Nhận thức của cộng đồng thành phố Tây Ninh về tác động của biến đổi khí hậu và các biện pháp thích ứng

Climate change have been causing serious consequences for all the countries in the world. The perception about climate change and the impact of climate change is an important basis to point out appropriate adapting solutions. The study used questionnaires designed for 202 separate households and in-depth interviews with 12 individuals who were heads of departments of Tay Ninh province. The analysis showed that 70% of people find that there is a display of climate change in local. In it, the most obvious display is the change in temperature. In addition, there are other manifestations such as erratic rain, flood, drought, typhoon. occurs in local. The sources of information on climate change are widely accepted by the people, mainly through television and radio. Most of the elements of climate change have bad impact on the agricultural production of the people in recent years. Facing complicated changes due to climate change, managers and residents in Tay Ninh city have been taking various adapting solutions to ensure production as well as daily activities.

pdf8 trang | Chia sẻ: honghp95 | Lượt xem: 726 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nhận thức của cộng đồng thành phố Tây Ninh về tác động của biến đổi khí hậu và các biện pháp thích ứng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kỷ yếu kỷ niệm 35 năm thành lập Trường ĐH ng nghiệp Th ph m T h inh -2017) 66 NHẬN THỨC CỦA CỘNG ĐỒNG THÀNH PHỐ TÂY NINH VỀ TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ CÁC BIỆN PHÁP THÍCH ỨNG Đặng Hồ Phƣơng Thảo Trường Đại họ ng nghiệp Th c ph m TP.HCM * Email: thaodhp@cntp.edu.vn Ngày nhận bài: 13/06/2017; Ngày chấp nhận đăng: 30/08/2017 TÓM TẮT Biến đổi khí hậu đã, đang và sẽ tiếp tục gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với tất cả các quốc gia trên thế giới. Nhận thức về biến đổi khí hậu và tác động của biến đổi khí hậu là cơ sở quan trọng để đề ra các biện pháp thích ứng phù hợp. Nghiên cứu đã sử dụng phiếu điều tra được thiết kế sẵn cho 202 hộ gia đình riêng rẽ và phỏng vấn sâu với 12 cá nhân là các lãnh đạo các ban ngành tỉnh Tây Ninh. Kết quả nghiên cứu cho thấy, 70% người dân nhận thấy có biểu hiện của biến đổi khí hậu ở địa phương. Trong đó, biểu hiện rõ ràng nhất là sự thay đổi nhiệt độ. Ngoài ra, còn có các biểu hiện khác như mưa thất thường, ngập lụt, hạn hán, bão xảy ra ở địa phương. Nguồn thông tin về biến đổi khí hậu được người dân tiếp nhận khá rộng rãi, chủ yếu qua tivi và radio. Phần lớn các yếu tố của biến đổi khí hậu có tác động xấu đến hoạt động sản xuất nông nghiệp của người dân trong thời gian qua. Trước diễn biến phức tạp do biến đổi khí hậu, các nhà quản lý và người dân ở thành phố Tây Ninh đã và đang có những biện pháp thích ứng khác nhau để đảm bảo cho sản xuất cũng như sinh hoạt hàng ngày. Từ khóa: biến đổi khí hậu, thích ứng, nông nghiệp, tài nguyên nước, cộng đồng. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Biến đổi khí hậu (BĐKH) là một trong những thách thức lớn nhất đối với toàn nhân loại trong thế kỉ 21 và các thế kỉ tiếp theo [1]. BĐKH đã, đang và sẽ làm thay đổi toàn diện, sâu sắc quá trình phát triển và an ninh toàn cầu như lương thực, nước, năng lượng, các vấn đề an toàn xã hội, văn hóa, ngoại giao và thương mại. Chính vì thế, BĐKH không còn đơn thuần là vấn đề về môi trường nữa mà nó đã trở thành vấn đề gắn liền với sự phát triển, là yếu tố quan trọng có tác động toàn diện đến sự phát triển bền vững của cả thế giới. Việt Nam được đánh giá là một trong năm quốc gia sẽ bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi BĐKH [1,2]. Hầu hết các tỉnh trên lãnh thổ nước ta đều chịu ảnh hưởng của BĐKH. Ảnh hưởng của BĐKH gây ra rõ rệt nhất đối với vùng đồng bằng, đặc biệt là vùng đồng bằng ven biển [1]. Tuy nhiên, các tỉnh cao nguyên hay chuyển tiếp giữa cao nguyên và đồng bằng cũng chịu tác động không nhỏ của BĐKH. Sự thay đổi lượng mưa, nhiệt độ làm thiếu nước vào mùa khô; mưa nhiều vào mùa mưa làm gia tăng hiện tượng lũ quét, sạt lở đất. Hiện nay, trong nước có rất nhiều cơ quan nghiên cứu các vấn đề liên quan đến BĐKH. Nghiên cứu của Hoàng Đức Cường và cộng sự, xây dựng kịch bản BĐKH cho các lưu vực sông của Việt Nam (Sông Cả, sông Hồng-Thái Bình, sông Ba, sông Thu Bồn, sông Mekong và sông Đồng Nai) [3]. Dự án này do chính phủ Đan Mạch tài trợ nhằm xây dựng các kịch bản BĐKH cho Việt Nam. Đây cũng là cơ quan nghiên cứu đưa ra các kịch bản BĐKH cho Bộ tài nguyên và môi trường. Trong đó, kịch bản BĐKH, nước biển dâng - Bộ tài nguyên và môi trường mới nhất (2012), kịch bản năm 2012 này chi tiết hơn rất nhiều so với kịch bản BĐKH năm 2009 [4]. Cụ thể phiên bản 2012 đã đưa ra các cực trị khí hậu và đã xác định diện tích nguy cơ ngập cho tất cả các khu vực ven biển với mức độ chi tiết đến cấp huyện. Tây Ninh là một tỉnh nối cao nguyên Nam Trung Bộ với đồng bằng sông Cửu Long, vừa mang đặc Nhận thức của cộng đ ng thành phố Tây Ninh về tá động của biến đổi kh hậu và á iện pháp 67 điểm của một cao nguyên, vừa có dáng dấp, sắc thái của vùng đồng bằng [5]. Trong những năm qua, mực nước ở các sông ở Tây Ninh có xu hướng gia tăng so với trung bình nhiều năm, gây ngập lụt tại một số khu vực, điều này cũng được dự đoán sẽ tăng trong tương lai. Mực nước biển dâng cao dẫn đến mặn xâm nhập sâu vào hệ thống sông ngòi, kênh rạch và tầng chứa nước ngầm. Vấn đề chất lượng nước có thể tăng lên, nơi có ít dòng chảy tăng nguy cơ ô nhiễm từ các nguồn tự nhiên và con người. Môi trường nước chịu tác động rõ rệt của BĐKH cùng với đó, các hoạt động kinh tế-xã hội của người dân cũng gặp nhiều khó khăn, thiệt hại về người và của do thiên tai lên tới hàng tỷ đồng [6]. Thích ứng với BĐKH là sự điều chỉnh hệ thống tự nhiên hoặc con người đối với hoàn cảnh hoặc môi trường thay đổi, nhằm mục đích giảm khả năng bị tổn thương do dao động và BĐKH hiện hữu hoặc tiềm tàng, tận dụng các cơ hội thuận lợi do nó mang lại [7]. Để có các giải pháp thích ứng với BĐKH phù hợp cần phải đánh giá đúng nhận thức về BĐKH của người dân. Cộng đồng địa phương ở Tây Ninh nói chung, thành phố Tây Ninh nói riêng, có ngành nghề và thu nhập chính là sản xuất nông, lâm ngư nghiệp. Đây chính là những khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề do BĐKH gây ra [6]. Do vậy, tìm hiểu thực trạng nhận thức về BĐKH, tác động của BĐKH (chủ yếu ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất nông nghiệp) và các biện pháp thích ứng của cộng đồng thành phố Tây Ninh là một nhiệm vụ quan trọng, cần thiết. Việc này giúp các nhà quản lý đánh giá tổng thể về mức độ nhận thức của cộng đồng, có kế hoạch hành động cụ thể nhằm tăng cường công tác giáo dục, truyền thông, đào tạo và nghiên cứu khoa học để nâng cao thái độ ứng xử đúng đắn với vấn đề BĐKH. Đó cũng là tiền đề để ứng dụng nghiên cứu trong các lĩnh vực, dự án, công trình nghiên cứu khác về BĐKH tại địa phương và cho các địa phương khác trong cả nước. 2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Nội dung nghiên cứu - Nhận thức của người dân, chính quyền địa phương về BĐKH. - Đánh giá tác động BĐKH đến hoạt động sản xuất nông nghiệp. - Giải pháp thích ứng của người dân, chính quyền địa phương. 2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu 2.2.1. hương pháp thu thập, tổng hợp tài liệu Trong nghiên cứu này, thông tin được thu thập từ các cơ quan trong tỉnh Tây Ninh như: Sở Tài nguyên & Môi trường, Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, Chi cục Thủy lợi, Cục Thống kê Ngoài ra, nghiên cứu còn kế thừa các thông tin đã có từ các tài liệu, kết quả điều tra hoặc các nghiên cứu liên quan trước đây. 2.2.2. hương pháp khảo sát th địa Giúp thu thập, bổ sung số liệu về tự nhiên - kinh tế - xã hội và hiện trạng môi trường ở Tây Ninh. 2.2.3. hương pháp điều tra phỏng vấn, thu thập th ng tin Phương pháp điều tra sử dụng bảng câu hỏi được thiết kế sẵn. Một bộ câu hỏi gồm có 20 câu. Phạm vy nghiên cứu của đề tài giới hạn đối tượng quan sát là các hộ gia đình riêng rẽ. Theo đề xuất của chính quyền địa phương, 2 địa điểm thuộc thành phố Tây Ninh là phường 1 và xã Ninh Thạnh đã được chọn để điều tra khảo sát. Phường 1 là phường nội ô của thành phố Tây Ninh. Phường có diện tích 8,49 km2. Tỷ lệ đất nông nghiệp chiếm trên 63,5% tổng diện tích tự nhiên của xã. Xã Ninh Thạnh là xã ngoại thành, có diện tích 15,19 km2. Tỷ lệ đất nông nghiệp chiếm trên 84,4% tổng diện tích tự nhiên của xã [8]. Đa số cư dân khu vực này sống bằng nghề nông, bao gồm trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản Kích thước mẫu điều tra được tính theo công thức của Đinh Đức Trường [9]. Tổng số mẫu điều tra là 202, phân đều cho mỗi phường - xã là 101. Phương pháp lẫy mẫu của đề tài là phương pháp phi xác suất, cụ thể là phương pháp lẫy mẫu thuận tiện. Các bước tiến hành theo trình tự như Hình 1. Đ ng hương Thảo 68 Phỏng vấn sâu được thực hiện với 12 cá nhân là các lãnh đạo (giám đốc, phó giám đốc, trưởng phòng) và cán bộ của các ban ngành tỉnh Tây Ninh. 2.2.4. hương pháp phân t h và xử lý số liệu Các số liệu được nhập và xử lý qua bảng tính Microsoft Excel nhằm thống kê mô tả các số liệu và thông tin đã thu thập được. Các kết quả nghiên cứu được trình bày dưới dạng bảng thống kê và đồ thị thống kê. ình 1. Tiến trình khảo sát và xử lý thông tin 3. KẾT QUẢ - THẢO LUẬN Tổng hợp kết quả điều tra cho thấy, có 184 số mẫu hợp lệ trong tổng số 202 mẫu điều tra (đạt tỷ lệ 91%). Một số mẫu quan sát đã không có đủ thông tin cần thiết. Những người được phỏng vấn trong từng hộ gia đình chủ yếu là chủ hộ, có một số hộ người trả lời là con lớn trong nhà. Như thống kê ở Bảng 1, đa số người trả lời là nam giới (61%), tuổi người được phỏng vấn trung bình khoảng 42 tuổi, đây là tuổi khá lý tưởng cho người có kinh nghiệm trong cuộc sống. Khoảng 88% người tham gia phỏng vấn là người có học thức. Bảng 1. Đặc điểm của người tham gia phỏng vấn Chỉ tiêu ĐVT Số lượng Tỷ lệ (%) 1. Giới tính 1.1 Nam Người 123 60,89 1.2 Nữ Người 79 39,11 2. Tuổi 2.1 Trung bình Tuổi 42 - Bổ sung điều tra (nếu cần) Chỉnh sửa Phát thảo, chỉnh sửa nội dung phiếu khảo sát Liên hệ, chuẩn bị khảo sát Phỏng vấn thử Phỏng vấn chính thức Nhập số liệu Xử lý thống kê Tổng hợp kết quả Nhận thức của cộng đ ng thành phố Tây Ninh về tá động của biến đổi kh hậu và á iện pháp 69 Chỉ tiêu ĐVT Số lượng Tỷ lệ (%) 2.2 Cao nhất Tuổi 65 - 2.3 Thấp nhất Tuổi 19 - 3. Tình trạng giáo dục 3.1 Chưa biết đọc, biết viết Người 25 12,38 3.2 Từ THPT trở xuống Người 110 54,46 3.3 Trung cấp, cao đẳng Người 46 22,77 3.4 Đại học Người 21 10,40 3.1. Nhận thức chung về BĐKH 67% số người dân được hỏi đã từng được nghe và biết đến BĐKH. Trong đó, nguồn thông tin về BĐKH ở cả hai nhóm có được chủ yếu là từ tivi và radio chiếm 74%, trong đó 85% số người dân ở phường 1 và 63% số người dân ở Ninh Thạnh. Người dân ở phường 1 biết nhiều hơn về BĐKH so với ở xã Ninh Thạnh. Lý do là địa phương này ở gần trung tâm thành phố nên người dân có trình độ nhận thức cao và có khả năng tiếp cận thông tin nói chung và các thông tin về BĐKH nói riêng. Ngoài ra, các thông tin về BĐKH trên sách, báo, tạp chí, phương tiện truyền thông (tờ bướm, poster), chương trình đào tạo tập huấn kỹ thuật cũng rất quan trọng nhưng ít được người dân chú ý, một mặt là do người dân ít tiếp xúc với các phương tiện trên, mặt khác là do địa phương ít tổ chức hội họp hay tập huấn để thông báo các vấn đề BĐKH cho người dân nắm bắt. Một nguồn thông tin về BĐKH khác đó là nguồn thông tin từ kinh nghiệm của người dân. Phần lớn ở cả hai phường xã chủ yếu là kinh tế hộ gia đình, sản xuất nhỏ lẻ nên kinh nghiệm từ bản thân là yếu tố quan trọng cho quá trình sản xuất. Phần lớn người dân (70%) nhận thấy có biểu hiện của BĐKH ở địa phương mình trong những năm gần đây. Hầu hết họ cho rằng các dấu hiệu của BĐKH ở địa phương là nhiệt độ nóng hơn; bão, áp thấp nhiệt đới thất thường không theo mùa như trước đây. 30% ý kiến còn lại cho rằng khí hậu không thay đổi. Bảng 2. Ý kiến đánh giá của hộ gia đình về biểu hiện của BĐKH ở địa phương (% số hộ) Biểu hiện Nóng hơn/ Nhiều hơn Không thay đổi Mát hơn/ ít hơn Nhiệt độ 79 21 Bão, áp thấp nhiệt đới 71 19 10 Hạn hán 37 43 31 Ngập lụt 54 36 9 Trong khi đó, theo ý kiến của các cán bộ địa phương, trong số những biểu hiện của BĐKH ở thành phố Tây Ninh những năm gần đây thì sự thay đổi nhiệt độ được biểu hiện rõ ràng nhất. 100% ý kiến cho rằng nhiệt độ tăng. Ngoài ra, còn có các biểu hiện khác như mưa thất thường, ngập lụt, hạn hán, bão, áp thấp nhiệt đới xảy ra ở địa phương. Bảng 3. Những biểu hiện của BĐKH ở thành phố Tây Ninh những năm gần đây (%) Biểu hiện Đúng Không Không rõ Sắp xếp ghi nhận cao nhất đến thấp nhất Mưa thất thường 91,67 8,33 0 (1) Nhiệt độ tăng Bão, áp thấp nhiệt đới nhiều hơn 66,67 16,67 16,67 (2) Mưa thất thường Thiên tai (ngập lụt, hạn hán) 75 8,33 16,67 (3) Thiên tai (ngập lụt, hạn hán) Nhiệt độ tăng 100 0 0 (4) Bão, áp thấp nhiệt đới nhiều hơn 3.2. Nhận thức về tác động của BĐKH Theo khảo sát, nông nghiệp đóng vai trò chủ đạo ở thành phố Tây Ninh. Diện tích đất canh tác của Đ ng hương Thảo 70 thành phố phân bố chủ yếu ở các xã ngoại thành. Ngay cả tại các phường nội thị như phường 1, tỷ lệ đất nông nghiệp cũng tương đối cao. Đối với hoạt động trồng trọt, cây lâu năm có vị trí hàng đầu chủ yếu là cao su, các loại cây ăn trái (46,20%), tập trung chủ yếu ở các xã ngoại thành. Ở xã Ninh Thạnh đã và đang hình thành các vườn chuyên canh cây ăn trái như cây mãng cầu; cây cao su, cây mỳ Cây hàng năm chủ yếu là trồng lúa, hoa màu chiếm tỷ lệ trên 29%. Chăn nuôi ở thành phố Tây Ninh chủ yếu là phát triển các loại vật nuôi như gia cầm (gà, vịt), heo, bò (chiếm 98%). Ngoài ra, một số hộ gia đình còn phát triển trâu, dê, cút Nuôi trồng thủy sản chủ yếu là nuôi cá (99%). Nhìn chung, diện tích nuôi trồng thủy sản không lớn. Thủy sản được nuôi chủ yếu trong các ao, đìa có địa hình thấp trũng, được cải tạo thành ao nuôi trồng thủy sản. Để đánh giá tác động của BĐKH đến hoạt động sản xuất nông nghiệp của người dân, các yếu tố tác động được chia thành 3 mức (1 = tác động xấu; 2 = không ảnh hưởng/ không rõ; 3 = tác động tốt) [10]. Kết quả phân tích số liệu ở Bảng 4 cho thấy rằng, phần lớn các yếu tố của BĐKH có tác động xấu đến hoạt động sản xuất nông nghiệp của người dân trong thời gian qua. Theo đánh giá của người dân ở địa phương thì các yếu tố bao gồm biến động nhiệt độ nói chung, số ngày mưa, lượng mưa, số ngày nắng, tình trạng nắng nóng, hạn hán có tác động đối với lúa/hoa màu và nuôi trồng thủy sản là xấu hơn hoạt động chăn nuôi. Nhiệt độ tăng ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc nuôi trồng thủy sản, sẽ làm cho dịch bệnh ở các ao nuôi, lồng nuôi phát triển và cá tôm nuôi dễ bị chết. Tuy nhiên, việc trồng hoa màu thì ít bị ảnh hưởng hơn. Hoa màu vẫn có thể phát triển được dù bị thiếu nước, một số loại sâu bệnh sẽ phát sinh, đồng ruộng khô héo. Việc mưa nhiều sẽ làm ngọt hóa nguồn nước, không phù hợp cho các loài thủy sản tự nhiên và nuôi trồng mà chúng đã quen với môi trường nước mặn và nước lợ. Khi lượng mưa thay đổi thì cũng làm cho dịch bệnh ở các loại cây trồng, vật nuôi tăng. Các kết quả phân tích ở địa phương cũng tương đồng với nghiên cứu của Lâm Thị Thu Sửu và cộng sự về những tác động có thể xảy ra do BĐKH ở lưu vực sông Hương, Thừa Thiên Huế [11]. Còn mực nước sông và dòng chảy trên sông rạch, người dân cho rằng tác động đến hoạt động nuôi trồng thủy sản xấu hơn so với hoạt động trồng lúa/hoa màu vì khi mực nước biển, sông rạch dâng cao hơn sẽ làm ngập các ao nuôi thủy sản gây thất thoát một lượng thủy sản lớn của người dân. Kết quả này tương đồng với nghiên cứu của [10] về tác động BĐKH đến sản xuất nông nghiệp ở Bến Tre. Bảng 4. Các yếu tố của BĐKH tác động đến các hoạt động sản xuất nông nghiệp Yếu tố Trồng trọt (lúa, hoa màu) Chăn nuôi Nuôi trồng thủy sản Biến động nhiệt độ 1,49 1,52 1,40 Số ngày mưa, lượng mưa, tình trạng ngập lụt 1,62 1,65 1,39 Số ngày nắng, tình trạng nắng nóng và hạn hán 1,51 1,70 1,64 Mưa lớn, bão 1,18 1,21 1,14 Mực nước sông, dòng chảy trên sông rạch 1,81 1,55 1,52 3.3. Biện pháp thích ứng với BĐKH Trước tác động của BĐKH, người dân địa phương lo ngại nhất là vấn đề sản xuất của họ. Do kinh tế của vùng chủ yếu là làm nông nghiệp nên người dân rất khó thay đổi ngành nghề. Thuận lợi cơ bản nhất mà người dân địa phương có được trong quá trình ứng phó với tác động BĐKH là họ tích lũy được kinh nghiệm, kỹ thuật sản xuất. Đây là một thế mạnh và cần phát huy thế mạnh này trong thời gian sắp tới. Ngoài những thuận lợi thì người dân còn gặp phải những khó khăn cơ bản là thời tiết, khí hậu thay đổi bất thường, thiếu vốn và kỹ thuật sản xuất làm ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của người dân địa phương. Để đảm bảo cho việc sản xuất lâu dài, bền vững, mỗi vùng khác nhau lại có những hoạt động khác nhau nhằm đối phó với thiên tai cũng như thích ứng với sự thay đổi của chúng. Tìm hiểu sâu ở các đối tượng cho rằng BĐKH có ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày và sản xuất. Phần lớn ý kiến cho rằng ảnh hưởng cụ thể như giảm sản lượng cây trồng, vật nuôi xuất hiện nhiều dịch bệnh, mùa màng thất bát, đi lại khó khăn Để thích ứng, họ đã thực hiện các biện pháp, trong đó: Nhận thức của cộng đ ng thành phố Tây Ninh về tá động của biến đổi kh hậu và á iện pháp 71 - Đối với cuộc sống sinh hoạt hàng ngày: có 45% ý kiến chọn biện pháp tiết kiệm điện, nước; 52% ý kiến cho rằng phải phát triển hệ thống cấp nước để cung cấp nước sạch cho sinh hoạt. 61% ý kiến cho rằng phải xây dựng hệ thống cống rãnh thoát nước. Một ít ý kiến cho rằng phải xây nhà cao hơn để tránh ngập (3%); 12,5% ý kiến chọn giải pháp xây nhà kiên cố. - Đối với sản xuất: 13% ý kiến cho rằng trồng cây chống xói lở; về chuyển đổi canh tác, sản xuất để đối phó với thay đổi thời tiết, khí hậu thì 37,5% ý kiến đề xuất giải pháp thay đổi mùa vụ; 47% ý kiến chọn giải pháp thay đổi giống mới cho cây trồng vật nuôi phù hợp với thay đổi của thời tiết. Điều này cho thấy người dân phần nào đã bắt đầu chủ động được cho việc thích ứng với biến đổi khí hậu trong sản xuất. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều người chờ đợi sự hướng dẫn, hỗ trợ của chính quyền. Qua phỏng vấn sâu cán bộ ở địa phương cho thấy, Tây Ninh đã và đang tích hợp yếu tố BĐKH vào các chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh, bao gồm việc rà soát, điều chỉnh và bổ sung các kế hoạch phát triển có tính đến các tác động của BĐKH và các biện pháp ứng phó tương ứng. Điển hình như, cuối năm 2012, tỉnh hoàn thành việc cập nhật các kịch bản BĐKH cho từng giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2100. Trên cơ sở đó, tỉnh triển khai thí điểm đánh giá tác động của BĐKH đối với một số lĩnh vực, ngành, địa phương nhạy cảm và dễ bị tổn thương do BĐKH như: tài nguyên nước, nông nghiệp, sức khỏe, sinh kế, vùng dân cư ven sông. Các ngành địa phương quản lý các lĩnh vực, khu vực nhạy cảm và dễ bị tổn thương do BĐKH bắt đầu triển khai thực hiện bước đầu kế hoạch hành động thích ứng với BĐKH và giảm nhẹ BĐKH. ình 3 Các biện pháp thích ứng đối với BĐKH của người dân thành phố Tây Ninh 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 4.1. Kết luận Qua kết quả nghiên cứu ta có thể rút ra được một số kết luận như sau: - Phần lớn cán bộ địa phương và người dân nhận thức BĐKH đang xảy ra ở thành phố Tây Ninh, đồng thời ghi nhận những biểu hiện của BĐKH trong những năm gần đây. 67% số người dân được hỏi đã từng được nghe và biết đến BĐKH. 70% người dân nhận thấy có biểu hiện của BĐKH ở địa phương. Đặc biệt, 100% ý kiến của cán bộ quản lý cho rằng nhiệt độ tăng. - BĐKH toàn cầu đã và đang ảnh hưởng mạnh mẽ đến hoạt động sản xuất nông nghiệp ở thành phố Tây Ninh. BĐKH tác động nhiều nhất đến hoạt động trồng lúa, hoa màu và nuôi trồng thủy sản. Đây cũng là ngành nghề cần được ưu tiên trong thời gian sắp tới. - Người dân thành phố Tây Ninh phần nào đã bắt đầu chủ động được cho việc thích ứng với BĐKH trong sản xuất, sinh hoạt hàng ngày. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều người chờ đợi sự hướng dẫn, hỗ trợ của chính quyền. 4.2. Kiến nghị - Để thực hiện hiệu quả vấn đề thích ứng với BĐKH cần làm tốt công tác đào tạo nguồn nhân lực có liên quan tới BĐKH cho các ngành, thường xuyên mở lớp tập huấn kỹ thuật sản xuất cho người dân nằm Đ ng hương Thảo 72 nâng cao khả năng ứng dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất. - Nghiên cứu thử nghiệm và chuyển giao những giống loài sản phẩm hay mô hình sản xuất phù hợp với điều kiện tự nhiên của từng vùng, có khả năng thích ứng cao với BĐKH nhưng phải có thị trường tiêu thụ ổn định. - Làm tốt công tác quan trắc và cảnh báo môi trường, thông tin kịp thời để quản lý ngành và địa phương cũng như người dân có thể tổ chức hoạt động sản xuất phù hợp với đặc điểm từng ngành và ứng phó được với những tình huống có thiên tai xảy ra. - Quy hoạch - phát triển kinh tế xã hội ở địa phương cần được rà soát chỉnh sửa và bổ sung cho phù hợp với điều kiện của địa phương nhưng có tính tới thích ứng với BĐKH. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Tài nguyên và môi trường. - Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH, Hà Nội, 2008, tr.7. 2. Trần Thanh Xuân, Trần Thục và Hoàng Minh Tuyển. - Tác động của biến đổi khí hậu đến tài nguyên nước Việt Nam, Nhà xuất bản khoa học – kỹ thuật, Hà Nội, 2011, tr. 7. 3. Hoàng Đức Cường và cộng sự. - Xây dựng kịch bản biến đổi khí hậu cho các lưu vực sông của Việt Nam, Viện khoa học khí tượng thủy văn và môi trường, 2010. 4. Bộ Tài nguyên và môi trường. - Kịch bản BĐKH, nước biển dâng cho Việt Nam, Hà Nội, 2012. 5. Sở Tài nguyên và môi trường Tây Ninh. - Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Tây Ninh 05 năm (2006 – 2010), Tây Ninh, 2010, tr. 11. 6. Trung tâm công nghệ môi trường CEFINEA. - Báo cáo tổng hợp dự án: Đánh giá mức độ BĐKH, xây dựng các kịch bản BĐKH và nước biển dâng tỉnh Tây Ninh, Viện Môi trường và tài nguyên, Tp. Hồ Chí Minh, 2012, tr. 43 - 45, tr. 46-56. 7. Trần Thục và cộng sự. - Đánh giá tác động của BĐKH và xác định các giải pháp thích ứng, Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường, Nhà xuất bản tài nguyên – môi trường và bản đồ Việt Nam, Hà Nội, 2011, tr.2. 8. Cục Thống kê Tây Ninh. - Niên giám thống kê năm 2010, Tây Ninh, 2011. 9. Đinh Đức Trường. - Đánh giá giá trị kinh tế phục vụ quản lý tài nguyên đất ngập nước - áp dụng tạo vùng đất ngập nước cửa sông Ba Lạt, tỉnh Nam Định, Đại học Kinh tế quốc dân, 2010. 10. Lê Nguyễn Đoan Khôi. - Nhận thức của cộng đồng về tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp và các giải pháp ứng phó, Tạp chí khoa học – Đại học Huế, 2011, số 67. 11. Lâm Thị Thu Sửu và cộng sự. - Thích ứng BĐKH dựa vào cộng đồng – LVS Hương, tỉnh Thừa Thiên Huế, Trung tâm nghiên cứu và phát triển xã hội, Huế, 2010. ABSTRACT THE COMMUNITY PERCEPTION IN TAY NINH CITY ABOUT THE IMPACT OF CLIMATE CHANGE AND ADAPTING SOLUTIONS Dang Ho Phuong Thao Ho Chi Minh City University of Food Industry Email: thaodhp@cntp.edu.vn Climate change have been causing serious consequences for all the countries in the world. The perception about climate change and the impact of climate change is an important basis to point out appropriate adapting solutions. The study used questionnaires designed for 202 separate households and in-depth interviews with 12 individuals who were heads of departments of Tay Ninh province. The analysis showed that 70% of people find that there is a display of climate change in local. In it, the most Nhận thức của cộng đ ng thành phố Tây Ninh về tá động của biến đổi kh hậu và á iện pháp 73 obvious display is the change in temperature. In addition, there are other manifestations such as erratic rain, flood, drought, typhoon... occurs in local. The sources of information on climate change are widely accepted by the people, mainly through television and radio. Most of the elements of climate change have bad impact on the agricultural production of the people in recent years. Facing complicated changes due to climate change, managers and residents in Tay Ninh city have been taking various adapting solutions to ensure production as well as daily activities. Keywords: climate change, adaption, argiculture, water resources, community.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf_66_73_788_2070587.pdf
Tài liệu liên quan