Nhận thức lại vấn đề sức khỏe / bệnh tật dưới góc độ sinh thái học chính trị – xã hội và nhân văn trong thời đại ngày nay

Hài hòa giữa giáo dục tiềm năng và giáo dục nghề nghiệp Giáo dục tiềm năng, chú trọng khoa học cơ bản, y học cơ sở và phương pháp học tập (xây móng).Giáo dục nghề nghiệp, thực tế, kỹ năng (xây nhà).Trong cơ chế thị trường, thang giá trị thay đổi, nhà trường đào tạo theo nhu cầu xã hội, cấu trúc ngành nghề, người học học cái họ muốn cho cuộc sống của chính họ. Nhà trường phải phát triển tương xứng với nhiệm vụ Tiềm lực: Quy mô vượt quá giới hạn cho phép sẽ làm cho chất lượng tỉ lệ nghịch đối với số lượng. Phát triển: đội ngũ cán bộ giáo viên; cơ sở vật chất kỹ thuật; vàđặc biệt làhiệu lực của bộ máy quản lý. Tạo ra môi trường giáo dục mẫu mực Cảnh quan – Hoạt động – Tiếp xúc.Nề nếp làm việc – Văn hóa công sở ‐ Vệ sinh. Nơi ăn chốn ở của sinh viên, học sinh, cán bộ nhân viên. Môi trường này thường xuyên tác động đến con người, khi thì mạnh mẽ, biểu hiện, khi thì sâu sắc nhẹ nhàng thấm đượm tình người, tình đời. Sản phẩm đầu ra phải đảm bảo Khối kiến thức về khoa học cơ bản và Y học cơ sở. Khối kiến thức khoa học công nghệ (nghề nghiệp): Y học lâm sàng – Y học gia đình; Y học cộng đồng – Y học dự phòng và CS y tế; Điều dưỡng. Khối kiến thức về quản trị: (Administration) Kinh tế y tế, Quản lý y tế, Hành vi và đạo đức học.

pdf6 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 08/02/2022 | Lượt xem: 76 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nhận thức lại vấn đề sức khỏe / bệnh tật dưới góc độ sinh thái học chính trị – xã hội và nhân văn trong thời đại ngày nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
YHọcTP.HồChíMinh*Phụ Bản Tập18*Số 6*2014  Tổng Quan Chuyên Đề Y Tế Công Cộng  1 NHẬN THỨC LẠI VẤN ĐỀ SỨC KHỎE / BỆNH TẬT DƯỚI GÓC ĐỘ  SINH THÁI HỌC CHÍNH TRỊ – XàHỘI VÀ NHÂN VĂN   TRONG THỜI ĐẠI NGÀY NAY  Lê Thế Thự*  Khái niệm về sức khoẻ và bệnh tật ngày nay  không tồn tại một cách trừu tượng mà luôn gắn  kết  với  các  điều  kiện  sống  cả  về mặt  vật  chất  cũng như  tinh  thần.Quan điểm hiện đại về sức  khoẻ  và  bệnh  tật  được  hình  thành  từ  các  lý  thuyết, trường phái khác nhau.   QUAN NIỆM VỀ SỨC KHỎE VÀ BỆNH  TẬT TRONG LỊCH SỬ LOÀI NGƯỜI  Kể  từ  thuở  bình minh  của  nhân  loại,  con  người đã tìm mọi cách để lý giải về bệnh tật và  các  phương  sách  chống  lại  chúng.  Đạo  Thiên  Chúa quan niệm bệnh  tật  là sự  làm  trong sạch  tâm hồn qua sự chịu đựng khổ đau để được gần  với Chúa hơn và về với Chúa một  cách  thanh  thản. Lần đầu tiên trong lịch sử cổ đại, người Hy  Lạp  đã quan  sát và  lý giải về  sự phát bệnh và  cách phòng ngừa, kết thúc thời kỳ nô lệ của con  người vào bệnh tật, để đi đến một lý thuyết đặc  trưng của thời kỳ này là y học và sức khoẻ dựa  trên sự cân bằng của 4 dịch thể trong cơ thể  là:  máu, đờm dãi, mật xanh và mật vàng.  Sau thời kỳ phục hưng (khoảng giữa thế kỷ  XVII – XVIII), các nhà khoa học đã nghiên cứu  và  khẳng  định  chức  năng  của  tim  và  sự  tuần  hoàn  của máu. Năm  1847,  Ignas  Semmelweis,  một  bác  sĩ  người  Hungary  đã  phát  hiện  ra  nguyên  nhân  chết  của nhiều  sản phụ  tại  bệnh  viện của ông ở nước Áo  là do các bác sĩ không  rửa tay trước khi đỡ đẻ cho họ. Đó chính  là dự  báo ra đời của thuyết vi trùng học đầu tiên. Và  chỉ một năm sau đó, năm 1848, Louis Pasteur đã  tìm  ra nguyên nhân của bệnh  than  (anthrax)  là  do vi trùng. Lý thuyết về vi trùng của L. Pasteur  thực  sự đã  trở  thành một  cái mốc  lịch  sử, một  điểm son chói lọi trong lịch sử của y học thế giới.  Nó góp phần chấm dứt cách nhìn siêu  thực về  sức  khoẻ  và  bệnh  tật,  đặt  nền móng  cho  việc  phối hợp nghiên cứu trên lĩnh vực đa ngành và  là  cơ  sở  khoa  học  đầu  tiên  cho  những  nghiên  cứu xã hội học về sức khỏe và bệnh tật mà mãi  tới  thế  kỷ XX  lĩnh  vực này mới  được  xem  xét  trong mối quan hệ của các nhân tố xã hội và văn  hoá.  Ngày nay, do tác động của cuộc cách mạng  khoa học kỹ  thuật  đã  đưa  đến những biến  đổi  sâu sắc của đời sống xã hội trên bình diện toàn  cầu.  Các  vấn  đề  về  sức  khoẻ  và  y  tế  không  những chỉ phát triển trong phạm vi của từng cá  thể, từng quốc gia và khu vực mà còn ngày càng  phát triển trong kế hoạch toàn cầu. Tại Hội nghị  Quốc  tế  của  Liên Hiệp Quốc  ở Viene  tháng  8  năm 1979, đề tài “Vai trò của khoa học trong việc  giải quyết các vấn đề có tính chất toàn cầu trong  thời đại ngày nay”được đưa ra thảo luận và y tế  được coi là vấn đề toàn cầu cùng với các vấn đề  bảo  vệ môi  trường,  dân  số  học,  vấn  đề  dinh  dưỡng, khủng hoảng năng  lượng, Tầm quan  trọng về mặt xã hội của y tế cũng đặc biệt tăng  lên  thể hiện  ở nhu cầu ngày càng  tăng  đối với  việc bảo đảm cho nhân dân quyền được bảo vệ  sức  khỏe  như một  trong  những  quyền  cơ  bản  trong  xã  hội  của  con  người  và  trở  thành một  khẩu hiệu chính trị – xã hội quan trọng ở tất cả  các nước đã có chế độ xã hội khác nhau. Trong  bối cảnh của những biến đổi sâu sắc của thế giới  ngày nay,  nhiều người  đã hiểu  ra  rằng  xã hội  đang quyết  định  tình  trạng  sức khoẻ  của nhân  dân.Ảnh hưởng của xã hội và sự văn minh hóa  ngày càng được coi như là những yếu tố cơ bản  của  bệnh  lý.Phạm  trù  sức  khoẻ  không  chỉ  là  phạm  trù  sinh học mà  còn  là phạm  trù  xã hội  học và chính trị học.  Những thay đổi cấu trúc xã hội, phân bố dân  số, điều kiện sống và làm việc, và những yếu tố  xã hội khác đã tạo ra bệnh tật và mô hình bệnh  * Viện Y tế công cộng TP. HCM  Tổng Quan  YHọcTP.HồChíMinh*Phụ Bản Tập18*Số 6*2014 Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 2 tật mang tính đặc thù của các giai cấp khác nhau  trong xã hội hiện đại. Những giai cấp thấp ít có  khả năng tiếp cận với hệ thống chăm sóc của xã  hội; và cũng chính từ những thay đổi mang tính  bản chất của chế độ xã hội đã góp phần làm tha  hóa y học và y  tế,  tính nhân đạo và phẩm chất  trong  sạch  của người  thầy  thuốc,  làm  thay  đổi  hành vi đối xử của họ đối với người bệnh thuộc  các  tầng  lớp  xã  hội  khác  nhau  theo  lối  kinh  doanh  thương  nghiệp,  làm  cho  người  nghèo  càng ngày càng bị bỏ rơi, còn những người giàu  có  thìđược  chăm  sóc vàđiều  trị với  chất  lượng  cao hơn.  SỨC KHỎE VÀ BỆNH TẬT TRƯỚC HẾT  MANG TÍNH CHẤT XàHỘI  Quan niệm cho rằng con người là sản phẩm  của xã hội, là sự kết hợp hài hòa mọi quan hệ xã  hội ngay từ bên trong và nhờ đó mà hình thành  những sản phẩm của xã hội. Sức khoẻ của con  người, vì vậy đã  trở  thành một bộ phận không  thể tách rời của tài sản xã hội và phụ thuộc vào  xã hội. Tại hội nghị về y  tế  cơ  sở  ở Alma‐Ata,  W.L.Barton,  chuyên  gia  điều  hành  các  chương  trình đào tạo của Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO)  đãđưa công tác y tế cơ sở phát triển lên một thời  kỳ mới, xem đó  là kim chỉ nam trong việc phát  triển y học và những xu hướng chủ yếu đến năm  2000. Ông đã chia sự phát triển y học trong 150  năm,  từ giữa  thế kỷ  thứ XIX, ra  làm 5  thời đại:  “Thời  đại  y  tế  kinh nghiệm  chủ nghĩa”,  “Thời  đại các khoa học cơ bản”, “Thời đại của khoa học  lâm sàng”, “Thời đại của nền y tế xã hội” và từ  giữa  thế  kỷ XX  là“Thời  đại  của  y  tế  như một  khoa học chính trị”, mà theo ông thì bắt đầu từ  năm 1975. Thời đại này được coi  là bước ngoặt  bởi việc WHO chuyển sang một chiến lược mới,  hướng vào y tế cơ sở như là một nhiệm vụ chính  trị xã hội quan trọng nhất đối với tất cả các nước  trên  thế giới. Đặc điểm của  thời đại này  là mọi  mục tiêu hoạt động của y tế đều hướng về người  dân nói chung. Mối quan hệ giữa sức khoẻ và sự  phát  triển kinh  tế  xã hội  được  thiết  lập  đã  trở  thành những  yếu  tố mấu  chốt nhằm  bảo  đảm  một cách tốt nhất cho các quyền của con người  trong thời kỳ này.  Kết  quả  của  cuộc  điều  tra  về  các  nguyên  nhân  chủ  yếu  phải  nhập  viện  được  thực  hiện  trong một khu phố nghèo ở Chicago có 60.000 hộ  dân. Các nguyên nhân được xếp theo thứ tự bao  gồm:  tai  nạn  giao  thông,  gây  hấn  và  bạo  lực,  bệnh lây qua đường tình dục, các tai nạn không  thuộc giao thông, viêm phế quản, chó dại cắn,  Tóm  lại, 75% nhập viện  là do các nguyên nhân  xã hội. Các nghiên  cứu dịch  tễ và  sinh học  đã  làm nổi  lên vai  trò môi  trường,  lối sống và giữ  gìn vệ sinh trong cuộc đấu tranh chống bệnh tật  và cải thiện tình trạng sức khỏe của người dân.  Như vậy,  sẽ  có ba  căn  cứ để xác  định khuynh  hướng  của một  nền  khoa  học  có  tiến  bộ  hay  không tiến bộ:  Một  là, Y học có biến sức khoẻ và bệnh  tật  thành  những  trạng  thái  cá  nhân  và mang  tính  may  rủi  hay  không mà  che  lấp  đi  các  nguyên  nhân, cấu  trúc mang  tính xã hội, kinh  tế, chính  trị, nghĩa là nóđã trở thành một kỹ thuật biến cái  không  thể  chấp  nhận  thành  có  thể  chấp  nhận  được.  Hai là, Y học có dành đặc quyền cho cá nhân  hưởng các dịch vụ có  tiếng  là  tốt cho sức khoẻ  mà hạ thấp mọi yếu tố khác mà y học không cần  biết đến hay không?.  Ba là, Y học có dành đặc quyền 5% cho các  bệnh tật hiếm hoi, cần sự chăm sóc rất đặc biệt  và những trang thiết bị phức tạp, đắt tiền so với   95% các bệnh phổ biến nhất không?         Trong hầu hết các nước công nghiệp, bộ máy  y  tế và các chi phí cho y  tế, đặc biệt  trong  lĩnh  vực y  điều  trị,  trong vài  chục năm gần  đây  đã  tăng  lên một cách khủng khiếp, hai đến ba  lần  nhanh  hơn  tổng  sản  phẩm  quốc  gia  tính  theo  đầu người dân. Việc sử dụng tràn lan thuốc men  và kỹ thuật y tế đã không có tác dụng nâng cao  sức khoẻ hay kéo dài tuổi thọ. Ở Pháp, tuổi thọ  của nam giới không  tăng  từ năm 1965  tới năm  1990, trong khi tỉ lệ tử vong nam giới tuổi 40 và  50 gia tăng ở các nước công nghiệp.   YHọcTP.HồChíMinh*Phụ Bản Tập18*Số 6*2014  Tổng Quan Chuyên Đề Y Tế Công Cộng  3 Có  thể  chúng  ta  sẽ  phản  đối  rằng  tỉ  lệ  tử  vong không nhất thiết phản ánh đúng tình trạng  sức  khoẻ.  J.N.  Morris  đã  tiến  hành  một  loạt  thống kê  so  sánh và nhận xét  rằng  sự  suy  sụp  sức khoẻ hoặc gia  tăng bệnh  tật còn  tệ hại hơn  gia  tăng  tỉ  lệ  tử vong. Chỉ  trong vòng  20 năm  qua,  đã  có  sự  gia  tăng  đáng  kể  các  bệnh mạn  tính ở lứa tuổi 55 đến 60.  Các  con  số  trên  đãđưa  đến một nhận  định  rằng ”Đúng là có nhiều người bệnh hơn, nhưng  con  người  cũng  sống  thọ  hơn”. Nó  cũng  phủ  định một cách mạnh mẽ việc tin tưởng sẽ có một  tình trạng sức khoẻ tốt hơn nhờ hưởng thụ nhiều  kỹ thuật chăm sóc y tế. Thực tế ấy còn đơn giản  hơn  nhiều  khi  nói  rằng  con  người  được  chăm  sóc  sức  khỏe  nhiều  hơn  bởi  vì  bản  thân  bệnh  hoạn hơn!  Theo một báo cáo của Viện Y học Mỹ (IoM)  thuộc Viện Hàn Lâm Khoa Học Mỹ, hàng năm  nước Mỹ lãng phí 750 tỷ USD tương đương 30%  tổng chi phí y tế quốc gia. Trong đó:   ‐ Cung cấp dịch vụ thừa lãng phí: 210 tỷ USD.  ‐ Thủ tục rối rắm, quản trị quá lố: 190 tỷ USD.  ‐ Giá dịch vụ cao quá mức: 105 tỷ USD.  ‐ Phân phối dịch vụ y  tế  thiếu hiệu quả: 130  tỷ  USD.  ‐ Hành vi lừa đảo: 75 tỷ USD.  IoM  đánh  giá,  50 năm  qua  có nhiều  thành  tựu về y học nhưng ngày càng  thụt  lùi về chất  lượng,  kết  quả,  chi  phí  và  sử  dụng  dịch  vụ  không công bằng.  Chi phí cao, hiệu quả  thấp.Sự  lãng phí này  lớn hơn cả ngân sách dành cho Bộ Quốc Phòng  vàđủ để chăm sóc cho tất cả những người không  có BHYT.  Hằng năm, những sai sót y  tế của các bệnh  viện Mỹ đã làm chết từ 44.000 đến 98.000 người.  Ước tính cứ 30 bệnh nhân vào viện thì có 1 bệnh  nhân bị tổn hại do các sai sót y tế. Khoảng 10%  trong số này bị tử vong. Các sai sót y tế gây tổn  thất 29  tỷ USD/ năm,  trong đó chỉ riêng những  sai  lầm  vì  thuốc  mỗi  năm  đã  làm  chết  7.000  người, gây tổn thất 2 tỷ USD.  IoM  cũng  cho  rằng 18% GDP  cho y  tế Mỹ,  cao  hơn  các  nước  phương  Tây  khác  từ  5  đến  90%.  Năm 2010, 2.600 tỷ cho ngân sách y tế tức là  vào khoảng  1.000 USD/  1 người dân  trong khi  bình quân đầu người về y  tế của Canada, quốc  gia tiêu tốn y tế thứ 2 trên thế giới cũng chỉ bằng  65% so với Mỹ. Số người không có BHYT  là 50  triệu  bằng  16%  dân  số,  26.000  người  chết mỗi  năm cũng là do không có BHYT.  PHƯƠNG  PHÁP  TIẾP  CẬN  MAC‐XIT  TRONG  NGHIÊN  CỨU  Xà HỘI  HỌC  SỨC KHỎE ‐ BỆNH TẬT   Đặc điểm chung của phương pháp Mác Xít  là tìm cách gắn bệnh tật với cấu trúc kinh tế và  sự phát triển chính trị. Engels cũng như các tác  giả Mác Xít  khác  đã  nhìn  thấy  bệnh  tật  và  sự  chữa chạy nó như  là kết quả của một quá trình  xã hội.Ông  đã  tạo  ra một nền khoa học xã hội  vàđặt cơ sở cho khoa xã hội học về sức khoẻ.Ông  đưa ra 2 điểm cơ bản:   Thứ nhất, bệnh tật không phải là những sản  phẩm của bản chất cá nhân vàtai nạn không  là  sản phẩm của tổ chức công nghiệp.   Thứ hai, ông bác bỏ quan điểm thần học khi  giải thích sự bất công trong xã hội và khẳng định  ốm đau và bệnh  tật  trước hết  là sản phẩm của  các điều kiện xã hội chứ không phải là sự cố mà  sinh vật không thể tránh khỏi.  Trong hệ vấn đề nghiên cứu về sức khỏe và  bệnh tật, các tác giả Liên Xô (cũ) đã cóý thức kết  hợp  tri  thức  xã  hội  học  sức  khỏe‐bệnh  tật  với  nghiên  cứu  xã  hội  học  lao  động,  bảo  vệ môi  trường và vệ sinh xã hội. Các nghiên cứu  thực  nghiệm  về  sức  khoẻ  và  bệnh  tật  đãđược  tiến  hành  trong sự hợp  tác chặt chẽ với chuyên gia  của các ngành tâm lý học, nhân chủng học và thể  dục thể thao.  Trên  căn  bản  định  nghĩa  về  sức  khỏe  của  WHO 1946, sức khỏe và bệnh tật đã không chỉ là  đối tượng nghiên cứu của y học thuần túy. Việc  xem  xét  sức  khoẻ  trong mối  quan  hệ  với môi  trường gia đình, nhân cách,  lối sống của người  Tổng Quan  YHọcTP.HồChíMinh*Phụ Bản Tập18*Số 6*2014 Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 4 bệnh  là một  điều  kiện  cần  thiết  trong  các  giải  pháp để chẩn đoán và điều trị bệnh tật.  THỰC TẾ VIỆT NAM   Sức  khoẻ  của  con  người  luôn  chịu  sự  tác  động tổng hợp và phức tạp của các nhân tố sinh  học  –  xã  hội. Nóđược  quy  định  trước  hết  bởi  chức năng của các hệ  thống sinh  lý và các quy  định đặc thù sinh học (như giới tính, lứa tuổi, sự  di  truyền  và  thể  trạng  bẩm  sinh),  nhưng  sức  khỏe cũng phụ thuộc rất nhiều vào sự tác động  của môi trường bên ngoài, đặc biệt là môi trường  xã hội. Thực tế Việt Nam cũng như nhiều nước  khác trên thế giới đã cho thấy rằng nguyên nhân  của  rất  nhiều  căn  bệnh  hiểm  nghèo  hiện  nay  hoàn  toàn  không  phải  do  nhiễm  khuẩn mà  là  hậu quả của điều kiện môi trường và lối sống.  Xã hội học sức khỏe và bệnh tật đặt mục tiêu  nghiên cứu  là giúp cho các nhà  làm chính sách  và  quản  lý  xã hội  soạn  thảo những biện pháp  loại trừ và ngăn chặn những ảnh hưởng của môi  trường  (tự  nhiên  –  xã  hội  )  đối  với  sức  khỏe  người  dân,  xây  dựng  hệ  thống  y  tế  phù  hợp  nhằm bảo vệ và  tăng cường sức khỏe  (thể chất  và tinh thần), kéo dài tuổi thọ và khả năng sáng  tạo tích cực ở mỗi thành viên trong xã hội.  Để thực hiện được mục tiêu nêu trên, thời gian  tới  xã  hội  học  sức  khỏe–bệnh  tật  phải  tiến  hành  nghiên cứu định lượng trên những nhóm vấn đề sau:  1‐ Đánh giá thực trạng sức khỏe của các tầng  lớp  dân  cư,  các  nhóm  xã  hội  và  nhóm  nghề  nghiệp khác nhau bằng những khảo sát về quá  trình phát triển và tái tạo thể lực, tỷ lệ mắc bệnh,  tỷ  lệ tàn phế (tự nhiên và tàn phế do điều kiện  lao động) và những bệnh xã hội khác, kể cả bệnh  AIDS. Kết quả những khảo sát này nhằm dự báo  chiều hướng  thay đổi  thể chất và  tinh  thần của  sức khỏe người dân. Coi đó là một nguyên nhân  gây ra những biến đổi tương ứng về mặt xã hội.  2‐ Đánh giá hiệu quả của hệ thống y tế, bảo  hiểm y tế với việc chăm sóc sức khỏe nhân dân  và  ảnh  hưởng  của  nóđến  nền  kinh  tế. Nghiên  cứu nhằm đưa ra mô hình phù hợp về vệ sinh  phòng bệnh và chữa bệnh, nâng cao các phương  pháp  chữa  bệnh  cũng  như  hiệu  quả  sử  dụng  bệnh viện, xây dựng mối quan hệ giữa người có  nhu cầu chăm sóc sức khỏe và hệ  thống người  phục vụ nhu cầu đó,  tạo  thói quen sử dụng có  chất lượng hệ thống y tế.  3‐  Nghiên  cứu  công  tác  giáo  dục,  tuyên  truyền các biện pháp bảo vệ môi trường và sức  khỏe, xây dựng ý thức và năng  lực cải  tạo, bảo  vệ môi trường. Nghiên cứu cũng đưa ra những  dự  án  thiết  lập  các  tổ  chức  xã hội bảo  vệ môi  trường. Trách nhiệm này được quản lý bởi các tổ  chức xã hội với biện pháp xã hội là chủ yếu, chứ  không phải là các biện pháp kỹ thuật y tế.  4‐ Nghiên  cứu  nhằm mở  rộng  và  khuyến  khích đầu tư phát triển các hình thức dịch vụ y  tế tư nhân, xem như một hỗ trợ bổ sung vào hệ  thống  chăm  sóc  sức  khỏe  của  nhà  nước.  Các  hình  thức này phải  được  thiết  lập  trên nguyên  tắc  coi  trọng quyền bình  đẳng và ký kết  trách  nhiệm  trước pháp  luật  trong mục  đích  bảo  vệ  môi trường sống và sức khỏe con người.  Các nghiên cứu sâu theo phương pháp định  tính các vấn đề sức khỏe  Các nghiên cứu về cá nhân và gia đình  Gia đình là môi trường đầu tiên và nhỏ nhất  thực  hiện  chức  năng  bảo  vệ  và  chăm  sóc  sức  khỏe.Ở đây,  có  thể nghiên  cứu mô  tả  các hình  thức rèn luyện thân thể, nếp sống, sở thích sinh  hoạt, thói quen, tập quán và nề nếp vệ sinh của  mỗi cá nhân. Khảo sát môi trường gia đình với  các  yếu  tố  về  điều  kiện nhà  ở,  điều  kiện dinh  dưỡng,  đời  sống  gia  đình,  các  phong  tục  tập  quán (tôn giáo, hôn nhân và sinh đẻ). Đánh giá  ảnh hưởng của các phúc lợi công cộng (y tế, văn  hóa,  giáo  dục)  và  các  chính  sách  kinh  tế  nhà  nước  đến  đời  sống vật  chất    tinh  thần  của gia  đình.  Các nghiên cứu về các nhóm xã hội và nhóm  nghề nghiệp  Nhằm  đánh giá  cơ bản  điều kiện  làm việc,  điều kiện sống, nhà ở. Tìm hiểu ảnh hưởng của  nghề  nghiệp  đến  sức  khỏe  (công  việc  vất  vả,  điều kiện làm việc nguy hiểm, độc hại,).  YHọcTP.HồChíMinh*Phụ Bản Tập18*Số 6*2014  Tổng Quan Chuyên Đề Y Tế Công Cộng  5 Các nghiên cứu đánh giá sự “ô nhiễm” môi  trường xã hội và tác hại của nó.  Sức khỏe, đặc biệt sức khỏe tinh thần của con  người,  dễ  phụ  thuộc  vào  những  thay  đổi  của  môi  trường  xã  hội‐chính  trị.  Có  thể  đo  lường  biểu  hiện  khỏe mạnh  của  sức  khỏe  tinh  thần  bằng sự cân bằng  trong giao  tiếp và ứng xử xã  hội, trong đạo đức và nếp sống truyền thống.  Môi trường chính trị–xã hội bị xáo trộn và rối  loạn  được  biểu  hiện  bằng  tâm  trạng  xã  hội  bi  quan, những khuynh hướng lệch lạc trong nhận  thức và hành vi, thái độ sống bất chấp hoặc thụ  động.  MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC  ĐÀO  TẠO  NGUỒN  NHÂN  LỰC  NGÀNH Y TẾ THEO TIẾN TRÌNH  ĐỔI  MỚI  CĂN  BẢN  VÀ  TOÀN  DIỆN  HỆ  THỐNG GIÁO DỤC VIỆT NAM TRONG  TƯƠNG LAI  Nhu cầu phục vụ phù hợp với đặc trưng xã  hội hiện  đại. Tuổi  thọ ngày  càng  cao kéo  theo  nhiều hệ  lụy. Lao động xã hội  tạo  ra  thu nhập  cao. Mô hình sức khỏe/bệnh tật thay đổi theo sự  phát  triển của xã hội và hội nhập quốc  tế. Đến  2030  đảm  bảo  chăm  sóc  sức  khỏe  nhân  dân  ngang tầm các nước tiên tiến khu vực (Top 3) và  quốc tế (Top 20) giảm nhập tăng xuất, cân bằng  Nhập – Xuất,  tiến  tới xuất; dịch vụ; dược  liệu,  dược phẩm; trang thiết bị y tế.  Sản phẩm đầu ra phải đạt được 5 phẩm chất  của người thầy thuốc tương lai:  Cung ứng dịch vụ và chăm sóc sức khỏe cho  nhân dân.  Người  ra các quyết định  liên quan đến sức  khỏe cá nhân và cộng đồng.  Người làm truyền thông và tư vấn, nâng cao  sức khỏe cho gia đình và cộng đồng.  Người  quản  lý,  lập  kế  hoạch  tổ  chức  thực  hiện vàđánh giá các hoạt động về sức khỏe.  Biết  lãnh  đạo  cộng  đồng  trong  cuộc  sống,  bảo vệ và nâng cao sức khỏe của chính họ.  Trong  thực  tế  ngành  Y  có  nhiều  bộ  phận,  nhiều  nội  dung  và  nhiều  phương  pháp  luận  khác nhau nên  trong dạy học có nguy cơ phân  tán,  tản mạn,  thiếu  tập trung ngày càng  lớn. Vì  vậy, chúng  ta cần  tập  trung vào 8 mục  tiêu và  giải pháp chủ yếu sau đây:  Dạy nghề  Hành nghề trên con người nên cần cụ thể, có  hệ  thống  lí  thuyết  phức  tạp,  khái  niệm  nghề  nghiệp rõ ràng,  thái độ và y đức cao cả. Trong  thực hành: tinh giản, chọn lọc, thực hành thuận  lợi.Đổi mới nội dung cho phù hợp với  sự biến  đổi rất nhanh của KT‐XH, của mô hình bệnh tật,  cảnh giác đối với những bệnh mới nổi. Khoa học  công nghệ, chẩn đoán, điều trị, phục hồi, đổi mới  và phát triển liên tục.Nhu cầu chăm sóc sức khỏe  ngày càng cao.  Dạy phương pháp luận và tiềm năng tự phát  triển  Người  học  có  khả  năng  tự  học,  tự  định  hướng,  tự học suốt đời.Có khả năng  tự nghiên  cứu, biết đọc sách,  truy cập và xử  lý  thông  tin,  biết  điều  chỉnh và  tự  lượng giá.Dạy  tiềm năng  tất yếu phải dạy khoa học cơ bản cốt  lõi để tạo  nền móng phát triển tri thức.  Dạy người mục tiêu đích thực  Hướng  về  việc  hình  thành  nhân  cách  con  người “Tri thức + Phẩm chất + Văn hóa = Nhân  cách”  (văn  hóa  sống  lớn  hơn  văn  hóa  tri  thức).Dạy thái độ nghề nghiệp, ứng xử nhân văn  với bệnh nhân, đồng nghiệp và cộng đồng.  Coi trọng chất lượng và hiệu quả  Chất  lượng  là  mức  độ  đạt  mục  tiêu  của  người học.Hiệu quả là mối tương quan giữa chất  lượng và  chi phí  tương  ứng  (nhân  lực,  tài  lực,  thời gian, quản  lý, phục vụ).Không  thể  chỉ  coi  trọng  chất  lượng  hoặc  nhấn  mạnh  đến  hiệu  quả.Cái giá phải trả bao giờ cũng có giới hạn.Sản  phẩm đào tạo kém phẩm chất tác hại lâu dài và  sâu sắc hơn bất cứ loại thứ phẩm nào.  Hài hòa giữa giáo dục tiềm năng và giáo dục  nghề nghiệp  Tổng Quan  YHọcTP.HồChíMinh*Phụ Bản Tập18*Số 6*2014 Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 6 Giáo dục  tiềm năng, chú  trọng khoa học cơ  bản, y học cơ sở và phương pháp học  tập  (xây  móng).Giáo dục nghề nghiệp,  thực  tế, kỹ năng  (xây nhà).Trong cơ chế  thị  trường,  thang giá  trị  thay  đổi,  nhà  trường  đào  tạo  theo nhu  cầu  xã  hội, cấu  trúc ngành nghề, người học học cái họ  muốn cho cuộc sống của chính họ.  Nhà trường phải phát triển tương xứng với  nhiệm vụ  Tiềm  lực: Quy mô  vượt  quá  giới  hạn  cho  phép sẽ làm cho chất lượng tỉ lệ nghịch đối với  số lượng. Phát triển: đội ngũ cán bộ giáo viên; cơ  sở vật chất kỹ thuật; vàđặc biệt làhiệu lực của bộ  máy quản lý.  Tạo ra môi trường giáo dục mẫu mực  Cảnh quan – Hoạt động – Tiếp xúc.Nề nếp  làm việc  – Văn hóa  công  sở  ‐ Vệ  sinh. Nơi  ăn  chốn ở của sinh viên, học sinh, cán bộ nhân viên.  Môi trường này thường xuyên tác động đến con  người, khi  thì mạnh mẽ, biểu hiện, khi  thì  sâu  sắc nhẹ nhàng thấm đượm tình người, tình đời.  Sản phẩm đầu ra phải đảm bảo  Khối kiến thức về khoa học cơ bản và Y học  cơ sở. Khối kiến thức khoa học công nghệ (nghề  nghiệp): Y học lâm sàng – Y học gia đình; Y học  cộng đồng – Y học dự phòng và CS y  tế; Điều  dưỡng.  Khối  kiến  thức  về  quản  trị:  (Administration) Kinh tế y tế, Quản lý y tế, Hành  vi và đạo đức học.  KẾT LUẬN  Ngành đại học khối ngành sức khỏe hy vọng  sẽ đào tạo nên những thế hệ con người tri thức  Việt Nam ngang tầm với chiều cao của thời đại,  xứng với hai chữ:  V: Vision (Tầm nhìn)  I :Integrity (Chính trực)  E: Energy (Nghị lực)  T: Talent (Tài năng)  N: Nationalism (Tự tôn dân tộc)  A: Asperation (Hoài bão)  M: Mutuality (Tinh thần đồng đội)  Đó là phẩm chất, lí trí, nhân cách của người  Việt Nam, Dân  tộc Việt Nam nói  chung và  đó  phải chăng cũng là tính cách mà chúng ta đã lựa  chọn.  TÀI LIỆU THAM KHẢO  1. Chính phủ (2011). Nghị quyết số 46‐NQ/TW của Bộ Chính Trị  Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng Cộng Sản Việt Nam ngày  23/02/2005 về công tác bảo vệ. chăm sóc và nâng cao sức khỏe  nhân dân trong tình hình mới.  2. Chính phủ  (2011). Quyết  định  579/QĐ‐TTg  của Thủ  tướng  Chính phủ ngày 14/9/2011 đã phê duyệt chiến lược phát triển  nhân lực Việt Nam thời kỳ 2011‐2020.  3. Chính phủ  (2011). Quyết định số 255/2006/QĐ‐TTg của Thủ  tướng Chính phủ ngày  19/11/2006 về việc phê duyệt  chiến  lược  quốc  gia  Y  tế  dự  phòng  Việt Nam  đến  2010  vàđịnh  hướng 2020.  4. Engels  F  (1974).  The  Condition  of  the  Working  Class  in  England. Moscow. Progress Publishers: 40‐61.  5. Renaud.  M  (1975).  On  the  Structure  constrains  to  State  Intervention  in  health.  International  Journal  of  Health  Services. 5(4):559‐571. 

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnhan_thuc_lai_van_de_suc_khoe_benh_tat_duoi_goc_do_sinh_thai.pdf
Tài liệu liên quan