Khoản 2 Điều 69 BLHS năm 2009
quy định: “Người chưa thành niên phạm
tội có thể được miễn TNHS nếu phạm tội
ít nghiêm trọng hoặc tội nghiêm trọng gây
hại không lớn, có nhiều tình tiết giảm nhẹ”.
Quy định này không loại trừ những người
từ 14 đến 16 tuổi chịu TNHS đối với những
tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm
trọng. Như vậy, theo quy định của BLHS
năm 2009, người chưa thành niên phạm tội
vẫn phải trải qua quá trình TTHS nặng nề
và đôi khi là phiền hà dù cho tội phạm thực
hiện không quá nghiêm trọng.
BLHS năm 2015 đã khắc phục những
vấn đề này. Thứ nhất, khoản 2 Điều 91 Bộ
luật quy định cụ thể một số trường hợp mà
người dưới 18 tuổi sẽ được miễn TNHS,
trong đó các đối tượng bao gồm cả người
từ 14 đến 16 tuổi phạm tội rất nghiêm trọng
do cố ý25.
Thứ hai, BLHS bổ sung một mục mới
quy định các biện pháp giám sát, giáo dục
trong trường hợp được miễn TNHS, trong đó
có thêm phương thức khiển trách, hòa giải
tại cộng đồng; đồng thời tách riêng phương
thức giáo dục tại trường giáo dưỡng. Cũng
cần phải nói thêm, phương thức giáo dục tập
trung tại trường giáo dưỡng là một hình thức
tước đoạt tự do của người chưa thành niên
phạm tội. Trước đây, pháp luật hành chính
cho phép Chủ tịch Ủy ban nhân dân được
quyết định vấn đề này, nhưng quy định này
đã được sửa. Theo đó, chỉ có Tòa án mới có
quyền ra quyết định tước đoạt tự do của cá
nhân. Đây là sự sửa đổi hoàn toàn phù hợp
với pháp luật quốc tế, đặc biệt là với CRC ở
khía cạnh vì lợi ích của trẻ em.
6 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 20/01/2022 | Lượt xem: 207 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nguyên tắc vì lợi ích tốt nhất của trẻ em trong pháp luật hình sự Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tóm tắt:
Nghiên cứu nguyên tắc vì lợi ích tốt nhất của trẻ em trong Công ước
Quyền trẻ em năm 1990, đối chiếu, so sánh với quy định trong pháp
luật hình sự Việt Nam hiện hành, bài viết chỉ ra sự tương đồng cơ bản
của pháp luật hình sự Việt Nam liên quan tới ghi nhận nguyên tắc vì lợi
ích tốt nhất của trẻ em trong lĩnh vực hình sự và đưa ra các kiến nghị
nhằm hoàn thiện pháp luật Việt Nam
NGUYÊN TẮC VÌ LỢI ÍCH TỐT NHẤT CỦA TRẺ EM
Nguyễn Tiến Đức*
Abstract:
Upon reviews of the principle of the best interests of children in the
Convention on the Rights of the Child in 1990, in comparison with
the applicable provisions of Vietnam’s criminal law, this article give
outs the basic similarities of the Vietnam’s criminal law to the United
Nation’s Convention, which define the principle of the best interests
of the child in the criminal field and provides recommendations to
improve the law of Vietnam.
Thông tin bài viết:
Từ khóa: quyền trẻ em, nguyên tắc
vì lợi ích tốt nhất của trẻ em, tội
phạm vị thành niên.
Lịch sử bài viết:
Nhận bài: 11/01/2017
Biên tập: 30/03/2017
Duyệt bài: 07/04/2017
Article Infomation:
Keywords: Rights of children;
principle of the best interests of
children; Juvenile crime
Article History:
Received: 11 Jan. 2017
Edited: 30 Mar. 2017
Appproved: 07 Apr. 2017
* ThS, Viện Nhà nước và Pháp luật - Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam
TRONG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
1. Khái niệm trẻ em trong Công ước quốc tế
về Quyền trẻ em và bối cảnh của Việt Nam
Về cơ bản, các quốc gia có thể tự xác
định một mức tuổi pháp lý để định nghĩa trẻ
em. Điều 1 Công ước quốc tế về Quyền trẻ
em năm 1990 (CRC) đưa ra một định nghĩa
chung về trẻ em, theo đó trẻ em (child) là
1 CRC Committee, General Comment No. 14 on the Rights of the Child to Have His or Her Best Interests Taken as a
Primary Consideration, CRC/C/GC/14 (2013); General Comment No. 4 on Adolescent Health and Development in the
Context of the Convention on the Rights of the Child, CRC/C/GC/4 (2003).
người dưới 18 tuổi - trừ khi quốc gia có quy
định người có tuổi thành niên sớm hơn. Định
nghĩa này đã được các cơ quan nhân quyền
quốc tế ủng hộ và khuyến khích các quốc
gia thành viên tiếp nhận1, nhưng người chưa
thành niên (juvenile) thì lại không được
CRC định nghĩa.
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
31Số 15(343) T8/2017
Ở Việt Nam, Luật Bảo vệ, chăm sóc và
giáo dục trẻ em năm 2004 quy định trẻ em là
người dưới 16 tuổi2. Vào thời điểm sửa Luật
này, một số cơ quan tổ chức quốc tế như Quỹ
Nhi đồng Liên hiệp quốc (UNICEF) tại Việt
Nam đã cố gắng vận động để nâng khung
tuổi trẻ em lên 18 - phù hợp với Công ước
quốc tế về Quyền trẻ em năm 1990, nhưng
cuối cùng, Luật Trẻ em năm 2016 cũng vẫn
giữ nguyên cách xác định này3.
Trong khi đó, người chưa thành niên
trong pháp luật Việt Nam được hiểu là người
chưa đủ 18 tuổi4. Như vậy, có thể hiểu người
chưa thành niên trong pháp luật Việt Nam
cũng chính là trẻ em theo định nghĩa của
CRC. Tuy nhiên, việc sử dụng hai thuật ngữ
này trong văn bản pháp luật của Việt Nam
lại có sự khác biệt: “trẻ em” thường được
sử dụng để nhấn mạnh tính dễ tổn thương
và quyền của đối tượng này; trong khi đó,
“người chưa thành niên” không chỉ có quyền
mà còn có cả nghĩa vụ và trách nhiệm đối
với người khác.
2. Nguyên tắc vì lợi ích tốt nhất của trẻ em
trong Công ước quốc tế về Quyền trẻ em
Đây là nguyên tắc mang tính định
hướng hết sức quan trọng cho việc ghi nhận
và thực thi quyền trẻ em5. Theo đó, tất cả
những hành động liên quan đến trẻ em, dù
2 Điều 1 Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004.
3 Điều 1 Luật Trẻ em năm 2016.
4 Điều 21 Bộ luật Dân sự năm 2015.
5 Javaid Rehman, International Human Rights Law 2nd ed. (Pearson, 2010) p. 564-565; Michael Freeman, A Com-
mentary on the UN Convention on the Rights of the Child, Article 3 The Best Interest of The Child (Martinus Nijhoff
Publishers, 2007); Trong một vài án lệ, đây còn được thừa nhận là một nguyên tắc tập quán quốc tế, Xem thêm Beharry
v. Reno, 181 F. Supp 2d 584, 603-5 (E.D.N.Y. 2002) discussed in Aleinikoff and Chetail, Migration and International
Legal Norms (Asser Press, 2003) 101.
6 Điều 3 CRC.
7 H. Reece, The Paramountcy Principle: Consensus or Construct? (Current Legal Problems 49, 1996) p. 16.
8 Philip Alston, The Best Interests Principle: Towards a Reconciliation of Culture and Human Rights, in Michael D.A.
Freeman (ed), Children’s Rights vol 2 (Ashgate/Dartmouth, 2004) pp. 183-197.
9 CRC Committee, General Comment No. 10 (2007) (Sau đây viết tắt là GC No. 10) đoạn 10.
10 Mục tiêu truyền thống của pháp luật hình sự là sự trừng phạt, trả đũa (retributive justice). Trong khi đó, cách tiếp cận
công lý phục hồi (restorative justice) đưa thủ phạm và nạn nhân vào làm trọng tâm, nếu thủ phạm đã ý thức được sai
lầm, hối cải, và mong muốn sửa đổi, đền bù cho nạn nhân thì hình phạt nên giảm nhẹ. Xem thêm Ellen Lemley, Design-
ing Restorative Justice Policy: An Analytical Perspective (Criminal Justice Policy Review 12(1), 2001) p. 43; Kathleen
Daly, Restorative Justice: A Real Story (Punishment and Society 4(1), 2002) p. 55; Galaway and Hudson (eds), Re-
do các cơ quan phúc lợi xã hội công cộng
hay tư nhân, tòa án, các nhà chức trách hành
chính hay các cơ quan lập pháp tiến hành thì
lợi ích tốt nhất của trẻ em phải là một quan
tâm hàng đầu6.
Theo học giả Philip Alston, nguyên
tắc vì lợi ích tốt nhất của trẻ em cần được
hiểu và vận dụng ở ba khía cạnh sau: thứ
nhất, trong vụ việc có nhiều lợi ích xung
đột, thì lợi ích tốt nhất của trẻ em phải được
ưu tiên cân nhắc7; thứ hai, khi một quy định
của pháp luật thiếu rõ ràng và để mở nhiều
khả năng giải thích, thì cách giải thích có lợi
nhất cho trẻ em phải được áp dụng; thứ ba,
trong tất cả các vấn đề mà CRC không đề
cập, nguyên tắc lợi ích tốt nhất của trẻ em
sẽ là thước đo để đánh giá pháp luật và thực
tiễn của quốc gia thành viên8.
Liên quan đến tội phạm vị thành niên,
CRC khuyến cáo các quốc gia sử dụng
nguyên tắc lợi ích tốt nhất của trẻ em định
hướng cho việc đề ra phương hướng, mục
tiêu của hệ thống hình sự của quốc gia khi
xử lý người chưa thành niên phạm tội9.
Chẳng hạn như, khi giải quyết tội phạm vị
thành niên, nên thay thế mục tiêu cơ bản của
pháp luật hình sự là để trừng phạt bằng công
lý phục hồi10; xem xét độ tuổi tối thiểu chịu
trách nhiệm hình sự (TNHS); khi đánh giá
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
32 Số 15(343) T8/2017
khung hình phạt, các biện pháp thay thế, và
thủ tục tố tụng hình sự áp dụng đối với tội
phạm vị thành niên...
2.1 Độ tuổi tối thiểu chịu TNHS
Khái niệm độ tuổi tối thiểu chịu TNHS
để chỉ mức tuổi thấp nhất mà ở đó một người
có thể phải chịu trách nhiệm do vi phạm
pháp luật hình sự. Vấn đề là làm sao cân
bằng giữa duy trì trật tự công cộng và bảo vệ
quyền trẻ em. Về cơ bản, việc xác định tuổi
tối thiểu chịu TNHS mang tính chủ quan và
tùy thuộc vào mỗi quốc gia, vì vậy không
có một công thức nào chung nhất11. Tuổi tối
thiểu chịu TNHS được quy định tại các quốc
gia tương đối khác biệt và dao động “từ mức
rất thấp, khoảng 7 hay 8 tuổi tới mức tương
đối cao là khoảng 14 hoặc 16 tuổi”12.
Điều 40.3 CRC buộc quốc gia phải
đưa ra tuổi tối thiểu chịu TNHS xác định,
mà dưới mức này thì chủ thể sẽ được cho là
không có khả năng xâm phạm pháp luật hình
sự. Nhìn chung, quốc gia vẫn có thẩm quyền
rất lớn trong vấn đề này. Quy tắc 4 trong
Nguyên tắc Bắc Kinh khuyến nghị rằng tuổi
tối thiểu chịu TNHS không nên quá thấp và
nhà chức trách cần phải cân nhắc yếu tố non
nớt về thể chất và tinh thần của trẻ em. Ủy
ban CRC đã bổ sung và cho rằng, tuổi tối
thiểu chịu TNHS mà dưới 12 tuổi là không
thể chấp nhận, vì trái với nguyên tắc vì lợi
ích tốt nhất của trẻ em13.
2.2 Các biện pháp thay thế và chuyển
hướng
Sự cần thiết của các biện pháp thay thế
xuất phát từ lập luận rằng, trẻ em vốn thiếu
sự chín chắn, tâm lý chưa ổn định, dễ bị tổn
storative Justice: International Perspective (Criminal Justice Press, 1996) pp. 17-36.
11 Katarina Tomasevski (eds.), Children In Adult Prisons: An International Perspective (Frances Pinter Publishers, 1986)
p. 5, 57.
12 GC No. 10 đoạn 30.
13 GC No. 10 đoạn 32-33.
14 GC No. 10, đoạn 22-29; UN Guidelines 1997, đoạn 15; Điều 11 Nguyên tắc Bắc Kinh.
15 Khoản 1 Điều 69 BLHS năm 2009.
thương nên việc tiếp xúc với các cơ quan
công quyền, đặc biệt là trong hệ thống hình
sự có thể gây tác động xấu và lâu dài tới tâm
lý của các em. Mục tiêu của các biện pháp
thay thế và chuyển hướng là để hạn chế sự
tiếp xúc với hệ thống hình sự, nhưng vẫn
đảm bảo người chưa thành niên phạm tội
nhận được sự giáo dục và giúp đỡ cần thiết
để khắc phục sai lầm của mình.
Trường hợp nhận thấy không cần
thiết phải xét xử hình sự, các quốc gia được
khuyến khích nên thiết lập các biện pháp
khác ngoài toà án để xử lý tội phạm chưa
thành niên14. Các biện pháp này bao gồm
chăm sóc, hướng dẫn, giám sát, thử thách,
giáo dưỡng tại các cơ sở tập trung. Trường
hợp bắt buộc phải tiến hành tố tụng hình sự
(TTHS), thì hệ thống hình sự của quốc gia
cần sử dụng kết hợp các biện pháp giáo dục
và xã hội, đặc biệt là hạn chế việc tước đoạt
tự do của người chưa thành niên.
3. Nguyên tắc vì lợi ích tốt nhất của trẻ em
trong pháp luật hình sự Việt Nam
Bộ luật Hình sự (BLHS) Việt Nam năm
2015 đưa ra những nguyên tắc chung khi xử
lý tội phạm vị thành niên. Nhìn chung, việc
xử lý hình sự đối với các đối tượng này phải
dựa trên độ tuổi, sự chín chắn và hiểu biết
cũng như mức độ nghiêm trọng trong hành
vi phạm tội của họ. Việc xử lý hình sự chủ
yếu nhằm giúp đỡ những người này mang
tính khắc phục thiệt hại, sửa chữa và tránh
những sai lầm sau này15. Quy định mới trong
pháp luật hình sự còn nâng mục tiêu này lên
thành nguyên tắc cơ bản; theo đó, lần đầu
tiên pháp luật hình sự thừa nhận nguyên
tắc “vì lợi ích tốt nhất của người dưới 18
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
33Số 15(343) T8/2017
tuổi”16. Điều này cho thấy, các nhà làm luật
Việt Nam đang nỗ lực đảm bảo pháp luật
Việt Nam tương thích với pháp luật quốc tế.
Tuy nhiên, ở một góc độ khác, quy
định này có phần khó hiểu. Nguyên tắc “lợi
ích tốt nhất của người dưới 18 tuổi” có nghĩa
là gì?
Theo pháp luật hình sự Việt Nam,
người từ đủ 14 tuổi tới 18 tuổi là những
người phải chịu TNHS. Trong khi đó, chỉ
những người từ 14 đến 16 tuổi mới được coi
là trẻ em. Như vậy, liệu có phải nguyên tắc
này chỉ áp dụng đối với đối tượng trẻ em
đó, mà không mở rộng đối với người từ 16
đến 18 tuổi? Cách lập luận này không thuyết
phục bởi: thứ nhất, nếu chỉ áp dụng cho một
nhóm đối tượng cụ thể thì pháp luật phải quy
định chi tiết, rõ ràng chứ không thể gói gọn
chung chung vào một cụm từ “người dưới
18 tuổi”; thứ hai, BLHS và Bộ luật TTHS
đều thừa nhận tính thiếu chín chắn, hiểu biết
và dễ bị tổn thương là đặc tính chung của
nhóm người dưới 18 tuổi. Vì vậy, nguyên
tắc nêu trên cần được áp dụng chung cho
nhóm đối tượng này.
Tới đây lại nảy sinh một câu hỏi: liệu
nguyên tắc “lợi ích tốt nhất của người dưới
18 tuổi” là nguyên tắc mới do nhà làm luật
Việt Nam sáng tạo ra? Bởi trong CRC chỉ
tồn tại duy nhất nguyên tắc vì “lợi ích tốt
nhất của trẻ em”. Sở dĩ có nguyên tắc này
là do đây là đối tượng yếu thế, thiếu sự chín
chắn và dễ bị tổn thương, do đó cần sự chăm
sóc, quan tâm đặc biệt từ những người xung
quanh. Chúng tôi cho rằng, các nhà làm luật
Việt Nam đang nhắc đến nguyên tắc vì lợi
ích tốt nhất của trẻ em trong CRC nhưng có
sự sửa đổi kỹ thuật cho phù hợp thực tế của
Việt Nam. Việc bổ sung nguyên tắc này vào
trong BLHS có ý nghĩa quan trọng, nâng cao
nhận thức của các cơ quan tiến hành tố tụng
16 Khoản 1 Điều 91 BLHS năm 2015 và khoản 1 Điều 414 Bộ luật TTHS năm 2015.
17 UNICEF Việt Nam, Báo cáo Kiến nghị sửa đổi BLHS và Bộ luật TTHS (2015), tr. 1-3.
18 Điều 12 BLHS năm 2015.
khi xử lý các vấn đề liên quan tới người chưa
thành niên phạm tội. Tuy nhiên, thực tiễn áp
dụng nguyên tắc này sẽ đặt câu hỏi ngược
lại với định nghĩa trẻ em trong Luật Trẻ em
năm 2016. Có thể, chúng ta sẽ phải sửa lại
định nghĩa “trẻ em” để đảm bảo tính tương
đồng giữa pháp luật trong nước và quốc tế
cũng như các nguyên tắc liên quan.
3.1 Tuổi tối thiểu chịu TNHS trong
pháp luật hình sự Việt Nam
Theo BLHS năm 2009, người từ đủ 16
trở lên sẽ phải chịu trách nhiệm đối với tất cả
tội phạm mà mình thực hiện. Những người
từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu
TNHS nếu phạm tội rất nghiêm trọng một
cách cố ý hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng.
Quy định mức tuổi tối thiểu chịu TNHS của
Việt Nam về cơ bản là tương thích với tiêu
chuẩn quốc tế đặt ra.
Trong quá trình sửa đổi BLHS và Bộ
luật TTHS, một số ý kiến cho rằng, Điều 12
BLHS năm 2009 liên quan tới TNHS của
người từ 14 đến 16 tuổi là quá rộng và thiếu
rõ ràng17. Nhìn chung, những đối tượng này
vẫn phải chịu trách nhiệm cho hầu hết tất cả
các loại tội phạm. Quy định như vậy không
thể hiện được chính sách nhân đạo của Nhà
nước đối với nhóm người này.
Cuối cùng, BLHS năm 2015 đã được
sửa đổi theo hướng: mức tuổi tối thiểu chịu
TNHS vẫn giữ nguyên là từ 14 tuổi nhưng
làm rõ hơn những tội mà những người từ 14
đến 16 tuổi phải chịu TNHS, bao gồm hai
nhóm18: thứ nhất, tội giết người, tội cố ý gây
thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe
của người khác, tội hiếp dâm, tội hiếp dâm
người dưới 16 tuổi, tội cưỡng dâm người từ
đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, tội cướp tài sản,
tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản; thứ hai,
tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
34 Số 15(343) T8/2017
nghiêm trọng quy định tại một số điều cụ
thể trong BLHS19. Người từ đủ 16 tuổi tới
18 tuổi thì vẫn phải chịu TNHS đối với tất
cả các tội phạm.
Các quy định trong BLHS năm 2009
và 2015 đều áp dụng tại thời điểm phạm tội.
Nói cách khác, thủ tục TTHS cũng như hình
phạt được áp dụng với cả người đã thành
niên nếu như tại thời điểm phạm tội họ chưa
đủ 18 tuổi. Tòa án nhân dân tối cao đã ban
hành văn bản hướng dẫn xác định tuổi của
người phạm tội trong trường hợp họ không
có đầy đủ giấy tờ nhân thân20. Trong thực tế,
Tòa phúc thẩm tại thành phố Hồ Chí Minh
đã từng bác kháng cáo tăng án tử hình với lý
do bị cáo chưa đủ 18 tuổi khi phạm tội21. Bộ
luật TTHS năm 2015 đã quy định thống nhất
theo hướng bổ sung điều khoản về phương
thức xác định tuổi của người phạm tội và
nạn nhân là người chưa thành niên22. Những
quy định này là hoàn toàn phù hợp với tiêu
chuẩn quốc tế và điều ước quốc tế mà Việt
Nam là thành viên.
3.2 Các biện pháp thay thế và chuyển
hướng
Như đã trình bày ở trên, nguyên tắc
vì lợi ích tốt nhất của trẻ em đòi hỏi toà án
và các cơ quan tố tụng hình sự khác cân
nhắc rất kỹ trước khi tiến hành xử lý hình sự
người chưa thành niên phạm tội.
19 Bao gồm: a) Điều 143 (tội cưỡng dâm); Điều 150 (tội mua bán người); Điều 151 (tội mua bán người dưới 16 tuổi); b)
Điều 170 (tội cưỡng đoạt tài sản); Điều 171 (tội cướp giật tài sản); Điều 173 (tội trộm cắp tài sản); Điều 178 (tội hủy
hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản); c) Điều 248 (tội sản xuất trái phép chất ma túy); Điều 249 (tội tàng trữ trái phép
chất ma túy); Điều 250 (tội vận chuyển trái phép chất ma túy); Điều 251 (tội mua bán trái phép chất ma túy); Điều 252
(tội chiếm đoạt chất ma túy); d) Điều 265 (tội tổ chức đua xe trái phép); Điều 266 (tội đua xe trái phép); đ) Điều 285
(tội sản xuất, mua bán, trao đổi hoặc tặng cho công cụ, thiết bị, phần mềm để sử dụng vào mục đích trái pháp luật); Điều
286 (tội phát tán chương trình tin học gây hại cho hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử);
Điều 287 (tội cản trở hoặc gây rối loạn hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử); Điều 289
(tội xâm nhập trái phép vào mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử của người khác); Điều 290 (tội
sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản); e) Điều 299 (tội
khủng bố); Điều 303 (tội phá hủy công trình, cơ sở, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia); Điều 304 (tội chế tạo,
tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự).
20 Xem thêm Công văn số 81/2002/TANDTC, Thông tư liên tịch số 01/2011/TTLT-VKSTC-TANDTC-BCA-BTP-BLĐTBXH.
21 Thoát án tử sau hai lần bị tuyên tử hình,
hinh-169700.bld, truy cập ngày 04/03/2017.
22 Điều 471 Bộ luật TTHS năm 2015.
23 Điều 37 CRC; GC No. 10, đoạn 78-89; Xem thêm Human Rights Committee, General Comment No. 8 (1982).
24 Khoản 4 Điều 91 BLHS năm 2015.
Khoản 4 Điều 69 BLHS năm 2009
quy định: “Khi xét xử, nếu thấy không cần
thiết phải áp dụng hình phạt đối với người
chưa thành niên phạm tội, thì Toà án áp
dụng một trong các biện pháp tư pháp được
quy định tại Điều 70 của Bộ luật này.” Nói
khác đi, Tòa án sẽ cân nhắc hình phạt trước,
và nếu thấy không cần thiết thì mới xem xét
tới các biện pháp tư pháp khác. Quy định
này rõ ràng không phù hợp với lợi ích tốt
nhất của trẻ em, vốn đòi hỏi nhiều bao dung
và hạn chế tiếp xúc với cơ quan công quyền.
Đồng thời, Uỷ ban CRC cũng khẳng định
rằng, việc tước đoạt tự do của trẻ em chỉ nên
được coi là biện pháp cuối cùng khi không
còn biện pháp nào khác thay thế23. Quy định
tương tự cũng có thể tìm thấy tại khoản 2
Điều 307 Bộ luật TTHS năm 2003.
BLHS năm 2015 đã sửa đổi quy định
này, theo đó Tòa án sẽ chỉ áp dụng hình phạt
đối với người chưa thành niên phạm tội nếu
xét thấy việc miễn TNHS và áp dụng các
biện pháp giám sát, giáo dục tại Mục 2 và 3
Chương XII của Bộ luật này không đảm bảo
hiệu quả giáo dục, phòng ngừa24. Quy định
như vậy thể hiện sự đổi mới trong tư duy
của nhà làm luật, đề cao lợi ích của trẻ em
và là kim chỉ nam cho các cơ quan tiến hành
tố tụng hình sự khi xử lý người chưa thành
niên phạm tội.
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
35Số 15(343) T8/2017
Tuy nhiên, vẫn có sự lạc nhịp giữa
BLHS và Bộ luật TTHS mới. Khoản 6 Điều
423 Bộ luật TTHS năm 2015 vẫn giữ lại quy
định cũ: “Khi xét xử, nếu thấy không cần
thiết phải quyết định hình phạt đối với bị
cáo thì Hội đồng xét xử áp dụng biện pháp
giáo dục tại trường giáo dưỡng”. Quy định
như trên lại tiếp tục bước theo hướng truyền
thống của hệ thống pháp luật hình sự, đó là
trừng phạt và trả đũa, thay vì hướng người
phạm tội nhận thức và khắc phục sai lầm.
Sự mâu thuẫn giữa hai bộ luật này có
thể gây ra khó khăn cho các cơ quan tiến
hành tố tụng trên thực tế, đòi hỏi phải có
phương hướng giải quyết. Chúng tôi khuyến
nghị rằng, việc áp dụng nguyên tắc vì lợi ích
tốt nhất của người chưa đủ 18 tuổi (nếu các
quy định của pháp luật đưa đến nhiều cách
hiểu khác nhau thì cách hiểu nào có lợi nhất
cho trẻ em cần được ưu tiên) sẽ giải quyết
được vấn đề này. Cụ thể, trong trường hợp
nêu trên, các biện pháp giám sát và giáo dục
được ưu tiên xem xét trước. Tuy nhiên, về
dài hạn, Việt Nam cần xem xét sửa đổi quy
định này sao cho đảm bảo tính thống nhất
giữa hai bộ luật.
Khoản 2 Điều 69 BLHS năm 2009
quy định: “Người chưa thành niên phạm
tội có thể được miễn TNHS nếu phạm tội
ít nghiêm trọng hoặc tội nghiêm trọng gây
hại không lớn, có nhiều tình tiết giảm nhẹ”.
Quy định này không loại trừ những người
từ 14 đến 16 tuổi chịu TNHS đối với những
tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm
trọng. Như vậy, theo quy định của BLHS
25 Cụ thể: a) Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội ít nghiêm trọng, phạm tội nghiêm trọng, trừ trường hợp quy
định tại Điều 134 (tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác); Điều 141 (tội hiếp dâm);
Điều 171 (tội cướp giật tài sản); Điều 248 (tội sản xuất trái phép chất ma túy); Điều 249 (tội tàng trữ trái phép chất ma
túy); Điều 250 (tội vận chuyển trái phép chất ma túy); Điều 251 (tội mua bán trái phép chất ma túy); Điều 252 (tội chiếm
đoạt chất ma túy) của Bộ luật này; b) Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phạm tội rất nghiêm trọng do cố ý quy định
tại khoản 2 Điều 12 của Bộ luật này, trừ trường hợp quy định tại Điều 123 (tội giết người); Điều 134, các khoản 4, 5 và
khoản 6 (tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác); Điều 141 (tội hiếp dâm), Điều 142
(tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi); Điều 144 (tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi); Điều 150 (tội mua
bán người); Điều 151 (tội mua bán người dưới 16 tuổi); Điều 168 (tội cướp tài sản); Điều 171 (tội cướp giật tài sản);
Điều 248 (tội sản xuất trái phép chất ma túy); Điều 249 (tội tàng trữ trái phép chất ma túy); Điều 250 (tội vận chuyển
trái phép chất ma túy); Điều 251 (tội mua bán trái phép chất ma túy); Điều 252 (tội chiếm đoạt chất ma túy) của Bộ luật
này; c) Người dưới 18 tuổi là người đồng phạm nhưng có vai trò không đáng kể trong vụ án.
năm 2009, người chưa thành niên phạm tội
vẫn phải trải qua quá trình TTHS nặng nề
và đôi khi là phiền hà dù cho tội phạm thực
hiện không quá nghiêm trọng.
BLHS năm 2015 đã khắc phục những
vấn đề này. Thứ nhất, khoản 2 Điều 91 Bộ
luật quy định cụ thể một số trường hợp mà
người dưới 18 tuổi sẽ được miễn TNHS,
trong đó các đối tượng bao gồm cả người
từ 14 đến 16 tuổi phạm tội rất nghiêm trọng
do cố ý25.
Thứ hai, BLHS bổ sung một mục mới
quy định các biện pháp giám sát, giáo dục
trong trường hợp được miễn TNHS, trong đó
có thêm phương thức khiển trách, hòa giải
tại cộng đồng; đồng thời tách riêng phương
thức giáo dục tại trường giáo dưỡng. Cũng
cần phải nói thêm, phương thức giáo dục tập
trung tại trường giáo dưỡng là một hình thức
tước đoạt tự do của người chưa thành niên
phạm tội. Trước đây, pháp luật hành chính
cho phép Chủ tịch Ủy ban nhân dân được
quyết định vấn đề này, nhưng quy định này
đã được sửa. Theo đó, chỉ có Tòa án mới có
quyền ra quyết định tước đoạt tự do của cá
nhân. Đây là sự sửa đổi hoàn toàn phù hợp
với pháp luật quốc tế, đặc biệt là với CRC ở
khía cạnh vì lợi ích của trẻ em.
Thứ ba, BLHS mới mở rộng các chủ
thể có thẩm quyền được áp dụng các biện
pháp tư pháp; theo đó, không chỉ có Tòa án
mà Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát cũng có
thẩm quyền này. Đây là sự sửa đổi rất tiến bộ
nhằm tạo điều kiện cho những người chưa
thành niên phạm tội có thể nhận ra sai lầm
(Xem tiếp trang 9)
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
36 Số 15(343) T8/2017
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nguyen_tac_vi_loi_ich_tot_nhat_cua_tre_em_trong_phap_luat_hi.pdf