Kết luận và kiến nghị
Nhận thức của cộng đồng đối với những tác động từ sự phát triển du lịch và nhu cầu
làm du lịch của họ đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng và triển khai các kế hoạch,
dự án phát triển du lịch thành công, và vì vậy, những địa phương, nơi cộng đồng có nhận
thức đầy đủ về những tác động từ sự phát triển du lịch và nhu cầu làm du lịch lớn sẽ có nhiều
lợi thế trong việc đảm bảo sự tiến triển khỏe mạnh của ngành công nghiệp du lịch ở
tương lai.
Cộng đồng ở Cù Lao Dung nhận thức về sự tác động của du lịch đối với điểm đến có
nhiều điểm tương đồng với cộng đồng/người dân ở một số điểm đến du lịch mới nổi trên thế
giới và ở Việt Nam (thừa nhận du lịch tạo ra sự tác động tích cực đối với kinh tế, xã hội, văn
hóa và môi trường của điểm đến, trong khi không tán thành cũng không phản đối sự tác động
ngược lại của du lịch đối với điểm đến trên các phương diện đó). Cộng đồng/người dân ở
Cù Lao Dung có xu hướng đánh giá cao những tác động tích cực hơn những tác động tiêu
cực của du lịch đối với điểm đến và có nhu cầu tham gia làm du lịch rất lớn. Tồn tại mối
quan hệ giữa nhận thức của cộng đồng ở Cù Lao Dung đối với những tác động từ sự phát
triển du lịch với nhu cầu tham gia làm du lịch của họ.
Để thu hút sự tham gia của cộng đồng trong du lịch và nâng cao năng lực của họ đối
với lĩnh vực du lịch, việc nâng cao nhận thức của cộng đồng về những tác động tích cực của
du lịch, tạo điều kiện thuận lợi để cộng đồng thực hiện những công việc họ có thể đảm trách,
hỗ trợ cộng đồng nhiều hơn về vốn, kiến thức và kĩ năng du lịch là thật sự cần thiết. Bên
cạnh đó, để cộng đồng có sự lựa chọn đúng đắn, thích ứng và đồng cảm đối với lĩnh vực du
lịch, cần cung cấp cho họ kiến thức đầy đủ về những tác động tiêu cực từ sự phát triển du
lịch đối với điểm đến.
13 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 413 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nhận thức của cộng đồng ở huyện Cù Lao Dung (tỉnh Sóc Trăng) đối với tác động từ sự phát triển du lịch và nhu cầu tham gia du lịch, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẠP CHÍ KHOA HỌC
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH
Tập 17, Số 7 (2020): 1295-1307
HO CHI MINH CITY UNIVERSITY OF EDUCATION
JOURNAL OF SCIENCE
Vol. 17, No. 7 (2020): 1295-1307
ISSN:
1859-3100 Website:
1295
Bài báo nghiên cứu*
NHẬN THỨC CỦA CỘNG ĐỒNG Ở HUYỆN CÙ LAO DUNG
(TỈNH SÓC TRĂNG) ĐỐI VỚI TÁC ĐỘNG TỪ SỰ PHÁT TRIỂN
DU LỊCH VÀ NHU CẦU THAM GIA DU LỊCH
Nguyễn Trọng Nhân1, Huỳnh Văn Đà1, Phan Việt Đua2
1Trường Đại học Cần Thơ, Việt Nam
2Trường Đại học Bạc Liêu, Việt Nam
*Tác giả liên hệ: Nguyễn Trọng Nhân – Email: trongnhan@ctu.edu.vn
Ngày nhận bài: 29-12-2019; ngày nhận bài sửa: 11-5-2020; ngày duyệt đăng: 23-7-2020
TÓM TẮT
Cộng đồng đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển du lịch ở điểm đến. Nghiên cứu
này được thực hiện để tìm hiểu nhận thức của cộng đồng đối với những tác động từ sự phát triển
du lịch, nhu cầu tham gia du lịch của cộng đồng, mối quan hệ giữa nhận thức và nhu cầu tham gia
du lịch của cộng đồng ở Cù Lao Dung. Phương pháp phỏng vấn bằng bảng hỏi; phương pháp thống
kê mô tả và phân tích tương quan cặp được sử dụng trong phân tích dữ liệu nhằm đạt được các
mục tiêu trên. Kết quả nghiên cứu cho thấy cộng đồng ở Cù Lao Dung thừa nhận du lịch tạo sự tác
động tích cực đối với kinh tế, xã hội, văn hóa và môi trường của điểm đến, trong khi không tán
thành cũng không phản đối sự tác động ngược lại của du lịch đối với điểm đến trên các phương
diện đó. Cộng đồng cũng đánh giá cao những tác động tích cực hơn những tác động tiêu cực của
du lịch đối với điểm đến và có nhu cầu tham gia làm du lịch rất lớn. Kết quả nghiên cứu cũng cho
thấy mối quan hệ thuận giữa nhận thức của cộng đồng ở Cù Lao Dung đối với những tác động từ
sự phát triển du lịch với nhu cầu tham gia làm du lịch của họ.
Từ khóa: cộng đồng; huyện Cù Lao Dung; nhận thức; nhu cầu; những tác động từ sự phát triển
du lịch
1. Giới thiệu
Du lịch là một trong những ngành kinh tế lớn, quan trọng và có tốc độ tăng trưởng
nhanh của thế giới. Sự phát triển của ngành du lịch không chỉ góp phần giải quyết việc làm,
mang lại thu nhập, giảm thiểu tình trạng đói nghèo và nâng cao chất lượng cuộc sống cho
người dân mà còn đẩy nhanh tiến trình hội nhập quốc tế và xây dựng nền hòa bình của các
quốc gia, địa phương.
Hiểu biết nhận thức của cộng đồng đối với những tác động từ sự phát triển du lịch và
nhu cầu tham gia trong du lịch của họ là thật sự cần thiết. Nhiều nghiên cứu trên thế giới cho
rằng, để đảm bảo kế hoạch phát triển du lịch thành công, việc xem xét nhận thức của cộng
Cite this article as: Nguyen Trong Nhan, Huynh Van Da, & Phan Viet Dua (2020). Community’s perceptions
in Cu Lao Dung district (Soc Trang province) towards the impacts of tourism development and their needs of
tourism participation. Ho Chi Minh City University of Education Journal of Science, 17(7), 1295-1307.
Tạp chí Khoa học Trường ĐHSP TPHCM Tập 17, Số 7 (2020): 1295-1307
1296
đồng đối với những tác động từ sự phát triển du lịch trở nên quan trọng (Sánchez Cañizares
et al., 2014, p.87); nhận thức của cộng đồng đối với những tác động từ sự phát triển du lịch
là yếu tố quan trọng đối với những hoạt động phát triển du lịch thành công (Gnanapala, &
Karunathilaka, 2016, p.165); nhận thức của cộng đồng đối với du lịch có ý nghĩa quan trọng
cho sự thành công tương lai của ngành công nghiệp du lịch (Golzardi et al., 2012, p.863);
hiểu nhận thức của cộng đồng có khả năng tạo ra sự phát triển thành công của ngành công
nghiệp du lịch (Ramseook-Munhurrun, & Naidoo, 2011, p.45). Bên cạnh đó, nắm bắt nhu
cầu tham gia du lịch của cộng đồng sẽ giúp địa phương đưa ra quyết định và triển khai các
kế hoạch, dự án phát triển du lịch có hiệu quả.
Trên thế giới, có nhiều học giả nghiên cứu về nhận thức của cộng đồng hoặc người
dân đối với những tác động từ sự phát triển du lịch, như: (Chazapi, & Sdrali (2006); Sánchez
Cañizares et al. (2014); Tichaawa, & Mhlanga (2015); Canalejo et al. (2016); Gnanapala, &
Karunathilaka (2016)) Ở Việt Nam, nghiên cứu nhận thức của cộng đồng đối với những
tác động từ sự phát triển du lịch có công trình của Pham và Kayat (2011).
Nhận thức được vai trò to lớn của ngành du lịch, tiềm năng du lịch của địa phương, sự
cần thiết phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đồng thời thực hiện Nghị quyết số 05 (02/8/2016)
của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh, Chương trình hành động số 06 (12/12/2016) của Ủy ban
nhân dân tỉnh Sóc Trăng và Chương trình hành động số 15 (14/4/2017) của Ban chấp hành
Đảng bộ huyện Cù Lao Dung về phát triển du lịch của tỉnh Sóc Trăng đến năm 2020 và định
hướng đến năm 2025, Ủy ban nhân dân huyện Cù Lao Dung (2018) đã xây dựng kế hoạch
phát triển du lịch ở huyện giai đoạn 2017-2020 và tầm nhìn đến năm 2025. Các mục đích,
mục tiêu quan trọng của kế hoạch là đẩy mạnh khai thác tài nguyên thiên nhiên, di tích lịch
sử văn hóa để phát triển du lịch, từng bước đưa du lịch trở thành một trong những ngành
dịch vụ đem lại hiệu quả kinh tế cao của huyện; hình thành những khu và làng du lịch dựa
vào cộng đồng; tạo sự chuyển biến tích cực, sâu sắc trong nhận thức của các tầng lớp nhân
dân về phát triển du lịch.
Để hình thành khu, điểm du lịch dựa vào cộng đồng và tạo sự chuyển biến tích cực trong
nhận thức của nhân dân về phát triển du lịch cần phải nắm bắt nhận thức của cộng đồng về
những tác động từ sự phát triển du lịch và nhu cầu tham gia trong du lịch của họ để có những
biện pháp tác động phù hợp. Nghiên cứu của Canalejo et al. (2016), Chazapi và Sdrali (2006)
cho thấy có mối quan hệ thuận chiều giữa nhận thức của cộng đồng về sự tác động của du
lịch với thái độ ủng hộ phát triển du lịch của họ. Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu của chúng
tôi phát hiện nhận thức của cộng đồng về sự tác động của du lịch có quan hệ đồng dấu với
nhu cầu tham gia du lịch của họ.
Từ những phân tích trên cho thấy, việc nghiên cứu nhận thức của cộng đồng ở huyện
Cù Lao Dung đối với những tác động từ sự phát triển du lịch và nhu cầu tham gia du lịch
của họ là cần thiết trên phương diện lí luận và thực tiễn. Kết quả nghiên cứu không chỉ góp
phần bổ sung tri thức về lĩnh vực nghiên cứu mà còn có thể cung cấp thông tin hữu ích cho
Tạp chí Khoa học Trường ĐHSP TPHCM Nguyễn Trọng Nhân và tgk
1297
chính quyền địa phương, cơ quan quản lí nhà nước về du lịch, công ti du lịch trong việc thực
thi những giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về những tác động từ sự phát
triển du lịch và không ngừng cải thiện nhu cầu tham gia du lịch của cộng đồng – chiến lược
quan trọng cho sự phát triển nhanh và bền vững của ngành công nghiệp du lịch ở địa phương
trong tương lai.
2. Đối tượng và Phương pháp nghiên cứu
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là cộng đồng đang tham gia và chưa tham gia vào hoạt
động du lịch ở huyện Cù Lao Dung. Cả hai đối tượng có thể có nhận thức khác nhau về những
tác động từ sự phát triển du lịch và nhu cầu tham gia trong du lịch.
2.2. Cơ sở lí thuyết
“Cộng đồng” là một từ với nhiều cách sử dụng và ý nghĩa (Cox, 1987; dẫn theo
Alshboul, 2016, p.41). Về cách sử dụng, cộng đồng có thể là danh từ hoặc tính từ. Về mặt ý
nghĩa, cộng đồng là một nhóm người với những đặc điểm giống nhau hoặc mối quan tâm
được nhiều người chia sẻ. Khi xem xét 94 định nghĩa về cộng đồng, Hillery (1995; dẫn theo
Alshboul, 2016, p.41) kết luận, chưa có sự thống nhất nhận thức về cộng đồng giữa các học
giả. Trên cơ sở tổng quan tài liệu, ông đưa ra 3 khía cạnh chính liên quan đến cộng đồng: (1)
khu vực, (2) mối quan tâm chung, (3) tương tác xã hội. Nhấn mạnh yếu tố khu vực, Jamal
và Getz (1995; dẫn theo Alshboul, 2016, p.41) cho rằng, cộng đồng là một nhóm người sinh
sống trong cùng vị trí. Xem xét cộng đồng ở phương diện tương tác xã hội và khu vực,
Johnston (2000; dẫn theo Bagul, 2009, p.51) khẳng định, cộng đồng là một mạng lưới xã hội
tương tác cá nhân, tập trung ở một lãnh thổ xác định. Tiếp cận cộng đồng ở góc độ khu vực
và mối quan tâm chung; Aref et al. (2010, p.156) chỉ rõ cộng đồng là một nhóm người đang
sinh sống và làm việc trong cùng khu vực địa lí với cùng nền văn hóa hoặc mối quan tâm
chung. Để phù hợp với quan điểm địa lí, trong nghiên cứu này, chúng tôi xác định cộng đồng
là những người đang sinh sống và làm việc ở địa bàn nghiên cứu.
Hiểu và đánh giá những tác động từ sự phát triển du lịch đối với cộng đồng đảm bảo
sự bền vững và thành công lâu dài của ngành công nghiệp du lịch (Diedrich, &
GarciaBuades, 2009; dẫn theo Gnanapala, & Karunathilaka, 2016, p.165). Sự phát triển du
lịch ở điểm đến có những tác động tích cực và tiêu cực đến cộng đồng trên các phương diện
kinh tế, xã hội, văn hóa và môi trường:
- Ở góc độ tích cực, sự phát triển du lịch tạo việc làm và mang lại thu nhập cho người
dân, thúc đẩy đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng (Canalejo et al., 2016, p.384), giúp người dân
giảm nghèo (Gnanapala, & Karunathilaka, 2016, p.166), thúc đẩy sự ra đời và phát triển của
nhiều ngành nghề (ESRT program, 2013, p.12) (kinh tế); tạo ra nhiều cơ hội giải trí và cải
thiện chất lượng cuộc sống cho người dân, thúc đẩy sự ra đời và phát triển của hệ thống nhà
hàng, khách sạn và khu vui chơi giải trí, cải thiện chất lượng cơ sở hạ tầng (Canalejo et al.,
2016, p.385), giúp người dân nâng cao sự hiểu biết (Gnanapala, & Karunathilaka, 2016, p.166)
Tạp chí Khoa học Trường ĐHSP TPHCM Tập 17, Số 7 (2020): 1295-1307
1298
(xã hội); khuyến khích địa phương bảo tồn và giao lưu văn hóa (Gnanapala, & Karunathilaka,
2016, p.166), nâng cao sự hiểu biết của người dân về văn hóa (Alshboul, 2016, p.28), khuyến
khích người dân sáng tạo nghệ thuật (ESRT program, 2013, p.12) (văn hóa); thúc đẩy bảo tồn
phong cảnh và động thực vật (Canalejo et al., 2016, p.385; Alshboul, 2016, p.30), khuyến
khích bảo vệ môi trường (Ramseook-Munhurrun, & Naidoo, 2011, p.47), gia tăng nhận thức
của con người về môi trường (Alshboul, 2016, p.28) (môi trường).
- Trên phương diện tiêu cực, sự phát triển du lịch gây ra sự bất bình đẳng về thu nhập
(ESRT program, 2013, p.12), làm gia tăng bất thường về giá đất đai, dịch vụ và hàng hóa
(Tichaawa, & Mhlanga, 2015, p.3-4), tạo ra tính mùa vụ đối với việc làm và sự rò rỉ về kinh
tế (Alshboul, 2016, p.29) (kinh tế); gây ra tình trạng tắc nghẽn giao thông (Gnanapala, &
Karunathilaka, 2016, p.166), tạo ra sự quá đông đúc ở nơi công cộng (Tichaawa, & Mhlanga,
2015, p.4), gia tăng tệ nạn xã hội, làm thay đổi lối sống truyền thống (Tichaawa, & Mhlanga,
2015, p.4) và thói quen tiêu dùng của người dân (Alshboul, 2016, p.29) (xã hội); gây ra tình
trạng thương mại và tầm thường hóa văn hóa (Canalejo et al., 2016, p.385; Tichaawa, &
Mhlanga, 2015, p.4), làm biến đổi và mất dần văn hóa truyền thống (Alshboul, 2016, p.29)
(văn hóa); sử dụng nhiều điện và nước, gây xáo trộn đời sống của động vật hoang dã (ESRT
program, 2013, p.12); tạo ra nhiều chất thải và tiếng ồn, làm suy giảm diện tích rừng (Tichaawa,
& Mhlanga, 2015, p.4) (môi trường).
Nhận thức của cộng đồng đối với những tác động từ sự phát triển du lịch là sự hiểu biết
của những người đang sinh sống và làm việc trong một phạm vi không gian lãnh thổ nhất định
về các mặt tác động tích cực và tiêu cực của du lịch đến kinh tế, xã hội, văn hóa và môi trường
của điểm đến du lịch.
Nhu cầu tham gia của cộng đồng trong du lịch là những đòi hỏi, mong muốn, nguyện
vọng tham gia vào quá trình phát triển du lịch của những người đang sinh sống và làm việc
trong một phạm vi không gian lãnh thổ nhất định nhằm mục đích hướng tới sự tồn tại và phát
triển. Các hoạt động cộng đồng có thể tham gia du lịch gồm đóng góp ý kiến đối với công tác
quy hoạch và dự án phát triển du lịch của địa phương, cung cấp điểm tham quan và dịch vụ
lưu trú – ăn uống – vận chuyển – mua sắm – giải trí, hướng dẫn tham quan
2.3. Phương pháp nghiên cứu
Để có được những kết quả của nghiên cứu, chúng tôi sử dụng các phương pháp thu thập
và phân tích dữ liệu như sau:
- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi. Phương pháp này được sử dụng để thu thập thông
tin về nhận thức của cộng đồng ở Cù Lao Dung đối với những tác động từ sự phát triển du lịch
và nhu cầu tham gia du lịch của họ. 102 người dân cư trú ở làng du lịch Trường Tiền, làng du
lịch Long Ẩn, làng bó chổi cọng dừa và bia chiến thắng Rạch Già, đình thần Nguyễn Trung Trực
và bia kỉ niệm nơi thành lập trường chính trị đầu tiên của tỉnh Sóc Trăng, đền thờ Bác Hồ, khu
du lịch sinh thái An Nghiệp, làng du lịch Sân Tiên và tuyến dân cư ven rừng ngập mặn được
phỏng vấn trong tháng 11 năm 2019. Phương pháp thống kê mô tả (phần trăm và giá trị trung
Tạp chí Khoa học Trường ĐHSP TPHCM Nguyễn Trọng Nhân và tgk
1299
bình), phân tích tương quan cặp được sử dụng để phân tích dữ liệu. Thông tin chung của mẫu
nghiên cứu như sau (xem Bảng 1):
Bảng 1. Thông tin chung của mẫu nghiên cứu
Biến Diễn giải % Biến Diễn giải %
Trình độ
học
vấn/chuyên
môn
Tiểu học
THCS
THPT
Mù chữ
Trên THPT
45,1
27,5
11,8
10,8
4,9
Tuổi 41-53
54-66
28-40
67-78
14-27
45,1
24,5
18,6
7,8
3,9
Dân tộc Kinh
Khmer
91,2
8,8
Số thành viên
trong gia đình
1-4
5-8
9-11
59,8
36,3
3,9
Tôn giáo Không theo tôn giáo
Phật giáo
Đạo Cao Đài
66,7
32,3
1,0
Diện tích đất
canh tác, sản
xuất, kinh
doanh và đất ở
(m2)
1-3000
3001-6000
9001-12000
12001-130000
6001-9000
49,0
20,6
14,7
10,8
4,0
Nghề
nghiệp
Nông dân
Khác
Mua bán nhỏ/kinh doanh
Cán bộ/công chức/viên
chức
49,0
32,4
15,7
2,9
Thu nhập trung
bình/tháng
(triệu đồng)
3,1-6
0,1-3
9,1-12
12,1-50
6,1-9
34,3
18,6
17,6
17,6
11,7
Nguồn: Kết quả phỏng vấn cộng đồng của nhóm nghiên cứu, 2019
- Phương pháp quan sát thực địa. Chúng tôi sử dụng phương pháp này để hỗ trợ cho việc
thu thập thông tin về tình hình phát triển du lịch ở Cù Lao Dung. Trong quá trình nghiên cứu,
chúng tôi thực hiện 6 đợt khảo sát ở các điểm tài nguyên, làng du lịch ở xã An Thạnh 1, An
Thạnh 2, An Thạnh 3, An Thạnh Tây, An Thạnh Đông, An Thạnh Nam, Đại Ân 1 và thị trấn Cù
Lao Dung từ tháng 3 đến tháng 11 năm 2019.
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu. Để có cơ sở lí thuyết về cộng đồng và những tác động
từ sự phát triển du lịch; diện tích, dân số, cơ cấu dân số và tình hình phát triển du lịch ở Cù Lao
Dung, chúng tôi sử dụng phương pháp nghiên cứu tài liệu. Các tài liệu chúng tôi sử dụng gồm
bài báo khoa học, niên giám thống kê, số liệu thống kê. Phương pháp phân tích và tổng hợp được
sử dụng để kế thừa những thông tin hữu ích cho nghiên cứu.
3. Kết quả và thảo luận
3.1. Khái quát về Cù Lao Dung
Cù Lao Dung có tổng diện tích 264,8 km2, gồm 8 đơn vị hành chính: thị trấn Cù Lao
Dung, xã An Thạnh 1, An Thạnh 2, An Thạnh 3, An Thạnh Đông, An Thạnh Tây, An Thạnh
Nam và Đại Ân 1. Năm 2017, tổng dân số của huyện là 64.452 người, mật độ dân số 243
người/km2. Ở Cù Lao Dung, người Kinh chiếm đa số (92,7%), dân tộc Khmer, Hoa và các
dân tộc khác chiếm tỉ lệ không đáng kể (7,2%, 0,08%, 0,02%, lần lượt). Người dân ở Cù Lao
Dung cư trú chủ yếu ở khu vực nông thôn (90,75%) (Cu Lao Dung District Statistical Office,
2018).
Tạp chí Khoa học Trường ĐHSP TPHCM Tập 17, Số 7 (2020): 1295-1307
1300
Cù Lao Dung sở hữu tài nguyên du lịch tự nhiên và văn hóa đa dạng. Các yếu tố tự
nhiên có khả năng hấp dẫn du khách ở Cù Lao Dung gồm cây ăn trái, sông nước, rừng ngập
mặn và bãi nghêu. Tài nguyên du lịch văn hóa có khả năng tạo lực hút du khách ở Cù Lao
Dung gồm di tích lịch sử - văn hóa, chùa, nghề truyền thống, lễ hội. Năm 2018, huyện đón
48.123 lượt khách đến tham quan, tìm hiểu, trải nghiệm. Trong đó, lượt khách quốc tế và nội
địa tương ứng là 89 và 48.034. Trong 89 lượt khách quốc tế đến Cù Lao Dung có 36 người
Việt Nam định cư ở nước ngoài. Khách nội địa chủ yếu đến từ tỉnh Sóc Trăng (45.524 lượt),
khách là người ngoài tỉnh chiếm số lượng không đáng kể (2.510) (số liệu do Phòng Văn hóa
và Thông tin huyện Cù Lao Dung cung cấp năm 2019). Tốc độ tăng trưởng du khách bình
quân ở huyện đạt từ 5 đến gần 10%/năm (People's Committee of Cu Lao Dung district,
2018). Số ngày lưu lại trung bình đối với khách quốc tế là 2 và khách nội địa là 0,051. Du
khách đến Cù Lao Dung chủ yếu vào các ngày lễ lớn, lễ hội, Tết Nguyên Đán (People's
Committee of Cu Lao Dung district, 2018). Năm 2018, huyện đạt doanh thu từ du lịch là
376.685.000 từ dịch vụ cho thuê buồng2. Toàn huyện có 13 nhà nghỉ với số lượng 130 phòng.
Nhà nghỉ phân bố chủ yếu ở thị trấn Cù Lao Dung, xã An Thạnh 3 và An Thạnh 1. Ở huyện
có 7 doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành. Các lĩnh vực kinh doanh gồm vận tải nội địa
(đường bộ và đường sông). Huyện có 1 thuyền du lịch3 ở xã An Thạnh 3. Những điểm đến
thu hút nhiều du khách ở huyện là đền thờ Bác Hồ, bia chiến thắng Rạch Già, bia chiến thắng
An Hưng, bia kỉ niệm nơi thành lập trường chính trị đầu tiên ở tỉnh Sóc Trăng, rừng ngập
mặn, bãi nghêu... Các loại hình du lịch tiêu biểu ở huyện gồm tham quan vườn cây ăn trái,
rừng ngập mặn, bãi nghêu và di tích; tìm hiểu lịch sử chống giặc ngoại xâm và sinh kế của
người dân; ẩm thực; lưu trú nhà dân; thưởng thức đờn ca tài tử; thăm lại chiến trường xưa.
3.2. Nhận thức của cộng đồng ở huyện Cù Lao Dung đối với những tác động từ sự phát
triển du lịch và nhu cầu tham gia trong du lịch của họ
3.2.1. Nhận thức của cộng đồng ở huyện Cù Lao Dung đối với những tác động từ sự phát
triển du lịch
Cộng đồng hoặc người dân là một trong 5 phân hệ quan trọng và không thể thiếu trong
hệ thống lãnh thổ du lịch. Một mặt, cộng đồng cung cấp các yếu tố hấp dẫn cho du khách,
mặt khác, công tác phục vụ chỉ có thể diễn ra ở điểm đến du lịch khi có sự tham gia của cộng
đồng, và vì vậy, sự phát triển du lịch thành công ở các điểm đến không thể thiếu vai trò của
cộng đồng trong các hoạt động khác nhau. Để thu hút sự tham gia của cộng đồng trong du
lịch và hạn chế những tác động tiêu cực từ sự phát triển du lịch đến cộng đồng, cần nâng cao
nhận thức của họ đối với những tác động từ sự phát triển du lịch và điều này có thể được
thực hiện hiệu quả thông qua việc hiểu biết thấu đáo nhận thức của cộng đồng. Sự phát triển
du lịch luôn tạo ra những tác động tích cực và tiêu cực đối với điểm đến trên các phương
diện kinh tế, xã hội, văn hóa và môi trường, và vì vậy, nhận thức của cộng đồng về những
1 Du khách nội địa chủ yếu đến Cù Lao Dung trong ngày. Các số liệu 1, 2 và 3 do Phòng Văn hóa và Thông tin
huyện Cù Lao Dung cung cấp năm 2019.
Tạp chí Khoa học Trường ĐHSP TPHCM Nguyễn Trọng Nhân và tgk
1301
tác động từ sự phát triển du lịch chính là sự hiểu biết của họ về các tác động của du lịch đối
với các điểm đến.
Cộng đồng ở huyện Cù Lao Dung thừa nhận sự phát triển du lịch có thể tạo ra những
tác động tích cực và tiêu cực đối với kinh tế, xã hội, văn hóa và môi trường của nơi đến du
lịch với mức độ khác nhau. Trên phương diện tác động tích cực, cộng đồng tán thành sự phát
triển du lịch sẽ mang lại thu nhập cho người dân, thúc đẩy việc đầu tư xây dựng hệ thống
giao thông, điện và nước, giúp người dân giảm nghèo, tạo ra cơ hội việc làm cho người dân,
thúc đẩy sự ra đời và phát triển của nhiều ngành nghề kinh doanh (kinh tế); giúp người dân
nâng cao sự hiểu biết, cải thiện chất lượng cuộc sống và có điều kiện giải trí tốt hơn, thúc
đẩy sự ra đời và phát triển của hệ thống nhà hàng, khách sạn và khu vui chơi giải trí, giúp
cải thiện chất lượng của hệ thống đường sá, hệ thống cung cấp điện và nước (xã hội); khuyến
khích địa phương bảo tồn văn hóa và sáng tạo trong nghệ thuật, giúp người dân nâng cao sự
hiểu biết về văn hóa, tạo ra sự giao lưu văn hóa (văn hóa); khuyến khích bảo vệ môi trường,
gia tăng nhận thức của con người về môi trường, thúc đẩy bảo vệ phong cảnh và bảo tồn
động, thực vật (môi trường). Như vậy, cộng đồng ở Cù Lao Dung tán thành với quan điểm
sự phát triển du lịch sẽ tạo ra những tác động tích cực đối với kinh tế, xã hội, văn hóa và môi
trường của điểm đến. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Pham và Kayat (2011, p.132-
133), Sánchez Cañizares et al. (2014, p.91-92). Trong các khía cạnh tác động tích cực của du
lịch, cộng đồng ở Cù Lao Dung đánh giá cao nhất đối với tác động kinh tế, xã hội của du
lịch và đánh giá thấp hơn vai trò của du lịch đối với văn hóa và môi trường (Bảng 2). Nghiên
cứu của Canalejo et al. (2016, p.390), Sánchez Cañizares et al. (2014, p.91-92), Yu et al.
(2017, p.167) cũng có kết quả tương tự.
Bảng 2. Nhận thức của cộng đồng ở Cù Lao Dung đối với những tác động của du lịch
Loại tác động Trung bình Độ lệch chuẩn
Tác động tích cực đến kinh tế 4,19 ± 0,52
Tăng thu nhập của người dân 4,23 ± 0,47
Thúc đẩy đầu tư xây dựng hệ thống giao thông, điện và nước 4,23 ± 0,67
Giúp người dân giảm nghèo 4,20 ± 0,49
Tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho người dân 4,15 ± 0,43
Thúc đẩy sự ra đời, phát triển của nhiều ngành nghề kinh doanh 4,14 ± 0,55
Tác động tích cực đến xã hội 4,15 ± 0,53
Giúp người dân nâng cao sự hiểu biết 4,23 ± 0,51
Giúp người dân cải thiện chất lượng cuộc sống 4,18 ± 0,45
Giúp người dân có điều kiện giải trí tốt hơn 4,13 ± 0,41
Thúc đẩy sự ra đời và phát triển của hệ thống nhà hàng, khách
sạn và khu vui chơi giải trí
4,11 ± 0,74
Giúp cải thiện chất lượng của hệ thống đường sá, hệ thống
cung cấp điện và nước
4,10 ± 0,52
Tác động tích cực đến văn hóa 4,13 ± 0,51
Khuyến khích địa phương bảo tồn văn hóa 4,34 ± 0,54
Khuyến khích sự sáng tạo trong nghệ thuật 4,11 ± 0,60
Giúp người dân nâng cao sự hiểu biết về văn hóa 4,07 ± 0,45
Tạp chí Khoa học Trường ĐHSP TPHCM Tập 17, Số 7 (2020): 1295-1307
1302
Tạo ra sự giao lưu văn hóa 3,99 ± 0,43
Tác động tích cực đến môi trường 4,07 ± 0,48
Khuyến khích bảo vệ môi trường 4,17 ± 0,53
Gia tăng nhận thức của con người về môi trường 4,12 ± 0,53
Thúc đẩy bảo vệ phong cảnh 4,07 ± 0,38
Thúc đẩy bảo tồn động và thực vật 3,93 ± 0,49
Tác động tiêu cực đến kinh tế 3,47 0,77
Làm gia tăng bất thường giá đất đai, dịch vụ và hàng hóa 3,52 ± 0,52
Tạo ra tính mùa vụ đối với việc làm 3,48 ± 0,58
Tạo ra sự bất bình đẳng về thu nhập 3,46 ± 1,00
Làm thất thoát cao nguồn tài chính của địa phương 3,42 ± 0,97
Tác động tiêu cực đến xã hội 3,41 ± 0,94
Làm thay đổi thói quen tiêu dùng của người dân 3,59 ± 0,81
Làm thay đổi lối sống truyền thống của người dân 3,48 ± 0,90
Tạo ra sự đông đúc ở nơi công cộng 3,40 ± 0,90
Làm gia tăng tệ nạn xã hội 3,32 ± 1,17
Gây ra tình trạng tắc nghẽn giao thông 3,26 ± 0,94
Tác động tiêu cực đến văn hóa 2,67 ± 0,90
Làm biến đổi văn hóa truyền thống 3,13 ± 1,04
Làm thương mại hóa văn hóa/khai thác văn hóa quá mức 2,71 ± 0,90
Làm tầm thường hóa (nhàm hóa) văn hóa truyền thống 2,46 ± 0,83
Làm mất dần bản sắc văn hóa truyền thống 2,37 ± 0,84
Tác động tiêu cực đến môi trường 3,26 ± 0,93
Sử dụng nhiều điện và nước 3,78 ± 0,85
Tạo ra nhiều chất thải và tiếng ồn 3,48 ± 0,88
Làm suy giảm diện tích rừng 2,90 ± 1,00
Gây xáo trộn đời sống và làm suy giảm số lượng động vật
hoang dã
2,88 ± 0,98
Chú thích: Hoàn toàn không tác động (1-1,5), không tác động (1,51-2,5), trung lập (2,51-3,5),
tác động (3,51-4,5), rất tác động (4,51-5,0)
Nguồn: Kết quả phỏng vấn cộng đồng của nhóm nghiên cứu, 2019
Ở khía cạnh tác động tiêu cực của du lịch, cộng đồng ở Cù Lao Dung thừa nhận sự
phát triển du lịch sẽ làm gia tăng giá đất đai, dịch vụ và hàng hóa (kinh tế), sử dụng nhiều
điện và nước (môi trường); cộng đồng không thừa nhận cũng không phản bác đối với nhận
định sự phát triển du lịch sẽ tạo ra tính mùa vụ đối với việc làm, sự bất bình đẳng về thu
nhập, làm thất thoát cao nguồn tài chính của địa phương (kinh tế), làm thay đổi thói quen
tiêu dùng và lối sống của người dân, tạo ra sự quá đông đúc ở nơi công cộng, làm gia tăng
tệ nạn xã hội, gây ra tình trạng tắc nghẽn giao thông (xã hội), làm biến đổi và thương mại
hóa văn hóa truyền thống (văn hóa), tạo ra nhiều rác thải, chất thải và tiếng ồn, làm suy giảm
diện tích rừng, gây xáo trộn đời sống và làm suy giảm số lượng động vật hoang dã (môi
trường); không tán thành với quan điểm sự phát triển du lịch sẽ làm tầm thường hóa và mất
dần bản sắc văn hóa truyền thống (văn hóa). Trong các phương diện tác động tiêu cực của
du lịch, cộng đồng ở Cù Lao Dung không thừa nhận cũng không phản bác quan điểm phát
triển du lịch sẽ gây ra tác động tiêu cực đến kinh tế, xã hội, văn hóa và môi trường (Bảng 2).
Tạp chí Khoa học Trường ĐHSP TPHCM Nguyễn Trọng Nhân và tgk
1303
Kết quả này ủng hộ nghiên cứu của Pham và Kayat (2011, p.132-133), Sánchez Cañizares et
al. (2014, p.92), Canalejo et al. (2016, p.391).
Cộng đồng ở Cù Lao Dung đánh giá cao những tác động tích cực hơn những tác động
tiêu cực từ sự phát triển du lịch đối với điểm đến. Nghiên cứu của Golzardi et al. (2012, p.866),
Sánchez Cañizares et al. (2014, p.91-92), Canalejo et al. (2016, p.390-391) cũng có kết quả
tương tự. Bên cạnh đó, Sánchez Cañizares et al. (2014, p.94) còn cho rằng, nhiều nghiên cứu
trước đây khẳng định sự phát triển du lịch mang lại nhiều lợi ích cho điểm đến hơn là những
bất lợi. Cộng đồng ở Cù Lao Dung đánh giá cao lợi ích hơn chi phí từ sự phát triển du lịch, vì:
(1) du lịch thực sự mang lại nhiều tác động tích cực cho điểm đến; (2) du lịch ở Cù Lao Dung
còn ở giai đoạn đầu (khám phá) trong chu kì vòng đời của điểm du lịch; (3) cộng đồng mong
muốn du lịch sẽ phát triển và mang lại những điều tốt đẹp cho địa phương.
3.2.2. Nhu cầu tham gia trong du lịch của cộng đồng ở huyện Cù Lao Dung
Sinh kế chính của cộng đồng ở Cù Lao Dung là sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng
thủy sản. Các ngành kinh tế này sử dụng lao động theo mùa vụ, phụ thuộc vào sự biến động
của giá cả thị trường và dễ bị tổn thương do tình trạng nhiệt độ gia tăng và nước biển dâng.
Vì lẽ đó, cộng đồng có nhu cầu tham gia trong du lịch rất cao nhằm tận dụng thời gian rỗi,
có thêm việc làm và thu nhập. Kết quả phỏng vấn cho thấy 87,6% cộng đồng ở Cù Lao Dung
có nhu cầu tham gia du lịch với tư cách là người làm du lịch (Bảng 3). Nhu cầu tham gia du
lịch của cộng đồng rất cao sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho địa phương trong việc triển khai
các dự án phát triển du lịch dựa vào cộng đồng ở tương lai.
Bảng 3. Nhu cầu tham gia trong du lịch của cộng đồng ở Cù Lao Dung
Nhu cầu tham gia trong du lịch Tỉ lệ phần trăm
Có nhu cầu tham gia 87,6
Không có nhu cầu tham gia 12,4
Nguồn: Kết quả phỏng vấn cộng đồng của nhóm nghiên cứu, 2019
Khi được tham gia du lịch, các công việc cộng đồng muốn đảm trách là phục vụ nhu
cầu ăn uống của du khách, bán hàng lưu niệm, cho du khách tham quan vườn cây ăn trái,
chuyên chở du khách tham quan bằng xe và thuyền, phục vụ nhu cầu lưu trú của du khách
(homestay), tham gia vào công tác quy hoạch du lịch của địa phương (Bảng 4).
Bảng 4. Các hoạt động cộng đồng muốn tham gia làm du lịch ở Cù Lao Dung
Các hoạt động cộng đồng có thể tham gia làm du lịch Tỷ lệ phần trăm
Phục vụ ăn uống 40,2
Bán hàng lưu niệm 30,4
Cho du khách tham quan vườn cây ăn trái 24,5
Chuyên chở du khách bằng xe và thuyền 9,8
Phục vụ lưu trú (homestay) 4,9
Tham gia quy hoạch du lịch 2,0
Nguồn: Kết quả phỏng vấn cộng đồng của nhóm nghiên cứu, 2019
Tạp chí Khoa học Trường ĐHSP TPHCM Tập 17, Số 7 (2020): 1295-1307
1304
Cộng đồng ở Cù Lao Dung phần lớn làm nghề nông, có trình độ học vấn thấp, ít đi du
lịch, thu nhập thấp, sự hiểu biết về ngành du lịch còn nhiều hạn chế. Do đó, nếu được tham
gia du lịch, họ có những mong muốn, nguyện vọng: (1) được chính quyền địa phương và
công ti du lịch cho vay vốn với lãi suất ưu đãi hoặc hỗ trợ vốn không hoàn lại để phát triển
hoạt động kinh doanh du lịch; (2) chính quyền địa phương và công ti du lịch tổ chức những
lớp tập huấn kiến thức, kĩ năng liên quan đến du lịch, đặc biệt giúp cộng đồng nắm vững tâm
lí du khách, nghệ thuật giao tiếp và cách thức ứng xử, phục vụ, kinh doanh trong du lịch; (3)
tham quan cách làm du lịch cộng đồng của những địa phương lân cận do chính quyền địa
phương tổ chức để học tập kinh nghiệm; (4) biết kế hoạch, dự án, quy hoạch phát triển du
lịch ở địa phương.
3.2.3. Quan hệ giữa nhận thức của cộng đồng ở huyện Cù Lao Dung đối với những tác động
từ sự phát triển du lịch và nhu cầu tham gia du lịch của họ
Tồn tại mối quan hệ giữa nhận thức của cộng đồng đối với những tác động từ sự phát
triển du lịch với nhu cầu tham gia du lịch của họ. Ở độ tin cậy 99% và 95%, nhận thức của
cộng đồng ở Cù Lao Dung đối với sự tác động tích cực của du lịch đến kinh tế, xã hội, văn
hóa và môi trường có mối quan hệ đồng dấu (+) với nhu cầu tham gia trong du lịch của họ.
Điều này có nghĩa, cộng đồng càng đánh giá cao những tác động tích của du lịch, thì nhu
cầu tham gia du lịch của họ càng cao, và ngược lại. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy nhận
thức của cộng đồng ở Cù Lao Dung đối với sự tác động tiêu cực của du lịch đến kinh tế, xã
hội, văn hóa và môi trường có mối quan hệ trái dấu (-) với nhu cầu tham gia trong du lịch
của họ ở độ tin cậy 99% và 95%. Mối quan hệ này thể hiện nhu cầu tham gia du lịch của
cộng đồng càng thấp khi họ đánh giá những tác động tiêu cực từ sự phát triển du lịch càng
cao và ngược lại.
Bảng 3. Mối quan hệ giữa nhận thức của cộng đồng đối với những tác động
từ sự phát triển du lịch và nhu cầu tham gia trong du lịch của họ
Nhận thức
của cộng đồng
Nhu cầu tham gia trong
du lịch
Nhận thức
của cộng đồng
Nhu cầu tham gia
trong du lịch
Tác động tích cực
đến kinh tế
0,308** Tác động tiêu cực đến
kinh tế
- 0,221*
Tác động tích cực
đến xã hội
0,242* Tác động tiêu cực đến
xã hội
- 0,226*
Tác động tích cực
đến văn hóa
0,365** Tác động tiêu cực đến
văn hóa
- 0,284**
Tác động tích cực
đến môi trường
0,316** Tác động tiêu cực đến
môi trường
- 0,233*
Chú thích: 0,308** (hệ số tương quan Spearman = 0,308, p ≤ 0,01), - 0,221* (hệ số tương quan
Spearman = - 0,221, p ≤ 0,05); 0,81 ≤ r ≤ 1: tương quan rất mạnh, 0,61 ≤ r ≤ 0,8: tương quan mạnh,
0,41 ≤ r ≤ 0,6: tương quan trung bình, 0,21 ≤ r ≤ 0,4: tương quan yếu, 0,00 < r ≤ 0,2: tương quan
rất yếu đến mức không có mối quan hệ (Hair et al., 2013; dẫn theo Nguyen, 2016, p.170)
Nguồn: Kết quả phỏng vấn cộng đồng của nhóm nghiên cứu, 2019
Tạp chí Khoa học Trường ĐHSP TPHCM Nguyễn Trọng Nhân và tgk
1305
4. Kết luận và kiến nghị
Nhận thức của cộng đồng đối với những tác động từ sự phát triển du lịch và nhu cầu
làm du lịch của họ đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng và triển khai các kế hoạch,
dự án phát triển du lịch thành công, và vì vậy, những địa phương, nơi cộng đồng có nhận
thức đầy đủ về những tác động từ sự phát triển du lịch và nhu cầu làm du lịch lớn sẽ có nhiều
lợi thế trong việc đảm bảo sự tiến triển khỏe mạnh của ngành công nghiệp du lịch ở
tương lai.
Cộng đồng ở Cù Lao Dung nhận thức về sự tác động của du lịch đối với điểm đến có
nhiều điểm tương đồng với cộng đồng/người dân ở một số điểm đến du lịch mới nổi trên thế
giới và ở Việt Nam (thừa nhận du lịch tạo ra sự tác động tích cực đối với kinh tế, xã hội, văn
hóa và môi trường của điểm đến, trong khi không tán thành cũng không phản đối sự tác động
ngược lại của du lịch đối với điểm đến trên các phương diện đó). Cộng đồng/người dân ở
Cù Lao Dung có xu hướng đánh giá cao những tác động tích cực hơn những tác động tiêu
cực của du lịch đối với điểm đến và có nhu cầu tham gia làm du lịch rất lớn. Tồn tại mối
quan hệ giữa nhận thức của cộng đồng ở Cù Lao Dung đối với những tác động từ sự phát
triển du lịch với nhu cầu tham gia làm du lịch của họ.
Để thu hút sự tham gia của cộng đồng trong du lịch và nâng cao năng lực của họ đối
với lĩnh vực du lịch, việc nâng cao nhận thức của cộng đồng về những tác động tích cực của
du lịch, tạo điều kiện thuận lợi để cộng đồng thực hiện những công việc họ có thể đảm trách,
hỗ trợ cộng đồng nhiều hơn về vốn, kiến thức và kĩ năng du lịch là thật sự cần thiết. Bên
cạnh đó, để cộng đồng có sự lựa chọn đúng đắn, thích ứng và đồng cảm đối với lĩnh vực du
lịch, cần cung cấp cho họ kiến thức đầy đủ về những tác động tiêu cực từ sự phát triển du
lịch đối với điểm đến.
Tuyên bố về quyền lợi: Các tác giả xác nhận hoàn toàn không có xung đột về quyền lợi.
Lời cảm ơn: Kết quả của bài báo này là một phần sản phẩm của đề tài nghiên cứu khoa
học cấp Trường mã số T2019-26. Chúng tôi trân trọng cảm ơn cơ quan tài trợ kinh phí và
người dân cung cấp thông tin cho nghiên cứu
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Alshboul, K. (2016). Assessing community involvement in tourism development around a proposed
World Heritage site in Jerash, Jordan. A thesis presented to the University of Waterloo in
fulfillment of the thesis requirements for the degree of Doctor in Philosophy in Geography.
Aref, F., Gill, S. S., & Aref, F. (2010). Tourism development in local communities: As a community
development approach. Journal of American Science, 6(2), 155-161.
Tạp chí Khoa học Trường ĐHSP TPHCM Tập 17, Số 7 (2020): 1295-1307
1306
Bagul, A. H. B. (2009). Success of ecotourism sites and local community participation in Sabah. A
thesis submitted to Victoria University of Wellington in fulfillment of the requirements for the
degree of Doctor of Philosophy in Tourism Management.
Canalejo, C., María, A., Tabales, N., Julia, M., Canizares, S., & María, S. (2016). Local community’
perceptions on tourist impacts and associated development: a case study on Sal and Boa Vista
islands. Mediterranean Journal of Social Sciences, 7(1), 383-394.
Chazapi, K., & Sdrali, D. (2006). Residents’ perceptions of tourism impacts on Andros Island,
Greece. WIT Transactions on Ecology and the Environment, 97, 127-136.
Cu Lao Dung District Statistical Office (2018). Nien giam thong ke nam 2017 [Statistical yearbook
2017]. Cu Lao Dung.
Golzardi, F., Sarvaramini, S., Sadatasilan, K., & Sarvaramini, M. (2012). Residents attitudes towards
tourism development: A case study of Niasar, Iran. Research Journal of Applied Sciences,
Engineering and Technology, 4(8), 863-868.
Gnanapala, A. C., & Karunathilaka, T. P. (2016). Community perception on tourism development
and its impacts: a study on Passikudha, Sri lanka. Tourism, Leisure and Global Change, 3,
164-178.
Nguyen, T. H. Y. (2016). Nghien cuu Marketing [Marketing research]. Ha Noi: Information and
communication publishing house.
People's Committee of Cu Lao Dung district (2018). Ke hoach phat trien du lich huyen Cu Lao Dung
giai doan 2017-2020 va tam nhin den nam 2025 [Tourism development plan of Cu Lao Dung
district for the period of 2017-2020 and vision to 2025].
Pham, H. L., & Kayat, K. (2011). Residents’ perceptions of tourism impact and their support for
tourism development: the case study of Cuc Phuong National Park, Ninh Binh province,
Vietnam. European Journal of Tourism Research, 4(2), 123-146.
Program for Developing Responsible Tourism with Environment and Society (ESRT program)
(2013). Bo cong cu du lich co trach nhiem tai Viet Nam [Responsible tourism toolkit in
Vietnam]. Hanoi.
Ramseook-Munhurrun, P., & Naidoo, P. (2011). Residents’ attitudes toward perceived tourism
benefits. International Journal of Management and Marketing Research, 4(3), pp. 45-56.
Sánchez Cañizares, S. M., Núñez Tabales, J. M., & Fuentes García, F. J. (2014). Local residents’
attitudes towards the impact of tourism development in Cape Verde. Tourism & Management
Studies, 10(1), 87-96.
Tichaawa, T. M., & Mhlanga, O. (2015). Residents’ perception towards the impacts of tourism
development: the case of Victoria Falls, Zimbabwe. African Journal of Hospitality, Tourism
and Leisure, 4(1), 1-15.
Yu, C. P., Huang, Y. C., Yeh, P. F., & Chao, P. H. (2017). Residents’ attitudes toward island tourism
development in Taiwan. Island Studies Journal, 12(2), 159-176.
Tạp chí Khoa học Trường ĐHSP TPHCM Nguyễn Trọng Nhân và tgk
1307
COMMUNITY’S PERCEPTIONS IN CU LAO DUNG DISTRICT
(SOC TRANG PROVINCE) TOWARDS THE IMPACTS OF TOURISM
DEVELOPMENT AND THEIR NEEDS OF TOURISM PARTICIPATION
Nguyen Trong Nhan1, Huynh Van Da1, Phan Viet Dua2
1Can Tho University, Vietnam
2Bac Lieu University, Vietnam
*Corresponding author: Nguyen Trong Nhan – Email: trongnhan@ctu.edu.vn
Received: December 29, 2019; Revised: May 11, 2020; Accepted: July 23, 2020
ABSTRACT
Communities play a very important role in tourism development as destinations. This study
was conducted to understand community’s perceptions towards the impacts of tourism development,
the tourism participation needs of community, the relationship between community’s perceptions
and their tourism participation needs in Cu Lao Dung district. A survey was used in this study. Data
collected were analyzed statistically with bivariate correlate analysis. The research results show
that the community in Cu Lao Dung acknowledges that tourism has positive impacts on a tourism
destination’s economy, society, culture and environment, and also feels disappointed with the
negative impacts of tourism on a tourism destination. The community in Cu Lao Dung appreciates
the positive effects than the negative impacts of tourism on a tourism destination and has a great
demand for participation in tourism. There is a positive relationship between the awareness of the
community in Cu Lao Dung on the impacts of tourism development and their needs to participate
in tourism.
Keywords: community; Cu Lao Dung district; perceptions; needs; impacts of tourism
development
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nhan_thuc_cua_cong_dong_o_huyen_cu_lao_dung_tinh_soc_trang_d.pdf