Nhân sinh quan triết học duy vật biện chứng

Đứng trước một xã hội mà mâu thuẫn giữa giai cấp vô sản với giai cấp tư sản ngày càng gay gắt, mà giải quyết mâu thuẫn này là gì nếu không phải là đem lại sự bình đẳng, ăn no mặc ấm rồi đến ăn sung mặc sướng cho giai cấp vô sản. Dần dần ý hướng này không dừng lại ở đó mà nó đã trở thành cách mạng, quyết đấu tranh đánh đổ chủ nghĩa tư bản để chỉ còn lại xã hội cộng sản chủ nghĩa không giai cấp.

doc86 trang | Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 1115 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nhân sinh quan triết học duy vật biện chứng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NHÂN SINH QUAN TRIẾT HỌC DUY VẬT BIỆN CHỨNG Trong tiến trình thời gian, con người luôn là trung tâm điểm của lịch sử. Tất cả đều và dường như chỉ xoáy vào con người và các vấn đề của con người, và triết học cũng thế. Với triết học thì chúng hầu như đều xoay quanh việc giải quyết các vấn đề nhân sinh, luôn muốn đưa con người đến chân-thiện-mỹ, hay ít ra giảm thiểu càng nhiều càng tốt những đau khổ, bất hạnh mà con người gánh chịu. Sống trong bối cảnh lịch sử phát triển dân tộc đến nay, chúng ta dễ có những định kiến chẳng mấy thiện cảm với triết học duy vật biện chứng, nhiều khi dẫn đến nghĩ sai về quan điểm của triết học này. A. MỘT TẤT YẾU CỦA LỊCH SỬ Người Việt ta thường bảo nhau: ở đâu cũng có anh hùng ở đâu cũng có thằng khùng thằng điên. Chúng ta có thể thêm cho đầy đủ hơn: thời nào cũng có kiểu như vậy. Có điều là mỗi thời mỗi anh hùng, mỗi thằng khùng, thằng điên khác nhau; thời nào thế nấy. Triết học không phải là một ngoại lệ. Trong thời kỳ cổ đại thì bên Trung Quốc có các học phái: Nho Gia (Khổng Tử, Mạnh Tử, Tuân Tử), Đạo Gia (Lão Tử, Trang Tử) còn bên Hy Lạp thì có trường phái Milê (Talét, Anaximanđrơ), trường phái Pitago (Pi- tagor), Theo dòng thời gian những trường phái đi trước hoặc đặt nền móng cho trường phái đi sau hoặc sẽ là cái cớ để đẻ ra những học thuyết nghịch lại. Và hiện trạng xã hội là yếu tố tiên quyết để tạo ra một trường phái triết học. Hay nói ngược lại việc một trường phái triết học ra đời là một tất yếu của lịch sử. Chẳng hạn như sự ra đời của triết học duy vật biện chứng. Trước kia các trường phái triết học hầu như đều thừa nhận yếu tố tâm linh, thần thiêng, duy tâm. Con người luôn chịu khuất phục thần minh. Bước sang thế kỷ XVII, XVIII khoa học bắt đầu phát triển, càng sôi nổi hơn vào thế kỳ XIX với những phát minh vĩ đại: máy điện (1845), thuyết tiến hoá (Darwin) từ đó phát sinh xu hướng đưa con người đến chỗ loại trừ thần minh. Giờ đây con người chính là thượng đế, thượng đế chính là con người. Nhờ vào những thành tựu khoa học ấy mà kinh tế cũng phát triển theo. Song song với sự phát triển này là những hố sâu của sự giầu-nghèo, bất công Trong đó phần thiệt thòi thì thuộc con số đông hơn, rất đông là những công nhân, giai cấp vô sản. Ngược lại những người hưởng thụ thì rất ít, ít hơn nhiều là giai cấp tư sản. Từ chỗ muốn giải quyết những mâu thuẫn giữa hai giai cấp này mà triết học duy vật biện chứng đã ra đời. Người chủ xướng nó là C. Mác và Ph. Ăngghen, cuối cùng được phát triển sâu hơn bởi Lênin. B. CUỘC NHÂN SINH 1. Cuộc nhân sinh “Con người là một mầu nhiệm, trước hết vì nó là 1 thứ biên giới giữa hai thế giới - ..., như một thứ chân trời giới hạn các vật hữu hình và các vật vô hình. Nó chìm sâu trong xác thịt; nhưng lại được tác thành bằng thần khí; nó nghiêng về vật chất, nhưng lại được thu hút về phía Thiên Chúa; lớn lên trong thời gian, nhưng hít thở cái vĩnh cửu; nó là một hữu thể của thiên nhiên và của thế giới, nhưng nó siêu việt trên vũ trụ bằng sự tự do của nó và khả năng kết hiệp với Thiên Chúa”1. Thật rối rắm thay cho con người vừa là cụ thể mà lại là không cụ thể. Chúng ta tưởng chừng như con người là một chuỗi những vô lý, những mầu nhiệm nối kết lại với nhau. Con người rối rắm thế đấy nhưng cái cuộc nhân sinh cũng chả kém chút nào cả. Con người vốn đã nhiêu khê lại sống trong cuộc đời mà: “Kiếp sau xin chớ làm người, làm đôi cánh nhạn tung trời mà bay” (Tản Đà), hay “Sầu đã chín xin người thôi hãy hái, nhận tôi đi dầu Địa Ngục, Thiêng Đàng” (Huy Cận). Cái cuộc phù sinh nay còn mai mất. Ta càng sống, 1 Jean Mouroux, Quan niệm Kitô giáo về con người, Trần Thái Đỉnh và Nguyễn Bình Tĩnh dịch, ĐCV Huế, Lưu hành nội bộ, 1991, tr. 372-373. càng suy nghĩ thì ôi thật vô lý thay cuộc nhân sinh ! Đứng trước cái chết con người ta càng thấy vô lý hơn nữa. Quả là “vô lý chúng ta sinh ra, vô lý chúng ta lại chết đi” (Sartre). Vô lý đâu phải bởi cuộc đời chỉ có toàn nước mắt, bất hạnh, đâu khổ cái mà khiến con người thấy mình đau khổ là nước mắt đó, nhưng cũng có đó những nụ cười, bất hạnh đó nhưng cũng không thiếu những hạnh phúc, đau khổ đó nhưng đồng thời có đó những hân hoan vui sướng Có lẽ vì có đó những hạnh phúc, vui tươi, hân hoan nhưng lại hưởng quá ít, hay có cảm tưởng chẳng hưởng chút nào cả, chỉ toàn sống với những cái gì gì đâu nên con người thấy đời vô lý từ đó rên siết ta thán cuộc đời. Đứng trước cuộc nhân sinh như vậy, mỗi người có cách hành xử riêng của mình. Có người thì: “Rượu thơ mình lại với mình, khi say quên cả cái hình phù du” (Tản Đà). Và cũng có những con người dấn thân cứu đời, xắn áo làm một cái gì đó để đời vơi bớt suối lệ sầu. C. Mác, Ph. Ăngg- hen và Lênin thuộc loại người này vậy. 2. Cuộc sinh quan dưới cái nhìn của triết học duy vật biện chứng Š Đẹp lắm một triết thuyết: Con người âu cũng chỉ là một nắm tro tàn rồi sẽ trở lại với tro tàn. Điều này không sai với quan niệm của duy vật biện chứng về con người. Với duy vật biện chứng vật chất là trên hết và trước hết mọi sự. Và quy luật của vật chất là luôn biến đổi; từ tổ hợp vật chất tro tàn sang một dạng thức tinh thần và hữu cơ cao cấp hơn hiện sinh trong một thân thể với mức độ phức hợp để rồi lại biến đổi về với tro tàn với bụi đất. Đứng trước một xã hội mà mâu thuẫn giữa giai cấp vô sản với giai cấp tư sản ngày càng gay gắt, mà giải quyết mâu thuẫn này là gì nếu không phải là đem lại sự bình đẳng, ăn no mặc ấm rồi đến ăn sung mặc sướng cho giai cấp vô sản. Dần dần ý hướng này không dừng lại ở đó mà nó đã trở thành cách mạng, quyết đấu tranh đánh đổ chủ nghĩa tư bản để chỉ còn lại xã hội cộng sản chủ nghĩa không giai cấp. Ban đầu còn chấp nhận sống chung hoà bình, nhưng càng về sau thì chỉ có một sống một còn. Điều này được chứng minh theo dòng lịch sử đi từ giai đoạn đầu C. Mác và Ph. Ăngg- hen (ngay cả Mác về sau cũng rút ra kết luận về sự tất yếu phải thay thế nhà nước tư sản bằng một nhà nước kiểu mới của giai cấp vô sản) rồi đến Lênin, rồi đến Trotsky, Stalin, Mao Trạch Đông Bởi vì đặc thù nhất của triết học duy vật biện chứng là tiến đến thực tiễn cách mạng đấu tranh vũ trang sống còn. Chúng ta phải nhìn nhận cái rất đẹp của thuở ban ấy của triết học duy vật biện chứng. Lo cho người neo đơn thất thế, triết học duy vật biện chứng đứng về phía người yếu để chống lại kẻ mạnh. Họ quyết tâm đào thải thế lực của giai cấp mà họ cho là đi bóc lột, đàn áp. Họ quyết đem lại hạnh phúc, độc lập, tự do cho những người thuộc giai cấp bị đàn áp, bị bóc lột, bị bất hạnh còn lại. Triết học duy vật biện chứng giương cao ngọn cờ tự do, dân chủ, bình đẳng, bác ái. Với lý tưởng như vậy thật đáng trân trọng biết bao. Thật đẹp thay nếu có một xã hội mà con người sống chan hoà với nhau, tương thân tương ái, một tập thể mà một người vì mọi người, mọi người vì một người, nơi đây không có giàu nghèo, sang hèn, không có phân biệt đối xử, tất cả đều là của chung đó mà cũng là riêng đó, tuỳ nhu cầu của mọi người; làm chung, để chung, ăn chung, mọi người đều được tư do trong tất yếu Đây quả là một xã hội lý tưởng mà mọi người đều hằng mơ ước từ bao đời. C. Mác và Ph. Ăngghen đứng trước những bất công mâu thuẫn của xã hội đương thời đã đề xướng triết học duy vật biện chứng cũng chỉ mong đưa xã hội loài người đạt đến chỗ như vậy; hưởng thiên đàng ngay chốn trần gian này. “The goal is com- munism, under which no one is de- pendent upon another, no one can be- come the commodity of another, and the development of the individual be- comes the condition making possible the development of everyone”2. (Mục đích là chủ nghĩa cộng sản, trong chế độ này không ai phụ thuộc vào ai, không ai có thể trở thành hàng hoá của nhau, và sự phát triển cá nhân trở thành điều kiện để mọi người có thể phát triển). Thực tế cho đến nay thì lý tưởng kia cũng chỉ là một đống lý thuyetá không hơn không kém. Với chủ thuyết này, một Liên Xô hùng mạnh rồi cũng đã đi về đâu ! Ba Lan nữa !! Còn Việt Nam ta phải công bằng mà nói người 2 René Latourelle – Rino Fisichella, Dictionary of Fundamental Theology, ST PAULS, 1994 tr. 476. mình khôn thật, nhưng nếu không thức thời đổi mới triệt để hơn, thật sự vì lợi ích chung hoàn toàn hơn thì liệu sẽ chống đỡ được chừng nào, ai dám khanú g định trươcù được điều gì ! Lý tưởng thì đẹp thì hay đấy song đâu có nghĩa là nhất định phải theo ! Nhiều khi phải chấp nhận ở tình trạng thấp hơn, gần gần được chừng nào hay chừng đó, được thế cũng là quý lắm rồi. Chính thực tế là thầy của mọi ông thầy về lĩnh vực này đã dạy chúng ta như vậy đó. Chúng ta thấm thía điều này quá nhiều từ những bậc cao minh đi trước đến ngay đời sống hằng ngày của chúng ta. Ở đây chưa kể tới yếu tố con người đưa lý tưởng đó vào thực tế và hoàn cảnh cho lý tưởng ấy đơm hoa kết quả. Một lý tưởng đẹp bởi một con người đẹp thì người thực hành lý tưởng đó cũng được đòi hỏi phải như thế nào đó chưa dám nói là phải sống hoàn toàn lý tưởng đẹp ấy. Có thế mới tương xứng, mới thuyết phục nổi chứ ! Như một Giêsu rao giảng yêu thương thì ngài đã sống yêu ở đỉnh cao nhất của tình yêu; chết cho người mình yêu, và cái lý tưởng đó tồn tại được là nhờ các đệ tử trung thành sống và cũng rao giảng như thế Nói chung một lý tưởng cho dù nó có đẹp đến đâu chăng nữa cũng thế, để trở thành thực tế thì phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Đã gọi là lý tưởng thì tự nó chưa phải là thực tế. Tắt một lời, chúng ta cũng cần phải nhìn nhận cái đẹp của quan niệm về cuộc nhân sinh trong triết học duy vật biện chứng, ít ra là tự thân ở lúc đầu. Š Còn đó những cái chưa đẹp: Với sự sôi nổi, dồn dập của sự phát triển khoa học, kỹ thuật, kinh tế, triết học (xin nhắc lại trong đó có sự ra đời của triết học duy vật biện chứng, một bước ngoặt triết học được đánh giá rất cao trong giai đoạn này) học giả Nguyễn Hiến Lê viết trong bộ Lịch sử thế giới: “Chúng ta đã thông minh ngự trị muôn loài, chiến thắng cả Hoá công thì không lẽ nào không giải quyết được vấn đề sinh tồn và hạnh phúc của mình. Chúng ta đương ở trong một thời kỳ khủng hoảng, tương lai mù mù chỉ vì khoa học mới xuất hiện, chúng ta chưa kịp nghĩ cách khéo sử dụng nó đấy thôi”3. Không biết khi nào sẽ thành hiện thực, chính học giả 3 Nguyễn Hiến Lê – Thiên Giang, Lịch sử thế giới, cuốn IV, nxb Văn Hoá, 1995 tr. 270. Nguyễn Hiến Lê hay bất kỳ học giả uyên bác nào khác cũng không đưa ra được một mốc thời gian nào cụ thể cả ! Vấn đề con người là gì ? Cuộc sống là chi ? Từ đâu ? Rồi về đâu ? Những câu hỏi xưa như trái đất ấy tất cả vẫn còn đó với dấu chấm lửng to tướng. Con người đâu chỉ đơn giản ăn no mặc ấm. Đâu phải như con trâu sáng sớm tống cho mớ cỏ rơm ăn no rồi dẫn ra đồng cầy cầy bừa bừa, đến trưa lùa về chuồng để cho nằm đó rồi lại cho ăn, lại ra đồng cầy bừa, khi nào nhớp thì tắm, khi nào đau thì thuốc men. Con người cũng chỉ có vậy thôi à ! Với duy vật biện chứng thì càng chỉ có vậy. Con người âu cũng chỉ là một hỗn hợp gồm: 65% ôxy, 18,5% cácbon, 1,5% canxi Và nếu như có một cái gì đó mênh mông, siêu việt vừa đụng chạm đến con người mà lại nằm ngoài tầm tay con người, vừa rất thiết thân với con mà lại vừa vượt quá sự suy hiểu của con người thì chẳng qua cũng chỉ là thành quả của lao động sản xuất vật chất. Vì theo quan niệm của duy vật biện chứng thì bản thân con người được tạo ra một cách tiên quyết từ lao động sản xuất. Có thật chỉ đơn giản vậy không ? Câu hỏi này thật khó để trả lời có hay là không. Song có một sự thật là đâu phải mọi phẩm giá của con người chỉ thuần do quá trình chuyển đổi của vật chất tạo nên. Con người chắc chắn phải khác cái bàn, cái ghế chứ. Ngày nay với những máy điện toán chúng ta tưởng chừng như đó là những bản sao của con người. Nhưng khổ nỗi chúng ta cứ đánh đập, chửi rủa những máy điện toán đó thử xem. Đúng là chai như đá. Còn với con người chưa nói đến chuyện đánh đập, nhưng chỉ cần một câu nói xúc phạm đến tự ái thôi, đụng chạm một tí đến cái TÔI thôi, cứ thử xem ắt sẽ biết. Trong cuộc sống này đâu chỉ ăn ngon, mặc đẹp. Một nhận xét thật khó hiểu: từ trước đến nay, người trên thế giới dùng đồ Mỹ nhiều, nhờ Mỹ giúp đỡ nhiều, nhưng oái ăm thay người ta cũng ghét Mỹ rất nhiều ! Vật chất có trước ý thức, vật chất quyết định ý thức mà sao vậy nhỉ ? Chúng ta đang đói cồn cào, ai đó cho chúng ta một ổ bánh mì, thì thật tuyệt vời. Ổ bánh mì (vật chất) đó sẽ giải quyết được cơn đói của tôi thì chắc chắn tôi phải biết ơn ổ bánh mì, người cho bánh mì (ý thức) chứ. Nhưng thực tế đâu phải thế. Anh thử trịch thượng, khinh khi (thái độ bố thí) vứt ổ bánh mì đó thì chỉ có chó mới chạy lại lượm chứ người thì không chắc đâu. Dùng từ không chắc là vì nếu chạy lại lượm thì có cái gì đó gần với con chó mất rồi. Có thế chúng ta mới thường nói: ác thú, mất tính người. Người đó mà sao lại mất tính người, ác thú nhỉ ! Biên giới giữa con người và con vật, hay cái biên giới để xác định con người với những vật chất khác quả khó nhận ra quá, mong manh quá ! Đấy là chưa kể đến đời sống nghệ thuật của con người. Vì nghệ thuật cũng là một thể hiện người rất người. Dù muốn dù không, thì cũng phải nhìn nhận: “Sự thật khoa học cũng chỉ thu hẹp giữa vòm trời khả giác này thôi. Thế mà tư tưởng thì muốn vượt xa thêm mãi, tới những vùng thiêng liêng hơn của tâm hồn, và cao siêu hơn nữa của siêu việt, siêu nhiên. Vọt lên hoàn toàn từ suy tư, tư tưởng không cụ thể bằng khoa học, nhưng tiến xa hơn hẳn khoa học nhờ đòn bẩy của lý luận thuần tuý. Điểm yếu của tư tưởng là không thể kiểm chứng được bằng quan sát và thí nghiệm. Nhưng chỗ yếu của nó cũng chính là chỗ cao quý của nó. Cao quý, vì nó muốn vượt vòm trời khả giác chật hẹp để tìm ra nền tảng, ý nghĩa và cứu cánh cho tất cả, cho chính khoa học cũng như cho cuộc sống, cho cả kinh tế, chính trị và đấu tranh cách mạng nữa. Phải, nếu đời người không có một ý nghĩa ! Đời người phải có một ý nghĩa, thì mới đáng sống. Và để có ý nghĩa như thế, nó phải có một cứu cánh vượt xa hơn sự sống vật chất, vượt xa hơn toàn bộ thế giới vật chất này”4. 4 Hoành Sơn, Tín Lý Tinh Yếu, nxb Tp. Hồ Chí Minh, 1996, tr. 15. C. KHEN HAY CHÊ ! Với rất nhiều hạn chế, chắc chắn những gì nêu trên còn rất chệch choạc, và nhiều khiếm khuyết sai lầm, xin chân thành đón nhận sự chỉ giáo. Đứng trước vấn đề như vậy, không biết nên khen hay nên chê. Thiết nghĩ vấn đề giờ đây không phải là khen hay chê. Quan hệ ở chỗ là những gì chưa được thì cần phải bổ túc, sửa đổi để cho được, những gì đã được đã tốt thì cần được phát huy để không gì hơn ngoài việc hướng đến một xã hội công bằng, văn minh và chan hoà tình đồng loại với nhau hơn. Xin ghi lại đây ý kiến của người trong cuộc: “Ngày nay hơn bao giờ hết yêu cầu bổ sung và phát triển lý luận của triết học Mác-Lênin là rất cấp thiết”5. “Trong điều kiện thế giới hiện nay đang có nhiều biến động lớn, không tăng cường tổng kết kinh nghiệm thực tiễn, không tiếp tục phát triển lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin trong đó có triết học Mác-Lênin, chúng ta sẽ biến lý luận Mác-Lênin thành các công thức giáo điều cứng nhắc, xa rời thực tiễn, và chúng ta sẽ không hiểu được biện chứng của sự vận động xã hội. Từ đó không thể xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội được”6. THỬ SO SÁNH NHÂN SINH QUAN TRIẾT HỌC 5 Bùi Thanh Quất, Lịch Sử Triết Học, nxb Giáo Dục, 2001, tr 440. 6 sđd, tr. 449. DUY VẬT BIỆN CHỨNG VỚI NHÂN SINH QUAN NHO GIÁO Cuộc đời là gì nhỉ ? Gay go quá ! Mà cũng đơn giản quá ! Cuộc đời là cuộc đời, thế thôi ! Nói vậy nhưng mà không phải vậy . Cho đến nay chẳng có định nghĩa, quan niệm nhất thống nào về cuộc đời cả. Mỗi người một vẻ. Mỗi hệ thống triết lý một kiểu. Khi đời sống con người còn bán khai, văn minh còn lè tè chưa đến đâu thì tưởng chừng việc người ta lúng túng trước vấn đề nhân sinh là một tất yếu. Nhưng từ lúc khoa học ra đời và càng ngày càng phát triển, lúc mà con người ta tưởng chừng như tự mình có thể giải quyết được mọi vấn đề về mình, về cuộc sống, thì người ta càng hỡi ôi hơn ! Phương Đông thì hướng nhìn ra phương Tây, phương Tây thì lại tìm về phương Đông ! Tất cả chỉ mong muốn được biết hỡi con người mi là ai ? cuộc sống này là gì ? Và rồi con người vẫn khắc khoải triền miên trước cuộc sống ! A. CON NGƯỜI DUY VẬT Hỏi anh cần gì để sống ? Chúng ta sẽ trả lời ngay là tôi cần cơm ăn, áo mặc, rồi xa hơn đồ dùng tiện nghi để sống. Thế đấy, một con người trần trụi, cần gì hơn ! Không chỉ có vậy trong xã hội ngày nay, cuộc sống con người càng gắn chặt với bao nhiêu là vật dụng tiện nghi. Có việt kiều ở Mỹ về thăm người thân ở miền quê mà chỉ ở ban ngày gì đó còn tối lại vượt mấy chục cây số ra khách sạn ở thành phố để ngủ đêm. Truyện có thật hẳn hoi với lý do rất đơn giản là ở nhà quê không đủ tiện nghi ! Thời nào cũng vậy thôi. Càng nhiều tiền lắm của trong tay thì người ta càng lĩnh kĩnh với đủ thứ vật chất quanh mình, người ta càng cảm thấy thì mình có đủ thứ nhu cầu cần được thoả mãn. Ngược lại, một con người nghèo rớt mùng tơi, thì chẳng nghĩ gì hơn ngoài tấm áo che mình, ngày ba bữa có ăn là cuộc sống của họ quá tiên rồi. Có lẽ vì thấy vật chất quá gắn chặt với đời sống con người mà triết học duy vật biện chứng ra đời. Những người đề xướng chủ thuyết này chắc không mong gì hơn là đem lại cho mọi người những tiện nghi vật chất tối thiểu để sống xứng phận người. Sự thật có phải vậy không ? Đặc biệt với triết học duy vật biện chứng Mác- Lênin ! Đối với quan điểm này nhận định: lịch sử tất cả các xã hội có giai cấp cho đến ngày nay chủ yếu là lịch sử đấu tranh giai cấp. Chữ đấu tranh ở đây có nghĩa là “sự tác động lẫn nhau, bài trừ lẫn nhau, phủ định lẫn nhau, hướng vào nhau mà chuyển hoá” (Th. 20). Chuyển hoá về đâu ? Có lẽ, vì vật chất là trên hết, nên mục đích cuối cùng của cuộc chuyển hoá kia cũng chỉ đưa con người đến chỗ được thoả mãn những gì là vật chất nhất thôi ! Đồng ý rằng vật chất rất cần cho cuộc sống. Nhưng cuộc sống con người đâu chỉ dừng lại có vậy ! Bên trời Tây là thế. Còn bên trời Đông, mặc dù bối cảnh lịch sử khác nhau, niên đại khác nhau, nhưng một Khổng Tử cũng ấp ủ trong lòng nỗi khát khao cứu nhân độ thế. Nhìn thấy cảnh đời lầm than của biết bao nhiêu con người, nhìn thấy sự xuống cấp của xã hội phong kiến (vua chúa bê tha, dâm đãng, dân tình thì cướp bóc, đói khổ), ông cũng không mong gì hơn là vua tôi cùng sống chung trong cảnh thái bình rồi thịnh vượng. Gạch chân cụm từ cùng sống chung ở đây là có ý muốn nói đến một điểm rất khác của triết học nho gia so với triết học duy vật biện chứng. Đứng trước nhu cầu cần được đảm bảo những vật chất tối thiểu nhất cho cuộc sống của một con người thì phái nho gia vẫn hô hào một sự hoà hợp giữa vua tôi (những kẻ thống trị và những người bị trị), ngược lại duy vật biện chứng phủ nhận sự hiện hữu của giai cấp đối lập, không chấp nhận sống chung hoà bình. Tức là một bên chấp nhận sự tồn tại của cả hai giai cấp, giai cấp bị trị và giai cấp thống trị, giai cấp đi bóc lột và giai cấp bị bóc lột, còn bên kia thì không, giai cấp thống trị, giai cấp đi bóc lột nhất định phải cút xéo, biến mất. Đối với nhân sinh quan triết học duy vật biện chứng thì cuộc đời này chỉ có một mình giai cấp vô sản mà thôi. Anh sinh tồn là anh vô sản, anh dẹp đi sự tư hữu. Còn tiểu tư sản hay tư bản là phải loại trừ tận gốc ! Đúng là vật chất ! Ôxy là ôxy (người bị đàn áp, bóc lột) còn hyđrô là hyđrô (những người đi đàn áp, bóc lột). Chúng ta không thể hoà mình vào nhau được. Vì nếu vậy thì ôxy đâu còn là ôxy, hyđrô đâu còn là hyđrô, còn chăng là một hợp chất mới ra đời; đó là H20 (nước). Thế đấy, giữa hai giai cấp đối lập nhau không thể đội trời chung được. Song có lẽ, vì nhìn thấy cuộc đời đâu phải vậy nên phái nho gia vẫn nhìn nhận giá trị của vật chất nhưng không quá đề cao. Chúng ta vẫn thấy tư tưởng của Tuân Tử mang đặc sắc chủ nghĩa duy vật thô sơ. Khổng Tử vẫn tin vào sự vận hành biến hoá không ngừng của sự vật. Và cái cuộc vận hành kia rất quyết định đến con người, đến cuộc sống của con người. Cuộc sống con người ra làm sao thì tuỳ thuộc vào mức độ tuân theo sự vận hành biến hoá đó. Phái nho gia vẫn quan niệm vua phải cho ra vua, tôi phải cho ra tôi. Cứ sống đúng địa vị của mình là tốt lắm rồi. Nho gia không chủ trương loại trừ vua chúa, không xoá bỏ chế độ phong kiến. Con người vật chất theo kiểu duy vật biện chứng là con người hoàn toàn chịu phụ thuộc vào vật chất, vì vật chất quyết định ý thức mà ! Chúng ta cũng đã từng biết được, hay chính chúng ta từng trải trong cuộc sống, con người cũng chỉ là một động vật cao cấp mà thôi, may mà còn nhìn ra được sự cao cấp của loại động vật này, cũng chỉ là sự tiến hoá đi từ vô cơ đến hữu cơ, từ vô sinh đến hữu sinh. Chúng ta từng nghe đây đó những tin, như người ăn thịt người, mẹ ăn thịt con, anh em ăn thịt lẫn nhau, chẳng hạn nạn đói năm 1945 ở ngoài Bắc, trong thời gian sôi động vượt biên Nếu như vậy không phải là động vật thì là thứ gì đây ? Một động vật rất ư là động vật. Hay chúng ta thử đi đến những vùng quê nghèo chứng kiến cảnh người dân bần cùng sinh sống, còn thua xa một con chó của nhà giàu ở thành phố ! Thế đấy, dù muốn dù không vật chất cực kỳ quyết định cuộc sống con người ! Giàu nghèo sang hèn, hay ngay cả những sự trừu tượng; hạnh phúc, tình cảm cũng đều được đo bằng vật chất. Điều này càng rõ hơn trong xã hội ngày nay. Anh nhà cao cửa rộng, xe sang trọng là anh hạnh phúc. Anh tặng quà càng nhiều tiền là anh càng thể hiện tình cảm của anh với người được anh trao quà v v Tất cả có thật thế không ! Nói chung ở đây cả hai trường phái triết học đều nhìn nhận giá trị của vật chất trong cuộc sống con người. Cuộc nhân sinh mà con người đang sống rất cần vật chất. Song duy vật biện chứng thì hoàn toàn gắn chặt cuộc nhân sinh này với vật chất, còn triết học nho giáo thì không quá gắn chặt như vậy. B. CON NGƯỜI DUY TÂM Chúng ta vừa lướt qua con người vật chất, một cuộc nhân sinh rất vật chất trong nhân sinh quan của triết học duy vật biện chứng và triết học nho giáo. Có thể nói duy tâm và duy vật là hai phần rất căn bản trong cuộc sống con người. Một cách nào đó cho dù duy vật chăng nữa cũng không thể phủ nhận yếu tố duy tâm được. Chúng ta bình tâm một chút, đừng cố chấp, ngay cả những người duy vật cũng phải nhìn nhận có một cái gì đó, chưa dám nói duy tâm, trong cuộc sống này của con người rất thâm sâu, siêu việt. Nếu là duy vật hoàn toàn thì làm gì có chuyện công tâm liêm chính, làm gì có chuyện lương tri, làm gì có chuyện tưởng với nhớ những người người đã khuất (những anh hùng liệt sĩ) Anh càng phủ nhận duy tâm, anh càng tôn thờ duy vật thì tự nơi anh đã nói lên anh là duy tâm rồi. Anh duy tâm thờ Chúa, thờ Phật, thờ Đức Khổng, còn anh duy vật cũng thờ duy vật, thờ Mác-Lê đấy thôi. Trong cuộc sống, theo bản tính tự nhiên khi gặp chuyện thì người ta thường đi vái tứ phương. Đâu phải là chuyện hiếm khi một người lương đi khấn Đức Mẹ bên Công giáo, không phải là phật tử mà lại đi cầu Bồ Tát của Phật giáo. Một cách tìm ẩn, duy tâm vẫn đâu đó trong mỗi con người ! Anh cứ sống quần quật với cuộc mưu sinh này đi, sẽ đến lúc nào đó ngoài tiền tài, danh vọng ra anh còn có một khát vọng khác. Một khát vọng được quay về với chính mình, một cái gì đó rất sâu thẳm đang chờ đợi anh khám phá; một nhu cầu tâm linh. Hình như Đặng Thái Sơn, nhạc sĩ pi- ano đại tài không chỉ của Việt Nam, có phát biểu với đại ý: giây phút sâu sắc nhất đối với tôi không phải là lúc người ta vỗ tay tán thưởng, hoan hô tôi, nhưng là giây phút tôi được lắng đọng với chính mình trong vắng lặng. Không chỉ riêng gì Thái Sơn, ngay cả mỗi người trong chúng ta không ít thì nhiều cũng từng cảm nghiệm được điều đó. Khi đồng nghiệp Shobha De hỏi làm thế nào một ông già 84 tuổi rồi mà còn tiếp tục làm việc có năng suất cao như vậy, nhà văn Ấn Độ K. Singh trả lời: “chẳng ai chế tạo bao cao su cho cây viết cả”. Chúng ta thấm thía chưa. Một cách tự nhiên thôi, chưa đi vào yếu tâm linh của tôn giáo mà người ta đã có nhu cầu sống lành mạnh với chính mình, lành mạnh ở đây vừa là thể xác vừa là tâm thần nữa. Có lẽ không có chuẩn mực nào giới hạn địa hạt tâm linh cả mà có chăng là nhiều hay ít, rõ ràng hay ẩn khuất đâu đó. Sự ẩn khuất tâm linh này rất rõ trong nhân sinh quan triết học nho giáo. Khi được hỏi về Trời, Khổng Tử vẫn bảo: chuyện của con người chưa rõ hết thì biết làm gì chuyện của Trời. Nhưng đồng thời ông cũng dạy: “Không hiểu mệnh Trời thì không lấy gì làm người quân tử” (Luận ngữ, Nghiêu Viết). Khái niệm làm người quân tử rất căn bản trong triết học nho giáo. Khổng Tử cũng chỉ cốt dạy người ta cho thành người có đức hạnh hoàn toàn và có nhân phẩm tôn quý, tức là thành người quân tử. Ai cũng có thể làm người quân tử cả. Ngày nay hầu như ai cũng nhìn nhận nho giáo là duy tâm. Giáo thuyết của nho giáo muốn uốn nắn con người thành người quân tử, ăn ở hợp ý Trời, tri thiên mệnh. Nho giáo vẫn quan niệm thiên địa vạn vật nhất thể. Cuộc sống này bao gồm tương quan giữa con người với con người, con người với mớ hỗn mang vật chất xung quanh mình, và có cả tương quan giữa con người với Trời, với đấng siêu hình, vô biên. Cuộc sống vừa gắn liền với nhu cầu vật chất vừa gắn liền với nhu cầu tâm linh. Với nho giáo cuộc nhân sinh này là vậy. Còn triết học duy vật biện chứng quả quyết lập trường: “Khoa học chứng minh rằng trái đất ta tồn tại từ lâu (). Xưa kia trái đất là cõi hoang vu, không có sự sống, trải qua quá trình phát triển rất lâu dài, chất vô cơ chuyển thành chất hữu cơ rồi tiến lên chất sống đầu tiên. Chất sống đầu tiên đó lại tiến dần từ thấp lên cao và cao nhất là con người” (Th. 12). Cuộc sinh tồn của con người chỉ là đỉnh cao của vật chất mà thôi. Phải chăng đây là đỉnh cao nhất ? Hay một ngày nào đó duy vật biện chứng sẽ bảo đây chỉ là đỉnh cao nhất của vật chất, còn cao hơn nữa thì tôi chưa bàn tới ! Một trong những điểm tựa khá vững chắc của duy vật là thuyết tiến hoá. Nhưng tới giờ này đó cũng chỉ là một đống giả thuyết. Đã gọi là tiến hoá mà sao chỉ dừng lại ở con người ? Tại sao lại dám quả quyết từ vượn tiến hoá thành người mà lại không nghĩ tới rồi đây con người sẽ tiếp tục tiến hoá thành gì gì đó nữa, đại khái là trên con người. Con người đã trên vật chất thì chắc chắn cái trên con người kia sẽ càng không phải là vật chất. Đã bảo “chính lao động làm cho con người thoát khỏi giới động vật, tức là làm cho vượn người trở thành người” (ibi) thì liệu rằng con người đó có còn là vật chất thuần tuý ! Ngày nay con người vẫn không ngừng lao động, lao động càng tinh xảo hơn trước nhiều, thế thì con người sẽ phải trở thành một giống gì đó hơn con người từ vượn người chứ. Ở đây chưa đi vào lãnh vực duy tâm đúng là duy tâm nơi tôn giáo. Xin cũng nói luôn nho giáo không phải là tôn giáo. Thế đấy, nếu như không quá lời thì với triết học duy vật biện chứng cuộc nhân sinh này chỉ là một sự chuyển hoá từ dạng vật chất này sang dạng vật chất khác, ít ra trên lý thuyết là thế. Làm gì thì làm, anh sống thế nào mặc kệ thì cũng chỉ là vật chất rồi lại vật chất, tro bụi rồi cũng sẽ trở về với bụi tro. Hô hào là vậy, nhưng thiết nghĩ tự nơi việt ra đời triết học duy vật biện chứng cũng nói lên cái gì đó cao cả, thiêng liêng lắm. Bởi vì những người chủ trương thuyết cũng chỉ vì mưu cầu ấm no, hạnh phúc, công bằng cho con người. Một khi như vậy có lẽ không còn là vật chất nữa. Với duy vật biện chứng đúng là duy vật, chỉ có vật chất mà thôi. Còn với nho giáo, cuộc sống này không chỉ có duy tâm mà còn có cả sống với những thứ vật chất quanh mình. Cuộc sống là cuộc đối diện với chính mình, với Trời, với đất. Cho dù giàu hay nghèo, tôn giáo hay không tôn giáo, duy tâm hay duy vật thì ngoài việc lao động để có của ăn, để sinh tồn, rồi xa hơn còn để hưởng thụ nữa, tức là đáp ứng nhu cầu vật chất, thì cũng đều có nhu cầu yêu thương, nhu cầu hiểu biết và tư tưởng, như cầu Tuyệt đối, tức là nhu cầu tâm linh, thần thiêng. C. DUY VẬT HAY DUY TÂM Phải thẳng thắng mà nói ngay với nhau rằng kiểu quan niệm vật chất là trên hết, trước hết đối với con người, là tuyệt đối đối với cuộc sống thì không ổn. Cách đây đã lâu lắm rồi, 2, 3 ngàn năm gì đó, tác giả sách Gảng Viên đã viết: “Phù vân, quả là phù vân. Phù vân, quả là phù vân. Tất cả chỉ là phù vân” (1, 2). Hay một nhà thơ nào đó (hình như là Nguyễn Công Trứ) đã từng thốt lên với đại ý: ba vạn sáu ngàn ngày có là bao, cảnh phù du trông thấy mà nực cười. Chúng ta cứ nhìn thẳng vào cái cuộc nhân sinh này đi đúng là một mớ phù dung sớm nở tối tàng, nay được mai mất. Anh là một tỷ phú, một vua chúa suy cho cùng rồi cũng chỉ một vài tấm ván, rồi một nắm tro tàn. Vâng, với những ai đã từng thấm thía cuộc nhân sinh này ắt sẽ không lạ gì với cảm nghiệm đó. Nhưng họ cũng công nhận với nhau rằng cuộc đời này đâu chỉ có vậy. Với Khổng Tử, ông nhận ra cuộc vận hành của trời đất, của cuộc sống vừa có trật tự, hoà điệu, vừa có lí huyền vi, sâu kín, mầu nhiệm. Cái sâu kín, mầu nhiệm của trật tự đó không phải do vật chất tự thân mà được nhưng có bàn tay vô hình nào đó tạo nên như vậy. Mặc dầu Khổng Tử không nhìn nhận có Trời một cách rõ ràng, nhưng ít ra đây đó ông nhìn nhận có Thiên Mệnh, tức là một cách nào đó ông thừa nhận có đấng vô hình, siêu việt vượt trên sự nhận hiểu của con người. Ông dạy con người phải cố gắng thành người quân tử. Còn phần mình, duy vật biện chứng không chủ trương như vậy, nhưng ít ra khi đề xướng duy vật biện chứng họ đâu phải vì vị kỷ, tư lợi, nhưng họ vì đồng loại đấy chứ. Nhưng rất tiếc họ chỉ dừng lại ở chỗ cơm ăn áo mặc, còn vấn đề đạo đức, luân lý dường như bị bỏ ngõ hoàn toàn. Nhưng khổ nỗi vế thứ hai này mới là vấn đề căn bản của cuộc sống này. Ngày nay luân thường đạo lý là vấn đề vô cùng nhức nhối trong xã hội chúng ta. Thiên đàng đâu chưa thấy nhưng hoả ngục thì tràn hê ! Cuộc sống này sẽ là gì một khi dẹp bỏ tất cả các giá trị luân lý, đạo đức. Một thằng người trần trụi lồ lộ kia có là gì, ô trọc quá đi thôi ! Một thay ma đang thối rửa thì cũng là mồi ngon cho diều hâu như bao nhiêu xác thú vật khác. Hỡi con người mi là ai ? Hỡi cuộc nhân sinh này mi còn là cái gì nữa đây ? Chẳng biết nữa, nhưng có một sức nóng nào đó vẫn luôn ầm ĩ nung đốt trong cõi thâm sâu của tâm hồn con người, phải làm người, phải sống cho ra người ! Con người sống là hướng lên, hướng lên đấng vô biên. Trải dài lịch sử nhân loại, có những con người chúng ta phải trân trọng khâm phục. Cuộc đời họ không còn riêng cho họ nữa, chẳng hạn như những người đề xướng duy vật biện chứng và nho giáo. Nội điều này cũng nói lên cuộc nhân sinh này đâu chỉ là duy vật, là vật chất, mà còn là duy tâm, là tâm linh, thần liêng nữa. NỘI DUNG NHÂN SINH QUAN TRIẾT HỌC DUY VẬT BIỆN CHỨNG .................................... 1 A. Một tất yếu của lịch sử .......................... 1 B. Cuộc nhân sinh .........................................4 C. Khen hay chê ! ........................................ 20 THỬ SO SÁNH NHÂN SINH QUAN TRIẾT HỌC DUY VẬT BIỆN CHỨNG VỚI NHÂN SINH QUAN NHO GIÁO ................. 21 A. Con người duy vật ................................. 23 B. Con người duy tâm................................30 C. Duy vật hay duy tâm............................38 NỘI DUNG..................................................... 43 Đây là bài viết ngoài dự định, vẫn còn nhiều ấm ức không tiện trình bày. Tuổi trẻ háo thắng, vung rìu hơi bị quá, xin bạn đọc rộng tình chỉ giáo cho theo địa chỉ langtutvt@hotmail.com. Xin chân thành cám ơn trước. người viết

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc089TL1.doc
Tài liệu liên quan