Nguyên tắc cơ bản trong tố tụng hình sự - Nền tảng cho việc bảo vệ công lý của tòa án khi thực hiện quyền tư pháp

Ngoài những nguyên tắc mới được bổ sung nêu trên, BLTTHS năm 2015 còn sửa đổi một số nguyên tắc cơ bản khác để nâng cao chất lượng hoạt động xét xử của Tòa án. Cụ thể, bổ sung thêm vào nguyên tắc “Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật” quy định: “nghiêm cấm cơ quan, tổ chức, cá nhân can thiệp vào việc xét xử của Thẩm phán, Hội thẩm. Cơ quan, tổ chức, cá nhân can thiệp vào việc xét xử của Thẩm phán, Hội thẩm dưới bất kỳ hình thức nào thì tùy tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của luật”. Sự bổ sung quy định có tính chất mệnh lệnh, nghiêm cấm các hành vi can thiệp vào việc xét xử cũng như xác định chế tài bị áp dụng, thậm chí cả chế tài hình sự là bảo đảm để hoạt động xét xử của Tòa án thực sự độc lập, một trong các yêu cầu quyết định đến chất lượng hoạt động thực hiện quyền tư pháp của Tòa án.

pdf6 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 20/01/2022 | Lượt xem: 392 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nguyên tắc cơ bản trong tố tụng hình sự - Nền tảng cho việc bảo vệ công lý của tòa án khi thực hiện quyền tư pháp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. Điều 102 Hiến pháp năm 2013 ghi nhận: “Tòa án là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp” với một trong các nhiệm vụ của Tòa án - nhiệm vụ được đặt lên hàng đầu - là “bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người”. Thực hiện quyền tư pháp, Tòa án tiến hành hoạt động xét xử, lấy pháp luật làm cơ sở tối thượng để hình thành phán quyết. Trong hoạt động xét xử, Tòa án phải tuân theo các nguyên tắc cơ bản được ghi nhận trong Hiến pháp như: xét xử sơ thẩm có Hội thẩm tham gia; Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật; xét xử 31 NGHIÏN CÛÁU LÊÅP PHAÁPSöë 08(336) T4/2017 THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT NGUYÏN TÙÆC CÚ BAÃN TRONG TÖË TUÅNG HÒNH SÛÅ - NÏÌN TAÃNG CHO VIÏÅC BAÃO VÏÅ CÖNG LYÁ CUÃA TOÂA AÁN KHI THÛÅC HIÏÅN QUYÏÌN TÛ PHAÁP Nguyễn Hải Ninh* * TS., Khoa Pháp luật hình sự - Đại học Luật Hà Nội. Thông tin bài viết: Từ khoá: các nguyên tắc cơ bản;bảo đảm tranh tụng trong xét xử; xét xử kịp thời, công bằng và công khai; suy đoán vô tội; quyền tư pháp, Bộ luật TTHS. Lịch sử bài viết: Nhận bài: 29/03/2017 Biên tập: 06/04/2017 Duyệt bài: 11/04/2017 Article Infomation: Keywords: basic principles, assurance of litigation in trial; timely, fair and public judge; innocent speculation; judicial power, the Criminal Procedure Code. Article History: Received: 29 Mar. 2017 Edited: 06 Apr. 2017 Approved: 11 Apr. 2017 Tóm tắt: Bài viết tập trung phân tích một số nguyên tắc cơ bản làm nền tảng cho việc bảo vệ công lý của Tòa án khi thực hiện quyền tư pháp được sửa đổi, bổ sung trong Bộ luật Tố tụng hình sự (TTHS) năm 2015. Ngoài việc phân tích, làm rõ nội dung mới được sửa đổi hoặc bổ sung, bài viết cũng đưa ra ý kiến đánh giá quy định của pháp luật về các nguyên tắc này. Abstract: This article concentrates on a couple of fundamental principles as the basis for justice protection of the Courts’ judicial power execution according to new provisions of the Criminal Procedure Code of 2015. Also, the article, along with analysis and clarification of amended provisions of these principles, brings out personal points in evaluating provisions on such principles công khai; xét xử tập thể và quyết định theo đa số; bảo đảm tranh tụng trong xét xử; bảo đảm quyền bào chữa của bị can, bị cáo 2. Cụ thể hóa quy định của Hiến pháp, Điều 2 BLTTHS năm 2015 xác định nhiệm vụ của Toa án là: bảo đảm phát hiện chính xác và xử lý công minh, kịp thời mọi hành vi phạm tội, phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm, không để lọt tội phạm, không làm oan người vô tội; góp phần bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, giáo dục mọi người ý thức tuân theo pháp luật, đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm. Bên cạnh đó, BLTTHS năm 2015 đã cụ thể hóa các nguyên tắc cơ bản được ghi nhận trong Hiến pháp, trong đó có những nguyên tắc làm nền tảng bảo vệ công lý do chỉ đạo trực tiếp hoạt động thực hiện quyền tư pháp của tòa án. Những nguyên tắc điều chỉnh hoạt động xét xử của Tòa án lần đầu tiên được ghi nhận trong BLTTHS năm 2015 gồm: nguyên tắc bảo đảm tranh tụng trong xét xử; nguyên tắc không ai bị kết án hai lần vì một tội phạm; nguyên tắc xét xử kịp thời, công bằng và công khai; nguyên tắc suy đoán vô tội Việc bổ sung những nguyên tắc này góp phần quan trọng điều chỉnh hoạt động thực hiện quyền tư pháp của Tòa án, bảo đảm phán quyết của Tòa án là đúng đắn, bảo vệ được công lý, quyền con người như đặt ra trong tiến trình cải cách tư pháp hiện nay. 3. Nguyên tắc bảo đảm tranh tụng trong xét xử (Điều 26 BLTTHS năm 2015) Nguyên tắc bảo đảm tranh tụng trong xét xử được ghi nhận với các nội dung cơ bản sau: Thứ nhất, xác định các chủ thể có quyền bình đẳng trong việc đưa ra chứng cứ, đánh giá chứng cứ, đưa ra yêu cầu trong quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử bao gồm: Điều tra viên, Kiểm sát viên, người khác co ́thẩm quyền tiến hành tô ́tuṇg, người bị buộc tội, người bào chữa và người tham gia tố tụng khác. Khác với quy định trong BLTTHS năm 2003, nội dung của nguyên tắc này có những thay đổi cơ bản, đó là việc xác định chủ thể có quyền bình đẳng được mở rộng và đầy đủ hơn. Trong số chủ thể này không chỉ có Kiểm sát viên và một số người tham gia tố tụng mà bao gồm: Điều tra viên, kiểm sát viên, người khác có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người bị buộc tội, người bào chữa và người tham gia tố tụng khác. Quyền bình đẳng cũng không bị giới hạn trong giai đoạn xét xử (trước Tòa án) mà được ghi nhận bảo đảm trong suốt quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử. Nội dung của quyền bình đẳng không chỉ dừng lại ở bình đẳng trong việc đưa ra chứng cứ, yêu cầu như trong BLTTHS năm 2003 mà còn bình đẳng trong việc đánh giá chứng cứ. Việc xác định Điều tra viên, người khác có thẩm quyền tiến hành tố tụng bình đẳng với các chủ thể tham gia tố tụng khác trong việc đưa ra chứng cứ, đánh giá chứng cứ, đưa ra yêu cầu trong quá trình tố tụng tạo ra sự cân bằng giữa các chủ thể có chức năng tố tụng khác nhau. Nội dung của quy định này có ảnh hưởng quyết định đến quy định về chứng cứ và chứng minh trong TTHS. Nếu trong BLTTHS năm 2003, việc thu thập chứng cứ quy định thuộc về cơ quan tiến hành tố tụng, còn những người tham gia tố tụng chỉ có thể đưa ra đồ vật tài liệu, trình bày những vấn đề có liên quan đến vụ án, thì theo quy định của BLTTHS năm 2015, người tham gia tố tụng không chỉ có quyền thu thập chứng cứ mà còn có quyền đánh giá chứng cứ bình đẳng với Điều tra viên, kiểm sát viên, người khác có thẩm quyền tiến hành tố tụng.1 Đối với người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình phải kiểm tra, đánh giá chứng cứ đầy đủ, khách 32 NGHIÏN CÛÁU LÊÅP PHAÁP Söë 08(336) T4/2017 THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT 1 Xem Điều 26, 88 BLTTHS năm 2015. quan, toàn diện mọi chứng cứ đã thu thập được về vụ án (Khoản 2 Điều 108 BLTTHS năm 2015). Bình đẳng trong đánh giá chứng cứ giữa các chủ thể đại diện cho nhà nước như Điều tra viên, Kiểm sát viên với những người tham gia tố tụng khác còn thể hiện rõ trong quy định của BLTTHS năm 2015 về thủ tục phiên tòa. Theo quy định của Điều 296 BLTTHS năm 2015, “trong quá trình xét xử, khi xét thấy cần thiết, Hội đồng xét xử có thể triệu tập Điều tra viên, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng đã thụ lý, giải quyết vụ án và những người khác đến phiên tòa”, để những người này trình bày ý kiến, làm rõ những quyết định, hành vi tố tụng trong gia đoạn điều tra, truy tố, xét xử. Việc BLTTHS năm 2015 xác định nguyên tắc bình đẳng trong đưa ra chứng cứ, đánh giá chứng cứ, đưa ra yêu cầu trong suốt quá trình khởi tố, điều tra, truy tố và xét xử giữa các chủ thể đại diện cho Nhà nước bao gồm Điều tra viên, kiểm sát viên, người khác có thẩm quyền tiến hành tố tụng với người bị buộc tội, người bào chữa và người tham gia tố tụng tạo cơ sở pháp lý quan trọng, bảo đảm cho quá trình giải quyết vụ án hình sự khách quan, toàn diện và đầy đủ, đặc biệt hạn chế việc làm oan người vô tội. Bảo đảm được quyền bình đẳng cũng là tiền đề để bảo đảm tranh tụng dân chủ, bình đẳng trong xét xử. Thứ hai, xác định rõ vai trò, trách nhiệm của Tòa án trong quá trình xét xử để bảo đảm tranh tụng dân chủ, bình đẳng. BLTTHS năm 2015 xác định Tòa án không phải là một trong các bên tham gia tranh tụng, Tòa án điều khiển quá trình tranh tụng. Cụ thể: Tòa án quyết định phiên tòa xét xử có được tiến hành hay không khi có chủ thể tham gia tranh tụng vắng mặt; nếu phiên tòa được tiến hành Tòa án có trách nhiệm tạo điều kiện cho các chủ thể thực hiện đầy đủ quyền, nghĩa vụ của họ để bảo đảm tranh tụng được tiến hành dân chủ, bình đẳng; phán quyết của Tòa án không chỉ căn cứ vào kết quả kiểm tra, đánh giá chứng cứ thể hiện trong hồ sơ vụ án do Viện kiểm sát chuyển đến mà phải căn cứ vào kết quả tranh tụng tại phiên tòa. Tòa án, chủ thể thực hiện quyền tư pháp, để bảo đảm công lý được thực thi, tránh oan, sai, khi ra bản án, quyết định, Tòa án “phải căn cứ vào kết quả kiểm tra, đánh giá chứng cứ và kết quả tranh tụng tại phiên tòa”. Điều 26 BLTTHS năm 2015 quy định: “Mọi chứng cứ xác định có tội, chứng cứ xác định vô tội, tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, áp dụng điểm, khoản, điều của Bộ luật hình sự để xác định tội danh, quyết định hình phạt, mức bồi thường thiệt hại đối với bị cáo, xử lý vật chứng và những tình tiết khác có ý nghĩa giải quyết vụ án đều phải được trình bày, tranh luận, làm rõ tại phiên tòa.” Nguyên tắc này thể hiện đậm nét, đặc trưng nhất trong các quy định tại phiên tòa (sơ thẩm phúc thẩm) với nhiều nội dung cụ thể2. Một số nội dung thể hiện nâng cao bình đẳng trong tranh tụng tại phiên tòa: i) xác định chủ tọa phiên tòa điều hành việc hỏi, quyết định người hỏi trước, hỏi sau theo thứ tự hợp lý (khoản 1 Điều 307), Hội đồng xét xử phải lắng nghe, ghi nhận đầy đủ ý kiến của Kiểm sát viên, bị cáo, người bào chữa, người tham gia tranh luận tại phiên tòa để đánh giá khách quan, toàn diện sự thật của vụ án. Trường hợp không chấp nhận ý kiến của những người tham gia phiên tòa thì Hội đồng xét xử phải nêu rõ lý do và được ghi trong bản án; ii) cho phép bị cáo hỏi bị cáo khác, người bị hại, người làm chứng khi được chủ tọa đồng ý (Điều 309, 310, 311); iii) Quy định trong quá trình xét xử, khi xét thấy cần thiết, Hội đồng xét xử có thể triệu tập Điều tra viên, người có thẩm quyền tiến 33 NGHIÏN CÛÁU LÊÅP PHAÁPSöë 08(336) T4/2017 THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT 2 Xem thêm Hoàng Anh Tuyên (2016), “Xét xử sơ thẩm, xét xử phúc thẩm vụ án hình sự” trong “Những điểm mới trong BLTTHS năm 2015” tlđd, tr. 318 - 322. hành tố tụng đã thụ lý, giải quyết vụ án và những người khác đến phiên tòa để trình bày các vấn đề liên quan đến vụ án (Điều 296)... Việc ghi nhận nguyên tắc bảo đảm tranh tụng trong xét xử của BLTTHS năm 2015 đã định hướng rất rõ ràng cho Tòa án trong hoạt động xét xử, bảo đảm bản án, quyết định của Tòa án xử lý công minh, kịp thời mọi hành vi phạm tội, không để lọt tội phạm, không làm oan người vô tội, bảo vệ công lý, quyền con người, quyền công dân 4. Nguyên tắc Tòa án xét xử kịp thời, công bằng và công khai (Điều 25 BLTTHS) Điểm mới trong BLTTHS năm 2015 là việc bổ sung hai yêu cầu khác của hoạt động xét xử, thực hiện quyền tư pháp của Tòa án đó là yêu cầu phải xét xử kịp thời và công bằng. Việc bổ sung hai yêu cầu này vào tên gọi cũng như nội dung nguyên tắc tại Điều 24 BLTTHS năm 2015 bảo đảm sự phù hợp với Hiến pháp năm 2013, phù hợp với chuẩn mực quốc tế, bảo đảm quyền con người trong TTHS. Điều 9 Công ước về các quyền dân sự, chính trị 1966 ghi nhận: “Bất kỳ người nào bị bắt hoặc bị giam giữ vì một tội hình sự phải được sớm đưa ra Tòa án hoặc một cơ quan tài phán có thẩm quyền thực hiện chức năng tư pháp và phải được xét xử trong thời hạn hợp lý hoặc được trả tự do”; Điều 14 Công ước cũng khẳng định “Mọi người đều có quyền xét xử công bằng và công khai bởi một tòa án có thẩm quyền, độc lập, không thiên vị”3. Bổ sung nguyên tắc kịp thời và công bằng trong TTHS như một yêu cầu bắt buộc, thể hiện rõ việc tôn trọng và bảo đảm quyền con người trong TTHS hiện nay. Bởi lẽ, mặc dù người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự, thủ tục luật định và có bản án kết tội của Tòa án có hiệu lực pháp luật. Tuy nhiên, không có nghĩa quyền cơ bản của họ không bị ảnh hưởng. Trong quá trình tố tụng, các biện pháp cưỡng chế tố tụng, biện pháp ngăn chặn hoàn toàn có thể được áp dụng đối với người bị buộc tội khi có căn cứ luật định, dẫn đến một số quyền con người của họ bị hạn chế. Do đó, quá trình giải quyết vụ án hình sự càng kéo dài, việc xét xử không kịp thời trong mọi trường hợp đều gây ảnh hưởng bất lợi đến đối tượng bị buộc tội. Vì vậy, yêu cầu Tòa án phải bảo đảm xét xử kịp thời trong thời hạn luật định đã nguyên tắc hướng tới bảo đảm quyền con người, quyền công dân trong TTHS. Ngoài việc bổ sung nội dung xét xử kịp thời, BLTTHS năm 2015 còn bổ sung nội dung xét xử công bằng. Xét xử công bằng được hiểu là xét xử “theo đúng lẽ phải, không thiên vị”.4 Điều này có nghĩa là, trong hoạt động xét xử, Tòa án phải bảo đảm xét xử theo đúng quy định của pháp luật, không phân biệt thành phần, địa vị xã hội, giới tính, tôn giáo, dân tộc của người bị buộc tội. Trên một phương diện nào đó, có thể coi đây là sự cụ thể hóa nội dung của nguyên tắc bảo đảm quyền bình đẳng trước pháp luật ghi nhận tại Điều 9 BLTTHS năm 2015. Theo mô hình tố tụng tranh tụng, quá trình điều tra làm rõ vụ án diễn ra thông qua phiên tòa công khai nên nguyên tắc xét xử kịp thời, công bằng, công khai của Tòa án sẽ bảo đảm cho toàn bộ tiến trình giải quyết vụ án khẩn trương, nhanh chóng. Trong mô hình tố tụng của Việt Nam, với việc phân chia thành các giai đoạn5, việc vụ án giải quyết chẫm trễ, kéo dài chủ yếu ở giai đoạn khởi tố, điều tra. Vì vậy, để bảo đảm công lý được thực thi nhanh chóng, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, tính kịp thời trong việc xử lý không chỉ là yêu cầu đối với hoạt động xét xử của Tòa án mà 34 NGHIÏN CÛÁU LÊÅP PHAÁP Söë 08(336) T4/2017 THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT 3 Trung tâm Nghiên cứu Quyền con người - Quyền công dân, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội (2011), “Giới thiệu các văn kiện quốc tế về quyền con người”, Nxb. Lao động - Xã hội, Hà Nội, tr. 82, 83. 4 Viện Ngôn ngữ học, Trung tâm Từ điển học (2002), Từ điển tiếng Việt, Nxb. Đà Nẵng, tr. 207. 5 “Tổng quan những nội dung lớn sửa đổi, bổ sung trong Bộ luật TTHS năm 2015”, trong: “Những nội dung mới trong Bộ luật TTHS năm 2015”; tlđd, tr. 17. là yêu cầu đối với toàn bộ quá trình tố tụng từ khởi tố, điều tra, truy tố đến xét xử. Do đó, BLTTHS năm 2015 bổ sung Điều 19 quy định về tuân thủ pháp luật trong hoạt động điều tra trong đó có đề cập đến yêu cầu phát hiện nhanh chóng, chính xác mọi hành vi phạm tội. 5. Nguyên tắc không ai bị kết án hai lần vì một tội phạm (Điều 14 BLTTHS năm 2015) Cụ thể hóa quy định của Hiến pháp năm 2013, phù hợp với Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị 1966: “Không ai bị đưa ra xét xử hoặc bị trừng phạt lần thứ hai về cùng một tội phạm mà người đó đã bị kết án hoặc đã được tuyên trắng án phù hợp với pháp luật và thủ tục TTHS của mỗi nước” (Điểm 7 Điều 14), Điều 14 BLTTHS năm 2015 quy định: “Không được khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử đối với người mà hành vi của họ đã có bản án của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, trừ trường hợp họ thực hiện hành vi nguy hiểm khác cho xã hội mà Bộ luật hình sự quy định là tội phạm”. Nguyên tắc “Không ai bị kết án hai lần vì cùng một tội phạm” là kim chỉ nam cho hoạt động của Tòa án trong bảo đảm quyền con người, quyền công dân. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng, việc xem xét lại tính có căn cứ và hợp pháp của bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật không phải là xét xử lần thứ hai đối với hành vi phạm tội mà họ đã được xét xử, không vi phạm nguyên tắc này. Việc xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm là thủ tục có tính chất tương đối đặc biệt để khắc phục sai lầm trong bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án và đưa ra phương án khắc phục những sai lầm này không phải xét xử lần nữa với người đã bị kết án. 6. Nguyên tắc suy đoán vô tội (Điều 13 BLTTHS năm 2015) Mặc dù có quan điểm cho rằng đây là nguyên tắc hoàn toàn mới trên cơ sở quy định tại khoản 1 Điều 31 Hiến pháp năm 2013.6 Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng nguyên tắc này là sự hoàn thiện quy định của Điều 9 BLTTHS năm 20037. Việc hoàn thiện quy định này với tên gọi mới “Nguyên tắc suy đoán vô tội” là bước tiến lớn trong tư duy lập pháp và có ảnh hưởng, tác động đến quá trình thực thi pháp luật, đặc biệt là hoạt động xét xử của Tòa án. Theo quy định tại Điều 9 BLTTHS năm 2003, nguyên tắc được hiểu là “suy đoán có tội”, vì nguyên tắc xác định khi nào một người được coi là có tội. Quy định theo cách này dẫn đến hệ quả là cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng vận dụng mọi phương pháp, cách thức để có kết quả khẳng định đối tượng bị buộc tội phạm tội, nó được coi như là mục đích cuối cùng phải đạt được của các cơ quan tiến hành tố tụng, mà nếu không chứng minh được đồng nghĩa với việc “không hoàn thành nhiệm vụ”. Nỗ lực chứng minh tội phạm của các chủ thể tiến hành tố tụng dễ dẫn đến hệ quả các vụ án oan. Nguyên tắc “suy đoán vô tội” quy định tại Điều 13 BLTTHS năm 2015 khẳng định người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự, thủ tục do BLTTHS quy định và có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật. Khi không đủ và không thể làm sáng tỏ căn cứ để buộc tội, kết tội theo trình tự, thủ tục do BLTTHS quy định thì cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải kết luận người bị buộc tội không có tội. Như vậy, nội dung cơ bản, chủ yếu cần nắm được và buộc trở thành nhận thức của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng nói chung, Thẩm phán, Hội thẩm nói riêng là luôn coi người bị buộc tội là người không có tội trong quá trình tố tụng cho đến khi có bản án kết tội của Tòa án có hiệu lực pháp luật. Mục đích của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng là làm rõ sự thật khách 35 NGHIÏN CÛÁU LÊÅP PHAÁPSöë 08(336) T4/2017 THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT 6 Đào Trí Úc (2016), “Hệ thống những nguyên tắc cơ bản của TTHS Việt Nam theo Bộ luật TTHS năm 2015”, tlđd, tr. 72. 7 Điều 9 BLTTHS năm 2003 quy định: “Không ai bị coi là có tội khi chưa có bản án kết tội của Toà án đã có hiệu lực pháp luật”. quan của vụ án hình sự và cho kết luận người bị buộc tội có phạm tội hay không phạm tội, không phải cố gắng chứng minh sự có tội của người bị buộc tội. Trong hoạt động xét xử của Tòa án, nguyên tắc này định hướng và đưa ra yêu cầu bắt buộc đối Thẩm phán, Hội thẩm trong nhận thức phải xác định người bị buộc tội vẫn là người vô tội để thực hiện hoạt động xét xử khách quan, bình đẳng giữa các bên tham gia tố tụng, trên cơ sở bảo đảm tranh tụng dân chủ để đưa ra phán quyết đúng đắn về vụ việc hình sự. 7. Ngoài những nguyên tắc mới được bổ sung nêu trên, BLTTHS năm 2015 còn sửa đổi một số nguyên tắc cơ bản khác để nâng cao chất lượng hoạt động xét xử của Tòa án. Cụ thể, bổ sung thêm vào nguyên tắc “Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật” quy định: “nghiêm cấm cơ quan, tổ chức, cá nhân can thiệp vào việc xét xử của Thẩm phán, Hội thẩm. Cơ quan, tổ chức, cá nhân can thiệp vào việc xét xử của Thẩm phán, Hội thẩm dưới bất kỳ hình thức nào thì tùy tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của luật”. Sự bổ sung quy định có tính chất mệnh lệnh, nghiêm cấm các hành vi can thiệp vào việc xét xử cũng như xác định chế tài bị áp dụng, thậm chí cả chế tài hình sự là bảo đảm để hoạt động xét xử của Tòa án thực sự độc lập, một trong các yêu cầu quyết định đến chất lượng hoạt động thực hiện quyền tư pháp của Tòa án. Việc ghi nhận một số nguyên tắc mới, bổ sung một số nội dung vào các nguyên tắc cơ bản trong TTHS, nhất là các nguyên tắc trực tiếp định hướng hoạt động xét xử của Tòa án nhằm bảo đảm về mặt pháp lý cho Tòa án hoàn thành nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân được đặt ra trong Hiến pháp n 36 NGHIÏN CÛÁU LÊÅP PHAÁP Söë 08(336) T4/2017 THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT Quản lý vĩ mô của Chính phủ ngày nay không phải là sự nghiệp của một hay vài nhóm người. Việc cập nhật, xử lý thông tin trong nước và ngoài nước, sử dụng công nghệ, sử dụng trí thức tìm kiếm các phương tiện tối ưu cho cuộc sống làm cho công việc quản lý trở nên thuận tiện hơn. Đây là cách quản lý dân chủ, khoa học mà nhiều quốc gia hiện nay đang áp dụng. Phương pháp cai trị độc đoán, độc tài, chuyên chế ngày càng bị lên án vì không có lợi cho sự phát triển bền vững của các quốc gia9. Một thử thách nữa của Chính phủ kiến tạo là đối đầu với lợi ích nhóm. Chính phủ kiến tạo rất dễ rơi vào tay một số người có chung lợi ích cá nhân. Lợi ích nhóm luôn tồn tại, vấn đề là không thể hy sinh lợi ích của dân tộc hay của nhóm lớn hơn cho nhóm bé hơn, nhóm đặc quyền, đặc lợi. Vấn đề cũng không phải là loại bỏ lợi ích nhóm, mà là làm sao hài hòa được lợi ích giữa các nhóm, lợi ích giữa người dân và doanh nghiệp, người dân và nhà nước. Tìm ra được cách thức để họ có thể đàm phán, thương lượng với nhau nhằm bảo đảm sự hài hòa về lợi ích mới thực sự quan trọng. Vì thế, Chính phủ phải công khai hóa quá trình ban hành quyết định, mọi thông tin đầu vào phải khách quan, trung thực. Mọi quyết định đều phải chịu trách nhiệm giải trình và phải giải trình được. Nếu không giải trình được thì phải chịu trách nhiệm. Mọi hoạt động tác động đến chính sách đều phải được điều chỉnh và công khai hóa chứ không thể “đi đêm”10 n 9 Hồ Sĩ Quý, Sđd, tr. 252. 10 Xem Nguyễn Sĩ Dũng, Sđd. CHÑNH PHUÃ... (TiÕp theo trang 6)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnguyen_tac_co_ban_trong_to_tung_hinh_su_nen_tang_cho_viec_ba.pdf
Tài liệu liên quan