KẾT LUẬN
HCTBM là bệnh máu ác tính, diễn tiến đến
tử vong nhanh chóng nếu không được chẩn
đoán và điều trị đặc hiệu.
Tránh bỏ sót chẩn đoán bệnh HCTBM thì
các trường hợp sốt, kèm triệu chứng gan lách
hạch to dần và thay đổi động học của ba dòng tế
bào máu ngoại vi theo chiều hướng giảm dần
thì cần tiến hành làm tủy đồ và bilan XN chẩn
đoán HCTBM.
Về điều trị: BN A tiến triển xấu dần và đe
dọa tử vong ở tuần thứ 4; BN B có đáp ứng tốt
với hóa trị theo phác đồ HLH-2004 nhưng chưa
đánh giá đạt được lui bệnh hoàn toàn, do: bệnh
tự ý bỏ điều trị ở tuần thứ tư của phác đồ HLH-
2004; chưa sử dụng đủ loại, đủ liều, đúng lộ
trình dùng thuốc theo HLH-2004; liệu pháp điều
trị hỗ trợ chưa thực hiện sớm và đầy đủ; chưa
vận dụng phác đồ kháng sinh theo kinh nghiệm
khi BN sốt kèm theo giảm bạch cầu hạt; chưa
thực hiện XN chọc dò tủy sống giúp chẩn đoán
và hóa trị bơm thuốc vào tủy sống cho BN có
xâm lấn TKTW; cần nắm vững độc tính của
phác đồ HLH-2004; phòng XN còn thiếu một số
XN chuyên biệt như dấu ấn miễn dịch tế bào
sCD25, XN gen, đo nồng độ thuốc trong máu
Lần đầu áp dụng phác đồ HLH-2004 điều
trị cho một BN HCTBM tại BVĐKTWCT chưa
thành công, do nhiều nguyên nhân: bản thân
bệnh có nhiều yếu tố nguy cơ tiên lượng xấu
như: tuổi > 30, ferritin > 10000 µg/L, BN tự ý
bỏ điều trị. Phân tích hình ảnh LS, CLS, cũng
như kết quả điều trị của 2 BN này giúp bác sĩ
có thêm nhiều kinh nghiệm trong chẩn đoán,
quyết đoán hơn trong triển khai áp dụng toàn
bộ phác đồ HLH-2004 cho BN bị HCTBM
trong tương lai tại BVĐKTWCT.
9 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 278 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nhân hai trường hợp chẩn đoán hội chứng thực bào máu tại bệnh viện Đa khoa trung ương Cần Thơ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011
Chuyên Đề Truyền Máu Huyết Học 342
NHÂN HAI TRƯỜNG HỢP CHẨN ĐOÁN HỘI CHỨNG THỰC BÀO MÁU
TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG ƯƠNG CẦN THƠ
Nguyễn Thị Minh Thy*, Hồ Thị Tuyết*, Nguyễn Thị Bạch Huệ*
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Hội chứng thực bào tế bào máu (HCTBM) thuộc bệnh lý máu hiếm gặp, diễn tiến đến tử vong
nhanh chóng nếu không được chẩn đoán và điều tri đặc hiệu. Do đây là bệnh lý rất dễ bỏ sót khi chẩn đoán và lần
đầu được chẩn đoán và điều trị tại Cần Thơ, nên chúng tôi xin báo cáo lại 02 ca bệnh trên với mục đích chia sẻ
những khó khăn trong chẩn đoán và điều trị bệnh lý HCTBM.
Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả lâm sàng (LS), cận lâm sàng (CLS) và nhận xét kết quả điều trị hai BN này.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Báo cáo ca, hồi cứu.
Kết quả: Tất cả BN đều có sốt cao (100%); thiếu máu (100%); xuất huyết trên da, gan lách to (100%); giảm
3 dòng tế bào máu ngoại vi; giảm Neutrophile; tăng triglyceride máu; ferritin rất tăng (100%); đặc biệt có hình
ảnh thực bào máu ở tủy xương. Điều trị: 01 bệnh diễn tiến xấu và đe dọa tử vong ở ngày 29; 01 bệnh diễn tiến
tốt và ra viện.
Kết luận: Theo chúng tôi các trường hợp sốt, kèm các triệu chứng gan lách hạch to dần và thay đổi động học
của ba dòng tế bào máu ngoại vi theo chiều hướng giảm dần thì cần tiến hành làm tủy đồ và bilan xét nghiệm
(XN) chẩn đoán HCTBM theo phác đồ HLH-2004 khuyến cáo. Cần tuân thủ điều trị theo phác đồ HLH – 2004.
Từ khóa: Hội chứng thực bào máu.
ABSTRACT
CASE REPORT: DIAGNOSIS AND TREATMENT OF THE TWO PATIENTS WITH
HEMOPHAGOCYTIC SYNDROME IN CAN THO CENTRAL GENERAL HOSPITAL.
Nguyen Thi Minh Thy, Ho Thi Tuyet, Nguyen Thi Bach Hue
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 4 - 2011: 342- 350
Background: Hemophagocytic syndrome is a malignant blood disease which is often misdiagnosed, and
expressed badly to lead death if undiagnosed and treated specifically. In 2009, the Can Tho central general hospital
diagnosed and cured two patients who had this disease. The objective of the report to share the experience on
diagnostic and treatment Hemophagocytic syndrome.
Objective: to analyze specific clinical findings, underlying disorders and treatments in 02 cases of HLH.
Methods: case report.
Results: 2 cases (1 man, 1 women) were diagnosed HLH with clinical signs were fever (100%),
hepatomegaly (100 %), splenomegaly (100%), anemia (100%), cutaneous-mucous bleeding (100%). Laboratory
tests showed pancytopenia (100%): anemia, thrombocytopenia and leukopenia. Elevated triglycerides and ferritin
were noted in 100% cases. Elevated lactate dehydrogenase 100%. Bone marrow aspirate revealed
hemophagocytosis. Treatment result to the first case not according to HLH 2004 regimen: the disease’s
development worsened leading to patient’ death in the 29th day. The other case was cured by HLH 2004 regimen
and the result was rather well but did not follow up them in the 26th day.
* Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ.
Tác giả liên lạc: Ths.BS Nguyễn Thị Minh Thy ĐT: 0913122456 Email: drminhthy@yahoo.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Truyền Máu Huyết Học 343
Conclusion: we should be suspected in patients with high fever, hepatosplenomegaly, anemia, high serum
ferritine and bone marrow aspiration should be done as soon as possible to find hemophagocytosis. In accordance
with the HLH 2004 regimen, to help and save the lives of patients in the future.
Keywords: Hemophagocytosis; Hemophagocytic syndrome.
ĐẶT VẤN ĐỀ
HCTBM là bệnh máu ác tính, diễn tiến đến
tử vong nhanh chóng nếu không được chẩn
đoán và điều tri đặc hiệu(3).
Tỷ lệ mắc HCTBM nguyên phát ở Thụy
Điển là 1,2/1.000.000 trẻ/năm. Tỷ lệ mắc HCTBM
ở người lớn thì chưa được thống kê, nhưng
người ta tin rằng đã bỏ sót chẩn đoán trong
nhiều trường hợp. Tỷ lệ tử vong là 22%. Tỷ lệ
sống không bệnh sau 5 năm là 55% (n = 113, áp
dụng phác đồ HLH-1994)(1,2).
Từ tháng 5/2004 đến 11/2007, tại BV Nhi
đồng 1 có 22 trường hợp HCTBM được chẩn
đoán và điều trị (tuổi dưới 16), tỷ lệ tử vong là
27,3% (6/22), 13,6% có phối hợp với bệnh máu ác
tính và 68,2% có nhiễm EBV(3).
Riêng khu vực Mekong và các BV ở Cần
Thơ, cũng chưa có báo cáo trường hợp nào được
chẩn đoán HCTBM. Năm 2009, BVĐKTWCT có
chẩn đoán và điều trị 2 BN mắc bệnh HCTBM ở
tuổi trưởng thành. Do đây là bệnh lý ác tính ít
gặp, nặng, có tỷ lệ tử vong cao, dễ bỏ sót khi
chẩn đoán và lần đầu được chẩn đoán và điều
trị tại Cần Thơ, chúng tôi xin:
* Mô tả LS, CLS hai BN này để bước đầu đưa
ra một số khuyến cáo chẩn đoán, tránh bỏ sót
chẩn đoán bệnh.
* Nhận xét kết quả điều trị hai BN này để
khuyến cáo áp dụng toàn bộ phác đồ HLH-2004
tại Cần Thơ trong tương lai.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Báo cáo ca, hồi cứu.
GIỚI THIỆU BỆNH ÁN
Bệnh án 1
BN A, 37 tuổi, nữ, ở Ô Môn Cần Thơ, nghề
nghiệp nội trợ, vào viện ngày 15/01/2009, với lý
do sốt ngày thứ 10. Chẩn đoán tuyến trước là
thương hàn thể gan mật. Tiền sử: Mổ ruột thừa
cách nay 14 năm. Bị sốt kéo dài tái đi tái lại
nhiều tháng, tự mua thuốc uống và đôi khi đi
khám tại phòng mạch bác sĩ tư nhân, nhưng sốt
vẫn tái đi tái lại. Chẩn đoán lúc nhập viện là
theo dõi u đầu tụy. Sau đó, bệnh được chẩn
đoán nhiễm trùng huyết do viêm tuyến mang
tai hai bên do Acinetobacter baumacii; chẩn
đoán phân biệt với giảm ba dòng tế bào máu
ngoại vi do bạch cầu cấp. Đến ngày thứ 15, kết
quả tủy cho thấy hình ảnh đại thực bào đang
thực các tế bào máu. Kết quả tủy này kết hợp 04
tiêu chuẩn khác, BN được chẩn đoán xác định
HCTBM. BN được đơn hóa trị liệu 13 ngày với
solumedrol. Bệnh xấu dần và xuất viện về nhà
theo yêu cầu gia đình.
Bệnh án 2
BN B, 36 tuổi, nam, ở Lai Vung Đồng
Tháp, nghề nghiệp làm ruộng, vào viện ngày
18/5/2009 với lý do vàng da và sốt ngày thứ
20. Không rõ chẩn đoán của tuyến trước.
Chẩn đoán lúc nhập viện là theo dõi HCTBM.
Tiền sử: khỏe. Đến ngày thứ 22 của bệnh, kết
quả tủy cho thấy hình ảnh đại thực bào đang
thực các tế bào máu. Kết quả tủy này kết hợp
05 tiêu chuẩn khác, BN được chẩn đoán xác
định HCTBM. BN cơ bản được hóa trị liệu
theo phác đồ HLH-2004. Đến ngày 26 của hóa
trị tấn công, bệnh ổn xuất viện và sau đó
không đến tái khám để được điều trị tiếp.
Bảng 1: Đặc điểm LS khi mới nhập viện của hai BN
Đặc điểm BN A BN B
Lý do vào viện Sốt N10 Vàng da, Sốt N20
Gan to (+) (+)
Lách to (+) (+)
Hạch to (+) (-)
Thiếu máu (+) (+)
Xuất huyết da niêm (+) (+)
Bảng 2: Đặc điểm CLS khi mới nhập viện của hai BN
Đặc điểm BN
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011
Chuyên Đề Truyền Máu Huyết Học 344
A B
Giảm Hb <9g/dl 7,38 5,63
Giảm bạch cầu máu <5G/L 2,70 3,54
Giảm Neutrophile <1G/L 2,42 2,44
Giảm tiểu cầu <100G/L 122 86
Tăng Feritine ≥ 500µg/L 56967 192807
Tăng Triglycerid ≥ 3mmol/L 4,5 10,3
Giảm Fibrinogen <1,5g/L 1,96 1,33
PT % 100 59
APTT giây 36,3 49
Tăng CRP >10 mg/L 59 7
LDH U/l 5768 1250
GOT U/L 184 351
BN Đặc điểm
A B
GPT U/L 66 261
Bili TP mmol/l 35 566
Bili GT mmol/l 23 292
Tủy giảm sản (+) (+)
Hình ảnh thực bào máu ở tủy (+) (+)
X Quang ngực bất thường (-) (-)
ECHO bụng ngực bất thường gan lách to gan lách to
Tác nhân nhiễm khuẩn cơ hội viêm tuyến
mang tai hai
bên do
Acinetobacter
baumacii.
không tìm
thấy
Bảng 3: Mô tả diễn tiến bệnh của BN B trong và sau hóa trị tấn công 8 tuần
giai đoạn hóa trị theo phác đồ HLH-2004 Đặc điểm
Trước hóa trị Tuần thứ 1 (21 –
27/5)
Tuần thứ 2
(28/5 – 3/6)
Tuần thứ 3 (4 – 10/6) Tuần thứ 4
(11 – 16)
Sốt sốt sốt 37,5-380C sốt 38,5-390C Giữa tuần hết sốt hết sốt
Lách to độ 1 lách sờ không chạm
Neutrophile (K/µl) 2,44 2,75 0,241 8,65
Tiểu cầu (K/µl) 86 125 27,3 539
Hb (g/dl) 5,63 6,83 6,9
sử dụng 01 liều thuốc kích
thích tủy tăng sinh bạch cầu
hạt ngày 6 tháng 6
(neupogen) 7,73
Fibrinogen ≥ 1,5 g/l 1,33 2,15
Ferritin (µg/L) 192807 10100 3059
Triglyceride (mmol/L) 10,3 3,1
CRP (mg/dL) 0,7 0,04
LDH (U/L) 1250 1049
Bảng 4: Đặc điểm điều trị HCTBM
BN Đặc điểm hóa
trị A B
Đơn trị
solumedrol
Phác đồ HLH-
2004
Kết quả điều trị bệnh xấu đe dọa
tử vong ở ngày
29
bệnh ổn xuất viện ở ngày
26 của giai đoạn tấn công
BÀN LUẬN
Về mặt chẩn đoán HCTBM
Chẩn đoán xác định HCTBM ở BN A (có 5
tiêu chuẩn) và BN B (có 6 tiêu chuẩn) là không
có gì bàn luận(1,4). Ca bệnh đầu tiên được các BV
tuyến trước, cũng như các đồng nghiệp chẩn
đoán nhiều bệnh khác nhau (vì không nghĩ đến
HCTBM). Khi được chẩn đoán xác định là
HCTBM thì đã trễ, cho nên điều trị rất khó khăn
vì bệnh đã diễn biến nặng. Ngoài ra, vì BV chưa
từng chẩn đoán và điều trị BN nào bị HCTBM
nên cũng chưa có phác đồ điều trị, việc xử trí
cũng gặp nhiều khó khăn và BN cũng không
đồng ý chuyển đi tuyến trên. Sau khi rút kinh
nghiệm từ ca bệnh trước, ca bệnh thứ hai được
nghĩ đến HCTBM ngay khi BN vào viện, được
cho các XN chẩn đoán và áp dụng ngay phác đồ
điều trị HLH – 2004, giúp BN cải thiện sức khỏe
kịp thời. Nên chăng, chúng ta cần tầm soát
HCTBM ở những BN có sốt cao kéo dài, kèm
gan, lách, hạch to dần và giảm động học 1, 2
hoặc 3 dòng tế bào máu ngoại vi.
Hai BN này thuộc HCTBM nguyên phát
hay thứ phát?
Chưa có tiêu chuẩn LS hay mô học nào
thuyết phục giúp chẩn đoán phân biệt giữa
HCTBM nguyên phát và thứ phát, trừ XN gen.
Dù HCTBM nguyên phát hay thứ phát thì việc
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Truyền Máu Huyết Học 345
điều trị đặc hiệu là cần thiết để giảm tỷ lệ tử
vong(1,4).
Bước đầu nhận xét việc tuân thủ hóa trị đặc
hiệu giai đoạn tấn công
BN sau khi được chẩn đoán HCTBM sẽ
tham gia phác đồ hóa trị liệu tấn công 8 tuần với
dexamethasone, etoposide, cyclosporin A và
bơm thuốc vào tủy sống khi có biểu hiện tổn
thương hệ thần kinh trung ương (TKTW); sau
đó tiếp tục hóa trị duy trì cũng với 3 loại thuốc
nêu trên nhưng với lộ trình dùng thuốc khác và
thực hiện truyền tế bào gốc càng sớm càng tốt.
Chấm dứt phác đồ khi BN không đạt được các
tiêu chuẩn lui bệnh(1). Cụ thể hóa phác đồ tấn
công theo HLH-2004 như sau:
Bảng 5: Phác đồ hóa trị tấn công của HLH-2004(1)
LỘ TRÌNH THỰC HIỆN HÓA TRỊ TẤN
CÔNG
Thuốc
Tuần 1 và 2 Tuần 3
và 4
Tuần 5
và 6
Tuần 7
và 8
Dexamethasone
10 mg/m2/ngày mỗi ngày
5 mg/m2/ngày mỗi ngày
2,5 mg/m2/ngày mỗi ngày
1,25 mg/m2/
ngày
mỗi ngày
Etoposide
150 mg/m2/lần 2 lần/tuần 1 lần/tuần
1* 2 3* 4 5* 6 7 8 9 10 Mũi số
mũi số 1 và
2 chỉ bỏ qua
khi neu <
0.5*109/L và
tủy giảm
sinh.
BN B có thực hiện các mũi
thuốc có (*).
Cyclosporin A (nồng độ thuốc cần đạt được trong máu là
200 μg/L)
6 mg/kg/ngày mỗi ngày - nếu chức năng thận bình
thường
Tiêm kênh tủy (>3 tuổi)
Methotrexate:
12mg
Prednisolone:
10mg
mỗi tuần mỗi tuần
BN A: Do lần đầu điều trị bệnh, và vì bệnh
được chẩn đoán quá trễ, tổn thương đa cơ quan
kèm với thể trạng và hoàn cảnh kinh tế của BN
chỉ cho phép đơn hóa trị, nên bệnh xấu dần đến
ngày thứ 29 người nhà xin về.
BN B: Trong 4 tuần hóa trị tấn công, chúng
tôi chỉ thực hiện điều trị cho BN với 3 liều
etoposide (thay vì 6 liều). BN không được thực
hiện mũi thứ 2, 4 và 6, lý do: nghĩ nhiều đến suy
tủy do etoposide và được chỉ định một liều
thuốc kích tủy neupogen.
Biểu đồ 1: Số lượng neutrophile trong các ngày điều
trị tấn công ở BN B.
Biểu đồ 2: Số lượng tiểu cầu trong các ngày điều trị
tấn công ở BN B.
Chỉ nên bỏ qua hai liều etoposide đầu tiên
ở tuần thứ nhất, nếu BN có biểu hiện
neutrophile < 0,5 G/L và có hình ảnh tủy giảm
sinh; còn 8 liều etoposide ở các tuần còn lại
bắt buộc phải thực hiện. BN B trước hóa trị có
neutroplile là 2,4G/L và hình ảnh tủy có
khuynh hướng giảm sinh: không có chống chỉ
định sử dụng 2 liều etoposide đầu tiên của
phác đồ(1). Chúng tôi có thực hiện liều đầu
tiên của etoposide vào ngày thứ 4 của giai
đoạn tấn công để ngăn các triệu chứng quá
mẫn do etoposide gây ra. BN B không được
Tiểu cầu trong các ngày điều trị
0
100
200
300
400
500
600
1 3 5 7 9 11 13 15 17 19 21 23 25 27
Ngày
T
iể
u
c
ầu
(K
/M
L
)
Neutrophile trong các ngày điều trị
0
1
2
3
4
5
6
7
8
9
1 2 4 5 7 8 10 11 13 14 16 17 19 20 22 23 25 26
Ngày
N
eu
tr
op
hi
le
(K
/M
L)
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011
Chuyên Đề Truyền Máu Huyết Học 346
sử dụng cyclosporine trong hai ngày đầu của
hóa trị tấn công, do giá trị ure và creatinin
máu của BN có cao bất thường (ngày 1:
creatinin là 195mg%; ngày 2: creatinin là 129
mg%).
Ure máu trong các ngày điều trị
0
2
4
6
8
10
12
14
1 2 4 5 7 8 10 11 13 14 16 17 19
Ngày
Ur
e
(m
m
ol
/L
)
Creatinin máu trong các ngày điều trị
0
50
100
150
200
250
1 2 4 5 7 8 10 11 13 14 16 17 19
Ngày
Cr
ea
tin
in
(M
m
ol
/L
)
Biểu đồ 3: Nồng độ ure máu trong các ngày điều trị
ở BN B.
Biểu đồ 4: Nồng độ creatinin máu trong các ngày điều
trị ở BN B
Liều hóa chất sử dụng không giảm bớt vì lý
do giảm số lượng tế bào máu ngoại vi, bởi liều
hóa chất thấp vẫn còn gây ra những tác dụng
không mong muốn như ức chế tủy xương
nhưng không có hiệu lực tiêu diệt các tế bào ác
tính(1). Điều kiện cần để thực hiện thành công
hóa trị liệu HCTBM là phải sử dụng đủ loại và
đủ liều hóa chất và tuân thủ nghiêm ngặt lộ
trình dùng thuốc.
Điều trị và phòng ngừa tổn thương TKTW
Tổn thương TKTW ngay tại thời điểm chẩn
đoán là yếu tố nguy cơ cao; cũng là dấu hiệu
theo dõi tái phát trong và sau điều trị(1,3,4).
Nhưng ở hai BN này, dù LS chưa có biểu hiện
tổn thương hệ TKTW, nhưng chúng tôi đã bỏ
sót không thực hiện chọc dò tủy sống để chẩn
đoán và điều trị HCTBM có xâm lấn hệ TKTW.
Chọc dò tủy sống để làm các XN và hóa trị bơm
thuốc vào tủy sống BN phải được tuân thủ thực
hiện trong chẩn đoán và điều trị HCTBM ở
BVĐKTWCT trong tương lai.
BN B có đáp ứng tốt với hóa trị liệu theo
phác đồ
Từ giữa tuần thứ 3 và hết tuần thứ 4, BN B
có các biểu hiện sau: hết sốt; kích thước lách nhỏ
lại; tiểu cầu ≥ 100G/L; nồng độ fibrinogen trở về
bình thường; giảm rất nhanh nồng độ ferritin
trong máu (>25%): chứng tỏ BN có đáp ứng LS
với hóa trị(1).
Biểu đồ 5: Thân nhiệt trong 29 ngày điều trị Biểu đồ 6: Nồng độ ferritine trong 29 ngày điều trị.
0
50000
100000
150000
200000
Nồng độ
ferritine
(ng/ml)
Ngày
Nồng độ Ferritine trong các ngày điều trị
N1 192807
N6 10100
N28 3059
1
biểu đồ thân nhiệt trong 29 ngày điều trị
35
36
37
38
39
40
41
1 3 5 7 9 11 13 15 17 19 21 23 25 27
Ngày
N
h
iệ
t
đ
ộ
(đ
ộ
C
)
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Truyền Máu Huyết Học 347
Biểu đồ 7: Nồng độ triglyceride trong 29 ngày điều
trị.
BN B không đánh giá được tình trạng có
đạt được lui bệnh hoàn toàn
Vì BN chấm dứt điều trị ở tuần thứ 4 của
phác đồ(1).
Sử dụng kháng sinh tĩnh mạch khi có sốt
trên BN B
Trong 14 ngày đầu hóa trị tấn công, nhiệt độ
BN dao động quanh 38–390C, cụ thể ngày thứ 15
và 16 có lúc BN sốt 400C, lạnh run, tiểu gắt buốt,
đau khắp bụng, tiêu phân lỏng, không đàm máu
từ 4 lần/ngày, mỗi lần đại tiện khoảng 50–100
ml, ... Kết quả cấy máu (5 lần), cấy nước tiểu (1
lần) âm tính. Điều trị 02 đợt TV_Zidim (3g/ngày)
(đợt 1 kéo dài 13 ngày; đợt 2 kéo dài 12 ngày) và
14 ngày Tavanic (0,75g/ngày) nhưng mới cắt
được sốt. Sử dụng hai loại kháng sinh > 15 ngày
trên BN giảm neutrophile nặng mà không quản
lý được sốt như thế là chưa hợp lý(5).
Tuân thủ phương pháp điều trị nâng đỡ
theo phác đồ HLH-2004
Liệu pháp điều trị hỗ trợ cần thực hiện sớm
để tối đa hóa lợi ích mà liệu pháp mang lại, góp
phần thành công cho thực hiện hóa trị liệu đặc
hiệu(1).
Biểu đồ 8: Nồng độ albumin máu qua các ngày điều
trị của BN B
Biểu đồ 9: Nồng độ Hb qua các ngày điều trị của BN
B
BN B chưa thực hiện đầy đủ các phương
pháp điều trị nâng đỡ, như: phòng nhiễm
pneumocystis, thuốc kháng nấm, thuốc bảo vệ
niêm mạc dạ dày, kháng sinh phòng ngừa trong
giai đoạn suy tủy, truyền tiểu cần đậm đặc để
giữ tiểu cầu ≥ 20G/L; truyền hồng cầu lắng để
giữ Hb > 9–10 g/dl(1,4)
9. Tuân thủ bilan XN theo phác đồ HLH-
2004 để đánh giá tình trạng BN đáp ứng phác
đồ, lui bệnh và tái phát: BN B chưa thực hiện
đầy đủ các XN theo dõi(1).
Bảng 6: Bilan XN theo HLH-2004(1)
Tên xét nghiệm Tuần thứ 1 đến
8
Tuần thứ 9 đến 41 Mỗi 12
tháng
Nếu tái
phát
Có xâm lấn
TKTW
Trước ghép
tủy
Huyết đồ mỗi tuần mỗi hai tuần * * * *
Ferritin, GOT, GPT mỗi hai tuần mỗi hai tuần * * * *
Triglyceride, Fibrinogen mỗi hai tuần Tuần thứ 9, 27, 41 * * * *
Creatinin mỗi hai tuần mỗi hai tuần * * * *
Nồng độ CSA Kháng thể mỗi tuần mỗi hai tuần * * * *
Nồng độ Hb trong các ngày điều trị
0
2
4
6
8
10
1 3 5 7 9 11 13 15 17 19 21 23 25 27
Ngày
H
b
(g
/d
l)
0
10
20
Nồng độ
triglyceride
(mmol/L)
Ngày
Nồng độ triglyceride trong cac ngày điều trị
Trước hóa trị 10.3
N19 3.1
1
Albumin trong máu
qua các ngày điều trị
0
5
10
15
20
25
30
35
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11
Ngày
N
ồn
g
đ
ộ
a
lb
u
m
in
(M
m
ol
/L
)
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011
Chuyên Đề Truyền Máu Huyết Học 348
Tên xét nghiệm Tuần thứ 1 đến
8
Tuần thứ 9 đến 41 Mỗi 12
tháng
Nếu tái
phát
Có xâm lấn
TKTW
Trước ghép
tủy
đơn dòng
PT/APTT/D dimer tuần thứ 1 và có dấu hiệu chỉ điểm * * *
GFR Bắt đầu dùng CSA, creatinin ↑
Tế bào, protein dịch não tủy tuần thứ 1 tuần thứ
3,4,5,6,9,27.41
* * * *
Hình ảnh thực bào máu tại
tủy xương, hạch, gan hoặc
ở dịch não tủy
tuần thứ 1 *
X quang hay CT ngực tuần thứ 1 tuần thứ 9, 27, 41 * * * *
Siêu âm hoặc CT bụng tuần thứ 1 tuần thứ 9, 27, 41 * * *
MRI não tuần thứ 1 tuần thứ 9, 27, 41 * * * *
Hoạt động tế bào NK (có giá
trị trong chẩn đoán và tiên
lượng)
tuần thứ 1 tuần thứ 9 *
XN gen Perforin và đột biến
gen hMunc 13-4
tuần thứ 2
sCD25 tuần 1, 3, 5 tuần thứ 9, 27, 41 * * *
Cần nắm vững độc tính phác đồ HLH-2004
Rất khó chẩn đoán phân biệt độc tính lên
tủy xương của etoposide hay do bản thân bệnh
lý ác tính gây ra. Trong quá trình hóa trị mà
nồng độ Ferritin, sCD25 tiếp tục tăng, số lượng
tiểu cầu giảm, ... cần thực hiện lại tủy đồ để giúp
chẩn đoán phân biệt(1,4).
Độc tính cyclosporin A lên thận được biểu
hiện qua giá trị creatinin và ure tăng dần và kèm
các dấu hiệu khác. Xử trí là giảm liều
cyclosporin A. Nếu chức năng thận bình thường
thì các liều cyclosporin A bắt buộc phải thực
hiện theo HLH-2004(1,4).
Bilirubin toàn phần trong máu
qua các ngày điều trị
0
100
200
300
400
500
600
1 2 3 4 5 6 7 8
Ngày
N
ồ
ng
đ
ộ
b
ili
ru
b
in
to
àn
p
hầ
n
(M
m
o
l/L
)
GOT và GPT máu trong các ngày điều trị
0
50
100
150
200
250
300
350
400
1 2 4 5 7 8 10 11 13 14 16
Ngày
N
ồn
g
đ
ộ
(
U
/L
)
GOT
GPT
Biểu đồ 10: Nồng độ bilirubin toàn phần. Biểu đồ 11: Nồng độ SGOT và SGPT
Bản thân bệnh HCTBM đã ảnh hưởng đến
chức năng gan, nên việc giảm liều cyclosporin
A, etoposide là không cần thiết(1,4).
Độc tính của etoposide và cyclosporin A
đều có thể gây biểu hiện buồn nôn, nôn ói, tiêu
chảy(1)... Nên cần chẩn đoán phân biệt sự biểu
hiện của các triệu chứng này là do độc tính
thuốc hay nhiễm trùng đường tiêu hóa(1,2).
Phòng nhiễm trùng đường tiêu hóa bằng ăn
chín, uống chín và vệ sinh răng miệng, nằm
phòng cách ly vô trùng. Phòng và điều trị các
triệu chứng rối loạn đường tiêu hóa do độc tính
thuốc bằng emeset và smecta.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Truyền Máu Huyết Học 349
Hình 1: Hình ảnh đại thực bào đang thực bào
neutrophile ở BN A.
Hình 2: Hình ảnh đại thực bào đang thực bào tiểu cầu
ở BN A.
Hình 3: Hình ảnh đại thực bào đang thực bào hồng cầu
nhân ở BN B
Hình 4: Hình ảnh đại thực bào đang thực bào
lymphocyte ở BN B
KẾT LUẬN
HCTBM là bệnh máu ác tính, diễn tiến đến
tử vong nhanh chóng nếu không được chẩn
đoán và điều trị đặc hiệu.
Tránh bỏ sót chẩn đoán bệnh HCTBM thì
các trường hợp sốt, kèm triệu chứng gan lách
hạch to dần và thay đổi động học của ba dòng tế
bào máu ngoại vi theo chiều hướng giảm dần
thì cần tiến hành làm tủy đồ và bilan XN chẩn
đoán HCTBM.
Về điều trị: BN A tiến triển xấu dần và đe
dọa tử vong ở tuần thứ 4; BN B có đáp ứng tốt
với hóa trị theo phác đồ HLH-2004 nhưng chưa
đánh giá đạt được lui bệnh hoàn toàn, do: bệnh
tự ý bỏ điều trị ở tuần thứ tư của phác đồ HLH-
2004; chưa sử dụng đủ loại, đủ liều, đúng lộ
trình dùng thuốc theo HLH-2004; liệu pháp điều
trị hỗ trợ chưa thực hiện sớm và đầy đủ; chưa
vận dụng phác đồ kháng sinh theo kinh nghiệm
khi BN sốt kèm theo giảm bạch cầu hạt; chưa
thực hiện XN chọc dò tủy sống giúp chẩn đoán
và hóa trị bơm thuốc vào tủy sống cho BN có
xâm lấn TKTW; cần nắm vững độc tính của
phác đồ HLH-2004; phòng XN còn thiếu một số
XN chuyên biệt như dấu ấn miễn dịch tế bào
sCD25, XN gen, đo nồng độ thuốc trong máu
Lần đầu áp dụng phác đồ HLH-2004 điều
trị cho một BN HCTBM tại BVĐKTWCT chưa
thành công, do nhiều nguyên nhân: bản thân
bệnh có nhiều yếu tố nguy cơ tiên lượng xấu
như: tuổi > 30, ferritin > 10000 µg/L, BN tự ý
bỏ điều trị... Phân tích hình ảnh LS, CLS, cũng
như kết quả điều trị của 2 BN này giúp bác sĩ
có thêm nhiều kinh nghiệm trong chẩn đoán,
quyết đoán hơn trong triển khai áp dụng toàn
bộ phác đồ HLH-2004 cho BN bị HCTBM
trong tương lai tại BVĐKTWCT.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Inge HJ. (2004). Treatment protocol of the second International
HLH Study 2004, Hemophagocytic Lymphohistiocytosis study
group. PP:1-30.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011
Chuyên Đề Truyền Máu Huyết Học 350
2. Hirst WJ, DM Layton, et al. (1994). Haemophagocytic
lymphohistiocytosis: experience at two U.K centre. Br J
Haematol 88,(4):731-9.
3. Lâm Thị Mỹ và nhóm nghiên cứu HCTBM BVNĐ1 (2007): Các
thách thức trong điều trị HCTBM tại BVNĐ1. Y học thành phố
Hồ Chí Minh, 11:39-45.
4. McClain (2007) Hemophagocytic lymphohistiocytosis. Up To
Date. 15.1, PP:1-15.
5. Trần Văn Bé (2003). Định bệnh giảm bạch cầu hạt. Thực hành
huyết học và truyền máu, Nhà xuất bản y học, trang 268 – 269.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nhan_hai_truong_hop_chan_doan_hoi_chung_thuc_bao_mau_tai_ben.pdf