Quan điểm về chỉ định phẫu thuật điều trị
lồng ruột nói chung và LRTP nói riêng khi
tháo lồng bằng các phương pháp không phẫu
thuật thất bại hoặc khi phát hiện có NNTT
được tất cả các tác giá đồng thuận(3,8). Tuy
nhiên vẫn còn chưa có ý kiến thống nhất về chỉ
định phẫu thuật điều trị LRTP nhiều lần mà
không thấy NNTT. Trong nghiên cứu này, có
18 BN được chỉ định phẫu thuật do LRTP
nhiều lần trong đó có 14 BN là do tái phát từ 3-
8 lần, 4 BN là do tái phát sớm lại 2-3 đợt sau
TLBH trong vòng 24 giờ. Một số tác giả khác(7)
chỉ định phẫu thuật cho BN bị LRTP là trẻ lớn
và/hoặc tái phát lần thứ 5. Phẫu thuật nội soi
đã được thực hiện trên 80% BN bị LRTP của
chúng tôi với tỷ lệ tháo lồng thành công 93,8%
đã cho thấy tính khả thi của phương pháp này
cho trẻ bị LRTP, tương tự như ý kiến của một
số tác giả khác(2). Tuy nhiên, phẫu thuật nội soi
mặc dù tháo được khối lồng nhưng có hạn chế
là có thể bỏ sót tổn thương trong mổ, đặc biệt
là polyp trong lòng ruột, như trường hợp 1 BN
của chúng tôi đã nhắc tới ở trên.
Kết quả của nghiên cứu này cho thấy ngay
cả sau khi được điều trị phẫu thuật, tỷ lệ BN bị
LRTP mà không có NNTT tái phát lại cũng là rất
cao – tới 20%, cao hơn hẳn so tỷ lệ tái phát 0-4%
của LR1 sau điều trị phẫu thuật đã được công bố
trong y văn. Để hạn chế LRTP vô căn tái phát lại,
kỹ thuật cố định hồi tràng vào manh tràng đã
được nhiều tác giả ứng dụng(2,5). Tuy nhiên cũng
có nghiên cứu cho thấy không có sự khác biệt về
tỷ lệ LRTP giữa nhóm BN được ứng dụng kỹ
thuật này và nhóm BN chỉ mổ tháo lồng đơn
thuần (5). Các BN bị LRTP vô căn của chúng tôi
được phẫu thuật tháo lồng và cố định manh
tràng vào thành bụng phải. Có thể phải cần thêm
những nghiên cứu so sánh mới để tìm ra kỹ
thuật thực sự hiệu quả hạn chế tái phát sau mổ
LRTP vô căn. Các BN bị LRTP lại sau phẫu thuật
cũng vẫn có thể được TLBH thành công như đã
thấy trong loạt BN của chúng tôi và theo báo cáo
của các tác giả khác(7).
Tóm lại, nghiên cứu của chúng tôi đã cho
thấy đại đa số LRTP ở trẻ em là vô căn (không
có NNTT) và có thể được TLBH thành công.
Tuy nhiên tỷ lệ tái phát lại sau điều trị (cả
TLBH hoặc phẫu thuật) của LRTP vô căn là
cao hơn nhiều so với LR1. Do đó cần có thêm
những nghiên cứu để tìm ra các phương pháp
mới hạn chế tái phát lại sau điều trị lồng ruột
nói chung và LRTP nói riêng.
5 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 27/01/2022 | Lượt xem: 232 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nguyên nhân và kết quả điều trị lồng ruột tái phát ở trẻ em, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Số 6 * 2014
104
NGUYÊN NHÂN VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ LỒNG RUỘT
TÁI PHÁT Ở TRẺ EM
Trần Ngọc Sơn*, Trần Văn Quyết**
TÓM TẮT
Mục tiêu: Tìm hiểu nguyên nhân và đánh giá kết quả điều trị lồng ruột tái phát (LRTP) ở trẻ em
Phương pháp nghiên cứu: Hồi cứu lại các bệnh nhân được điều trị LRTP (từ lần đầu tiên) tại bệnh viện
Nhi Trung ương từ tháng 9/2009 đến tháng 9/2011.
Kết quả: Có 66 bệnh nhân (BN) thuộc diện nghiên cứu (60,6% là trẻ nam) với tuổi trung bình 30,8 ± 2,4
tháng (dao động 4 tháng đến 8 tuổi). 64 BN bị LRTP sau tháo lồng bằng hơi (TLBH) và 2 BN – sau phẫu thuật
tháo lồng cho lồng ruột tiên phát (LR1). 89,7% LRTP xảy ra trong vòng 12 tháng sau LR1 và 46,1% - trong
vòng 6 tháng. Triệu chứng phố biến nhất của LRTP đau bụng 95,5%, nôn 57,6%, ỉa phân máu 23,3%. Siêu âm
chẩn đoán xác định LRTP ở 100% các trường hợp. Ở 62 BN (94%) không tìm thấy nguyên nhân thực thể
(NNTT). 2 BN được chỉ định phẫu thuật do có NNTT phát hiện trên siêu âm và phải cắt đoạn ruột. Tất cả 64 BN
còn lại được TLBH thành công. Với thời gian theo dõi trung vị 21 tháng sau điều trị, LRTP lại tái phát ở 40,8%
BN. Ở 22,7% BN, LRTP tái phát thêm 3 lần hoặc hơn và 2 BN trong nhóm này nội soi tiêu hóa phát hiện thấy và
cắt polyp đại tràng. Đại đa số LRTP lại được TLBH (với tỷ lệ tháo thành công 100%), tuy nhiên ở 8% LRTP lại
tái phát hơn 2 lần trong vòng 24 giờ. Các BN này và một số BN có LRTP từ 3 lần trở lên được chỉ định phẫu
thuật tháo lồng và cố định manh tràng. Tổng cộng có 145 ca LRTP trên 66 BN được điều trị, 125 ca đươc TLBH
(86,2%) và 20 ca được phẫu thuật (16 ca phẫu thuật nội soi). Tỷ lệ tái phát chung sau TLBH và phẫu thuật
tương ứng là 48% và 20%.
Kết luận: Đại đa số LRTP ở trẻ em là vô căn (không có NNTT) và có thể được TLBH thành công. Tuy
nhiên tỷ lệ tái phát sau điều trị (cả TLBH hoặc phẫu thuật) của LRTP vô căn là cao hơn nhiều so với LR1.
Từ khóa: Lồng ruột tái phát, trẻ em, nguyên nhân, điều trị.
ABSTRACT
TO STUDY ETIOLOGY AND TREATMENT RESULTS OF RECURRENT
INTUSSUSCEPTIONS (RIS) IN CHILDREN
Tran Ngoc Son, Tran Van Quyet* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 - No 6 - 2014: 104 - 108
Objectives: To study etiology and treatment results of recurrent intussusceptions (RIs) in children
Methods: Medical records of children treated for RI (from the first episode) at National Hospital of
Pediatrics, Vietnam between September, 2009 and September, 2011 were reviewed.
Results: 66 patients were identified (60.6% boys) with mean age 30.8±2.4 months (range: 4 months - 8
years). 64 patients had RI after air enema reduction (AER), and 2- after surgical reduction for primary
intussusceptions (PI). 89.7% RI occurred within 12 months after PI and 46.1%- within 6 months. Most common
symptoms of RIs were abdominal pain 95.5%, vomiting 57.6%, bloody stool 23.3%. Ultrasound detected RI in
100% cases. In 62 patients (94%) no pathologic lead point (PLP) was found. Two patients underwent surgery for
PLP (detected by ultrasound) and intestinal resection was performed. All other 64 RIs were reduced successfully
by AER. For a median follow up of 21 months, re-recurrence occurred in 40.8% of patients. In 22.7% of patients,
intussusception re-recurred 3 times or more, and in two patients in this group, a colonic polyp was found and
removed by colonoscopy. Most RIs were treated again by AER (successful reduction in 100%), but in 8%
intussusception re-recurred more than 2 times within 24 hours. Those patients and some others with RI more
than 3 times were indicated for surgery, which consisted of surgical reduction and caecopexy. Totally 145 RIs of
* Bệnh viện NhiTrung Ương
Tác giả liên lạc: TS. BS Trần Ngọc Sơn ĐT: 0904138502 Email: drtranson@yahoo.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Số 6 * 2014 Nghiên cứu Y học
105
66 patients were treated, 125 - by AER (86.2%) and 20- by surgery (16 cases- by laparoscopic surgery). The
overall re-recurrent rate after AER and surgery for RI was 48% and 20%, respectively.
Conclusions: Most cases of RI in children were idiopathic (without PLP) and can be treated successfully by
AER. However the recurrent rate after treatment (AER or surgery) for idiopathic RI is much higher than PI.
Kewords: Recurrent intussusceptions, children, etiology, treatment.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Lồng ruột là một trong những cấp cứu hay
gặp nhất ở trẻ nhỏ, nếu không được phát hiện
điều trị kịp thời có thể dẫn đến những biến
chứng nặng thậm chí tử vong (3). Hầu hết các
trường hợp lồng ruột tiên phát (LR1) ở trẻ nhỏ là
không có nguyên nhân thực thể (NNTT) (1,3).
Phương pháp điều trị chủ yếu cho LR1 là tháo
lồng bằng các phương pháp không phẫu thuật
(bằng bơm khí, bơm barit hoặc bơm nước qua
hậu môn). Phẫu thuật tháo lồng cho LR1 thường
được chỉ định khi các phương pháp trên thất bại,
khi LR1 đã có biến chứng viêm phúc mạc, hoăc
các trường hợp LR1 có nguyên nhân thực thể(3,8).
Với sự tiến bộ của y học ngày nay tỷ lệ tử vong
chung của các bệnh nhi bị lồng ruột ở các trung
tâm lớn thường không vượt quá 0,1%. Tuy vậy
tỷ lệ lồng ruột tái phát (LRTP) sau điều trị là
tương đối cao từ 4-15%(3,4,6,7,9) . Mặc dù ở Việt nam
và trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về lồng
ruột tiên phát, cho đến nay vẫn chưa có nhiều
báo cáo về lồng ruột tái phát ở trẻ em. Có những
vấn đề về LRTP vẫn còn chưa được nghiên cứu
nhiều như tỷ lệ LRTP có NNTT, tỷ lệ lại tái phát
của LRTP sau điều trị và phương pháp điều trị
tối ưu cho LRTP. Vì vậy chúng tôi tiến hành
nghiên cứu này nhằm tìm hiểu tỷ lệ bệnh nhân
LRTP có NNTT và đánh giá kết quả điều trị
LRTP ở trẻ em, qua đó đề xuất phương pháp
tiếp cận điều trị hợp lý cho bệnh nhân (BN) bị
LRTP.
Mục tiêu nghiên cứu
Tìm hiểu nguyên nhân và đánh giá kết quả
điều trị lồng ruột tái phát (LRTP) ở trẻ em.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Chúng tôi hồi cứu lại các BN bị LRTP được
điều trị tại bệnh viện Nhi Trung ương (BVNTW)
từ tháng 9 năm 2009 đến tháng 9 năm 2011. Tiêu
chuẩn chọn lựa BN vào nghiên cứu này bao gồm
các bệnh nhi có LRTP lần 1 trong thời gian trên
và các BN này đã được chẩn đoán và điều trị
LR1 cũng tại BVNTW, với hồ sơ đầy đủ dữ liệu.
Chẩn đoán lồng ruột dựa trên tiêu chuẩn nhìn
thấy đầu lồng trên màn hình tăng sáng sau khi
bơm khí qua hậu môn hoặc nhìn thấy khối lồng
trong phẫu thuật. Tháo lồng bằng bơm khí qua
hậu môn (hay được gọi là tháo lồng bằng hơi –
TLBH) được thực hiện dưới kiểm soát của màn
hình tăng sáng. Chỉ định phương pháp phẫu
thuật mổ mở hay nội soi phụ thuộc vào chủ
quan của phẫu thuật viên. Cách thức phẫu thuật
bao gồm tháo lồng và cắt đoạn ruột khi có
NNTT, hoặc tháo lồng, cắt ruột thừa và cố định
manh tràng vào thành bụng bên phải khi không
thấy có NNTT. Các BN bị LRTP nhiều lần được
chỉ định CT ổ bụng và nội soi đại tràng để tìm
NNTT.
Các số liệu được tập hợp bao gồm đặc điểm
BN (tuổi, giới), phương pháp điều trị LR1, diễn
biến lâm sàng, chẩn đoán, điều trị LRTP và kết
quả. Các BN được theo dõi sau điều trị dựa trên
dữ liệu hệ thống máy tính của bệnh viện và/hoặc
gọi điện thoại.
KẾT QUẢ
Trong thời gian từ 01/9/2009 đến 31/8/2011
tại BVNTW đã có 119 BN vào viện với chẩn
đoán là LR tái phát trong số 2257 bệnh nhân LR
được chẩn đoán và điều trị. Tuy nhiên chỉ có 66
BN đáp ứng tiêu chuẩn lựa chon BN nghiên cứu.
Trong số này có 40 trẻ nam (60,6%) và 26 trẻ nữ
(39,4%) với tỷ lệ nam: nữ là 3:2. Tuổi trung bình
của các BN là 30,8±2,4 tháng (dao động từ 4
tháng đến 8 tuổi). 64 (97%) BN bị LRTP sau điều
trị LR1 với TLBH, chỉ có 2 BN là sau phẫu thuật
tháo lồng cho LR1. 89,7% LRTP xảy ra trong
vòng 12 tháng và 46,1% - trong vòng 6 tháng sau
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Số 6 * 2014
106
LR1. Đặc biệt có 13 BN (19,6%) bị LRTP trong
tháng đầu tiên sau LR1, trong đó 2 BN (3%) là
sau 1 ngày và 3 BN (4,5%) là sau 1-7 ngày.
Triệu chứng lâm sàng của LRTP chủ yếu là
đau bụng - 63 BN (95,5%), nôn – 38 BN (57,6%),
ỉa máu -18 BN (23,3%). Thăm khám lâm sàng sờ
thấy khối lồng ở 58 BN (87,9%) , thăm trực tràng
có máu ở 17 BN (25,8%) trong đó có 3 BN (4,5%)
sờ thấy đầu khối lồng khi thăm trực tràng. Tất cả
BN đều được siêu âm bụng và 100% đều thấy
hình ảnh bia bắn điển hình của lồng ruột.
64 trên 66 BN bị LRTP lần 1 được điều trị
tháo lồng bằng hơi (97%) với tỷ lệ tháo lồng
thành công là 100%. Trong số này 58 BN (90,6%)
tháo lồng thành công với 1 đơt bơm hơi, chỉ có 6
BN (9,4%) là phải cần tới bơm hơi đợt thứ 2. Sau
tháo lồng bằng hơi 60 BN (94,7%) ra viện không
có biến chứng, chỉ có 3 BN (4,7%) bị ỉa chảy và 1
BN (1,6%) bị sốt.
2 trên 66 BN (3%) đươc chỉ định phẫu thuật
ngay do siêu âm phát hiện có nguyên nhân thực
thể: 1 BN có u manh tràng, 1 BN có nang ruột
đôi hồi tràng. 2 BN này được phẫu thuật tháo
lồng (mổ mở), cắt đoạn ruột có nguyên nhân và
nối ruột tận tân với kết quả tốt sau mổ.
Theo dõi BN sau ra viện với thời gian từ 2
tháng đến 24 tháng (trung bình 10± 0,3 tháng)
cho thấy Có 27/66 bệnh nhân bị LR tái phát lần 2,
chiếm tỷ lệ 40,9%. Tất cả những bệnh nhân này,
khi bị LRTP lần 1 đều được tháo lồng bằng hơi, 2
bệnh nhân LRTP lần 1 được mổ cắt đoạn ruột có
nguyên nhân đều không tái phát. LRTP lần 2
cách lần 1 trong vòng 12 tháng ở 81,5%, trong
vòng 6 tháng đầu ở 40,8%.
100% bệnh nhân LR tái phát lần 2 được điều
trị tháo lồng bằng hơi. Có 23/27 (85,2%), bệnh
nhân được bơm hơi tháo lồng thành công không
tái phát ngay, 4 bệnh nhân (14,8%) được tháo
lồng bằng hơi thành công nhưng sau đó tái phát
nhanh và được chỉ định điều trị phẫu thuật.
Sau điều trị LRTP lần 2, có 10 BN tiếp tục
bị LRTP với tổng số lần LRTP từ 3 đến 8 lần
(Bảng 1)
Bảng 1: Tỷ lệ tái phát sau khi được điều trj LRTP lần 1.
Số lần tái phát Số lượng bệnh nhân %
0 39 59,2
1 7 10,6
2 10 15,2
3 1 1,5
4 3 4,5
5 2 3,0
6 2 3,0
7 1 1,5
8 1 1,5
Tổng 66 100
* Nhận xét: Với 41 ca LRTP từ lần 3 trở lên (1
BN có thể có nhiều hơn 1 ca), 27 ca (65,9%) được
TLBH và 14 ca (34,1%) được điều trị phẫu thuật.
Tổng kết chung của điều trị LRTP với TLBH
được trình bày ở bảng 2. Trên 118 ca LRTP được
tháo lồng bằng hơi, tỷ lệ tái phát chung là 44,9%.
Có 2 BN bị LRTP nhiều lần được nội soi đại
tràng phát hiện và cắt polyp đại tràng, sau đó
không còn bị tái phát.
Bảng 2: Tổng kết điều trị lồng ruột tái phát với tháo
lồng bằng hơi
Tổng số đợt
LRTP*
Tái phát
Số đơt LRTP* %
LR tái phát lần 1 64 27 42,1
LR tái phát lần 2 27 18 66,7
LR tái phát lần 3 18 5 27,8
LR tái phát lần 4 6 1 16,7
LR tái phát lần ≥5 3 2 66,7
Tổng 118 53 44,9
*: một bệnh nhân có thể có nhiều hơn 1 đợt lồng ruột tái
phát
* Nhận xét: Khi chỉ định phẫu thuật, phẫu
thuật nội soi được ứng dụng ở 80% các trường
hợp so với 20% của mổ mở (Bảng 3). Tỷ lệ thành
công của phẫu thuật nội soi là 15/16 BN (93,8%).
Bảng 3: Chỉ định và phương pháp điều trị phẫu thuật
cho LRTP.
n %
Chỉ định
Tái phát ≥ 3 lần 14 70
Tái phát lại ≥ 2
lần/24 giờ
4 20
Có nguyên nhân
thực thể
2 10
Phương
pháp
Mổ nội
soi
Thành công 15
80
Chuyển mổ mở 1
Mổ mở 4 20
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Số 6 * 2014 Nghiên cứu Y học
107
* Nhận xét: Trong tổng số 20 ca được phẫu
thuật, lồng kiểu hồi – manh – đại tràng chiếm
55%, lồng hồi- đại tràng lên chiếm tỷ lệ 25%, tỷ
lệ lồng hồi – hồi – đại tràng và đại – đại – tràng
ít gặp hơn, chỉ chiếm 10%. Ngoại trừ 2 BN
được phát hiện có NNTT trước mổ bằng siêu
âm, ở 18 BN còn lại đều không tìm thấy có
NNTT trong mổ.
Sau phẫu thuật điều trị LRTP, có 25% có
biến chứng sau mổ (15% viêm ruột và 10% sốt
cao trên 390C ). Theo dõi sau khi ra viện của
các BN được phẫu thuật LRTP, tỷ lệ tái phát
sau mổ là khá cao, tới 20% (các BN này lại
được TLBH thành công). Ngoài ra còn có 1 BN
(5%) bị tắc ruột sau mổ được điều trị nội khoa
có kết quả tốt.
Tổng kết lại các NNTT dẫn đến LRTP (qua
chẩn đoán hình ảnh, tìm thấy trong mổ, nội soi
tiêu hóa), 94% các BN bị LRTP đều không có
NNTT (bảng 4).
Bảng 4: Nguyên nhân thực thể của lồng ruột tái
phát.
Nguyên nhân n %
Không rõ nguyên nhân 62 94
Polyp ruột 2 3
Ruột đôi 1 1,5
U manh tràng 1 1,5
Tổng 66 100
BÀN LUẬN
Tuổi trung bình của trẻ bị LRTP trong
nghiên cứu này là 30,8 tháng, cao hơn so với một
số báo cáo khác về LRTP(4,7). Các trẻ nam bị LRTP
nhiều hơn với tỷ lệ nam:nữ là 1,5 tương tự như ở
LR1 1,3. Nghiên cứu của Ransan N(7) trên 75 BN
bị LRTP cũng cho thấy tỷ lệ nam:nữ là 1,3.
Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy thời gian bị
LRTP phổ biến nhất là trong vòng 12 tháng đầu
tiên sau LR1 phân bố tương đối đều giữa 6 tháng
đầu và 6 tháng sau, với tỷ lệ trẻ bị LRTP trong
khoảng từ 6-12 tháng sau LR1 là khá cao – 43,6%.
Kết quả này khác kết quả nghiên cứu của một số
tác giả khác. Theo nghiên cứu của Ngô Đình
Mạc(6), 89,7% (35/39 bệnh nhân) bị tái phát trong
khoảng thời gian 6 tháng đầu. Theo báo cáo của
Rangsan N (7), tỷ lệ bệnh nhân bị LRTP trong thời
gian 6-12 tháng chỉ là 19,5%.
Một số nghiên cứu về LRTP đã cho thấy
các triệu chứng lâm sàng của LRTP là không
khác biệt có ý nghĩa so với LR1 (4,7). Nghiên cứu
của chúng tôi cho thấy trong khi tỷ lệ BN bị
đau bụng và nôn là tương tự, tỷ lệ phân có
máu của LRTP là thấp hơn so với LR1 (1). Điều
này có thể là do bố mẹ của trẻ bị LRTP đã có
kinh nghiệm hơn trong phát hiện triệu chứng
bệnh và cho trẻ đến viện sớm hơn. Ở loạt BN
của chúng tôi 55,2 BN bị LRTP đến viện trước
12 giờ từ khi bắt đầu có triệu chứng, tương tự
như một số nghiên cứu khác(4,7).
Chẩn đoán xác định LRTP dựa trên siêu âm
và X-quang khi bơm hơi tháo lồng. Trong nghiên
cứu này, siêu âm chẩn đoán chính xác lồng ruột
ở 100% các trường hợp LRTP. Tuy nhiên chẩn
đoán dược NNTT dẫn đến LRTP là khá khó
khăn. Chỉ có 2 trên 4 BN có NNTT được phát
hiện ra nguyên nhân bệnh lý dẫn đến LRTP (u
manh tràng và nang ruột đôi) bằng chẩn đoán
hình ảnh trước khi điều trị. 2 BN còn lại sau khi
đã điều trị mà LRTP thêm nhiều lần được nội soi
tiêu hóa mới phát hiện ra có polyp đại tràng và
được cắt polyp cũng qua nội soi tiêu hóa. Điều
đáng chú ý ở đây là 1 trong số 2 BN này đã được
phẫu thuật nội soi tháo lồng nhưng trong mổ
không phát hiện được polyp đại tràng. Kinh
nghiệm của chúng tôi cho thấy nội soi đại tràng
nên được thực hiện ở những BN bị LRTP nhiều
lần sau điều trị, kể cả đã được phẫu thuật nội soi
ổ bụng.
Kết quả của nghiên cứu này cho thấy đại đa
số các trường hợp (tới 94%) LRTP ở trẻ em là
không có NNTT. Một nghiên cứu gần đây trên
số lượng khá lớn BN bị LRTP cũng đã cho kết
quả tương tự(7). Điều này ủng hộ cho quan điểm
tiếp cận điều trị LRTP ở trẻ em tương tự như
LR1. Các BN trong nghiên cứu này cũng đã
được điều trị chủ yếu bằng phương pháp không
phẫu thuật – TLBH. Điều đáng nói là tỷ lệ TLBH
thành công của các trường hợp LRTP đạt tới
100%, có khác biệt so với LR1 khi mà tỷ lệ này
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Số 6 * 2014
108
chỉ khoảng 90%, tương tự như một số báo cáo
khác(4,7). Tuy vậy đáng chú ý là tỷ lệ tái phát sau
TLBH là rất cao, tới 44,9% so với tỷ lệ tái phát 10-
15% của LR1 đã được công bố. Điều này cho đến
nay chưa được nghiên cứu nào đề cập.
Quan điểm về chỉ định phẫu thuật điều trị
lồng ruột nói chung và LRTP nói riêng khi
tháo lồng bằng các phương pháp không phẫu
thuật thất bại hoặc khi phát hiện có NNTT
được tất cả các tác giá đồng thuận(3,8). Tuy
nhiên vẫn còn chưa có ý kiến thống nhất về chỉ
định phẫu thuật điều trị LRTP nhiều lần mà
không thấy NNTT. Trong nghiên cứu này, có
18 BN được chỉ định phẫu thuật do LRTP
nhiều lần trong đó có 14 BN là do tái phát từ 3-
8 lần, 4 BN là do tái phát sớm lại 2-3 đợt sau
TLBH trong vòng 24 giờ. Một số tác giả khác(7)
chỉ định phẫu thuật cho BN bị LRTP là trẻ lớn
và/hoặc tái phát lần thứ 5. Phẫu thuật nội soi
đã được thực hiện trên 80% BN bị LRTP của
chúng tôi với tỷ lệ tháo lồng thành công 93,8%
đã cho thấy tính khả thi của phương pháp này
cho trẻ bị LRTP, tương tự như ý kiến của một
số tác giả khác(2). Tuy nhiên, phẫu thuật nội soi
mặc dù tháo được khối lồng nhưng có hạn chế
là có thể bỏ sót tổn thương trong mổ, đặc biệt
là polyp trong lòng ruột, như trường hợp 1 BN
của chúng tôi đã nhắc tới ở trên.
Kết quả của nghiên cứu này cho thấy ngay
cả sau khi được điều trị phẫu thuật, tỷ lệ BN bị
LRTP mà không có NNTT tái phát lại cũng là rất
cao – tới 20%, cao hơn hẳn so tỷ lệ tái phát 0-4%
của LR1 sau điều trị phẫu thuật đã được công bố
trong y văn. Để hạn chế LRTP vô căn tái phát lại,
kỹ thuật cố định hồi tràng vào manh tràng đã
được nhiều tác giả ứng dụng(2,5). Tuy nhiên cũng
có nghiên cứu cho thấy không có sự khác biệt về
tỷ lệ LRTP giữa nhóm BN được ứng dụng kỹ
thuật này và nhóm BN chỉ mổ tháo lồng đơn
thuần (5). Các BN bị LRTP vô căn của chúng tôi
được phẫu thuật tháo lồng và cố định manh
tràng vào thành bụng phải. Có thể phải cần thêm
những nghiên cứu so sánh mới để tìm ra kỹ
thuật thực sự hiệu quả hạn chế tái phát sau mổ
LRTP vô căn. Các BN bị LRTP lại sau phẫu thuật
cũng vẫn có thể được TLBH thành công như đã
thấy trong loạt BN của chúng tôi và theo báo cáo
của các tác giả khác(7).
Tóm lại, nghiên cứu của chúng tôi đã cho
thấy đại đa số LRTP ở trẻ em là vô căn (không
có NNTT) và có thể được TLBH thành công.
Tuy nhiên tỷ lệ tái phát lại sau điều trị (cả
TLBH hoặc phẫu thuật) của LRTP vô căn là
cao hơn nhiều so với LR1. Do đó cần có thêm
những nghiên cứu để tìm ra các phương pháp
mới hạn chế tái phát lại sau điều trị lồng ruột
nói chung và LRTP nói riêng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bines JE, Liem NT, Justice FA, Son TN, Carlin JB, Campo MD,
Jamsen K, Mulholland K, Barnett P, Barnes GL (2006).
Validation of clinical case definition of acute intussusception in
infants in Vietnam and Australia. Bulletin of the World Health
Organisation;84(7):pp 569-575.
2. Boehm R, Till H (2003). Recurrent intussusceptions in an infant
that were terminated by laparoscopic ileocolonic pexie. Surg
Endosc. May;17(5):pp 831-2.
3. Daniel GY (1998). Intususception. In “Pediatric Surgery”, Edited
by Jay Grosfeld. Mosby Year Book, Inc. pp 1185-1195.
4. Justice FA, Nguyen LT, Tran SN, Kirkwood CD, Thi NT, Carlin
JB, Bines JE (2011). Recurrent intussusception in infants. J
Paediatr Child HealthNov;47(11):pp 802-5.
5. Koh CC, Sheu JC, Wang NL, Lee HC, Chang PY, Yeh ML (2006).
Recurrent ileocolic intussusception after different surgical
procedures in children. Pediatr Surg Int. Sep;22(9):pp 725-8.
6. Ngô Đình Mạc, Lê Tẩy (1976). Lồng ruột lại sau tháo lồng bằng
bơm không khí vào đại tràng. Ngoại khoa, 4(2): tr 49 - 53.
7. Niramis R, Watanatittan S, Kruatrachue A, Anuntkosol M,
Buranakitjaroen V, Rattanasuwan T, Wongtapradit L, Tongsin
A (2010). Management of recurrent intussusception:
nonoperative or operative reduction? J Pediatr Surg.
Nov;45(11):pp 2175-80.
8. Trần Ngọc Sơn (2011). Chẩn đoán và điều trị lồng ruột cấp ở trẻ
em. Trong “Hướng dẫn điều trị tập III: Cấp cứu nhi khoa”, Bộ Y
tế, NXB Y học., tr.170-174.
9. Yang CM, Hsu HY, Tsao PN, Chang MH, Lin FY (2001).
Recurrence of intussusception in childhood. Acta Paediatr
Taiwan. May-Jun;42(3):158-61.
Ngày nhận bài báo 12-09-2014.
Ngày phản biện đánh giá bài báo 08-10-2014.
Ngày bài báo được đăng: 14-11-2014.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nguyen_nhan_va_ket_qua_dieu_tri_long_ruot_tai_phat_o_tre_em.pdf