Đau bụng cấp thường là hậu quả từ việc
nhiễm khuẩn. Những dấu hiệu lâm sàng
chồng chéo của bệnh Dengue với nhiễm
khuẩn làm chẩn đoán khó khăn. Giảm tiểu
cầu rất hay gặp khi có rối loạn huyết động ở
bệnh nhân sốt xuất huyết, cũng có thể gặp
nếu bệnh nhân nhiễm trùng nặng. Tuy nhiên,
APTT kéo dài và bất thường tiểu cầu khi theo
dõi bệnh nhân có thể cung cấp dấu chứng
quan trọng đối với bệnh Dengue bởi vì kích
hoạt đông máu nội sinh đã được báo cáo ở
những bệnh nhân sốt xuất huyết(3,11).
Báo cáo này nhấn mạnh tầm quan trọng của
những chẩn đoán phân biệt khi điều trị bệnh
nhân bị đau bụng cấp ở vùng dịch tể sốt xuất
huyết. Trong những tình huống như thế này, sự
tích cực tìm hiểu đối với những dấu hiệu lâm
sàng thường gặp của bệnh Dengue mà trong
hoàn cảnh khác bị lờ đi, có thể không được chú
ý. Khi bệnh nhân ở tình trạng lâm sàng ổn định,
phương pháp phẫu thuật hoặc dẫn lưu có thể trì
hoãn và nếu nghi ngờ tồn tại sốt xuất huyết và
nhiễm trùng thì bệnh nhân nên được hỗ trợ điều
trị sốt xuất huyết, kháng sinh nên dùng khống
chế tình trạng nhiễm trùng cùng lúc. Sốt kéo dài
(> 5 ngày) và suy thận cấp được báo cáo là yếu
tố độc lập với nhiễm khuẩn xảy ra ở bệnh nhân
lớn tuổi có sốt xuất huyết(12,6).
Viêm dạ dày có thể cũng xảy ra với đau
bụng, buồn nôn, nôn và tiêu chảy. Hiếm khi
gây đau bụng dữ dội mà có thể bị chẩn đoán
lầm với đau bụng cấp. Mặc dù sinh bệnh học
của đau bụng cấp ở những bệnh nhân sốt
Dengue vẫn chưa được hiểu rõ ràng nhưng sự
tăng sản nang lympho bào, gây ra bệnh hạch
bạch huyết ở sốt Dengue, dường như đóng
vai trò quan trọng và xét nghiệm mô bệnh học
từ mẫu bệnh phẩm sau khi cắt ruột thừa.
Những dấu hiệu đã nói trên có thể giải thích
cho hiện tượng hấp thu dịch dưới thanh mạc
và dày thành túi mật phối hợp với sốt
Dengue. Một cơ chế đáng tin cậy khác là sự
thoát huyết thanh xuyên qua màng tế bào bị
tổn thương gây ra triệu chứng nhầm với viêm
ruột thừa(10).
6 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 28/01/2022 | Lượt xem: 175 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nhân 2 trường hợp viêm ruột thừa cấp ở bệnh nhân sốt xuất huyết, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011
Chuyên Đề Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất 2011 226
NHÂN 2 TRƯỜNG HỢP VIÊM RUỘT THỪA CẤP
Ở BỆNH NHÂN SỐT XUẤT HUYẾT
Hồ Hữu Đức*, Lê Văn Quang*
TÓM TẮT
Hai bệnh nhân viêm ruột thừa được phẫu thuật nội soi cắt ruột thừa có chẩn đoán sốt xuất huyết. Cả hai
bệnh nhân đều có triệu chứng sốt và đau hố chậu phải. Công thức máu cho thấy giảm tiểu cầu và bạch cầu. Sốt
xuất huyết được chẩn đoán bằng xét ngiệm miễn dịch IgM. Chúng tôi xem xét 2 trường hợp sốt xuất huyết có
viêm ruột thừa cấp trong mổ và sau mổ. Hai bệnh nhân đều hồi phục tốt và có tiểu cầu trở lại bình thường sau
mổ 1 tuần. Việc nhận biết sớm viêm ruột thừa cấp kèm với sốt xuất huyết là quan trọng nhằm hạn chế những tai
biến và biến chứng.
Từ khóa: sốt xuất huyết, ruột thừa.
ABSTRACT
ACUTE APPENDICTITIS IN DENGUE FEVER: A CASE REPORT
Ho Huu Duc, Le Van Quang* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 2 - 2011: 226 - 231
We underwent appendectomy two case acute appendicitis in dengue fever. They presented with fever and
right iliac fossa pain. Complete blood cell count showed thrombocytopenia with leucopenia. Dengue fever was
confirmed by IgM capture enzyme-linked immunosorbent assay aganinst dengue virus. We can see from two case
the dengue fever present with acute appendicitis intra-operation and post-operation. During the follow-up period
of 1 week postoperation, they were recovered and platelet count gradually. Early recongnition of dengue fever with
acute appedicitis is important to prevent mortality and morbility.
Key word: Dengue fever, appedicitis, appendectomy.
MỞ ĐẦU
Virus Dengue truyền bệnh qua trung gian
muỗi được tìm thấy ở các nước nhiệt đới và cận
nhiệt đới với hơn 100 quốc gia. 2/5 dân số thế
giới ngày nay tương đương 2,5 tỉ người có nguy
cơ nhiễm Dengue và mỗi năm xấp xỉ 50 triệu ca
mới trên toàn thế giới (WHO 2002). Tần xuất
nhiễm Dengue tăng một cách mạnh mẽ trong
những thập niên gần đây, đặc biệt là châu Mỹ,
Tây Thái Bình Dương và Đông Nam Á(12, 2).
Những triệu chứng thường gặp ở bệnh nhân
nhiễm Dengue là mệt mỏi, sốt, đau cơ, đau đầu,
buồn nôn, nôn và đau bụng. Tuy nhiên, khoảng
1/3 trường hợp bệnh nhân bị một hoặc nhiều
biến chứng của bệnh như xuất huyết, động kinh,
suy thận cấp, sốc sốt xuất huyết(10). Ngoài ra có
những trường hợp giống với bệnh lý cấp cứu
như viêm tuỵ cấp, viêm túi mật cấp không do
sỏi và xuất huyết tiêu hoá. Cũng có vài báo cáo
trường hợp viêm ruột do Dengue lầm với viêm
ruột thừa. Nhằm mục đích tránh nhầm lẫn trong
chẩn đoán và nguy cơ chảy máu sau mổ ở
những bệnh nhân sốt xuất huyết, chúng tôi báo
cáo về 2 bệnh nhân đã có chẩn đoán nhiễm
Dengue kèm theo bị viêm ruột thừa cấp được
điều trị tại bệnh viện Thống Nhất Tp.HCM.
Báo cáo trường hợp bệnh
Bệnh nhân Mai Văn H., nam, 38 tuổi.
Nhập viện lúc 10 giờ ngày 9/8/2010. Bệnh
nhân khởi bệnh 5 ngày với dấu hiệu sốt, chán
ăn, buồn nôn. Khoa Cấp cứu chuyển khoa
Ngoại với chẩn đoán theo dõi viêm ruột thừa
cấp. Khám có dấu hiệu phản ứng ở vùng hố
chậu phải, các vị trí khác bình thường. Xét
*Bệnh viện Thống Nhất Tp Hồ Chí minh
Tác giả liên lạc: ThS. BS. Hồ Hữu Đức ĐT: 0908366367 Email: huuducho@yahoo.com,
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất 2011 227
nghiệm huyết học lần đầu với bạch cầu
17.300/µL (Neu 71,3%), tiểu cầu 61.000/µL,
aPTT kéo dài với 43,20 giây. Kết quả sinh hóa
với AST 102U/L, ALT 53U/L, còn các giá trị
khác trong giới hạn bình thường. Kết quả siêu
âm bụng chưa phát hiện gì bất thường. Bệnh
nhân được truyền dịch và theo dõi. Đến 17
giờ cùng ngày, chúng tôi thực hiện lại xét
nghiệm huyết học bạch cầu 16.000/µL (Neu
71,3%), tiểu cầu 55.000/µL, aPTT kéo dài với
42,7 giây, độ tập trung tiểu cầu giảm. Lúc này
chúng tôi tiến hành xét nghiệm huyết thanh
chẩn đoán Dengue với NS1 (+) và IgM (+).
Bệnh nhân được chẩn đoán là nhiễm Dengue.
Qua ngày hôm sau, 10/8/2010, bệnh nhân vẫn
còn đau bụng tại vị trí hố chậu phải, có phản
ứng nhẹ ở vùng này. Chúng tôi thực hiện lại
công thức máu bạch cầu 13.600/µL (Neu
67,9%), tiểu cầu 115.000/µL. siêu âm bụng
nhìn thấy hình ảnh ruột thừa khá rõ với dấu
target sign và finger sign. Chúng tôi tiên hành
hội chẩn và quyết định phẫu thuật. Kết quả
ruột thừa viêm rõ, có ít giả mạc, ruột thừa
nung mủ. Giải phẫu bệnh với kết qua viêm
ruột thừa cấp. Hậu phẫu bệnh nhân ổn định
và xuất viện sau đó 7 ngày với các xét nghiệm
về lại bình thường.
Trường hợp thứ 2 là bệnh nhân Vũ Đình D.,
nam, 18 tuổi. nhập viện lúc 15 giờ ngày
22/8/2010 với lý do đau bụng. Khoa Cấp cứu
cũng chuyển bệnh nhân lên khoa Ngoại tổng
quát vì nghi ngờ viêm ruột thừa. Bệnh sử bệnh
nhân 2 ngày với sốt, nhức mỏi, đau đầu và buồn
nôn. Khám ấn đau hố chậu phải, dấu Mc Burney
(+). Xét nghiệm huyết học lần đầu với bạch cầu
3010/µL (Neu 66,3%), tiểu cầu 103.000/µL. Kết
quả sinh hóa trong giới hạn bình thường. Kết
quả siêu âm bụng có hạch mạc treo vùng hố
chậu phải. bệnh nhân được tiếp tục theo dõi và
thực hiện huyết thanh chẩn đoán Dengue với
NS1(+). Bệnh nhân được chẩn đoán nhiễm
Dengue. Qua ngày hôm sau, 23/8/2010, bệnh
nhân vẫn còn đau bụng tại vị trí hố chậu phải,
có phản ứng nhẹ ở vùng này. Chúng tôi thực
hiện lại công thức máu bạch cầu 2240/µL (Neu
63,4%), tiểu cầu 120.000/µL, TP 39,6%, TQ 19,8,
INR 2,31 và độ tập trung tiểu cầu giảm. Siêu âm
bụng nhìn thấy hình ảnh ruột thừa khá rõ với
dấu target sign và finger sign kèm theo hạch
mạc treo ruột non. Chúng tôi vẫn tiếp tục theo
dõi tình trạng bụng và công thức máu. Kết quả
công thức máu chiều ngày 23/8/2010, bạch cầu
2460/µL (Neu 53,6%), tiểu cầu 103.000/µL, bệnh
nhân vẫn còn đau bụng âm ỉ vùng hố chậu phải.
chúng tôi quyết định phẫu thuật với kết quả
như bệnh nhân trên.
BÀN LUẬN
Sốt xuất huyết tại Đông Nam Á được mô tả
như là một bệnh dành riêng cho trẻ em dưới 15
tuổi (> 95% - WHO 2002)(6). Tuy nhiên trong 2
thập niên gần đây có sự thay đổi đáng kể về
phân bố tuổi. Tại Thái Lan, tuổi trung bình của
trẻ em bị sốt xuất huyết từ 3,8 tuổi thập niên
1960 lên 5,6 tuổi thập niên 1970 và 7,4 tuổi thập
niên 80. Giải thích cho hiện tượng này có thể do
sự khác biệt hoặc thay đổi huyết thanh của dân
số trong vùng dịch tễ. Những kiểu di truyền
virus Denge khác nhau có thể là một giải thích
khi giả thuyết những giống virus Dengue đóng
vai trò quan trọng ở những bệnh nhân nặng và
cấu trúc khác nhau của virus cho thấy có liên
quan đến bệnh học(10).
Nhiễm virus Dengue xảy ra liên tiếp được
cho là yếu tố làm tăng nguy cơ bệnh trầm
trọng. Ở những khu vực dịch tể, người trưởng
thành và những trẻ em lớn có khả năng bị
phơi nhiễm Dengue trong quá khứ và cũng
làm tăng nguy cơ nhiễm thứ phát hay nhiễm
bệnh trầm trọng. Để phân biệt nhiễm nguyên
phát và thứ phát, cần phải thực hiện xét
nghiệm độ chuẩn ức chế đông máu và tỉ lệ
kháng thể IgM với IgG. Những xét nghiệm
tiến bộ gần đây như NS1 (non-structural
protein), loại huyết thanh đặc biệt IgG Elisa có
thể tạo nhiều cơ hội để nhận biết nhiễm thứ
phát hay nguyên phát. Những bệnh nhân
nhiễm thứ phát thường xảy ra với những
bệnh nhân lớn tuổi hơn đáng kể so với nhiễm
nguyên phát. Chính vì vậy mà tình trạng bệnh
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011
Chuyên Đề Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất 2011 228
trầm trọng cũng thường gặp ở những bệnh
nhân trưởng thành, 82% so với 59% (có ý
nghĩa thống kê). Mặc dù tổng số trường hợp
huyết thanh chẩn đoán xác định ở những
bệnh nhân trưởng thành ít và những phân
tích không có ý nghĩa thống kê nhưng điều
bất ngờ là nhiễm trùng thứ phát ở nhóm tuổi
này không phải là khuynh hướng gây ra tình
trạng bệnh trầm trọng so với nhóm nhiễm
trùng nguyên phát với OR 0,6. Khoảng 13%
những trường hợp sốt xuất huyết có nguyên
nhân bởi nhiễm trùng nguyên phát(10).
Có nhiều khó khăn để áp dụng tiêu chuẩn
của WHO nhận biết thoát huyết thanh để
chẩn đoán sốt xuất huyết Dengue vì sự cô
máu (> 20%) thường được chẩn đoán hồi cứu;
Giảm đạm niệu hiếm khi xảy ra và dấu hiệu
thoát huyết thanh lâm sàng khó nhận biết ở
những đứa trẻ bệnh. Siêu âm và xquang ngực
có thể nhận biết sự hiện diện dịch phổi và
dịch ổ bụng ở những bệnh nhân sốt xuất
huyết Dengue. Trong nghiên cứu ở Ấn Độ
cho thấy siêu âm có tác dụng nhận biết thoát
huyết thanh hơn xquang. Xquang không có
tác dụng khi lượng thoát nhỏ, trong khi siêu
âm thì hữu dụng hơn nhiều. Sự cô máu hơn
20% có độ nhạy âm tính giả thấp hơn sự cô
máu dựa vào tỉ lệ thể tích huyết cầu. Bằng
chứng lâm sàng thoát dịch phổi và dịch bụng
gặp thường ở sốt xuất huyết Dengue hơn sự
cô máu và giảm đạm niệu. Siêu âm là một
công cụ chẩn đoán giúp tiên lượng ở những
trường hợp sốt xuất huyết Dengue. Dày thành
túi mật dễ dàng nhận biết trên siêu âm và có
thể giúp dự đoán tình trạng sốt Dengue
nhưng siêu âm bụng thực hiện sớm ở những
bệnh nhân sốt Dengue trưởng thành thì ít
được mô tả(3).
Mặc dù không đặc hiệu nhưng siêu âm bụng
trong sốt Dengue thu được kết quả nhanh hơn
xét nghiệm máu. Siêu âm giúp nhận thấy thành
túi mật dày, dịch báng, lách to, dịch màng phổi.
Nhiều nghiên cứu cũng tìm thấy phù nề thanh
mạc túi mật và dịch báng trong khoang phúc
mạc ở những bệnh nhân sốt Dengue. Sinh bệnh
học thay đổi trong sốt Dengue là tăng tính thấm
thành mạch, gây ra thoát huyết thanh với nồng
độ đạm cao. Hầu hết siêu âm ở những bệnh
nhân sốt Dengue đều thấy thành túi mật dày.
Khi kết hợp với triệu chứng đau hạ sườn phải,
chẩn đoán phân biệt cần nghĩ đến là viêm túi
mật cấp không do sỏi. Có thể phân biệt trên siêu
âm giữa viêm túi mật hoại tử và dày thành túi
mật ở những bệnh nhân sốt Dengue, thậm chí là
viêm túi mật hoại tử xuất hiện sau đó. Có sự
phối hợp đáng kể giữa dày thành túi mật và tình
trạng sốt xuất huyết nặng(7).
Dày thành túi mật, dịch báng và dịch mành
phổi có thể liên quan đến viêm nhiễm ở gan và
lách được gây ra bởi virus Dengue. Sự hình
thành dịch báng và dịch màng phổi có thể do
tăng tính thấm thành mạch, xảy ra sau việc tăng
yếu tố hoá ứng động bởi những tế bào viêm và
màng tế bào tổn thương do virus Dengue. Khi
siêu âm tìm thấy thành túi mật dày, dịch bàng,
lách to và dịch màng phổi ở những bệnh nhân
có sốt với tiểu cầu giảm, sốt Dengue nên được
xem xét với những chẩn đoán phân biệt cho đến
khi có bằng chứng rõ ràng(11).
Nhiễm virus Dengue có thể không triệu
chứng hoặc hiện diện sốt không phân biệt được:
sốt Dengue hoặc sốt Dengue có xuất huyết.
Những trường hợp sốc sốt xuất huyết có thể
dẫn đến sốc giảm thể tích. Đau bụng là một
triệu chứng thường gặp ở bệnh nhân sốt xuất
huyết với tần xuất khoảng 40%. Tại một trung
tâm New Delhi-Ấn Độ, họ đã thấy khuynh
hướng những bệnh nhân không có vấn đề về
đường tiêu hoá đến với họ với những than
phiền về đường tiêu hoá. Đã có 2 bệnh nhân
được phẫu thuật ở một trung tâm khác với lý do
nghi ngờ bán tắc ruột nhưng sau đó chuyển
sang họ vì có xuất huyết trong ổ bụng sau mổ
vào tháng 6/2003. Sau đó họ đã chẩn đoán
những bênh nhân này bị sốt xuất huyết(6).
Có nhiều báo cáo sự ảnh hưởng của gan
thường gặp ở những bệnh nhân có sốt xuất
huyết hơn những bệnh nhân có sốt Dengue.
Dày thành túi mật trên siêu âm chiếm 60% có
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất 2011 229
sốt Dengue. Tuy nhiên thiếu những dấu hiệu
lâm sàng để chẩn đoán đây là viêm túi mật cấp.
Viêm túi mật cấp không do sỏi rất hiếm được
báo cáo trong sốt Dengue. Chẩn đoán viêm túi
mật cấp không do sỏi chiếm 16,36% những bệnh
nhân sốt Dengue dựa vào dấu hiệu lâm sàng và
siêu âm. Bệnh học của viêm túi mật cấp ở những
bệnh nhân sốt xuất huyết vẫn chưa được hiểu
một các rõ ràng nhưng có thể là hậu quả của
bệnh mao mạch tại chỗ của thành túi mật. Hầu
hết những trường hợp này được điều trị bảo
tồn. Viêm tuỵ cấp cũng tìm thấy ở 14,54%
những bệnh nhân có sốt Dengue và đau bụng
cấp. Nhưng tất cả những bệnh nhân này đều có
tình trạng viêm tuỵ cấp khá nhẹ. Viêm ruột thừa
phát hiện tình cờ ở 3 bệnh nhân và chưa có
những báo cáo trước đó ở những bệnh nhân sốt
Dengue. Nghiên cứu này cũng báo cáo đầu tiên
về tình trạng viêm phúc mạc ở những bệnh
nhân sốt Dengue(5).
Dấu hiệu lâm sàng chính của bệnh sốt
xuất huyết là sự thoát huyết thanh. Kết quả
này từ việc những lổ hổng của màng tế bào ở
những mạch máu vùng đệm thay đổi không
do hoại tử hoặc viêm nhiễm dẫn đến giảm thể
tích và giảm lượng dịch trong mô. Tuy nhiên,
những dấu hiệu về tiêu hoá ở những bệnh
nhân nhiễm Dengue khá ít gặp. Đau bụng cấp
có thể xảy ra và triệu chứng của nó thường là
do xuất huyết trong ổ bụng hoặc máu tụ ở
mạc treo nhưng không gây ra tình trạng thiếu
máu. Về mặt lý thuyết, thiếu máu đường tiêu
hoá có thể xảy ra ở những bệnh nhân sốt xuất
huyết. Bằng chứng tổn thương niêm mạc ruột
hoặc thiếu máu ở những bệnh nhân sốt xuất
huyết không phải đặc hiệu. Nghiên cứu của
Paisarn đã chứng minh rõ ràng sự tổn thương
niêm mạc ruột ở một mức độ nhất định ở
những bệnh nhân sốt xuất huyết được khẳng
định bằng xét nghiệm I-FABP trong máu.
Những bệnh nhân sốt xuất huyết độ IV và tổn
thương gan cấp có nồng độ I-FABP cao phản
ánh tổn thương ruột. Acid béo gắn với protein
ở ruột (intestinal fatty acid binding protein, I-
FABP) là một loại protein duy nhất nằm ở
nhung mao niêm mạc ruột. Nó góp phần
khoảng 2%-3% protein ở biểu mô ruột và bình
thường không nhận biết trong tuần hoàn. Vài
nghiên cứu cho thấy I-FABP là một dấu chỉ
điểm để chẩn đoán niêm mạc ruột ở cơ thể
sống và trên thực nghiệm. Điều này cho thấy
tổn thương ruột hoặc thiếu máu gây đáp ứng
miễn dịch hệ thống là hậu quả của suy đa cơ
quan bao gồm gan, phổi và tim. Điều này
cũng chứng minh suy gan gây ra bởi sự thiếu
máu – tái tưới máu ruột. Sự tác động giữa tế
bào lympho và màng tế bào có thể dẫn đến
suy chức năng gan trong giai đoạn tái tưới
máu ruột. Khả năng tổn thương gan cấp ở
những bệnh nhân sốt xuất huyết độ IV đứng
hàng thứ hai sau tổn thương ruột. Việc tăng
men gan ở những bệnh nhân sốt xuất huyết
độ IV có thể vừa do thiếu máu gan từ tình
trạng suy tuần hoàn vừa do tế bào gan nhiễm
virus Dengue. Tổn thương gan cũng có thể do
tác động tích luỹ từ 3 cơ chế trên. Những báo
cáo ở những bệnh nhân nhiễm Dengue tiến
triển tình trạng suy gan cấp cũng đã được
chứng minh. Ảnh hưởng đến gan thường gặp
ở những bệnh nhân nhiễm Dengue, đặc biệt là
sốt xuất huyết. Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng
này chỉ từ nhẹ đến trung bình với nồng độ
SGPT không tăng quá 5 lần. Một nghiên cứu ở
Thái Lan đề nghị chức năng gan không nên
làm thường qui ngoại trừ lâm sàng biểu lộ.
Ảnh hưởng đến gan trong nhiễm Dengue
thường phối hợp với những biến chứng nặng
nề khác. Nồng độ men gan tăng cao là một
dấu hiệu sớm cảnh báo tình trạng bệnh nặng
và xuất huyết nặng(4).
Viêm ruột thừa cấp cũng được phát hiện ở 1
bệnh nhân và đã được cắt ruột thừa. Theo y văn
không có trường hợp nào xảy ra biến chứng
viêm ruột thừa cấp ở bệnh nhân sốt xuất huyết
được báo cáo từ trước. Giảm tiểu cầu được ghi
nhận ngày thứ nhất hậu phẫu ở bệnh nhân này
và mô bệnh học từ mẫu ruột thừa cho thấy thâm
nhiễm đa số tế bào lympho, điều này không phù
hợp với viêm ruột thừa cấp vi khuẩn. Tuy
nhiên, không thể đưa vào một trường hợp đơn
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011
Chuyên Đề Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất 2011 230
lẻ viêm ruột thừa cấp ở bệnh nhân sốt xuất
huyết để xem như là một diễn tiến đưa đến biến
chứng ở những bệnh nhân sốt xuất huyết.
Chúng ta cần làm sáng tỏ mối liên quan giữa
những triệu chứng lâm sàng chẩn đoán viêm
ruột thừa cấp và sốt xuất huyết ở khía cạnh
bệnh học. Cần nhiều nghiên cứu hơn để
chứng tỏ thêm thông tin về mối liên hệ này.
Thông tin liên quan đến viêm ruột thừa ở
những bệnh nhân sốt xuất huyết, mặc dù
hiếm, có thể giúp hạn chế can thiệp phẫu
thuật viêm ruột thừa cấp ở những bệnh nhân
sốt xuất huyết bởi vì chẩn đoán viêm ruột
thừa cấp được dựa vào dấu hiện lâm sàng(1).
Đau bụng cấp thường là hậu quả từ việc
nhiễm khuẩn. Những dấu hiệu lâm sàng
chồng chéo của bệnh Dengue với nhiễm
khuẩn làm chẩn đoán khó khăn. Giảm tiểu
cầu rất hay gặp khi có rối loạn huyết động ở
bệnh nhân sốt xuất huyết, cũng có thể gặp
nếu bệnh nhân nhiễm trùng nặng. Tuy nhiên,
APTT kéo dài và bất thường tiểu cầu khi theo
dõi bệnh nhân có thể cung cấp dấu chứng
quan trọng đối với bệnh Dengue bởi vì kích
hoạt đông máu nội sinh đã được báo cáo ở
những bệnh nhân sốt xuất huyết(3,11).
Báo cáo này nhấn mạnh tầm quan trọng của
những chẩn đoán phân biệt khi điều trị bệnh
nhân bị đau bụng cấp ở vùng dịch tể sốt xuất
huyết. Trong những tình huống như thế này, sự
tích cực tìm hiểu đối với những dấu hiệu lâm
sàng thường gặp của bệnh Dengue mà trong
hoàn cảnh khác bị lờ đi, có thể không được chú
ý. Khi bệnh nhân ở tình trạng lâm sàng ổn định,
phương pháp phẫu thuật hoặc dẫn lưu có thể trì
hoãn và nếu nghi ngờ tồn tại sốt xuất huyết và
nhiễm trùng thì bệnh nhân nên được hỗ trợ điều
trị sốt xuất huyết, kháng sinh nên dùng khống
chế tình trạng nhiễm trùng cùng lúc. Sốt kéo dài
(> 5 ngày) và suy thận cấp được báo cáo là yếu
tố độc lập với nhiễm khuẩn xảy ra ở bệnh nhân
lớn tuổi có sốt xuất huyết(12,6).
Viêm dạ dày có thể cũng xảy ra với đau
bụng, buồn nôn, nôn và tiêu chảy. Hiếm khi
gây đau bụng dữ dội mà có thể bị chẩn đoán
lầm với đau bụng cấp. Mặc dù sinh bệnh học
của đau bụng cấp ở những bệnh nhân sốt
Dengue vẫn chưa được hiểu rõ ràng nhưng sự
tăng sản nang lympho bào, gây ra bệnh hạch
bạch huyết ở sốt Dengue, dường như đóng
vai trò quan trọng và xét nghiệm mô bệnh học
từ mẫu bệnh phẩm sau khi cắt ruột thừa.
Những dấu hiệu đã nói trên có thể giải thích
cho hiện tượng hấp thu dịch dưới thanh mạc
và dày thành túi mật phối hợp với sốt
Dengue. Một cơ chế đáng tin cậy khác là sự
thoát huyết thanh xuyên qua màng tế bào bị
tổn thương gây ra triệu chứng nhầm với viêm
ruột thừa(10).
KẾT LUẬN
Chẩn đoán viêm ruột thừa ở bệnh nhân sốt
xuất huyết chỉ dựa vào lâm sàng và siêu âm
bụng. Không có tai biến hoặc biến chứng nào
ghi nhận trong và sau phẫu thuật cắt ruột thừa.
Tuy nhiên cần theo dõi sát hậu phẫu. Chẩn
đoán cẩn thận ở những bệnh nhân đau bụng cấp
sống trong vùng dịch tể sốt xuất huyết. Nếu
xem xét một cách kỹ lưỡng thì nguyên nhân đau
bụng cấp ở những bệnh nhân sốt Dengue có thể
được tìm thấy và điều trị thích hợp.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Balassubramania S., Janakiraman L, Kumar SS, Muralinath S and
Shivbalan S. (2006): A reappraisal of the criteria to diagnose
plasma leakage in dengue hemorrhagic fever. Indian pediatrics,
Vol 43-April 17, 2006: 334-9.
2. Gibbons RV and Vaughn DW. (2002): Dengue: an escalating
problem. BMJ, Vol 324, June 2002: 1563-6.
3. Kang YJ, Choi SY, Kang IJ, Lee JE, Seo MH, Lee TH and Ghim
BK (2009):. Dengue fever mimicking acute appendicitis: a case
report. Infection and chemotherapy. Vol 41, No.4, 2009: 236-9.
4. Khanna S., Vij JC., Kumar A, Singal D and Tandon R. (2005):
Etiology of abdominal pain in dengue fever. Dengue Bulletin,
Vol 29: 85-9.
5. Khor BS, Liu JW, Lee IK and Yang (2006):. Dengue hemorrhagic
fever patients with acute abdomen: clinical experience of cases.
Am. J. Trop. Med. Hyg., 74(5): 901-4.
6. Leng TY, Vasanwala FF and Ng. M (2008): Dengue related acute
acalculous cholecystitis: a case report. SFP 2008; 34(4): 77-9.
7. Parkash O, Almas A, Jafri SMW, Hamid S, Akhtar J and Alishah
H (2010):. Severity of acute hapatitis and its outcome in patients
with dengue fever in a tertiary care hospital Karachi, Pakistan
(South Asia). BioMed Central Gastroenterology 2010, 10:43-50.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất 2011 231
8. Souza LJ, Coelho JMCO, Silva EJ, Abukater M, Almeida FCR,
Fonte AS and Souza LA (2008): The Brazillian Journal of
Infectious Disease; 12(5):456-9.
9. Vejchapipat P, Theamboonlers A, Chongsrisawat V and
Poovorawan Y (2006): An evidence of intestinal mucosal injury
in dengue infection. Vol 37, No.1, January: 79-82.
10. Wichmann O, Hongsiriwon S, Bowonwatanuwong C,
Chotivanich K, Sukthana Y and Pukrittayakamee S (2004): Risk
factors and clinical features associated with severe dengue
infection in adults and children during the 2001 epidemic in
Chonburi, Thailand. Tropical Medicine and International Health.
Vol 9, No.9, September 2004: 1022-9.
11. Wu KL, Changchien CS, Kuo CH, Chiu KW, Lu SN, Kuo CM,
Chiu YC, Chou YP and Chuah SK (2004):. Early abdominal
sonographic findings in patients with dengue fever. Journal of
clinical ultrasound. Vol 32, No.8, October 2004: 386-8.
12. Wu KL, Chien CSC, Kuo CM, Chuah SK, Lu SN, Eng HL and
Kuo CH (2003): The American Society of Tropical Medicine and
Hygiene, 68(6):657-60.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nhan_2_truong_hop_viem_ruot_thua_cap_o_benh_nhan_sot_xuat_hu.pdf