuất hiện với tỷ lệ khá cao ở công
nhân nhà máy thuốc lá. Trong đó, khoảng 50%
người lao động có triệu chứng nhức đầu, 40%
có triệu chứng họng bị rát hoặc khô, 39% khạc
đờm, 34% có triệu chứng ở mắt, 34 % ho, 30%
thấy suy giảm trí nhớ, 30% cảm thấy chảy mũi
hoặc nghẹt mũi, đồng thời các triệu chứng như
tức ngực, khó thở cũng chiếm tỷ lệ khá cao
trên 20%.
BÀN LUẬN
Các nghiên cứu cho thấy, mặc dù nồng độ
nicotin trong không khí và bụi thuốc lá trong
nhà máy thuốc lá đạt tiêu chuẩn nhưng công
nhân vẫn bị thấm nhiễm(4,5). Do vậy, khả năng
công nhân nhà máy thuốc lá Bình Dương bị
thấm nhiễm nicotin khá cao. Đồng thời, các yếu
tố vật lý như thiếu ánh sáng, cường độ tiếng ồn
vượt tiêu chuẩn vệ sinh lao động là những yếu
tố có thể thường xuyên xuất hiện trong môi
trường làm việc. Đây là những yếu tố có thể xuất
hiện ở bất kỳ một nhà xưởng sản xuất nào(4,5,10).
Hiện tại, theo quy định của Viện y học lao động
môi trường (cũng là quy định chung của ngành
y tế) thì việc đánh giá vi khí hậu trong môi
trường làm việc phải đánh giá đồng thời vi khí
hậu ngoài trời (đo dưới bóng râm của mái nhà
xưởng) và dùng để đánh giá độc lập mức độ
thông thoáng, chống nóng trong nhà xưởng. Tuy
nhiên, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy việc
hướng dẫn đánh giá chỉ tiêu vi khí hậu trong
quyết định 3733/ QĐ‐BYT, TCVN 5508: 2009
chưa rõ ràng. Nếu lấy tiêu chuẩn theo một con
số cứng nhắc như những đơn vị chức năng đang
thực hiện (đạt khí nhiệt độ là từ 32oC trở xuống,
ẩm độ là từ 80% trở xuống, tốc độ gió trong
khoảng 0,2‐1,5 m/s)(1) mà chưa quan tâm tới thời
gian đo kiểm và vi khí hậu ngoài trời để đánh
giá vi khí hậu trong nhà xưởng sẽ là một đánh
giá sai lệch.
Đặc điểm người lao động nhà máy thuốc lá
Bình Dương không khác biệt nhiều với các
nghiên cứu về người lao động tại các nhà máy xí
nghiệp tại Việt Nam, đó là một lực lượng lao
động có trình độ học vấn thấp chưa qua đào tạo
nghề. Một điều kiện lao động có nhiều mối nguy
đến sức khỏe nhưng đại đa số người lao động lại
gắn bó với nhà máy khá lâu có thể do nhà máy
thuốc lá Bình Dương là một doanh nghiệp nhà
nước, lại hoạt động lâu năm nên mức độ gắn bó
với những doanh nghiệp nhà nước của người
lao động cũng cao hơn những loại hình doanh
nghiệp khác. Có thể họ gắn bó phần đông là do
chế độ tiền lương ổn định hơn là quan tâm đến
điều kiện làm việc không an toàn. Mặc dù điều
kiện làm việc tại nhà máy thuốc lá cần phải được
trang bị những bảo hộ lao động chuyên dụng
(khẩu trang than hoạt tính chống bụi, găng tay
cao su, áo bảo hộ)(12) nhưng bảo hộ lao động
công nhân sử dụng chỉ là khẩu trang vải (chỉ
39% sử dụng) và quần áo tay ngắn thì không có
khả năng phòng ngừa hơi nicotin, bụi thuốc lá
thâm nhập vào cơ thể. Tương tự, thì hầu hết
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 282
người lao động không mang bao tay đúng cách
(chỉ 1% mang bao tay vải tập trung chủ yếu tại
khâu cắt, vác thuốc lá nguyên liệu thuộc xưởng
sợi), họ chưa có thói quen tắm sau mỗi ca làm
việc. Điều này có thể bắt nguồn từ nhà máy chưa
tạo điều kiện tốt nhất để người lao động thực thi
những biện pháp giảm tác hại từ môi trường làm
việc (chưa trang bị nhà tắm, trang bị bảo hộ lao
động chưa đầy đủ và đúng quy cách). Việc này
đã tồn tại từ nhiều năm trước đây và cần phải
được thay đổi để có thể bảo vệ người lao động
khỏi thấm nhiễm nicotin.
Các triệu chứng bệnh tật phổ biến ở công
nhân nhà máy thuốc lá Bình Dương phù hợp với
các nghiên cứu trước đây(3) cũng như những
triệu chứng nhiễm độc nicotin phổ biến(6,8). Điều
này cho thấy, mặc dù hơi nicotin trong không
khí và nồng độ bụi đạt tiêu chuẩn vệ sinh lao
động nhưng công nhân nhà máy thuốc lá Bình
Dương đã bị thấm nhiễm nicotin nghề nghiệp.
Do vậy, cần có những giải pháp để cải thiện điều
kiện làm việc tại nhà máy. Trước mắt nhà máy
cần tổ chức khám phát hiện bệnh nhiễm độc
nicotin cho người lao động.
ĐỀ XUẤT
Nhà máy cần lắp đặt hệ thống hút (có gắn
thêm bộ phận than hoạt tính hấp thụ khí độc) tại
các công đoạn phát sinh bụi thuốc lá, hơi nicotin
nhằm hạn chế phát tán bụi thuốc lá và hơi
nicotin ra khu vực xung quanh. Trang bị đầy đủ,
đúng chủng loại bảo hộ lao động cá nhân phù
hợp theo từng vị trí làm việc. Trong đó, phải
trang bị khẩu trang than hoạt tính chống bụi,
bao tay cao su, trang bị áo tay dài cho người lao
động. Tổ chức đo kiểm môi trường lao động
hằng năm. Đồng thời, xây dựng đầy đủ buồng
tắm bảo đảm toàn bộ người lao động có thể sử
dụng khi hết ca làm việc nhằm phòng ngừa
thấm nhiễm nicotin (đường da niêm). Trước mắt
cần tổ chức khám phát hiện bệnh nhiễm độc
nicotin nghề nghiệp cho toàn bộ công nhân nhà
máy, đồng thời tổ chức khám điếc nghề nghiệp
cho công nhân làm việc tại xưởng vấn điếu,
xưởng sợi.
Bộ y tế cần đánh giá lại quy trình đánh giá vi
khí hậu trong nhà xưởng và có những hướng
dẫn điều chỉnh thích hợp.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Y Tế (2002). Quyết định về việc ban hành 21 tiêu chuẩn vệ
sinh lao động, 5 nguyên tắc và 7 thông số vệ sinh lao động.Tr.
12‐14.
2. Bộ Y Tế (2006). Thông tư của Bộ Y tế số 12/2006/TT‐BYT ngày
10 tháng 11 năm 2006 về hướng dẫn khám bệnh nghề nghiệp.
Tr. 2‐4.
3. Ghosh T, Barman S (2007). Respiratory problems of workers
in the zarda industry in Kolkata, India. International Journal
of occupational safety and ergonomics. 13 (1) 91‐96.
4. Hoàng Văn Bính (1996). Đánh giá môi trường lao động và sức
khỏe công nhân nhà máy thuốc lá Sài Gòn trong 10 năm qua
(1985 – 1995). Hội nghị khoa học kỹ thuật Vệ sinh Y tế Công
cộng. 1‐10.
5. Hoàng Văn Bính (2000), Đánh giá hiệu quả dự phòng của tiêu
chuẩn vệ sinh về Nicotin và bụi thuốc lá trong tiếp xúc của
công nhân công nghiệp thuốc lá qua 15 năm nghiên cứu
(1985‐1999). Y học thành phố Hồ Chí Minh. 4 (1) 46‐52.
6. Hoàng Văn Bính (2005). Độc chất học công nghiệp và dự
phòng nhiễm độc. Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật. Hà
Nội. 433‐441.
7. Kasuba VM (2005) Chromosome damage in wokers in
cigarette manufacturing industry, Epidemiol 29 (5‐6), 217‐7.
8. Lê Trung (2002), Bệnh nhiễm độc nghề nghiệp, Nhà xuất bản
y học. Hà Nội. Tr. 669‐679.
9. Mustaibegovic J, Zuskin E, Schachter N (2003). Occupational
and environmental lung. Chest Journal. 123. 1740‐1748.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 283
10. Nguyễn Bích Hà, Nguyễn Thị Thùy (2012). Tình trạng sức
khỏe của người lao động công ty thuốc lá Sài Gòn. Y học
Thành phố Hồ Chí Minh. 3 (16) 281‐290.
11. Parducci DA, Puccetti M (2006). Mortality among workers in
a cigarette factory in Lucca (Tuscany). Journal Occupational
Medicine Toxicol.7.1‐11.
12. U.S Deparment of health and human services (2010)
Occupational health guideline for nicotine. Pp. 78‐98.
13. Zuskin E, Mustaibegovic J, Schachter N, Kanceljak B (2004).
Immonological and respiratory changes in tobaco workers.
American journal of industry medicine. 45 (1)76‐83.
Ngày nhận bài báo: 12/5/2014
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 14/6/2014
Ngày bài báo được đăng: 14/11/2014
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nguy_co_benh_nghe_nghiep_cho_cong_nhan_nha_may_thuoc_la_binh.pdf