Xây dựng một Nhà nước kiến tạo phát
triển ở Việt Nam theo các cam kết của Chính
phủ đòi hỏi phải thực hiện đồng bộ các giải
pháp đã nêu trên. Trong các biện pháp này,
nâng cao năng lực của các cơ quan nhà nước
và cán bộ nhà nước cần được coi là yếu tố
then chốt. Để tạo bước đột phá trên con
đường đi đến một Nhà nước kiến tạo phát
triển, có lẽ cũng cần nghĩ đến việc xây dựng
những nhân tố đi đầu, chịu trách nhiệm
chính trong việc đề xuất và triển khai các
chính sách hỗ trợ phát triển và phục vụ phát
triển. Hai nội dung này cơ bản này nên được
chủ trì bởi hai cơ quan cấp bộ có nguồn nhân
lực tốt và được trao quyền hạn đủ mạnh để
có thể thúc đẩy việc thực thi các sáng kiến
chính sách được đề ra, từ đó tạo hiệu ứng lan
tỏa cho toàn hệ thống.
Có thể thấy, quyết tâm xây dựng một
Nhà nước kiến tạo phát triển của Chính phủ
cho phép kỳ vọng về sự tăng trưởng kinh tế
và phát triển quốc gia. Tuy nhiên, đây không
phải là một con đường dễ dàng. Quá trình
này đòi hỏi Nhà nước, ngoài quyết tâm
chính trị, còn phải giải quyết những bài toán
về kỹ trị mà những kinh nghiệm thành công
của nước ngoài cần được xem xét như là
những gợi ý. Tuy nhiên, đánh giá đúng thực
trạng quốc gia và xu hướng phát triển để đưa
ra những lựa chọn chính sách phù hợp mới
là yếu tố quyết định để vận hành thành công
Nhà nước kiến tạo phát triển ở Việt Nam
9 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 19/01/2022 | Lượt xem: 260 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nhà nước kiến tạo phát triển: Sự hình thành của một mô hình quản trị Nhà nước và những gợi mở cho Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. Bối cảnh hình thành của Nhà nước kiến
tạo phát triển
Nhà nước kiến tạo phát triển
(Developmental State) là mô hình nổi lên ở
Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai và
có ảnh hưởng mạnh mẽ đến mô hình quản
lý nhà nước ở khu vực Đông Á với các đại
diện tiêu biểu như Hàn Quốc, Singapore.
Đặc trưng của mô hình này là đề cao vai trò
của Nhà nước trong việc đề ra và thực thi
các chính sách hỗ trợ, đặc biệt là chính sách
hỗ trợ công nghiệp, nhằm thúc đẩy sự tăng
trưởng của mỗi quốc gia1.
9
NGHIÏN CÛÁU
LÊÅP PHAÁPSöë 09(337) T5/2017
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
1 Ngân hàng Thế giới, Nhà nước trong một thế giới đang chuyển đổi [World Bank, The State in a Changing World],
năm 1997, tr. 6.
NHAÂ NÛÚÁC KIÏËN TAÅO PHAÁT TRIÏÍN: SÛÅ HÒNH THAÂNH CUÃA MÖÅT
MÖ HÒNH QUAÃN TRÕ NHAÂ NÛÚÁC VAÂ NHÛÄNG GÚÅI MÚÃ CHO VIÏÅT NAM
Trần Thị Quang Hồng*
* TS., Viện Khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp.
Thông tin bài viết:
Từ khoá: nhà nước kiến tạo
phát triển, nhà nước phục vụ
phát triển, kinh tế thị trường
định hướng XHCN, chính
sách hỗ trợ công nghiệp.
Lịch sử bài viết:
Nhận bài: 08/03/2017
Biên tập: 19/04/2017
Duyệt bài: 21/04/2017
Article Infomation:
Keywords: developmental
state, facilitative state,
socialist-oriented market
economy, industrial policy.
Article History:
Received: 08 Mar. 2017
Edited: 19 Apr. 2017
Approved: 21 Apr. 2017
Tóm tắt:
Bài viết phân tích sự hình thành, đặc trưng và điều kiện vận hành Nhà nước
kiến tạo phát triển ở khu vực Đông Bắc Á, đồng thời so sánh với mô hình
Nhà nước phục vụ phát triển. Bài viết cũng chỉ ra những biến đổi nhất định
của mô hình Nhà nước kiến tạo phát triển khi du nhập vào Việt Nam với
những ảnh hưởng của mô hình Nhà nước phục vụ phát triển. Trên cơ sở
đó, bài viết đưa ra những gợi mở cho việc vận hành thành công Nhà nước
kiến tạo phát triển trong bối cảnh cải cách bộ máy nhằm xây dựng nền kinh
tế thị trường định hướng XHCN.
Abstract:
This article draws on the formation, features of and conditions for
performance of the developmental states in Northeast Asia and provides
the comparisons with the facilitative states. It also points out the
transformation of developmental state once being imported into Vietnam,
which integrates the ideas of facilitative state. The article concludes with
certain suggestions for the successful operation of the tectonic state for
developments in Vietnam in the context of state reform with an orientation
toward the socialist-oriented market economy.
Thực thi các giải pháp chủ động để hỗ
trợ sự phát triển của thị trường là điều
thường gặp ở các nền kinh tế thị trường chưa
phát triển. Ngay cả ở các quốc gia công
nghiệp lâu đời nhất, Nhà nước cũng từng
theo đuổi những chính sách hỗ trợ nhất định
để thúc đẩy nền công nghiệp còn ở giai đoạn
non trẻ2. Tuy nhiên, chỉ khi Nhật Bản đứng
trước sức ép phải khôi phục nền kinh tế để
“bắt kịp với phương Tây” thì chính sách hỗ
trợ công nghiệp mới thực sự lên ngôi, đánh
dấu sự hình thành của mô hình Nhà nước
kiến tạo phát triển.
Nền kinh tế Nhật Bản sau Chiến tranh
thế giới thứ hai bị tàn phá nặng nề. Các tập
đoàn kinh tế đa ngành (zaibatsu) vốn là các
trụ cột của nền kinh tế Nhật Bản bị buộc giải
thể do vai trò tích cực hỗ trợ cho chính
quyền phát xít trong Chiến tranh thế giới thứ
hai3. Trong bối cảnh đó, Chính phủ Nhật
Bản đã nỗ lực tìm kiếm giải pháp để khôi
phục nền kinh tế và đẩy nhanh tốc độ tăng
trưởng. Một trong những giải pháp mà Nhà
nước tiến hành là đứng ra điều phối bốn
ngành chủ đạo là cơ khí, thép, đóng tàu và
than thông qua vai trò của Bộ Thương mại
quốc tế và Công nghiệp (MITI)4. Dựa vào
mối liên hệ vốn có giữa Nhà nước và doanh
nghiệp, MITI đã thành lập ra Hội đồng Hợp
lý hoá các ngành công nghiệp. Hội đồng
này, bao gồm đại diện các hiệp hội ngành
nghề, các doanh nghiệp đứng đầu các ngành
cơ khí, đóng tàu, than và thép và một số
công chức nhà nước, tạo ra cơ chế trao đổi,
tham vấn thông tin giữa Nhà nước và giới
doanh nhân. Các thành viên của Hội đồng,
đặc biệt là đại diện ngành thép và than đã
thảo luận và đưa ra cam kết phối hợp giải
quyết những thách thức đặt ra đối với các
ngành công nghiệp chủ đạo5. Ngân hàng
Phát triển Nhật Bản, sau khi có các đánh giá
kỹ thuật và tham vấn với các bên liên quan,
cũng đồng ý tham gia với vai trò hỗ trợ vốn
ưu đãi cho việc thực hiện các cam kết này.
Hoạt động điều phối nêu trên là ví dụ
điển hình của việc Nhà nước Nhật Bản dẫn
dắt, định hướng và hỗ trợ cho quá trình khôi
phục và phát triển nền kinh tế những năm
sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Những hoạt
động này được thực hiện trong khuôn khổ
chiến lược chung là thúc đẩy tăng trưởng
dựa vào xuất khẩu, nâng cao năng lực và bảo
vệ ngành công nghiệp trong nước trước sự
cạnh tranh của nước ngoài, thúc đẩy hợp tác
10
NGHIÏN CÛÁU
LÊÅP PHAÁP Söë 09(337) T5/2017
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
2 Ngay cả ở Hoa Kỳ - quốc gia điển hình tổ chức nhà nước theo tư tưởng “Nhà nước tốt nhất là nhà nước quản lý ít
nhất”, người ta vẫn nhìn thấy dấu ấn của sự hỗ trợ của Nhà nước đối với nhiều ngành kinh tế. Chẳng hạn như hệ
thống viễn thông hiện nay xuất phát từ việc Chính phủ Hoa Kỳ hỗ trợ thiết lập đường điện tín giữa Washington và
Baltimore những năm đầu thập niên 1840, năng suất nông nghiệp cao trong thế kỷ 19 và 20 được liên hệ với chương
trình hỗ trợ toàn liên bang cho các dịch vụ nghiên cứu và thâm canh theo Đạo luật Morrill 1863; các pháp lệnh North-
west từ 1785 đến 1787 xác định trách nhiệm của Nhà nước trong việc hỗ trợ giáo dục và dành lợi nhuận thu được từ
việc bán một số đất đai cho mục đích này; vào năm 1863, khi cuộc Nội chiến đang diễn ra, Quốc hội Hoa Kỳ nhận
thấy nhu cầu của hệ thống tài chính quốc gia và do đó, thiết lập cơ quan đầu tiên để giám sát hệ thống ngân hàng.
Thời gian sau này, Chính phủ Hoa Kỳ thành lập Cục Dự trữ liên bang cũng như hàng loạt các tổ chức trung gian tài
chính công khác. Hệ thống đường cao tốc xuyên liên bang và hỗ trợ của Liên bang cho việc thiết lập hệ thống đường
sắt cũng là những ví dụ về vai trò quan trọng của Nhà nước trong việc phát triển hạ tầng giao thông và từ đó giúp cho
thị trường phát triển. Xem: Ngân hàng Thế giới, Nhà nước trong một thế giới đang chuyển đổi, tlđd, tr. 21.
3 Wyatt C Wells, Chống độc quyền và sự hình thành của thế giới hậu chiến [Antitrust and the Formation of the Postwar
World], Nxb. Đại học Columbia, năm 2002, tr. 173.
4 Viết tắt từ tên tiếng Anh Japan’s Ministry of International Trade and Industry.
5 Trong thời kỳ này, những thách thức đối với các ngành chủ đạo nêu trên được xác định là những vấn đề mang tính
liên ngành: ngành cơ khí không xuất khẩu được do giá thép cao; ngành thép có giá thành cao chủ yếu do giá than cao.
Giá than cao có nguyên nhân là việc khai thác than ở Nhật Bản rất tốn kém và chi phí vận chuyển than nhập khẩu vào
Nhật Bản cao. Xem: Ngân hàng Thế giới, Nhà nước trong một thế giới đang chuyển đổi, tlđd, tr. 73.
11
NGHIÏN CÛÁU
LÊÅP PHAÁPSöë 09(337) T5/2017
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
6 John Haley, Thực thi Luật Cạnh tranh ở Nhật Bản và những tác động tới thương mại Hoa Kỳ [Japanese Antitrust En-
forcement and Implication for United State Traderade], Tạp chí Luật Bắc Kentucky, năm 1982, tr. 348.
7 Chalmers Johnson, MITI và sự thần kỳ Nhật Bản: Sự phát triển của chính sách phát triển công nghiệp, 1925-1975
[MITI and the Japanese Miracle: The Growth of Industrial Policy, 1925-1975], Nxb. Đại học Standford, năm 1982.
8 Những nền kinh tế này thường được nhắc tới như là những nền công nghiệp mới nổi (Newly Industrialised Country,
gọi tắt là NIC). Xem: Mai Thị Thanh Xuân - Ngô Đăng Thành: Một số kinh nghiệm rút ra từ mô hình công nghiệp
hoá của các nước Đông Bắc Á, Tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á, Số 8, tháng 8/2008.
giữa các doanh nghiệp trong nước để giảm
mức độ cạnh tranh về giá cả. Chính phủ
cũng dùng các nguồn lực có được từ các
nguồn tái thiết kinh tế sau chiến tranh như
một đòn bẩy để thúc đẩy các doanh nghiệp
hợp tác với Chính phủ và thực thi những
mục tiêu chiến lược mà Chính phủ đã đề ra6.
Các nền kinh tế có xuất phát điểm ở
mức thấp như Hàn Quốc, Singapore xem
Nhật Bản như một hình mẫu để học tập. Các
chính phủ này đều có cùng một cách tiếp cận
là đề ra các chiến lược phát triển chung của
quốc gia và tích cực thực thi các chính sách
hỗ trợ phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn
nhằm đạt được các mục tiêu quốc gia đã
hoạch định. Thực tế phát triển ở các quốc
gia này đã chứng tỏ, đây là sự lựa chọn đúng
đắn. Nếu như sự phát triển của Nhật Bản
giữa thế kỷ 20 được xem như “sự thần kỳ”7
thì các nền kinh tế Hàn Quốc, Singapore
cũng đều đạt được mức tăng trưởng công
nghiệp ngoạn mục và nhanh chóng trở thành
các nước công nghiệp mới8 vào nửa cuối thế
kỷ 20.
Có thể thấy, yếu tố thúc đẩy các Nhà
nước trên đi theo mô hình kiến tạo phát triển
trước hết là xuất phát điểm thấp trong mối
tương quan với các nền công nghiệp phát
triển. Các nền kinh tế này nuôi khát vọng và
tự đặt ra cho mình áp lực đuổi kịp nền kinh
tế phát triển của phương Tây. Chính vì vậy,
Nhà nước ở các nền kinh tế này đã tích cực
tham gia vào quá trình phát triển kinh tế
thông qua triển khai các biện pháp hỗ trợ để
thúc đẩy quá trình này. Sự thành công của
Nhà nước kiến tạo phát triển ở Nhật Bản với
tư cách là người đi trước cũng làm gia tăng
sự ảnh hưởng của mô hình này đối với các
nước Đông Á vào nửa cuối thế kỷ 20.
2. Chức năng và điều kiện vận hành của
Nhà nước kiến tạo phát triển: Mô hình
Nhật Bản
2.1 Một số chức năng cơ bản của
Nhà nước kiến tạo phát triển theo mô hình
Nhật Bản
Phân tích về Nhà nước kiến tạo phát
triển ở Nhật Bản và các nước đi theo mô
hình này cho thấy, Nhà nước thường thực
hiện các chức năng cơ bản sau:
- Xác định các mục tiêu chiến lược
chung cho nền kinh tế: Nhà nước kiến tạo
phát triển không chỉ thiết lập khuôn khổ
pháp lý cho hoạt động của doanh nghiệp mà
còn coi việc dẫn dắt, định hướng cho doanh
nghiệp như một phương diện hoạt động
quan trọng của mình. Việc dẫn dắt, định
hướng cho doanh nghiệp thường được thực
hiện thông qua xác lập các mục tiêu chiến
lược chung cho nền kinh tế.
- Xây dựng và thực thi các chính sách
hỗ trợ doanh nghiệp: Để thúc đẩy tốc độ
tăng trưởng, Nhà nước kiến tạo phát triển sử
dụng các chính sách hỗ trợ, tăng cường năng
lực cho doanh nghiệp nội địa nhằm nâng cao
khả năng cạnh tranh quốc tế. Các chính sách
hỗ trợ này cũng là những đòn bẩy thúc đẩy
doanh nghiệp hợp tác với Nhà nước để thực
hiện các mục tiêu chiến lược chung đã đề ra.
- Phối hợp hành động giữa các doanh
nghiệp nhằm thực hiện các mục tiêu chiến
lược: Sự hợp tác của doanh nghiệp như đã
đề cập cho phép Nhà nước thực thi vai trò
điều phối, phối hợp hành động của các
doanh nghiệp. Vai trò này cho phép Nhà
nước tập hợp các nỗ lực để hiện thực hóa các
mục tiêu chiến lược của quốc gia9.
2.2 Điều kiện để vận hành Nhà nước
kiến tạo phát triển
Nghiên cứu Nhà nước kiến tạo phát
triển theo mô hình Nhật Bản cho thấy, để
vận hành, Nhà nước này phải có những điều
kiện sau đây:
Thứ nhất, Nhà nước phải có khả năng
đưa ra được những lựa chọn chiến lược đúng
đắn để thực hiện những cú hích vào những
ngành có khả năng tạo ra hiệu ứng lan toả
cho toàn bộ nền kinh tế.
Thứ hai, Nhà nước kiến tạo phát triển
phải được vận hành bởi một bộ máy ổn định
và hệ thống chính sách ổn định. Nhờ tính ổn
định này mà các chính sách được thực thi
một cách nhất quán trong một thời gian dài,
đủ để cho các mục tiêu chiến lược được hiện
thực hóa. Thông thường, cơ quan hành pháp
đóng vai trò chủ đạo trong việc đề xuất và
triển khai các sáng kiến về chính sách, thực
hiện vai trò cầu nối với doanh nghiệp và
phân bổ các nguồn lực hỗ trợ. Trong bộ máy
hành pháp thường có một cơ quan cấp Bộ có
ảnh hưởng lớn và đi đầu trong việc thực hiện
các chính sách này. Ở Nhật Bản, Bộ Công
nghiệp và Thương mại quốc tế có vai trò nổi
bật trong vấn đề này. Ở Hàn Quốc, cơ quan
cấp Bộ có tiếng nói mạnh mẽ nhất là Bộ Tài
chính và Kinh tế (Ministry of
Finance and Economy, viết tắt là MOFE),
được thành lập từ việc sáp nhập Bộ Tài chính
(Ministry of Finance) và Uỷ ban Kế hoạch
Kinh tế (Economic Planning Board)10.
Thứ ba, Nhà nước kiến tạo phát triển
phải có sự chia sẻ thông tin và tạo dựng
niềm tin giữa Nhà nước và doanh nghiệp.
Để làm được điều này, Nhà nước duy trì mối
liên hệ chặt chẽ với doanh nghiệp và thiết
lập các cơ chế đối thoại, tham vấn. Cơ chế
đối thoại và tham vấn cho phép Nhà nước
đưa ra các chính sách hỗ trợ phù hợp với
nhu cầu của doanh nghiệp, đồng thời đảm
bảo doanh nghiệp nắm bắt và tin vào các
chiến lược do Nhà nước hoạch định, từ đó
cùng hành động vì mục tiêu chung.
2.3 Nhà nước trong nền kinh tế thị
trường tự do: mô hình đối chiếu
Khác với Nhật Bản và các nước Đông
Á được nêu ở trên, nền kinh tế thị trường tự
do đề cao nguyên tắc để cho thị trường tự
quyết định (laissez-faire) và Nhà nước giới
hạn sự can thiệp vào nền kinh tế ở mức tối
thiểu (hand-off)11. Dựa trên nguyên tắc này,
những người cổ súy cho nền kinh tế thị
trường tự do thường đưa ra những kêu gọi
thu nhỏ bộ máy nhà nước. Nhà nước được
cho là người giữ vị trí trọng tài, thiết lập các
nền tảng thể chế và đảm nhiệm vai trò khắc
phục các khuyết tật thị trường (market
failures). Vai trò này được thể hiện bởi các
phương diện hoạt động của Nhà nước như
bảo vệ cạnh tranh, bảo vệ người tiêu dùng,
an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường sinh
thái .v.v..
Từ việc không nhấn mạnh chức năng
hỗ trợ sự phát triển của thị trường, các nền
12
NGHIÏN CÛÁU
LÊÅP PHAÁP Söë 09(337) T5/2017
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
9 Cũng cần lưu ý rằng, không phải trong mọi tình huống đều có sự đồng thuận giữa Nhà nước với doanh nghiệp. Chẳng
hạn ở Nhật Bản, các doanh nghiệp ô tô từng phản đối ý tưởng sáp nhập của Chính phủ. Tuy nhiên, trên bình diện các
mục tiêu chiến lược chung nhất thì Nhà nước luôn nhận được sự hợp tác của các doanh nghiệp.
10 Yeon-hoho Lee, Giới hạn của toàn cầu hoá kinh tế tại các Nhà nước kiến tạo phát triển Đông Á [The Limitation of
Economic Globalisation in East Asian Developmental States], Tạp chí Thái Bình Dương [The Pacific Review], Số 3,
10/1997, tr. 381-382.
11 Peter Hall and David Soskice, Các hình thái kinh tế thị trường: nền tảng thiết chế của lợi thế so sánh [Varieties of
Capitalism: The Institutional Foundations of Comparative Advantage], Nxb. Đại học Oxford, năm 2001, tr. 8.
kinh tế thị trường tự do dễ dàng tìm được kỳ
vọng chung là xây dựng mô hình Nhà nước
phục vụ phát triển (facilitative state). Mô
hình này dựa trên ý tưởng rằng, chính doanh
nghiệp và thị trường mới là yếu tố tạo ra
phát triển. Do vậy, để thúc đẩy phát triển thì
trách nhiệm của Nhà nước là giúp cho người
dân và các tổ chức đạt được mục tiêu họ đề
ra12. Nhà nước chỉ thiết lập các khuôn khổ
thể chế và giúp cho thị trường tự tạo ra các
giá trị13.
Theo Chester Newland, giáo sư cao
cấp về hành chính công thuộc Trường Luật
McGeorge, Nhà nước phục vụ phát triển đòi
hỏi xã hội và thị trường phát triển ở trình độ
cao và tương đối đồng đều14. Nhìn ở góc độ
cạnh tranh, các tổ chức kinh tế thuộc các thị
trường này có năng lực cạnh tranh quốc tế
cao. Có thể thấy các yếu tố này loại trừ nhu
cầu phải có các chính sách hỗ trợ của Nhà
nước đối với doanh nghiệp và thị trường.
Tuy nhiên, đây là những yếu tố không dễ gì
đạt được, ngay cả ở các quốc gia đã phát
triển. Do vậy, kết hợp các chính sách hỗ trợ
phát triển với thiết lập khuôn khổ thể chế
được xem là gợi ý phù hợp cho nhiều quốc
gia đang phát triển.
3. Nhà nước kiến tạo phát triển trong nền
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa ở Việt Nam
3.1 Tiền đề và những trụ cột của Nhà
nước kiến tạo phát triển ở Việt Nam
Bối cảnh chuyển đổi từ nền kinh tế tập
trung quan liêu, bao cấp sang nền kinh tế thị
trường định hướng XHCN ở Việt Nam tạo
ra những tiền đề nhất định cho việc hướng
tới một mô hình Nhà nước kiến tạo phát
triển. Giống như các nước Đông Bắc Á, Việt
Nam là nước phát triển sau. Xuất phát điểm
thấp tạo ra áp lực đẩy nhanh tốc độ tăng
trưởng. Hơn nữa, khả năng cạnh tranh của
doanh nghiệp còn khiêm tốn khiến Nhà
nước chưa thể phó thác hoàn toàn cho doanh
nghiệp khi bước vào cạnh tranh quốc tế. Do
vậy, việc xây dựng và thực thi chính sách hỗ
trợ thúc đẩy sự phát triển của các ngành kinh
tế mũi nhọn được xem là cần thiết trong điều
kiện hiện nay ở Việt Nam.
Đồng thời, do chuyển đổi từ nền kế
hoạch hoá tập trung, Nhà nước có sẵn vị thế
chủ động, tích cực trong các hoạt động kinh
tế. Việc chuyển đổi từ mô hình kinh tế tập
trung cũng tạo cho Nhà nước cơ sở kinh tế
nhất định để đảm bảo nguồn lực thực thi các
biện pháp hỗ trợ. Như vậy, có thể nói, bối
cảnh chuyển đổi ở Việt Nam đã tạo tiền đề
cho một Nhà nước kiến tạo phát triển, không
chỉ ở khía cạnh nhu cầu mà còn ở khả năng
thực thi.
Tuy nhiên, nếu như ở các Nhà nước
Đông Á nêu trên, khía cạnh hỗ trợ phát triển
giữ vai trò chủ đạo thì ở Việt Nam, khía cạnh
hỗ trợ phát triển được đặt song song với khía
cạnh phục vụ phát triển. Lý do là việc xây
dựng Nhà nước kiến tạo phát triển ở Việt
Nam gắn với quá trình từ bỏ dần mô hình
Nhà nước điều hành (directive state) vận
hành trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập
trung. Trong nền kinh tế này, Nhà nước trực
tiếp tổ chức các hoạt động kinh tế và điều
hành bằng mệnh lệnh hành chính. Hệ quả là
13
NGHIÏN CÛÁU
LÊÅP PHAÁPSöë 09(337) T5/2017
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
12 Chester Newland, Nhà nước phục vụ phát triển, sự lớn mạnh của quyền hành pháp và thách thức đối với hoạt động
công vụ [The Facilitative State, Political Executive Aggrandizement, and Public Service Challenges], Tạp chí Quản
trị và xã hội [Administrtion and Society], năm 2003, số 35(4), tr. 386.
13 Ngân hàng Thế giới, Nhà nước trong một thế giới đang chuyển đổi tlđd, tr. 38.
14 Chester Newland, Nhà nước phục vụ phát triển, sự lớn mạnh của quyền hành pháp và thách thức đối với hoạt động
công vụ [The Facilitative State, Political Executive Aggrandizement, and Public Service Challenges], Tạp chí Quản
trị và xã hội [Administrtion and Society], năm 2003, số 35(4), tr. 403-404.
các yêu cầu về xây dựng thể chế bị coi nhẹ.
Khi bắt đầu tiến trình cải cách, Nhà nước
không còn giữ vị trí độc tôn mà chia sẻ hoạt
động đầu tư kinh doanh với khu vực kinh tế
tư nhân. Kết quả của sự chia sẻ này là phạm
vi đầu tư trực tiếp của Nhà nước giảm dần.
Đi kèm với nó, mức độ can thiệp bằng mệnh
lệnh hành chính vào nền kinh tế cũng giảm.
Song song với quá trình này, đầu tư của các
thành phần kinh tế phi nhà nước gia tăng. Sự
gia tăng này làm lộ ra sự thiếu vắng của một
thể chế kinh tế thị trường đồng bộ và do vậy,
tầm quan trọng của việc thiết lập khuôn khổ
thể chế cho các hoạt động kinh tế cũng gia
tăng tương ứng.
Như vậy, bối cảnh chuyển đổi đã
khiến cho cả hỗ trợ phát triển và phục vụ
phát triển đều trở thành trụ cột chính của
Nhà nước kiến tạo phát triển ở Việt Nam.
Các thông điệp của Chính phủ về Nhà nước
kiến tạo phát triển cũng đã khẳng định hai
trụ cột này. Tại thời điểm Chính phủ mới
được bầu, trong phiên họp thường kỳ tháng
5/2016, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân
Phúc yêu cầu Chính phủ mới kiện toàn,
chuyển phương thức chỉ đạo điều hành từ
mệnh lệnh hành chính sang Chính phủ kiến
tạo và phục vụ, khẳng định Chính phủ sẽ tập
trung lo xây dựng thể chế, cơ chế chính sách
cho đầu tư, phát triển15. Với yêu cầu này, cả
hai khía cạnh hỗ trợ phát triển và phục vụ
phát triển đều được nhấn mạnh. Điều này
cũng tạo ra những điểm khác biệt nhất định
trong tiếp cận về Nhà nước kiến tạo phát
triển ở Việt Nam so với các quốc gia đã
được đề cập ở trên.
3.2 Xây dựng Nhà nước kiến tạo
phát triển ở Việt Nam: Những thách thức
và con đường đi đến thành công
Mặc dù bối cảnh chuyển đổi tạo ra
những tiền đề nhất định cho việc vận hành
một Nhà nước kiến tạo phát triển ở Việt
Nam, song những thách thức mà bối cảnh
này đặt ra cũng hết sức to lớn. Có thể điểm
qua những thách thức lớn sau đây:
Thách thức thứ nhất là khả năng đưa
ra những lựa chọn chiến lược đúng đắn
nhằm dẫn dắt, định hướng cho nền kinh tế.
Như đã phân tích, một trong những yếu tố
đưa đến thành công cho các Nhà nước kiến
tạo phát triển Đông Á trong thế kỷ 20 chính
là nhờ xác định chiến lược tăng trưởng phù
hợp16. Thiếu những lựa chọn chiến lược phù
hợp có thể dẫn đến việc hỗ trợ được tập
trung cho những ngành không có khả năng
tạo hiệu ứng lan tỏa cho nền kinh tế và do
đó không kích thích được tăng trưởng
chung. Với sự biến đổi tốc độ nhanh của nền
kinh tế thế giới trong thế kỷ 21, việc lựa
chọn những ưu tiên chiến lược càng trở
thành thách thức đối với một Nhà nước có
sứ mệnh kiến tạo phát triển.
Thách thức thứ hai là việc tạo dựng
niềm tin giữa Nhà nước và doanh nghiệp.
Nhà nước kiến tạo phát triển ở Việt Nam đi
lên từ thời kỳ kế hoạch hoá tập trung mà di
sản của nó là tâm lý thiếu tin tưởng ở doanh
nghiệp và thị trường. Bên cạnh đó, những
14
NGHIÏN CÛÁU
LÊÅP PHAÁP Söë 09(337) T5/2017
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
15 Nguyên Hà, Thủ tướng: “Sẽ là Chính phủ kiến tạo và phục vụ”,
phu-kien-tao-va-phuc-vu-20160504105050759.htm, truy cập ngày 05/3/2017.
16 Chiến lược tăng trưởng chủ yếu của các quốc gia này là dựa vào xuất khẩu nhằm tạo tích luỹ và ưu tiên phát triển các
ngành công nghiệp mũi nhọn. Việc lựa chọn các lĩnh vực ưu tiên cũng được điều chỉnh qua mỗi thời kỳ, chẳng hạn
như đối với Hàn Quốc, sau giai đoạn tích luỹ chủ yếu dựa vào công nghiệp nhẹ, đến những năm 1970 chuyển sang
đẩy mạnh phát triển công nghiệp nặng và thời kỳ 1980-1990 thì hướng trọng tâm phát triển vào các ngành công nghệ
cao. Xem: Trần Thị Minh Châu: Chính sách phát triển kinh tế của Hàn Quốc,
truy cập ngày 28/02/2017.
15
NGHIÏN CÛÁU
LÊÅP PHAÁPSöë 09(337) T5/2017
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
điểm nghẽn trong cải cách thể chế cùng với
hệ thống pháp luật thiếu ổn định cũng phần
nào làm suy giảm lòng tin của doanh nghiệp
đối với Nhà nước. Trong khi đó, như đã
phân tích, Nhà nước kiến tạo phát triển đòi
hỏi sự đồng thuận cao giữa doanh nghiệp và
Nhà nước. Vì vậy, củng cố niềm tin giữa
Nhà nước và doanh nghiệp là vấn đề cấp
bách trong vận hành Nhà nước kiến tạo phát
triển ở Việt Nam.
Thách thức thứ ba là nguy cơ hình
thành nền kinh tế thân hữu. Nhà nước kiến
tạo phát triển vận hành dựa trên mối liên hệ
chặt chẽ giữa Nhà nước và doanh nghiệp.
Điều này có thể dẫn đến khả năng một bộ
phận doanh nghiệp hưởng lợi từ các chính
sách hỗ trợ nhờ vào mối quan hệ thân thiết
hơn với các cán bộ nhà nước. Lợi ích từ
chính sách chỉ được chia sẻ trong nhóm lợi
ích thay vì đầu tư cho phát triển, làm tổn hại
khả năng hiện thực hoá các mục tiêu phát
triển chung.
Thách thức thứ tư đến từ bối cảnh toàn
cầu hoá mạnh mẽ hiện nay. Khác với các
Nhà nước kiến tạo phát triển được hình
thành ở khu vực Đông Á, Nhà nước kiến tạo
phát triển ở Việt Nam được vận hành trong
thế kỷ 21 khi toàn cầu hoá đã tương đối sâu
và rộng. Chính sách hỗ trợ công nghiệp của
mỗi quốc gia ngày càng bị chi phối bởi sự
vận động chung của nền kinh tế toàn cầu.
Trong một hoàn cảnh cụ thể, việc tham gia
vào các hiệp định thương mại song phương,
đa phương chắc chắn sẽ tạo ra những hạn
chế đối với các chính sách hỗ trợ phát triển
công nghiệp, đặc biệt là khi đối tượng hỗ trợ
là các ngành công nghiệp nội địa.
Thách thức thứ năm chính là việc xử
lý mâu thuẫn nội tại giữa hai khía cạnh hỗ
trợ phát triển và phục vụ phát triển. Như đã
phân tích, việc thực hiện mục tiêu hỗ trợ
phát triển đòi hỏi sự tham gia tích cực của
Nhà nước vào nền kinh tế, trong đó xác định
các mục tiêu ưu tiên cần tập trung đầu tư và
hỗ trợ, dẫn đến khả năng có sự ưu tiên đối
với một số ngành hoặc một số doanh nghiệp.
Trong khi đó, khía cạnh phục vụ phát triển
đòi hỏi Nhà nước đóng vai trò như một trọng
tài, tạo lập sân chơi chung bình đẳng cho các
doanh nghiệp. Giải quyết hài hoà mối quan
hệ giữa hỗ trợ phát triển và phục vụ phát
triển, đảm bảo việc thực hiện mục tiêu hỗ
trợ phát triển không gây phương hại cho
mục tiêu phục vụ phát triển và ngược lại,
mục tiêu phục vụ phát triển không loại trừ
mục tiêu hỗ trợ phát triển là bài toán lớn cần
giải cho việc xây dựng Nhà nước kiến tạo
phát triển hiện nay ở Việt Nam.
3.3 Đối diện thách thức - con đường
đi đến một Nhà nước kiến tạo phát triển
thành công
Giải quyết thách thức là con đường tất
yếu để có thể vận hành thành công một Nhà
nước kiến tạo phát triển “phục vụ doanh
nghiệp, phục vụ phát triển” theo như thông
điệp mà Chính phủ đã khẳng định. Việc giải
quyết những thách thức này đòi hỏi Chính
phủ có những hành động cụ thể để thực hiện
các yêu cầu sau đây:
Nâng cao năng lực của Nhà nước
nhằm thực hiện sứ mệnh kiến tạo phát triển
Như đã phân tích, một trong những
nhân tố đảm bảo thành công của Nhà nước
kiến tạo phát triển là khả năng đưa ra những
lựa chọn chiến lược đúng đắn nhằm định
hướng và hỗ trợ doanh nghiệp và để xây
dựng được nền tảng thể chế phù hợp, đồng
bộ và khả thi. Điều này đòi hỏi phải nâng
cao năng lực của Nhà nước, bao gồm hai
yếu tố là con người và bộ máy. Đối với con
người, cần nâng cao khả năng của các cán
bộ hoạch định chính sách trong việc đánh
giá tình hình hiện tại và phát triển tầm nhìn
cho tương lai cùng với khả năng nắm bắt và
đáp ứng được yêu cầu phát triển của doanh
nghiệp và thị trường. Đối với bộ máy, cần
nâng cao tính hiệu quả của quy trình ra
quyết định và điều phối hành động trong bộ
máy nhà nước. Một Nhà nước tập hợp các
cán bộ có năng lực và quy trình vận hành
hiệu quả là điều kiện thiết yếu để thực hiện
sứ mệnh kiến tạo phát triển.
Củng cố niềm tin giữa Nhà nước và
doanh nghiệp
Thay đổi tư duy quản lý của cán bộ
nhà nước, xóa bỏ những nghi ngờ đối với
doanh nghiệp, xây dựng thái độ lắng nghe
và tích cực hợp tác nhằm giúp giải quyết các
vấn đề của doanh nghiệp và thị trường là yếu
tố cần thiết để thiết lập được những quy tắc
thể chế và biện pháp quản lý phù hợp, tạo
thuận lợi cho doanh nghiệp. Những quy tắc
thể chế và biện pháp quản lý phù hợp, ổn
định cũng giúp củng cố niềm tin của doanh
nghiệp đối với Nhà nước, từ đó thúc đẩy các
doanh nghiệp hợp tác với Nhà nước trong
việc thực thi các mục tiêu chung. Nhà nước
cũng cần duy trì các cơ chế đối thoại thường
xuyên và hiệu quả nhằm nắm bắt nhu cầu và
nguyện vọng của doanh nghiệp, đồng thời
đảm bảo doanh nghiệp hiểu được các mục
tiêu và định hướng chiến lược để hợp tác với
Nhà nước trong thực thi các mục tiêu này.
Minh bạch hoá mối quan hệ giữa Nhà
nước và doanh nghiệp
Để xoá bỏ nguy cơ hình thành một
nền kinh tế thân hữu thì cần phải minh bạch
hoá mối quan hệ giữa Nhà nước và doanh
nghiệp. Đối với Nhà nước kiến tạo phát
triển, những yếu tố cần được minh bạch hoá
phải bao gồm các chính sách hỗ trợ và các
điều kiện hỗ trợ cũng như các phương thức
đối thoại và tham vấn. Sự minh bạch này là
yêu cầu thiết yếu để tạo cơ hội công bằng
cho các doanh nghiệp trong việc tiếp cận các
nguồn lực hỗ trợ không phụ thuộc vào thành
phần kinh tế hay mức độ thân thiết với cơ
quan nhà nước. Sự minh bạch này cũng tạo
cho doanh nghiệp cơ hội công bằng trong
việc tham gia vào các đối thoại chính sách
và cân bằng khả năng tác động vào chính
sách. Có thể thấy, minh bạch hoá giúp cho
Nhà nước vận hành một cách lành mạnh và
giúp thực thi tốt hơn các mục tiêu hỗ trợ
phát triển và phục vụ phát triển.
Tận dụng các cơ hội của tự do hoá
thương mại
Mục tiêu của Nhà nước kiến tạo phát
triển chỉ có thể được thực hiện khi đảm bảo
các cơ hội giao thương quốc tế mang lại lợi
ích cho sự phát triển kinh tế của quốc gia.
Điều này chỉ có thể đạt được khi Nhà nước
đảm bảo sự hài hoà giữa yêu cầu hỗ trợ nền
công nghiệp trong nước và yêu cầu tự do
hoá thương mại. Để giải quyết yêu cầu này,
chiến lược toàn cầu hoá cần được gắn với
chiến lược phát triển, trong đó bảo lưu các
cam kết đối với một số ngành và thúc đẩy tự
do hoá thương mại trong những ngành khác
phù hợp với mục tiêu phát triển quốc gia.
Cân bằng mục tiêu hỗ trợ phát triển
và phục vụ phát triển
Để vận hành một Nhà nước kiến tạo
phát triển với hai trụ cột là hỗ trợ phát triển
và phục vụ phát triển, đòi hỏi phải thiết lập
sự cân bằng giữa hai mục tiêu này, qua đó
xác định sự tham gia của Nhà nước vào nền
kinh tế ở mức độ và hình thức phù hợp. Nhà
nước tham gia sâu hơn vào các ngành then
chốt thông qua các hoạt động điều phối, hỗ
trợ và thiết lập khuôn khổ thể chế để thúc
đẩy việc thực hiện các mục tiêu chiến lược.
Đối với các ngành khác, sự tham gia của
Nhà nước chỉ tập trung vào thiết lập khuôn
khổ thể chế và thúc đẩy vai trò điều tiết của
thị trường.
Xây dựng một Nhà nước kiến tạo phát
triển ở Việt Nam theo các cam kết của Chính
phủ đòi hỏi phải thực hiện đồng bộ các giải
pháp đã nêu trên. Trong các biện pháp này,
nâng cao năng lực của các cơ quan nhà nước
và cán bộ nhà nước cần được coi là yếu tố
16
NGHIÏN CÛÁU
LÊÅP PHAÁP Söë 09(337) T5/2017
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
then chốt. Để tạo bước đột phá trên con
đường đi đến một Nhà nước kiến tạo phát
triển, có lẽ cũng cần nghĩ đến việc xây dựng
những nhân tố đi đầu, chịu trách nhiệm
chính trong việc đề xuất và triển khai các
chính sách hỗ trợ phát triển và phục vụ phát
triển. Hai nội dung này cơ bản này nên được
chủ trì bởi hai cơ quan cấp bộ có nguồn nhân
lực tốt và được trao quyền hạn đủ mạnh để
có thể thúc đẩy việc thực thi các sáng kiến
chính sách được đề ra, từ đó tạo hiệu ứng lan
tỏa cho toàn hệ thống.
Có thể thấy, quyết tâm xây dựng một
Nhà nước kiến tạo phát triển của Chính phủ
cho phép kỳ vọng về sự tăng trưởng kinh tế
và phát triển quốc gia. Tuy nhiên, đây không
phải là một con đường dễ dàng. Quá trình
này đòi hỏi Nhà nước, ngoài quyết tâm
chính trị, còn phải giải quyết những bài toán
về kỹ trị mà những kinh nghiệm thành công
của nước ngoài cần được xem xét như là
những gợi ý. Tuy nhiên, đánh giá đúng thực
trạng quốc gia và xu hướng phát triển để đưa
ra những lựa chọn chính sách phù hợp mới
là yếu tố quyết định để vận hành thành công
Nhà nước kiến tạo phát triển ở Việt Namn
17
NGHIÏN CÛÁU
LÊÅP PHAÁPSöë 09(337) T5/2017
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
TàI lIệu THAM KHảo:
1 Chalmers Johnson, MITI và sự thần kỳ Nhật Bản: Sự phát triển của chính sách phát triển công nghiệp, 1925-1975
[MITI and the Japanese Miracle: The Growth of Industrial Policy, 1925-1975], Nxb. Đại học Standford, năm 1982.
2 Chester Newland, Nhà nước phục vụ phát triển, sự lớn mạnh của quyền hành pháp và thách thức đối với hoạt động
công vụ [The Facilitative State, Political Executive Aggrandizement, and Public Service Challenges], Tạp chí Quản
trị và xã hội [Administrtion and Society], năm 2003, số 35(4).
3 Chuyển mạnh sang Nhà nước kiến tạo phát triển,
nr110805095015/ns120201143854, truy cập ngày 20/02/2017.
4 John Haley, Thực thi Luật Cạnh tranh ở Nhật Bản và những tác động tới thương mại Hoa Kỳ [Japanese Antitrust En-
forcement and Implication for United State Traderade], Tạp chí Luật Bắc Kentucky, năm 1982.
5 Trần Thị Minh Châu: Chính sách phát triển kinh tế của Hàn Quốc,
ThongTinThamKhao/View_Detail.aspx?ItemID=82, truy cập ngày 28/02/2017.
6 Nguyên Hà, Thủ tướng: “Sẽ là Chính phủ kiến tạo và phục vụ”,
phu-kien-tao-va-phuc-vu-20160504105050759.htm, truy cập ngày 05/3/2017.
7 Ngân hàng Thế giới, Nhà nước trong một thế giới đang chuyển đổi [World Bank, The State in a Changing World],
năm 1997.
8 Mai Thị Thanh Xuân - Ngô Đăng Thành: Một số kinh nghiệm rút ra từ mô hình công nghiệp hoá của các nước Đông
Bắc Á, Tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á, Số 8, tháng 8/2008.
9 Peter Hall and David Soskice, Các hình thái kinh tế thị trường: nền tảng thiết chế của lợi thế so sánh [Varieties of
Capitalism: The Institutional Foundations of Comparative Advantage], Nxb. Đại học OxfordOxford, năm 2001.
10 Yeon-hoho Lee, Giới hạn của toàn cầu hoá kinh tế tại các nhà nước kiến tạo phát triển Đông Á [The Limitation of
Economic Globalisation in East Asian Developmental States], Tạp chí Thái Bình Dương [The Pacific Review],
Số 3, 10/1997.
11 Wyatt Wells, Chống độc quyền và sự hình thành của thế giới hậu chiến [Antitrust and the Formation of the Postwar
World], Nxb. Đại học Columbia, năm 2002.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nha_nuoc_kien_tao_phat_trien_su_hinh_thanh_cua_mot_mo_hinh_q.pdf