Nhà nước pháp quyền với môi trường pháp lý kinh doanh

Những định hướng xây dựng môi trường pháp lý kinh doanh đáp ứng các đòi hỏi của Nhà nước pháp quyền dân chủ XHCN Nhà nước pháp quyền theo Hiến pháp năm 2013 là Nhà nước pháp quyền dân chủ XHCN. Do đó, sự lãnh đạo của Đảng trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật là một định hướng quan trọng bậc nhất cần khẳng định. Để bảo đảm cho sự lãnh đạo của Đảng cần phân tách rõ ràng việc vi phạm Điều lệ và nguyên tắc, quy tắc của Đảng với vi phạm pháp luật, nhất là đối với các đảng viên giữ trọng trách trong bộ máy nhà nước. Trong việc lãnh đạo Nhà nước, Đảng cần tập trung vào hai vấn đề lớn hiện nay: thứ nhất, bảo đảm Hiến pháp và pháp luật phải thể chế cho được Cương lĩnh, đường lối, chính sách của Đảng; thứ hai, xử lý kịp thời và đầy đủ các hành vi vi phạm pháp luật của các cơ quan nhà nước, nhân viên trong bộ máy nhà nước. Để tạo nền tảng vững chắc cho việc xây dựng Nhà nước pháp quyền dân chủ XHCN, cần (1) nhận thức đúng đắn về Nhà nước pháp quyền dân chủ XHCN; (2) không nên xem Nhà nước pháp quyền dân chủ XHCN là một yếu tố tăng thêm cho quyền lực của Nhà nước mà phải xem nó là một phương thức hữu hiệu để kiềm chế quyền lực nhà nước để bảo vệ cho tự do của cá nhân con người và cho chính sự trường tồn của Đảng; (3) xem xét lại mô hình bảo hiến theo hướng làm cho Hiến pháp thể hiện sự đồng lòng của dân chúng trong việc xây dựng cộng đồng chính trị.

pdf7 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 20/01/2022 | Lượt xem: 212 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nhà nước pháp quyền với môi trường pháp lý kinh doanh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN VỚI MÔI TRƯỜNG PHÁP LÝ KINH DOANH1 1 Bài viết là một phần kết quả nghiên cứu của Đề tài khoa học cấp Đại học Quốc gia Hà Nội: “Đồng bộ hóa luật tư trong bối cảnh xây dựng nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay” do TS. Nguyễn Mạnh Thắng làm Chủ nhiệm. Tóm tắt: Hiện nay, môi trường pháp lý kinh doanh ở Việt Nam đã thể hiện khá rõ nét và khá toàn diện các thành tố của Nhà nước pháp quyền dân chủ XHCN và đã phát huy hiệu quả trong việc phát triển kinh tế, xã hội. Tuy nhiên bên cạnh những thành công đó, còn nhiều vấn đề cần tiếp tục giải quyết trong thời gian tới. TS. Nguyễn Mạnh Thắng* * Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Đầu tư đô thị và Khu công nghiệp Sông Đà 7 Abstract The legal environment of business in Vietnam is presenting quite clearly the comprehensive elements of the rule of law of the Socialist Republic of Vietnam. It has also provided a positive factor to the effectiveness of economic and social developments. However, besides the successes, there are still a number of issues that need to be reviewed and resolved in the near future. Thông tin bài viết: Từ khóa: Nhà nước pháp quyền Việt Nam; môi trường pháp lý kinh doanh Lịch sử bài viết: Nhận bài : 15/5/2018 Biên tập : 22/05/2018 Duyệt bài : 31/05/2018 Article Infomation: Keywords: the rule of law of Vietnam; legal environment of business Article History: Received : 15 May 2018 Edited : 22 May 2018 Approved : 14 May 2018 1. Một số nhận thức chung Khoản 1 Điều 2 Hiến pháp năm 2013 khẳng định: “Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam là Nhà nước pháp quyền XHCN của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân”. Điều này khẳng định rằng, nhà nước pháp quyền có tính chất dân chủ XHCN là một trong những nguyên tắc cao nhất đối với toàn bộ sinh hoạt chính trị và pháp lý ở Việt Nam. Tính chất dân chủ XHCN của Nhà nước pháp quyền ở Việt Nam được hiểu bởi khi nói Nhà nước của nhân dân, do nhân NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT 16 Số 11(363) T6/2018 dân, vì nhân dân, thường ngụ ý về một chế độ dân chủ2. Bảo vệ tự do của cá nhân con người là động lực thúc đẩy cho sự ra đời của Nhà nước pháp quyền với tính cách là một trong những phương thức quan trọng nhất để chế ngự quyền lực nhà nước - một thứ quyền lực bao trùm toàn xã hội, luôn luôn đứng trên và có khuynh hướng xa rời xã hội, và có khả năng tác động lớn nhất tới tự do của cá nhân con người. Vì thế tự do của cá nhân con người là mục tiêu của Nhà nước pháp quyền. Tuy nhiên, theo nguyên tắc hiến định nói trên, tự do của cá nhân con người phải hòa đồng, gắn bó và dựa trên nền tảng dân chủ XHCN. Dù luận giải Nhà nước pháp quyền với tính chất nào đi chăng nữa thì Nhà nước pháp quyền không thể xa rời được một hạt nhân lý luận quan trọng là Nhà nước pháp quyền ràng buộc nhà nước bởi pháp luật, hay nói cách khác, pháp luật giữ vị trí tối thượng so với nhà nước trong Nhà nước pháp quyền3. Vì vậy có quan điểm cho rằng, Nhà nước pháp quyền đặt nhà nước dưới pháp luật và xem nhà nước là một cấu trúc pháp lý. Và với cách thức này, tự do của cá nhân con người được bảo đảm. Ở đây cũng cho thấy một cách hiểu khác, nhà nước được xem bình đẳng với công dân. Quyền lực của nhà nước có nguồn gốc từ nhân dân và cá nhân con người có bản chất xã hội không thể tách biệt từ một cộng đồng chính trị nhất định, do đó việc khẳng định mối quan hệ giữa Nhà nước pháp quyền và dân chủ XHCN là đúng đắn. Dù nhấn mạnh tới mối quan hệ này, 2 Xem Ngô Huy Cương, Nền tảng để xây dựng hoặc sửa đổi Hiến pháp, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, số 8(216) tháng 4/2012, tr. 9. 3 Ngô Huy Cương, Góp phần bàn về cải cách pháp luật ở Việt Nam hiện nay, Nxb. Tư pháp, 2006, tr. 140 - 141. 4 Barry M. Hager, The Rule of Law – Lexicon for Policy Makers, The Mansfield Center for Pacific Affairs, 1999, pp. 19 – 46. 5 Wolfgang Horn, The Fundamental Characteristics of the Rule of Law as Laid Down in the Basic Law, The Rule of Law, Edited by Josef Thesing, Konrad - Adenauer - Stiftung, 1997, Germany, pp. 38 - 55. nhưng Hiến pháp năm 2013 không xa rời hạt nhân lý luận quan trọng của Nhà nước pháp quyền. Do đó, bên cạnh sự khẳng định nguyên tắc Đảng lãnh đạo Nhà nước và xã hội, Điều 4 Hiến pháp năm 2013 vẫn ràng buộc “các tổ chức của Đảng và đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật”. Để bảo đảm nhà nước bị ràng buộc bởi pháp luật, người ta thường xem xét tới các thành tố hay các yêu cầu của Nhà nước pháp quyền (với tính cách là một học thuyết chính trị - pháp lý). Chẳng hạn Barry M. Hager cho rằng, Nhà nước pháp quyền có chín thành tố cơ bản, bao gồm: chủ nghĩa lập hiến; pháp luật điều chỉnh chính quyền; tư pháp độc lập; pháp luật phải được áp dụng công bằng và thích hợp; pháp luật phải minh bạch và có thể tiếp cận được đối với tất cả mọi người; áp dụng pháp luật đầy đủ và đúng lúc; các quyền tài sản và kinh tế được bảo hộ (gồm cả hợp đồng); các quyền con người và các quyền về trí tuệ (human and intellectual rights) được bảo hộ; pháp luật có thể thay đổi với quy trình được thiết lập minh bạch và có thể tiếp cận được bởi mọi người4. Trong khi đó Wolfgang Horn cho rằng, Nhà nước pháp quyền có năm thành tố chủ yếu bao gồm: Nhà nước pháp quyền phải là một nguyên tắc hiến định; tự do và bình đẳng trước pháp luật; kiềm chế và đối trọng chính trị và phân chia quyền lực; bảo đảm tính hợp pháp trong quản trị; bảo đảm tài phán và bảo vệ pháp luật5. Tóm lại, dù phân tích các thành tố cơ bản của Nhà nước NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT 17Số 11(363) T6/2018 pháp quyền như thế nào đi chăng nữa, thì các thành tố đó luôn bao gồm ba loại sau: thứ nhất, các nguyên tắc chính trị - pháp lý nền tảng tạo lập nhà nước và tổ chức bộ máy nhà nước; thứ hai, tiêu chuẩn đối với pháp luật; và thứ ba, tiêu chuẩn đối với thi hành pháp luật. Với các giá trị như vậy, Nhà nước pháp quyền không thể không là một nguyên tắc nền tảng của môi trường pháp lý kinh doanh (với tính cách là tổng thể các nguyên tắc và quy tắc pháp lý mà trong đó hoạt động kinh doanh được tiến hành). Môi trường pháp lý kinh doanh là một thuật ngữ có phạm vi rất rộng bao trùm cả luật công và luật tư. Tuy nhiên, để xây dựng môi trường pháp lý kinh doanh tuân thủ nguyên tắc Nhà nước pháp quyền thì việc nhận thức tiêu chuẩn cơ bản của pháp luật được yêu cầu bởi Nhà nước pháp quyền có một vai trò rất lớn. Pháp luật được nói tới trong Nhà nước pháp quyền thường được xác định bởi hai tiêu chuẩn hay điều kiện, bao gồm: (1) Các nguyên tắc và các quy tắc pháp luật phản ánh các quyền tự nhiên của con người mà không ai có thể phủ nhận được và được đa số nhận thức và tán thành với một quy trình hợp lý; (2) pháp luật phải được giải thích thỏa đáng, cụ thể bởi tư pháp với một thủ tục thích hợp. 2. Một số tiêu chí để đánh giá thực trạng xây dựng Nhà nước pháp quyền Như trên đã nói, mục tiêu bảo vệ tự do của cá nhân con người sinh ra Nhà nước pháp quyền với tính cách là một học thuyết có hạt nhân lý luận quan trọng là ràng buộc nhà nước bởi pháp luật. Do đó, bảo đảm tự do theo phương châm “không có gì quý hơn độc, tự do” luôn được xem là một tiêu chí quan trọng để đánh giá thực trạng xây dựng Nhà nước pháp quyền. Nói cách khác, đó chính là tiêu chí để đánh giá có hay không việc xây dựng Nhà nước pháp quyền, hay Nhà nước pháp quyền có được xây dựng thành công hay không. Các tự do nền tảng chính là các quyền con người và các quyền cơ bản của công dân. Trong các quyền đó, quyền tự do kinh doanh là quyền có tính cách nền tảng và xuyên suốt của môi trường pháp lý kinh doanh. Vì nhà nước chỉ là một cấu trúc pháp lý theo Nhà nước pháp quyền (nói theo nghĩa pháp lý đơn thuần), nên việc xem tổ chức bộ máy nhà nước có hợp hiến hay không là một tiêu chí quan trọng trong việc đánh giá thực trạng xây dựng Nhà nước pháp quyền. Đồng thời với việc xem xét yếu tố này, cần phải xem xét tới việc công dân có thể khởi kiện cơ quan nhà nước, nhân viên nhà nước hay không trong khi họ thực hiện các chức năng của mình do pháp luật yêu cầu. Để bảo đảm nhà nước bị ràng buộc bởi pháp luật, thì tư pháp phải độc lập và được tổ chức hợp lý để tiếp nhận đầy đủ các tố quyền của người dân liên quan tới chính quyền và trong tranh chấp giữa họ với nhau là một tiêu chí không thể thiếu và không thể không nhấn mạnh. Như trên đã nói, việc tách bạch hẳn Nhà nước pháp quyền với dân chủ là thiếu hiện thực. Cho nên, nền tảng dân chủ phải được xây dựng vững chắc mà trong đó người dân phải được tham gia vào quy trình thừa nhận và bảo vệ các quyền, cũng như thiết kế và quyết định các chính sách. Đây là một tiêu chí quan trọng, nhất là đối với Việt Nam khi tiến hành xây dựng Nhà nước pháp quyền dân chủ XHCN. Quy trình xây dựng luật, cũng như thiết kế và quyết định chính sách phải rõ ràng, đáng tin cậy là một tiêu chí nhằm bảo đảm cho tiến trình dân chủ. Cùng với nó, các NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT 18 Số 11(363) T6/2018 tiêu chí bảo đảm tính tối thượng của pháp luật như: người dân phải được giúp đỡ hữu hiệu bởi luật sư, các tổ chức khác để bảo vệ các quyền là các tiêu chí cần phải được sử dụng trong việc phân tích hay đánh giá thực trạng xây dựng Nhà nước pháp quyền, nhất là liên quan tới trong môi trường pháp lý kinh doanh. Tuy nhiên trong phạm vi của một bài viết, khó có thể sử dụng đầy đủ các tiêu chí này để đánh giá toàn bộ môi trường pháp lý kinh doanh ở Việt Nam hiện nay dưới giác độ Nhà nước pháp quyền dân chủ XHCN. 3. Sự thể hiện nguyên tắc Nhà nước pháp quyền trong môi trường pháp lý kinh doanh hiện nay ở Việt Nam Hiến pháp năm 2013 có những cải cách rất quan trọng liên quan tới việc ghi nhận, tôn trọng và bảo vệ quyền con người (quyền tự nhiên), quyền cơ bản của công dân, đồng thời với việc xác định vai trò bảo vệ công lý của tư pháp và đề cao nguyên tắc tranh tụng đang là những nhân tố cực kỳ quan trọng trong việc bảo đảm các yêu cầu của Nhà nước pháp quyền đối với pháp luật. Các nguyên tắc liên quan tới các quyền tự nhiên của con người được trình bày trong Chương II của Hiến pháp năm 2013. Và việc tạo lập nền tảng cho tư pháp độc lập và giải thích pháp luật được quy định tại Chương VIII của Hiến pháp năm 2013. Như vậy, hai tiêu chuẩn của pháp luật do Nhà nước pháp quyền yêu cầu đã được Hiến pháp năm 2013 xác định khá rành mạch. Tuy nhiên tiêu chuẩn “pháp luật phải được giải thích thỏa đáng, cụ thể bởi tư pháp với một thủ tục thích hợp” sẽ được các đạo luật liên quan quy định cụ thể hơn. Góp phần đáp ứng các yêu cầu của Nhà nước pháp quyền, khoản 2 Điều 14 Bộ luật Dân sự (BLDS) năm 2015 quy định nguyên tắc bất khả thụ lý: “Tòa án không được từ chối giải quyết vụ, việc dân sự vì lý do chưa có điều luật để áp dụng”. Điều 4 Bộ luật Tố tụng Dân sự (TTDS) năm 2015 cũng có quy định nguyên tắc này nhưng gắn liền với các nguyên tắc hiến định và được giải thích thêm như sau: “1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân do Bộ luật này quy định có quyền khởi kiện vụ án dân sự, yêu cầu giải quyết việc dân sự tại Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu Tòa án bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của mình hoặc của người khác. 2. Tòa án không được từ chối giải quyết vụ việc dân sự vì lý do chưa có điều luật để áp dụng. Vụ việc dân sự chưa có điều luật để áp dụng là vụ việc dân sự thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật dân sự nhưng tại thời điểm vụ việc dân sự đó phát sinh và cơ quan, tổ chức, cá nhân yêu cầu Tòa án giải quyết chưa có điều luật để áp dụng. Việc giải quyết vụ việc dân sự quy định tại khoản này được thực hiện theo các nguyên tắc do BLDS và Bộ luật này quy định”. Theo một số tác giả, các quy định này tiếp nối kinh nghiệm của BLDS Bắc Kỳ năm 1931. Nguyên tắc bất khả thụ lý theo BLDS Pháp năm 1804 và BLDS Bắc Kỳ năm 1931 đặt ra nghĩa vụ cho thẩm phán không được từ chối xét xử, chứ không đề cập tới tòa án, và nguyên tắc này có những ý nghĩa sau: thứ nhất, xác định quyền lực tư pháp nằm trong tay thẩm phán chứ không nằm trong tay tòa án; thứ hai, bảo đảm quyền tự do khởi kiện và tiếp cận công lý của công dân; thứ ba, khẳng định vai trò của tư pháp là bảo đảm sự công bằng; thứ tư, bảo đảm nguyên tắc pháp NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT 19Số 11(363) T6/2018 trị; và thứ năm, thúc đẩy việc sử dụng các loại nguồn khác ngoài văn bản quy phạm pháp luật6. Như vậy, các quy định của BLDS năm 2015 và Bộ luật TTDS năm 2015 đã rất gần gũi với các đòi hỏi của Nhà nước pháp quyền đối với pháp luật. Tuy nhiên về phần tổ chức tư pháp cần có những suy tính thêm để xác định vai trò của thẩm phán trong việc thực hành quyền lực tư pháp. Như trên đã nói, môi trường pháp lý kinh doanh có phạm vi bao quát rất rộng. Ở nước ta, mọi người có thể thấy các nguyên tắc hiến định liên quan tới chế độ kinh tế và các giải pháp lớn tác động tới toàn bộ nền kinh tế trong bản văn Hiến pháp. Ví dụ, Điều 51 Hiến pháp năm 2013 quy định: “1. Nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường định hướng XHCN với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế; kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo. 2. Các thành phần kinh tế đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân. Các chủ thể thuộc các thành phần kinh tế bình đẳng, hợp tác và cạnh tranh theo pháp luật. 3. Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện để doanh nhân, doanh nghiệp và cá nhân, tổ chức khác đầu tư, sản xuất, kinh doanh; phát triển bền vững các ngành kinh tế, góp phần xây dựng đất nước. Tài sản hợp pháp của cá nhân, tổ chức đầu tư, sản xuất, kinh doanh được pháp luật bảo hộ và không bị quốc hữu hóa”. Điều 52 Hiến pháp năm 2013 quy định các giải pháp mang tính nguyên tắc như sau: “Nhà nước xây dựng và hoàn thiện thể chế 6 Ngô Huy Cương, Sự ảnh hưởng của pháp luật Pháp tới luật tư ở Việt Nam, trong “Ảnh hưởng của truyền thống pháp luật Pháp tới pháp luật Việt Nam” (Sách chuyên khảo), đồng chủ biên bởi Arnaud de Raulin, Jean-Paul Pastorel, Trịnh Quốc Toản và Nguyễn Hoàng Anh, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2016, tr. 114 - 115. kinh tế, điều tiết nền kinh tế trên cơ sở tôn trọng các quy luật thị trường; thực hiện phân công, phân cấp, phân quyền trong quản lý nhà nước; thúc đẩy liên kết kinh tế vùng, bảo đảm tính thống nhất của nền kinh tế quốc dân”. Các nguyên tắc hiến định này thể hiện rất rõ các thành tố của Nhà nước pháp quyền như thành tố tự do và bình đẳng trước pháp luật; thành tố pháp luật phải được áp dụng công bằng và thích hợp, pháp luật phải minh bạch và có thể tiếp cận được đối với tất cả mọi người, các quyền tài sản và kinh tế được bảo hộ Đồng thời các nguyên tắc hiến định này tạo ra nền tảng kinh tế quan trọng để bảo đảm quyền con người. Trong các quyền tự do hiến định, thì quyền tự do kinh doanh được mở ra rất rộng. Điều 33 Hiến pháp năm 2013 tuyên bố: “Mọi người có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm”. Quyền này tuy có những luận giải khác nhau phần nào về nội hàm, nhưng tất cả đều hướng tới việc coi quyền này như một quyền con người, hay như một phương thức đáp ứng cho các nhu cầu sống của con người. Quyền này có thể bao hàm: quyền tự do trở thành thương nhân; quyền tự do tạo lập doanh nghiệp; quyền tự do lựa chọn ngành nghề kinh doanh; quyền tự do lựa chọn quy mô kinh doanh; quyền tự do quản trị và vận hành doanh nghiệp; quyền tự do thuê mướn và sử dụng lao động; và quyền tự do lựa chọn nơi và phương thức cung cấp sản phẩm và dịch vụ của thương nhân đồng thời gắn liền với chúng là quyền chống lại các hành vi cấm đoán hoặc NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT 20 Số 11(363) T6/2018 gây cản trở những quyền tự do nói trên7. Theo các nội dung này, Điều 7 Luật Doanh nghiệp năm 2014 quy định khá cụ thể về các quyền của doanh nghiệp, bao gồm: (1) tự do kinh doanh trong những ngành, nghề mà luật không cấm; (2) tự chủ kinh doanh và lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh; chủ động lựa chọn ngành, nghề, địa bàn, hình thức kinh doanh; chủ động điều chỉnh quy mô và ngành, nghề kinh doanh; (3) lựa chọn hình thức, phương thức huy động, phân bổ và sử dụng vốn; (4) chủ động tìm kiếm thị trường, khách hàng và ký kết hợp đồng; (5) kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu; (6) tuyển dụng, thuê và sử dụng lao động theo yêu cầu kinh doanh; (7) chủ động ứng dụng khoa học và công nghệ để nâng cao hiệu quả kinh doanh và khả năng cạnh tranh; (8) chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản của doanh nghiệp; (9) từ chối yêu cầu cung cấp nguồn lực không theo quy định của pháp luật; (10) khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo; (11) tham gia tố tụng theo quy định của pháp luật. Các quyền này được quy định chi tiết tại các quy định liên quan của Luật Doanh nghiệp năm 2014 và nhiều đạo luật liên quan khác. Xét từ các thành tố của Nhà nước pháp quyền, các quy định này thể hiện rất rõ việc bảo đảm bằng pháp luật đối với các quyền và bảo đảm việc tiếp cận công lý của người dân. Tuy nhiên, các quy định này vẫn còn chút lẫn lộn giữa người dân có quyền với doanh nghiệp (tài sản) do họ tạo lập nên. Để bảo đảm quyền tiếp cận công lý trong môi trường pháp lý kinh doanh, Bộ luật TTDS năm 2015 đã liệt kê khá cụ thể các loại tố quyền từ Điều 26 tới Điều 36. Tuy nhiên, việc liệt kê không hoàn toàn 7 Ngô Huy Cương, Dự án sửa đổi Luật Doanh nghiệp 2005: Bình luận những vấn đề pháp lý chủ yếu, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, Số 13 (269)/tháng 07/2014, tr. 28. nhằm mục đích nêu rõ các tố quyền để bảo đảm quyền tự do khởi kiện và tiếp cận công lý mà có lẽ chủ yếu nhằm phân định thẩm quyền của tòa án. Vì vậy, đây có thể xem là một việc chưa hoàn chỉnh lắm của môi trường pháp lý kinh doanh theo nguyên tắc Nhà nước pháp quyền. Quyền tự do khởi kiện và nguyên tắc bất khả thụ lý nói trên đã bù đắp lại những khiếm khuyết trong việc nêu các tố quyền hay các tranh chấp nói trên. Điều 186 Bộ luật TTDS năm 2015 quy định khá rành mạch về quyền tự do khởi kiện: “Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án (sau đây gọi chung là người khởi kiện) tại Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình”. Các thủ tục liên quan tới vụ kiện đã được “gọt rũa” khá công phu theo những tiến bộ của nhân loại. Tuy nhiên, Bộ luật TTDS năm 2015 vẫn có những quy định đề cao vai trò của Viện Kiểm sát như một đặc trưng của việc bảo đảm tuân thủ pháp luật hướng tới Nhà nước pháp quyền dân chủ XHCN. Các quyền tài sản và quyền hợp đồng được bảo đảm khá đầy đủ thông qua BLDS năm 2015, dù rằng có nhiều ý kiến khác nhau về kỹ thuật pháp lý. Các cơ chế giải quyết tranh chấp đủ khả năng đáp ứng các nhu cầu về giải quyết tranh chấp. Chế định luật sư ngày một phát triển và có triển vọng rất đáng ghi nhận. Như vậy, dù còn nhiều vấn đề cần cân nhắc để cải thiện, nhưng có thể khẳng định: hiện nay, môi trường pháp lý kinh doanh ở Việt Nam đã thể hiện khá rõ nét và khá toàn diện các thành tố của Nhà nước pháp quyền NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT 21Số 11(363) T6/2018 dân chủ XHCN và đã phát huy hiệu quả trong việc phát triển kinh tế, xã hội. Việc xây dựng Nhà nước pháp quyền dân chủ XHCN hiện nay ở Việt Nam đã đạt được những thành công lớn sau đây: thứ nhất, quyết tâm xây dựng Nhà nước pháp quyền dân chủ XHCN đã được triển khai rộng khắp; thứ hai, quyền con người và quyền cơ bản của công dân được chú ý, tôn trọng; thứ ba, người dân đã có thể tiếp cận công lý một cách dễ dàng; thứ tư, tài phán hành chính đã được thiết lập; thứ năm, định chế luật sư đang phát triển rất khả quan; và thứ sáu, nghiên cứu, phổ biến và giáo dục về Nhà nước pháp quyền dân chủ XHCN đã được tiến hành sâu, rộng. Tuy nhiên bên cạnh những thành công đó, còn những vấn đề cần tiếp tục cân nhắc triển khai như sau: (1) cơ chế Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý và Nhân dân làm chủ chưa được hoàn thiện; (2) mô hình bảo hiến chưa được chú trọng; (3) một số cơ quan nhà nước và các nhân viên nhà nước còn có thái độ đứng trên xã hội, xa rời dân, vi phạm pháp luật hay không thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ (nhất là vi phạm ở dạng không hành động) nhưng chưa có biện pháp xử lý hữu hiệu; (4) quy trình xây dựng pháp luật, thiết kế và quyết định chính sách chưa hoàn toàn phù hợp với tình hình hiện nay; (5) đội ngũ thẩm phán chưa đáp ứng được các đòi hỏi chuyên sâu của Nhà nước pháp quyền dân chủ XHCN, chưa hoàn toàn hướng tới công lý mà chủ yếu tập trung vào nhiệm vụ xét xử đơn thuần. 4. Những định hướng xây dựng môi trường pháp lý kinh doanh đáp ứng các đòi hỏi của Nhà nước pháp quyền dân chủ XHCN Nhà nước pháp quyền theo Hiến pháp năm 2013 là Nhà nước pháp quyền dân chủ XHCN. Do đó, sự lãnh đạo của Đảng trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật là một định hướng quan trọng bậc nhất cần khẳng định. Để bảo đảm cho sự lãnh đạo của Đảng cần phân tách rõ ràng việc vi phạm Điều lệ và nguyên tắc, quy tắc của Đảng với vi phạm pháp luật, nhất là đối với các đảng viên giữ trọng trách trong bộ máy nhà nước. Trong việc lãnh đạo Nhà nước, Đảng cần tập trung vào hai vấn đề lớn hiện nay: thứ nhất, bảo đảm Hiến pháp và pháp luật phải thể chế cho được Cương lĩnh, đường lối, chính sách của Đảng; thứ hai, xử lý kịp thời và đầy đủ các hành vi vi phạm pháp luật của các cơ quan nhà nước, nhân viên trong bộ máy nhà nước. Để tạo nền tảng vững chắc cho việc xây dựng Nhà nước pháp quyền dân chủ XHCN, cần (1) nhận thức đúng đắn về Nhà nước pháp quyền dân chủ XHCN; (2) không nên xem Nhà nước pháp quyền dân chủ XHCN là một yếu tố tăng thêm cho quyền lực của Nhà nước mà phải xem nó là một phương thức hữu hiệu để kiềm chế quyền lực nhà nước để bảo vệ cho tự do của cá nhân con người và cho chính sự trường tồn của Đảng; (3) xem xét lại mô hình bảo hiến theo hướng làm cho Hiến pháp thể hiện sự đồng lòng của dân chúng trong việc xây dựng cộng đồng chính trị. Bên cạnh đó, cần chú ý tới các định hướng: xem quyền lực tư pháp thuộc về các thẩm phán, và bảo đảm cho sự độc lập của tư pháp (do đó cải cách tư pháp tập trung vào thẩm phán chứ không phải tập trung vào các cấp tòa); bảo đảm tiếp nhận đầy đủ các tố quyền của người dân; xây dựng quy trình làm luật và thiết kế chính sách hợp lý mà người dân dễ tiếp cận; và thi hành nghiêm chỉnh các phán quyết của tòa án đối với các cơ quan, nhân viên nhà nước vi phạm pháp luật■ NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT 22 Số 11(363) T6/2018

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnha_nuoc_phap_quyen_voi_moi_truong_phap_ly_kinh_doanh.pdf