Suy hô hấp trong bệnh cảnh sốt rét nặng
chiếm tỉ lệ khoảng 25% ở người lớn và 40% ở trẻ
em(11). Tỉ lệ ARDS trong sốt rét Plasmodium
falciparum ghi nhận 5 - 25% ở người lớn và 29% ở
phụ nữ mang thai(11). Nghiên cứu của Kochar(6)
và cộng sự cho thấy ở phụ nữ mang thai có nguy
cơ cao hơn phát triển thành ARDS khi bị sốt rét
4,4% (2/45) so với 1,6% (4/243) ở phụ nữ không
mang thai. Nghiên cứu này cũng đồng thời ghi
nhận tỉ lệ tử vong ở phụ nữ mang thai cao hơn
[37,7% (17/45) so với 14,8% (36/243)]. Bệnh nhân
này bị sốt rét trong lúc đang mang thai tuần 7,
thuộc đối tượng có nguy cơ cao có biểu hiện
ARDS và tiên lượng xấu ngay từ đầu. Hiện tại
chưa có nghiên cứu nào nêu lên mối liên quan
giữa số lượng ký sinh trùng sốt rét và biểu hiện
ALI/ARDS. Mật độ ký sinh trùng sốt rét ở bệnh
nhân này không cao (6038 KST/mm3) gợi ý quá
trình tiến triển thành ARDS có thể không liên
quan đến số lượng ký sinh trùng trong máu
ngoại biên. Biểu hiện ARDS đơn thuần không
kèm theo các tổn thương suy chức năng đa cơ
quan khác, nhất là gan và thận là một đặc điểm
bệnh lý góp phần vào sự điều trị thành công ở
trường hợp này.
Phát hiện và điều trị sớm các trường hợp sốt
rét nặng là chìa khóa vàng cứu sống bệnh nhân.
Artesunate hiện là thuốc chọn lựa hàng đầu, cho
cả người lớn, phụ nữ có thai và trẻ em. Thử
nghiệm lâm sàng cho thấy artesunate làm giảm
tỉ lệ tử vong 35% so với quinine 22%, trên người
lớn và trẻ em(3,3). Trường hợp này BN được điều
trị artesunate tiêm tĩnh mạch ngay sau khi có kết
quả KSTSR, đáp ứng rất tốt với điều trị. Mật độ
ký sinh trùng sốt rét giảm dần sau 4 ngày điều trị
với artesunate, BN tiếp tục được điều trị với
thuốc đặc hiệu CV artecan uống và primaquine
để diệt giao bào theo phác đồ.
Điều trị ALI/ARDS trong sốt rét cũng tương
tự như điều trị ALI/ARDS do các nguyên nhân
khác(1,8), đó là thông khí nhân tạo bảo vệ phổi với
thể tích tidal thấp (6 ml/kg) và PEEP cao, FiO2 ở
giá trị phù hợp. Sự khác biệt chủ yếu ở sự tăng
thán khí được chấp nhận thấp hơn ở các trường
hợp sốt rét thể não vì có thể làm tăng áp lực nội
sọ và phù não nặng hơn.
5 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 26/01/2022 | Lượt xem: 250 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nhân một trường hợp sốt rét nặng do Plasmodium Falciparum có tổn thương phổi cấp điều trị thành công, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2013 71
NHÂN MỘT TRƯỜNG HỢP SỐT RÉT NẶNG DO PLASMODIUM
FALCIPARUM CÓ TỔN THƯƠNG PHỔI CẤP ĐIỀU TRỊ THÀNH CÔNG
Trần Quang Bính*, Võ Ngọc Anh Thơ*
TÓM TẮT
Tổn thương phổi cấp và hội chứng suy hô hấp cấp ở người lớn (ARDS) có thể gặp trong sốt rét. Đây là một
biểu hiện nặng tương đối ít gặp trong sốt rét cấp tính. Tỉ lệ tử vong đối với biến chứng này rất cao ngay cả khi đã
được hồi sức hô hấp tích cực. Chúng tôi báo cáo một trường hợp bệnh nhân nữ, 20 tuổi, được chẩn đoán sốt rét
nặng có biểu hiện ở phổi, điều trị thành công với thuốc Artesunate, kháng sinh, vận mạch và thở máy hỗ trợ.
Chẩn đoán phân biệt nên được thực hiện với phết máu ngoại biên hoặc test nhanh tìm ký sinh trùng sốt rét trên
bệnh nhân sốt có tổn thương phổi cấp để tránh bị bỏ sót nguyên nhân sốt rét, đặc biệt ở nước có sốt rét lưu hành
như nước ta. Điều trị tích cực với thuốc kháng sốt rét đặc hiệu kết hợp với thông khí cơ học hỗ trợ, chiến lược bảo
vệ phổi đã góp phần cứu sống bệnh nhân.
Từ khóa: Tổn thương phổi cấp, hội chứng suy hô hấp cấp người lớn (ARDS), sốt rét, sốt rét nặng có biểu
hiện ở phổi, Plasmodium falciparum.
ABSTRACT
SEVERE PLASMODIUM FALCIPARUM MALARIA WITH ACUTE LUNG INJURY:
A SUCCESSFUL TREATED CASE PRESENTATION
Tran Quang Binh, Vo Ngoc Anh Tho
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 - Supplement of No 2 - 2014: 70 - 74
Acute lung injury (ALI) and adult respiratory distress syndrome (ARDS) may be seen in malaria. These
manifestations are quite rare in acute malaria. The mortality rate of these complications is very high
despite intensive therapy with respiratory resuscitation. We report a case of 20 years-old female patient,
who was diagnosed severe malaria with pulmonary manifestation and treated successfully with
antimalarials, antibiotics, vasoactive drugs, mechanical ventilation support with lung protective
strategy. Differential diagnosis should be done with peripheral blood smear or rapid tests to detect
parasites in the fever patient with acute lung injury to avoid missing malaria, especially in the endemic
areas as Vietnam. Intensive therapy with specific antimalarials in combination with mechanical
ventilation support, and lung protective strategy could contribute saving life for the patient.
Key words: Acute lung injury (ALI), Adult respiratory distress syndrome (ARDS), malaria, severe malaria
with pulmonary manifestation, Plasmodium falciparum
GIỚI THIỆU
Sốt rét ác tính do Plasmodium falciparum
đặc trưng bởi sự tổn thương của não và / hoặc
các phủ tạng. Tổn thương phổi trong sốt rét
được nhận biết đã trên 200 năm, nhưng sự
hiểu biết về bệnh sinh và điều trị vẫn còn rất
khiêm tốn. Phù phổi là thể bệnh nặng nhất
trong các tổn thương ở phổi. Tăng tính thấm
phế nang mao mạch dẫn đến thoát dịch nội
mạch vào phổi là cơ chế sinh lý bệnh chính(12).
Điều này cho thấy sốt rét là một nguyên nhân
* Khoa Bệnh Nhiệt Đới – BV Chợ Rẫy.
Tác giả liên lạc: PGS.TS. Trần Quang Bính, ĐT: 0903841479, Email: binhtq.tranquangbinh@gmail.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2013 72
khác gây tổn thương phổi cấp (acute lung
injury - ALI) và hội chứng suy hô hấp cấp -
ARDS). Phù phổi được mô tả thường gặp trên
bệnh nhân (BN) chưa có miễn dịch với sốt rét
Plasmodium falciparum, là một biểu hiện nặng
trong bệnh lý hệ thống hoặc như là một đặc
điểm chính trong sốt rét cấp tính. Về khía cạnh
lâm sàng, bệnh nhân thường có khó thở cấp và
nhanh chóng tiến triển đến suy hô hấp, tuy
nhiên rất hay là sau điều trị đặc hiệu, triệu
chứng lâm sàng cải thiện cùng với giảm ký
sinh trùng máu. Phụ nữ có thai, đặc biệt hay
tiến triển đến phù phổi. Phù phổi là một biến
chứng nặng trong sốt rét ác tính với tử vong
cao (trên 80%)(8). Trong phần lớn các trường
hợp, có đặc điểm của ARDS với tăng tính
thấm mao mạch phổi. Phù phổi cũng có thể do
thầy thuốc gây ra do truyền quá nhiều dịch.
Trên lâm sàng đôi khi khó phân biệt 2 trường
hợp này, tuy nhiên cả hai có thể hiện diện
đồng thời trên một bệnh nhân. Tỉ lệ phát triển
ARDS ở bệnh nhân sốt rét không biến chứng
khoảng 0,1%(10) nhưng trong các trường hợp
sốt rét ác tính được báo cáo với độ dao động
cao từ dưới 2% đến 25%. Trong trường hợp
không được thông khí nhân tạo, ARDS tử
vong gần 81% ở Rajasthan, India, và 100% tại
Việt Nam(12,6). Ngay cả khi được thở máy, tỉ lệ
tử vong của các trường hợp sốt rét có ARDS
cao gấp 50 lần theo nghiên cứu của Krishnan
và Karnad(7), cao gấp ba lần trong các trường
hợp sốt rét có biểu hiện suy hô hấp tại Pháp(2).
Chúng tôi trong nghiên cứu này báo cáo một
trường hợp sốt rét nặng do Plasmodium
falciparum có tổn thương phổi trên bệnh nhân
nạo phá thai đã chẩn đoán kịp thời và điều trị
thành công
TRƯỜNG HỢP LÂM SÀNG
Bệnh nhân V.T.B.T, nữ, 20 tuổi, quê tại Đình
Văn, Lâm Hà, Lâm Đồng, nội trợ, nhập viện
khoa cấp cứu Bệnh viện Tỉnh Vĩnh Long với
bệnh sử sốt cao liên tục 4 ngày, khó thở cấp tính,
suy hô hấp nhanh, tụt huyết áp, thiếu máu nhẹ,
kèm báng bụng, không vàng da.Tiền căn bệnh
nhân khỏe mạnh, không ghi nhận bệnh lý nội
ngoại khoa. 10 ngày trước bệnh nhân có đi nạo
phá thai 7 tuần tuổi, hoàn toàn không ghi nhận
có đau bụng, ra dịch âm đạo bất thường sau đó.
Bệnh nhân được điều trị 6 ngày với chẩn đoán
“choáng nhiễm trùng biến chứng suy đa cơ
quan- tràn dịch ổ bụng chưa rõ nguyên nhân sau
nạo phá thai”. Kết quả xét nghiệm tại bệnh viện
tỉnh Vĩnh Long: bạch cầu máu 5800/mm3,
Neutrophils: 80%, Tiểu cầu 20000/mm3, Ure 6.4
mmol/L, creatinin 38 µmol/L, SGOT/SGPT
188/175 U/L, HBsAg(-), Anti HCV (-), siêu âm
bụng lần 1: chưa ghi nhận bất thường, siêu âm
bụng lần 2: dịch ổ bụng, tập trung vùng hạ vị,
chọc dò ra dịch hồng trong khoảng 10 ml ở túi
cùng sau, được lưu một gạc ở âm đạo 4x8 cm.
Bệnh nhân được điều trị phối hợp kháng sinh
Imipenem và Levofloxacin trong 5 ngày, sau đó
chuyển sang điều trị Vancomycin và
Meropenem. Điều trị nâng đỡ bao gồm thở máy
qua nội khí quản, vận mạch, lọc máu liên tục.
Bệnh diễn tiến nặng hơn, lâm sàng và X quang
phổi ghi nhận tình trạng ARDS tiến triển nhanh
và được chuyển đến bệnh viện Chợ Rẫy (BVCR)
ngày 19/12/2012.
Tình trạng lúc nhập viện BVCR: tỉnh, sốt cao
liên tục 390C, khó thở, thở nhanh, tím tái, trào bọt
hồng liên tục qua nội khí quản, tim nhanh, đều,
T1 T2 rõ, ran nổ, ẩm đầy hai phế trường, bụng
báng vừa, không phản ứng thành bụng, trung
tiện được. Không vàng da, không xuất huyết da
niêm. Tiểu 1200 ml trong 24 giờ trước. Âm đạo
có một gạc sạch, không dịch. Công thức máu:
Hồng cầu 2,9 x106/ mm3, bạch cầu 10.130/mm3,
neutrophils 68.5%, Hb 80g/l, tiểu cầu 44G/L. Men
gan tăng với SGOT/SGPT 158/175 U/L. Bilirubin
tăng nhẹ 3mg%, chủ yếu bilirubin gián tiếp.
Chức năng thận bình thường. Albumin máu 2.8
g/L. Procalcitonin máu 0.4 ng/ml. Khí máu động
mạch với pH 7.486, pCO2 35.8 mmHg, pO2 60
mmHg, HCO3 26.7 mmol/l, AaDO2 398 mmHg,
TCO2 27.7 mmol/l( FiO2: 100%). X quang phổi:
thâm nhiễm lan tỏa hai bên, bóng tim không to
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2013 73
và có ghi nhận tràn dịch màng phổi hai bên
lượng ít. Siêu âm bụng ghi nhận tràn dịch màng
bụng lượng nhiều, tràn dịch màng phổi hai bên.
Bệnh nhân được hội chẩn với chuyên khoa
Ngoại Tổng Quát và Sản, được đề nghị chụp CT
Scan bụng và nếu kết quả CT scan bụng bất
thường chưa loại trừ được thủng tạng rỗng thì
đề nghị mổ thăm dò ổ bụng. Tuy nhiên do đánh
giá tình trạng bệnh nhân quá nặng, tình trạng rối
loạn huyết động và suy hô hấp phải thở máy hỗ
trợ, chúng tôi chưa chuyển bệnh nhân đi chụp
CT scan bụng và nguy cơ tử vong cao khi phẫu
thuật nên chúng tôi quyết định tiếp tục điều trị
hồi sức, không tiến hành mổ bụng thăm dò. 12
giờ sau nhập viện, khai thác được tiền căn dịch
tễ là trước khởi bệnh 20 ngày, BN có đến vùng
sốt rét lưu hành EaAHaler-Đaklak ở lại 1 ngày.
Bệnh nhân được chỉ định làm xét nghiệm phết
lam máu tìm ký sinh trùng sốt rét. Kết quả xét
nghiệm ký sinh trùng sốt rét Plasmodium
falciparum dương tính giúp xác định chẩn đoán
phù phổi tổn thương trên bệnh nhân sốt rét.
N1 N2 N3 N4-N8 N9-N12 N13
KSTSR
/BC
500
/870
85
/1000
50
/1000
30
/1000
G(1+) (-)
PaO2
/FIO2
60
/1
37
/0,9
108
/0,9
78
/0,8
98
/0,55
110
/0,45
KS Vancomycin,Imipenem,Metronidazo
le,thở máy,vận mạch
Ceftriaxon
Artesunate CV Artecan Primaquine
Chú thích: KSTSR/BC: số lượng ký sinh trùng sốt rét trên số lượng bạch cầu tương ứng, G: gametocyte, KS: kháng sinh.
Sau 5 ngày điều trị với thuốc kháng sốt rét
Artesunate tĩnh mạch sau đó chuyển sang CV
artecan uống, kháng sinh và thông khí nhân tạo
với chiến lược bảo vệ phổi, bệnh nhân cải thiện
tốt, hết sốt, hết tiết bọt hồng qua nội khí quản,
giảm nhu cầu oxy, ngưng vận mạch. Sau 12 ngày
điều trị, bệnh nhân được cai máy thở, ngưng
kháng sinh và xuất viện.
BÀN LUẬN
Sốt rét là một bệnh rất thường gặp tại các
nước nhiệt đới. Việc chẩn đoán dựa vào các yếu
tố dịch tễ, lâm sàng và làm phết máu ngoại biên
nhuộm Giemsa tìm ký sinh trùng sốt rét dưới
kính hiển vi hoặc gần đây các test nhanh đơn
giản, dễ thực hiện được đưa vào sử dụng. Tuy
vậy việc chẩn đoán trễ hoặc nhầm sốt rét vẫn
thường xảy ra vì bệnh cảnh lâm sàng sốt rét ác
tính đa dạng, phức tạp, đặc biệt trong trường
hợp có tổn thương đa phủ tạng hôn mê, suy
thận, suy hô hấp, vàng da, rối loạn chức năng
gan, choáng, trụy mạch, xuất huyết tiêu hóa,
xuất huyết da niêm Sốt rét có tổn thương phổi
đơn thuần tương đối hiếm mà một vài tác giả gọi
là sốt rét thể phổi và dạng tổn thương này ít
được chú ý.
Trường hợp bệnh nhân này được tiếp cận từ
đầu với những vấn đề như hội chứng đáp ứng
viêm toàn thân, bệnh cảnh choáng, tổn thương ở
phổi sau 10 ngày nạo phá thai trước đó. Chẩn
đoán choáng nhiễm trùng, suy hô hấp sau nhiễm
trùng từ đường sinh dục sau nạo phá thai được
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2013 74
đặt ra trước tiên là phù hợp. Việc điều trị kháng
sinh phổ rộng phối hợp các biện pháp hồi sức
tích cực ban đầu rất cần thiết. Theo nghiên cứu
của Finkielman JD và cộng sự(5) cho thấy 32%
bệnh nhân rơi vào choáng nhiễm trùng sau nạo
phá thai. Tuy nhiên, sau 6 ngày tại bệnh viện Đa
Khoa Vĩnh Long và 24 giờ đầu tại bệnh viện Chợ
Rẫy, bệnh nhân diễn tiến nặng dần, hoàn toàn
không đáp ứng với phác đồ điều trị hiện tại.
Chẩn đoán phân biệt được đặt ra. Bệnh nhân đã
được thăm khám và hỏi bệnh sử cặn kẽ, phát
hiện yếu tố dịch tễ nghi ngờ và được tầm soát sốt
rét, bên cạnh các chẩn đoán sốt xuất huyết, cúm,
nhiễm Leptospira, sốt ve mò, thủng tạng rỗng
đồng thời được xét đến. Xác định được chẩn
đoán sốt rét giúp tránh được những sai lầm
nghiêm trọng khác như mổ thăm dò ổ bụng, một
hệ lụy chắc chắn sau đó là mở bụng trắng trong
tình trạng bệnh nhân đang suy hô hấp nặng, khả
năng cao dẫn đến thất bại điều trị. Tuy nhiên, xét
nghiệm ký sinh trùng sốt rét không được thực
hiện tại bệnh viện Vĩnh Long và khoa Cấp cứu
Chợ Rẫy chứng tỏ việc bỏ sót chẩn đoán và mất
cảnh giác với sốt rét trong trường hợp này. Việc
chẩn đoán phân biệt giữa viêm phổi và sốt rét
cần được đặt ra ngay từ đầu ở những bệnh nhân
có sốt và suy hô hấp trong vùng dịch tễ. Đã có
khuyến cáo không nên bỏ qua sốt rét trong chẩn
đoán phân biệt, nhất là đối với các trường hợp
bệnh nhân viêm phổi có tiền sử di chuyển đến
các vùng nhiệt đới.
Suy hô hấp trong bệnh cảnh sốt rét nặng
chiếm tỉ lệ khoảng 25% ở người lớn và 40% ở trẻ
em(11). Tỉ lệ ARDS trong sốt rét Plasmodium
falciparum ghi nhận 5 - 25% ở người lớn và 29% ở
phụ nữ mang thai(11). Nghiên cứu của Kochar(6)
và cộng sự cho thấy ở phụ nữ mang thai có nguy
cơ cao hơn phát triển thành ARDS khi bị sốt rét
4,4% (2/45) so với 1,6% (4/243) ở phụ nữ không
mang thai. Nghiên cứu này cũng đồng thời ghi
nhận tỉ lệ tử vong ở phụ nữ mang thai cao hơn
[37,7% (17/45) so với 14,8% (36/243)]. Bệnh nhân
này bị sốt rét trong lúc đang mang thai tuần 7,
thuộc đối tượng có nguy cơ cao có biểu hiện
ARDS và tiên lượng xấu ngay từ đầu. Hiện tại
chưa có nghiên cứu nào nêu lên mối liên quan
giữa số lượng ký sinh trùng sốt rét và biểu hiện
ALI/ARDS. Mật độ ký sinh trùng sốt rét ở bệnh
nhân này không cao (6038 KST/mm3) gợi ý quá
trình tiến triển thành ARDS có thể không liên
quan đến số lượng ký sinh trùng trong máu
ngoại biên. Biểu hiện ARDS đơn thuần không
kèm theo các tổn thương suy chức năng đa cơ
quan khác, nhất là gan và thận là một đặc điểm
bệnh lý góp phần vào sự điều trị thành công ở
trường hợp này.
Phát hiện và điều trị sớm các trường hợp sốt
rét nặng là chìa khóa vàng cứu sống bệnh nhân.
Artesunate hiện là thuốc chọn lựa hàng đầu, cho
cả người lớn, phụ nữ có thai và trẻ em. Thử
nghiệm lâm sàng cho thấy artesunate làm giảm
tỉ lệ tử vong 35% so với quinine 22%, trên người
lớn và trẻ em(3,3). Trường hợp này BN được điều
trị artesunate tiêm tĩnh mạch ngay sau khi có kết
quả KSTSR, đáp ứng rất tốt với điều trị. Mật độ
ký sinh trùng sốt rét giảm dần sau 4 ngày điều trị
với artesunate, BN tiếp tục được điều trị với
thuốc đặc hiệu CV artecan uống và primaquine
để diệt giao bào theo phác đồ.
Điều trị ALI/ARDS trong sốt rét cũng tương
tự như điều trị ALI/ARDS do các nguyên nhân
khác(1,8), đó là thông khí nhân tạo bảo vệ phổi với
thể tích tidal thấp (6 ml/kg) và PEEP cao, FiO2 ở
giá trị phù hợp. Sự khác biệt chủ yếu ở sự tăng
thán khí được chấp nhận thấp hơn ở các trường
hợp sốt rét thể não vì có thể làm tăng áp lực nội
sọ và phù não nặng hơn.
KẾT LUẬN
Đây là một trường hợp lâm sàng hay, có thể
rút ra được những kinh nghiệm quí báu đó là
luôn cảnh báo về sốt rét trong điều kiện hiện tại
ở Việt Nam, sốt rét luôn có nguy cơ bùng phát,
quay trở lại. Xét nghiệm tìm ký sinh trùng sốt rét
bằng lam máu hay test nhanh nên được thực
hiện thường qui trên bệnh nhân sốt có tổn
thương phổi cấp nhằm tránh bỏ sót chẩn đoán
sốt rét. Điều trị sốt rét với thuốc kháng sốt rét
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2013 75
đặc hiệu sớm kết hợp với kháng sinh thích hợp,
thuốc vận mạch và thở máy hỗ trợ với chiến lược
bảo vệ phổi giúp cứu sống bệnh nhân trong
trường hợp này và giảm tỉ lệ tử vong trong bệnh
cảnh sốt rét có tổn thương phổi nói chung.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Briel M, Meade M, Mercat A et al (2010). Higher vs lower
positive end-expiratory pressure in patients with acute lung
injury and acute respiratory distress syndrome: systematic
review and meta-analysis. JAMA. 303(9): 865-873
2. Bruneel F, Tubach F, Corne P et al (2010). Severe imported
falciparum malaria: a cohort study in 400 critically ill adults.
PLoS ONE. 5(10): e13236
3. Dondorp A, Nosten F, Stepniewska K, Day N, White N et al
(2005). Artesunate versus quinine for treatment of severe
falciparum malaria: a randomised trial. Lancet. 366(9487): 717-
725
4. Dondorp AM, Fanello CI, Hendriksen IC (2010). Artesunate
versus quinine in the treatment of severe falciparum malaria
in African children (AQUAMAT): an open-label, randomised
trial. Lancet. 376(9753): 1647-1657
5. Finkielman JD, De Feo FD, Heller PG, Afessa B (2004). The
clinical course of patients with septic abortion admitted to an
intensive care unit. Intensive Care Med. 30(6):1097-102.
6. Kochar D, Kumawat BL, Karan S, Kochar SK, Agarwal RP
(1997). Severe and complicated malaria in Bikaner (Rajasthan),
western India. Southeast Asian J. Trop. Med. Public Health. 28(2):
259-267
7. Krishnan A, Karnad DR. Severe falciparum malaria: an
important cause of multiple organ failure in Indian intensive
care unit patients (2003). Crit Care Med. 31(9): 2278-2284
8. WHO (2000). Management of severe malaria: Pulmonary oedema -
A practical handbook, second edition.
9. Putensen C, Theuerkauf N, Zinserling J, Wrigge H, Pelosi P
(2009). Meta-analysis: ventilation strategies and outcomes of
the acute respiratory distress syndrome and acute lung injury.
Ann Intern Med. 151(8): 566-576
10. Sheehy TW, Reba RC (1967). Complications of falciparum
malaria and their treatment. Ann Intern Med. 66(4): 807-809
11. Taylor WR, Hanson J, Turner GD, White NJ, Dondorp AM
(2012). Respiratory manifestations of malaria. Chest.142(2):492-
505
12. Taylor WR, Canon V, White NJ (2006) Pulmonary
manifestations of malaria: recognition and management.
13. Tran TH, Day NP, Nguyen HP et al. (1996)A controlled trial of
artemether or quinine in Vietnamese adults with severe
falciparum malaria. N Engl J Med. 335(2): 76-83.
Ngày nhận bài: 10/02/2013
Ngày phản biện đánh giá bài báo: 16/08/2013
Ngày bài báo được đăng: 30/05/2014
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nhan_mot_truong_hop_sot_ret_nang_do_plasmodium_falciparum_co.pdf