Nguyên nhân, điều kiện, biện pháp và một số giải pháp phòng ngừa tái phạm tội

Thứ tư, tăng cường các biện pháp phát hiện, xử lý tội phạm nhằm phòng ngừa tái phạm tội. Lý luận và thực tiễn đã chỉ ra rằng hoạt động phòng ngừa tái phạm tội không chỉ là những biện pháp ngăn ngừa trước không để cho tội phạm xảy ra mà hoạt động kịp thời phát hiện, xử lý sau khi tội phạm xảy ra cũng có ý nghĩa tiếp tục phòng ngừa chính người đó không tái phạm và phòng ngừa cho những người khác trong xã hội không phạm tội. Trong lý luận về nguyên nhân và điều kiện của tội phạm cụ thể, cơ chế tâm lý xã hội của hành vi phạm tội cụ thể bao gồm ba khâu: khâu hình thành động cơ, khâu kế hoạch hóa và khâu hiện thực hóa hành vi phạm tội, chính vì vậy việc áp dụng các biện pháp phòng ngừa nhằm kịp thời phát hiện tội phạm bao gồm: - Áp dụng các biện pháp phát hiện quá trình hình thành động cơ phạm tội nói chung, tái phạm tội nói riêng; ngăn chặn việc lên kế hoạch chuẩn bị phạm tội và thực hiện tội phạm. Quá trình hình thành động cơ phạm tội của một cá nhân là quá trình tâm lý phức tạp được quyết định bởi nhu cầu của cá nhân. Để xác định được một người có động cơ phạm tội, theo tác giả phải dựa trên việc dự báo nguy cơ hình thành động cơ của người đó, tức là dựa trên các đặc điểm nhân thân và hành vi, thói quen hàng ngày của họ để kịp thời phát hiện quá trình hình thành động cơ phạm tội của họ. - Áp dụng các biện pháp ngăn ngừa một người không thực hiện hành vi phạm tội sau khi phát hiện họ đã hình thành động cơ và chuẩn bị kế hoạch phạm tội. Các biện pháp tác động ngăn ngừa không để cho hành vi phạm tội xảy ra ở trường hợp này có thể là áp dụng các biện pháp thuyết phục (chủ yếu là từ gia đình) hoặc thường xuyên thực hiện các biện pháp tuần tra, có thể áp dụng các biện pháp cưỡng chế của nhà nước như thu giữ phương tiện, công cụ chuẩn bị phạm tội và trong một số trường hợp có thể tiến hành truy cứu trách nhiệm hình sự ở giai đoạn chuẩn bị phạm tội. Chủ thể áp dụng các biện pháp phòng ngừa này quan trọng nhất vẫn là gia đình, UBND huyện, xã, cơ quan Tư pháp, tổ chức, đoàn thể. - Áp dụng các biện pháp phát hiện tội phạm đã được thực hiện trên thực tế. Thực chất các biện pháp này là các biện pháp phát hiện tội phạm từ phía các cơ quan có chức năng, từ đó áp dụng các biện pháp xử lý tội phạm. “Phát hiện” tội phạm được hiểu là cơ quan chức năng đã có thông tin về hành vi phạm tội và được ghi nhận chính thức tại hồ sơ công tác và chuyển cho cơ quan tiến hành tố tụng xử lý. Các biện pháp nhằm tăng cường phát hiện nhóm tội phạm này bao gồm tăng cường hoạt động mang tính nghiệp vụ của các cơ quan Công an về phòng ngừa tội phạm; tăng cường hoạt động của các cơ quan nhà nước khác trong việc phát hiện hành vi phạm tội; tăng cường hoạt động phát hiện tội phạm từ các thông tin tố giác tội phạm. - Áp dụng các biện pháp xử lý sau khi tội phạm xảy ra nhằm tiếp tục phòng ngừa tái phạm tội. Trong các hoạt động xử lý sau khi tội phạm xảy ra, việc bắt giữ đối tượng và thu giữ vật chứng có ý nghĩa rất quan trọng vì đặc trưng của các tội phạm trong vụ án là bắt buộc phải thu giữ được vật chứng vụ án và có ý nghĩa quyết định đến các giai đoạn tố tụng còn lại.

pdf8 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 22/01/2022 | Lượt xem: 127 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nguyên nhân, điều kiện, biện pháp và một số giải pháp phòng ngừa tái phạm tội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soá 3/2017 - Naêm thöù Möôøi Hai 51 NGUYÊN NHÂN, ĐIỀU KIỆN, BIỆN PHÁP VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA TÁI PHẠM TỘI Lê Tuấn Anh1 Tóm tắt: Phòng ngừa tái phạm tội là hoạt động tác động vào nguyên nhân và điều kiện làm phát sinh tội phạm, phát hiện và xử lý tội phạm nên phòng ngừa tái phạm tội là hoạt động mang tính phức tạp và cần thiết phải được tiến hành dựa trên những biện pháp phòng ngừa nhất định nhằm đạt được mục tiêu đề ra. Bài viết này tiếp cận các nguyên nhân, điều kiện, biện pháp phòng ngừa tái phạm tội dưới góc độ tội phạm học làm cơ sở xây dựng những giải pháp cụ thể trong phòng ngừa tái phạm tội. Từ khóa:Tái phạm tội; phòng ngừa tái phạm tội; biện pháp phòng ngừa tái phạm tội; kinh tế xã hội; chính trị tư tưởng; giáo dục đào tạo; tâm lý văn hóa xã hội; phòng ngừa chuyên biệt. Ngày nhận bài: 06/3/2017; Ngày hoàn thành biên tập: 18/4/2017; Ngày duyệt đăng: 1/6/2017. Abstract: Prevention of recommiting crime is activity concentrating on the reason and condition causing the recommiting crime, finding and treating offender. So, the prevention of recommiting crime is a complex activity and it should be implemented basing on certain preventative methods to reach the set targets. This article mentions reasons, conditions, methods to prevent recommiting crime under the view of criminology being the ground to build specific solutions in the act of preventing recommitting crime. Keywords: Recommitting crime; prevention of recommitting crime; method of preventing recommitting crime; social economy; thought politics;training education;social-cultural psychology;specialized prevention. Date of receipt: 06/3/2017; Date of revision: 18/4/2017; Date of approval: 1/6/2017 1. Nguyên nhân và điều kiện tái phạm tội Qua nghiên cứu phòng ngừa tội phạm nói chung, tác giả đề cập một số nguyên nhân và điều kiện tái phạm tội cơ bản như sau: Một là, về cơ sở pháp lý Mặc dù có nhiều chủ trương, văn bản chỉ đạo hoạt động phòng ngừa tái phạm tội góp phần kiềm chế diễn biến, tình hình tái phạm tội nhưng thực tế chưa xây dựng các đề án trọng điểm, các chương trình, kế hoạch có chiến lược lâu dài như: Xây dựng các cơ sở pháp lý chung về phòng ngừa tái phạm tội làm cơ sở pháp lý cho các chủ thể phòng ngừa nhằm phòng ngừa vừa chuyên sâu vừa đảm bảo hiệu quả; Xây dựng các văn bản quy định cụ thể về mối quan hệ phối hợp giữa các chủ thể phòng ngừa. Thực tế, khi có những vướng mắc, khó khăn trong hoạt động phòng ngừa tái phạm tội; điều tra, xét xử tái phạm tội các chủ thể tự liên hệ để tổ chức họp, hội nghị để giải quyết những khó khăn vướng mắc đó; Xây dựng các kế hoạch, chính sách hỗ trợ đoàn thể, tổ chức, cá nhân giúp đỡ, tạo việc làm cho người mãn hạn tù trở về địa phương, người có hành vi vi phạm pháp luật để động viên, hỗ trợ họ trong quá trình sinh sống, làm việc. Hai là, về kinh tế xã hội Bên cạnh những diễn biến tích cực và tác động thúc đẩy của nền kinh tế thị trường thì mặt tiêu cực của kinh tế thị trường tác động không nhỏ đến tình hình tái phạm tội. Cụ thể: - Những biến đổi xã hội diễn ra mạnh mẽ như quá trình đô thị hóa nhanh, phân hóa giàu nghèo ngày càng sâu sắc trong xã hội, sự gia tăng dân số, diện tích đất canh tác bị thu hẹp, số người từ nông thôn kéo ra thành thị, khu công nghiệp tìm công việc, cuộc sống mới ngày càng nhiều làm cho diễn biến tình hình trật tự đô thị càng thêm phức tạp. - Cơ chế thị trường cũng tác động mạnh mẽ đến lĩnh vực giáo dục đào tạo, đặc biệt đối với trẻ em, người chưa thành niên. Qua đó, nhận thấy sự gia tăng người chưa thành niên trong tình hình tái phạm tội và xu hướng trẻ hóa tội phạm. - Chính phủ có hỗ trợ, đầu tư nhưng mức độ chưa cao trong công tác quản lý, cải tạo, hướng dẫn, đào tạo nghề cho người đang chấp hành hình phạt tù phù hợp với nền kinh tế thị trường. Việc đầu tư các trang thiết bị, máy móc phục vụ công tác quản lý, giám sát phạm nhân tại trại giam còn lạc hậu; chưa xã hội hóa nguồn kinh phí phục vụ cho nâng cao hoạt động sinh hoạt của các trại giam như 1 Thạc sỹ, Nghiên cứu sinh khoá 7 Học viện Khoa học Xã hội 52 xây dựng thêm các phòng giam, hoạt động sinh hoạt trong trại giam. Ba là, về văn hóa giáo dục - Đối với người chưa thành niên: Nguyên nhân chủ yếu là do từ yếu kém, khiếm khuyết trong công tác giáo dục của gia đình, nhà trường, xã hội đối với cá nhân người phạm tội nói chung, tái phạm tội nói riêng. - Đối với người đang chấp hành hình phạt tù: Hoạt động giáo dục, hướng nghiệp, đào tạo nghề chưa được chú trọng. Các trại giam chỉ chủ yếu chú trọng vào hoạt động quản lý phạm nhân, chưa đầu tư sâu vào công tác giáo dục pháp luật, văn hóa, tư tưởng và hướng nghiệp, dạy nghề cho phạm nhân tạo hành trang tái hòa nhập cộng đồng sau khi mãn hạn tù. - Đối với người mãn hạn tù trở về địa phương, tù hưởng án treo và người có hành vi vi phạm pháp luật khác: Công tác tuyên truyền phòng ngừa chung chưa phù hợp với điều kiện kinh tế, văn hóa từng địa phương. Việc tuyên tuyền, giáo dục pháp luật đối với các đối tượng trên còn mang tính hình thức, chưa thực sự mang lại hiệu quả cao, chưa xóa bỏ những suy nghĩ tiêu cực, hành vi lệch lạc của người mãn hạn tù trở về và hỗ trợ họ trở thành con người lương thiện có ích cho xã hội. Bốn là, về quản lý nhà nước đối với người đã chấp hành xong hình phạt tù Có thể thấy tình hình tái phạm tội có chiều hướng diễn biến phức tạp cả về tính chất, mức độ, cơ cấu, điều này phần nào phản ánh sự hạn chế trong công tác quản lý xã hội về an ninh trận tự (ANTT), quản lý người phạm tội sau khi chấp hành xong hình phạt tù. Do sự tác động về kinh tế xã hội khiến cho tìm việc làm trở thành một trong những vấn đề nan giải. Theo thống kê của TAND một tỉnh2, qua nghiên cứu nhân thân 10.105 bị cáo tái phạm tội nhận thấy: số bị cáo tái phạm tội không có nghề nghiệp là 5.146 người, chiếm 50,93%; số bị cáo tái phạm tội có nghề nghiệp không ổn định là 3.642 người, chiếm 36,04% trong khi đó số bị cáo tái phạm tội có nghề nghiệp ổn định là 870 người, chỉ chiếm 8,61%. Ngoài ra, công tác quản lý nhân khẩu, hộ khẩu, tạm trú, tạm vắng là hết sức khó khăn, gặp nhiều hạn chế, bất cập, tình trạng đăng ký hộ khẩu nơi này nhưng lại sinh sống, làm việc ở nơi khác hoặc không đăng ký hộ khẩu nhưng cơ quan chức năng không phát hiện, chấn chỉnh kịp thời, tình trạng người chưa thành niên bỏ nhà đi bụi, hoạt động phạm tội gia tăng. Công tác tổ chức, quản lý đối tượng chấp hành hình phạt tù chưa có những biện pháp tổ chức quản lý riêng biệt, đặc biệt là những đối tượng có nguy cơ tái phạm tội cao, cần quản lý hỗ trợ giúp đỡ họ về tinh thần, định hướng, triệt tiêu những nguyên nhân điều kiện làm ảnh hưởng quá trình cải tạo của phạm nhân. Năm là, về hoạt động của các cơ quan bảo vệ pháp luật Hiệu quả công tác điều tra tái phạm tội chưa cao; nhiều vụ án còn xảy ra vướng mắc kéo dài thời gian xử lý vụ án; các biện pháp xử phạt chưa mang tính răn đe, còn nhẹ đối với hành vi phạm tội; nhiều đối tượng đang truy nã nhưng chưa bắt được; việc tha trước thời hạn chưa thực hiện nghiêm chỉnh dẫn đến việc tha người phạm tội nghiêm trọng hoặc phần tử nguy hiểm dẫn đến tái phạm tội. Nguyên nhân của tình trạng này là do: Đội ngũ trực tiếp đấu tranh phòng ngừa tái phạm tội còn thiếu về số lượng, trình độ và năng lực nghiệp vụ chưa đồng đều, một bộ phận cán bộ thiếu trách nhiệm chưa hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao phó. Bên cạnh đó, có sự “quá tải” trong công việc của chủ thể phát hiện và xử lý tội phạm và ảnh hưởng lớn đến hiệu quả hoạt động phòng ngừa đối với các chủ thể này. 2. Các biện pháp phòng ngừa tái phạm tội Việc đánh giá, phân loại các biện pháp phòng ngừa tái phạm tội phải xem xét dưới các tiêu chí cụ thể như: căn cứ theo nội dung tác động của phòng ngừa tái phạm tội; theo phạm vi quy mô tác động của các biện pháp phòng ngừa tái phạm tội; theo phạm vi đối tượng tác động của các biện pháp phòng ngừa tái phạm tội; theo chủ thể hoạt động phòng ngừa tái phạm tội từ đó đưa ra các biện pháp cụ thể. Tuy nhiên, để hệ thống các biện pháp phòng ngừa tái phạm tội mang tính khái quát nhất thì phải xem xét các biện pháp phòng ngừa gồm hai nhóm: phòng ngừa chung (phòng ngừa tăng cường) và phòng ngừa riêng (phòng ngừa chuyên môn). Hai nhóm này tạo thành hệ thống phòng ngừa tái phạm tội có quan hệ chặt chẽ, tác động lẫn nhau. 2 Theo số liệu Thống kê của Tòa án nhân dân tỉnh Thanh Hóa từ năm 2007 đến năm 2016. HOÏC VIEÄN TÖ PHAÙP Soá 3/2017 - Naêm thöù Möôøi Hai 53 2.1. Biện pháp phòng ngừa chung (phòng ngừa tăng cường) Biện pháp phòng ngừa chung là tổng hợp các biện pháp về chính trị, kinh tế, pháp luật, văn hóa, giáo dục được thực hiện trong quá trình xây dựng và phát triển mọi mặt của đời sống xã hội. Thực chất đó là quá trình giải quyết các mâu thuẫn xã hội, các vấn đề khó khăn phức tạp, khắc phục những nhược điểm thiếu sót trong công tác quản lý Nhà nước và xã hội. Quá trình này tạo ra những tiền đề về vật chất, tư tưởng, tinh thần nhằm xóa bỏ những nguyên nhân điều kiện làm nảy sinh tái phạm tội. Thứ nhất, biện pháp kinh tế - xã hội: Nội dung của biện pháp này tập trung vào việc phát triển, nâng cao đời sống vật chất của nhân dân; xóa bỏ những tiêu cực phát sinh từ nghèo đói, thiếu thốn, thất nghiệp; tổ chức việc làm cho người lao động, hướng nghiệp, dạy nghề, tạo công việc cho những người chấp hành xong án phạt tù trở về địa phương để họ mạnh dạn tái hòa nhập cộng đồng. Thứ hai, biện pháp chính trị, tư tưởng: nâng cao ý thức giác ngộ chính trị, tư tưởng trong nhân dân, hình thành nhân cách con người mới XHCN, có ý thức tôn trọng luật pháp, tích cực tham gia vào cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm, nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần cho nhân dân, nâng cao trách nhiệm cá nhân đối với cộng đồng xã hội; đặc biệt chú trọng nâng cao nhân cách của những người lầm lỗi, vi phạm pháp luật, phạm nhân, tù tha về địa phương để từ đó hình thành nhân cách tốt, triệt tiêu những nhân cách “tiêu cực”. Thứ ba, biện pháp giáo dục, đào tạo: Phạm nhân, người lầm lỗi, tù tha về đều được giáo dục, mở các lớp đào tạo nghề nghiệp cho thanh niên hoặc cho những người chưa có nghề nghiệp ổn định; thông qua giáo dục, đào tạo nghề nghiệp nâng cao ý thức pháp luật, văn hóa pháp lý; ý thức tuân thủ pháp luật và các nội quy, quy tắc của cuộc sống nâng cao ý thức tự giác chấp hành. Thứ tư, biện pháp tổ chức - quản lý: Hình thành hệ thống tổ chức quản lý xã hội chặt chẽ, thống nhất từ Trung ương đến địa phương, xác định rõ nhiệm vụ và trách nhiệm của các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội. Biện pháp quản lý được thể hiện trong hoạt động của bộ máy nhà nước nhằm quản lý đất nước, quản lý kinh tế, quản lý xã hội. Trước mắt cần khắc phục những thiếu sót, trong tổ chức quản lý để hạn chế, khắc phục một số nguyên nhân, điều kiện của tình hình tái phạm tội; tăng cường tổ chức quản lý khu vực dân cư, tập trung người chấp hành xong hình phạt tù trở về địa phương, nhiều người nghiện ma túy, những khu vực có nhiều người hành nghề mại dâm hoặc những khu vực có nhiều người có tiền án. Bên cạnh đó, biện pháp tổ chức quản lý còn thể hiện ở việc giáo dục, cải tạo người tái phạm tội đang chấp hành án phạt tù. Thứ năm, biện pháp pháp luật: Hoàn thiện hệ thống pháp luật; ban hành văn bản hướng dẫn áp dụng pháp luật; xây dựng quy trình phối hợp phòng, chống tội phạm; giáo dục và cải tạo phạm nhân, hướng nghiệp, dạy nghề; thực hiện các chính sách đặc xá, giảm án có điều kiện; khen thường và chính sách ưu đãi những người có thành tích... Một hệ thống quy phạm pháp luật thống nhất, hoàn chỉnh và được áp dụng đúng sẽ tạo ra trật tự phù hợp với yêu cầu của đời sống thực tế, ngăn ngừa các hành vi phạm tội và là một trong những đảm bảo quan trọng để hạn chế, khắc phục đi đến loại trừ nguyên nhân, điều kiện phạm tội; tạo điều kiện cho các cơ quan tư pháp, các cơ quan bảo vệ pháp luật thực hiện nhiệm vụ của mình, đảm bảo duy trì và bảo vệ trật tự pháp luật, các quy tắc của đời sống xã hội. Thứ sáu, biện pháp tâm lý văn hóa xã hội: Xây dựng hệ thống biện pháp tác động vào thế giới tinh thần của con người, giúp con người nhận thức được hành vi phạm tội, tính nguy hiểm của hành vi phạm tội nói chung, tái phạm tội nói riêng, định hướng cho con người những định hướng giá trị, những nhu cầu tinh thần lành mạnh làm nền tảng cho quá trình hình thành ý thức pháp luật đúng đắn, đặc biệt là làm thay đổi nhận thức đề cao lối sống hưởng thụ, lối sống đề cao nhu cầu vật chất của bộ phận người trong xã hội. Lồng ghép vào các bài giảng của phạm nhân, trong các buổi sinh hoạt tại địa phương để giáo dục tù tha về, tù án treo. 2.2. Biện pháp phòng ngừa riêng (phòng ngừa chuyên môn) Một là, biện pháp phòng ngừa chuyên biệt của lực lượng Công an nhân dân (CAND) Trong phòng, chống tội phạm nhất là phòng ngừa tái phạm tội thì lực lượng CAND đóng vai trò nòng cốt. Các biện pháp phòng ngừa nghiệp vụ của lực lượng CAND đối với tội phạm nói chung, tái HOÏC VIEÄN TÖ PHAÙP 54 phạm tội nói riêng được quy định cụ thể trong các văn bản pháp luật, các văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản của Bộ Công an về quy trình, chế độ công tác đối với từng lực lượng. Điều 14, Điều 15 Luật Công an nhân dân năm 2014 và thông tư ban hành về các biện pháp phòng ngừa nghiệp vụ đối với tội phạm nói chung, tái phạm tội nói riêng đều được thực hiện phù hợp với chức năng của từng bộ phận lực lượng CAND. Các nhiệm vụ được triển khai cụ thể, chẳng hạn: phổ biến pháp luật, chính sách, tổ chức dạy văn hóa, dạy nghề, xóa nạn mù chữ cho phạm nhân tái hoà nhập cộng đồng. Có thể nói, Ngoài ra, lực lượng CAND tham gia phối hợp với các lực lượng và chủ thể khác nhằm phòng ngừa tái phạm tội khi có yêu cầu. Đồng thời được sử dụng những biện pháp, phương tiện phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của mình. Hai là, biện pháp phòng ngừa tái phạm tội của Viện kiểm sát nhân dân: Viện Kiểm sát nhân dân trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình, có trách nhiệm kiểm tra những tình huống, điều kiện tạo thuận lợi dẫn đến tái phạm tội. Xem xét những tình huống hoặc điều kiện để có những biện pháp áp dụng đối với việc xóa bỏ, triệt tiêu những tình huống, những điều kiện đó để kiến nghị, đề xuất, yêu cầu các cơ quan chức năng, ban ngành khắc phục, phối hợp kịp thời nhằm ngăn chặn, phòng ngừa, giáo dục, cảm hóa, răn đe không để tái phạm tội xảy ra. Ba là, biện pháp phòng ngừa tái phạm tội của Tòa án nhân dân: Tòa án nhân dân là cơ quan duy nhất có quyền xét xử và có quyền nhân danh nước CHXHCN Việt Nam tuyên bản án nhằm kết án những người tái phạm tội và buộc họ phải chấp hành bản án đó. Hoạt động xét xử Tòa án nhân dân nhằm mục đích phòng ngừa riêng nhưng đồng thời cũng là góp phần thực hiện phòng ngừa chung tái phạm tội. Bên cạnh đó, Tòa án nhân dân còn đưa ra những quyết định riêng yêu cầu các cơ quan, tổ chức khác loại trừ nguyên nhân, điều kiện của tình hình tội phạm nói chung, tình hình tái phạm tội nói riêng thông qua hoạt động xét xử của Tòa án. Bốn là, biện pháp phòng ngừa tái phạm tội của các cơ quan thuộc Bộ Tư pháp Các cơ quan thuộc Bộ Tư pháp cùng các cơ quan quyền lực khác trực tiếp tham gia vào việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, thông qua đó góp phần nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa tái phạm tội, góp phần tích cực vào công tác giáo dục, cải tạo nhằm đưa phạm tội trở về cộng đồng, trở thành những công dân có ích cho xã hội. Các biện pháp phòng ngừa cơ bản trên được hiểu đó là các biện pháp phòng ngừa tái phạm tội tăng cường. Các biện pháp phòng ngừa tăng cường bao gồm ba biện pháp chính: tăng cường về hệ thống lý luận và cơ sở chính trị - pháp lý, tăng cường lực lượng phòng ngừa và tăng cường triển khai, áp dụng các biện pháp phòng ngừa tội phạm. Ba biện pháp này có liên quan mật thiết với nhau, được tiến hành đồng bộ trên phạm vi cả nước tuy nhiên trong phạm vi địa phương với những đặc thù về dân cư, xã hội khác nhau nên linh hoạt, chủ động ban hành các chủ trương, các văn phù hợp với địa bàn. Để thực hiện biện pháp phòng ngừa tái phạm tội chuyên môn nên tập trung vào hai nhóm biện pháp chính, đó là nhóm biện pháp nhằm ngăn ngừa trước không để cho tái phạm tội xảy ra và nhóm các biện pháp nhằm phát hiện và xử lý tội phạm. Để thực hiện tốt nhiệm vụ này, các chủ thể phải hiểu rõ nguyên nhân và điều kiện làm phát sinh tái phạm tội trên địa bàn, nhất là cơ chế tâm lý xã hội của hành vi tái phạm tội cụ thể để từ đó có các biện pháp thích hợp tác động nhằm ngăn ngừa quá trình hình thành động cơ tái phạm tội, ngăn chặn việc lên kế hoạch và thực hiện tội phạm. 4. Các giải pháp nâng cao hiệu quả phòng ngừa tái phạm tội 4.1. Tăng cường hoàn thiện cơ sở lý luận, cơ sở pháp lý của hoạt động phòng ngừa tái phạm tội Thứ nhất, cần chủ động hơn nữa trong việc ban hành các chủ trương, chính sách, các quy định liên quan đến phòng ngừa tái phạm tội, cụ thể: - Xây dựng bộ phận chuyên trách nghiên cứu về phòng ngừa tái phạm tội. Đây là giải đáp tối ưu cho việc xây dựng đội ngũ phòng ngừa tái phạm tội chuyên trách nhằm tập trung nguồn nhân lực là những người được đào tạo chuyên ngành về Tội phạm học, có trình độ lý luận, khả năng nghiên cứu khoa học, xây dựng hệ thống lý luận phòng ngừa tội phạm - Tiếp tục xây dựng các văn bản hướng dẫn Luật Thi hành án Hình sự Soá 3/2017 - Naêm thöù Möôøi Hai 55 Thực tế trong những năm vừa qua cho thấy công tác thi hành án ở nước ta còn bị hạn chế, nhất là các loại hình phạt không tước đoạt tự do thân thể của người bị kết án. Sự hạn chế này do nhiều nguyên nhân như: Chính quyền cơ sở chưa nhận thức được rõ trách nhiệm của mình trong việc thi hành các bản án của Toà án. Người bị kết án chưa thực sự thấy được tội lỗi của mình, chưa thấy được mục đích của hình phạt mà Nhà nước giành cho họ chủ yếu là giáo dục, cải tạo họ thành người lương thiện. Việc thi hành bản án hình sự đối với người bị kết án nhằm giáo dục, cải tạo người bị kết án trở thành người lương thiện. - Hoàn thiện chính sách tái hòa nhập vào cộng đồng đối với những người đã chấp hành xong án phạt tù phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội, văn hóa tỉnh Pháp luật hiện hành quy định trách nhiệm của nhiều cơ quan, tổ chức trong việc giúp đỡ người được trả tự do mãn hạn tù tái hòa nhập cộng đồng. Nhưng trách nhiệm của mỗi cơ quan, tổ chức như thế nào, đến đâu, cơ chế phối hợp ra sao thì không được pháp luật phân định rõ nên sự phối hợp đó gần như không được điều chỉnh bằng hành lang pháp lý, tùy theo tự nguyện của mỗi địa phương thực hiện, không bảo đảm sự thống nhất và mang lại hiệu quả cao. - Xây dựng chương trình chuyển tiếp sau khi chấp hành xong án phạt tù, chuẩn bị kỹ năng sống, kỹ năng nghề nghiệp cần thiết cho tái hòa nhập cộng đồng của người mãn hạn tù Trong quá trình thi hành án phạt tù, cần xây dựng một chương trình chuyển tiếp chuẩn bị điều kiện thuận lợi cho tái hòa nhập cộng đồng của những người sắp mãn hạn tù. Xét về tính chất, cuộc sống trong trại giam và cuộc sống tự do khá khác nhau. Trong trại giam, tuy mức sinh hoạt có hạn hẹp và phải tuân thủ nghiêm kỷ luật trại giam, nhưng phạm nhân không phải đối mặt với những khó khăn của đời thường. Mặt trái của cuộc sống trong trại cải tạo cũng tạo ra tính thụ động trong cuộc sống của các phạm nhân. Ngược lại, tính đa dạng, phong phú của cuộc sống tự do cho phép con người có nhiều cơ hội để lựa chọn nhưng cũng đòi hỏi con người thể hiện chính kiến trong việc lựa chọn xử sự, tự lực cá nhân để sinh sống. Hơn nữa, những biến đổi lớn trong xã hội ít nhiều cũng khá xa lạ đối với những người mới được trả tự do, đặc biệt là đối với những người phải thụ hình trong trại cải tạo một thời gian dài. Điều đó, cũng có thể làm một số người mới được trả tự do, chưa thích nghi với điều kiện sống mới dễ rơi vào tình trạng mất định hướng. Do vậy, nên xây dựng một chương trình chuyển tiếp chuẩn bị tâm lý, điều kiện cần thiết cho phạm nhân tiếp xúc với xã hội, dần thích nghi với điều kiện của cuộc sống tự do theo hướng mở rộng các hình thức chấp hành án phạt tù để tăng cường sự giao tiếp giữa phạm nhân với gia đình và xã hội, đặc biệt là khi người bị kết án tù sắp mãn hạn tù. Thứ hai, kịp thời ban hành các văn bản hướng dẫn xử lý những vướng mắc về mặt pháp lý liên quan đến hoạt động phòng ngừa tái phạm tội. Trong thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật liên quan đến hoạt động phòng ngừa tái phạm tội, các chủ thể phòng ngừa đã và sẽ có thể gặp những vướng mắc nhất định về mặt pháp lý và để giải quyết vấn đề này, trước hết chính quyền tỉnh cần kịp thời ban hành những văn bản hướng dẫn, tạo cơ sở pháp lý cho các chủ thể tiến hành hoạt động phòng ngừa như: Ban hành các quy định về tổ chức, triển khai họp, giao ban, hội nghị định kỳ đối với các chủ thể phòng ngừa tái phạm tội. Nội dung chính cuộc họp là tháo gỡ những vướng mắc trong quá trình phối hợp, trao đổi thông tin liên quan đến hoạt động phòng ngừa tái phạm tội. 4.2 Tăng cường lực lượng phòng ngừa tái phạm tội Thứ nhất, tăng cường về số lượng thực hiện công tác phòng ngừa tái phạm tội Đối với các Trung tâm Tội phạm học, nguồn nhân lực cần được bổ sung từ nguồn giảng viên phụ trách giảng dạy các bộ môn pháp luật tại các trường đại học nhất là các trường Đại học Luật, Học viện Khoa học xã hội, Học viện An ninh nhân dân, Học viện Cảnh sát nhân dân và từ các cơ quan phòng ngừa tái phạm tội chuyên trách. Để thực hiện được điều này, cần có chiến lược phối hợp trong hoạt động tuyên truyền pháp luật; xây dựng, triển khai các kế hoạch phòng ngừa tái phạm tội trên địa bàn. Lực lượng này thực chất là thực hiện công việc cả lý luận lẫn thực tiễn, tức là vừa xây dựng hệ thống lý luận phòng ngừa tái phạm tội, vừa tiến hành khảo sát tình hình tái phạm tội, xác định nguyên nhân và điều kiện phát sinh tái phạm tội, đánh giá thực trạng phòng ngừa tái phạm tội, từ đó xây dựng 56 các chương trình phòng ngừa tái phạm tội tương ứng. Như vậy hoạt động của đội ngũ này nghiêng về hoạt động phòng ngừa trước và hoạt động phát hiện, xử lý tái phạm tội được xem là hoạt động phòng chống tội phạm, được thực hiện bởi các cơ quan tiến hành tố tụng. Tuy nhiên, số lượng đội ngũ này trong nhiều trường hợp cơ quan chính quyền không có khả năng quyết định mà tùy thuộc vào ngành dọc quản lý, do vậy cơ quan địa phương cần kiến nghị với trung ương tăng cường nguồn biên chế, tăng cường cán bộ, chuyên viên cho các cơ quan phòng ngừa tái phạm tội. Thứ hai, tăng cường về chất lượng. Song song với việc bổ sung số lượng cán bộ, chuyên viên thì việc nâng cao trình độ chuyên môn của lực lượng này cũng cần được chú trọng. Sự tăng cường chất lượng được thể hiện từ khâu xét tuyển công chức, cán bộ đến việc thường xuyên có những tiêu chí đánh giá chất lượng nguồn nhân lực đang hoạt động nhằm kịp thời phát hiện những yếu kém về chất lượng, từ đó có kế hoạch thay thế hoặc nâng cao trình độ chuyên môn thông qua công tác đào tạo, bồi dưỡng. Thứ ba, tăng cường sự phối hợp hoạt động của các chủ thể phòng ngừa tái phạm tội Trên cơ sở quy chế và tổ chức sẵn có, cơ quan phổ biến giáo dục pháp luật và cơ quan Tư pháp cần phát huy hơn nữa vai trò phổ biến pháp luật phòng ngừa tái phạm tội. Với lợi thế nguồn nhân lực chuyên viên của cơ quan tuyên truyền pháp luật và các nguồn Báo cáo viên, Tuyên truyền viên đông đảo, các cơ quan Tư pháp địa phương cần chủ động hơn trong việc xây dựng các chương trình, kế hoạch tuyên truyền phòng ngừa tái phạm tội và có vai trò chủ lực trong việc kết nối các cơ quan, đoàn thể tham gia chương trình. Để tránh trường hợp các chủ thể tham gia với tâm lý đối phó thì sự phối hợp hoạt động giữa các chủ thể phải được thể hiện trong nội dung của từng chương trình phòng ngừa, trong đó xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của từng chủ thể. Sau những chương trình cụ thể cần có những cuộc họp liên ngành kiểm điểm nghiêm khắc kết quả tham gia của từng chủ thể, có những hình thức khen thưởng, kỷ luật tương xứng với những thành tựu cũng như khuyết điểm của từng chủ thể cụ thể. 2.3. Tăng cường triển khai áp dụng các biện pháp phòng ngừa tái phạm tội Thứ nhất, tăng cường các biện pháp ngăn ngừa không để tái phạm tội xảy ra. Tiến hành xây dựng, triển khai, áp dụng các biện pháp mang tính kinh tế - xã hội, các biện pháp văn hóa giáo dục. Hệ thống các biện pháp thuộc về văn hóa, giáo dục và tâm lý – xã hội thực chất là các biện pháp có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và có mối quan hệ mật thiết với các biện pháp về kinh tế và các biện pháp này cần được tiến hành đồng bộ. Các biện pháp về kinh tế nhằm nâng cao đời sống vật chất của người dân được thực hiện là yếu tố quan trọng để thực hiện các chính sách về nâng cao trình độ học vấn, đào tạo nghề, nâng cao ý thức pháp luật và ngược lại, trình độ học vấn được nâng cao, đào tạo nghề được chú trọng là những yếu tố giúp người dân có việc làm ổn định, cải thiện đời sống vật chất. Với thực tế người phạm tội đa số là người có trình độ học vấn thấp thì tỉnh cần đầu tư hơn nữa cho hoạt động giáo dục cải tạo, nâng cao trình độ học vấn, trình độ văn hóa đối với người phạm tội. Thứ hai, tăng cường các biện pháp tổ chức, quản lý xã hội. Tăng cường tổ chức quản lý người có nguy cơ tái phạm tội cao, những khu vực thường xảy ra các tội phạm để ngăn ngừa hành vi tái phạm tội xảy ra. Đây là vấn đề khó khăn cần có những biện pháp thiết thực để giải quyết. Trong đó khó khăn lớn nhất chính là thái độ kỳ thị của xã hội đối với người phạm tội. Thứ ba, hoàn thiện pháp luật về phòng ngừa tái phạm tội. Cần hoàn thiện hệ thống pháp luật về phòng ngừa tội phạm tạo cơ sở pháp lý cho phòng ngừa tái phạm tội.Theo tác giả, trong bối cảnh hiện nay việc Quốc hội ban hành Luật Phòng ngừa tội phạm là yêu cầu bức thiết. Có thể thấy với các quy định phòng chống tội phạm thực tế tại Việt nam mà cụ thể tại các thành phố và các địa phương hiện nay từ cá nhân cho đến cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức xã hội đều là chủ thể của hoạt động phòng ngừa tái phạm tội, tuy nhiên để xác định chủ thể nào là chủ thể chuyên trách trong hoạt động phòng ngừa tái phạm tội thì lại không được xác định rõ. Chính vì vậy vấn đề hiện nay là cần thiết phải ban hành Luật phòng ngừa tội phạm, trong đó quy định rõ các vấn đề liên quan đến hoạt động phòng ngừa tái phạm tội, là cơ sở chung để tiến hành các hoạt động phòng ngừa tái phạm tội trong đó xác định chủ thể phòng ngừa tái phạm tội HOÏC VIEÄN TÖ PHAÙP Soá 3/2017 - Naêm thöù Möôøi Hai 57 chuyên trách là Viện Tội phạm học hay cơ quan tương đương; Cơ quan Công an chỉ là đơn vị giữ vai trò chủ chốt trong hoạt động “chống”, tức là việc phát hiện hành vi phạm tội thông qua các biện pháp nghiệp vụ, từ đó tiến hành khởi tố vụ án, khởi tố bị can và những công việc khác trong phạm vi chức năng, quyền hạn do pháp luật quy định. Thứ tư, tăng cường các biện pháp phát hiện, xử lý tội phạm nhằm phòng ngừa tái phạm tội. Lý luận và thực tiễn đã chỉ ra rằng hoạt động phòng ngừa tái phạm tội không chỉ là những biện pháp ngăn ngừa trước không để cho tội phạm xảy ra mà hoạt động kịp thời phát hiện, xử lý sau khi tội phạm xảy ra cũng có ý nghĩa tiếp tục phòng ngừa chính người đó không tái phạm và phòng ngừa cho những người khác trong xã hội không phạm tội. Trong lý luận về nguyên nhân và điều kiện của tội phạm cụ thể, cơ chế tâm lý xã hội của hành vi phạm tội cụ thể bao gồm ba khâu: khâu hình thành động cơ, khâu kế hoạch hóa và khâu hiện thực hóa hành vi phạm tội, chính vì vậy việc áp dụng các biện pháp phòng ngừa nhằm kịp thời phát hiện tội phạm bao gồm: - Áp dụng các biện pháp phát hiện quá trình hình thành động cơ phạm tội nói chung, tái phạm tội nói riêng; ngăn chặn việc lên kế hoạch chuẩn bị phạm tội và thực hiện tội phạm. Quá trình hình thành động cơ phạm tội của một cá nhân là quá trình tâm lý phức tạp được quyết định bởi nhu cầu của cá nhân. Để xác định được một người có động cơ phạm tội, theo tác giả phải dựa trên việc dự báo nguy cơ hình thành động cơ của người đó, tức là dựa trên các đặc điểm nhân thân và hành vi, thói quen hàng ngày của họ để kịp thời phát hiện quá trình hình thành động cơ phạm tội của họ. - Áp dụng các biện pháp ngăn ngừa một người không thực hiện hành vi phạm tội sau khi phát hiện họ đã hình thành động cơ và chuẩn bị kế hoạch phạm tội. Các biện pháp tác động ngăn ngừa không để cho hành vi phạm tội xảy ra ở trường hợp này có thể là áp dụng các biện pháp thuyết phục (chủ yếu là từ gia đình) hoặc thường xuyên thực hiện các biện pháp tuần tra, có thể áp dụng các biện pháp cưỡng chế của nhà nước như thu giữ phương tiện, công cụ chuẩn bị phạm tội và trong một số trường hợp có thể tiến hành truy cứu trách nhiệm hình sự ở giai đoạn chuẩn bị phạm tội. Chủ thể áp dụng các biện pháp phòng ngừa này quan trọng nhất vẫn là gia đình, UBND huyện, xã, cơ quan Tư pháp, tổ chức, đoàn thể. - Áp dụng các biện pháp phát hiện tội phạm đã được thực hiện trên thực tế. Thực chất các biện pháp này là các biện pháp phát hiện tội phạm từ phía các cơ quan có chức năng, từ đó áp dụng các biện pháp xử lý tội phạm. “Phát hiện” tội phạm được hiểu là cơ quan chức năng đã có thông tin về hành vi phạm tội và được ghi nhận chính thức tại hồ sơ công tác và chuyển cho cơ quan tiến hành tố tụng xử lý. Các biện pháp nhằm tăng cường phát hiện nhóm tội phạm này bao gồm tăng cường hoạt động mang tính nghiệp vụ của các cơ quan Công an về phòng ngừa tội phạm; tăng cường hoạt động của các cơ quan nhà nước khác trong việc phát hiện hành vi phạm tội; tăng cường hoạt động phát hiện tội phạm từ các thông tin tố giác tội phạm. - Áp dụng các biện pháp xử lý sau khi tội phạm xảy ra nhằm tiếp tục phòng ngừa tái phạm tội. Trong các hoạt động xử lý sau khi tội phạm xảy ra, việc bắt giữ đối tượng và thu giữ vật chứng có ý nghĩa rất quan trọng vì đặc trưng của các tội phạm trong vụ án là bắt buộc phải thu giữ được vật chứng vụ án và có ý nghĩa quyết định đến các giai đoạn tố tụng còn lại. Thứ năm, tăng cường áp dụng các biện pháp quản lý, giáo dục, cải tạo người mãn hạn tù trở về địa phương, tù hưởng án treo, người vi phạm pháp luật khác. Để tiến hành quản lý, cải tạo người mãn hạn tù trở về địa phương, tù hưởng án treo, người vi phạm pháp luật khác, cần tiến hành các giải pháp phòng ngừa chung như tuyên truyền, phổ biến, giáo dục chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; giới thiệu việc làm; xây dựng các tổ chức, đoàn thể sinh hoạt tạo môi trường thuận lợi cho họ được tái hòa nhậm công đồng một cách thuận lợi cho họ tài hào nhập cộng đồng. Bên cạnh đó, cần áp dụng các biện pháp phòng ngừa cá biệt đối với những đối tượng có nguy cơ tái phạm cao để loại bỏ những yếu tố tiêu cực dẫn đến trở thành nguyên nhân, điều kiện tái phạm tội. Đồng thời qua đó chủ động phòng ngừa ngăn chặn không để hành vi tái phạm tội xảy ra. Chính quyền địa phương phải thống kê, lập danh sách các đối tượng có biểu hiện nghi vấn phạm tội, phân loại từng đối tượng để xây dựng kế hoạch phòng ngừa riêng biệt. 58 Tài liệu tham khảo 1. Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 2013 2. Nghị định 19/NĐ-CP ngày 20/12/1992 của Chính phủ 3. Nghị định 22/2013/NĐ-CP ngày 13/03/2013 của Chính phủ 4. Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014 5. Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014 6. Luật Công an nhân dân năm 2014 7. Thông tư số 18, 19, 20, 21, 22/2013 /TT-BCA ngày 01/4/2013 của Bộ trưởng Bộ Công an 8. Thông tư liên tịch số 02/2012/TTLT-BCA- BQP-BTP-BGD&ĐT ngày 06/2/2012 9. Hướng dẫn số 9191/C81-C84 ngày 21/10/2011 của Tổng cục VIII – BCA Theo tinh thần của Nghị định 05/2015, trong trường hợp người được uỷ quyền giao kết HĐLĐ tiến hành xử lý kỷ luật thì chỉ được xử lý kỷ luật tối đa đối với hình thức khiển trách, như vậy, quyền xử lý kỷ luật vẫn hoàn toàn thuộc về người có thẩm quyền giao kết HĐLĐ theo quy định của pháp luật. Điều này cũng bảo đảm tính hợp lý cũng như quyền quản lý của NSDLĐ mà đại diện của NSDLĐ trong trường hợp này chính là người có thẩm quyền giao kết HĐLĐ. Thứ ba, về thời hiệu xử lý kỷ luật sa thải NLĐ: Trong quá trình xử lý kỷ luật sa thải NLĐ đối với trường hợp khi hết thời gian quy định tại các điểm a, b và c khoản 4 Điều 123 BLLĐ, nếu còn thời hiệu để xử lý kỷ luật lao động thì NSDLĐ tiến hành xử lý kỷ luật lao động ngay. Tuy nhiên, thực tế nếu thời hiệu xử lý kỷ luật lao động vẫn còn nhưng rất ngắn mà NSDLĐ khó có thể thực hiện đầy đủ thủ tục xử lý kỷ luật lao động được, chúng tôi cho rằng cần có hướng dẫn cụ thể đối với những trường hợp này. Theo đoạn 1, khoản 2 Điều 124 BLLĐ, trong trường hợp “nếu hết thời hiệu thì được kéo dài thời hiệu để xử lý kỷ luật lao động nhưng tối đa không quá 60 ngày kể từ ngày hết thời gian nêu trên”, như vậy, chúng tôi cho rằng sẽ hợp lý và bao quát hơn cả khi quy định này được sửa đổi thành: “Khi hết thời gian quy định tại các điểm a, b và c khoản 4 Điều 123, nếu còn thời hiệu để xử lý kỷ luật lao động thì người sử dụng lao động tiến hành xử lý kỷ luật lao động ngay, nếu hết thời hiệu hoặc thời hiệu còn lại dưới 60 ngày thì được kéo dài thời hiệu để xử lý kỷ luật lao động nhưng tối đa không quá 60 ngày kể từ ngày hết thời gian nêu trên.” Trên cơ sở phân tích, đánh giá những bất cập trong việc chấm dứt HĐLĐ theo quy định pháp luật lao động hiện hành, một số giải pháp kiến nghị đưa ra trong bài viết mong muốn tạo hành lang pháp lý ổn định cho các chủ thể khi thực hiện quyền chấm dứt HĐLĐ, hạn chế những tranh chấp lao động phát sinh trong thời gian tới./. Tài liệu tham khảo 1. Bộ luật Lao động năm 1994 2. Bộ luật Lao động năm 2012 3. Nghị định 05/2015/NĐ-CP 4. Bộ quy tắc ứng xử quấy rối tình dục tại nơi làm việc do Bộ LĐ-TB&XH phối hợp Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam, Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam nghiên cứu, xây dựng với sự hỗ trợ kỹ thuật của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) PHÁP LUẬT VỀ CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG - MỘT SỐ BẤT CẬP VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN (Tiếp theo trang 45) HOÏC VIEÄN TÖ PHAÙP

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnguyen_nhan_dieu_kien_bien_phap_va_mot_so_giai_phap_phong_ng.pdf