Về đặc điểm dịch tễ, bệnh nhân nam 22 tuổi,
thuộc nhóm tuổi có nguy cơ cao nhất của sarcôm
tạo xương giàu đại bào là ở thập niên niên thứ
ba(6). U đại bào xương thường gặp hơn ở nữ, ở
lứa tuổi 20‐40(11). Đối với bướu mô bào sợi ác tính
có tỉ lệ xấp xỉ nhau ở cả hai giới, thường xảy ra ở
lứa tuổi trung niên với độ tuổi trung bình là 50.
Về các đặc điểm lâm sàng, bệnh nhân có
khối u ở vùng dưới xương đùi phải, rất đau,
sưng, nhiều đợt sốt cao, sụt cân, giới hạn vận
động khớp gối. Những triệu chứng này phù hợp
với sarcôm tạo xương, tuy nhiên cũng gặp ở
nhiều bệnh lí bướu xương khác, trong đó có u
đại bào xương và bướu mô bào sợi ác tính.
Dựa vào các đặc điểm nêu trên giúp chúng
tôi chẩn đoán đây là một trường hợp sarcôm tạo
xương giàu đại bào. Sarcôm tạo xương có độ ác
tính cao, có thể di căn đến nhiều cơ quan, nhiều
nhất là phổi và xương. Trên bệnh nhân này
chúng tôi có thực hiện x‐quang ngực thẳng.
Hình ảnh trên phim chưa phát hiện bất thường.
Tuy nhiên, điều này cũng không giúp loại trừ di
căn vì khoảng 80% bệnh nhân đã có di căn ở
mức độ vi thể ở thời điểm chẩn đoán(10), trong
khi hình ảnh học chỉ có thể phát hiện 8‐15% di
căn(8,19). Mặc dù alkaline phosphatase trong máu
tăng trong sarcôm tạo xương, không có xét
nghiệm máu nào giúp phát hiện di căn của
sarcôm tạo xương ở mức độ vi thể.
Chính vì vậy, việc điều trị sarcôm tạo xương
cần phẫu trị, thường là đoạn chi và có thể phối
hợp thêm hóa trị trong phần lớn trường hợp.
Vẫn còn nhiều tranh cãi xung quanh chỉ định và
thời gian bắt đầu thực hiện hóa trị trước hoặc
sau phẫu thuật. Khi được điều trị thích hợp gồm
phẫu trị và hóa trị, tỉ lệ sống sau 5 năm là 55‐
60%(2,4). Những yếu tố làm giảm tiên lượng bệnh
là vị trí gần đường giữa trục cơ thể, u kích thước
lớn, di căn và quá trình điều trị kém đáp ứng với
hóa trị.
6 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 09/02/2022 | Lượt xem: 21 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nhân một trường hợp sarôm tạo xương giàu đại bào, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012 594
NHÂN MỘT TRƯỜNG HỢP SARÔM TẠO XƯƠNG GIÀU ĐẠI BÀO
Trần Minh Thông*, Phạm Quang Thông*
TÓM TẮT
Báo cáo bàn luận về trường hợp sarcôm tạo xương giàu đại bào ‐ một bệnh lý hiếm gặp thuộc nhóm sarcôm
tạo xương qui ước. Bệnh nhân nam 22 tuổi, quốc tịch Campuchia, có một khối u đầu dưới xương đùi trái, rất
đau, sưng, hạn chế vận động khớp gối, kèm theo triệu chứng sốt và sụt cân. Đặc biệt, hình ảnh vi thể có rất nhiều
đại bào, dễ dẫn đến chẩn đoán nhầm với u đại bào xương. Kết luận chẩn đoán dựa trên giải phẫu bệnh, hình ảnh
học và thông tin lâm sàng.
Từ khóa: sarcôm tạo xương giàu đại bào, sarcôm tạo xương qui ước, u đại bào xương.
SUMMARY
CASE REPORT: GIANT CELL RICH OSTEOSARCOMA
Tran Minh Thong, Pham Quang Thong
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 ‐ Supplement of No 1 ‐ 2013: 594 ‐ 599
This report discusses a case of giant cell rich osteosarcoma, which is a rare variant of conventional
osteosarcoma. This patient is a 22 year old male Cambodian, who had a tumor in lower extremity of left femur
with pain, swelling, limited joint mobility, fever and weight loss. Especially, microsections showed a lot of giant
cells and were easy to be misdiagnosed as giant cell tumor. The exact diagnosis was based on histopathological
diagnosis, imaging tests and clinical information.
Keywords: giant cell rich osteosarcoma, conventional osteosarcoma, giant cell tumor.
TỔNG QUAN
Sarcôm tạo xương là một ung thư phát triển
từ tế bào tạo xương có nguồn gốc trung mô và
tạo chất dạng xương ác tính. Bệnh chiếm tỉ lệ
25% các ung thư nguyên phát ở xương(16). Nguy
cơ mắc bệnh ở giới nam cao hơn giới nữ với tỉ lệ
1,5‐2/1(5). Phân bố tuổi của sarcôm tạo xương
thường có 2 đỉnh, với đỉnh tuổi thứ nhất là 10‐14
tuổi tương ứng với thời kì dậy thì. Đình tuổi thứ
hai là người trưởng thành trên 65 tuổi, thường
kèm theo bệnh lí ác tính khác như bệnh Paget. Tỉ
suất mới mắc mỗi năm là 5,4/106 ở nam và
4,0/106 ở nữ. U thường phát triển từ vùng hành
xương gần đĩa tăng trưởng của xương dài. Vị trí
u thường được xem là gần gối xa khuỷu do hay
gặp nhất ở xương đùi (42%, với 75% ở đầu
dưới), xương chày (19%, với 80% ở đầu trên) và
xương cánh tay (10%, với 90% ở đầu trên).
Những vị trí khác là xương sọ hoặc xương hàm
(8%) và xương chậu (8%)...(15).
Nguyên nhân của bệnh sarcôm tạo xương
đến nay vẫn chưa xác định. Tuy nhiên bệnh có
một số yếu tố nguy cơ rõ rệt. Sự phát triển
xương nhanh trong thời kì thiếu niên làm tăng
nguy cơ bệnh. Chất phóng xạ làm tăng nguy cơ
sarcôm tạo xương thứ phát. Những bệnh nghịch
sản xương như bệnh Paget, nghịch sản sợi, u
sụn, đa lồi xương di truyền và u nguyên bào
võng mạc (dòng tế bào mầm) là những yếu tố
nguy cơ liên quan đến đột biến gen.
Triệu chứng bệnh xuất hiện vài tuần đến vài
tháng trước khi được chẩn đoán. Theo một
nghiên cứu trên 102 bệnh nhân sarcôm tạo
xương, 92% bệnh nhân có triệu chứng đau tại
chỗ, 85% căng đau, 56% đau từng cơn khi nghỉ
ngơi và 21% đau về đêm. 39% bệnh nhân sờ
* Khoa Giải Phẫu bệnh, BV Chợ Rẫy
Tác giả liên lạc: BSCKII Trần Minh Thông, ĐT: 0918202941, Email: tranmthong2003@yahoo.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012 595
được khối u. Khi di chuyển khớp, 39% bệnh
nhân đau và 23% bệnh nhân bị giới hạn vận
động khớp. Triệu chứng sốt chiếm 3%. 5% bệnh
nhân bị teo cơ. 31% bệnh nhân đi lại khập
khiễng. 47% bệnh nhân gặp chấn thương tại thời
điểm bắt đầu xuất hiện triệu chứng(18).
Về hình ảnh học, sarcôm tạo xương cho các
hình ảnh như khuyết do hủy xương, tăng đậm
độ do tăng sinh xương, phản ứng màng xương
ác tính, vỡ vỏ xương Không thể chỉ dùng một
đặc điểm hình ảnh riêng lẻ để chẩn đoán bệnh.
Trên XQ, hình ảnh tổn thương của sarcôm tạo
xương có thể chỉ là hủy xương (khoảng 30%),
tạo xương (khoảng 45%) và dạng hỗn hợp. Phản
ứng màng xương cho hình ảnh tam giác
Codman. U lan rộng qua màng xương có thể tạo
thành hình ảnh tia sáng mặt trời (khoảng 60%
bệnh nhân). Dạng sarcôm tạo xương dạng dãn
mạch xa thường có dạng nang và có thể lầm với
một nang xương phình mạch(7). CT scan giúp xác
định vị trí và xâm lấn của u tốt hơn. Cũng cần
thực hiện XQ hoặc CT‐scan ngực để đánh giá di
căn phổi.
Về đại thể, sarcôm tạo xương thường là tổn
thương lớn, đường kính hơn 5cm, phá vỡ màng
xương và có thể lan rộng ra vùng mô mềm cũng
như vùng nội tủy. Có thể thấy những ổ tế bào
ung thư ở vị trí xa trong khoang tủy xương
bệnh. Hình ảnh u thay đổi theo độ biệt hóa và
thường lốm đốm nhiều màu. Có thể thấy hình
ảnh phản ứng màng xương dạng gai hoặc phiến
xương. Thường thấy hình ảnh những ổ chảy
máu và hoại tử, những vùng lớn chứa đầy máu.
Về vi thể, cấu trúc giống như trung mô
xương nguyên thủy, gồm những đám tế bào
không biệt hóa, đa diện hoặc hình thoi, bào
tương rõ, nhiều nhân quái, nhân chia. Tế bào u
họp thành bè tạo nên mô xương hoặc dạng
xương kèm mô liên kết rất giàu mạch máu.
Cũng có thể thấy những đám mô sụn, mô sợi,
mô nhầy, đại bào nhiều nhân giống hủy cốt bào,
nhiều vùng chảy máu(16).
Sarcôm tạo xương giàu đại bào lần đầu tiên
được mô tả bởi Bathurst và cộng sự năm 1986,
thuộc nhóm sarcôm tạo xương qui ước. Theo
một số nghiên cứu, tỉ lệ bệnh chiếm từ 1‐3% tổng
số sarcôm tạo xương qui ước(1). Tuy nhiên theo
ghi nhận của chúng tôi, chỉ có một vài trường
hợp sarcôm tạo xương giàu đại bào được báo
cáo trên thế giới và có lẽ chưa được báo cáo rộng
rãi ở Việt Nam.
Trường hợp lâm sàng
Bệnh nhân Hóc Đ., nam, 22 tuổi, quốc tịch:
Campuchia, nghề nghiệp: sinh viên. Nhập viện
ngày 21/9/2011 tại bệnh viện Chợ Rẫy. Lí do
nhập viện: đau ở đầu gối chân trái.
Cách nhập viện khoảng 10 tuần, bệnh nhân
cảm thấy rất đau ở vùng gối chân trái, không
lan, kèm sốt liên tục 38,50C trong 5 ngày. Sau đó
1 tháng, đầu gối trái bệnh nhân bắt đầu sưng rõ
làm bệnh nhân ngày càng gặp rất nhiều hạn chế
trong đi lại và vận động. Bệnh nhân đến khám
tại bệnh viện Nam Vang (Campuchia), được
điều trị nội khoa và theo dõi. Tình trạng sưng
đau ở đầu gối trái ngày càng tăng, bệnh nhân
không thể đi lại được, sụt cân khoảng 3 kg trong
2 tháng, sốt 5‐6 đợt. Ngoài ra chưa ghi nhận các
triệu chứng cơ năng khác. Bệnh nhân đến khám
và nhập bệnh viện Chợ Rẫy với chẩn đoán ban
đầu: U vùng dưới đùi trái.
Hình 1: Vùng gối trái của bệnh nhân sau khi sinh
thiết
Tại bệnh viện Chợ Rẫy, qua thăm khám phát
hiện ở phía dưới, mặt trong đùi trái có một khối
u kích thước lớn, tròn, mật độ chắc, ấn đau,
không di động. Màu sắc và nhiệt độ da vùng
bướu bình thường. Bệnh nhân không đi lại
được. Biên độ vận động gấp duỗi của khớp gối
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012 596
chân trái là 900‐450‐00. Mạch mu 2 chân rõ. Đo
chiều dài hai chân bằng nhau. Chưa ghi nhận
bất thường khác ở chân và các cơ quan khác.
Các kết quả xét nghiệm
Xét nghiệm Bệnh nhân Xét
nghiệm
Bệnh nhân
Công thức máu Ion đồ
RBC 4,76 T/L Na 140 mmol/L
Hgb 130 g/L K 3,8 mmol/L
Hct 38,7 % Cl 101 mmol/L
MCV 81,5 fL Ca TP 2,3 mmol/L
MCH 27,4 pg TPTNT
MCHC 336 g/L pH 6,5
WBC 9,38 G/L SG 1,015
Neu 64,3 % Glu neg
Lym 24,2 % Pro neg
Mono 9,2 % Bi neg
Eos 2,2 % Uro nor 0,1 mg/dl
Bas 0,1 % Keton neg
Plt 204 G/L Blood neg
Đường huyết 89 mg/dl Leu neg
AST 60 U/L Nitrite Neg
Xét nghiệm Bệnh nhân Xét
nghiệm
Bệnh nhân
ALT 59 U/L Đông máu
BUN 14 mg/dl PT 14,1 giây
Cre 1,08 mg/dl APTT 40,2 giây
INR 1,17
FIB 5,44 g/l
Bệnh nhân có men gan tăng ít. Các kết quả
xét nghiệm khác trong giới hạn bình thường.
Hình ảnh học
X‐ quang ngực thẳng
Chưa phát hiện hình ảnh bất thường trên
phim.
X‐quang xương vùng gối chân trái
XQ thẳng và nghiêng vùng gối cho thấy một
khối giảm đậm độ ở vùng hành xương đầu
dưới, mặt trong xương đùi trái, kích thước
khoảng 8x8x7 cm. Khối u phá vỡ màng xương
và lan vào vùng ống nội tủy, mô mềm. Có phản
ứng màng xương và vôi hóa mô mềm.
Hình 1: Hình ảnh X quang phổi (trái) và X quang vùng gối thẳng (giữa) và nghiêng (phải)
Hình ảnh giải phẫu bệnh
Đại thể: Bệnh phẩm gồm 4 mẫu mô kích
thước 0,5x1 cm, màu trắng, mềm.
Vi thể
Hình ảnh vi thể chính của u gồm nhiều đại
bào xương và tế bào đơn nhân. Cả hai loại tế
bào này đều có nhân giống nhau, hình bầu
dục, ít nhân chia. Có nhiều tế bào có nhân
không điển hình và nhân chia, hình thành chất
dạng xương, sụn không trưởng thành
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012 597
Hình 2: Đại bào có nhiều nhân giống hủy cốt bào.
Nhuộm H&E x100:
Hình 3: Nhân chia không điển hình Nhuộm H&E
x400.
Hình 4: Dương tính ở bào tương của các tế bào ung
thư Nhuộm Vimentin x100:
Hình 5: Mô chất dạng xương màu hồng trên mô nền
bướu Nhuộm H&E x200:
BÀN LUẬN
Quan sát tiêu bản của bệnh nhân này, ghi
nhận đầu tiên của bác sĩ giải phẫu bệnh là có rất
nhiều đại bào trên các vi trường, từ đó có thể
hướng đến chẩn đoán u đại bào xương. Đây là
một loại u giáp biên ác, chiếm tỉ lệ 4 ‐ 5%(17),
đứng thứ 3 trong u xương nguyên phát, sau
sarcôm tạo xương và u sụn xương..
Trong trường hợp bệnh nhân này, xuất hiện
nhiều tế bào có nhân không điển hình và nhân
chia, hình thành chất dạng xương, sụn không
trưởng thành, vị trí ở hành xương. Từ đó lại
hướng đến chẩn đoán bệnh thuộc nhóm sarcôm
tạo xương qui ước. Đồng thời cùng với sự xuất
hiện nhiều đại bào, chúng tôi nghĩ nhiều đây là
sarcôm tạo xương giàu đại bào. Một số đặc điểm
của sarcôm tạo xương giàu đại bào không có ở u
đại bào xương như: sự tạo thành chất dạng
xương trực tiếp từ tế bào ung thư, hiện tượng
thoái sản của một số tế bào đệm(12,13).
Một bệnh khác cũng cần xét đến là bướu mô
bào sợi ác tính. Đây là một dạng sarcôm có
nguồn gốc không rõ từ cả mô mềm và xương,
lần đầu tiên được mô tả năm 1961 bởi Kauffman
và Stout. Dạng đa hình của bướu mô bào sợi ác
tính có dạng những bó nhỏ tế bào thoi tỏa ra từ
một điểm trung tâm chen kẽ với những tế bào
khổng lồ tân tạo. Trong một nửa số trường hợp,
bướu mô bào sợi ác tính lại chứa những ổ nhỏ
chất dạng xương và đại bào nhiều nhân. Tuy
nhiên, thành phần tăng sinh chính là mô bào sợi
có kiểu sắp xếp nan hoa(3), không giống cách sắp
xếp tế bào trong trường hợp này. Từ đó giúp
chúng tôi loại trừ bướu mô bào sợi ác tính.
Trong nhóm sarcôm tạo xương qui ước, đại
bào xếp lan tỏa và chỉ chiếm tỉ lệ tối đa 1‐2%(12).
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012 598
Trong trường hợp này, số lượng đại bào rất cao,
giúp phân biệt sarcôm tạo xương giàu đại bào
với những loại khác trong nhóm sarcôm tạo
xương qui ước.
Về hóa mô miễn dịch, không có loại dấu ấn
nào giúp chẩn đoán xác định sarcôm tạo
xương giàu đại bào. Hầu hết sarcôm tạo xương
dương tính với vimetin. Những protein của
chất nền xương như osteocalcin, và
osteonectin hiện diện trong sarcôm tạo xương,
do đó dấu ấn của chúng có tỉ lệ dương tính
cao. Một số dấu ấn khác như S100, actin, EMA
có tỉ lệ dương tính thấp hơn trong sarcôm tạo
xương. Tuy nhiên các dấu ấn này không đặc
hiệu cho sarcôm tạo xương, do đó việc sử
dụng để chẩn đoán phân biệt với những bướu
xương khác còn gặp hạn chế.
Về x‐quang, vị trí của u là vùng hành xương,
khối u có bờ không rõ, kèm hùy xương, xơ hóa
và phản ứng màng xương. Những hình ảnh này
phù hợp với sarcôm tạo xương hơn u đại bào
xương và bướu mô bào sợi ác tính. U đại bào
xương có vị trí thường ở vùng đầu xương ở
người trưởng thành, bờ không xơ hóa, không có
phản ứng màng xương. Bướu mô bào sợi ác tính
lại ít khi có phản ứng màng xương và hiếm có
hiện tượng canxi hóa chất nền(9).
Về đặc điểm dịch tễ, bệnh nhân nam 22 tuổi,
thuộc nhóm tuổi có nguy cơ cao nhất của sarcôm
tạo xương giàu đại bào là ở thập niên niên thứ
ba(6). U đại bào xương thường gặp hơn ở nữ, ở
lứa tuổi 20‐40(11). Đối với bướu mô bào sợi ác tính
có tỉ lệ xấp xỉ nhau ở cả hai giới, thường xảy ra ở
lứa tuổi trung niên với độ tuổi trung bình là 50.
Về các đặc điểm lâm sàng, bệnh nhân có
khối u ở vùng dưới xương đùi phải, rất đau,
sưng, nhiều đợt sốt cao, sụt cân, giới hạn vận
động khớp gối. Những triệu chứng này phù hợp
với sarcôm tạo xương, tuy nhiên cũng gặp ở
nhiều bệnh lí bướu xương khác, trong đó có u
đại bào xương và bướu mô bào sợi ác tính.
Dựa vào các đặc điểm nêu trên giúp chúng
tôi chẩn đoán đây là một trường hợp sarcôm tạo
xương giàu đại bào. Sarcôm tạo xương có độ ác
tính cao, có thể di căn đến nhiều cơ quan, nhiều
nhất là phổi và xương. Trên bệnh nhân này
chúng tôi có thực hiện x‐quang ngực thẳng.
Hình ảnh trên phim chưa phát hiện bất thường.
Tuy nhiên, điều này cũng không giúp loại trừ di
căn vì khoảng 80% bệnh nhân đã có di căn ở
mức độ vi thể ở thời điểm chẩn đoán(10), trong
khi hình ảnh học chỉ có thể phát hiện 8‐15% di
căn(8,19). Mặc dù alkaline phosphatase trong máu
tăng trong sarcôm tạo xương, không có xét
nghiệm máu nào giúp phát hiện di căn của
sarcôm tạo xương ở mức độ vi thể.
Chính vì vậy, việc điều trị sarcôm tạo xương
cần phẫu trị, thường là đoạn chi và có thể phối
hợp thêm hóa trị trong phần lớn trường hợp.
Vẫn còn nhiều tranh cãi xung quanh chỉ định và
thời gian bắt đầu thực hiện hóa trị trước hoặc
sau phẫu thuật. Khi được điều trị thích hợp gồm
phẫu trị và hóa trị, tỉ lệ sống sau 5 năm là 55‐
60%(2,4). Những yếu tố làm giảm tiên lượng bệnh
là vị trí gần đường giữa trục cơ thể, u kích thước
lớn, di căn và quá trình điều trị kém đáp ứng với
hóa trị.
KẾT LUẬN
Như đã đề cập, sarcôm tạo xương giàu đại
bào là một bệnh hiếm gặp. Trên vi thể, bệnh lại
rất dễ chẩn đoán nhầm, đặc biệt với u đại bào
xương là một bệnh thường gặp trong nhóm
bướu xương. Do đó cần quan sát kĩ hình ảnh vi
thể cũng như kết hợp thêm thông tin về hình
ảnh học và lâm sàng để kết luận chẩn đoán.
Diễn tiến gần giống với các bệnh khác thuộc
nhóm sarcôm tạo xương qui ước. Hiện nay vẫn
chưa có hướng dẫn cụ thể trong điều trị sarcôm
tạo xương giàu đại bào, do đó việc điều trị bệnh
tương đối giống với điều trị sarcôm tạo xương
qui ước. Di căn có tỉ lệ cao, lại khó phát hiện
bằng phương tiện cận lâm sàng, do đó tiên
lượng bệnh rất khó khăn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bathurst, N.; Sanerkin, N. (1986). Osteoclast‐rich osteosarcoma.
Bi J Radiol, 59: 667‐673.
2. Bentzen, SM; Poulsen, H.X; Kaae. S; Jensen O.M.; Johansen, H.;
Mouridsen, H.T. et al. (1988). Prognostic factors in
osteosarcomas. A regression analysis, cancer 62: 194–202.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012 599
3. Dahlin, D.C. (1978). General aspects and data on 6221 cases.
Bone tumours, 1: 307‐314,
4. Davis, AM; Bell, R.S.; Goodwin, P.J. (1994). Prognostic factors
in osteosarcoma: a critical review. J. Clin. Oncol, 12: 423–431.
5. Forest, M (1997). Osteosarcoma. In: Forest, M. Orthopedic
surgical pathology, p203. Churchill Living Stone, Edinburgh.
6. Gambarotti, Marco; Donato, Maurizio; Alberghini, Marco;
Vanel, Daniel (2011). A strange giant cell tumor. European
Journal of Radiology, 77: 3–5,
7. Jerome, J. Terrence Jose; Varghese, Mathew; Sankaran, Balu
(2007). Chondroblastic Osteosarcoma of the Lower Tibia: a
case report. The Foot and Ankle Online Journal 3, 2:1.
8. Kaste, S.C.; Pratt, C.B.; Cain, A.M.; Jones‐Wallace, D.J.; Rao,
B.N. (1999). Metastases detected at the time of diagnosis of
primary pediatric extremity osteosarcoma at diagnosis:
imaging features. Cancer, 86: 1602–1608.
9. Link TM, Haeussler MD, Poppek S, Woertler K, Blasius S,
Lindner N, Rummeny EJ. (1998). Malignant fibrous
histiocytoma of bone: conventional X‐ray and MR imaging
features. Skeletal Radiol, 27:552‐558
10. Link, M.P.; Goorin, A.M.; Miser, A.W.; Green, A.A.; Pratt, C.B.;
Belasco, J.B. et al. (1986). The effect of adjuvant chemotherapy
on relapse‐free survival in patients with osteosarcoma of the
extremity. N. Engl. J. Med, 314: 1600–1606.
11. Mendenhall, W. M., Zlotecki, R. A., Scarborough, M. T., Gibbs,
P. C., & Mendenhall, N. P. (2006). Giant Cell Tumor of Bone.
American Journal of Clinical Oncology, 29: 96‐99.
12. Mirra, J.M. (1989). Clinical, radiologic and pathologic
correlations. Bone tumors: 326‐331.
13. Nascimento, A.G. and Huvos, A.G. (1979). Primary malignant
giant cell tumor of bone. A study of eight cases and review of
the literature. Cancer, 44: 1393‐1402.
14. Nikolin BL, Dugandæija T, Salma S, et al (2005). Some
epidemiological characteristics of malignant fibrous
histiocytoma in the province of Vojvodina. Arch Oncol 13,
1:16‐17.
15. Ottaviani G, Jaffe N. (2010). The Epidemiology of
Osteosarcoma. Cancer Treatment and Research, 152: 3‐13.
16. Trần Phương Hạnh (1997). Osteosarcoma. In: Trần Phương
Hạnh. Từ điển giải nghĩa bệnh học, ấn bản lần 2: 473‐474,
Trường Đại Học Y Dược TP.HCM, TP.HCM.
17. Turcotte RE, Wunder JS, Isler MH, Bell RS, Schachar N, Masri
BA, Moreau G, Davis AM (2002.) Giant cell tumor of long
bone: a Canadian sarcoma group study. Clin Orthop Relat Res,
1(397): 248–258.
18. Widhe B, et al (2000). Initial Symptoms and Clinical Features in
Osteosarcoma and Ewing Sarcoma. The Journal of Bone &
Joint Surgery, 82:667‐667.
19. Yonemoto T; Tatezaki S; Ishii T; Satoh T; Kimura H; Iwai N
(1998). Prognosis of osteosarcoma with pulmonary metastases
at initial presentation is not dismal. Clin. Orthop: 194 – 199.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nhan_mot_truong_hop_sarom_tao_xuong_giau_dai_bao.pdf