Một số kiến nghị
Để góp phần hoàn thiện vấn đề nguyên
tắc trong xây dựng pháp luật nói chung và
Luật PCTN nói riêng, xin được kiến nghị:
- Một là, trong các đạo luật nói chung,
khi sửa đổi hoặc ban hành mới, chúng ta nên
thật sự lưu tâm tới các khía cạnh của vấn đề
nguyên tắc như đã trình bày ở trên, đặc biệt
là cần chú ý liều lượng và mức độ nội dung
của nguyên tắc, hình thức thể hiện của
nguyên tắc cũng như chú ý cơ sở để đề ra
nguyên tắc trong đạo luật.
- Hai là, sửa đổi điều khoản về nguyên
tắc trong Luật PCTN sau này theo hướng:
Chỉ quy định những gì là nguyên tắc ở phần
đầu của Luật PCTN, nên đưa nội dung có
tính nguyên tắc trong Mục I về Công khai,
minh bạch của Chương II lên phần đầu
trong Chương I hoặc nếu giữ nguyên thì các
Mục còn lại phải bổ sung các điều khoản
tương tự như Điều 11 của Luật hiện hành; nội
dung nguyên tắc cần được bổ sung mảng
phòng ngừa tham nhũng, về cơ bản phải quán
triệt quan điểm của Đảng ta về phòng ngừa
tham nhũng; chú ý tư tưởng chỉ đạo về mảng
phòng ngừa của nguyên tắc trong Luật sao
cho các biện pháp phòng ngừa khi cụ thể hóa
(trên cơ sở quán triệt nguyên tắc) phải có tính
toàn diện, logic, thống nhất và liên hoàn để
tạo sức mạnh tổng hợp, hiệu quả nhiều tầng,
lớp khác nhau trong phòng ngừa, vì
nguyên lý của phòng ngừa chủ yếu là bịt kín
các sơ hở, lọt lưới này sẽ còn lưới khác
- Ba là, trước mắt, khi chưa sửa đổi kịp
điều khoản về nguyên tắc trong Luật PCTN
thì trong thực tiễn tổ chức thi hành, áp dụng
Luật PCTN, các nhà hành pháp, các quan tòa
hoặc trong hoạt động tổng kết đánh giá cần
lưu tâm đến các nội dung là nguyên liệu
phòng ngừa (cơ sở của nguyên tắc phòng
ngừa như đã trình bày ở trên) để triển khai
thực hiện các hoạt động phòng ngừa hoặc
đánh giá tổng kết thực tiễn thi hành, áp dụng
pháp luật PCTN phù hợp với quan điểm,
đường lối của Đảng.
- Bốn là, cần tiếp tục nghiên cứu để bổ
sung vào Luật Ban hành VBQPPL những
quy định về điều khoản nguyên tắc của đạo
luật khi xây dựng một đạo luật cụ thể. Hiện
nay, chúng ta đã xây dựng xong Luật Ban
hành VBQPPL 2015 và sẽ có hiệu lực
01/07/2016, do đó cần tiếp tục nghiên cứu để
bổ sung trong tương lai. Nội dung của một
đạo luật có nhiều vấn đề và hình thức thể
hiện cũng đa dạng, khác nhau, song điều
khoản về nguyên tắc của một đạo luật như là
‘bộ não’ chỉ huy toàn “cơ thể” của đạo luật,
do đó cần khẳng định trong Luật Ban hành
VBQPPL như là một ràng buộc chắc chắn
cho các đạo luật khác khi xây dựng và ban
hành
7 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 20/01/2022 | Lượt xem: 240 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nguyên tắc của luật phòng, chống tham những và một số kiến nghị sửa đổi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nguyïn tùæc cuãa Luêåt Phoâng, chöëng tham nhuäng
vaâ möåt söë kiïën nghõ sûãa àöíi
NGUYỄN NGỌC TOÁN*
Điều khoản về nguyên tắc trong văn bản luật có ý nghĩa quan trọng về
định hướng cho toàn bộ nội dung và thực tiễn thi hành đạo luật, trong
đó có Luật Phòng, chống tham nhũng (PCTN). Bài viết đề cập các vấn
đề cần lưu ý khi xây dựng điều khoản nguyên tắc trong văn bản luật
gắn với bình luận vấn đề này trong Luật PCTN ở nước ta, từ đó nêu kiến
nghị góp phần hoàn thiện việc xây dựng điều khoản nguyên tắc trong
một đạo luật nói chung và Luật PCTN nói riêng.
* ThS. Học viện Hành chính Quốc gia.
1 Đạo luật được hiểu là một loại văn bản pháp luật do Quốc hội nước ta ban hành, được quy định tại khoản 1 Điều 2 và
khoản 2 Điều 11 Luật Ban hành VBQPPL 2008.
2 Như Nghị định 24/2009/NĐ-CP ngày 05/03/2009 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Ban hành
VBQPPL; hoặc trong Bộ tiêu chí thẩm định dự án, dự thảo VBQPPL; Danh mục câu hỏi tham khảo khi xây dựng báo cáo
thẩm định VBQPPL của Bộ Tư pháp hiện hành (Bộ 122 thủ tục nghiệp vụ về Soạn thảo, thẩm định, kiểm tra, rà soát hệ
thống hoá và hợp nhất VBQPPL, nghiepvu.aspx? ItemId=47, truy cập 19/04/2015)
dù rất chi tiết nhưng chưa thấy có nội dung hướng dẫn cụ thể cho điều khoản về nguyên tắc.
3 Giáo trình các môn Luật chuyên ngành (Dân sự, Hình sự, Tố tụng dân sự, Tố tụng hình sự) của các cơ sở đào tạo đại
học ngành luật nước ta đều có nội dung những nguyên tắc/nguyên tắc cơ bản
1. Vấn đề nguyên tắc trong đạo luật
Nội dung nguyên tắc trong một đạo luật1
thường được thể hiện ở những điều khoản
đầu tiên, thường là trong phần Những quy
định chung, có tính chất định hướng, làm cơ
sở định hướng cho các quy định cụ thể sau
đó. Do đó, điều khoản về nguyên tắc của văn
bản luật thường được coi trọng và chú ý thiết
kế công phu cả về nội dung và hình thức thể
hiện trong một đạo luật.
Trong Luật Ban hành văn bản quy phạm
pháp luật (VBQPPL) năm 2008 và các
hướng dẫn thi hành2, thậm chí cả trong Luật
Ban hành VBQPPL năm 2015 (sẽ có hiệu lực
từ 01/07/2016) chưa thấy có quy định cụ thể
những yêu cầu, tiêu chí về nội dung và hình
thức thể hiện điều khoản về nguyên tắc trong
đạo luật. Tuy nhiên, thực tiễn xây dựng và
thi hành pháp luật ở nước ta cũng như trong
công tác giảng dạy3 về pháp luật đều nhấn
mạnh tầm quan trọng của nguyên tắc trong
một đạo luật cũng như những khía cạnh về
nội dung và cách thức thể hiện nguyên tắc
trong một đạo luật cụ thể. Trong số đó, nhiều
nguyên tắc trong một văn bản luật cụ thể đã
trở thành những tư tưởng chủ đạo của cả
ngành/lĩnh vực pháp luật như Dân sự, Hình
sự, Tố tụng hình sự, Bảo vệ môi trường ở
nước ta.
50 NGHIÏN CÛÁULÊÅP PHAÁP Söë 01(305) T1/2016
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
Về nội dung của nguyên tắc trong đạo
luật, vì có tính chất định hướng, chỉ đạo nên
nội dung của nguyên tắc thường rất khái quát,
cô đọng, ngắn gọn nhưng phải đảm bảo thể
hiện được sự bao quát, toàn diện các vấn đề
trung tâm của đạo luật để làm cơ sở cho các
điều khoản cụ thể tiếp theo của đạo luật quán
triệt và chi tiết hóa những ý tưởng trong điều
khoản nguyên tắc, đồng thời được quán triệt
trong thực tiễn tổ chức thi hành pháp luật.
Về hình thức thể hiện của nguyên tắc4
trong đạo luật, để ‘tải’ được nội dung của
nguyên tắc, tùy theo quy mô của đạo luật,
nguyên tắc có thể được thiết kế trong nhiều
điều luật5, một điều luật6, nhiều khoản trong
một đạo luật. Về ngôn ngữ, nguyên tắc của
đạo luật thường được chứa đựng trong những
từ ngữ ngắn gọn, có tính chất định tính hoặc
định lượng như ‘công khai’, ‘minh bạch’,
‘đảm bảo dân chủ’, ‘khách quan’, ‘công
bằng’, ‘kịp thời’ Và vị trí của điều khoản
nguyên tắc thường được tập hợp tại phần
Những quy định chung hoặc những điều
khoản đầu tiên của đạo luật.
Vai trò của nguyên tắc trong đạo luật
được chủ yếu thể hiện trên hai phương diện
cơ bản là: (i) đóng vai trò định hướng cho
toàn bộ các điều khoản chi tiết sau đó của
đạo luật và (ii) tư tưởng chỉ đạo trong thực
tiễn tổ chức thực hiện và áp dụng đạo luật.
Với vai trò (i) các nhà lập pháp sẽ phải chú
ý quán triệt và chuyển hóa nội dung tinh thần
của nguyên tắc trong các điều luật cụ thể cho
phù hợp, với vai trò (ii) các nhà hành pháp
và quan tòa sẽ phải lĩnh hội và để tâm đến
những nội dung tinh thần của nguyên tắc
trong đạo luật khi tiến hành các hoạt động tổ
chức thi hành và áp dụng pháp luật, như ban
hành văn bản hướng dẫn chi tiết, áp dụng các
quy định cụ thể trong quản lý và trong hoạt
động xét xử
Về cơ sở của nguyên tắc trong các đạo
luật, dẫu rằng nguyên tắc là cơ sở cho các
điều khoản chi tiết kế tiếp của đạo luật, song
những nguyên tắc của luật cũng cần có
‘nguyên liệu’. Thực tiễn xây dựng luật ở
nước ta cho thấy, về cơ bản, cơ sở để xây
dựng các nguyên tắc trong luật thường là
quan điểm của Đảng ta, quy tắc pháp luật
ngoài nước có liên quan tới lĩnh vực/đạo luật
mà chúng ta cam kết thực hiện, các đặc thù
của đối tượng điều chỉnh (các quan hệ xã
hội) thuộc phạm vi điều chỉnh của đạo luật.
Nhìn chung, bất kỳ đạo luật nào cũng
cần lưu ý đến những khía cạnh của điều
khoản về nguyên tắc như đã đề cập đến ở
trên. Luật PCTN hiện hành7 của nước ta là
đạo luật quan trọng nên cũng không nằm
ngoài khung cảnh trên.
51NGHIÏN CÛÁULÊÅP PHAÁPSöë 01(305) T1/2016
CHÚC MừNG NăM MớI - 2016
4 Trong Giáo trình Xây dựng văn bản pháp luật (Nguyễn Cảnh Hợp chủ biên), Trường Đại học Luật TP.Hồ Chí Minh, Nxb.
Hồng Đức, TPHCM., 2014 có nhắc đến nội dung nguyên tắc được thể hiện trong văn bản pháp luật ở phần chung (trang
171) và nhiều nội dung về cách thức trình bày, thể hiện, diễn đạt các quy phạm pháp luật cụ thể trong văn bản pháp
luật (trang 128, 143, 161, 169) nhưng vấn đề hình thức thể hiện cụ thể riêng cho điều khoản về nguyên tắc của văn
bản pháp luật thì chưa được giáo trình đề cập.
5 Như Bộ luật Dân sự 2005 (Những nguyên tắc cơ bản, từ Điều 4 đến 13), Bộ luật Tố tụng dân sự 2004 (Những nguyên tắc
cơ bản, từ Điều 3 đến 24)
6 Luật Thanh tra 2010, Điều 7, Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, Điều 3
7 Luật PCTN được bình luận là văn bản Luật PCTN hợp nhất 2012 do Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội ký xác thực văn bản
hợp nhất ngày 12/12/2012.
2. Nội dung quy định về nguyên tắc trong
Luật Phòng, chống tham nhũng hiện hành
và một số nhận xét
Về nội dung quy định nguyên tắc
Luật PCTN hiện hành đã được ban hành
hơn 10 năm, sửa hai lần vào các năm 2007
và 2012, được tổ chức thi hành và đã đạt
được nhiều kết quả đáng trân trọng. Tuy
nhiên, đây là đạo luật được đánh giá bị sửa
đổi hơi nhanh và hơi nhiều nhưng cả nội
dung và hình thức đều cần được tiếp tục
hoàn thiện8 trong thời gian tới, theo đó,
chúng tôi cho rằng, có cả vấn đề trong điều
khoản quy định về nguyên tắc của Luật.
Trong Luật PCTN năm 2012, quy định
nội dung về nguyên tắc như sau:
Chương 1. Những quy định chung
“Điều 4. Nguyên tắc xử lý tham nhũng
1. Mọi hành vi tham nhũng đều phải
được phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời,
nghiêm minh.
2. Người có hành vi tham nhũng ở bất
kỳ cương vị, chức vụ nào phải bị xử lý theo
quy định của pháp luật.
3. Tài sản tham nhũng phải được thu hồi,
tịch thu; người có hành vi tham nhũng gây
thiệt hại thì phải bồi thường, bồi hoàn theo
quy định của pháp luật.
4. Người có hành vi tham nhũng đã chủ
động khai báo trước khi bị phát hiện, tích cực
hạn chế thiệt hại do hành vi trái pháp luật của
mình gây ra, tự giác nộp lại tài sản tham
nhũng thì có thể được xem xét giảm nhẹ hình
thức kỷ luật, giảm nhẹ hình phạt hoặc miễn
truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định
của pháp luật.
5. Việc xử lý tham nhũng phải được thực
hiện công khai theo quy định của pháp luật.
6. Người có hành vi tham nhũng đã nghỉ
hưu, thôi việc, chuyển công tác vẫn phải bị
xử lý về hành vi tham nhũng do mình đã thực
hiện”.
Chương 2. Phòng ngừa tham
nhũng
“Điều 11. Nguyên tắc và nội dung công
khai, minh bạch trong hoạt động của cơ
quan, tổ chức, đơn vị
1. Chính sách, pháp luật và việc tổ chức
thực hiện chính sách, pháp luật phải được
công khai, minh bạch, bảo đảm công bằng,
dân chủ.
2. Cơ quan, tổ chức, đơn vị phải công
khai hoạt động của mình, trừ nội dung thuộc
bí mật nhà nước và những nội dung khác
theo quy định của Chính phủ”.
Ngoài ra, không thấy chỗ nào có thêm
chữ ‘nguyên tắc’ trong đạo Luật này.
Một số nhận xét về phần quy định
nguyên tắc trong Luật PCTN năm 2012
Với dung lượng về nguyên tắc được quy
định trong Luật như trên có thể có một số
nhận xét như sau:
- Thứ nhất, điều khoản về nguyên tắc
trong Luật PCTN có sự phát triển nhất định
so với quy định tương tự trong pháp luật
trước đó.
Pháp lệnh số 03/1998/PL-UBTVQH10
ngày 26/02/1998 của Uỷ ban thường vụ
Quốc hội về việc Chống tham nhũng (Pháp
lệnh), dù không nêu đích danh tên gọi
nguyên tắc, song có thể thấy điều khoản về
nguyên tắc trong Pháp lệnh này được quy
8 Xem bài Ba “nút thắt cổ chai” trong PCTN, đăng trên phapluattphcm.online, truy cập ngày 29/10/2014, trong đó, Phó Tổng
Thanh tra Chính phủ Nguyễn Đức Lượng cho biết, khi soạn thảo luật cũng có nhiều ý kiến khác nhau nên “Dự kiến năm
2016, chúng tôi sẽ sửa đổi cơ bản, toàn diện Luật PCTN”.
52 NGHIÏN CÛÁULÊÅP PHAÁP Söë 01(305) T1/2016
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
định cụ thể tại Điều 4: “Mọi hành vi tham
nhũng đều phải được phát hiện kịp thời.
Người có hành vi tham nhũng bất kỳ ở cương
vị, chức vụ nào đều phải bị xử lý kịp thời,
nghiêm minh theo quy định của pháp luật; tài
sản bị chiếm đoạt do hành vi tham nhũng
phải được thu hồi; tài sản do tham nhũng mà
có phải bị tịch thu; người có hành vi tham
nhũng gây thiệt hại thì phải bồi thường” và
tại Điều 5: “Người có hành vi tham nhũng
nhưng đã chủ động khai báo, tích cực hạn
chế thiệt hại do hành vi trái pháp luật của
mình gây ra, nộp lại tài sản đã tham nhũng,
thì tuỳ từng trường hợp mà được xem xét
giảm nhẹ hoặc miễn xử lý kỷ luật, giảm nhẹ
hình phạt hoặc miễn truy cứu trách nhiệm
hình sự theo quy định của pháp luật; người
có hành vi tham nhũng mà dùng thủ đoạn
xảo quyệt để che giấu hành vi vi phạm, cản
trở cơ quan, tổ chức có thẩm quyền trong
việc phát hiện, xử lý thì bị nghiêm trị theo
quy định của pháp luật”.
Về cơ bản, nguyên tắc của Pháp lệnh đã
được Luật PCTN năm 2012 kế thừa, tuy có
thay đổi nhưng chủ yếu là về hình thức thể
hiện.
- Thứ hai, liều lượng, tính chất nội dung
của điều khoản về nguyên tắc chưa tương
thích với tên và tư tưởng chung của đạo Luật.
Về tên, tên gọi của Luật là Luật PCTN và
định hướng nội dung của Luật gồm hai “mặt
trận” rõ rệt là phòng và chống (phát hiện +
xử lý) tham nhũng, trong khi nguyên tắc chỉ
ghi là nguyên tắc xử lý tham nhũng và nội
dung của điều khoản về nguyên tắc (Điều 4)
chỉ hướng đến việc xử lý tham nhũng (trừ
Điều 11). Về tư tưởng, nội dung chi tiết của
Luật quy định cơ bản hai mảng lớn là phòng
ngừa và chống tham nhũng, trong khi
nguyên tắc cơ bản chỉ hướng đến mặt trận
chống tham những, còn tư tưởng chủ đạo của
mặt trận phòng chưa thấy được thể hiện
trong nội dung của điều luật về nguyên tắc.
Vấn đề ở chỗ là, nội dung chi tiết của
điều khoản về nguyên tắc trong văn bản luật
có nhất thiết phải bao quát hết các nhóm vấn
đề được điều chỉnh trong luật hay không và
tên của nguyên tắc có nhất thiết phải trùng
với tên của đạo luật hay không. Như chúng
tôi đã phân tích, hiện nay chưa có chuẩn mực
pháp lý cụ thể để xác định câu trả lời cho vấn
đề này, nhưng quan sát các đạo luật hiện
hành, ta có thể thấy về cơ bản, có hai khuynh
hướng như sau: (i) nội dung của nguyên tắc
bao trùm toàn bộ nội dung quy định của đạo
luật và (ii) nội dung của nguyên tắc định
hướng một phần nội dung của đạo luật.
Chẳng hạn, Luật Xử lý vi phạm hành
chính năm 2012, trong điều khoản về nguyên
tắc có viết nguyên tắc xử lý vi phạm hành
chính tại Điều 3, Luật Bảo vệ môi trường
năm 2014 có viết nguyên tắc bảo vệ môi
trường tại Điều 4 và nội dung của các Luật
này quy định tất cả những nội dung hướng
đến mục tiêu như tên của đạo luật đã xác
định là những biểu hiện cho khuynh
hướng (i). Còn các luật như Luật Thanh tra
năm 2010 nhưng lại viết về nguyên tắc hoạt
động thanh tra và nội dung của Luật này quy
định hai mảng lớn cơ bản là hệ thống tổ chức
thanh tra (gồm cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ,
quyền hạn của các cơ quan thanh tra từ trung
ương đến địa phương) và hoạt động thanh
tra (gồm trình tự, thủ tục tiến hành hoạt động
thanh tra hành chính, thanh tra chuyên
ngành), Luật Chuyển giao công nghệ năm
2006 có viết nguyên tắc giao kết và thực hiện
hợp đồng chuyển giao công nghệ (tại Điều
14) dù Luật này quy định về hoạt động
chuyển giao công nghệ tại Việt Nam, từ Việt
Nam ra nước ngoài, từ nước ngoài vào Việt
Nam; quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá
53NGHIÏN CÛÁULÊÅP PHAÁPSöë 01(305) T1/2016
CHÚC MừNG NăM MớI - 2016
nhân tham gia hoạt động chuyển giao công
nghệ; thẩm quyền của cơ quan quản lý nhà
nước; các biện pháp khuyến khích, thúc đẩy
hoạt động chuyển giao công nghệ (tại Điều
1) Các Luật này là những biểu hiện cho
khuynh hướng (ii).
Trong khi đó, Luật PCTN cơ bản thể
hiện rõ hai mảng lớn cần quy định điều chỉnh
là (a) các hoạt động nhằm phòng ngừa tham
nhũng xảy ra và (b) các hoạt động nhằm phát
hiện, xử lý tham nhũng nếu có xảy ra như
Điều 1 đã xác định là Luật này quy định về
phòng ngừa, phát hiện, xử lý người có hành
vi tham nhũng và trách nhiệm của cơ quan,
tổ chức, đơn vị, cá nhân trong PCTN. Theo
đó, mảng (a) được coi là cốt yếu và quan
trọng nhất của đạo luật, do đó cần có những
tư tưởng chỉ đạo (tức là các nguyên tắc) cho
hệ thống các biện pháp phòng ngừa cụ thể
trong luật, nhưng lại chưa được thể hiện (trừ
Điều 11 của Luật), còn mảng (b) cũng rất
quan trọng nhưng chủ yếu là quy định các
biện pháp xử lý cơ bản về hành chính và
trách nhiệm vật chất khác. Hơn nữa, để xử lý
hành vi tham nhũng ở mức độ tội phạm,
chúng ta còn có luật hình sự và chúng có
những nguyên tắc riêng mang màu sắc của
luật hình sự (có nghĩa rằng, nguyên tắc xử lý
tham nhũng trong Luật PCTN không phải là
tư tưởng chỉ đạo duy nhất để xử lý tham
nhũng).
Như vậy, dù có quy định thêm về nguyên
tắc công khai, minh bạch ở Điều 11 của Luật
PCTN, song xét về tên và tư tưởng của đạo
luật thì toàn bộ nguyên tắc của Luật chưa bao
quát được cả hai mảng cơ bản của Luật là
phòng và chống như nói trên, mà đang chủ
yếu hướng đến mảng xử lý tham nhũng.
Ngoài ra, đối chiếu với quan điểm của
Đảng ta9 về đấu tranh PCTN thì nội dung của
nguyên tắc trong Luật cũng chỉ sử dụng phần
nguyên liệu là chống còn phần nguyên liệu
phòng chưa được chú trọng, dù rằng các biện
pháp phòng ngừa cụ thể có chú ý tới vấn đề này.
- Thứ ba, sự phân bố (cách trình bày)
điều khoản về nguyên tắc trong Luật chưa
hợp lý, vì ngoài quy định trong Điều 4 ở
Phần chung của Luật thì còn có thêm ở phần
cụ thể trong Chương II, Mục I Công khai,
minh bạch ở Điều 11.
Theo logic, nếu tư tưởng chỉ đạo cho các
biện pháp phòng ngừa vắng mặt trong Điều
4 (và giả sử Điều 4 chỉ dành cho xử lý tham
nhũng) thì các phần còn lại trong Chương II
quy định các biện pháp phòng ngừa tham
nhũng phải có nội dung đồng dạng với Điều
11 Nhóm các biện pháp phòng ngừa tham
nhũng còn lại trong Chương II cần có những
tư tưởng chỉ đạo nhất định để định hướng
chúng (các biện pháp phòng ngừa) thành tổ
hợp những biện pháp phòng ngừa logic,
thống nhất để phát huy tác dụng tổng hợp,
liên hoàn chứ không phải rời rạc, mỗi ‘mũi
tên’ một hướng.
- Thứ tư, việc quán triệt và thực hiện
nguyên tắc của Luật PCTN trong thực tiễn
PCTN cho đến nay là chưa toàn diện và chưa
hiệu quả.
Hệ quả trong quán triệt, cụ thể hóa trong
các văn bản hướng dẫn, thực tiễn triển khai
thi hành những biện pháp phòng ngừa là
thiếu thực tế, không phù hợp với thực tiễn
kinh tế - xã hội và nền hành chính nhà nước,
hiệu quả thu được rất thấp, rất yếu kết quả
54 NGHIÏN CÛÁULÊÅP PHAÁP Söë 01(305) T1/2016
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
9 Trong các văn kiện của Đảng, như Nghị quyết trung ương III khóa X, Nghị quyết ĐHĐB toàn quốc lần thứ XI, Nghị quyết
Trung ương ương IV khóa XI đều nhấn mạnh cả hai mặt trận phòng và chống tham nhũng.
không như mong đợi10 Những biện pháp
phòng ngừa như công khai, minh bạch hoạt
động của cơ quan, tổ chức đơn vị, minh bạch
tài sản thu nhập của cán bộ, công chức khi
thi hành kiểu gì cũng được coi là đã thi hành
tốt nhưng tham nhũng vẫn tràn lan, hầu
như không ngày nào không có thông tin phản
hồi về tình trạng tham nhũng trên các
phương tiện truyền thông ở trung ương cũng
như ở địa phương; báo cáo của ngành thanh
tra về PCTN hàng năm cho thấy tình trạng
tham nhũng không thuyên giảm. Tham
nhũng vẫn xảy ra nhiều hơn trước về số vụ
và mức độ nghiêm trọng, thậm chí tham
nhũng có thể xâu chuỗi, bao che, bảo vệ
nhau11, có nghĩa là, các biện pháp phòng
ngừa và xử lý mà chúng ta đã triển khai chưa
hiệu quả.
Trong đấu tranh PCTN, nếu phòng ngừa
không vững chắc, kín kẽ sẽ không thể xử lý
nổi nếu xảy ra quá nhiều hành vi tham nhũng
và hơn nữa, khi xử lý tham nhũng là đã thiệt
hại về tài sản, cán bộ và quan trọng là thiệt
hại về lòng tin vào hệ thống công quyền
- Thứ năm, sự quan tâm của các nhà lập
pháp và công chúng tới điều khoản nguyên
tắc của Luật PCTN từ khi xây dựng Luật cho
đến nay chưa được chú trọng. Sự khác biệt
không lớn giữa Dự thảo Luật PCTN và văn
bản Luật PCTN chính thức từ khi soạn thảo
cho đến nay cho thấy chúng ta chưa để ý
nhiều đến điều khoản nguyên tắc của Luật.
Gần đây, khi Luật PCTN chưa phát huy được
tác dụng thì chúng ta chủ yếu tìm kiếm sự
hạn chế từ những điều khoản cụ thể12 chứ ít
để ý đến những điều khoản chung như
nguyên tắc của Luật - là cơ sở của các điều
khoản cụ thể.
Tóm lại, điều khoản về nguyên tắc của
Luật PCTN hiện hành cần được hoàn thiện
hơn khi sửa đổi Luật trong thời gian tới.
3. Một số kiến nghị
Để góp phần hoàn thiện vấn đề nguyên
tắc trong xây dựng pháp luật nói chung và
Luật PCTN nói riêng, xin được kiến nghị:
- Một là, trong các đạo luật nói chung,
khi sửa đổi hoặc ban hành mới, chúng ta nên
thật sự lưu tâm tới các khía cạnh của vấn đề
nguyên tắc như đã trình bày ở trên, đặc biệt
là cần chú ý liều lượng và mức độ nội dung
của nguyên tắc, hình thức thể hiện của
nguyên tắc cũng như chú ý cơ sở để đề ra
nguyên tắc trong đạo luật.
- Hai là, sửa đổi điều khoản về nguyên
tắc trong Luật PCTN sau này theo hướng:
Chỉ quy định những gì là nguyên tắc ở phần
55NGHIÏN CÛÁULÊÅP PHAÁPSöë 01(305) T1/2016
CHÚC MừNG NăM MớI - 2016
10 Trong Đề cương tuyên truyền Luật PCTN sửa đổi năm 2012 tại mục 1. Những bất cập, hạn chế của Luật PCTN năm 2005
có đoạn nhận xét về hạn chế của LPCTN 2005 (sửa 2007) có đoạn: “ Về việc thực hiện công khai, minh bạch trong hoạt
động của cơ quan, tổ chức, đơn vị: Nhiều lĩnh vực quản lý nhà nước, Luật quy định còn chung chung, khó thực hiện; có
lĩnh vực còn chưa quy định về công khai, minh bạch; Về minh bạch tài sản, thu nhập: Công tác kê khai tài sản, thu nhập
tuy đã được triển khai trên diện rộng nhưng còn hình thức, tác dụng phòng ngừa tham nhũng còn hạn chế, hiệu quả thấp;
Về trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị: Việc xử lý trách nhiệm của người đứng đầu khi để xảy ra
tham nhũng chưa được quan tâm đúng mức...” chính là những hạn chế của các biện pháp phòng ngừa tham nhũng.
11 Xem bài Chủ tịch nước Trương Tấn Sang: Tham nhũng xâu chuỗi, bao che, bảo vệ nhau, phapluattphcm.online truy cập
Thứ tư, ngày 3/12/2014 - 07:00.
12 Xem bài Ba “nút thắt cổ chai” trong PCTN, đăng trên phapluattphcm.online, truy cập ngày 29/10/2014, trong đó Ông Jairo
cố vấn chính sách, quản trị công và PCTN của UNDP Việt Nam đã ví von Luật PCTN của Việt Nam giống một chú “hổ giấy”
; và Bà Trần Thị Lan Hương, chuyên gia quản trị nhà nước của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, đặt vấn đề Việt Nam
có rất nhiều quy định pháp luật về PCTN hay nói cách khác “thế giới có gì thì Việt Nam có vậy”, thế nhưng các báo cáo của
Chính phủ đều nhận định việc thực hiện các quy định này vẫn là yếu kém và các chiến lược của Chính phủ đề cập đến
rất nhiều mũi nhọn nhưng nhiều mũi nhọn quá thành ra “chiến lược quả mít”.
đầu của Luật PCTN, nên đưa nội dung có
tính nguyên tắc trong Mục I về Công khai,
minh bạch của Chương II lên phần đầu
trong Chương I hoặc nếu giữ nguyên thì các
Mục còn lại phải bổ sung các điều khoản
tương tự như Điều 11 của Luật hiện hành; nội
dung nguyên tắc cần được bổ sung mảng
phòng ngừa tham nhũng, về cơ bản phải quán
triệt quan điểm của Đảng ta về phòng ngừa
tham nhũng; chú ý tư tưởng chỉ đạo về mảng
phòng ngừa của nguyên tắc trong Luật sao
cho các biện pháp phòng ngừa khi cụ thể hóa
(trên cơ sở quán triệt nguyên tắc) phải có tính
toàn diện, logic, thống nhất và liên hoàn để
tạo sức mạnh tổng hợp, hiệu quả nhiều tầng,
lớp khác nhau trong phòng ngừa, vì
nguyên lý của phòng ngừa chủ yếu là bịt kín
các sơ hở, lọt lưới này sẽ còn lưới khác
- Ba là, trước mắt, khi chưa sửa đổi kịp
điều khoản về nguyên tắc trong Luật PCTN
thì trong thực tiễn tổ chức thi hành, áp dụng
Luật PCTN, các nhà hành pháp, các quan tòa
hoặc trong hoạt động tổng kết đánh giá cần
lưu tâm đến các nội dung là nguyên liệu
phòng ngừa (cơ sở của nguyên tắc phòng
ngừa như đã trình bày ở trên) để triển khai
thực hiện các hoạt động phòng ngừa hoặc
đánh giá tổng kết thực tiễn thi hành, áp dụng
pháp luật PCTN phù hợp với quan điểm,
đường lối của Đảng.
- Bốn là, cần tiếp tục nghiên cứu để bổ
sung vào Luật Ban hành VBQPPL những
quy định về điều khoản nguyên tắc của đạo
luật khi xây dựng một đạo luật cụ thể. Hiện
nay, chúng ta đã xây dựng xong Luật Ban
hành VBQPPL 2015 và sẽ có hiệu lực
01/07/2016, do đó cần tiếp tục nghiên cứu để
bổ sung trong tương lai. Nội dung của một
đạo luật có nhiều vấn đề và hình thức thể
hiện cũng đa dạng, khác nhau, song điều
khoản về nguyên tắc của một đạo luật như là
‘bộ não’ chỉ huy toàn “cơ thể” của đạo luật,
do đó cần khẳng định trong Luật Ban hành
VBQPPL như là một ràng buộc chắc chắn
cho các đạo luật khác khi xây dựng và ban
hành n
56 NGHIÏN CÛÁULÊÅP PHAÁP Söë 01(305) T1/2016
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nguyen_tac_cua_luat_phong_chong_tham_nhung_va_mot_so_kien_ng.pdf