KẾT LUẬN
Các kết quả bước đầu cho mòn ngót răng
không phải là tình trạng hiếm gặp ở mẫu nghiên
cứu, có nguy cơ ảnh hưởng sức khoẻ răng
miệng. Ghi nhận tình trạng mòn ngót răng do
acid ở 69% cá thể trong nhóm khảo sát cho thấy
đây là một tình trạng khá phổ biến trong mẫu
khảo sát và không có sự khác biệt về giới. Đa số
không có nhận thức về nguy cơ mòn ngót răng
trong khi thói quen tiêu thụ các loại thực phẩm
có tiềm năng mòn ngót răng lại rất phổ biến. Do
vậy cần có giáo dục nha khoa giúp cho công
chúng hiểu về “mòn ngót răng” và làm sao giảm
thiểu những tác hại.
Đây chỉ là một nghiên cứu khảo sát bước
đầu, cần có các nghiên cứu tiếp tục trên trên
nhiều phương diện trong lãnh vực này. Đồng
thời hy vọng các số liệu ban đầu này sẽ tạo được
sự quan tâm của giới chuyên môn, hướng tới
duy trì và gia tăng sức khoẻ răng miệng cho
cộng đồng.
5 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 09/02/2022 | Lượt xem: 39 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nhận thức, thái độ và thói quen ăn uống liên quan đến mòn ngót răng do Acid ở một nhóm người Việt Nam trưởng thành, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 2 * 2015 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 181
NHẬN THỨC, THÁI ĐỘ VÀ THÓI QUEN ĂN UỐNG
LIÊN QUAN ĐẾN MÒN NGÓT RĂNG DO ACID
Ở MỘT NHÓM NGƯỜI VIỆT NAM TRƯỞNG THÀNH
Trần Thu Thuỷ*, Trần Đức Thành*
TÓM TẮT
Mục tiêu: Nghiên cứu được thực hiện nhằm mô tả mối liên quan giữa tình trạng mòn ngót răng với nhận
thức, thái độ và thói quen ăn uống.
Đối tượng và phương pháp: Sinh viên năm thứ nhất Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh được mời
tham gia nghiên cứu. Sinh viên được khám đánh giá tình trạng mòn ngót răng do acid bằng chỉ số Basic erosive
Wear Examination (BEWE) và được phỏng vấn để thu thập thông tin về nhận thức, thái độ và thói quen ăn uống
có liên quan.
Kết quả: 69,6% (n=276) có dấu hiệu của mòn ngót răng. 16,3% sinh viên có tổn thương mòn ngót răng ở
mức độ BEWE 3. Tổng điểm BEWE khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các nhóm tuổi (35 tuổi)
(Kruskal Wallis, p<0,001). Ghi nhận mòn ngót răng liên quan đến tuổi (Chi-Square, p<0.001). Không có sự khác
biệt cả về tỷ lệ và mức độ trầm trọng giữa nam và nữ. Một nửa người có BEWE 2 (49,4%) và BEWE 3 (44,4%)
không hề nhận biết về tình trạng mòn ngót răng của họ. Không có sự kết hợp có ý nghĩa nào giữa điểm số BEWE
với cả nhận thức và thái độ đối với mòn ngót ngót răng. 75,8% sinh viên có mòn ngót răng ở mức độ BEWE ≥2
lựa chọn cách xử trí không đúng với tình trạng mòn ngót răng. Người có tình trạng mòn ngót nhẹ uống nước
giải khát và ăn vặt nhiều hơn đáng kể so với những người không bị mòn ngót răng (Chi-Square, p<0,001). Các
loại thức uống và thức ăn có tiềm năng gây mòn ngót được tiêu thụ khá phổ biến: 78,3% uống nước trái cây có
tính acid, 74,6% ăn các loại thức ăn có tính acid, 55,0% uống nước giải khát.
Kết luận: mòn ngót răng là tình trạng đáng quan ngại ở mẫu nghiên cứu trong khi đa số lại không nhận
thức được vấn đề. Các loại thức ăn và nước uống có tiềm năng gây mòn ngót được sử dụng khá phổ biến vì thế
cần cung cấp thông tin và cảnh báo cộng đồng để giảm thiểu tác động không mong muốn này.
Từ khoá: Mòn ngót răng, nhận thức, thái độ, thói quen ăn uống.
ABSTRACT
AWARENESS, ATTITIDES AND DIET RELATED DENTAL EROSION AMONG
A GROUP OF VIETNAMESE ADULTS
Tran Thu Thuy, Tran Duc Thanh
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 19 - Supplement of No 2 - 2015: 181 - 185
Objectives: This study was to describe the prevalence of dental erosion and its association with awareness,
attitudes and dietary habits in a group of Vietnamese adults.
Method: First-year students of the Ho Chi Minh University of Medicine and Pharmacy were invited to
participate. Students were examined for dental erosion using the Basic erosive Wear Examination (BEWE) and
interviewed about their awareness, attitudes and dietary habits related to dental erosion.
Results: Of the subjects 69.6% (n=276) showed signs of dental erosion. Severe erosion (BEWE 3) was found
in 16.3% subjects. The total BEWE scores were significantly different between age groups (35 year
* Bộ môn NKCC - Khoa RHM, Đại học Y Dược TP.HCM
Tác giả liên lạc: TS Trần Thu Thủy ĐT: 0913115959 Email: tranthuthuyrhm@yahoo.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 2 * 2015
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 182
old) (Kruskal Wallis, p<0.001). Dental erosion was associated with age (Chi-Square, p<0.001). There was no
significant differences in both prevalence and severity between gender. Half of subjects having BEWE 2 (49,4%)
and BEWE 3 (44,4%) had not perceived dental erosion. There was no significant association between BEWE score
and both perception and attitude toward dental erosion. 75.8% subjects with BEWE ≥2 selected incorrect methods
for erosive status. Compared to subjects with no erosion, those with mild erosion had a significantly higher
consumption of soft drinks and snacks (Chi-Square, p<0.001). Consumption of drinks and foods with an erosive
potential were frequent (78.3% consumed acidic fruit juices, 74.6% consumed acidic foods, 55.0% consumed soft
drinks).
Conclusion: The results suggested that erosive dental wear is of concern for this studied population. There
should be increased awareness of erosive dietary foods as the consumption of acidic foods and drinks are very
popular.
Key words: Dental erosion, Awarness, Attitude, Dietary habit.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Mòn ngót răng (dental erosion) là tình trạng
mô răng bị ăn mòn bề mặt do acid hay chất
chelat mà không phải do sâu răng. Acid hay chất
gây mòn ngót răng có thể có nguồn gốc từ trong
các loại thực phẩm, thức uống được ăn uống vào
hay từ chính acid nội sinh bên trong cơ thể. Trên
thế giới trước đây tình trạng mòn ngót răng ít
được quan tâm cả trong thực hành nha khoa lâm
sàng lẫn lãnh vực sức khoẻ răng miệng cộng
đồng. Ngay cả ở những nước đã phát triển mòn
ngót răng hiếm khi được nhận diện và chẩn
đoán, đặc biệt ở giai đoạn khởi phát, can thiệp ít
được thực hiện ở giai đoạn sớm(9). Kiến thức về
mối nguy hại của mòn ngót răng chưa phổ biến
rộng rãi. Nhưng do lối sống thay đổi, các loại
thức uống và thực phẩm chứa acid đa dạng hơn
trên thị trường và được tiêu thụ nhiều hơn.
Đồng thời một số hoạt động, tình trạng hoặc
bệnh lý làm giảm khả năng bảo vệ răng tự nhiên
của cơ thể (do giảm tiết nước bọt hoặc thay đổi
chất lượng nước bọt) như các hoạt động thể thao
gắng sức hay sử dụng thuốc hàng ngày ở những
người mắc các bệnh mạn tính như cao huyết áp,
đái tháo đường, bệnh tim mạch Việc tăng tiêu
thụ các thực phẩm có khả năng gây mòn ngót
răng và có thể kết hợp với các tình trạng làm
giảm khả năng bảo vệ tự nhiên của cơ thể đã làm
cho tình trạng hư hại răng do mòn ngót mòn
ngót răng trở thành phổ biến ở các nước đã phát
triển, làm hư hại răng gây ê buốt đau nhức ảnh
hưởng chất lượng lượng cuộc sống. Vì thế ở các
nước đã phát triển, mòn ngót răng đã trở thành
một loại tổn thương răng đáng quan tâm, là
thách thức đối với các nhà lâm sàng vì khi đã
tiến triển nặng việc điều trị phục hồi thường
phức tạp và rất tốn kém.
Cùng với sự phát triển kinh tế xã hội, lối
sống của người Việt nam cũng đang dần thay
đổi với việc các loại nước giải khát và thực phẩm
chế biến sẵn có tiềm năng gây mòn ngót răng
ngày càng phổ biến trên thị trường. Theo thống
kê của Tổ chức Sức khoẻ thế giới năm 2011 Việt
Nam ở trong nhóm nước có tỷ lệ tiêu thụ chất có
cồn/người/năm tăng cao. Năm 2012 có tổng số 3
tỷ lít bia được tiêu thụ ở nước ta, trung bình 32 lít
một người. Tuy nhiên cho đến nay dường như
vấn đề này vẫn chưa nhận được sự quan tâm
đúng mức của giới chuyên môn, cả về mặt lâm
sàng cũng như phương diện sức khoẻ cộng
đồng. Chưa có số liệu báo cáo chính thức nào về
tình trạng mòn ngót răng và các yếu tố có liên
quan. Liệu đây có phải là vấn đề sức khoẻ răng
miệng cộng đồng thực sự đáng quan tâm?
Nghiên cứu thực hiện để khảo sát tỷ lệ mòn ngót
răng do acid và mối liên quan với nhận thức,
thái độ và thói quen ăn uống thực phẩm có tiềm
năng gây mòn ngót ở một nhóm người Việt Nam
trưởng thành.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
Nghiên cứu cắt ngang mô tả thực hiện trên
sinh viên Đại học Y Dược Tp.HCM. Đề cương
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 2 * 2015 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 183
nghiên cứu đã được Hội đồng Y đức của Đại
Học Y Dược Tp.HCM thông qua. Sinh viên liên
thông năm thứ nhất (năm học 2013-1014) được
mời tham gia nghiên cứu. Người đồng ý tham
gia nghiên cứu được phỏng vấn và khám đánh
giá tình trạng sức khỏe răng miệng (WHO, 1997)
và tình trạng mòn ngót răng do acid (dental
erosion). Nhóm khám gồm 3 giảng viên bộ môn
Nha khoa công cộng đã được tập huấn.
Tiêu chuẩn chọn vào: người tham gia được
hỏi xem họ có cảm thấy răng của họ có biểu hiện
thay đổi gì về màu sắc (bị vàng đi, bóng láng
hơn) hay thực thể (mẻ bờ, sắc cạnh, có vết nứt, ê
buốt). Nếu trả lời có ít nhất một ý thì sẽ chọn vào
mẫu và tiếp tục phỏng vấn để thu thập thông tin
cần thiết. Nếu trả lời không thì dừng phỏng vấn
và loại trừ ra khỏi nghiên cứu này.
Phỏng vấn sử dụng bảng câu hỏi của Chu(3)
có điều chỉnh cho phù hợp. Bảng phỏng vấn
gồm 13 câu hỏi về cảm nhận và hiểu biết về mòn
răng do acid, thái độ đối với mòn răng do acid
và thói quen ăn uống các thực phẩm có tiềm
năng gây mòn ngót răng. Về cảm nhận và hiểu
biết, người tham gia được hỏi liệu họ có từng
nghe nói về “mòn ngót răng” chưa, có biết dấu
chứng nào là mòn ngót răng không, có lo ngại
không khi có dấu chứng của mòn ngót răng... Về
thái độ người tham gia được hỏi về cách họ đã
thực hiện hoặc sẽ lựa chọn khi bị mòn ngót răng.
Về chế độ ăn, hỏi về thói quen ăn uống, ăn vặt,
ăn hay uống những loại thức ăn và thức uống có
tiềm năng gây mòn ngót răng.
Khám lâm sàng được thực hiện trên ghế nha
khoa dưới ánh sáng đèn, có lau khô khi cần thiết.
Tình trạng mòn ngót răng được đánh giá bằng
chỉ số Basic Erosive Wear Examination (BEWE)(1)
và chụp ảnh lâm sàng. Chỉ số BEWE gồm các
mức độ: 0- Không có mòn răng, 1- Bắt đầu mất
kết cấu bề mặt men, 2- Tổn thương dễ dàng
nhận thấy và liên quan dưới 50% diện tích bề
mặt, 3- Mô cứng mất trên 50% diện tích bề mặt.
Xử lý số liệu: Số liệu thu thập được nhập
bằng phần mềm Epi Data 3.1 và xử lý thống kê
với phần mềm Stata 10.
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
Có tổng số 276 sinh viên năm thứ nhất hệ
liên thông (178 nữ, 98 nam) đồng ý tham gia
khám và cung cấp đầy đủ thông tin thoả mãn
điều kiện của bảng phỏng vấn. Tiếp theo khảo
sát đầu tiên mô tả tỷ lệ và mức độ mòn ngót
răng, chúng tôi phân tích các thông tin về
nhận thức và thái độ của người tham gia
nghiên cứu về vấn đề mòn ngót răng do acid.
Đồng thời thông tin về thói quen ăn uống các
loại thực phẩm có tiềm năng gây mòn ngót
răng cũng được thu thập và phân tích.
Mòn ngót răng khá phổ biến trong mẫu
nghiên cứu với 69,6% có biểu hiện mòn ngót
răng, trong đó 16,3% ở mức độ nặng (BEWE
3). Mòn ngót răng ở sinh viên Malaysia cũng
tương tự với tỷ lệ 68%(10). Tỷ lệ mòn ngót răng
theo các báo cáo khá dao động từ 4-100% ở
người trưởng thành(7). Việc tỷ lệ khá tương
đồng giữa hai nhóm sinh viên Việt Nam và
Malaysia có thể suy đoán một phần do cùng
nằm trong vùng Đông Nam Á nên khá tương
đồng về khí hậu và điều này có thể có tác
động đến dạng thực phẩm và thói quen ăn
uống. Tương tự, cũng không có sự khác biệt
về tỷ lệ và mức độ mòn ngót răng giữa nam và
nữ, ở cả sinh viên Việt Nam và số liệu từ sinh
viên Malaysia(10).
Tổng điểm BEWE khác nhau có ý nghĩa
giữa các nhóm tuổi (35)(Kruskal
Wallis, p<0,001) (Bảng 1). Mức độ mòn ngót
răng có liên kết với tuổi (Chi-Square, p<0,001).
Tỷ lệ và mức độ mòn ngót răng cao hơn ở
người lớn tuổi hơn đã được ghi nhận trong các
báo cáo(4,5,13). Sự gia tăng theo tuổi này hoàn
toàn phù hợp với bản chất và căn nguyên của
hiện tượng mòn ngót răng.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 2 * 2015
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 184
Bảng 1: Điểm số BEWE theo nhóm tuổi
Nhóm n
Điểm BEWE
(TB ± ĐLC)
Phép kiểm
Kruskal Wallis
<30 tuổi 153 3,38 ± 3,8
p = 0,0006 30-35 tuổi 94 4,06 ± 3,8
>35 tuổi 29 6,07 ± 3,6
Về nhận thức, 48,9% trả lời không nghe nói
hay biết gì về “mòn ngót răng”. Trong tổng số
những người đã bị mòn ngót răng (BEWE ≥ 1)
43,2% không nhận thức được tình trạng của
mình, cũng giống như nhóm không bị mòn ngót.
Một nửa nhóm đã có mòn ngót ở mức độ BEWE
2 (49,4%) và BEWE 3 (44,4%), tức là mòn ngót
thường đã tiến triển vào ngà răng, chưa từng
nghe nói hay biết về “mòn ngót răng”. Trong số
các dấu hiệu biểu hiện mòn ngót răng, các thay
đổi thực thể (răng có bờ mỏng, răng có vết nứt)
dễ nhận biết hơn so với các thay đổi khác (răng
đổi màu vàng, răng bóng láng hơn) (Chi-Square,
p<0,05). Trong một nghiên cứu về chế độ ăn
uống và kiến thức về mòn ngót răng ở Hong
Kong có 71% người trả lời chưa từng nghe qua
về “mòn ngót răng” dù họ đã nhận thức được
dấu chứng thay đổi trên răng của họ(3). Điều này
cho thấy giáo dục nha khoa là cần thiết để giúp
công chúng hiểu về “mòn ngót răng” và tác
động nguy hại của mòn ngót răng tới sức khoẻ
răng miệng.
Không thấy có sự kết hợp có ý nghĩa giữa
điểm số BEWE và nhận thức cũng như thái độ
đối với mòn ngót răng. Về thái độ xử trí đối với
tình trạng mòn ngót răng, 75,8% người có tổn
thương ở mức độ BEWE 2 trở lên đã lựa chọn
không đúng cách xử trí (chải răng ngay sau khi
ăn, chải răng mạnh hơn, chải răng thường
xuyên hơn và dùng chanh lát chà lên răng).
Việc không hề biết tới răng có thể bị mòn ngòn
răng do acid, không nhận thức được tình trạng
mòn ngót răng đang hiện có và tiếp đến là
không biết cách xử trí là vấn đề đáng quan
ngại. Từ chuỗi tác động liên hoàn này người bị
mòn ngót răng sẽ chỉ tìm kiếm chăm sóc
chuyên môn ở giai đoạn trễ khi đã có những tác
động khá nặng nề về mặt thẩm mỹ hoặc chức
năng như ê buốt hay thậm chí đau nhức.
Thói quen ăn hay uống các loại thực phẩm có
tiềm năng gây mòn ngót răng khá phổ biến (Biểu
đồ 1). Không thấy có mối liên quan có ý nghĩa
thống kê giữa thói quen ăn uống và điểm số
BEWE. So với nhóm không có biểu hiện mòn
ngót thì nhóm bị mòn ngót ở mức độ nhẹ có tần
suất uống nước giải khát (nước ngọt, nước có
gaz) và ăn vặt cao hơn có ý nghĩa (Chi-square,
p<0.001). Tỷ lệ nam uống rượu bia (69,4%) và
nước giải khát (73,47%) cao hơn so với nữ (10,7%
uống rượu bia, 44,9% uống nước giải khát); tuy
nhiên không có khác biệt có ý nghĩa về tỷ lệ và
mức độ mòn ngót giữa nam và nữ trong mẫu
nghiên cứu này. Rượu bia, nước giải khát là
những loại thức uống có tiềm năng gây mòn
ngót do độ pH của thức uống. Theo các kết quả
nghiên cứu phân tích các thức uống giải khát
phổ biến ở các nước châu Âu và Mỹ đều có độ
acid với pH thấp dưới 3,5 trong khi men răng sẽ
bắt đầu bị hoà tan khi pH từ 5,5 trở xuống(2,8).
Khảo sát một số thức uống giải khát trên thị
trường thành phố Hồ Chí Minh cho thấy đều có
độ pH dưới 4,0(12). Lượng tiêu thụ các thức uống
có tiềm năng gây mòn ngót ở Việt Nam hiện gia
tăng đáng chú ý. Theo Eurowatch Việt Nam trở
thành nước tiêu thụ bia nhiều nhất Đông Nam
Á, thứ 3 châu Á, nằm trong nhóm 25 nước hàng
đầu thế giới. Năm 2013 số lượng tiêu thụ bia
tăng gấp 4 lần so với năm 2004. Ở sinh viên và
người trẻ tuổi, khảo sát gần đây cho thấy 25,5%
uống rượu bia trên 3 lần/tuần(6).
Biểu đồ 1: Thói quen ăn uống. *Thực phẩm vị chua:
Nước cam vắt, nước ép bưởi/thơm, nước chanh, nước
tắc, nước mơ muối, nước xí muội, đồ ăn vặt có vị
chua (me, cóc, xoài dầm). Đồ ăn chua đặc trưng:
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 2 * 2015 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 185
canh chua/lẩu chua, gỏi chua, nước chấm pha
dấm/chanh. Nước ngọt, nước có gaz:
Pepsi/Cola/Sprite, Fanta orange, nước vị trái cây có
gaz, nước tăng lực, nước thể thao (sport drink), nước
trái cây lên men. Rượu bia: các loại bia, rượu đế, rượu
vang, rượu mạnh
Về thói quen khám răng, không thấy có sự
khác biệt về số lần đi khám răng trong một năm
giữa nhóm có và không có biểu hiện mòn ngót
răng cũng như giữa nhóm không có mòn ngót
răng và nhóm có mòn ngót răng tiến triển vào
ngà răng (BEWE 2, BEWE 3). Trong số người có
mòn ngót răng mức độ BEWE 3 có 71,1 % trả lời
họ có đi khám răng ít nhất 1 lần trong 1 năm
trong khi có tới 44,4% trả lời chưa hề nghe nói về
“mòn ngót răng”. Kết quả một lần nữa cho thấy
sự thiếu thông tin và hiểu biết trong quần thể
nghiên cứu về “mòn ngót răng”. Đặc biệt mẫu
nghiên cứu đều là nhân viên y tế, những người
đã tốt nghiệp một chương trình đào tạo y dược
bậc đại học. Đồng thời cũng đáng quan ngại về
việc bệnh nhân đến phòng khám có tình trạng
mòn ngót răng nhưng đã bị bỏ qua, hoặc là
người khám đã không nhận diện và chẩn đoán
được hoặc là đã không quan tâm đến tình trạng
mòn ngót răng của bệnh nhân dù tổn thương đã
rất rõ để nhận biết.
KẾT LUẬN
Các kết quả bước đầu cho mòn ngót răng
không phải là tình trạng hiếm gặp ở mẫu nghiên
cứu, có nguy cơ ảnh hưởng sức khoẻ răng
miệng. Ghi nhận tình trạng mòn ngót răng do
acid ở 69% cá thể trong nhóm khảo sát cho thấy
đây là một tình trạng khá phổ biến trong mẫu
khảo sát và không có sự khác biệt về giới. Đa số
không có nhận thức về nguy cơ mòn ngót răng
trong khi thói quen tiêu thụ các loại thực phẩm
có tiềm năng mòn ngót răng lại rất phổ biến. Do
vậy cần có giáo dục nha khoa giúp cho công
chúng hiểu về “mòn ngót răng” và làm sao giảm
thiểu những tác hại.
Đây chỉ là một nghiên cứu khảo sát bước
đầu, cần có các nghiên cứu tiếp tục trên trên
nhiều phương diện trong lãnh vực này. Đồng
thời hy vọng các số liệu ban đầu này sẽ tạo được
sự quan tâm của giới chuyên môn, hướng tới
duy trì và gia tăng sức khoẻ răng miệng cho
cộng đồng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bardlett D, Ganss C, Lussi A (2008). Basic erosive wear
examination (BEWE): a new scoring system for scientific and
clinical needs. Clin Oral Invest, 12(Suppl 1): S65–S68.
2. Borjian A, Ferrari CC, Anouf A, Touyz LZ (2010). Pop-cola acids
and tooth erosion: an in vitro, in vivo, electron-microscopic, and
clinical report. Int J Dent, 2010: 957842.
3. Chu CH, Pang KK, Lo EC (2010). Dietary behavior and
knowledge of dental erosion among Chineses adults. BMC Oral
Health, Jun 3: 10-13.
4. Donachie MA, Walls AWG (1995). Assessment of tooth wear in
an ageing population. J Dent , 23: 157–164.
5. Ekfeld A (1989). Incisal and occlusal tooth wear and wear of
some prosthodontic materials: an epidemio-
logical and
clinical study. Swed Dent J, Suppl 65: 1–62.
6. Huỳnh Văn Sơn (2014). Mức độ nghiện rượu bia ở nam sinh
viên và người trưởng thành trẻ tuổi tại Tp.HCM hiện nay. Tại
chí Khoa học ĐHSP TPHCM 2014, 5: 173-183.
7. Jaeggi T, Lussi A (2014). Prevalence, incidence and distribution
of erosion. In: Lussi A. Erosive Tooth Wear, Monogr Oral Sci, vol 25,
55-73. Karger, Basel.
8. Lussi A and Jaeggi T (2006). Chemical factors. In: Lussi A.
Dental Erosion, Monogr Oral Sci., vol 20, 77–87. Karger, Basel.
9. Lussi A (2014). Erosive Tooth Wear – A Multifactorial Condition
of Growing Concern and Increasing Knowledge. In: Lussi A.
Erosive tooth wear, Monogr Oral Sci., vol 25, 1–8. Karger, Basel.
10. Manaf ZA et al (2012). Relationship between food habits and
tooth erosion occurrence in Malaysian University students.
Malays J Med Sci, Apr 19(2): 56-66.
11. Mulic A (2012). On dental erosive wear among different groups
in Norway. Doctoral thesis, 10-13. The Faculty of Dentistry,
University of Oslo, Norway.
12. Nguyễn Võ Ngọc Trang, Lê Đức Lánh, Siriruk Nakomchai
(2013). Nồng độ Fluor và tính acit của nước giải khát tại thành
phố Hồ Chí Minh 2012. Y học thành phố Hồ Chí Minh, 17(2): 9-14.
13. Smith BG, Robb ND (1996). The prevalence of tooth wear in
1,007 dental patients. J Oral Rehabil, 23: 232–239.
Ngày nhận bài báo: 14/02/2015
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 02/03/2015
Người phản biện: TS Trần Xuân Vĩnh
Ngày bài báo được đăng: 10/04/2015
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nhan_thuc_thai_do_va_thoi_quen_an_uong_lien_quan_den_mon_ngo.pdf