Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ tử vong ở trẻ em suy thận mãn nhập viện tại thành phố Hồ Chí Minh (2001-2005)

Trong nghiên cứu của chúng tôi, tần suất bệnh thận bẩm sinh thấp do chưa có chương trình tầm soát các dị dạng đường tiết niệu tại Việt Nam. Chụp bàng quang ngược dòng ít được chỉ định trong bệnh cảnh nhiễm trùng tiểu, nên tỉ lệ trào ngược bàng quang niệu quản rất thấp trong nghiên cứu này. Nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận tỉ lệ bàng quang thần kinh rất cao (31%), kết quả tương tự ở Tunisie (25%)(11) và Iran (31%)(18). Bàng quang thần kinh rất hiếm gặp ở trẻ em Hòa Lan (1,6%)(19) và không được ghi nhận ở Bắc Mỹ(16). Một trong những vấn đề nổi bật trong nghiên cứu của chúng tôi là đa số trẻ nhập viện rất muộn, STM ở giai đoạn cuối (85%). Điều này có thể do các tuyến cơ sở không nhận biết được sớm bệnh. Tỉ lệ tử vong trong nghiên cứu của chúng tôi rất cao (15%) và cũng được ghi nhận tương tự tại các nước đang phát triển khác do khả năng tổ chức và điều trị còn hạn chế(1). Tại Nigeria, một nghiên cứu ghi nhận tỉ lệ tử vong ở trẻ em STM là 47%(8). Trong nghiên cứu của chúng tôi, toan chuyển hóa là yếu tố tiên lượng tử vong chính, điều này cũng được ghi nhận bởi nhiều tác giả, đặc biệt là nghiên cứu DOPPS(20). Từ nghiên cứu này, việc phát hiện và điều trị sớm bệnh STM ở trẻ em như tầm soát dị dạng đường tiết niệu bằng chẩn đoán trước sanh, thực hiện các chương trình tầm soát bất thường đường niệu tại các trường học và quản lý tốt các bệnh lý nhiễm trùng là cần thiết.

pdf6 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 08/02/2022 | Lượt xem: 80 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ tử vong ở trẻ em suy thận mãn nhập viện tại thành phố Hồ Chí Minh (2001-2005), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 2 * 2010 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Kỹ Thuật Đại Học Y Phạm Ngọc Thạch Năm 2010 86 NGUYÊN NHÂN VÀ YẾU TỐ NGUY CƠ TỬ VONG Ở TRẺ EM SUY THẬN MÃN NHẬP VIỆN TẠI TP HỒ CHÍ MINH (2001-2005) Trần Thị Mộng Hiệp* TÓM TẮT Mục tiêu: Nghiên cứu nhằm khảo sát nguyên nhân, ñánh giá ñiều trị và xác ñịnh các yếu tố nguy cơ tử vong ở trẻ bị suy thận mãn nhập viện tại Thành phố Hồ Chí Minh (TP HCM), Việt Nam. Đối tượng: Nghiên cứu ñược thực hiện trên 310 bệnh nhi Suy Thận Mãn (STM) nhập viện tại TP HCM từ tháng 1/2001 ñến tháng 12/2005. Phương pháp: Nghiên cứu hồi cứu. Kết quả: Số bệnh nhi STM nhập viện trung bình là 4.8 trẻ/ 1 triệu trẻ sinh sống tại TP HCM. Tuổi trung vị là 14 tuổi, 85% trẻ ở giai ñoạn cuối của bệnh. Bệnh lý ñi kèm bao gồm thiếu máu (96%), cao huyết áp (74%) và bệnh lý tim phổi (39%). Nguyên nhân do cầu thận chiếm 30%, bẩm sinh di truyền 20% và 50% các trường hợp không ñược khảo sát nguyên nhân. Bảy mươi ba phần trăm trẻ STM giai ñoạn cuối không ñược ñiều trị thay thế. Tỉ lệ tử vong tại bệnh viện là 15%. Nguy cơ tử vong càng cao ở trẻ càng nhỏ tuổi (1-4 tuổi), cũng như ở trẻ trai và trẻ có bệnh thận mắc phải. Qua khảo sát hồi quy ña biến, toan chuyển hóa nặng là yếu tố tiên lượng tử vong chính. Kết luận: Trẻ STM nhập viện tại TP HCM trong tình trạng nặng và rất trễ. Các khả năng ñiều trị còn giới hạn. Từ khóa: Suy thận mãn; Yếu tố nguy cơ; Tử vong; Bệnh thận nguyên phát. ABSTRACT ETIOLOGY AND RISK FACTORS FOR MORTALITY OF CHRONIC RENAL FAILURE IN HOSPITALIZED CHILDREN IN HO CHI MINH CITY (2001-2005) Tran Thi Mong Hiep** Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 14 - Supplement of No 2 - 2010: 86 - 91 Objective: The aim of this study was to investigate the etiology, treatment modalities and to determine mortality risks in hospitalized children with chronic renal failure (CRF in HoChiMinh City - Vietnam. Patients and methods: We reviewed from January 2001 to December 2005 the records of 310 children with CRF hospitalized in HoChiMinh City. Results: The average annual number case of hospitalized children with CRF was 4.8 per million-child population native to HoChiMinh City. The median age was 14 years, 85% of patients were in end stage renal failure. Associated illnesses were anemia (96%), hypertension (74%) and cardio-pulmonary diseases (39%). Causes of CRF included glomerulonephritis (30%), congenital/hereditary anomalies (20%) but in 50% of children, the etiology was unavailable. Seventy three percent of cases with end stage renal failure did not benefit from renal replacement therapy. During hospitalization, 47 patients (15%) died. Mortality risks were higher in young children (1-4 years), in males and in patients with acquired pathologies. Severe metabolic acidosis was the main predictive factor of mortality by multivariate regression analysis. Conclusion: Our data shows a poor outcome due to late referral and limited facilities for renal replacement therapy in children with CRF hospitalized in HoChiMinh City. Keywords: End stage renal failure; Risk factors; Mortality; Primary renal disease ĐẶT VẤN ĐỀ Tiên lượng bệnh Suy Thận Mãn (STM) giai ñoạn cuối ñã cải thiện rất ñáng kể tại các nước phát triển do những tiến bộ về lọc thận và ghép thận. Tuy nhiên các phương pháp này rất ít ñược thực hiện tại các nước ñang phát triển do tình trạng kinh tế xã hội còn hạn chế (1). Hiện nay chưa có nghiên cứu dịch tễ về STM ở trẻ em tại Việt Nam. Hiểu biết rõ hơn vấn ñề sẽ giúp cho chúng ta có những chiến lược can thiệp nhằm nâng cao việc phòng ngừa và ñiều trị tốt hơn cho những bệnh nhân * ĐH Y Khoa Phạm Ngọc Thạch, Khoa Thận - Nội Tiết BV Nhi Đồng 2 Tác giả liên hệ: TS.BS Trần Thị Mộng Hiệp. ĐT: 0908.198.104. Email: tranmonghiep@yahoo.fr Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 2 * 2010 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Kỹ Thuật Đại Học Y Phạm Ngọc Thạch Năm 2010 87 này. Ngoài ra, việc xác ñịnh các yếu tố nguy cơ sẽ góp phần làm giảm tử vong ở các bệnh nhi mắc STM. Mục tiêu nghiên cứu nhằm ñánh giá số lượng trẻ em ñược chẩn ñoán STM hàng năm, xác ñịnh các nguyên nhân gây STM, mô tả các triệu chứng lâm sàng lúc nhập viện, phân tích các khả năng ñiều trị và xác ñịnh các yếu tố tiên lượng tử vong ở trẻ em STM nhập viện tại TP Hồ Chí Minh (TP HCM). PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Tiêu chuẩn chọn mẫu Bệnh nhân ñược nhập vào lô nghiên cứu sau khi khảo sát tất cả các bệnh viện có khả năng ñiều trị bệnh thận ở trẻ em tại TP HCM, nhằm không bỏ sót các trường hợp hội ñủ ñiều kiện. Trẻ STM dưới 15 tuổi ñược theo dõi và ñiều trị tại 2 bệnh viện Nhi Đồng 1 và Nhi Đồng 2. Bệnh nhân STM trên 15 tuổi ñược ñiều trị tại 4 bệnh viện Chợ Rẫy, Nhân Dân Gia Định, Bình Dân và bệnh viện 115. Từ tháng 1 năm 2001 ñến tháng 12 năm 2005, có 310 bệnh nhân STM tuổi từ 1 – 19 tuổi nhập viện tại TP. HCM. Trong 310 bệnh nhân ñược nhập vào lô nghiên cúu, chỉ có 65 bệnh nhân ñược ño chiều cao, do vậy, ñộ lọc cầu thận (Glomerular Filtration Rate, GFR) có thể ñược tính theo công thức Schwartz ñược ñịnh nghĩa như sau(2): GFR (ml/min/1,73m2) = k x Height (cm)/ serum creatinine (mg/dl). k = 0,45 cho trẻ từ 0 to 18 tháng tuổi. 0,55 cho trẻ > 2 tuổi, và trẻ gái tuổi dậy thì. 0,70 trẻ trai tuổi dậy thì. Để ñánh giá ñộ lọc cầu thận (GFR) trong nhóm bệnh nhi không ñược ño chiều cao, chúng tôi sử dụng biểu ñồ về mối liên quan giữa creatinin/ máu và GFR do Dechaux thiết lập(3). Chẩn ñoán STM dựa vào các ñặc ñiểm lâm sàng, siêu âm cho kết quả 2 thận teo hoặc tăng urê/máu trên 3 tháng. STM giai ñoạn cuối ñược ñịnh nghiã theo the National Kidney Foundation/ Kidney Disease Outcomes Quality Initiative (K/DOQI) khi GFR < 15 ml/min/1,73m2 (4). Chậm phát triển chiều cao và cân nặng ñược ñịnh nghiã khi trị số chiều cao và cân nặng theo chuẩn dưới –2 ñộ lệch chuẩn. Do chưa có tiêu chuẩn phát triển thể chất của trẻ em Việt Nam, chúng tôi tạm sử dụng chuẩn của trẻ em Nhật Bản(5). Các tham số về nhân khẩu học (nơi sinh, tuổi, giới), tiền sử (cân nặng lúc sinh, tiền căn bệnh lý), ñặc ñiểm nhân trắc học (cân nặng, chiều cao, huyết áp), ñặc ñiểm lâm sàng (bệnh thận nguyên phát, các dị dạng bẩm sinh ñi kèm và các triệu chứng liên quan ñến tình trạng suy thận), các xét nghiệm sinh học (máu và nước tiểu) và các chỉ ñịnh ñiều trị ñược thu thập từ hồ sơ bệnh án. Nguyên nhân STM ñược xác ñịnh bằng siêu âm trong 58 các trường hợp, chụp niệu ký nội tĩnh mạch (UIV) trong 8 trường hợp, chụp bàng quang ngược dòng trong 11 trường hợp, và sinh thiết thận trong 20 trường hợp. Chẩn ñoán xác ñịnh viêm cầu thận mãn dựa vào sinh thiết thận. Đối với bệnh nhân không ñược sinh thiết thận, chẩn ñoán viêm cầu thận mãn dựa vào lâm sàng với tiền căn phù và tiểu ñạm kéo dài, trước khi xuất hiện suy thận, cao huyết áp, có sự hiện diện của trụ niệu kéo dài và/hoặc ñạm niệu >1 g/m² /ngày vào thời ñiểm chẩn ñoán. Xử lý thống kê Số trẻ ñược chẩn ñoán STM hàng năm ñược tính trên số trẻ em dưới 19 tuổi sinh sống tại TP HCM hàng năm, nhập viện lần ñầu giữa 2001 – 2005. Số liệu liên tục ñược thể hiện bằng trị số trung bình và ñộ lệch chuẩn (số học và số trung bình nhân) hoặc bằng trung vị và khoảng tứ phân vị. Mối tương quan giửa tử vong và các tham số (nhân khẩu và nhân trắc học) ñược tính bằng phương pháp Katz-Woolf logit với hazard ratio và khoảng tin cậy 95%. Các yếu tố tiên lượng tử vong của các xét nghiệm sinh học ñược xác ñịnh qua khảo sát ñơn biến với Student T-test và phân tích hồi quy ña biến; ngưỡng ý nghĩa thống kê ñược xác ñịnh khi P < 0,05. Khảo sát thống kê bằng phần mềm SPSS 12.0 for Windows (SPSS, Chicago, Illinois, USA) và NCSS 97 (NCSS, Kaysville, Utah, USA). KẾT QUẢ Đặc ñiểm nhân khẩu học Trong khoảng thời gian từ tháng 1 năm 2001 ñến tháng 12 năm 2005, 310 bệnh nhi STM nhập viện tại TP Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 2 * 2010 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Kỹ Thuật Đại Học Y Phạm Ngọc Thạch Năm 2010 88 HCM (Bảng 1). Trong số ñó, 17% (n=53) sinh sống tại TP HCM, 48% (n= 149) ñến từ 14 tỉnh thành miền Trung, 33% (n=103) từ 12 tỉnh thành miền Nam và 2% (n=5) ñến từ miền Bắc Việt Nam. Bảng 1: Đặc ñiểm nhân khẩu, nhân trắc học và lâm sàng trên 310 bệnh nhi. n % TP HCM 53 17,1 Nơi cư ngụ 30 tỉnh khác 257 82,9 1-4 24 7,7 5-9 42 13,6 10-14 96 31,0 Tuổi (năm) 15-19 148 47,7 Trai 168 54,2 Giới Gái 142 45,8 ≤ -2 41 63,1 Cân nặng theo chuẩn* (n=65) > -2 24 36,9 ≤ -2 47 72,3 Chiều cao theo chuẩn * (n=65) > -2 18 27,7 thiếu máu 297 95,8 cao huyết áp 229 73,9 bệnh lý tim phổi 122 39,3 ói, nhợn ói 87 28,1 Triệu chứng lâm sàng co giật 30 9,7 * Tham khảo chuẩn theo tuổi và giới ở trẻ em Nhật Lúc nhập viện, 85% (264/310) bệnh nhi ñã mắc STM giai ñoạn cuối. Tuổi trung bình và trung vị lúc nhập viện lần lượt là 13,3±4,9 tuổi và 14 tuổi (khoảng tứ phân vị: 10-17). Phân nửa bệnh nhi (148/310) lớn hơn 15 tuổi, và 54% (168/310) là trẻ trai. Trong 310 bệnh nhi của lô nghiên cứu, 53 trẻ dưới 19 tuổi ñến từ TP HCM. Dân số trung bình trẻ em dưới 19 tuổi tại TP HCM là 2.200.845 trẻ (6), số trẻ STM nhập viện trung bình hàng năm là 4,8/ 1 triệu trẻ sinh sống tại TP HCM. Nguyên nhân bệnh thận nguyên phát Phân nửa số bệnh nhân không ñược khảo sát nguyên nhân (155/310; 50%) (Bảng 2). Trong phân nửa còn lại, viêm cầu thận chiếm 30% (94/310), nguyên nhân bẩm sinh ñược tìm thấy trong 16% (49/310) và nguyên nhân di truyền trong 4% (12/310). Tuổi trung bình của bệnh nhân lúc nhập viện với nguyên nhân bẩm sinh/ di truyền, mắc phải và không rõ nguyên nhân lần lượt là 9,5±5,3 tuổi, 13,7±4,1 tuổi và 14,6±4,4 tuổi. Bảng 2: Bệnh thận nguyên phát ở 310 bệnh nhân. Bệnh thận nguyên phát n (%) 1. Bẩm sinh: 49 (15,8) 1a. Dị dạng ñường niệu: 26 (8,4) Bàng quang thần kinh 15 (4,8) Tắc nghẽn 7 (2,2) Van niệu ñạo sau 2 (0,6) Trào ngược bàng quang niệu quản 1 (0,3) Hẹp ñộng mạch thận 1 (0,3) 1b. Teo/ thiểu sản thận bẩm sinh 23 (7,4) 2. Di truyền: 12 (3,9) Bệnh thận ña nang 5 (1,6) Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 2 * 2010 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Kỹ Thuật Đại Học Y Phạm Ngọc Thạch Năm 2010 89 Bệnh thận nguyên phát n (%) Oxalosis, nephrocalcinosis, sỏi thận 4 (1,3) Hội chứng Alport 1 (0,3) Nephronophthisis 1 (0,3) Bệnh lý ống thận (Cystinosis) 1 (0,3) 3. Bệnh lý cầu thận: 94 (30,3) Hội chứng thận hư kháng corticoid (không sinh thiết) 53 (17,1) Focal segmental glomerulosclerosis 7 (2,3) Viêm cầu thận mãn 19 (6,1) Lupus ñỏ hệ thống 14 (4,5) Henoch-Schonlein 1 (0,3) 4. Không rõ nguyên nhân: 155 (50,0) Dị dạng ñường niệu là nguyên nhân chính trong nhóm nguyên nhân bệnh thận bẩm sinh (26/49; 53%), với bàng quang thần kinh chiếm ña số (15/49; 31%). Trào ngược bàng quang niệu quản chỉ tìm thấy trong 1 trường hợp. Thiểu sản thận ñược chẩn ñoán trong 47% (23/49) các trường hợp. Trong nhóm nguyên nhân do di truyền, bệnh thận ña nang di truyền theo tính liệt chiếm ña số (5/12). Hội chứng thận hư kháng Corticoid ñược chẩn ñoán trong 56% (53/94) các trường hợp với tổn thương cầu thận. Trong số 20 ca ñược sinh thiết thận, Focal Segmental Glomerulosclerosis (FSGS) chiếm ña số (7/20). Có 14 bệnh nhân mắc bệnh Lupus ñỏ hệ thống. Các dị dạng bẩm sinh khác ñi kèm ñược tìm thấy ở 8% (24/310) bệnh nhi, bao gồm dị dạng bẩm sinh tim mạch (9/24) và dị dạng thần kinh vận ñộng (8/24). Triệu chứng liên quan ñến tình trạng suy thận lúc nhập viện Hầu hết bệnh nhân (304/310) có triệu chứng lâm sàng của suy thận lúc nhập viện (Bảng 1): thiếu máu hiện diện trong 96% (297/310) bệnh nhi, cao huyết áp trong 74% (229/310), và bệnh lý tim-phổi (suy tim, phù phổi và/ hoặc nhiễm trùng phổi) trong 39% (122/310) các trường hợp. Số liệu về nhân trắc học ñược ghi nhận ở 65 bệnh nhi, trong ñó chậm phát triển chiều cao ñược ghi nhận trong 72% (47/65) và chậm phát triển cân nặng trong 63% (41/65) các trường hợp. Độ lọc cầu thận trung bình là 9,1 (2,3) ml/min/1,73m2. Phương pháp ñiều trị Trong 310 bệnh nhi STM của lô nghiên cứu, 85% (264/310) ở giai ñoạn cuối. Chỉ có 71 (27%) trên 264 bệnh nhi này ñược ñiều trị thay thế (67 trẻ ñược chạy thận nhân tạo, 4 trẻ ñược ghép thận). Thuốc lợi tiểu ñược sử dụng trong 62% (192/310) trường hợp, thuốc giảm áp trong 74% (229/310) trường hợp; vitamin D ñược sử dụng cho 76% (236/310) trường hợp và erythropoietin cho 15% (47/310) trường hợp. Yếu tố nguy cơ tử vong Tỉ lệ tử vong ở bệnh viện là 15% (47/310), ña số ở trẻ trai (61%). Tuổi trung vị lúc tử vong là 14 tuổi (khoảng tứ phân vị: 10 - 18). Nguy cơ tử vong cao hơn ở các trẻ em ñến từ các tỉnh, trẻ càng nhỏ tuổi, (1 -4 tuổi), trẻ trai và trẻ với bệnh thận mắc phải (Bảng 3). Bảng 3: Yếu tố nguy cơ tử vong ở 310 bệnh nhân. n Tử vong n (%) HR† 95% CI‡ p- value TP HCM 53 6 (11,3) 1 0,39 Nơi cư ngụ Các tỉnh 257 41 (16,0) 1,41 (0,63; 3,15) 1-4 24 5 (20,8) 1,47 (0,61; 3,52) 0,53 Tuổi (năm) 5-9 42 4 (9,5) 0,67 (0,24; Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 2 * 2010 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Kỹ Thuật Đại Học Y Phạm Ngọc Thạch Năm 2010 90 n Tử vong n (%) HR† 95% CI‡ p- value 1,85) 10-14 96 17 (17,7) 1,25 (0,69; 2,24) 15-19 148 21 (14,2) 1 Trai 168 29 (17,3) 1,36 (0,79; 2,35) 0,26 Giới Gái 142 18 (12,7) 1 Bẩm sinh/di truyền 61 9 (14,8) 1 0,41 Mắc phải 94 18 (19,1) 1,3 (0,62; 2,70) Nguyên nhân Không rõ nguyên nhân 155 20 (12,9) 0,87 (0,42; 1,81) ≤ -2 41 4 (9,8) 0,78 (0,22; 2,84) 0,73 Cân nặng theo chuẩn* (n=65) > -2 24 3 (12,5) 1 ≤ -2 47 4 (8,5) 0,51 (0,15; 1,85) 0,35 Chiều cao theo chuẩn * (n=65) > -2 18 3 (16,7) 1 * Tham khảo chuẩn theo tuổi và giới ở trẻ em Nhật † HR: hazard ratio Phương pháp Katz-Woolf logit. Thời gian nằm viện trung vị ở trẻ tử vong là 5 ngày (khoảng tứ phân vị: 2 – 14). Chạy thận nhân tạo ñã ñược thực hiện cho 7 bệnh nhi trong nhóm này (15%). Về mặt sinh học, các yếu tố nguy cơ tử vong qua khảo sát ñơn biến là thiếu máu, toan chuyển hóa, giảm albumin/máu, và hạ calci/máu (p<0.05); khi tiến hành khảo sát hồi quy ña biến, lượng bicarbonate thấp là yếu tố nguy cơ tử vong chính (p=0.006). BÀN LUẬN Dựa vào dân số trẻ em tại TP HCM, số lượng trẻ STM nhập viện hàng năm là 4,8 trẻ/ 1 triệu trẻ em trong dân số. Số liệu này thấp hơn thực tế do các trường hợp ñược thu thập không ñại diện cho tất cả trẻ em tại Việt Nam, hơn nữa, nghiên cứu của chúng tôi là nghiên cứu hồi cứu trên những bệnh nhân nhập viện tại TP HCM. Tần suất bệnh STM mới mắc ở trẻ em tại ña số các nước Á Châu thường không ñược ghi nhận do thiếu hệ thống thu thập số liệu tại các nước này. Tại các nước ñang phát triển khác, tần suất bệnh STM mới mắc ở trẻ em Jordanie ñược ước chừng khoảng 10,7/1triệu trẻ em trong dân số(7) và tại Nigeria là 3/ 1triệu trẻ(8). Tại các nước phát triển, tần suất bệnh mới mắc ở trẻ em ở Âu Châu là 9,9/ 1 triệu trẻ(9) và ở Hoa Kỳ là 14,6/ một triệu trẻ(10). Phân nửa bệnh nhân trong lô nghiên cứu của chúng tôi không ñược khảo sát nguyên nhân. Tại các nước ñang phát triển khác, tỉ lệ này thay ñổi từ 30% tại Tunisia(11) ñến 50% tại Mexico(12). Trong nghiên cứu của chúng tôi, bệnh cầu thận mắc phải chiếm ña số trong các trường hợp ñược chẩn ñoán nguyên nhân. Tại Nigeria(8) và tại Trung Quốc(13), bệnh cầu thận chiếm phân nửa các trường hợp, với ña số là viêm cầu thận mãn và hội chứng thận hư, ngược lại, tại Kuwait(14) và Jordanie(7), bệnh thận bẩm sinh và di truyền chiếm ưu thế. Tỉ lệ bệnh thận do di truyền tại các nước Á Rập cao do tình trạng ñồng huyết thống rất phổ biến tại các nước này. Theo Barsoum, viêm cầu thận mãn và viêm thận kẽ là nguyên nhân chính gây STM ở các nước Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 2 * 2010 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Kỹ Thuật Đại Học Y Phạm Ngọc Thạch Năm 2010 91 ñang phát triển do tần suất các bệnh nhiễm vi trùng, siêu vi, ký sinh trùng rất cao(1), trong khi tại các nước phát triển, nguyên nhân bệnh thận bẩm sinh và di truyền chiếm ña số(15,16,17). Trong nghiên cứu của chúng tôi, tần suất bệnh thận bẩm sinh thấp do chưa có chương trình tầm soát các dị dạng ñường tiết niệu tại Việt Nam. Chụp bàng quang ngược dòng ít ñược chỉ ñịnh trong bệnh cảnh nhiễm trùng tiểu, nên tỉ lệ trào ngược bàng quang niệu quản rất thấp trong nghiên cứu này. Nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận tỉ lệ bàng quang thần kinh rất cao (31%), kết quả tương tự ở Tunisie (25%)(11) và Iran (31%)(18). Bàng quang thần kinh rất hiếm gặp ở trẻ em Hòa Lan (1,6%)(19) và không ñược ghi nhận ở Bắc Mỹ(16). Một trong những vấn ñề nổi bật trong nghiên cứu của chúng tôi là ña số trẻ nhập viện rất muộn, STM ở giai ñoạn cuối (85%). Điều này có thể do các tuyến cơ sở không nhận biết ñược sớm bệnh. Tỉ lệ tử vong trong nghiên cứu của chúng tôi rất cao (15%) và cũng ñược ghi nhận tương tự tại các nước ñang phát triển khác do khả năng tổ chức và ñiều trị còn hạn chế(1). Tại Nigeria, một nghiên cứu ghi nhận tỉ lệ tử vong ở trẻ em STM là 47%(8). Trong nghiên cứu của chúng tôi, toan chuyển hóa là yếu tố tiên lượng tử vong chính, ñiều này cũng ñược ghi nhận bởi nhiều tác giả, ñặc biệt là nghiên cứu DOPPS(20). Từ nghiên cứu này, việc phát hiện và ñiều trị sớm bệnh STM ở trẻ em như tầm soát dị dạng ñường tiết niệu bằng chẩn ñoán trước sanh, thực hiện các chương trình tầm soát bất thường ñường niệu tại các trường học và quản lý tốt các bệnh lý nhiễm trùng là cần thiết. KẾT LUẬN Bệnh lý cầu thận và bệnh thận bẩm sinh là nguyên nhân thường gặp nhất ở trẻ em STM nhập viện tại TP HCM. Phân nửa bệnh nhi không ñược tầm soát nguyên nhân. Bệnh nhi nhập viện trong tình trạng nặng và ở giai ñoạn muộn. Cần ñào tạo cho tuyến cơ sở về thận học Nhi cũng như tăng cường các phương pháp ñiều trị thay thế như lọc thận hoặc ghép thận cho trẻ em. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Al-Eisa AA, Samhan M, Naseef M (2004) End-Stage Renal Disease in Kuwaiti Children: An 8-year Experience. Transplant Proc 36: 1788-1791 2 Anochie I, Eke F (2003) Chronic renal failure in children: a report from Port Harcourt, Nigeria (1985-2000). Pediatr Nephrol 18: 692-695 3 Barsoum RS (2006) chronic kidney disease in the developing world. N.Engl.J Med 354: 997-999 4 Bommer J, Locatelli F, Satayathum S, Keen ML, Goodkin DA, Saito A, Akiba T, Port FK, Young EW (2004) Association of predialysis serum bicarbonate levels with risk of mortality and hospitalization in the Dialysis Outcomes and Practice Patterns Study (DOPPS). Am J Kidney Dis 44: 661-671 5 Dechaux M (1983) Principales explorations fonctionnelles. In: Royer P, Habib R, Mathieu H, Broyer M (eds). Néphrologie Pédiatrique. Paris: Flammarion Médecine-Sciences, p.537-551 6 General office of Vietnam (2006) Population and population density by province; Available at: Accessed September 12 2006 7 Hamed RMA (2002) the spectrum of chronic renal failure among Jordanian children. J Nephrol 15: 130-135 8 Hattori S, Yosioka K, Honda M, Ito H (2002) The 1998 report of the Japanese National Registry data on pediatric end-stage renal disease patients. Pediatr Nephrol 17: 456-461 9 Kamoun A, Lakhoua R (1996) End-stage renal disease of the Tunisian child: epidemiology, etiologies, and outcome. Pediatr Nephrol 10: 479-482 10 Levey AS, Coresh J, Balk E, Kausz AT, Levin A, Steffes MW, Hogg RJ, Perrone RD, Lau J, Eknoyan G (2003) National Kidney Foundation practice guidelines for chronic kidney disease: evaluation, classification, and stratification. Ann Intern Med 139:137-147 11 Loirat C, Ehrich JHH, Geerlings W, Jones EHP, Landais P, Mallick NP, Margreiter R, Raine AEG, Salmela K, Selwood NH, Tufveson G, Valderrabano F (1994) Report on management of renal failure in children in Europe, XXIII, 1992. Nephrol Dial.Transplant 9 (Suppl 1):26-40 12 Madani K, Otoukesh H, Rastegar A, Van Why S (2001) Chronic renal failure in Iranian children. Pediatr Nephrol 16:140-144 13 Miklovicova D, Cornelissen M, Cransberg K, Groothoff, Dedik L, Schroder CH (2005) Etiology and epidemiology of end-stage renal disease in Dutch children 1987-2001. Pediatr Nephrol 20:1136-1142 14 North American Pediatric Renal Transplant and Collaborative Studies (2006) Annual Report; Available at: https://web.emmes.com/study/ped/annlrept/annlrept2006.pdf. Accessed August 24 2006 15 Ojeda DS, Ochoa PC, Ortiz LH (1999) Experiencia de 10 años de transplante renal en niños en el Occidente de México. Arch Venez Pediatr 62 (suppl 2):179. 16 Schwartz GJ, Brion LP, Spitzer A (1987) The use of plasma creatinine concentration for estimating glomerular filtration rate in infants, children and adolescents. Pediatr Clin North Am 34: 571-590 17 Suwa S, Tachibana K (1993) Standard growth charts for height and weight of Japanese children from birth to 17 years based on a cross-sectional survey of national data. Clin Pediatr Endocrinol 2: 87–97 18 United States Renal Data System (2006) Annual Data Report: Atlas of End-Stage Renal Disease in the United States. National Institute of Health, National Institute of Diabetes and Digestive and Kidney Diseases; Available at: Accessed August 24, 2006 19 van der Heijden BJ, van Dijk PC, Verrier-Jones K, Jager KJ, Briggs JD (2004) Renal replacement therapy in children: data from 12 registries in Europe. Pediatr Nephrol 19: 213-221 20 Yang JI, Yao Y (2004) Analysis of 1268 patients with chronic renal failure in childhood: a report from 91 hospitals in China from 1990 to 2002. Zhonghua Er Ke Za Zhi 42:724-730.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnguyen_nhan_va_yeu_to_nguy_co_tu_vong_o_tre_em_suy_than_man.pdf