Nhân 4 trường hợp ngộ độc khí Hydrogen Sulfide (H2S)

Nhưng khi chúng tôi đến khảo sát tại hiện trường để xác định nguồn khí, lúc người ở cơ sở đổ acid xuống cống để rửa sàn nhà tắm, ở đây không ai phát hiện có mùi gì lạ, và không ai ở cơ sở này bị nạn. Mà người bị nạn cách xa nơi đổ acid là 45m, và khoảng 20 phút sau người ở cơ sở phát hiện các nạn nhân và mùi nồng ở nhà nạn nhân. Khí H2S bốc ra ở nhà nạn nhân từ lỗ cống ở nhà vệ sinh của nhà bếp và hố gas ngay ngoài cửa sổ nhà bếp của nhà nạn nhân. Như vậy, khí H2S sinh ra từ phản ứng giữa sulfua kim loại và nước không đáng kể, hoặc không xảy ra nếu không có sulfua kim loại trong bình đựng acid. Do đó, chúng tôi nghĩ nhiều đến khí H2S này sinh ra từ phản ứng của acid sulfuric và các chất hữu cơ có trong đường cống như các xác chết động vật, phân, thức ăn các chất hữu cơ có chứa sulfua hơn là phản ứng khí sinh ra từ phản ứng sulfua kim loại và nước(1,2,6,7). Các chất hữu cơ chứa sulfua rất nhiều, ví dụ như cystine và cysteine, là hai acid amin của protein của động, thực vật. Chất cystine và cysteine có trong lông, tóc, móng, da của động vật, cấu thành chất sừng keratine của da lông, tóc. Khi chất cystine và cysteine này tác dụng với acid mạnh như HCl, H2SO4, HNO3 sẽ phóng thích ra khí H2S và muối sulfate, nitrate, chlorua. . Do đó, nếu cống rãnh càng nhiều chất hữu cơ, rác, xác chết, phân thì khí H2S sẽ sinh ra càng nhiều khi gặp acid mạnh(1,2,5,6,7,8,9,Error! Reference source not found.). Chúng tôi minh họa phản ứng giữa chất hữu cơ và các loại acid mạnh như H2SO4, HCl, HNO3 (R là gốc hữu cơ) 2 R – SH + H2SO4 R2SO4 + 2 H2S R – SH + HCl RCl + H2S R – SH + HNO3 RNO3 + H2S Chính sự khảo sát tại hiện trường sau đó, chúng tôi đã giải thích được tại sao các bệnh nhân kể lại cùng ở trong một môi trường có nguồn khí độc, nhưng ta có nhận xét rằng tại sao có người bị nặng, có người bị nhẹ. Đồng thời, chúng tôi cũng đã giải thích được nguyên nhân, nguồn gốc chính của sự tạo ra khí hydrogen sulfide, mà lúc đầu chúng tôi nghĩ rằng đó là do sự phản ứng của sulfua kim loại và nước sinh ra khi người chủ cơ sở đổ acid và dội nước để làm vệ sinh sàn nhà. Qua sự khảo sát cho phép chúng tôi nghĩ nhiều và có thể khẳng định ngộ độc khí ở các trường hợp các bệnh nhân này là do khí hydrogen sulfide. Như vậy, trong chẩn đoán về ngộ độc, nhiễm độc, đôi khi người bác sĩ cần tới hiện trường để xem xét để có thể giải thích được tất cả những vấn đề khúc mắc, đồng thời có thể sẽ phát hiện thêm những nguồn nhiễm độc khác từ môi trường đó do con người tạo ra, sẽ có những tư vấn tốt giúp cho người dân phòng tránh bệnh do nhiễm độc gây ra trong tương lai khi người dân tiếp xúc nguồn độc lâu dài.

pdf6 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 07/02/2022 | Lượt xem: 96 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nhân 4 trường hợp ngộ độc khí Hydrogen Sulfide (H2S), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 2 * 2010 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2010 597 NHÂN 4 TRƯỜNG HỢP NGỘ ĐỘC KHÍ HYDROGEN SULFIDE (H2S) Doãn Uyên Vy* TÓM TẮT Tổng quan: Ngộ ñộc hydrogen sulfide thường do tai nạn nghề nghiệp, và gây tử vong nhanh khi tiếp xúc. Ngộ ñộc hydrogen sulfide do ô nhiễm môi trường ít gặp, chưa ñược mọi người chú ý cảnh giác. Trường hợp lâm sàng: Có 4 nạn nhân (2 nữ, 2 nam), trong ñó 3 nạn nhân ñã bất tỉnh ngay sau khi tiếp xúc khí ñộc trong nhà bếp nhà nạn nhân, và 1 nữ nạn nhân bị ñau ñầu và ói. Nạn nhân ñã ñược ñưa ra khỏi nguồn khí ñộc nhanh chóng, ñược hô hấp nhân tạo ngay tại chỗ, và ñược ñiều trị hỗ trợ với thở oxy liều cao tại bệnh viện ñịa phương. Các nạn nhân ñã tỉnh lại sau ñó và ñược theo dõi 24 giờ, không ghi nhận có toan chuyển hóa, và sau xuất viện không ñể lại di chứng thần kinh. Chúng tôi ñã ñến hiện trường ñể tìm nguyên nhân nguồn ñộc là do sự ñổ acid sulfuric (H2SO4) xuống cống rãnh, làm sinh ra khí H2S nhiều và gây ngộ ñộc cho người xung quanh. Kết luận: Việc ñến hiện trường ñã giúp chúng tôi tìm ra nguồn ñộc, lý giải ñược mức ñộ ngộ ñộc của từng nạn nhân. Từ ñó, chúng tôi cảnh báo rằng việc ñổ acid vào cống ñã bị cấm tuyệt ñối vì sự nguy hiểm và làm ô nhiễm môi trường. Từ khóa: Ngộ ñộc hydrogen sulfide, khí ñộc, ô nhiễm môi trường, acid sulfuric. ABSTRACT ACUTE HYDROGEN SULFIDE POISONING: A CASE SERIES Doan Uyen Vy * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 14 - Supplement of No 2 - 2010: 597 - 602 Introduction: Hydrogen sulfide poisoning usually results from occupational accident, and has caused many fatalities. Hydrogen sulfide poisoning from environmental pollution is not warned. Case presentation: We describe the case of 4 victims (2 women, 2 men), three of them suddenly collapsed after toxic gas exposure in the kitchen, and one woman had headache and vomit. They were removed fast from contaminated area into a fresh air environment. They were resuscitated immediately, and after that they were supported oxygen in local hospital. They recovered without metabolic acidosis, and were followed up 24 hours. They were discharged and did not have any delayed neurologic sequelae. We arrived on the scene to find out the cause of hydrogen sulfide poisoning. It resulted from pouring acid H2SO4 on sewage. Conclusion: Arriving on the scene helped us to find out the toxic source, to explain stages of poisoning in each patient. We warn everyone of pouring acid on sewage that was banned because of danger and environmental pollution. Key words: Hydrogen sulfide poisoning, toxic gas, environmental pollution, acid sulfuric. TỔNG QUAN Khí hydrogen sulfide (H2S) thải ra từ các nhà máy hóa chất công nghiệp và ñược sinh ra từ sự thối rửa của các chất hữu cơ, xác chết hữu cơ có chứa sulfua trong môi trường tự nhiên. Hydrogen sulfide là khí không màu, ngửi ñược mùi trứng thối ở nồng ñộ thấp 0,5 – 8 ppb hay dưới 0,1 ppm, nhưng sẽ khó nhận diện ñược ra nó khi ở nồng ñộ 150 ppb vì khi ñó H2S sẽ làm suy yếu thần kinh khứu giác(Error! Reference source not found.,Error! Reference source not found.) . H2S có tính xuyên thấm tốt qua màng sinh học, và làm ngăn chặn hô hấp tế bào. Cơ quan ñích mà H2S tấn công chính là thần kinh trung ương và hô hấp(7). Ngộ ñộc khí hydrogen sulfide làm tử vong nhanh hoặc ñể lại di chứng thần kinh nếu không kịp thời ñưa bệnh nhân ra khỏi vùng có khí ñộc, và hỗ trợ hô hấp nhanh chóng. Do ngộ ñộc H2S thường tử vong nhanh trước nhập viện nên ñiều trị giải ñộc ñặc hiệu chưa ñược chứng minh ñem lại hiệu quả trên lâm sàng(1,6,7) . Ngộ ñộc hydrogen sulfide thường xảy ra do tai nạn nghề nghiệp, nhưng ngộ ñộc H2S do ô nhiễm môi trường chưa ñược mọi người cảnh giác và quan tâm. TRƯỜNG HỢP LÂM SÀNG Tại bệnh viện Chợ Rẫy Trường hợp 1: (T.T.X.B, nữ, 46 tuổi): Tỉnh, nôn * Đơn vị Hồi sức-Chống ñộc, Bệnh viện Chợ Rẫy Địa chỉ liên hệ: Bs. Doãn Uyên Vy, ĐT: 0908471883, Email: doanuyenvy@gmail.com Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 2 * 2010 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2010 598 ói nhiều, chóng mặt. Sinh hiệu trong giới hạn bình thường. Trường hợp 2: (L.T.T.D, nữ, 30 tuổi): Vẻ lơ mơ, nhận diện ñược người thân, mệt nhiều, mạch:80l/p, huyết áp: 100/60mmHg, nhịp thở 20l/p, nhiệt ñộ 37o C. SpO2 95%. Khí máu ñộng mạch: pH 7,374, pO2 318 mmHg, pCO2 44,5 mmHg, HCO3- 26 mmol/l. Na+ 138 mmol/l, K+ 3mmol/l. Bạch cầu: 11,5 G/L, Neu 89,1%. Trường hợp 3: (T.Đ.P, nam, 36 tuổi): Tỉnh, ñau ñầu nhiều, chóng mặt nhẹ, không ói. Mạch: 82l/p, huyết áp: 120/70 mmHg. Khí máu ñộng mạch: pH 7,40, pCO2 37,3 mmHg, pO2 146 mmHg, HCO3- 23,4 mmol/l. Trường hợp 4: (L.V.X, nam, 30 tuổi): Tỉnh, mệt, ñau ñầu, chóng mặt, mạch: 75l/p, huyết áp: 140/90 mmHg, nhịp thở:18l/p, SpO2 98%. Trước khi ñến bệnh viện Chợ Rẫy, chúng tôi ghi nhận các bệnh nhân ñã ñược xử trí ban ñầu tại bệnh viện Phụ sản Quốc Tế: 2 bệnh nhân nam ñã bị bất tỉnh ở nhà, tỉnh lại khi ñến bệnh viện, còn mệt nhiều, ñau ñầu, chóng mặt, buồn nôn, không ói. Sinh hiệu của 2 bệnh nhân nam trong giới hạn bình thường. Bệnh nhân nữ bất tỉnh tại nhà vẫn chưa tỉnh lại hoàn toàn, người nhà gọi, hỏi có mở mắt, nhưng không tiếp xúc. Tất cả ñều ñược xử trí cho truyền dịch natrichlorua 9%o, và thở oxy. Người phụ nữ (T.T.X.B) vào cứu bệnh nhân nữ có cảm giác mệt, ñau ñầu, chóng mặt nhẹ, buồn nôn, nhưng chưa nhập viện. Bệnh sử Trong lần dọn dẹp vệ sinh tại một cơ sở sản xuất công tắc ñiện (quận Bình Tân), người chủ cơ sở ñã ñổ thùng acid sulfuric ñã sử dụng trước ñây cho việc làm sạch kim loại rỉ sét vào nhà tắm, và chùi rửa sàn nhà tắm trong cơ sở, (cách ñây 2 năm, người chủ ñã mua 25 lít acid sulfuric 98% ở chợ Kim Biên về dùng ñể rửa sạch kim loại cũ rỉ sét ñể phục vụ cho sản xuất. Khi rửa kim loại rỉ sét, acid sulfuric sẽ ñược pha loãng hơn ở nồng ñộ khoảng từ 40% - 60% tùy theo ñộ rỉ sét và tấm kim loại dày hay mỏng). Thùng ñựng acid sulfuric có dung tích là 100 lit, ñể gần sàn nước nhà cơ sở sản xuất, 2 năm nay không còn sử dụng cho việc rửa kim loại, không có nắp ñậy che chắn. Nước sinh hoạt văng vào thùng acid này, thể tích dung dịch trong thùng ngày càng tăng ñến thời ñiểm ñem ñổ xuống cống là 80 lít, kèm theo các chất cặn kim loại trong thùng chứa. Đường cống từ nhà tắm này ñổ vào ñường cống chung với nhà hàng xóm trước khi ñổ ra ñường cống lớn. Khoảng 20 phút sau, những người trong nhà kế bên cơ sở này ngửi thấy mùi hôi nồng nặc, khó chịu, có cảm giác cay mắt khi tiến gần nơi thoát ra khí ñộc. Người phụ nữ (L.T.T.D) trong nhà ñã bất tỉnh ngay khi bước vào nhà nhà vệ sinh của nhà bếp, người ñàn ông (T.D.P) chạy vào cứu, nhưng cũng có cảm giác ngộp thở, ñau ngực, chân tay yếu không cử ñộng ñược, và cũng ngất xỉu sau ñó. Người ñàn ông thứ hai (L.V.X) ñến cứu, kéo người phụ nữ ra khỏi bếp, nhưng cũng ñã ngất xỉu ngay sau ñó 1-2 phút. Các nạn nhân này may mắn thay ñược người chủ cơ sở và người phụ nữ hàng xóm (T.T.X.B) kịp thời hô hấp nhân tạo ngoài khu vực nhà bếp, và sau ñó chở tất cả nạn nhân ñến Bệnh viện Phụ sản Quốc tế cấp cứu. Các bệnh nhân sau khi ñến bệnh viện Chợ Rẫy, ñược chuyển ñến Đơn Vị Hồi sức – Chống ñộc theo dõi, tất cả bệnh nhân ñều tỉnh, tiếp xúc tốt, còn mệt, ñau ñầu, không khó thở, sinh hiệu ñều trong giới hạn bình thường. Trí nhớ của tất cả bệnh nhân ñều tốt sau tai nạn hít khí ñộc. Sau 24 giờ theo dõi, các bệnh nhân ñều ñược xuất viện, không có di chứng thần kinh. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 2 * 2010 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2010 599 CHÚ THÍCH:  : người phụ nữ thứ nhất (L.T.T.D )  : người ñàn ông thứ nhất ( L.D.P) ñứng ở cửa sổ nhà bếp.  : người ñàn ông thứ hai ( L.V.X). Chiều dài nhà: khoảng cách EF = 50m, BF = 5m. A,B : Nơi khí H2S thoát ra. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 2 * 2010 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2010 600 BÀN LUẬN Trong sản xuất các sản phẩm bằng kim loại, việc làm sạch kim loại rỉ sét thường dùng acid sulfuric. Acid sulfuric mua trên thị trường tại TP. Hồ Chí Minh, ở chợ Kim Biên có nồng ñộ ñậm ñặc là 98%, ñựng trong thùng có dung tích là 25 lít. Người chủ ñã ñổ 25 lít acid sulfuric vào thùng chứa lớn hơn có dung tích 100 lít ñể tiện việc rửa kim loại. Nồng ñộ acid dùng ñể rửa kim loại thường sẽ pha loãng hơn. Ngày xảy ra tai nạn, dung dịch acid có trong thùng này ñược ghi nhận có thể tích là 80 lít, có lẫn cả cặn kim loại, ta tính ñược nồng ñộ của acid sulfuric lúc ñó là 30,6 %. Như vậy, khi ñổ 80 lít dung dịch acid sulfuric 30,6% vào ñường cống sinh hoạt ở hộ gia ñình là một số lượng không nhỏ. Khi khai thác lại bệnh sử, một trong số nạn nhân nhận diện ñược khí có mùi trứng thối lúc ban ñầu, và mùi trứng thối càng nồng hơn khi càng ñến gần khu vực nhà bếp nhà nạn nhân. Chi tiết này cho phép ta nghĩ ngay ñó là khí hydrogen sulfide, vì ñó là mùi ñặc trưng rất riêng của khí này(1,2,6,7) Việc chẩn ñoán ngộ ñộc H2S chỉ dựa vào bệnh sử, ñặc ñiểm lâm sàng(1,6,7). Mức ñộ nhẹ: ñau ñầu, chóng mặt, suy nhược khi tiếp xúc khí ở nồng ñộ vài trăm ppm từ vài giây ñến vài phút. Ở nồng ñộ cao hơn sẽ làm bất tỉnh có thể kèm theo ngưng thở hoặc không ngưng thở(7,8). Như vậy ứng với các trường hợp này, khi ta ngửi ñược mùi trứng thối, ta có thể ước lượng ñược tại vị trí trên lầu sẽ có nồng ñộ H2S là 0,025 – 0,15 ppm(2,Error! Reference source not found.,Error! Reference source not found.,Error! Reference source not found.) . Sau ñó, mùi càng lúc càng nồng nặc khi bệnh nhân tiến gần ñến khu vực nhà bếp là nơi xảy ra tai nạn, như vậy có nghĩa rằng nồng ñộ sẽ càng cao. Bệnh nhân có triệu chứng cay mắt, không diễn tả ñược mùi như thế nào, chỉ cảm nhận ñược mùi rất hôi, nồng, khó chịu nhiều hơn. Ở nồng ñộ cao hơn, H2S sẽ làm tê liệt thần kinh khứu giác làm không còn nhận diện ñược tính chất mùi của khí này nữa. Như vậy, ở vị trí này ta có thể ước ñoán nồng ñộ hydrogen sulfide ở mức từ 10 – 100ppm ở ngoài khuôn viên nhà bếp(2,Error! Reference source not found.,Error! Reference source not found.,Error! Reference source not found.) . Khi bệnh nhân tiến gần khu vực nhà bếp, người bị nạn cũng ñã không còn nhận diện ñược mùi hiện có lúc ñó, và các nạn nhân bất tỉnh ñều xảy ra tại khuôn viên của nhà bếp nhà nạn nhân, cho phép ta ước lượng ñược nồng ñộ khí ở bếp có thể là rất cao. Dựa vào triệu chứng lâm sàng của các nạn nhân cảm thấy lúc ñó là có khó thở nhiều, ñau ngực, và bất tỉnh xảy ra một cách ñột ngột (“knockdown”), ñiều ñó cho ta ñoán ước ñược nồng ñộ H2S trong không khí tại không gian bếp lúc này có thể ở mức từ 500 - 1000 ppm(2,Error! Reference source not found.,Error! Reference source not found.,Error! Reference source not found.) . Và với mức ñộ này ñã gây ảnh hưởng ñến thần kinh, theo Milby và Basett, ta xếp ngộ ñộc hydrogen sulfide mức ñộ 1 ở 2 người bệnh nhân nam, và mức ñộ 2 ở người bệnh nhân nữ L.T.T.D, bởi sự hồi tỉnh của người này chậm nhất trong tất cả 3 người bị “knockdown”( Error! Reference source not found.) . Trong 3 nạn nhân bất tỉnh tại hiện trường, người phụ nữ tiếp xúc khí này tại nơi bốc ra khí nhiều nhất là trong cống nhà vệ sinh của nhà bếp, mà cống này thông với ñường cống cơ sở sản xuất, nên H2S bốc ra từ ñây có nồng ñộ sẽ cao nhất trong khuôn viên nhả bếp. Triệu chứng lâm sàng của bệnh nhân nữ này là bất tỉnh ngay khi vừa bước vào nhà vệ sinh, và có ngưng hô hấp. Ta có thể ước lượng ñược nồng ñộ khí H2S tại vị trí này có thể là 1000 ppm(2,Error! Reference source not found.,Error! Reference source not found.,Error! Reference source not found.) . Người ñàn ông thứ nhất chạy vào kéo ñược nạn nhân nữ 1 ñoạn là 1m, và có cảm giác khó thở dữ dội, ñau ngực, tay chân yếu không cử ñộng ñược, và bất tỉnh sau 1 - 2 phút tại vi trí xa nguồn khí bốc ra từ lỗ cống trong nhà vệ sinh là 2m. Khi người ñàn ông thứ hai chạy vào khu vực bếp ñể kéo người phụ nữ ra thêm ñược 1m, thì bị khó thở và bất tỉnh sau 1 - 2 phút tại cửa nhà bếp. Điều này cho ta ước ñoán ñược nồng ñộ tại không gian bếp sẽ thấp hơn, từ 500 - 1000 ppm(2,Error! Reference source not found.,Error! Reference source not found.,Error! Reference source not found.) . Người chủ cơ sở chạy vào hô hấp nhân tạo cho các nạn nhân, và sau ñó các nạn nhân thở lại ñược, nhưng tri giác chưa tỉnh hoàn toàn. Triệu chứng của người chủ cơ sở và người phụ nữ ñến cứu sau ñó bị cay mắt, ñau ñầu, nôn ói, chóng mặt sau ñó, ñiều này cho ta ước ñoán nồng ñộ khí hydrogen sulfide tại vi trí ờ ngoài cửa nhà bếp từ 20 – 250 ppm(2,Error! Reference source not found.,Error! Reference source not found.,Error! Reference source not found.) . Tất cả bệnh nhân ñều ñược nhập tại bệnh viện, ñược hổ trợ hô hấp thở oxy liều cao, và tỉnh Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 2 * 2010 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2010 601 lại sau vài tiếng. Tri giác phục hồi dần, tất cả ñều có sinh hiệu ổn ñịnh, trong ñó tri giác của người phụ nữ phục hồi chậm nhất so với 2 người ñàn ông. Tất cả ñều có trí nhớ tốt, không còn ñau ñầu, không chóng mặt và ñược xuất viện sau 24 giờ theo dõi. Không ghi nhận có toan chuyển hóa lúc nhập viện. Các bệnh nhân ñược theo dõi vài tháng sau xuất viện, tất cả ñều sinh hoạt bình thường, không có di chứng thần kinh. Trở lại với nguyên nhân sinh ra khí hydrogen sulfide tại hiện trường, theo như y văn về bệnh nghề nghiệp, có rất nhiều xí nghiệp sản xuất nhiều ngành nghề khác nhau có khí H2S thoát ra trong xí nghiệp làm các công nhân bị ngộ ñộc(1,2,5,6,7,8,9,Error! Reference source not found.). Chúng tôi ñưa ra vài ví dụ thông thường mà tại Việt Nam có thể gặp như công nhân làm vệ sinh phân chuồng, cống rãnh, ñào giếng, vét bùn ở giếng, ủ men làm rượu bia, thuốc nhuộm, chế biến hải sản, làm giấy, các kỹ thuật viên phòng thí nghiệm, ñốt da thú, cao su, ñổ acid lên sulfide và kim loại, ñổ acid xuống cống rãnh... Tại bệnh viện, khi chúng tôi khai thác bệnh sử qua lời kể của các bệnh nhân, chúng tôi nghĩ nhiều ñến nguồn khí H2S sinh ra là do người ở cơ sở ñã sử dụng acid sulfuric ñể làm sạch kim loại rỉ sét trước ñây, có thể trong thùng acid này nếu có lẫn sulfua kim loại, nên khi tác dụng với nước, sẽ sinh ra khí hydrogen sulfide. Khi nghe nói ñến acid và kim loại, phản ứng hóa học tác dụng sẽ sinh ra khí SO2 hoặc khí H2. Nhưng khí SO2 bình thường cũng ñã có trong không khí, trong khói thải ra từ nấu nướng, nhà máy. Khí SO2 chỉ có tính kích thích nhẹ, không gây ngộ ñộc chết người, ngạt thở kiểu ñột ngột như H2S. Do ñó, chúng tôi không nghĩ nhiều ñến ngộ ñộc khí SO2 vì không phù hợp với bệnh cảnh lâm sàng. Nếu quy ước A là kim loại, ta có phản ứng hóa học như sau: AS + H2O  AO + H2S Nhưng khi chúng tôi ñến khảo sát tại hiện trường ñể xác ñịnh nguồn khí, lúc người ở cơ sở ñổ acid xuống cống ñể rửa sàn nhà tắm, ở ñây không ai phát hiện có mùi gì lạ, và không ai ở cơ sở này bị nạn. Mà người bị nạn cách xa nơi ñổ acid là 45m, và khoảng 20 phút sau người ở cơ sở phát hiện các nạn nhân và mùi nồng ở nhà nạn nhân. Khí H2S bốc ra ở nhà nạn nhân từ lỗ cống ở nhà vệ sinh của nhà bếp và hố gas ngay ngoài cửa sổ nhà bếp của nhà nạn nhân. Như vậy, khí H2S sinh ra từ phản ứng giữa sulfua kim loại và nước không ñáng kể, hoặc không xảy ra nếu không có sulfua kim loại trong bình ñựng acid. Do ñó, chúng tôi nghĩ nhiều ñến khí H2S này sinh ra từ phản ứng của acid sulfuric và các chất hữu cơ có trong ñường cống như các xác chết ñộng vật, phân, thức ăncác chất hữu cơ có chứa sulfua hơn là phản ứng khí sinh ra từ phản ứng sulfua kim loại và nước(1,2,6,7). Các chất hữu cơ chứa sulfua rất nhiều, ví dụ như cystine và cysteine, là hai acid amin của protein của ñộng, thực vật. Chất cystine và cysteine có trong lông, tóc, móng, da của ñộng vật, cấu thành chất sừng keratine của da lông, tóc. Khi chất cystine và cysteine này tác dụng với acid mạnh như HCl, H2SO4, HNO3 sẽ phóng thích ra khí H2S và muối sulfate, nitrate, chlorua. .. Do ñó, nếu cống rãnh càng nhiều chất hữu cơ, rác, xác chết, phân thì khí H2S sẽ sinh ra càng nhiều khi gặp acid mạnh(1,2,5,6,7,8,9,Error! Reference source not found.). Chúng tôi minh họa phản ứng giữa chất hữu cơ và các loại acid mạnh như H2SO4, HCl, HNO3 (R là gốc hữu cơ) 2 R – SH + H2SO4  R2SO4 + 2 H2S R – SH + HCl  RCl + H2S R – SH + HNO3  RNO3 + H2S Chính sự khảo sát tại hiện trường sau ñó, chúng tôi ñã giải thích ñược tại sao các bệnh nhân kể lại cùng ở trong một môi trường có nguồn khí ñộc, nhưng ta có nhận xét rằng tại sao có người bị nặng, có người bị nhẹ. Đồng thời, chúng tôi cũng ñã giải thích ñược nguyên nhân, nguồn gốc chính của sự tạo ra khí hydrogen sulfide, mà lúc ñầu chúng tôi nghĩ rằng ñó là do sự phản ứng của sulfua kim loại và nước sinh ra khi người chủ cơ sở ñổ acid và dội nước ñể làm vệ sinh sàn nhà. Qua sự khảo sát cho phép chúng tôi nghĩ nhiều và có thể khẳng ñịnh ngộ ñộc khí ở các trường hợp các bệnh nhân này là do khí hydrogen sulfide. Như vậy, trong chẩn ñoán về ngộ ñộc, nhiễm ñộc, ñôi khi người bác sĩ cần tới hiện trường ñể xem xét ñể có thể giải thích ñược tất cả những vấn ñề khúc mắc, ñồng thời có thể sẽ phát hiện thêm những nguồn nhiễm ñộc khác từ môi trường ñó do con người tạo ra, sẽ có những tư vấn tốt giúp cho người Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 2 * 2010 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2010 602 dân phòng tránh bệnh do nhiễm ñộc gây ra trong tương lai khi người dân tiếp xúc nguồn ñộc lâu dài. KẾT LUẬN Qua 4 trường hợp bệnh ngộ ñộc khí này, cho ta thấy việc ñổ acid xuống cống ñã làm ô nhiễm môi trường bởi sự sinh ra nhiều khí hydrogen sulfide, và ñã gây tai nạn cho người xung quanh. Việc ñổ acid xuống cống rãnh là ñiều cấm tuyết ñối mà mọi người nên biết, nhất là ở các xí nghiệp và các phòng thí nghiệm, xét nghiệm có sử dụng acid. Trong chẩn ñoán về ngộ ñộc, ñôi khi rất cần ñến khảo sát tại hiện trường ñể có thể tìm nguyên nhân, nguồn ñộc, ñể từ ñó có thể ñưa ra ñược biện pháp phòng chống hữu hiệu giúp tránh ngộ ñộc cho người dân. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bryson PD. (1996). Hydrogen Sulfide Toxicology. Toxicology for Emergency Clinicians. 5th edition. 2. Chou SJ. (2003). Hydrogen sulfide: Human health aspects. Concise International chemical Assessment document 53. WHO. 3. Chaturvedi AK., Smith DR., Canfield DV..( 2000). A fatality caused by Hydrogen sulfide Produced from an accidental transfer of sodium Hydrogen sulfide into a tank containing dilute sulfuric acid. 4. Council SR. (2006). Toxicology profile for hydrogen sulfide. US department of Health and human Service. Agency for toxic substance and disease registry. 1 – 201. 5. Eberthardt M. (1998). Sulfur compound. Hamilton & Hardy’s Industrial Toxicology. 5th edition. 6. Ellenhorn MJ. (1997). Respiratory Toxicology. Ellenhorn's Medical Toxicology. 2th edition. 7. Holstege CP., Isom GE., Kirk MA. (2006) Cyanide and hydrogen sulfide. Goldfrank’s Toxicologic Emergency. 8th edition. 8. Milby TH Hydrogen sulfide and sulfur dioxide: basic toxicology and primary Litigation Issues. www. Toxicology leadingexperts.com 9. Mandavia S. (2009). Toxicity, hydrogen sulfide. www. Emedicine.com.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnhan_4_truong_hop_ngo_doc_khi_hydrogen_sulfide_h2s.pdf
Tài liệu liên quan