BÀN LUẬN
Đây là hai ca túi phình động mạch chậu
trong bẩm sinh, rất hiếm gặp trên y văn, mà
chúng tôi gặp trong 10 năm. Hơn nữa, bệnh khó
phát hiện và dễ bỏ sót, vì tổn thương nằm sâu
vùng chậu, tiểu khung và thường không có biểu
hiện lâm sàng. Một ca được phát hiện trước sinh
qua siêu âm tiền sản và một ca lúc hai tháng tuổi,
tình cờ qua siêu âm do trẻ quấy khóc. Hình ảnh
siêu âm là khối echo kém, dịch có hồi âm, đặc
biệt có dấu turbulence, chính dấu hiệu này giúp
chúng tôi phải khảo sát doppler màu để xác định
túi phình động mạch. Mass echo kém vùng
chậu, dạng túi hay dạng hình thoi, đôi khi cũng
cần chẩn đoán phân biệt với những cấu trúc
dạng nang khác như niệu quản dãn to, nang ống
niệu rốn, nang buồng trứng sơ sinh, nang ruột
đôi , như đã trình bày, cần lưu ý dấu hiệu dòng
xoáy bên trong nang. Đôi khi túi phình động
mạch tự bít tắc bởi huyết khối, sẽ làm khó khăn
hơn trong chẩn đoán siêu âm, thậm chí CT-A.
Trong trường hợp này, việc định vị mass echo
kém, sát nhánh động mạch lớn, cần thiết đưa ra
chẩn đoán phân biệt. Chụp CT-A, giúp xác định
chính xác túi phình động mạch, chiều dài và cổ
túi phình, sẽ giúp bác sĩ ngoại khoa có hướng
can thiệp điều trị thích hợp. Hai ca túi phình
động mạch chậu trong chúng tôi trình bày, đều
được chẩn đoán sớm ngay khi nhập viện, phẫu
thuật cắt túi phình, theo dõi diễn tiến sau can
thiệp rất tốt. Mặc dù y văn có đề cập đến các
phương pháp điều trị khác như kỹ thuật đè ép
dưới siêu âm và có thể chích thrombin gây bít
tắc, nhưng chỉ có thể áp dụng cho những túi giả
phình động mạch và ở động mạch ngoại vi. Việc
can thiệp nội mạch, chích xơ, được thực hiện ở
người lớn, chưa thấy đề cập đến trẻ sơ sinh.
5 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 260 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nhân hai trường hợp túi phình động mạch chậu trong bẩm sinh được phát hiện ở trẻ nhũ nhi: Hồi cứu y văn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 4 * 2014 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nhi khoa 141
NHÂN HAI TRƯỜNG HỢP TÚI PHÌNH ĐỘNG MẠCH CHẬU
TRONG BẨM SINH ĐƯỢC PHÁT HIỆN Ở TRẺ NHŨ NHI:
HỒI CỨU Y VĂN
Nguyễn Hữu Chí*, Lê Cẩm Thạch*, Nguyễn Anh Tuấn*, Đào Trung Hiếu*
TÓM TẮT
Nhân hai trường hợp túi phình động mạch chậu trong bẩm sinh được phát hiện và điều trị thành công thực
hiện tại Bệnh viện Nhi đồng 1 trong 10 năm qua, chúng tôi trình bày đặc điểm siêu âm và kết quả can thiệp phẫu
thuật và hồi cứu Y văn.
Từ khóa: phình động mạch chậu trong bẩm sinh
ABSTRACT
CONGENITAL ILIACARTERYANEURYSMS IN INFANTS:
TWO CAS REPORTS AND REVIEW LITERATURE
Nguyen Huu Chi, Le Cam Thach, Nguyen Anh Tuan, Dao Trung Hieu
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 - Supplement of No 4- 2014: 141 - 145
On the occasion of two cases of congenital iliac artery aneurysms are detected and successful treatment at
Children's Hospital 1 in the last 10 years; we present the ultrasound characteristics and surgical outcomes and
review literature.
Keywords: congenital iliac artery aneurysms
MỞ ĐẦU
Túi phình động mạch chậu trong bẩm sinh ở
trẻ em hiếm gặp, thường gặp ở người lớn, liên
quan đến xơ vữa thành mạch. Bệnh thường
không có triệu chứng, phát hiện tình cờ bởi các
phương tiện hình ảnh, nhưng đôi khi túi phình
to, chèn ép có thể biểu hiện lâm sàng do chèn ép
hoặc thuyên tắc mạch, hoại tử chi...thậm chí vỡ
túi phình, gây tử vong. Nhân hai trường hợp túi
phình động mạch chậu trong phát hiện ở trẻ nhũ
nhi, chúng tôi giới thiệu bệnh cảnh lâm sàng và
vai trò chẩn đoán hình ảnh trong chẩn đoán và
định hướng điều trị.
TỔNG QUAN
Túi phình động mạch, do sự phình to
mạch máu khu trú hay lan tỏa. Về mặt mô học,
chia thành túi phình thật, nó được lót đủ 3 lớp:
lớp áo trong, giữa và ngoài. Ngược lại, túi giả
phình, không đủ 3 lớp. Phần lớn túi phình
động mạch chậu trong có thể đơn thuần hoặc
kết hợp phình động mạch nơi khác chẳng hạn
động mạch chủ bụng. Túi phình động mạch
chậu trong đơn thuần hiếm gặp, được ghi
nhận ở người lớn với tần suất 2%(1). Tuy nhiên,
theo tác giả Brunkawall và cộng sự, tần suất
thấp hơn, khoảng 0,03% dựa trên dữ kiện tử
thiết. Bệnh thường gặp ở người lớn tuổi,
nhưng cũng được ghi nhận ở trẻ sơ sinh.
Bệnh sinh của túi phình động mạch, được
cho là xơ vữa mạch máu, nhiễm trùng, chấn
thương hoặc bất thường thành động mạch. Tác
nhân nhiễm trùng được ghi nhận bao gồm:
Salmonella spp., Staphylococcus aureus, Escherichia
coli, Pseudomonas spp và Klebsiella spp. Trường
hợp ở trẻ sơ sinh, do nhiễm trùng ngược dòng từ
đặt catheter động mạch rốn. Một số chấn
thương, gây túi giả phình động mạch như vết
thương xuyên thấu vùng chậu, gãy khung chậu
* Bệnh viện Nhi Đồng 1
Tác giả liên lạc: BS CK2 Nguyễn Hữu Chí ĐT: 0913452259 Email: Dr_huuchi@yahoo.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 4 * 2014
Chuyên Đề Nhi khoa 142
cũng đã được ghi nhận. Bệnh rối loạn mô liên
kết và bệnh thành động mạch như hội chứng
Marfan, hội chứng Ehlers-Danslos, bệnh loạn
dưỡng sợi cơ, viêm động mạch Takayasu, bệnh
Kawasaki...bóc tách động mạch tự phát. Phình
mạch do nấm (mycotic aneurysm), được mô tả
lần đầu tiên vào năm 1885, bởi Sr William Osler,
cho là do thuyên tắc nhiễm trùng thành mạch.
Túi phình có thể gặp ở nhiều nơi, nhưng thường
ở động mạch chủ, động mạch não, động mạch
mạc treo tràng trên, động mạch đùi. Có thể gặp
trong một số bệnh lý nhiễm trùng, như viêm nội
tâm mạc nhiễm khuẩn, cơ địa bệnh van tim, tim
bẩm sinh...Túi phình động mạch (Aneurysm) do
thành động mạch yếu, phồng to khẩu kính động
mạch >20% trị số bình thường, được xem như túi
phình mạch(2), có thể có dạng túi, dạng hình thoi.
Thường không thấy cổ túi phình.
Bệnh cảnh lâm sàng của túi phình động
mạch chậu trong đơn thuần, có thể không
triệu chứng, phát hiện tình cờ bởi các phương
tiện chẩn đoán hình ảnh như siêu âm,
CTscan..khi khảo sát vì những lý do khác. Túi
phình động mạch chậu trong, có thể có triệu
chứng lâm sàng do chèn ép các cơ quan lân
cận như đau bụng, triệu chứng đường niệu
hay suy thận, đau vùng thắt lưng cùng, đau
vùng bẹn hay vùng mông, chảy máu trực
tràng hoặc thuyên tắc tĩnh mạch sâu.
Túi phình động mạch khi vỡ, biểu hiện đầu
tiên là hạ huyết áp, đau vùng bụng, bẹn và
đùi.Khi túi phình vỡ vào trong phúc mạc, bệnh
tử vong nhanh chóng, chiếm 50-100%. Tử vong
thường do chậm trễ trong chẩn đoán và khó
khăn trong quá trình can thiệp phẫu thuật vì ổ
bụng đầy máu. Ngược lại, nếu túi phình động
mạch được chẩn đoán trước khi vỡ, được chuẩn
bị trước, tỉ lệ tử vong dưới 10%.
Để chẩn đoán túi phình động mạch nói
chung, động mạch chậu trong đơn thuần có hoặc
chưa có biến chứng, chủ yếu dựa trên các
phương tiện hình ảnh học như siêu âm doppler
màu, CT-scan, MRI, chụp mạch máu xóa nền
(DSA). Trong đó siêu âm là phương tiện tầm soát
cực kỳ hiệu quả, đối với những túi phình động
mạch vùng bụng và chi. Đây là phương tiện
chẩn đoán không xâm lấn, không nhiễm tia, giá
thành rẻ, hơn nữa có giá trị theo dõi và hướng
dẫn điều trị, đặc biệt tiêm thrombin gây thuyên
tắc túi giả phình dưới hướng dẫn siêu âm.
Túi giả phình động mạch
(pseudoaneurysm), khối tụ máu ngoài lòng
mạch, với vận tốc dòng chảy thấp, mô mềm
quanh mạch máu, có thông thương với lòng
động mạch chính, chỗ khiếm khuyết thành
mạch. Sở dĩ gọi là giả phình vì vách chứa thành
phần mô xơ, không có thành phần vách động
mạch bình thường. Hình ảnh siêu âm, mass echo
trống, có hồi âm, có dấu dòng xoáy (swirling),
nhưng cần phân biệt với khối máu tụ hoặc abces.
Với doppler, giúp xác định chẩn đoán, kiểm tra
dòng máu bên trong túi phình. Phân tích hình
ảnh phổ doppler, cho thấy dòng chảy giữa túi
giả phình với mạch máu bị tổn thương, phụ
thuộc vào chu chuyển tim: trong thì tâm tâm thu,
dòng máu từ mạch máu bị tổn thương vào túi
phình qua đường thông nối, và trong thì tâm
trương, máu từ túi phình đi ngược trở lại, cho
nên hình ảnh phổ doppler vận tốc cao, lúc
dương lúc âm. Ngược lại, tín hiệu doppler xung
bên trong túi phình, cho thấy phổ động mạch
vận tốc thấp, sóng dương và sóng âm, hay dòng
đỏ, dòng xanh do chuyển động xoáy của dòng
máu bên trong túi phình.
Trước đây, đối với túi giả phình động mạch,
can thiệp ngoại khoa là phương pháp điều trị
được chọn lựa. Ngày nay, có khuynh hướng
điều trị bảo tồn. Kỹ thuật đè ép mạch dưới
hướng dẫn siêu âm, cho thấy an toàn và có hiệu
quả gây thuyên tắc túi giả phình. Để áp dụng kỹ
thuật này, phải xác định được túi giả phình
mạch và đường thông nối với mạch máu bị tổn
thương. Đè ép bằng tay, đủ để gây bít tắc dòng
chảy trong túi phình, 15-20 phút, đồng thời kiểm
tra mạch ở đoạn xa để đảm bảo vẫn còn tưới
máu hạ nguồn. Siêu âm tái đánh giá túi phình và
24 giờ sau khi ngưng đè, để xác định sự biến mất
của túi giả phình. Trong trường hợp thất bại với
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 4 * 2014 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nhi khoa 143
kỹ thuật đè ép mạch dưới hướng dẫn siêu âm,
một phương pháp điều trị khác cũng ghi nhận tỷ
lệ thành công cao,93-100%, đó là tiêm thrombin
vào túi phình dưới siêu âm(3).
CA LÂM SÀNG
Trường hợp 1
Bé trai P.T.K, 2 tháng, nhập viện vì quấy
khóc. Tiền căn sản khoa bình thường, không ghi
nhận bất thường khi thăm khám lâm sàng. Siêu
âm bụng, phát hiện cấu trúc dạng nang vùng
tiểu khung bên trái, cạnh bàng quang d = 13,7 x
26 mm, có dấu turbulence, có phổ doppler màu
(+), có thông với động mạch chậu trong (Hình 1,
2, 3). Cảm nghĩ túi phình động mạch chậu trong.
Sau đó được chụp CT-A, xác định túi phình
động mạch chậu trong (Hình 4, 5).
Hình 1, 2, 3: Siêu âm Mass echo kém hình bầu dục,
vùng hố chậu trái, có hiện tượng turbulence, có thông
với nhánh động mạch chậu trong.
Hình 4, 5: CT-A cho thấy hình ảnh túi phình động
mạch chậu trong, còn một đoạn bình thường.
Bé được phẫu thuật ngày 14/12/2005, xác
định túi động mạch chậu trong 15 x 25mm. Bộc
lộ túi phình, kiểm tra thấy có 2 mạch máu nhỏ
xuất phát từ túi phình này. Kiểm tra phía trên túi
phình thấy còn mạch đập, dòng chảy mạnh,
không thể nối. Cột động mạch chậu trong. Kết
quả giải phẫu bệnh: túi phình động mạch và
bệnh động mạch chít hẹp do tăng sản sợi lớp áo
trong và lớp áo giữa. Kết quả sau phẫu thuật tốt.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 4 * 2014
Chuyên Đề Nhi khoa 144
Trường hợp 2
Con bà L.T.T, 1 ngày tuổi, được chuyển từ
bệnh viện Từ Dũ, với chẩn đoán theo dõi khối
phình động mạch chủ bụng. Bé sinh thường, đủ
tháng 3,2kg. Siêu âm tiền sản theo dõi khối
phình động mạch chủ bụng. Hình ảnh siêu âm
bụng ngay sau sinh cho thấy mass echo kém,
dạng nang, dịch có hồi âm có dấu turbulence, có
huyết khối thành túi phình (Hình 6, 7), CT-A túi
phình động mạch chậu trong (Hình 8, 9). Bé
được can thiệp phẫu thuật, cắt bỏ túi phình động
mạch chậu trong 3x5cm. Kết quả giải phẫu bệnh
lý: Phù hợp với túi phình động mạch chậu kèm
huyết khối do nghịch sản sợi cơ. Kết quả sau
phẫu thuật tốt.
Hình 6: Mass echo kém, hình bầu dục, có thông
thương với nhánh động mạch, động mạch chậu
trong, vách dày, có thrombus, có dấu turbulence
Hình 7: Mass echo kém, được củng cố và xác định túi
phình động mạch qua phổ doppler màu
Hình 8, 9: Hình CTA xác định vị trí, kích thước của
túi phình động mạch chậu trong, cố túi phình sát chỗ
chia nhánh động mạch chậu chung
BÀN LUẬN
Đây là hai ca túi phình động mạch chậu
trong bẩm sinh, rất hiếm gặp trên y văn, mà
chúng tôi gặp trong 10 năm. Hơn nữa, bệnh khó
phát hiện và dễ bỏ sót, vì tổn thương nằm sâu
vùng chậu, tiểu khung và thường không có biểu
hiện lâm sàng. Một ca được phát hiện trước sinh
qua siêu âm tiền sản và một ca lúc hai tháng tuổi,
tình cờ qua siêu âm do trẻ quấy khóc. Hình ảnh
siêu âm là khối echo kém, dịch có hồi âm, đặc
biệt có dấu turbulence, chính dấu hiệu này giúp
chúng tôi phải khảo sát doppler màu để xác định
túi phình động mạch. Mass echo kém vùng
chậu, dạng túi hay dạng hình thoi, đôi khi cũng
cần chẩn đoán phân biệt với những cấu trúc
dạng nang khác như niệu quản dãn to, nang ống
niệu rốn, nang buồng trứng sơ sinh, nang ruột
đôi, như đã trình bày, cần lưu ý dấu hiệu dòng
xoáy bên trong nang. Đôi khi túi phình động
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 4 * 2014 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nhi khoa 145
mạch tự bít tắc bởi huyết khối, sẽ làm khó khăn
hơn trong chẩn đoán siêu âm, thậm chí CT-A.
Trong trường hợp này, việc định vị mass echo
kém, sát nhánh động mạch lớn, cần thiết đưa ra
chẩn đoán phân biệt. Chụp CT-A, giúp xác định
chính xác túi phình động mạch, chiều dài và cổ
túi phình, sẽ giúp bác sĩ ngoại khoa có hướng
can thiệp điều trị thích hợp. Hai ca túi phình
động mạch chậu trong chúng tôi trình bày, đều
được chẩn đoán sớm ngay khi nhập viện, phẫu
thuật cắt túi phình, theo dõi diễn tiến sau can
thiệp rất tốt. Mặc dù y văn có đề cập đến các
phương pháp điều trị khác như kỹ thuật đè ép
dưới siêu âm và có thể chích thrombin gây bít
tắc, nhưng chỉ có thể áp dụng cho những túi giả
phình động mạch và ở động mạch ngoại vi. Việc
can thiệp nội mạch, chích xơ, được thực hiện ở
người lớn, chưa thấy đề cập đến trẻ sơ sinh.
KẾT LUẬN
Túi phình động mạch chậu trong bẩm sinh ở
trẻ sơ sinh, rất hiếm gặp. Thường được phát hiện
tình cờ qua siêu âm. Việc can thiệp điều trị sớm,
có thể góp phần tránh những tai biến có thể xảy
ra do vỡ túi phình.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Dix FP,Titi M and Al-Khaffaf H.(2005). The Isolated Internal
Iliac Artery Aneurysm—A Review.Eur J Vasc Endovasc Surg
30, 119–129.
2. Donal B, Downey. (2005). The retroperitoneum and great
vessels, Carol MR, Diagnostic ultrasound.Elsevier Mosby. Vol
1, 3th edition, p442-482.
3. Emile RM III, Marc EM, Jeffrey PC et al.(2001). Therapeutic
thrombin injection of pseudoaneurysms: a multicenter
experience. Vascular Medicine, 6: 241–244.
4. Kale R, Rai KM, Singh S, Handa R, Harjai MM. Bilateral Iliac
Aneurysms in a Child.African Journal of Paediatric
SurgeryVol. 3 (2) 2006: pp. 72-74.
5. Richard LB, Marc PB et al. (1983) Isolated Internal Iliac Artery
Aneurysms Presenting as Giant Pelvic Masses, AJR 140:784-
786, April 1983.
Ngày nhận bài báo: 24/6/2014
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 30/6/2014
Ngày bài báo được đăng: 20/08/2014
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nhan_hai_truong_hop_tui_phinh_dong_mach_chau_trong_bam_sinh.pdf