Thứ năm, đẩy mạnh hoạt động giám
sát, phản biện xã hội đối với các chủ
trương, biện pháp, chương trình đề án
bảo vệ môi trường; tạo điều kiện tốt nhất
để nhân dân phát huy quyền làm chủ, tự
giác, tích cực thực hiện chủ trương, chính
sách, pháp luật về bảo vệ môi trường.
Yêu cầu bảo vệ môi trường đối với
các cơ sở hoạt động sản xuất, kinh doanh,
dịch vụ là một nội dung rất lớn, bao gồm
nhiều quy định do tính phức tạp, đa dạng
của các loại hình hoạt động sản xuất, kinh
doanh, dịch vụ. Đây cũng là các nguồn có
tác động trực tiếp lên môi trường và tiềm
ẩn nhiều nguy cơ đối với môi trường. Bài
viết đã tập trung vào các yêu cầu bảo vệ
môi trường cơ bản nhất hiện nay đối với
các hoạt động này. Có thể thấy rằng, hệ
thống pháp luật hiện hành đã quy định
khá đầy đủ các yêu cầu bảo vệ môi trường
chung với từng hoạt động cụ thể, làm cơ
sở cho việc thực hiện bảo vệ môi trường
với từng ngành, nghề, hoạt động sản xuất,
kinh doanh, dịch vụ. Tuy nhiên, các yêu
cầu này vẫn còn khá cơ bản và một số vấn
đề bảo vệ môi trường chuyên ngành còn
chưa được quy định cụ thể trong hệ thống
pháp luật chuyên ngành. Bởi vậy, trong
thời gian tới, cần tiến hành nghiên cứu,
rà soát một cách toàn diện các yêu cầu bảo
vệ môi trường trong hệ thống pháp luật
chuyên ngành để làm căn cứ lồng ghép
yêu cầu bảo vệ môi trường, khắc phục
tình trạng vừa chồng chéo, vừa thiếu hụt
yêu cầu bảo vệ môi trường hiện nay./.
6 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 21/01/2022 | Lượt xem: 212 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nhận diện yêu cầu bảo vệ môi trường đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh trong các văn bản luật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
52
NHẬN DIỆN YÊU CẦU BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI CÁC CƠ SỞ...
Khoa học Kiểm sát Số 02 - 2020
Vấn đề bảo vệ môi trường là một trong những thách thức lớn, trực tiếp ảnh hưởng tới sự phát triển
kinh tế - xã hội bền vững, sự tồn tại, phát
triển của thế hệ hiện tại và tương lai.
Tình trạng ô nhiễm môi trường sinh thái
chủ yếu do các hoạt động sản xuất, kinh
doanh gây ra, bởi vậy, giải quyết vấn đề
môi trường từ hoạt động sản xuất, kinh
doanh luôn là đòi hỏi cấp thiết đối với
công tác quản lý trong giai đoạn hiện nay.
Muốn vậy, cần xây dựng chính sách, quy
định tạo hành lang thông thoáng, thuận
lợi và đảm bảo thống nhất, hài hòa trong
công tác quản lý, công tác chấp hành pháp
luật môi trường. Hệ thống pháp luật về
môi trường trong thời gian qua đã được
xây dựng và bổ sung liên tục để đáp ứng
được yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra đối với
công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi
trường. Bên cạnh các quy định pháp luật
bảo vệ môi trường được quy định trong
NHẬN DIỆN YÊU CẦU BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI CÁC CƠ SỞ
SẢN XUẤT, KINH DOANH TRONG CÁC VĂN BẢN LUẬT
MAI THANH DUNG* - PHAN THỊ THU HƯƠNG**
** Thạc sĩ, Nghiên cứu viên, Viện Chiến lược, Chính
sách tài nguyên và môi trường
Nhận diện và phân loại các yêu cầu bảo vệ môi trường trong hệ thống pháp
luật đóng vai trò quan trọng trong việc phát hiện những bất cập, chồng chéo, thiếu
hụt trong những yêu cầu này, từ đó xây dựng định hướng lồng ghép các yêu cầu bảo
vệ môi trường vào hệ thống pháp luật chuyên ngành. Bài viết tập trung làm rõ các
yêu cầu bảo vệ môi trường đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh được được quy
định trong các văn bản luật hiện nay, từ đó rút ra một số hạn chế, bất cập trong
thực thi các yêu cầu bảo vệ môi trường và hướng hoàn thiện.
Từ khóa: Bảo vệ môi trường, yêu cầu bảo vệ môi trường đối với các cơ sở sản
xuất, kinh doanh trong các văn bản luật.
Ngày nhận bài: 20/3/2020; Ngày biên tập xong: 10/4/2020; Ngày duyệt đăng:
15/4/2020.
Identifying and classifying environmental protection requirements in legal
system plays an important role in finding inadequacies in these requirements,
then we orients to integrate environmental protection requirements into the
specialized legal system. The paper concentrates on analyzing environmental
protection requirements for production and business establishments in current
legal documents; at the same time, pointing out some limitations in applying
these regulations and suggestions.
Keywords: Environmental protection, environmental protection requirements
for production and business establishments in legal documents.
* Tiến sĩ, Phó Viện trưởng, Viện Chiến lược, Chính
sách tài nguyên và môi trường
53Khoa học Kiểm sátSố 02 - 2020
MAI THANH DUNG - PHAN THỊ THU HƯƠNG
Luật Bảo vệ môi trường năm 2014, các yêu
cầu về bảo vệ môi trường còn được quy
định ở nhiều luật khác nhau Luật Đất đai,
Luật Khoáng sản, Luật Xây dựng, Luật
Đầu tư...
1. Yêu cầu bảo vệ môi trường
1.1. Đối với hoạt động sử dụng đất
Luật Đất đai năm 2013 đã quy định
hoạt động sử dụng đất phải được đảm
bảo thực hiện theo nguyên tắc: Đúng
quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và
đúng mục đích sử dụng đất; Tiết kiệm,
có hiệu quả, bảo vệ môi trường và không
làm tổn hại đến lợi ích chính đáng của
người sử dụng đất xung quanh; Thực
hiện các quyền, nghĩa vụ của người sử
dụng đất trong thời hạn sử dụng đất
theo quy định.
Việc lập quy hoạch, kế hoạch sử
dụng đất đảm bảo nguyên tắc: Khai thác
hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ
môi trường; Xác định các biện pháp sử
dụng, bảo vệ, cải tạo đất và bảo vệ môi
trường; Việc chuyển đất ở sang đất làm
mặt bằng xây dựng cơ sở sản xuất, kinh
doanh phải bảo đảm phù hợp với quy
hoạch xây dựng đô thị và tuân thủ các
quy định về trật tự, an toàn, bảo vệ môi
trường đô thị. Đặc biệt, việc sử dụng đất
làm mặt bằng xây dựng cơ sở sản xuất,
kinh doanh phải phù hợp với quy hoạch
sử dụng đất chi tiết, kế hoạch sử dụng
đất chi tiết, quy hoạch xây dựng đô thị,
quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông
thôn đã được xét duyệt và các quy định
về bảo vệ môi trường.
Đối với đất dùng cho hoạt động
khoáng sản, việc sử dụng đất phải
được thực hiện các biện pháp bảo vệ
môi trường, xử lý chất thải và các biện
pháp khác để không gây thiệt hại cho
người sử dụng đất trong khu vực và
xung quanh. Việc khai thác, sử dụng đất
sông, ngòi, kênh, rạch, suối và mặt nước
chuyên dùng phải bảo đảm không ảnh
hưởng đến mục đích sử dụng chủ yếu
đã được xác định; phải tuân theo quy
định về kỹ thuật của các ngành, lĩnh vực
có liên quan và các quy định về bảo vệ
cảnh quan, môi trường; không làm cản
trở dòng chảy tự nhiên; không gây cản
trở giao thông đường thuỷ.
1.2. Đối với hoạt động đầu tư, xây
dựng
Trong hoạt động đầu tư, Luật Xây
dựng năm 2013 quy định xây dựng đảm
bảo đầu tư xây dựng công trình theo quy
hoạch, thiết kế, bảo vệ cảnh quan, môi
trường; phù hợp với điều kiện tự nhiên,
xã hội, đặc điểm văn hóa của từng địa
phương; bảo đảm ổn định cuộc sống
của nhân dân; kết hợp phát triển kinh
tế - xã hội với quốc phòng, an ninh và
ứng phó với biến đổi khí hậu. Bảo đảm
chất lượng, tiến độ, an toàn công trình,
tính mạng, sức khỏe con người và tài
sản; phòng, chống cháy, nổ; bảo vệ môi
trường. Đối với dự án sử dụng nguồn
vốn khác, cơ quan nhà nước có thẩm
quyền thực hiện giám sát, đánh giá về
mục tiêu, sự phù hợp với quy hoạch
liên quan, việc sử dụng đất, tiến độ
đầu tư xây dựng và bảo vệ môi trường.
Trong quá trình thi công xây dựng công
trình, nhà thầu thi công xây dựng có
trách nhiệm: “Lập và thực hiện các biện
pháp bảo vệ môi trường trong quá trình thi
công xây dựng bao gồm môi trường không
khí, môi trường nước, chất thải rắn, tiếng ồn
54
NHẬN DIỆN YÊU CẦU BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI CÁC CƠ SỞ...
Khoa học Kiểm sát Số 02 - 2020
và yêu cầu khác theo quy định của pháp luật
về bảo vệ môi trường”.
Nghiêm cấm hành vi sản xuất, sử
dụng vật liệu xây dựng gây nguy hại cho
sức khỏe cộng đồng, môi trường và vi
phạm các quy định về an toàn lao động,
tài sản, phòng, chống cháy, nổ, an ninh
trật tự và bảo vệ môi trường trong xây
dựng.
Trong hoạt động quy hoạch xây
dựng, đảm bảo yêu cầu bảo vệ môi
trường, phòng, chống thiên tai và ứng
phó với biến đổi khí hậu, giảm thiểu tác
động bất lợi đến cộng đồng, bảo tồn, tôn
tạo và phát huy giá trị các di tích lịch sử,
di sản văn hóa, tín ngưỡng, tôn giáo; bảo
đảm đồng bộ về không gian kiến trúc, hệ
thống công trình hạ tầng xã hội, hạ tầng
kỹ thuật.
1.3. Đối với hoạt động khoáng sản
Tổ chức, cá nhân hoạt động khoáng
sản phải sử dụng công nghệ, thiết bị, vật
liệu thân thiện với môi trường; thực hiện
các giải pháp và chịu mọi chi phí bảo vệ
và ngăn ngừa, giảm thiểu tác động xấu
đến môi trường và cải tạo, phục hồi môi
trường theo quy định của pháp luật.
Trước khi tiến hành khai thác khoáng
sản, tổ chức, cá nhân khai thác khoáng
sản phải ký quỹ cải tạo, phục hồi môi
trường theo quy định của Chính phủ.
Đối với hoạt động thăm dò khoáng
sản độc hại, tổ chức, cá nhân thăm dò
khoáng sản độc hại phải thực hiện các
biện pháp ngăn ngừa ô nhiễm môi
trường, tác động xấu đến sức khỏe con
người. Trường hợp đã gây ô nhiễm môi
trường thì phải xác định đầy đủ các yếu
tố gây ô nhiễm, thực hiện các biện pháp
khắc phục, giảm thiểu ô nhiễm. Trường
hợp thăm dò khoáng sản độc hại có chứa
chất phóng xạ còn phải thực hiện quy
định của Luật năng lượng nguyên tử và
các quy định khác của pháp luật có liên
quan1.
Đối với hoạt động bồi thường thiệt
hại do vi phạm về bảo vệ môi trường, tổ
chức thực hiện điều tra cơ bản địa chất
về khoáng sản có các nghĩa vụ bảo vệ
môi trường, khoáng sản và tài nguyên
khác trong quá trình điều tra cơ bản địa
chất về khoáng sản.2
1.4. Đối với hoạt động lâm nghiệp
Trong hoạt động lâm nghiệp, Điều
9 Luật Lâm nghiệp nghiêm cấm hành
vi: Vi phạm quy định về phòng cháy
và chữa cháy rừng; phòng, trừ sinh vật
gây hại rừng; quản lý các loài ngoại lai
xâm hại; dịch vụ môi trường rừng; Khai
thác tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên
khoáng sản, môi trường rừng trái quy
định của pháp luật; xây dựng, đào, bới,
đắp đập, ngăn dòng chảy tự nhiên và các
hoạt động khác trái quy định của pháp
luật làm thay đổi cấu trúc cảnh quan tự
nhiên của hệ sinh thái rừng.
Tổ chức, cá nhân trồng cấy nhân
tạo và gây nuôi các loài thực vật rừng,
động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm; các
loài thực vật rừng, động vật rừng thuộc
Phụ lục của Công ước về buôn bán quốc
tế các loài động vật, thực vật hoang dã
nguy cấp; động vật rừng thông thường
phải bảo đảm điều kiện về nguồn giống
hợp pháp, cơ sở nuôi bảo đảm an toàn
1, 2 Luật Khoáng sản năm 2010
55Khoa học Kiểm sátSố 02 - 2020
MAI THANH DUNG - PHAN THỊ THU HƯƠNG
với người và động vật nuôi, vệ sinh môi
trường, phòng ngừa dịch bệnh, không
ảnh hưởng tiêu cực đến bảo tồn quần
thể loài trong môi trường tự nhiên. Chủ
rừng tự tổ chức, hợp tác, liên kết hoặc
cho tổ chức, cá nhân thuê môi trường
rừng để kinh doanh du lịch sinh thái,
nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng đặc dụng
bảo đảm không làm ảnh hưởng đến việc
bảo tồn hệ sinh thái tự nhiên, đa dạng
sinh học, cảnh quan môi trường và các
chức năng khác của khu rừng.
1.5. Đối với hoạt động nuôi trồng
thủy hải sản
Thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý
môi trường nuôi trồng thủy sản trước
khi lưu thông trên thị trường phải đáp
ứng các yêu cầu sau đây: Công bố tiêu
chuẩn áp dụng và công bố hợp quy theo
quy định; Có chất lượng phù hợp tiêu
chuẩn đã được công bố áp dụng; Thông
tin về sản phẩm đã được gửi đến Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
theo quy định.
Tổ chức, cá nhân được cấp Giấy
chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất
thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi
trường nuôi trồng thủy sản khi đáp ứng
các điều kiện sau đây: Địa điểm sản xuất
nằm trong khu vực không bị ô nhiễm
bởi chất thải nguy hại, hóa chất độc hại;
Khu sản xuất có tường, rào ngăn cách
với bên ngoài; Nhà xưởng, trang thiết
bị phù hợp với từng loại sản phẩm; Có
điều kiện phân tích chất lượng trong quá
trình sản xuất; Áp dụng hệ thống kiểm
soát chất lượng, an toàn sinh học.
Tổ chức, cá nhân nuôi trồng thủy
sản có quyền được thông báo về tình
hình môi trường, dịch bệnh vùng nuôi
trồng thủy sản, hướng dẫn kỹ thuật nuôi
trồng thủy sản, thông tin về thị trường
thủy sản; bắt buộc thực hiện theo dõi,
giám sát chỉ tiêu môi trường nuôi trồng
thủy sản theo quy định của pháp luật;
tuân thủ quy định về phòng, chống thiên
tai; bảo đảm an toàn cho người và tài
sản trong quá trình nuôi trồng thủy sản;
tuân thủ quy định của pháp luật về an
toàn thực phẩm, an toàn sinh học, bảo vệ
môi trường.
1.6. Đối với hoạt động thủy lợi
Đối với hoạt động thủy lợi, thực hiện
nguyên tắc bảo đảm lợi ích quốc gia,
quốc phòng, an ninh; bảo vệ môi trường,
thích ứng với biến đổi khí hậu; góp phần
bảo đảm an ninh nguồn nước và phát
triển bền vững kinh tế - xã hội. Nhà nước
có chính sách hỗ trợ tổ chức, cá nhân đầu
tư xây dựng mới, sửa chữa, nâng cấp hệ
thống thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng;
hệ thống tưới tiên tiến, tiết kiệm nước;
hệ thống tưới, tiêu tiên tiến và hiện đại;
hệ thống xử lý nước thải để tái sử dụng.
Trong việc đầu tư xây dựng công trình
thủy lợi phải đề xuất, lựa chọn giải pháp
nguồn sinh thủy, tạo nguồn nước, chống
thất thoát nước, sử dụng nước tại chỗ,
tái sử dụng nước, kết nối hệ thống thủy
lợi liên vùng. Trong quá trình thi công
xây dựng đập, hồ chứa nước, chủ đầu
tư xây dựng đập, hồ chứa nước có trách
nhiệm lập phương án ứng phó thiên tai
cho công trình, vùng hạ du đập trình cơ
quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
Tổ chức thực hiện và có trách nhiệm lập
quy trình vận hành hồ chứa, phương
án ứng phó với tình huống khẩn cấp
56
NHẬN DIỆN YÊU CẦU BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI CÁC CƠ SỞ...
Khoa học Kiểm sát Số 02 - 2020
trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền
phê duyệt trước khi tích nước và bàn
giao cho tổ chức, cá nhân khai thác,
cơ quan quản lý nhà nước về thủy lợi,
phòng, chống thiên tai.
2. Một số hạn chế, bất cập trong thực
thi các yêu cầu bảo vệ môi trường và
hướng hoàn thiện
Cùng với sự phát triển kinh tế - xã
hội, thực trạng môi trường đang nảy sinh
nhiều hệ lụy phức tạp. Sự phát triển các
khu, cụm công nghiệp không đồng bộ
với các điều kiện hạ tầng kỹ thuật về môi
trường; nhiều khu, cụm công nghiệp chưa
được đầu tư hệ thống xử lý nước thải tập
trung, gây ô nhiễm môi trường nghiêm
trọng. Hoạt động khai thác khoáng sản
ở nhiều địa phương thiếu sự quản lý
chặt chẽ làm gia tăng các điểm nóng về ô
nhiễm môi trường. Tỷ lệ thu gom và xử lý
chất thải rắn, chất thải y tế, nước thải sinh
hoạt và công nghiệp đúng quy chuẩn còn
thấp; khí thải, bụi phát sinh từ hoạt động
giao thông vận tải, xây dựng, cơ sở sản
xuất không được kiểm soát chặt chẽ đã
và đang gây ô nhiễm môi trường nghiêm
trọng tại các thành phố lớn và các lưu vực
sông. Chất thải từ sản xuất nông nghiệp
và sinh hoạt của người dân khu vực nông
thôn không được thu gom, xử lý đúng
quy cách, hợp vệ sinh; tình trạng sử dụng
phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật
tràn lan dẫn đến ô nhiễm môi trường
nông thôn ngày càng gia tăng, một số nơi
rất nghiêm trọng. Ô nhiễm môi trường tại
các làng nghề vẫn khó kiểm soát, xử lý và
khắc phục, có nơi ngày càng trở nên trầm
trọng. Tình trạng công nghệ lạc hậu, chất
thải dưới hình thức phế liệu nhập vào
Việt Nam diễn biến phức tạp. Đa dạng
sinh học bị suy thoái và đe dọa nghiêm
trọng; các loài, nguồn gen ngày càng giảm
sút và thất thoát; số lượng loài có nguy cơ
tuyệt chủng cao vẫn tiếp tục gia tăng.
Những hạn chế, bất cập trên do nhiều
nguyên nhân, song chủ yếu xuất phát từ
những nguyên nhân sau:
- Nhận thức, ý thức trách nhiệm về
bảo vệ môi trường của nhiều cấp chính
quyền, cán bộ quản lý, doanh nghiệp và
cộng đồng còn yếu kém. Tình trạng coi
trọng các lợi ích kinh tế trước mắt, coi nhẹ
công tác bảo vệ môi trường còn phổ biến;
- Nhiều quy định của pháp luật về
bảo vệ môi trường còn chồng chéo, mâu
thuẫn, không khả thi nhưng chưa được
sửa đổi, bổ sung kịp thời; thực thi pháp
luật chưa nghiêm. Vi phạm pháp luật
về bảo vệ môi trường ngày càng tinh vi,
nghiêm trọng;
- Hệ thống tổ chức quản lý chưa đáp
ứng yêu cầu nhiệm vụ, bộc lộ nhiều yếu
kém trong chỉ đạo, điều hành; đội ngũ
cán bộ còn thiếu về số lượng, hạn chế về
chuyên môn, nghiệp vụ. Yêu cầu bảo vệ
môi trường chưa được quan tâm đúng
mức trong quá trình hoạch định chính
sách; nguồn lực tài chính cho bảo vệ môi
trường còn hạn hẹp;
- Việc huy động sức mạnh tổng hợp
của cộng đồng và vai trò giám sát thực thi
pháp luật của các tổ chức chính trị - xã hội
vào bảo vệ môi trường còn rất hạn chế.
Để sớm khắc phục các vấn đề cấp
bách nêu trên, tạo sự chuyển biến căn bản
trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, cần
57Khoa học Kiểm sátSố 02 - 2020
MAI THANH DUNG - PHAN THỊ THU HƯƠNG
thiết phải thực hiện tốt các giải pháp sau:
Thứ nhất, tiếp tục tăng cường công
tác bảo vệ môi trường tại các khu, cụm
công nghiệp; nâng cao chất lượng thẩm
định yêu cầu bảo vệ môi trường trong các
chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, dự án
phát triển.
Thứ hai, chú trọng bảo vệ môi trường
trong hoạt động khai thác khoáng sản.
Thứ ba, tập trung khắc phục ô nhiễm,
cải thiện môi trường nông thôn, làng
nghề, các thành phố lớn và các lưu vực
sông.
Thứ tư, nâng cao năng lực, hiệu quả
quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường,
đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nhân
dân thực hiện nếp sống văn hoá thân thiện
với môi trường, tự giác chấp hành các quy
định pháp luật về bảo vệ môi trường.
Thứ năm, đẩy mạnh hoạt động giám
sát, phản biện xã hội đối với các chủ
trương, biện pháp, chương trình đề án
bảo vệ môi trường; tạo điều kiện tốt nhất
để nhân dân phát huy quyền làm chủ, tự
giác, tích cực thực hiện chủ trương, chính
sách, pháp luật về bảo vệ môi trường.
Yêu cầu bảo vệ môi trường đối với
các cơ sở hoạt động sản xuất, kinh doanh,
dịch vụ là một nội dung rất lớn, bao gồm
nhiều quy định do tính phức tạp, đa dạng
của các loại hình hoạt động sản xuất, kinh
doanh, dịch vụ. Đây cũng là các nguồn có
tác động trực tiếp lên môi trường và tiềm
ẩn nhiều nguy cơ đối với môi trường. Bài
viết đã tập trung vào các yêu cầu bảo vệ
môi trường cơ bản nhất hiện nay đối với
các hoạt động này. Có thể thấy rằng, hệ
thống pháp luật hiện hành đã quy định
khá đầy đủ các yêu cầu bảo vệ môi trường
chung với từng hoạt động cụ thể, làm cơ
sở cho việc thực hiện bảo vệ môi trường
với từng ngành, nghề, hoạt động sản xuất,
kinh doanh, dịch vụ. Tuy nhiên, các yêu
cầu này vẫn còn khá cơ bản và một số vấn
đề bảo vệ môi trường chuyên ngành còn
chưa được quy định cụ thể trong hệ thống
pháp luật chuyên ngành. Bởi vậy, trong
thời gian tới, cần tiến hành nghiên cứu,
rà soát một cách toàn diện các yêu cầu bảo
vệ môi trường trong hệ thống pháp luật
chuyên ngành để làm căn cứ lồng ghép
yêu cầu bảo vệ môi trường, khắc phục
tình trạng vừa chồng chéo, vừa thiếu hụt
yêu cầu bảo vệ môi trường hiện nay./.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam năm 2013.
2. Luật Khoáng sản năm 2010.
3. Bộ luật Dân sự năm 2015.
4. Luật Xây dựng năm 2013.
5. Luật Quy hoạch năm 2017.
6. Luật Đất đai năm 2013.
7. Luật Khoáng sản năm 2012.
8. Luật Tài nguyên nước năm 2012.
9. Luật Bảo vệ môi trường năm 2014.
10. Luật Khoa học và Công nghệ năm 2013.
11. Luật Đa dạng sinh học năm 2018 (văn bản hợp
nhất).
12. Luật Đầu tư năm 2014.
13. Luật Đầu tư công năm 2014.
14. Luật Bảo vệ tài nguyên, môi trường biển và hải
đảo năm 2015.
15. Luật Lâm nghiệp năm 2017.
16. Luật Thủy sản năm 2017.
17. Luật Thủy lợi năm 2017.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nhan_dien_yeu_cau_bao_ve_moi_truong_doi_voi_cac_co_so_san_xu.pdf