Nguy cơ sâu răng của trẻ 9-10 tuổi có sâu răng cao tại quận Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh

Tình trạng sâu răng của học sinh Tỷ lệ sâu răng rất cao, 86,4%, smt-r và SMTR lần lượt là 3,08±2,6 và 0,97±1,31. Chỉ số SiC là 7,71. Có sự chênh lệch rất lớn giữa SiC và SMTR, smt-r, cho thấy sự phân cực về tình trạng sâu răng giữa các cá thể trong cộng đồng (tỷ lệ % sâu răng thấp là 18,34%, tỷ lệ % sâu răng cao là 26,92%). So sánh đặc điểm nước bọt giữa hai nhóm học sinh sâu răng thấp và sâu răng cao - Trung bình pH nước bọt không kích thích và pH nước bọt kích thích. Đa số pH nước bọt không kích thích lẫn nước bọt kích thích của mẫu nghiên cứu đều >6,8, chỉ có 7,2% (11 trẻ) có pH<6. Trung bình pH nước bọt không kích thích ở nhóm sâu răng thấp là 7,31±0,476, cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm sâu răng cao là 6,86± 0,65; tương tự, pH nước bọt có kích thích ở nhóm sâu răng thấp là 7,62±0,337, nhóm sâu răng cao là 7,21±0,609. - Trung bình lưu lương nước bọt kích thích Trung bình lưu lượng nước bọt kích thích của nhóm sâu răng thấp và sâu răng cao là 1,07 ± 0,45 và 0,94 ± 0,42. Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. - Phân tích hồi quy chung về ảnh hưởng của các yếu tố nước bọt lên tình trạng sâu răng cao của học sinh 9-10 tuổi. Trong nghiên cứu này, yếu tố pH nước bọt không kích thích thấp, trung bình và yếu tố lưu lượng nước bọt thấp là 2 yếu tố nguy cơ có liên quan đến tình trạng sâu răng nhiều nhất. Học sinh có pH nước bọt không kích thích thấp và trung bình (pH<6,8) có nguy cơ sâu răng cao cao gấp 3,83 lần so với trẻ có pH nước bọt cao (p<0,05). Học sinh có lưu lượng nước bọt thấp (<0,7ml/phút) có nguy cơ sâu răng cao cao gấp 3,45 lần so với trẻ có lưu lượng nước bọt trung bình và cao (p<0,05).

pdf9 trang | Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 180 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nguy cơ sâu răng của trẻ 9-10 tuổi có sâu răng cao tại quận Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011 Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 146 NGUY CƠ SÂU RĂNG CỦA TRẺ 9-10 TUỔI CÓ SÂU RĂNG CAO TẠI QUẬN BÌNH CHÁNH, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Nguyễn Thị Ngọc Diệp*, Ngô Thị Quỳnh Lan** TÓM TẮT Việc khảo sát ảnh hưởng của nước bọt lên sự phân cực sâu răng ở trẻ em tại Việt Nam vẫn còn khá hiếm. Mục tiêu: So sánh đặc điểm yếu tố nước bọt giữa 2 nhóm học sinh 9-10 tuổi sâu răng thấp và sâu răng cao tại Bình Chánh. Phương pháp nghiên cứu: Chọn mẫu thuận tiện gồm toàn bộ 338 học sinh 9, 10 tuổi tại trường Nguyễn Văn Trân để đánh giá tình trạng sâu răng, sau đó lọc ra 153 học sinh vào hai nhóm (nhóm SR thấp: 62 học sinh có SMT-R=0 hoặc smt-r ≤1; Nhóm SR cao có 91 học sinh có SMT-R và smt-r ≥SiC). Ghi nhận tình trạng xoang sâu (theo tiêu chí của WHO, 1997); thu thập nước bọt của học sinh ở cả 2 nhóm SR thấp và SR cao, sử dụng bộ Saliva check -GC Nhật Bản để đo lường các đặc điểm gồm: lưu lượng nước bọt không kích thích và kích thích; pH, khả năng đệm và độ nhớt nước bọt. Kết quả: Tỷ lệ sâu răng rất cao, 86,4%, smt-r và SMT-R lần lượt là 3,08±2,6 và 0,97±1,31. Chỉ số SiC là 7,71; Trung bình pH nước bọt không kích thích ở nhóm sâu răng thấp là 7,31±0,476, cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm sâu răng cao là 6,86± 0,65; tương tự, pH nước bọt có kích thích ở nhóm sâu răng thấp là 7,62±0,337, nhóm sâu răng cao là 7,21±0,609; Trung bình lưu lượng nước bọt kích thích của nhóm sâu răng thấp và sâu răng cao là 1,07±0,45 và 0,94± 0,42 (p>0,05). Kết luận: yếu tố pH nước bọt không kích thích thấp, trung bình và yếu tố lưu lượng nước bọt thấp là 2 yếu tố nguy cơ có liên quan đến tình trạng sâu răng nhiều nhất. Từ khóa: nguy cơ sâu răng, yếu tố nước bọt. ABSTRACT RISK FACTORS ASSOCIATED WITH SEVERE CARIES AMONG 9-10 YEARS-OLD CHILDREN IN BINH CHANH DISTRICT, HCMC Nguyen Thi Ngoc Diep, Ngo Thi Quynh Lan * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 2 - 2011: 146 - 154 There have been but few investigations into the role of saliva in the different categories of caries-bearing among Vietnamese children. Objectives: the aim of this study was to compare saliva factor in 2 groups of 9-10 years-old school children with low and high prevalence of caries in Binh Chanh. Materials and method: a convenient population of 338 children aged 9-10 was selected from Nguyen Van Tran primary school to evaluate dental caries, among which 153 children were divided into 2 groups (low caries: 62 children with DMF-T=0 or dmf-t≤1, high caries: 91 children with DMF-T and dmf-t≥SiC). Caries were recorded according to WHO 1997 and saliva was collected with Saliva check by GC, Japan to evaluate non- stimulated and stimulated saliva flow, pH, buffering capacity and viscosity. Results: very high caries were observed in 86,4% with dmf-t and DMF-T at 3.08±2.6 and 0.97±1.31 * Bệnh Viện RHM TW tại TP HCM, ** Khoa RHM, Đại Học Y dược TP HCM Tác giả liên lạc: PGS.TS. Ngô Thị Quỳnh Lan, ĐT: 0903125864, Email: ngothiquynhlan@yahoo.com Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 147 respectively. SiC was 7.71 pH of non-stimulated saliva in low caries group was 7.31±0.476, which was significantly higher than in high caries group at 6.86± 0.65; pH of stimulated saliva was 7.62±0.337 in low caries group at 7.21±0.609 in high caries group. Stimulated saliva flow was 1.07±0.45 in low caries group and 0.94± 0.42 (p>0.05) in high caries group. Conclusions: low and average pH of non-stimulated saliva as well as low saliva flow were 2 risk factors of caries. Keywords: caries risk, saliva factor. ĐẶT VẤN ĐỀ Bệnh sâu răng được ghi nhận là một trong những bệnh phổ biến trên thế giới, nhất là khu vực Châu Á và Mỹ La Tinh. Liên đoàn Nha khoa quốc tế (FDI) cũng cảnh báo nước ta là một trong những nước có tỷ lệ trẻ em mắc bệnh sâu răng cao nhất trên thế giới hiện nay. Trong các yếu tố sinh học, nước bọt đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe răng miệng, sự thay đổi một hoặc vài yếu tố nước bọt có thể làm xáo trộn cân bằng môi trường miệng, ảnh hưởng đến khả năng khởi phát sang thương sâu răng, sự trầm trọng cũng như khả năng lành thương sâu răng (chỉ trong giai đoạn chưa thành lổ sâu) trong cơ chế mất khoáng và tái khoáng. Khảo sát vai trò nước bọt trong mối liên quan với bệnh sâu răng khá phổ biến ở nhiều nghiên cứu trên thế giới cũng như tại Việt Nam trong những năm gần đây (Jentsch và cs, 2003; Cao Hữu Tiến, 2002; Lê Võ Yến Nhi 2006; Nguyễn Bạch Dương, 2007; Ngô Uyên Châu, 2006; Trần Thị Bích Vân, 2008)(3,10,14,15,18). Đa số các nghiên cứu ở Việt Nam thiên về hướng xét các tính chất nước bọt cùng với tình trạng sâu răng của trẻ, sau đó tìm xem yếu tố nước bọt nào là yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến sâu răng. Tuy nhiên, việc khảo sát ảnh hưởng của yếu tố sinh học này lên sự phân cực sâu răng trong cộng đồng, đặc biệt ở trẻ em vẫn còn khá hiếm. Vì vậy nghiên cứu được thực hiện trên nhóm học sinh 9-10 tuổi trường tiểu học Nguyễn Văn Trân, huyện Bình Chánh TPHCM, với mục tiêu tổng quát: So sánh đặc điểm yếu tố nước bọt (pH nước bọt không kích thích, độ nhớt nớc bọt không kích thích, pH nước bọt kích thích, khả năng đệm nước bọt, độ nhớt nước bọt, lưu lượng nước bọt kích thích) giữa 2 nhóm học sinh 9-10 tuổi sâu răng thấp và sâu răng cao tại trường này. Mục tiêu cụ thể - Mô tả tỉ lệ và mức độ trầm trọng sâu răng của học sinh 9-10 tuổi tại trường. - So sánh đặc điểm yếu tố nước bọt (pH nước bọt không kích thích, độ nhớt nước bọt không kích thích, pH nước bọt kích thích, pH mảng bám, khả năng đệm nước bọt, độ nhớt nước bọt, lưu lượng nước bọt kích thích) giữa 2 nhóm học sinh 9-10 tuổi sâu răng thấp và sâu răng cao tại trường - Xác định mối liên quan của yếu tố nước bọt nêu trên với tình trạng sâu răng cao của học sinh 9-10 tuổi tại trường. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Nghiên cứu được thực hiện tại Trường tiểu học Nguyễn Văn Trân, huyện Bình Chánh, Tp.HCM với thiết kế cắt ngang mô tả. Đối tượng nghiên cứu Học sinh 9-10 tuổi đang học tại trường tiểu học Nguyễn Văn Trân. Đối với nghiên cứu điều tra mẫu gồm toàn bộ 338 học sinh 9, 10 tuổi; Cỡ mẫu trong giai đoạn phân tích gồm 153 học sinh đáp ứng tiêu chí chọn vào hai nhóm (62 học sinh sâu răng thấp có SMT-R=0 hoặc smt-r ≤ 1; 91 học sinh sâu răng cao có SMT-R và smt-r ≥ SiC). Quy trình nghiên cứu Bước 1: khám lâm sàng tình trạng sâu răng của 338 học sinh 9-10 tuổi trong mẫu nghiên cứu theo tiêu chí WHO (1997), ngay tại trường học. Bước 2: sàng lọc cá thể nghiên cứu vào 2 nhóm sâu răng thấp và sâu răng cao (SMT- Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011 Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 148 R≥SiC). Loại bỏ ra khỏi mẫu các cá thể có sâu răng thấp và trung bình (1≤ SMT-R< SiC). Bước 3: thu thập nước bọt của học sinh ở cả 2 nhóm, sử dụng bộ Saliva check -GC Nhật Bản để đo lường các đặc điểm gồm: lưu lượng nước bọt không kích thích và kích thích; pH, khả năng đệm và độ nhớt nước bọt. Bước 4: Phân tích và so sánh các đặc điểm nêu trên bằng những phương pháp thống kê thích hợp. Đánh giá tình trạng sâu răng Ghi nhận tình trạng xoang sâu (theo tiêu chí của WHO, 1997), tính: 1. Tỷ lệ % sâu răng toàn bộ: là tỷ lệ % số người hiện mắc trong cộng đồng. 2. Chỉ số sâu mất trám: là chỉ số nhằm xác định tình trạng sâu răng quá khứ và hiện tại. 3. Chỉ số SiC (chỉ số sâu răng đáng kể): là chỉ số bổ sung cho chỉ số SMT (smt), nhằm đề cập đến những cá thể có nguy cơ sâu răng cao trong quần thể (SiC là số trung bình SMT-R (smt-r) của 1/3 quần thể có SMT-R (smt-r) cao nhất). Đánh giá các đặc điểm nước bọt Độ nhớt nước bọt Độ nhớt cao: Đặc, quánh có bọt, nước bọt kéo thành sợi dài > 5cm. Độ nhớt trung bình: Nhày, không đọng lại, nước bọt kéo thành sợi ngắn < 5cm. Độ nhớt thấp: Loãng như nước, tạo lớp bóng ở sàn miệng, nước bọt không tạo thành sợi, đứt đoạn ngay khi kéo lên. Xác định pH nước bọt Đo bằng giấy chỉ thị màu, nhúng mảnh giấy chỉ thị màu vào mẫu nước bọt trong 10 giây, đối chiếu màu của giấy quỳ với bảng mẫu của nhà sản xuất. pH = 5,0-5,8: pH thấp, pH = 6,0-6,6: pH trung bình, pH = 6,8-7,8: pH cao. Lưu lượng không kích thích nước bọt nhổ ra sau 5 phút <3,5ml: lưu lượng nước bọt thấp. 3,5-5ml: lưu lượng nước bọt trung bình. >5,0ml: lưu lượng nước bọt cao. Đo khả năng đệm của nước bọt (bằng bộ Saliva check của hãng GC Nhật Bản) Theo hướng dẫn của nhà sản xuất (giấy chỉ thị màu); xếp hạng khả năng đệm của nước bọt: 0-5 điểm: khả năng đệm thấp. 6-9 điểm: khả năng đệm trung bình. 10-12 điểm: khả năng đệm cao. Dùng phần mềm SPSS 15.0 để xử lý số liệu. KẾT QUẢ - BÀN LUẬN Tình trạng sâu răng Tỷ lệ % sâu răng toàn bộ. Tỷ lệ % sâu răng của học sinh 9-10 tuổi trong mẫu nghiên cứu là 86,4%, trong đó tỷ lệ % sâu răng của học sinh 9 tuổi và 10 tuổi lần lượt là 90% và 83,1%. Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về phân bố tỷ lệ % sâu răng giữa học sinh nam và nữ ở nhóm học sinh 9 tuổi, nhóm 10 tuổi và học sinh 9-10 tuổi (p>0,05) (bảng 1). Bảng 1: Tỷ lệ % sâu răng toàn bộ. 9 tuổi 10 tuổi Chung Có SRN (%) Không SR n (%) Có SR n (%) Không SR n (%) Có SR N (%) Không SR N (%) Nam 77 (89,5%) 9 (10,5%) 87 (83,7%) 17 (16,3%) 164 (86,3%) 26 (15,7%) Nữ 67 (90,5%) 7 (9,5%) 61 (82,4%) 13 (17,6%) 128 (86,5%) 20 (13,5%) Chung 144 (90%) 16 (10%) 148 (83,1%) 30 (16,9%) 292 (86,4%) 46 (13,6%) P (nam/ nữ) 0,833 0,83 0,964 Kiểm định2. Mức độ bệnh sâu răng Mức độ bệnh sâu răng của quần thể được đánh giá qua SMT-R, smt-r và SiC. Ở nhóm 10 tuổi, sự khác biệt về trung bình SMT-R, smt-r giữa trẻ nam và nữ có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 149 Bảng 2: Trung bình sâu mất trám của mẫu nghiên cứu. 9 tuổi 10 tuổi Chung Smt-r SMT-R smt-r SMT-R smt-r SMT-R TB±ĐLC TB±ĐLC TB±ĐLC TB±ĐLC TB±ĐLC TB±ĐLC Nam 3,87±2,85 0,77±1,13 2,64±2,45 0,92±1,25 3,2±2,7 0,85±1,2 Nữ 3,95±2,68 0,86±1,24 1,91±2,12 1,38±1,55 2,93±2,62 1,12±1,42 Chung 3,91±2,76 0,81±1,18 2,34±2,34 1,11±1,4 3,08±2,6 0,97±1,31 P nam/nữ 0,867 0,605 0,033 0,039 0,384 0,066 Kiểm định t cho 2 mẫu độc lập. Kết quả SiC ở bảng 3.5 cho thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về chỉ số SiC giữa nam và nữ ở cả hệ răng sữa và răng vĩnh viễn của học sinh 9 tuổi, 10 tuổi và học sinh 9-10 tuổi (p>0,05). Ngoại trừ SiC răng sữa ở trẻ 9 tuổi và trẻ 9-10 tuổi có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê cao (p<0,05) (bảng 3). Bảng 3: SiC của mẫu nghiên cứu. SiC Nam Nữ Chung P 9 tuổi SiC sữa 7,21±2,01 5,93±1,76 6,43±1,95 0,006 SiC vĩnh viễn 2,29±1,04 2,24±1,05 2,27±1,04 0,864 SiC chung 8,1±2,26 7,85±1,97 7,97±2,1 0,639 10 tuổi SiC sữa 6,31±1,23 5,92±1,44 6,2±1,29 0,38 SiC vĩnh viễn 2,52±1,03 2,97±1,08 2,73±1,07 0,09 SiC chung 7,55±1,88 7,14±1,98 7,38±1,91 0,46 9-10 tuổi SiC sữa 6,75±1,7 5,93±1,68 6,34±1,69 0,01 SiC vĩnh viễn 2,42±1,03 2,64±1,12 2,53±1,08 0,276 SiC chung 7,83±2,08 7,57±1,99 7,71±2,05 0,506 Kiểm định t cho 2 mẫu độc lập. Điều này chứng tỏ trong cộng đồng này có ít nhất là 1/3 số cá thể có SMT-R, smt-r rất cao bên cạnh những trẻ sâu răng thấp, một sự phân cực rõ rệt về mức độ bệnh. Vì vậy giá trị SMT-R, smt-r không thể là đặc trưng của mẫu khi đánh giá về mức độ của bệnh. So sánh với các nghiên cứu khác(2,10,14,15), tỷ lệ bệnh trong nghiên cứu cao hơn rất nhiều. So sánh đặc điểm nước bọt giữa hai nhóm sâu răng thấp và sâu răng cao. So sánh trung bình pH nước bọt không kích thích, nước bọt kích thích Bảng 3: So sánh trung bình pH nước bọt giữa 2 nhóm sâu răng thấp và sâu răng cao. pH Nước bọt không kích thích Nước bọt kích thích Trung bình Độ lệch chuẩn Trung bình Độ lệch chuẩn Nhóm sâu răng thấp 7,31 0,476 7,62 0,337 Nhóm sâu răng cao 6,86 0,65 7,21 0,609 P <0,001 <0,001 Kiểm định t cho 2 mẫu độc lập. pH nước bọt là chỉ số thể hiện độ axit hay kiềm của nước bọt. Bình thường, pH tới hạn pH mà tại đó nước bọt bão hòa với apatite men răng (Dawes, 1996)(4) của hydroxyapatide là 5,5 gần bằng với pH nước bọt không kích thích, pH nước bọt không kích thích thấp hơn mức độ này có thể xảy ra sự mất khoáng. Trong nghiên cứu này, kết quả pH nước bọt không kích thích của nhóm sâu răng thấp và sâu răng là 7,31 ± 0,476; 6,86 ± 0,65. Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về trung bình pH nước bọt không kích thích giữa hai nhóm sâu răng thấp và sâu răng cao. Khi so sánh kết quả pH không kích thích với các nghiên cứu khác, nhận thấy có các kết quả khác nhau, cao hơn kết quả của Bùi Đăng Quốc Thái (2003)(2), Mohammad (2008)(13), Sanchez (2003)(17) và tương đương với Tulunoglu (2006)(19), Preethi (2010)(16). Có lẽ do nghiên cứu ở các độ tuổi khác nhau, nên cho kết quả khác nhau, nhưng nhìn chung các nghiên cứu khi so sánh giữa hai nhóm sâu răng thấp và sâu răng cao thì trung bình pH không kích thích ở nhóm sâu răng thấp luôn cao hơn nhóm sâu răng cao. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011 Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 150 Bảng 3: So sánh trung bình pH nước bọt không kích thích giữa nghiên cứu này và các nghiên cứu khác. Tác giả Địa điểm nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu Trung bình pH KKT Nhóm SR thấp Nhóm SR cao Tulunoglu (2006) Thổ Nhĩ Kì 7-10 tuổi Nữ: 7,26±0,45 Nam:7,03±0,43 Nữ: 7,18±0,2 Nam: 7,22±0,33 Preethi (2010) Ấn Độ 7-10 tuổi Nữ: 7,15±0,15 Nam: 7,28±0,34 Nữ: 7,07±0,43 Nam: 7,24±0,45 Mohammad (2008) Iran ≥43 tuổi 6,76±0,03 6,67±0,03 Sanchez (2003) Argentina 4-10 7,12±0,05 6,55±0,07 Bùi Đăng Quốc Thái (2003) Tp.HCM 6-8 tuổi 6,76±0,38 6,5±0,34 Nguyễn Thị Ngọc Diệp (2010) Huyện Bình Chánh 9-10 tuổi 7,31±0,476 6,86±0,65 Khi so sánh phân bố các mức pH nước bọt không kích thích giữa hai nhóm sâu răng thấp và sâu răng cao: tỷ lệ % học sinh có pH thấp trong nhóm sâu răng cao là 11%, cao hơn rất nhiều so với nhóm học sinh sâu răng thấp, chỉ có 1,6%. Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về sự phân bố các mức pH không kích thích giữa hai nhóm học sinh này. Kết quả này tương tự với kết quả của Gopinath, 2006(9). Kết quả này góp phần chứng minh những cá thể pH nước bọt thấp có nguy cơ sâu răng cao thể hiện tình trạng sâu răng cao. Về pH nước bọt kích thích cũng được phân thành ba mức độ thấp, trung bình và cao. Trong đó, đa số học sinh có pH cao, kế đến là nhóm có pH trung bình và thấp nhất là nhóm có pH thấp. Khi so sánh phân bố các mức pH kích thích giữa hai nhóm sâu răng và sâu răng thấp, nhận thấy tỷ lệ % học sinh có pH thấp và trung bình ở hai nhóm tương ứng là 27,5% và 4,8%. Nghĩa là ở nhóm sâu răng cao, có tỷ lệ % học sinh có pH thấp (nguy cơ sâu răng cao) thì nhiều hơn nhóm sâu răng thấp. So sánh trung bình lưu lượng nước bọt kích thích giữa hai nhóm sâu răng thấp và sâu răng cao Kết quả cho thấy lưu lượng nước bọt trung bình của nhóm sâu răng thấp là 1,07ml/phút, nhóm sâu răng cao là 0,94. Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về trung bình lưu lượng nước bọt kích thích giữa nhóm sâu răng thấp và sâu răng cao (p>0,05). Liên quan giữa lưu lượng nước bọt kích thích và sự gia tăng sang thương sâu răng đã được nghiên cứu một cách rộng rãi. Thiếu nước bọt hoàn toàn, khô tuyến, hoặc lưu lượng nước bọt kích thích thấp có thể dẫn đến kết quả tăng nguy cơ sâu răng trầm trọng. Hầu hết các nghiên cứu tìm thấy tương quan nghịch giữa lưu lượng nước bọt và nguy cơ sâu răng, và đã được chứng minh ở một số nghiên cứu cắt ngang. Tuy nhiên, điều này không hẳn luôn luôn xảy ra, một vài nghiên cứu lại cho thấy mối liên quan yếu, hoặc không có ý nghĩa thống kê giữa lưu lượng nước bọt và sâu răng xảy ra ở nhóm thanh thiếu niên từ 15-18 tuổi. Theo kết quả nghiên cứu, lưu lượng nước bọt kích thích trung bình ở nhóm học sinh sâu răng thấp và nhóm học sinh sâu răng cao là 1,07± 0,45 và 0,94± 0,42. Không có sự khác biệt có ý nghĩa về trung bình lưu lượng nước bọt kích thích giữa hai nhóm học sinh này. Điều này có thể được giải thích là do giới hạn bình thường của lưu lượng nước bọt là rất lớn, nên giữa các cá thể khỏe mạnh bình thường, sự chênh lệch về giá trị này cũng rất lớn (Dawes, 1996)(4). Theo Dawes, 1996: nhóm sâu răng cao có lưu lượng nước bọt thấp có thể do kết hợp với các yếu tố khác như thiếu lượng nước, thiếu kích thích đến tuyến nước bọt hoặc vấn đề của chính tuyến nước bọt. Thật ra, cho đến nay người ta vẫn chưa hiểu rõ về cơ chế sinh học của sự thay đổi này. Nhưng một điều mà hầu như các tác giả đều đồng ý là khi lưu lượng nước bọt nhiều thì khả năng làm sạch cơ học của nước bọt càng tăng, tốc độ làm sạch các mảnh vụn thức ăn, làm sạch đường và các sản phẩm axit sinh ra từ sự lên men đường của vi khuẩn càng cao, do đó sâu răng càng giảm. Trong nghiên cứu này, nhóm trẻ sâu răng thấp có lưu lượng nước bọt kích Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 151 thích cao hơn nhóm trẻ sâu răng cao, nhưng khác biệt không có ý nghĩa. Kết quả cũng phù hợp với nghiên cứu Cao Hữu Tiến, 2002(3); Akpata, 2009(1). Nhưng kết quả này khác với Sanchez, 2003(17), cho rằng có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về trung bình lưu lượng nước bọt kích thích giữa hai nhóm sâu răng thấp và sâu răng cao. Các nghiên cứu thực hiện trên các lứa tuổi khác nhau, nhưng nhìn chung, thì lưu lượng nước bọt ở nhóm sâu răng thấp luôn cao hơn nhóm sâu răng cao. Khả năng đệm nước bọt kích thích Xét về mức độ các loại khả năng đệm nước bọt kích thích của hai nhóm sâu răng thấp và sâu răng cao, nhận thấy ở nhóm sâu răng cao, 27,4% học sinh có khả năng đệm thấp, ở nhóm sâu răng thấp, tỷ lệ này là 11,3%. Tỷ lệ học sinh có khả năng đệm nước bọt kích thích cao, trung bình, thấp ở nhóm sâu răng thấp lần lượt là: 40,3%, 48,4%, 11,3%, ở nhóm sâu răng cao là: 26,4%, 46,2%, 27,4%. Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về sự phân bố các mức khả năng đệm nước bọt kích thích giữa hai nhóm học sinh sâu răng thấp và sâu răng cao (p<0,05). Có nhiều bằng chứng cho rằng, khả năng đệm của nước bọt bảo vệ răng chống lại sâu răng (Lendenmann và Oppenheim, 2000)(11). Chúng tôi nhận thấy trong nhóm sâu răng cao, học sinh có khả năng đệm thấp chiếm tỷ lệ cao hơn so với nhóm sâu răng thấp. Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu của Gopinath, 2006(9); Sanchez, 2003(17). Nhưng không giống với kết quả nghiên cứu của Akpata và cs, 2009(1), cho rằng khả năng đệm chống lại sâu răng của hai nhóm sâu răng thấp và sâu răng thì tương đương nhau, mặc dù mức khả năng đệm thấp ở nhóm sâu răng cao chiếm tỷ lệ cao hơn nhưng sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê. Hầu hết các nghiên cứu trước đây như Edgar, 1995(5) cho rằng khả năng đệm nước bọt tương quan nghịch với chỉ số sâu răng. Khả năng đệm nước bọt phụ thuộc vào lưu lượng nước bọt, vì khi lưu lượng nước bọt tăng sẽ làm tăng nồng độ protein, calcium, chloride và bicarbonate. Quan trọng nhất là tăng nồng độ bicarbonate giúp tăng khả năng đệm nước bọt. Thành phần nước bọt cũng phụ thuộc khoảng thời gian kích thích nước bọt. Phân tích tổng hợp ảnh hưởng của các yếu tố nước bọt lên tình trạng sâu răng cao. Bảng 6: So sánh đặc điểm các yếu tố nước bọt giữa hai nhóm học sinh sâu răng thấp và sâu răng cao N (%) Cao n (%) Trung bình n (%) Thấp n (%) ĐỘ NHỚT NB KKT Nhóm sâu răng thấp 62 (100%) 5 (8,05%) 52 (83,9%) 5 (8,05%) Nhóm sâu răng cao 91 (100%) 18 (19,8%) 65 (71,4%) 8 (8,8%) P=0,126 pH NB KKT Nhóm sâu răng thấp 62 (100%) 54 (87,1%) 7 (11,3%) 1 (1,6%) Nhóm sâu răng cao 91 (100%) 54 (59,3%) 27 (29,7%) 10 (11%) P*= 0,001 pH NB KT Nhóm sâu răng thấp 62 (100%) 59 (95,2%) 3 (4,8%) 0 (0%) Nhóm sâu răng cao 91 (100%) 66 (72,5%) 22 (24,2%) 3 (3,3%) P*=0,002 LƯU LƯỢNG NB KT Nhóm sâu răng thấp 62 (100%) 22 (35,5%) 33 (53,2%) 7 (11,3%) Nhóm sâu răng cao 91 (100%) 28 (30,8%) 39 (42,8%) 24 (26,4%) P=0,073 KHẢ NĂNG ĐỆM NB KT Nhóm sâu răng thấp 62 (100%) 25 (40,3%) 30 (48,4%) 7 (11,3%) Nhóm sâu răng cao 91 (100%) 24 (26,4%) 42 (46,2%) 25 (27,4%) P=0,032 (kiểm định 2; (*) Kiểm định chính xác Fisher). Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011 Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 152 Biểu đồ 1: So sánh đặc điểm các yếu tố nước bọt giữa hai nhóm học sinh sâu răng thấp và sâu răng cao. Vai trò quan trọng của nước bọt trong việc duy trì sức khỏe răng miệng, từ lâu đã được công nhận (Edgar và cs, 1995)(5). Nước bọt là yếu tố bảo vệ chủ yếu trong khoang miệng, cung cấp sự bảo vệ cho mô cứng và mô mềm, đảm bảo cho các hoạt động chức năng trong khoang miệng (Mandel, 2000)(12). Tuy nhiên, tùy thuộc vào những thay đổi đặc tính của nó, nó sẽ trở thành yếu tố bảo vệ hay nguy cơ. Theo kết quả nghiên cứu, khi xét riêng từng yếu tố nước bọt thì yếu tố độ nhớt nước bọt và lưu lượng nước bọt là hai yếu tố không liên quan đến tình trạng sâu răng (p>0,05). Các yếu tố còn lại là pH nước bọt không kích thích, pH nước bọt có kích thích, khả năng đệm nước bọt có kích thích là có liên quan đến tình trạng sâu răng (p<0,05). Tuy nhiên, do sâu răng là bệnh đa yếu tố nên không thể xét riêng lẽ từng yếu tố nước bọt. Vì vậy, phân tích hồi quy chung về ảnh hưởng của các yếu tố nước bọt lên tình trạng sâu răng cao của học sinh 9-10 tuổi mới thấy tác động tổng thể của nó. Kết quả phân tích cho thấy yếu tố pH nước bọt không kích thích thấp và trung bình và yếu tố lưu lượng nước bọt thấp là 2 yếu tố nguy cơ sâu răng cao nhất. Học sinh có pH nước bọt không kích thích thấp và trung bình có nguy cơ sâu răng cao gấp 3,83 lần so với trẻ có pH nước bọt cao (p<0,05). Học sinh có lưu lượng nước bọt kích thích thấp có nguy cơ sâu răng cao gấp 3,45 lần so với trẻ có lưu lượng nước bọt trung bình và cao (p<0,05). Lưu lượng nước bọt được xem là thông số lâm sàng quan trọng nhất của nước bọt ảnh hưởng đến sự nhạy cảm sâu răng của cá thể. Trong thực hành lâm sàng, đo lường lưu lượng nước bọt được chỉ định như thử nghiệm khởi đầu ở một bệnh nhân mới trước khi điều trị sâu răng. Giảm lưu lượng nước bọt sẽ kèm theo giảm hệ thống bảo vệ của xoang miệng, một số đặc tính như tính kháng khuẩn, khả năng đệm, tái khoáng hóa và làm sạch của nước bọt bị mất đi, gây ra sâu răng trầm trọng và viêm niêm mạc miệng (Fejerskov, 2003(7,8); Ferguson, 2006(5)). Sâu răng là hậu quả phổ biến nhất của thiểu sản tuyến nước bọt, sâu răng tiến triển nhanh trên các bề mặt răng thường ít nhạy cảm với sâu răng, thường có chỉ số sâu răng cao (Fejerskov, 2003). Mô thức hồi quy logistic về ảnh hưởng của các yếu tố nước bọt lên tình trạng sâu răng cao của học sinh 9-10 tuổi (so với nhóm sâu răng thấp) Khi phân tích hồi quy chung về ảnh hưởng của các yếu tố nước bọt lên tình trạng sâu răng cao của học sinh 9-10 tuổi cho kết quả: yếu tố pH Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 153 nước bọt không kích thích thấp và trung bình và lưu lượng nước bọt thấp là 2 yếu tố nguy cơ sâu răng cao nhất. Học sinh có pH nước bọt không kích thích thấp và trung bình (pH<6,8) có nguy cơ sâu răng cao cao gấp 3,83 lần so với trẻ có pH nước bọt cao (p<0,05). Học sinh có lưu lượng nước bọt thấp (<0,7ml/phút) có nguy cơ sâu răng cao cao gấp 3,45 lần so với trẻ có lưu lượng nước bọt trung bình và cao (p<0,05). Bảng 7: Mô thức hồi quy logistic về ảnh hưởng của các yêu tố nước bọt lên tình trạng sâu răng cao của học sinh 9-10 tuổi ( so với nhóm sâu răng thấp). Đặc điểm nước bọt % Học sinh 9-10 tuổi có sâu răng cao n (%) Hệ số hồi quy B OR thô KTC 95% OR hiệu chỉnh KTC 95% P pH nước bọt không kích thích Cao 54 (50%) 1,344 4,63 (1,97-0,85) 3,83 (1,49-9,84) 0,005 Trung bình và thấp 37 (82,2%) Lưu lượng nước bọt kích thích Trung bình và cao 67 (54,9%) 1,24 2,81 (1,13-7,02) 3,45 (1,33- 8,94) 0,011 Thấp 24 (77,4%) Khả năng đệm nước bọt kích thích Cao và trung bình 66 (54,5%) 0,544 2,97 (1,2-7,4) 1,72 (0,57- 5,17) 0,33 Thấp 25 (78,1%) Độ nhớt nước bọt không kích thích Cao 18 (78,3%) 0,335 2,8 (0,98-8,03) 1,4 (0,396- 4,93) 0,603 Trung bình và thấp 73 (56,2%) KẾT LUẬN Nghiên cứu đưa ra một số kết luận như sau: Tình trạng sâu răng của học sinh Tỷ lệ sâu răng rất cao, 86,4%, smt-r và SMT- R lần lượt là 3,08±2,6 và 0,97±1,31. Chỉ số SiC là 7,71. Có sự chênh lệch rất lớn giữa SiC và SMT- R, smt-r, cho thấy sự phân cực về tình trạng sâu răng giữa các cá thể trong cộng đồng (tỷ lệ % sâu răng thấp là 18,34%, tỷ lệ % sâu răng cao là 26,92%). So sánh đặc điểm nước bọt giữa hai nhóm học sinh sâu răng thấp và sâu răng cao - Trung bình pH nước bọt không kích thích và pH nước bọt kích thích. Đa số pH nước bọt không kích thích lẫn nước bọt kích thích của mẫu nghiên cứu đều >6,8, chỉ có 7,2% (11 trẻ) có pH<6. Trung bình pH nước bọt không kích thích ở nhóm sâu răng thấp là 7,31±0,476, cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm sâu răng cao là 6,86± 0,65; tương tự, pH nước bọt có kích thích ở nhóm sâu răng thấp là 7,62±0,337, nhóm sâu răng cao là 7,21±0,609. - Trung bình lưu lương nước bọt kích thích Trung bình lưu lượng nước bọt kích thích của nhóm sâu răng thấp và sâu răng cao là 1,07 ± 0,45 và 0,94 ± 0,42. Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. - Phân tích hồi quy chung về ảnh hưởng của các yếu tố nước bọt lên tình trạng sâu răng cao của học sinh 9-10 tuổi. Trong nghiên cứu này, yếu tố pH nước bọt không kích thích thấp, trung bình và yếu tố lưu lượng nước bọt thấp là 2 yếu tố nguy cơ có liên quan đến tình trạng sâu răng nhiều nhất. Học sinh có pH nước bọt không kích thích thấp và trung bình (pH<6,8) có nguy cơ sâu răng cao cao gấp 3,83 lần so với trẻ có pH nước bọt cao (p<0,05). Học sinh có lưu lượng nước bọt thấp (<0,7ml/phút) có nguy cơ sâu răng cao cao gấp 3,45 lần so với trẻ có lưu lượng nước bọt trung bình và cao (p<0,05). TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Akpata A. Al-Attar P.N. Sharma (2009). Factors Associated with Severe Caries among Adults in Kuwait, Med Princ Pract, 18, pp. 93-99. 2. Bùi Đăng Quốc Thái (2003). Đánh giá pH nước bọt ở trẻ 6-8 tuổi có hoạt động sâu răng khác nhau. Luận văn tốt nghiệp Bác sĩ Răng Hàm Mặt. 3. Cao Hữu Tiến (2002). Khảo sát một số yếu tố sinh hóa và vi khuẩn trong nước bọt liên quan tới sâu răng. Luận văn Thạc sĩ Y hoc. 4. Dawes C (1996). Factors influencing salivary flow rate and composition. In Edgar WM, Mullance DM, eds. Saliva and oral health. 2nd ed.London: British Dental Association, pp. 27-41. 5. Edgar, Higham (1995). Role of Saliva in Caries Models. Adv Dent Res, 9(3), pp. 235-238. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011 Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 154 6. Fejerskov and Edwina Kidd (2003). Dental Caries. Blackwell Munksgaard, second edition. pp 190-207. 7. Fejerskov O (1994). Textbook of Clinical Cariology. Munksgaard, second edition, pp. 42, 103-104, 212. 8. Ferguson DB (2006). Oral bioscience. Churchill Livingstone:27- 41, 67-72, 123-136. 9. Gopinath V.K, Azreanne A.R (2006). Saliva as a Diagnostic Tool for Assessment of Dental caries. Archives of Orofacial Sciences, 1, pp. 57-59. 10. Lê Võ Yến Nhi (2006). Đặc điểm nước bọt của học sinh 12 tuổi. Luận văn tốt nghiệp Bác sĩ Răng Hàm Mặt. 11. Lendenmann U, Grogan J, Oppenheim F G (2000). Saliva and Dental Pellicle – A review. Adv Dent Res, 14, pp. 22-28. 12. Mandel Lenander-Lumikari, V.Loimaranta (2000). Saliva and Dental Caries. Adv Dent Res, 14, pp. 40-47. 13. Mohammad Reza Malekipour, Manoochehr Messripour and Farzaneh (2008). Buffering capaxity of saliva in patients with Active Dental caries. Asian Journal of Biochemistry, 3(5), pp. 280-283. 14. Ngô Uyên Châu (2006). Tình hình sâu răng và lượng giá nguy cơ ở học sinh 12 tuổi trường trung học cơ sở An Lạc, quận Bình Tân, Tp.HCM. Luận văn tốt nghiệp Bác sĩ nội trú. 15. Nguyễn Bạch Dương (2007). Liên quan giữa các yếu tố nước bọt và sâu răng. Luận văn tốt nghiệp Bác sĩ Răng Hàm Mặt. 16. Preethi, Anand Pyati (2010). Evaluation of flow rate, pH, buffering capaxity, calcium, total protein and total antioxidan levels of saliva in caries free and caries active children-An in vivo study. Biomedical Research, 21(3), pp. 289-294. 17. Sanchez, Fernandez (2003). Salivary pH changes during soft drinks consumption in children. Internation Journal of Paediatric dentistry, 13, 251-257. 18. Trần thị Bích Vân (2008) Theo dõi dọc một năm bệnh sâu răng ở học sinh 12 tuổi (Trường THCS An Lạc, Bình Tân, Tp. Hồ Chí Minh. Luận văn tốt nghiệp Bác sĩ nội trú. 19. Tulunoglu, Demirtas (2006). Total antioxidant level of saliva in children related to caries, age, and gender. Int J Paediatric Dentistry, 16, pp.186-191.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnguy_co_sau_rang_cua_tre_9_10_tuoi_co_sau_rang_cao_tai_quan.pdf
Tài liệu liên quan