KẾT LUẬN
Hiện nay xạ trị vẫn chiếm vai trò chủ đạo
của loại ung thư này, chính vì vậy mà việc được
thông tin, hiểu vệ bệnh này là quan trong nhất,
vì như vậy bệnh nhân sẽ chủ động đi khám sớm.
Theo chúng tôi thì bác sĩ tai mũi họng cần tích
cực trong việc thông tin cho bệnh nhân về bệnh
lý này trên nhiều phương tiện, mọi lúc và mọi
nơi có thể.
Phương tiện nội soi là đặc biệt quan trọng
trong việc tầm soát ung thư các vùng của Tai
mũi họng, sinh thiết kết hợp với giải phẫu bệnh
có ý nghĩa quyết định trong việc chẩn đoán và
giúp bệnh nhân được điều trị sớm đúng với
bệnh trạng của mình (xạ trị, hóa trị hoặc kết hợp
giữa xạ trị và và phẫu thuật).
Sự kết hợp tốt trong chẩn đoán, điều trị và
theo dõi sau xạ trị giữa các chuyên khoa như tai
mũi họng, giải phẫu bệnh và ung bướu sẽ giúp
kiểm tra sau xạ, phát hiện những trường hợp tái
phát và để điều trị bổ sung, giúp kéo dài thời
gian sống cho bệnh nhân.
6 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 26/01/2022 | Lượt xem: 228 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nhân 500 trường hợp ung thư vòm mũi họng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Tai Mũi Họng 83
NHÂN 500 TRƯỜNG HỢP UNG THƯ VÒM MŨI HỌNG
Nguyễn Trọng Minh*, Đào Duy Khanh*
TÓM TẮT
Giới thiệu: Ung thư vòm được mô tả đầu tiên bởi hai tác giả khác nhau là Regaud và Schmincke vào
năm 1921. Ung thư vòm thì hiếm gặp tại Hoa Kỳ nhưng phổ biến tại châu Á và Việt Nam là một trong
những quốc gia có tỷ lệ ung thư vòm cao đó, ung thư vòm là loại bệnh không dễ phát hiện. Điều trị chính
cho ung thư vòm đến nay vẫn là xạ trị, hóa trị hoặc kết hợp cả hai loại này. Theo tổ chức y tế thế giới thì
ung thư vòm có thể được chia làm 3 loại: 1/ Ung tế bào vẩy có tạo sừng; 2/ Ung thư tế bào không sừng hóa;
3/ Ung thư tế bào không biệt hóa bao gồm cả lymphoepithelioma. Ung thư này thường xuất phát từ các
thành của vòm hoặc trần vòm, nơi gần với nền sọ, vùng khẩu cái, hốc mũi hoặc vùng họng hầu. Sau đó ung
thư xâm lấn đến vùng hạch lân cận và di căn xa.
Đối tượng: Bài báo này chúng tôi xin giới thiệu 500 trường hợp K vòm tại phía nam và được chẩn đoán xác
định là k vòm tại phòng khám TMH – BVCR trong 3.5 năm qua.
Chất liệu & Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp tiền cứu: Chúng tôi xin giới thiệu 500 trường hợp
ung thư vòm sống ở các tỉnh phía mam, được phát hiện trong thời gian 3.5 năm (4/2007 – 10/2010) thông qua
sinh thiết với phương tiện là nội soi. Chúng tôi xin đưa ra vài kết quả và nhận định bước đầu về tình hình ung
thư vòm tại các tỉnh phía nam trong thời gian qua.
Kết quả: Trong thời gian 3,5 năm với 500 ca ung thư vòm được xác định dương tính, chúng tôi ghi nhận tỷ
lệ ung thư ở nữ giới có xu hướng tăng (2:1,12), bệnh nhân ung thư vòm có xu hướng trẻ (49 tuổi so với 55,60
hoặc 65 tuổi ở các nước khác), hầu hết trong số họ đến khám khi bệnh đã ở giai đoạn trễ hoặc quá trễ (> 90%), 1 ca
được chẩn đoán với thời gian quá dài (4 năm) và 1 ca bị tái phát quá nhanh (1tháng sau xạ trị).
Kết luận: Nội soi vòm đúng lúc, đúng đối tượng là một phương pháp rất quan trọng, tiện dụng, an toàn
cùng với sự xâm lấn tối thiểu (sinh thiết) nhiều khi sẽ giúp phát hiện chính xác bệnh lý và cứu mạng cho nhiều
người đang mang hoặc mới bị căn bệnh khủng khiếp này. Sự kết hợp tốt giữa các chuyên khoa Tai Mũi Họng,
Giải phẫu bệnh và Ung bướu trong chẩn đoán, điều trị và theo dõi sau xạ trị sẽ giúp được rất nhiều cho nhưng
bệnh nhân k vòm đó là hạ thấp tỷ lệ tử vong và tăng thời gian sống của bệnh nhân.
Từ khóa: Ung thư vòm mũi họng (NPC), Sinh thiết u vòm, Bướu nguyên phát, Tế bào vẩy, Sừng hóa và
không sừng hóa, Ung thư không biệt hóa, Di căn
ABTRACTS
NASO - PHARYNGEAL CARCINOMA (NPC) (500 CASES)
Nguyen Trong Minh, Dao Duy Khanh
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 - Supplement of No 1 - 2014: 83 - 88
Background: Nasopharygeal carcinoma was first described as a separate entity by Regaud and
Schmincke in 1921. Nasopharyngeal carcinoma is rare in the United States. In other parts of the world
specifically Asia and Viet Nam is one of these countries, nasopharyngeal carcinoma occurs much more
frequently. Nasopharyngeal carcinoma is difficult to detect early, probably because the nasopharynx isn't
easy to examine and symptoms of nasopharyngeal carcinoma mimic those of many other conditions. The
*Khoa Tai Mũi Họng, BV Chợ Rẫy **Khoa Khám Bệnh, BV Chợ Rẫy
Tác giả liên lạc: TS. Nguyễn Trọng Minh ĐT: 0903677164; Email: drnguyentrongminh@gmail.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014
Chuyên Đề Tai Mũi Họng 84
main treatment options for nasopharyngeal carcinoma are radiation therapy, chemotherapy or a
combination of the two. Three subtypes of NPC are recognized in the World Health Organization (WHO)
classification: 1) squamous cell carcinoma with keratin production. (SCC); 2) non-keratinizing carcinoma
(NKC); 3) undifferentiated carcinoma including lymphoepithelioma (UC). He tumor can extend within or
out of the nasopharynx to the other lateral wall and/or posterosuperiorly to the base of the skull or the palate,
nasal cavity or oropharynx and then typically metastases to cervical lymph nodes and metastasis.
Objectives: This report introduces 500 naso - pharyngeal carcinoma (NPC) patients who have lived at the
South of Viet Nam and had been diagnosed at the ENT clinic of Cho Ray hospital – HCM city during 3.5
years.
Materials and Methods: Prospective study. Between April 2007 to October 2010, 500 NPC patients
received endoscopic nasopharyngx and had been biopsied and they are confirmed NPC patients. We would like to
introduce our cases who have lived at the south of Viet Nam and had been diagnosed NPC at the ENT clinic, Cho
Ray hospital during 3. 5 years with some first key points
Results: During 3.5 years with 500 cases have confirmed NPC show that the female patient is rising (2:1,
12), and ENT patient have more and more younger than before (average 49 year old), most of them came to see
Docter was late or too late (> 92%), 1 case was diagnosed 4 years after first symptom appear, and 1 case was
recurrent just one month had finished radiotherapy.
Conclusion: Appropriate endoscopic nasopharynx is a minimally invasive, safe, and more convention for
biopsy with encouraging short-term outcome and saves NPC patients life who suffering or has just contaminated
this horrible disease. The good co-operation in diagnosis, treatment and follow up after radiotherapy between
departments such as ENT, pathology and oncology will be benefit for NPC patients and help to make down the
number of mortal rate and raise the number of survival rate.
Key words: Nasopharyngeal carcinoma, Nasopharyngeal tumor biopsy, Primary tumor, Squamous cell,
Keratinizing và non-keratinizing, Undifferentiated carcinoma: Metastases
TỔNG QUAN
Trên 40 năm trước ung thư vòm còn được
gọi là ung thư Quảng Đông (Cantonese cancer)
vì tỉnh này của Trung Quốc có tỷ lệ bệnh cao
nhất thế giới(1,2,3,4). Tại các quốc gia Âu - Mỹ và
châu Phi thì tỷ lệ ở những người da trắng và da
đen bị bệnh này thấp hơn nhiều, ở những quốc
gia đó phần đông trong số người bị ung thư vòm
họng cũng thường là những người Trung Hoa di
cư hoặc con cháu của ho, đặc biệt con cháu
những người di cư từ tỉnh Quảng Đông từ một
vài thế hệ trước đến nay bị ung thư vòm vẫn
chiếm tỷ lệ cao hơn những người bản địa(5,9).
Dịch tễ
Theo hiệp hội chống ung thư thế giới (Union
Internatinale Contre le Cancer - UICC) loại ung
thư này chiếm 1% của tất cả các loại ung thư (ở
Châu Âu)(4,5).
Tuổi 40 –50 là độ tuổi bị nhiều nhất, rất hiếm
dưới 20 tuổi tuy nhiên cũng có báo cáo ghi nhận
trường hợp dưới 5 tuổi, nam nhiều hơn nữ theo
tỷ lệ 2,5 : 1. Gặp nhiều ở Trung quốc, đặc biệt ở
các tỉnh phía nam như Quảng Đông, Phước
Kiến, đảo Hải Nam và đặc khu Hồng Kông là
cao nhất thế giới, kế đến là khu vực Đông nam Á
trong đó có Việt nam(6).
Loại ung thư này chiếm 18% trong tất cả loại
ung thư ở Hồng Kông, nhưng chỉ chiếm từ 1-
2% ở Hoa Kỳ. Tỷ lệ tái phát của ung thư vòm
vào khoảng 10 đến 50% sau 5 năm(3).
Theo WHO thì sự di căn của ung thư vòm
theo 2 đường là bạch huyết đến vùng cổ và theo
đường máu đến cột sống cổ, phổi và gan(2,3,5).
Sinh thiết là điều bắt buộc phải làm và cũng
là duy nhất để có chẩn đoán chính xác
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Tai Mũi Họng 85
Nguyên nhân
Cho đến tận ngày nay nguyên nhân thực sự
của ung thư vòm vẫn không được biết một cách
chính xác, mặc dù có nhiều giả thuyết về nguyên
nhân như có sự hiện diện của vi-rút Epstein-Barr
(EBV), hút thuốc lá hoặc thường tiếp xúc với
khói nhang, đặc biệt chế độ ăn mặn, ăn đồ khô,
ăn đồ cháy ( thói quen ăn uống của cư dân vùng
duyên hải Trung hoa và các nước giáp Trung
hoa trong đó có VN), thường xuyên sử dụng
nước tương, dầu hào (chứa chất 3-MPCD và 1,3
DCP được cho là chất sinh ung thư), hột vịt
muối, nho khô, táo tàu khô, rau quả đóng hộp để
lâu v.v.
Tại việt Nam những yếu tố thuận lợi đáng kể
sau đây cũng được đề cập như:
Hút thuốc lá và uống rượu nhiều (khoảng
20% trong số ca ung thư vòm)
Môi trường ô nhiễm, sử dụng tràn lan thuốc
kích thích tăng trưởng với thực vật và vật nuôi,
thực phẩm chế biến không an toàn vì có nhiều
chất độc hại và thức ăn nhanh có quá nhiều chất
béo v.v.(7,8)
Phân loại ung thư vòm(2,3,5,9)
Keratinizing squamous cell carcinoma (Ung
thư tế bào gai sừng hóa)
Nonkeratinizing carcinoma (Ung thư tế bào
gai không sừng hóa)
Undifferentiated carcinoma (Ung thư không
biệt hóa; hoặc tên gọi khác là
Lymphoepithelioma)
Theo tổ chức y tế thế giới (WHO) loại 3 của
ung thư vòm là loại hay gặp nhất ở Trung Quốc
và một số quốc gia ở Đông Nam châu Á trong đó
có Việt Nam. Hiện nay giới khoa học đang tập
trung nghiên cứu về sự tác động qua lại giữa
những yếu tố cơ địa (host factors), sự nhiễm vi
rút EBV và chế độ ăn như đã nêu ở trên.
Xếp giai đoạn(5,9)
Giai doạn 1: T1, N0, M0
Giai doạn 2: T1, N1, M0 hoặc T2, N1, M0
Giai doạn 3: T3 bất chấp N, M0 hoặc N2 bất
chấp T và M0
Giai doạn 4: T4 bất chấp N và M hoặc bất kỳ
T nhưng N3 hoặc bất kỳ T và N nhưng M1
ĐỐI TƯỢNG & PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
500 trường hợp được chẩn đoán ung thư vòm.
Những trường hợp này thường có các triệu
chứng sau đây:
Đau (Nhức đầu, đau vùng mặt, đau tai, đau
trong mắt
Hạch cổ nổi một bên là triệu chứng rất
thường gặp, hạch cứng kích thước có thể từ 2-
3cm đến 7- 8cm, xung quanh không có dấu viêm
nhiễm như sưng, nóng, đỏ và đau, ban đầu hạch
di động sau đó thì dính vào tổ chức xung quanh,
vị trí thường là góc hàm, bên cổ.
Đột nhiên chảy vài giọt máu mũi rồi tự
ngưng, có thể sau đó chảy nhiều lần, mỗi lần
vài giọt.
Nghẹt mũi là thường gặp, lúc đầu một bên
sau có thể nghẹt cả hai bên, chảy chất nhầy từ
mũi nhưng không cải thiện sau khi dùng
thuốc kháng sinh, ù tai hoặc nghe kém, đau
trong tai, đau vùng thái dương hoặc đau nửa
mặt, tê vùng má.
Lé hoặc liệt vận nhãn của một bên mắt v. v.
Tiêu chuẩn loại trừ
Bệnh nhân chảy máu mũi do chấn thương
hàm mặt hoặc sọ não
Đã được nội soi mũi xoang kiểm tra nhưng
vẫn tồn tại một vài triệu chứng
Đã được chẩn đoán xác định một bệnh lý
TMH
Phương pháp nghiênc cứu
Tiền cứu
Trong thời gian 3, 5 năm (4/2007 - 10/2010)
Chúng tôi đã trực tiếp tham gia bấm sinh
thiết cho 500 ca / 3000 lượt bệnh nhân có liên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014
Chuyên Đề Tai Mũi Họng 86
quan đến K vòm, tức là bao gồm cả số bệnh
nhân kiểm tra sau xạ.
Tiêu chuẩn đánh giá
Từ kết quả giải phẫu bệnh của khoa giải
phẫu bệnh – BV Chợ rẫy
Phương tiện nghiên cứu
Phương tiện xét nghiệm
CT Scans xoang & vùng đầu cổ và trung thất
PET – CT loại trừ khối u đã di căn
XQ phổi.
Phối hợp với các chuyên khoa như: thần
kinh, mắt, huyết học để loại trừ một số bệnh có
liên quan.
Phương tiện thực hiện
Máy nội soi
Sinh thiết vòm
Hình 1. Bộ máy nội soi
Phương tiện chẩn đoán
Thực hiện kết hợp với khoa giải phẫu bệnh
của BVCR
Hình 2. Mẫu mô ung thư vòm di căn hạch cổ
Hình 3. Loại ung thư vòm không biệt hóa
KẾT QUẢ
Bảng 1. Giới tính
Giới tính Nam Nữ Tỷ lệ Nam/Nữ
64% 36% 2:1,12
Bảng 2. Tuổi
Tuổi nhỏ nhất Tuổi lớn nhất Tuổi trung bình
16 82 49
Bảng 2. Địa phương
Tp. Hồ Chí
Minh
Campuchia Các tỉnh Phú yên
14% 2,8% 83,2% 0%
Bảng 4. Số ca nội soi mũi xoang và sinh thiết vòm
Bệnh mũi xoang
được nội soi
Lượt bệnh liên quan
K vòm
Số ca sinh thiết
10.000 ca 3000 ca
(bao gồm sau xạ trị)
500 ca
( 3,5 năm)
Bảng 5. Số lần sinh thiết
Số ca/ngày Sinh thiết
lần 1
Sinh thiết
2
Sinh thiết
3
Kết quả
4ca 100%
(500 ca)
20% 3% 80% (+)
Các dạng tổn thương thường thấy ở vòm:
Thâm nhiễm:11% (55 ca)
Khối u & Sùi: Là dạng hay gặp nhất với 68%
(340 ca)
Loét & hoại tử: 21% (105 ca)
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Tai Mũi Họng 87
Bảng 6. Dạng tổn thương
STT Tổn thương Số ca %
1 Thâm nhiễm 55 11
2 U & sùi 340 68
3 Loét & Hoại tử 105 21
Bảng 7. Triệu chứng
STT Triệu chứng nổi bật %
1 Đau (Đầu, mặt, tai và mắt) 100%
2 Chảy vài giọt máu mũi 50
3 Nghẹt mũi, chảy nhày mũi 52
4
Hạch cổ 92
Một bên 68
Hai bên 32
5 Ù tai, chảy mủ tai 20
6 Mắt (Lé, liệt vận nhãn) 8
BÀN LUẬN
Tỷ lệ bệnh nhân ung thư vòm có xu hướng
tăng: Nếu so sánh với số liệu tại BV Bình Dân
trong 14 năm thì chỉ phát hiện 613 ca, tức là 43
ca/năm, trong khi chỉ riêng phòng khámTMH –
BVCR là 91ca/năm, tức tăng > 2 lần)(6).
Gặp ở nhiều nhóm tuổi, cụ thể là từ 16 đến
82 tuổi.
Tỷ lệ bệnh nhân ung thư vòm là nữ (2:1,12)
trong báo cáo của chúng tôi có xu hướng tăng vì
theo các tổ chức WHO, AJCC và UICC thì tỷ lệ
giữa nam và nữ là 2:1; theo Gs Nguyễn Chấn
Hùng (1982) thì tỷ lệ này là 2:0,87(2,3,5,6).
Tỷ lệ bệnh nhân ung thư vòm có tuổi đời có
xu hướng trẻ (49 tuổi), nếu so sánh với tổ chức y
tế thế giới hoặc một số tổ chức ung thư có uy tín
khác như WHO: 55-70 tuổi; Mayo clinic: >55;
AJCC > 55 tuổi và UICC >50)(2,3,5).
Tỷ lệ bệnh nhân ung thư vòm đến khám trễ
rất cao (tỷ lệ % có hạch cổ: > 92% và ở vòm họng
có tổn thương dạng sùi và loét khoảng 90%).
Bệnh nhân được chẩn đoán trễ nhất là 4
năm, kể từ khi bị đau đầu, sau đó bị ù tai và cuối
cùng là liệt thần kinh vận nhãn, lé trong mắt P và
bệnh nhân ung thư vòm có xu hướng tái phát
sớm, trường hợp bị tái phát sớm nhất sau xạ trị
là 1 tháng
Hình 4. Khối u vòm được phát hiện sau 1 tháng
Hình 5. Khối u vòm được phát hiện sau 2 năm
và 4 năm
Giải phẫu bệnh cho thấy loại ugn thư không
biệt hóa (undifferentiated Ca) là hay gặp nhất
trong những bệnh nhân ung thư vòm của Việt
nam nói chung và miền nam nói riêng và đặc
điểm của loại ung thư này là loại nhạy tia nhưng
cũng là loại ung thư cho di căn sớm nhất vì vậy
tỷ lệ thành công của điều trị thấp và tỷ lệ % sống
sau 5 năm là thấp
Cần ứng dụng hơn nữa kỹ thuật hỗ trợ chẩn
đoán: PET- CT (1ca)
Tỷ lệ sống sau 5 năm tại VN hiện nay là bao
nhiêu?
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014
Chuyên Đề Tai Mũi Họng 88
Theo WHO: Tỷ lệ sống ở các quốc gia khác là
20-30% trong thập niên 70’s, 40-60% thập niên
80-90’s, >90% thập niên 2000’s
Với giai đoạn: 98% stage I; 95% stage II A-B,
86% stage III và 73% stage IV.
KẾT LUẬN
Hiện nay xạ trị vẫn chiếm vai trò chủ đạo
của loại ung thư này, chính vì vậy mà việc được
thông tin, hiểu vệ bệnh này là quan trong nhất,
vì như vậy bệnh nhân sẽ chủ động đi khám sớm.
Theo chúng tôi thì bác sĩ tai mũi họng cần tích
cực trong việc thông tin cho bệnh nhân về bệnh
lý này trên nhiều phương tiện, mọi lúc và mọi
nơi có thể.
Phương tiện nội soi là đặc biệt quan trọng
trong việc tầm soát ung thư các vùng của Tai
mũi họng, sinh thiết kết hợp với giải phẫu bệnh
có ý nghĩa quyết định trong việc chẩn đoán và
giúp bệnh nhân được điều trị sớm đúng với
bệnh trạng của mình (xạ trị, hóa trị hoặc kết hợp
giữa xạ trị và và phẫu thuật).
Sự kết hợp tốt trong chẩn đoán, điều trị và
theo dõi sau xạ trị giữa các chuyên khoa như tai
mũi họng, giải phẫu bệnh và ung bướu sẽ giúp
kiểm tra sau xạ, phát hiện những trường hợp tái
phát và để điều trị bổ sung, giúp kéo dài thời
gian sống cho bệnh nhân.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Couch ME (2010). History, physical examination and the
preoperative evaluation. Cummings Otolaryngology: Head &
Neck Surgery. 5th ed. Philadelphia, Pa.: Mosby Elsevier; 2010.
pp2981
2. Carcinoma.
Accessed June 14, 2010
3. Head and neck cancers. Fort Washington (2010), Pa.: National
Comprehensive Cancer Network.
and-neck.pdf. Accessed June 2, 2010.
4. Hui EP (2010), et al. Epidemiology, etiology and diagnosis of
nasopharyngeal carcinoma.
Accessed June 14,
2010.
5. Nasopharyngeal cancer treatment. National Cancer Institute
(2010).
al/healthprofessional/allpages. Accessed June 2, 2010.
6. Nguyễn Chấn Hùng. “Ung thư vòm hầu”. Ung thư học lâm sàng.
Tập II, Trang 83-88
7. Nguyễn Trọng Minh. “Chẩn đoán ung thư vòm bằng kỹ thuật nội
soi và CT scans”, Tạp chí y học TP.HCM, Trường ĐH Y-Dược
TP.HCM, số đặc biệt chuyên đề ung bứu học, Phụ bản số, Tập 5,
2001. Trang 77-80
8. Nguyễn Trọng Minh. “Ung thư vòm mũi họng”. Tạp chí Y-Học TP
Hồ chí Minh,Tập 8, số 1, 2004. Trang 84-88
9. Tan L, et al (2010). Benign and malignant tumors of the
nasopharynx. In: Flint PW, et al. Cummings Otolaryngology:
Head & Neck Surgery. 5th ed. Philadelphia, Pa.: Mosby Elsevier;
2010. Accessed
June 2, 2010
Ngày nhận bài báo: 22/11/2013
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 16/12/2013
Ngày bài báo được đăng: 10/01/2014
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nhan_500_truong_hop_ung_thu_vom_mui_hong.pdf