Đồng thời cung cấp dinh
dưỡng qua đường tĩnh mạch cũng chỉ mới đạt
được khoảng 860kcal; 40g đạm, không đáp ứng
với khả năng dung nạp thức ăn qua đường tiêu
hóa và tình trạng tăng chuyển hóa của bệnh
nhân. Qua đây có thể cho thấy dù trong thời
gian nằm viện khá ngắn, cung cấp dinh dưỡng
không đáp ứng đủ với tăng chuyển hóa ở bệnh
nhân dễ dẫn đến suy dinh dưỡng nặng sau
phẫu thuật lớn. Trong đó theo dõi, đánh giá khả
năng dung nạp dinh dưỡng ở người bệnh là cần
thiết vì giúp tránh được thiếu hụt trong cung
cấp dinh dưỡng cho bệnh nhân, phòng ngừa
biến chứng liên quan đến suy dinh dưỡng nặng.
Bệnh nhân sau đó đã được hội chẩn và theo
dõi dinh dưỡng với tăng dần dinh dưỡng qua
đường miệng theo khả năng dung nạp thức ăn ở
đường tiêu hóa và bồi hoàn dinh dưỡng qua
đường tĩnh mạch đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng
(từ 1300 kcal lên 2200kcal; từ 55g lên 75g đạm;
63g lên 70g béo và đầy đủ vi chất dinh dưỡng
hơn‐ phần 2.11). Kết quả là sau gần 1 tháng phối
hợp điều trị kháng sinh, dẫn lưu, cân bằng nước
và điện giải và dinh dưỡng đầy đủ bệnh nhân
đã được xuất viện về với tăng 3kg thể trọng,
giảm đáng kể lượng dịch rò tụy từ 1000ml còn
300ml, tăng nồng độ albumin trong máu từ
2,8g/dL lên 3,2g/dL. Như vậy rõ ràng ở bệnh
nhân rò tiêu hóa, bên cạnh các biện pháp điều trị
đặc hiệu thì chăm sóc dinh dưỡng là một liệu
pháp không kém phần quan trọng(7, 8, 10). Để qua
đó có thể thấy rằng, chất lượng điều trị sẽ được
nâng cao hơn nữa nếu người bệnh có được sự
quan tâm hơn về chăm sóc dinh dưỡng.
6 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 09/02/2022 | Lượt xem: 17 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nhân một trường hợp dinh dưỡng cho bệnh nhân suy dinh dưỡng nặng sau phẫu thuật đa chấn thương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012 642
NHÂN MỘT TRƯỜNG HỢP DINH DƯỠNG CHO BỆNH NHÂN
SUY DINH DƯỠNG NẶNG SAU PHẪU THUẬT ĐA CHẤN THƯƠNG
Lưu Ngân Tâm*
TÓM TẮT
Tăng chuyển hóa bao gồm tăng tiêu hao năng lượng lúc nghỉ ngơi, tăng dị hóa các chất như đường glucose,
acid béo và glutamine, tăng ly giải đạm ở các mô ngoại vi, tăng dự trữ muối nước gặp sau phẫu thuật đa chấn
thương(4, 6). Suy dinh dưỡng là kết quả của sự mất cân bằng dinh dưỡng giữa cung cấp dinh dưỡng không đáp
ứng với tăng chuyển hóa (3). Tuy nhiên, chăm sóc dinh dưỡng là quan trọng trong điều trị bệnh nhân phẫu
thuật(7, 8, 10). Đây là một bệnh nhân nam 54 tuổi với chẩn đoán rò mật, rò tụy sau phẫu thuật khâu vỡ gan trái, vỡ
dạ dày, vỡ đầu tụy do tai nạn giao thông. Sau một tuần nằm viện bệnh nhân bị sụt 4kg thể trọng, albumin trong
máu giảm xuống còn 2,8g/dL. Cùng với các biện pháp điều trị như kháng sinh, dẫn lưu, cân bằng nước điện
giải bệnh nhân sau đó được cung cấp 1800 đến 2200kcal, 65 đến 75g đạm và đầy đủ vi chất dinh dưỡng so với
giá trị dinh dưỡng cung cấp khoảng 1300kcal; 55g đạm trong ngày trong một tuần đầu nằm viện. Kết quả sau
gần một tháng phối hợp điều trị bệnh nhân đã được xuất viện về với tăng 3kg thể trọng; lượng dịch rò giảm từ
1000ml còn 300ml; nồng độ albumin trong huyết thanh tăng từ 2,8g/dL lên 3,2g/dL.
Từ khóa: suy dinh dưỡng nặng, phẫu thuật đa chấn thương, chăm sóc dinh dưỡng.
ABSTRACT
NUTRITION CARE IN SEVERE MALNOURISHED PATIENT AFTER MULTITRAUMA SURGERY: A
CASE REPORT.
Luu Ngan Tam* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 ‐ Supplement of No 1 ‐ 2013: 642 ‐ 647
Hypermetabolism is characterized by increased resting energy expenditure, substrate hypercatabolism as
glucose, fatty acid, glutamine, increased protein breakdown, salt and water retention after multitrauma
operation(4,6). Malnutrition is a consequence of an unbalance between insufficient nutritional intake and
hypermetabolism(3). Nutrition care, however, plays an important role in therapy of surgical patient(7,8,10). This was
a male‐ 54 age patient with diagnosis as biliary, pancreatic fistula after suture of the ruptured left liver, ruptured
stomach, pancreatic head due to traffic accident. Body weight loosed 4kg, serum albumin reduced 2,8g/dL after
one week hospital stay. Besides antibiotic therapy, drainage, electrolyte water balance after nutrition
consultation the patient achieved 1800 to 2200kcal, 65 to 75g protein and micronutrients by RDA
(recommendation Daily Allowance) versus 1300kcal; 55g protein during the first one week. As the result of one
month therapy, body weight gained 3kg; fluid fistula reduced 1000ml to 300ml; serum albumin raised 2,8g/dL to
3,2g/dL.
Key words: severe malnutrition, multitrauma surgery, nutrition care.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong gần một thập kỷ, vấn đề dinh dưỡng
cho bệnh nhân sau phẫu thuật ngày càng được
quan tâm hơn. Từ việc phát hiện và điều trị suy
dinh dưỡng nặng bệnh nhân trước mổ, cho đến
cho ăn sớm so với chỉ định nhịn ăn sau gần một
tuần phẫu thuật, dinh dưỡng qua đường tĩnh
mạch phối hợp nhiều chất thay cho dinh dưỡng
tĩnh mạch toàn phần với phần lớn là glucose và
một ít acid amin, đã cho thấy mang lại những
kết quả tích cực hơn trong điều trị bệnh nhân
phẫu thuật đường tiêu hóa(7,8,10,16). Song dinh
* Khoa Dinh dưỡng, BV Chợ Rẫy
Tác giả liên lạc: TS. Bs. Lưu Ngân Tâm; ĐT: 0989590507. E‐mail: tamnganluu@yahoo.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012 643
dưỡng qua đường miệng ở nhóm bệnh nhân
này thường bị hạn chế bởi tình trạng buồn nôn,
chướng bụng hay cảm giác khó tiêu hóa sau ăn
là rất thường gặp trong vài ngày đầu sau mổ.
Trong khi tăng chuyển hóa như tăng chuyển
hóa năng lượng, tăng dị hóa các chất là kết quả
của một sự thay đổi rất lớn về thần kinh giao
cảm, vùng hạ đồi, cũng như nội tiết như cortisol,
catecholamin, glucagon, insulin làm tăng nhu
cầu dinh dưỡng ở bệnh nhân (4,6). Thiếu cung cấp
dinh dưỡng sẽ gây ra tình trạng sụt cân nặng,
dẫn đến suy dinh dưỡng nặng ở bệnh nhân có
tăng chuyển hóa dù trong thời gian ngắn sau
mổ(3). Nhiều bằng chứng cho thấy suy dinh
dưỡng nặng là một yếu tố tiên lượng sau phẫu
thuật(5,9,10,11,12,13,14,15). Suy dinh dưỡng nặng là một
yếu tố thuận lợi cho tình trạng nhiễm khuẩn,
hạn chế quá trình lành vết thương sau mổ, làm
tăng nguy cơ biến chứng nhiễm khuẩn và xì rò(9,
11, 12, 13, 14, 15). Vì vậy để đáp ứng với tăng nhu cầu
dinh dưỡng, theo dõi khả năng dung nạp dinh
dưỡng qua đường tiêu hóa và qua đường tĩnh
mạch ở bệnh nhân là cần thiết. Trong đó quan
tâm chăm sóc dinh dưỡng kịp thời và phù hợp
sẽ góp phần quan trọng trong tiến trình lành
bệnh ở bệnh nhân ngoại khoa.
Nhân một trường hợp hội chẩn dinh dưỡng
cho một bệnh nhân nam 54 tuổi, bị sụt 4kg thể
trọng trong một tuần đầu nằm viện với chẩn
đoán rò mật, rò tụy sau phẫu thuật khâu vỡ gan
trái, vỡ dạ dày, vỡ đầu tụy do tai nạn giao
thông, sẽ phần nào làm rõ hơn vấn đề này.
TRƯỜNG HỢP LÂM SÀNG
Bệnh nhân
Võ Văn G, nam, sinh năm 1957. Nghề
nghiệp: Làm ruộng.
Nhập viện ngày
10/10/2011. Xuất viện ngày 15/11/2011.
Lý do nhập viện
Bệnh viện đa khoa tỉnh chuyển với chẩn
đoán hậu phẫu ngày 1 khâu vỡ gan, vỡ dạ dày,
vỡ tụy.
Bệnh sử
Bệnh nhân được mổ cấp cứu vỡ gan trái,
vỡ đứt đôi tiền môn vị, vỡ tụy, do tai nạn giao
thông ngày 09/10/2011 tại bệnh viện tỉnh và
được khâu gan trái, khâu đầu tụy, dẫn lưu ổ
tụy, khâu nối dạ dày 2 lớp, mở dạ dày ra da
sau đó được chuyển đến bệnh viện Chợ Rẫy
để được điều trị tiếp.
Tiền căn
Không có bệnh lý gì.
Tình trạng lúc nhập viện
‐ Bệnh nhân lừ đừ, khó tiếp xúc. Da niêm
hồng nhạt, vẻ mặt nhiễm khuẩn.
‐ Thở oxi qua cannule 2 lít/phút.
‐ Mạch: 110lần/phút; nhiệt độ: 37oC; huyết
áp: 120/70mmHg; nhịp thở: 20 lần/phút.
‐ Bụng chướng nhẹ; vết mổ khô, ấn đau
vùng gần vết mổ, không dấu đề kháng thành
bụng.
‐ Dẫn lưu tụy ra 300ml dịch nâu đen; dẫn
lưu dưới gan ra 200ml dịch nâu.
Cận lâm sàng
‐ Công thức máu (CTM):
Hồng cầu (HC): 4,43T/L; Hct: 39,8%; Hb:
138g/L; MCV 89,9fL; MCH 31,2pg; MCHC
348g/L.
Bạch cầu (BC): 13,78G/L (N 83,9%; L 8,2%;
Mono 5,9%; E 0,3%; Baso 0,3%).
Tiều cầu (TC): 188 G/L
‐ Đông máu:
PT: 16,6 giây; INR 1,46; APTT 30,5 giây; Lee
white: 9 phút.
‐ Sinh hóa:
Đường huyết (ĐH): 156mg/dL; ALT 911U/L,
AST 225U/L; Amylase/ máu 447U/L; BUN
27mg/dL; Creatinine: 1,36mg/dL; Na+ 138; K+ 6,1;
Cl‐ 107; Ca2+ 1,7mmol/L.
‐ X‐quang ngực: tràn khí màng phổi phải,
gãy cung trước xương sườn 3,4,5,6 bên phải.
‐ CT scan: dập vỡ gan trái độ 3, tụ dịch
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012 644
quanh tụy, dịch ổ bụng nhiều.
Chẩn đoán
Theo dõi rò mật, gãy cung trước xương sườn
3,4,5,6, tràn khí màng phổi phải./ hậu phẫu ngày
1 khâu vỡ gan trái, vỡ dạ dày, vỡ đầu tụy.
Diễn tiến lâm sàng và điều trị: từ ngày 11
đến 17/10.
Lâm sàng
Tỉnh tiếp xúc tốt, sinh hiệu ổn. Thở oxi qua
mũi
Ăn uống kém, có cảm giác buồn nôn, than
đau bụng vùng hạ sườn và hố chậu phải và chỗ
vết mổ.
Khám không có dấu đề kháng thành bụng.
Dẫn lưu dưới gan 250 giảm 100ml dịch nâu
đen và còn ra ít dịch xanh rêu.
Dẫn lưu ổ tụy 150‐ 250ml dịch nâu đen tăng
dần đến 1000ml dịch vàng trong.
Sonde dạ dày ra da ra dịch vàng lợn cợn, sau
đó hết ra dịch.
Cận lâm sàng
CTM: HC: 4,43‐ 3,18T/L; Hb: 138‐ 86g/dL;
Hct: 39,8‐ 26,5%; BC 13,78‐ 14,72G/L.
Đông máu PT 16,6 giây; INR 1,46; APTT 30,5
giây
Na 133; K 2,7; Cl 97; Ca 1,9mmo/L; ĐH 156‐
131 mg%; BUN 27‐16 mg%;
Creatinin 1,36mg% ‐ 0,65mg%; ALT 911‐
81U/L; AST 225‐ 47 U/L.
Bilirubin TP: 123,5mg/dL (TT: 112; GT
11,5mg/dL) giảm còn 1,07mg/dL (TT 0,32; GT
0,75mg/dL).
Albumin/máu: 2,8g/dL
Amylase dịch: 146.250U/L; Amylase/máu
62UI/L;.
X‐quang ngực: Tràn khí dưới da thành ngực
P, tràn khí màng phổi P, xẹp phổi P.
Siêu âm bụng: ít dịch dưới gan, quanh lách,
ít dịch giữa các quai ruột, vùng đầu tụy có 1 khối
tụ dịch lớn đường kính 77mm, lợn cợn, giới hạn
rõ, bờ đều. Tràn dịch màng phổi phải lượng ít.
Chẩn đoán
Rò mật, rò tụy, tràn khí màng phổi phải
lượng nhiều, gãy xương sườn 3, 4, 5, 6 / hậu
phẫu vỡ gan trái, vỡ dạ dày, vỡ đầu tụy.
Điều trị
Dẫn lưu màng phổi phải (DLMP Phải)
Prepenem 1,5g; Aminoleban 8,5% 500ml,
Lipofundin 10% 500ml; Glucose 5% 1000ml.
Cân bằng điện giải; Esomarksan 40mg;
Vitamin C 1g.
Cháo thịt.
Hội chẩn dinh dưỡng: 18/10
Tỉnh, tiếp xúc tốt.
Sụt 4kg khoảng 8%/1 tuần (cân nặng trước
tai nạn: 50kg; 1,7m; BMI 17,3); hiện BMI: 15,9.
Triệu chứng ở đường tiêu hóa: buồn nôn,
không nôn ói.
Thể trạng: gầy, mất lớp mỡ dưới da và teo cơ
nặng, không phù chi.
Cung cấp dinh dưỡng trước đó:
Năng lượng: 1300kcal /ngày, đạm (P): 55g
/ngày, béo (L): 63g, glucid (G): 110g, trong đó:
‐ Ăn đường miệng: Cháo thịt 300ml (240kcal;
7,5gP; 6,3gL) + Ensure 200ml (200kcal; 7,5P;
6,7gL)
‐ Dinh dưỡng qua đường tĩnh mạch ngoại vi:
Aminoleban 8% 500ml (160kcal; 40gP);
Lipofundin 10% 500ml (500kcal; 50gL); G5%
500ml*2 (200 kcal; 50gG); Vitamin và vi lượng.
DLMP phải; DL dưới gan: ít dịch xanh rêu;
DL tụy: 1000ml dịch vàng trong.
Tiêu tiểu: bình thường.
Các vấn đề liên quan dinh dưỡng
Suy dinh dưỡng nặng thể thiếu năng lượng
và đạm:
‐ SGA‐C (sụt cân 8%/1 tuần, buồn nôn, teo cơ
và mất lớp mỡ dưới da nặng).
‐ Năng lượng: 1300kcal/ngày
(26kcal/kg/ngày # 50kg); Đạm: 55g/ngày
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012 645
(1,1g/kg/ngày).
‐ Albumin/máu: 2,8g/dL; Lympho bào<
2000/mm3
Tăng chuyển hóa mức độ vừa do nhiễm
khuẩn tiêu hóa ở bệnh nhân rò tụy, mật, TKMP
P, gãy cung trước xương sườn 3,4,5,6/ HPN7
khâu vỡ gan trái, vỡ dạ dày, vỡ đầu tụy.
Điều trị dinh dưỡng
Nutriflex peri 1000ml, SMOF lipid 20%
250ml truyền tĩnh mạch
Tracutil 1 ống (TTM); VitC 1g (tĩnh mạch
chậm); Becombion 1 ống (tiêm bắp).
Cân bằng điện giải.
Cháo thịt phẫu thuật (PT04‐cháo).
Diễn tiến và điều trị
Từ ngày 19‐ 27/10:
Lâm sàng
Ăn được trong ngày: 300ml cháo thịt và
uống 200ml sữa Ensure; có cảm giác chướng
bụng và khó tiêu sau ăn, không đau đụng.
Dẫn lưu dưới gan ít dịch xanh rêu.
Dẫn lưu ổ tụy ra 1000ml dịch vàng trong.
Cận lâm sàng
Ion đồ: Na 134; K 3,3; Cl 97; Ca 2,1mmol/L.
Điều trị
Dẫn lưu màng phổi phải (DLMP Phải)
Prepenem 1,5g;
Nutriflex peri 1000ml, SMOF lipid 20%
250ml; Tracutil 1 ống; VitC 1g; Becombion 1 ống.
Cân bằng điện giải; Esomarksan 40mg.
Cháo thịt phẫu thuật (PT04‐cháo).
Năng lượng: 1500‐1600kcal/ngày
(30kcal/kg/ngày), đạm:60‐65g/ngày
(1,3g/kg/ngày), béo 65g; vi chất dinh dưỡng.
Từ ngày 28/10 đến 15/11
Lâm sàng
Ăn tốt hơn: cháo thịt sau đó chuyển sang ăn
cơm (PT04‐cơm).
Dẫn lưu ổ tụy ra 600ml giảm dần còn 300‐
400ml dịch vàng trong.
Cận lâm sàng
HC: 3,18T/L; Hb: 92g/dL; Hct: 28%; PLT:
482G/L; BC: 15,9G/L (N74%; L10,6%)
PT 15,3s; INR 1,31; APTT 34,5s
Albumin 3,2g/dL;
BUN, Creatinine, ion đồ: trong giới hạn bình
thường.
Siêu âm bụng: tụ dịch vùng đầu tụy dk
47*73mm, echo kém vùng gan trái.
Điều trị
Dalacin 0,3g* 2
Pantoloc: 40mg
Dinh dưỡng tĩnh mạch giảm dần theo dung
nạp dinh dưỡng đường miệng.
Năng lượng: 1800‐ 2200kcal/ngày, đạm: 65‐
75g/ngày, béo 65g‐ 70g; vi chất dinh dưỡng.
Kết quả điều trị: Xuất viện về
Tăng 3 kg.
Tổng trạng tốt hơn.
Dẫn lưu tụy: 300‐ 400ml
Các kết quả xét nghiệm: trong giới hạn bình
thường.
Tái khám sau 1 tháng.
BÀN LUẬN
Tăng chuyển hóa trong bệnh lý cấp tính
hoặc tăng chuyển hóa liên quan đến stress bệnh
lý như tăng chuyển hóa năng lượng lúc nghỉ
ngơi, tăng dị hóa các chất dinh dưỡng, là kết quả
của một sự thay đổi rất lớn về thần kinh giao
cảm, vùng hạ đồi, cũng như nội tiết như cortisol,
catecholamin, glucagon, kháng insulin trong
đó chuyển hóa năng lượng lúc nghỉ ngơi có thể
tăng từ 40% đến 60%, làm tăng nhu cầu dinh
dưỡng ở bệnh nhân sau đa chấn thương(4,6). Bệnh
nhân này sau phẫu thuật đa thương dù đã được
điều trị kịp thời, trong đó chăm sóc dinh dưỡng
với năng lượng: 1300kcal /ngày, đạm (P): 55g
/ngày, béo (L): 63g, glucid (G): 110g‐ Phần 2.10,
nhưng vẫn bị sụt mất 4 kg thể trọng (4/50kg
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012 646
tương đương 8% thể trọng) trong vòng 1 tuần
nằm viện. Sụt cân nặng làm cho tình trạng suy
dinh dưỡng trường diễn mức độ nhẹ trước khi
nhập viện (chỉ số khối cơ thể ‐ BMI = 17,3) trở
nên trầm trọng hơn, với mất lớp mỡ dưới da và
teo cơ ngoại vi nặng và albumin trong máu giảm
còn 2,8g/dL. Vấn đề đặt ra ở đây là với tình
trạng tăng chuyển hóa cả về dị hóa các chất như
đường glucose, acid béo và glutamine, tăng ly
giải đạm ở các mô ngoại vi cũng như đồng hóa
cần đủ năng lượng, đạm, béo, vi chất... để tái tạo
và sữa chữa mô, thì liệu cung cấp dinh dưỡng
như vậy đã phù hợp? Năng lượng chuyển hóa
cơ bản có thể đánh giá bằng máy đo chuyển hóa
năng lượng gián tiếp (indirect caloriemetry).
Trong trường hợp không có máy này, nhu cầu
dinh dưỡng bệnh nhân có thể dựa theo theo
khuyến nghị của Hội ESPEN (Hội dinh dưỡng
lâm sàng Châu Âu): năng lượng 25kcal/kg thể
trọng lý tưởng/ ngày để đáp ứng tiêu hao, đặc
biệt trong tình trạng stress chuyển hóa nặng thì
có thể tăng 30 kcal/kg/ngày và có thể tăng 35‐
40kcal/kg/ngày trong giai đoạn hồi phục; lượng
đạm trung bình 1,5g/kg/ngày; tỉ lệ đạm: béo:
đường là 20%: 30%: 50%, đặc biệt đảm bảo vi
chất dinh dưỡng đặc biệt muối khoáng và
vitamin ở bệnh nhân rò cung lượng cao(1). Ở
bệnh nhân này cung cấp dinh dưỡng qua đường
ăn uống và tĩnh mạch đạt được 1300kcal/ngày
(26kcal/kg/ngày # CN thường có là 50kg); 55g
đạm /ngày (1,1g/kg/ngày) kéo dài trong một
tuần. Trong đó dinh dưỡng qua đường ăn uống
của bệnh nhân bị ảnh hưởng bởi buồn nôn, cảm
giác đầy bụng sau ăn, làm cho khả năng dung
nạp thức ăn chỉ được khoảng 450kcal; 15g đạm
trong ngày‐ Phần 2.10, nhưng không được theo
dõi một cách đầy đủ. Đồng thời cung cấp dinh
dưỡng qua đường tĩnh mạch cũng chỉ mới đạt
được khoảng 860kcal; 40g đạm, không đáp ứng
với khả năng dung nạp thức ăn qua đường tiêu
hóa và tình trạng tăng chuyển hóa của bệnh
nhân. Qua đây có thể cho thấy dù trong thời
gian nằm viện khá ngắn, cung cấp dinh dưỡng
không đáp ứng đủ với tăng chuyển hóa ở bệnh
nhân dễ dẫn đến suy dinh dưỡng nặng sau
phẫu thuật lớn. Trong đó theo dõi, đánh giá khả
năng dung nạp dinh dưỡng ở người bệnh là cần
thiết vì giúp tránh được thiếu hụt trong cung
cấp dinh dưỡng cho bệnh nhân, phòng ngừa
biến chứng liên quan đến suy dinh dưỡng nặng.
Bệnh nhân sau đó đã được hội chẩn và theo
dõi dinh dưỡng với tăng dần dinh dưỡng qua
đường miệng theo khả năng dung nạp thức ăn ở
đường tiêu hóa và bồi hoàn dinh dưỡng qua
đường tĩnh mạch đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng
(từ 1300 kcal lên 2200kcal; từ 55g lên 75g đạm;
63g lên 70g béo và đầy đủ vi chất dinh dưỡng
hơn‐ phần 2.11). Kết quả là sau gần 1 tháng phối
hợp điều trị kháng sinh, dẫn lưu, cân bằng nước
và điện giải và dinh dưỡng đầy đủ bệnh nhân
đã được xuất viện về với tăng 3kg thể trọng,
giảm đáng kể lượng dịch rò tụy từ 1000ml còn
300ml, tăng nồng độ albumin trong máu từ
2,8g/dL lên 3,2g/dL. Như vậy rõ ràng ở bệnh
nhân rò tiêu hóa, bên cạnh các biện pháp điều trị
đặc hiệu thì chăm sóc dinh dưỡng là một liệu
pháp không kém phần quan trọng(7, 8, 10). Để qua
đó có thể thấy rằng, chất lượng điều trị sẽ được
nâng cao hơn nữa nếu người bệnh có được sự
quan tâm hơn về chăm sóc dinh dưỡng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Braga M, Ljungqvist O, Soeters P, Fearson K, et al. ESPEN
Guidlines on Parenteral Nutrition: Surgery. Clinical Nutrition
(2009) 28: 1‐9., Hermans G,
2. Druml W, Jadrna K. General principles. In: Recommendations
for enteral and parenteral nutrition in adults. Version 2008‐
2010. English Pocket Edition. Page 15‐ 20.
3. Hackl J M. Ermittlung des Ernaehrungsstatus. In:
Praxishhandbuch klinische Ernaehrung und Infusionstherapie.
Springer, Inc. Berlin, Heidelberg. 2003. Page 3‐ 20.
4. Hammarqvist F, Wernerman J, Allison S P. Injury and sepsis.
In: Basics in clinical nutrition. Third Edition. 2004. Page 114‐
129.
5. Hülya S, U ur S, Canan B, Mehmet Z and Ergün E. The
Influence of Nutritional Status on Complications after Major
Intraabdominal Surgery. Journal of the American College of
Nutrition, Vol. 23, No. 3, 227‐232 (2004).
6. Kreymann K G. Energieumsatz und Energiehaushalt. In:
Praxishhandbuch klinische Ernaehrung und Infusionstherapie.
Springer, Inc. Berlin, Heidelberg. 2003. Page 22‐ 38.
7. Lâm V T, Nguyễn M H, Lưu N T, Nguyễn N Q M. Kết quả
phương pháp truyền hoàn hồi dịch tiêu hóa trên bệnh nhân có
hội chứng ruột ngắn sau mổ. Tạp chí Y Học Thành phố Hồ Chí
Minh. Phụ bản của tập 12* Số 3* 2008. Đại học y dược TPHCM.
Trang 41‐ 47.
8. Lưu N T. Hiệu quả của dinh dưỡng tích cực trong rò tiêu hóa.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012 647
Tạp chí Y Học TP.HCM. Phụ bản của tập 12* Số 3* 2008. Đại
học y dược TPHCM. Trang 24 ‐ 28.
9. Nguyễn T A, Lưu N T. Tình trạng dinh dưỡng trước mổ và
biến chứng nhiễm trùng sau phẫu thuật gan mật tụy tại bệnh
viện Chợ rẫy. Tạp chí Y Học Thành phố Hồ Chí Minh. Phụ
bản của tập 15* Số 4* 2011. Đại học y dược TPHCM. Trang
387‐ 396.
10. Nguyễn M H, Đỗ Trọng Khanh. Tổng quan về rò tiêu hóa. Tạp
chí Y Học Thành phố Hồ Chí Minh. Phụ bản của tập 12* Số 3*
2008. Đại học y dược TPHCM. Trang 1‐7.
11. Norman K, Pichard C, Lochs H, Pirlich M. Prognostic impact
of disease related to malnutrition. Clinical Nutrition 2008, 27:
5‐15.
12. Pham VN, Reijven C, Greve JW, Soeters PB. Application of
subjective global assessment as a screening tool for
malnutrition in surgical in Viet Nam. Clinical nutrition (2006),
25, 102‐ 108.
13. Pirlich M, Schuetz T, Norman K, et al. The German hospital
malnutrition study. Clinical Nutrition 2006, 25, 563‐ 572.
14. Schuster JM, Rechtine G, Norvell DC, Dettori JR. The influence
of perioperative risk factors and theurapeutic intervention on
infection rates after spine surgery: a systematic review. Spine
(Phila Pa 1976) 2010 Apr 20; 35 (9Suppl): S125‐ 137.
15. Stratton RJ, Green CJ, Elia M. Disease related to malnutrition.
CABI publishing 2003.
16. Weimann A, Braga M, Harsanyi L, Laviano A, et al. ESPEN
Guidelines on Enteral Nutrition: Surgery including Organ
Transplantation. Clinical Nutrition (2006) 25: 224‐ 244.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nhan_mot_truong_hop_dinh_duong_cho_benh_nhan_suy_dinh_duong.pdf