Các biện pháp can thiệp phòng ngừa lạm dụng ma túy cho học sinh THPT
Từ kết quả nghiên cứu trên, chúng tôi đề xuất một số biện pháp can thiệp phòng ngừa lạm
dụng ma túy cho học sinh THPT như sau:
- Xây dựng bộ công cụ đánh giá, sàng lọc, phát hiện học sinh có nguy cơ cao sử dụng ma
túy nhằm xác định học sinh THPT có nguy cơ cao SDMT từ đó can thiệp sớm phòng ngừa SDMT;
- Tập huấn chuyên sâu nâng cao nhận thức về ma túy và tác hại của chúng; Tổ chức các buổi
chia sẻ, trao đổi, trò chuyện với người nghiện ma túy đồng lứa đã cai nghiện về tác hại của ma túy
họ gặp phải.
- Tổ chức tham quan các Trung tâm cai nghiện ma túy: tình trạng cai cắt cơn của người
nghiện, nghe lời khuyên của người nghiện về tác hại của ma túy và hậu quả phải gánh chịu khi
nghiện ma túy.
- Tổ chức trò chuyện/thảo luận nhóm với người bệnh đang điều trị nghiện rượu, thuốc lá và
các chất gây nghiện tại các bệnh viện điều trị nghiện rượu, thuốc lá.
- Tập huấn kỹ năng nhận biết và kiểm soát, phòng ngừa các yếu tố nguy cơ SDMT từ nhóm
bạn, môi trường sống.
- Tập huấn định kỳ nâng cao nhận thức cho cha mẹ học sinh về ma túy và tác hại của ma
túy, các biện pháp phòng ngừa, các biện pháp phối hợp giúp đỡ học sinh có biểu hiện lạm dụng
rượu, bia và thuốc lá.
- Thiết lập bầu không khí tâm lí phòng ngừa, bài trừ ma túy trong nhà trường thông qua các
hình thức: Truyền thông phát thanh, pa nô, khẩu hiệu; Lồng ghép với các hoạt động văn nghệ; Đưa
vào nội dung sinh hoạt đoàn thanh niên; Các buổi chào cờ đầu tuần v.v. . .
- Xây dựng chương trình “Hãy nói Không với ma túy” đưa thông tin đến với học sinh thông
qua các hình thức trên.
- Phát huy vai trò của Đoàn Thanh niên trong việc kết nối mạng phát triển và hỗ trợ phát
triển trong học sinh, nhà trường.
- Thành lập và phát huy vai trò của phòng Tâm lí học trường học. Hình thành đội ngũ chuyên
gia tâm lí học trường học có năng lực và công cụ phát hiện sớm và can thiệp phòng ngừa nguy cơ
cao SDMT.
8 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 21/01/2022 | Lượt xem: 327 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nhận thức về lạm dụng ma túy của học sinh Trung học Phổ thông và một số biện pháp can thiệp phòng ngừa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2015-0017
Educational Sci., 2015, Vol. 60, No. 1, pp. 142-149
This paper is available online at
NHẬN THỨC VỀ LẠM DỤNG MA TÚY CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ
THÔNG VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP CAN THIỆP PHÒNG NGỪA
Đào Minh Đức
Khoa Tâm lí - Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Hà Hội
Tóm tắt. Bài viết trình bày kết quả nghiên cứu về thực trạng nhận thức về lạm dụng ma túy
của học sinh Trung học phổ thông (THPT) tại các trường công lập, dân lập và các Trung
tâm Giáo dục Thường xuyên tại Hà Nội, Hải Phòng và Thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả
nghiên cứu cho thấy học sinh THPT nhìn chung có nhận thức ở mức độ trung bình khá về
ma túy và lạm dụng ma túy. Tuy nhiên, nhận thức của các em chưa đầy đủ với các khía
cạnh liên quan tới lạm dụng ma túy. Trong học sinh THPT vẫn có tình trạng các em sử
dụng các chất ma túy như rượu, bia, thuốc lá, thậm chí kể cả các chất ma túy bị cấm. Từ
kết quả nghiên cứu, đề xuất một số biện pháp can thiệp phòng ngừa lạm dụng ma túy trong
học sinh Trung học phổ thông.
Từ khóa: Lạm dụng ma túy, lạm dụng ma túy trong học sinh THPT.
1. Mở đầu
Trong những năm gần đây, nhu cầu sử dụng ma túy ở các nước Đông Nam Á đã phát triển
nhanh chóng, cùng với nó là sự xuất hiện của nhiều loại ma túy mới. Tình hình lạm dụng ma túy
(LDMT) đang ngày càng diễn biến phức tạp và gây nên những hậu quả nhiều mặt cho đời sống
xã hội, gây suy giảm và hủy hoại sức khỏe con người, là nguyên nhân lây lan các bệnh tật nguy
hiểm hiện nay như viêm gan, suy gan, thận,... và là một trong những con đường chính lây truyền
HIV/AIDS [1]. Đối với lứa tuổi học sinh THPT, lạm dụng ma túy gây trở ngại cho phát triển nhận
thức và cảm xúc, gia tăng ung thư phổi, bệnh tim mạch, HIV/AIDS, tội phạm bạo lực, lạm dụng
tình dục, thất nghiệp, tai nạn và tử vong [4]. Về mặt xã hội, lạm dụng ma túy khiến cho cá nhân
phải chịu tổn thất về nhiều mặt trong đời sống cá nhân, gia đình và công việc, xã hội cũng phải trả
giá cho các chi phí như các dịch vụ liên quan như chăm sóc sức khỏe, thuốc và điều trị, thực thi
pháp luật, và hỗ trợ gia đình [5].
Một trong các nguyên nhân dẫn đến lạm dụng ma túy là do thiếu nhận thức hoặc nhận thức
không đầy đủ về ma túy. Đặc biệt, đối với học sinh THPT là lứa tuổi ở ngưỡng cửa vào đời, rất dễ
tiếp cận với những trào lưu của xã hội; nhiều em coi việc sử dụng ma túy là “mốt thời thượng” của
thanh niên với mong muốn thể hiện “bản lĩnh”, “cái tôi” của bản thân... Chính vì những lí do đó,
nếu như đánh giá được đúng đắn thực trạng nhận thức của học sinh THPT về lạm dụng ma túy thì
có thể xây dựng được những biện pháp phòng ngừa phù hợp, hiệu quả, giúp cho học sinh THPT
gia tăng khả năng tự phòng ngừa lạm dụng ma túy. Nghiên cứu này được thực hiện trên các học
Ngày nhận bài: 28/9/2014. Ngày nhận đăng: 13/1/2015.
Liên hệ: Đào Minh Đức, e-mail: minhduc1174@gmail.com
142
Nhận thức về lạm dụng ma túy của học sinh Trung học phổ thông và một số biện pháp...
sinh đang học tại các trường THPT công lập, dân lập, các Trung tâm Giáo dục Thường xuyên tại
Hà Nội, Hải phòng và TP Hồ Chí Minh nhằm tìm hiểu thực trạng nhận thức về lạm dụng ma túy
của học sinh THPT, trên cơ sở đó đề xuất một số biện pháp can thiệp phòng ngừa LDMT trong
học sinh THPT.
Trong nghiên cứu này, lạm dụng ma túy được hiểu là sử dụng chất ma túy nhiều lần, vượt
quá thời gian được coi là bình thường để điều trị bệnh, gây nghiện ma túy và ảnh hưởng đến sức
khỏe về thể chất và tinh thần [2].
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Khách thể, địa bàn và phương pháp nghiên cứu
2.1.1. Khách thể nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện trên 557 học sinh tại các trường THPT công lập, dân lập và các
Trung tâm Giáo dục Thường xuyên tại Hà Nội, Hải phòng và TP Hồ Chí Minh. Trong đó có 189
học sinh ở Hà Nội, 171 học sinh ở hải Phòng và 197 học sinh ở TP Hồ Chí Minh.
2.1.2. Các phương pháp nghiên cứu chính
Nghiên cứu sử dụng phương pháp quan sát, phương pháp bảng hỏi, phương pháp phỏng vấn
sâu và phương pháp thống kê toán học (SPSS V-19.0). Phiếu hỏi có 3 mức độ trả lời từ không đồng
ý đến đồng ý, cách nhau mỗi khoảng là 0,666 điểm. Nghiên cứu phỏng vấn sâu thực hiện trên 26
học sinh (12 nữ, 14 nam).
2.2. Kết quả nghiên cứu
2.2.1. Nhận thức của học sinh Trung học phổ thông về lạm dụng ma túy
Nhận thức của học sinh THPT về các loại ma túy
Có tới 67,7% học sinh THPT cho biết, các em có biết ít nhất một loại ma túy nào đó, chủ
yếu nhất là Heroin và thuốc lắc.
94,6% học sinh THPT cho rằng ma túy có nguồn gốc “Từ tự nhiên và hóa chất”. Tỉ lệ cho
rằng từ tự nhiên hoặc hóa chất chiếm tỉ lệ nhỏ (5,4%). Nghiên cứu từ phỏng vấn sâu phù hợp với kết
quả định lượng thu được “. . . em được biết là ma túy chủ yếu được chiết xuất từ cây thuốc phiện và
các hóa chất độc hại, kể cả từ các hóa chất như sơn, axeton. . . ”-CVB. 92,3% Học sinh THPT chủ
yếu cho rằng ma túy “Dùng nhiều gây nghiện”; 68,7% cho rằng ma túy “Tác động lên hệ thần kinh
trung ương”; và 48,8% cho rằng ma túy “Kích thích hoạt động cơ thể, gây ảo giác”. Kết quả phỏng
vấn sâu cho thấy chủ yếu các em đều cho rằng dùng nhiều ma túy sẽ gây nghiện “. . . em nghĩ rằng
chỉ cần dùng một lần thì sẽ nghiện và nếu dùng nhiều lần thì sẽ bị nghiện nặng. . . ”- NVC; “. . .ma
túy sẽ khiến cho người ta hung hăng hơn, gần nhà em có anh bị nghiện ma túy thường hay nói lảm
nhảm và cứ bảo là bị ai đó theo dõi. . . ”- PNA. Như vậy, học sinh THPT đã có sự hiểu biết về ma
túy và đặc tính của ma túy. Tuy nhiên trong các phỏng vấn sâu cho thấy, các em hầu như mới chỉ
nhận thức được khoảng 1/3 những kiến thức, hiểu biết cần có về ma túy. Điều này là một trong
những yếu tố nguy cơ tiếp cận sử dụng ma túy ở học sinh THPT.
Nhận thức của học sinh về tác hại của ma túy
Kết quả nghiên cứu nhận thức của học sinh THPT về tác hại của lạm dụng ma túy được thể
hiện trong Bảng 1.
143
Đào Minh Đức
Bảng 1. Nhận thức về tác động có hại của lạm dụng ma túy
Stt Nội dung
Điểm số Tỉ lệ phần trăm (%)
Điểm
TB
Thứ
bậc
Không
đồng ý
Đồng ý
một phần
Đồng ý
1. Ảnh hưởng đến sức khỏe 2,81 2 0,0 19,2 80,8
2.
Suy giảm trí tuệ, mất khả năng tư
duy
2,65 6 0,0 35,3 64,7
3. Nguy cơ nhiễm HIV và STDs 2,74 5 0,0 26,2 73,8
4. Tử vong do sốc thuốc 2,76 4 0,0 24,5 75,5
5.
Gây mất ổn định, khủng hoảng tâm
lí cá nhân
2,74 5 0,0 25,7 74,3
6.
Gây xung đột trong quan hệ gia
đình, xã hội
2,80 3 0,0 19,8 80,2
7. Kết quả học tập kém, bỏ học 2,64 7 0,0 36,4 63,6
8. Mất ổn định trật tự, an toàn xã hội 2,82 1 0,0 17,8 82,2
Kết quả thu được từ Bảng 1 cho thấy, học sinh THPT nhận thức khá tốt về tác hại của lạm
dụng ma túy (điểm trung bình thấp nhất: 2,64/3 điểm). Trong đó có 3 tác động có hại của LDMT
được học sinh THPT nhận biết với tỉ lệ cao nhất, đó là“Ảnh hưởng đến sức khỏe”, “Gây xung đột
trong quan hệ gia đình, xã hội” và “Mất ổn định trật tự, an toàn xã hội”. Kết quả phỏng vấn sâu
cho thấy, về cơ bản, các em có nhận thức được tác hại của LDMT “. . . sử dụng ma túy sẽ dẫn đến
làm giảm sức khỏe cơ thể, sẽ bị bệnh và bị mắc AIDS, gia đình sẽ không chấp nhận. . . ”- NVB;
“. . . người nghiện chính là những người gây ra các vụ án như giết người, cướp của vị họ cần tiền
mua ma túy. . . ”-NTPA. Tuy nhiên, kết quả phỏng vấn sâu cũng cho thấy, nhận thức của các em
chưa hoàn toàn đầy đủ như kết quả thu được từ bảng hỏi. Nhiều em chỉ nêu được khoảng 3-4 hậu
quả/tác động có hại của ma túy và có một số ít em trả lời được tối đa đến 6 tác động có hại của lạm
dụng ma túy. Thậm chí nhiều em vẫn còn nhận thức mơ hồ về lạm dụng ma túy: “. . . em cho rằng
ma túy chỉ dùng nhiều mới có hại, còn dùng một vài lần thì không có hại. Với cả dùng ma túy nào
mới quan trọng, chứ dùng ma túy đá thì chả bị nghiện, chả bị sao cả. . . ”- TQC.
Nhận thức về các hình thức sử dụng ma túy (SDMT)
Nghiên cứu nhận thức về các hình thức sử dụng ma túy cho thấy, 63,1% các em cho rằng
người nghiện thường sử dụng ma túy bằng hình thức hút, hít; 34,5% sử dụng ma túy thông qua
tiêm chích và 2,4% cho rằng sử dụng ma túy với các hình thức khác. Qua phỏng vấn sâu cho thấy,
nhìn chung các em có biết đến các hình thức SDMT, tuy nhiên chủ yếu các em chỉ biết đến 2 hình
thức hút hít và tiêm chích, có vài em kể thêm được là hình thức uống “. . . người nghiện chủ yếu hút
ma túy, hít heroin thôi, dùng nhiều thì chuyển sang chích, bây giờ có cả uống ma túy nữa nhưng
em chỉ nghe nói vậy. . . ”-NVQ. Khi được hỏi về cụ thể các hình thức đó như thế nào thì hầu hết
các em chỉ mô tả rất sơ sài và cho biết là chưa bao giờ tìm hiểu về điều đó, có một số em có mô
tả tương đối rõ do được nhìn thấy trên mạng internet và nhìn thấy người khác SDMT, nhưng cũng
không mô tả được cụ thể và lí do tại sao họ lại dùng hình thức đó với ma túy đó “. . . em chỉ nhìn
thấy mấy anh hàng xóm hút cái gì đó, anh ấy nói là hút đá và hỏi em có thích thử không. . . ”- TQC.
Nhìn chung, nhận thức về các hình thức SDMT ở học sinh THPT còn chưa đầy đủ. Những điều
này có thể khiến các em không nhận thức được và vô tình sử dụng ma túy.
144
Nhận thức về lạm dụng ma túy của học sinh Trung học phổ thông và một số biện pháp...
Nhận thức của học sinh THPT về người nghiện ma túy
Kết quả nghiên cứu nhận thức của học sinh THPT về người nghiện ma túy cho thấy, có
21,3% có biết ai đó là người sử dụng ma túy, số còn lại không biết ai là người nghiện ma túy.
Trong số học sinh có biết ai đó 12,2% biết về người sử dụng heroin, 13,1% biết về người sử dụng
thuốc lắc và 1% biết về người sử dụng các loại ma túy khác. Kết quả thu được từ phòng vấn sâu
cho thấy có sự khá tương đồng với kết quả thu được từ bảng hỏi. Các học sinh biết về người nghiện
ma túy thì đều có điều kiện môi trường sống ở gần nhà người nghiện ma túy hoặc đã từng nhìn
thấy họ tiêm chích ở những nơi công cộng gần nhà và trên đường đi học “. . . gần nhà em có anh
sử dụng ma túy, anh ấy nghiện lâu năm rồi. . . ”- NVC; “. . . khu vực bãi rác trước trạm điện đầu
ngõ nhà em thỉnh thoảng có mấy anh tụ tập và có dùng kim tiêm chích cho nhau, em nghĩ họ là bị
nghiện ma túy và đang tiêm chích ma túy cho nhau. . . ”- NTP.
Nhận thức về biểu hiện của người SDMT
Về biểu hiện của người sử dụng ma túy, các kết quả nghiên cứu được tập hợp trong bảng 2.
Bảng 2. Nhận thức về biểu hiện của người sử dụng ma túy
Stt Nội dung
Điểm số Tỉ lệ phần trăm (%)
Điểm
TB
Thứ
bậc
Không
đồng ý
Đồng ý
một phần Đồng ý
Biểu hiện về sinh lí
1. Mắt đỏ, mắt ướt, đồng tử giãn 1,97 4 32,4 37,9 27,7
2.
Hay buồn ngủ, gà gật, không tỉnh
táo
2,82 1 0,0 17,8 82,2
3. Bị ảo giác (ảo thị, ảo thanh) 2,33 3 25,9 15,5 58,6
4. Hay uống nước mát sau khi dùng
MT
1,83 5 42,3 32,1 25,7
5. Đi đứng xiêu vẹo, không ngay ngắn 2,57 2 7,6 28,3 64,1
Biểu hiện về tâm lí
6. Nói năng luyên thuyên, ba hoa, hay
nói dối
2,07 4 32,4 28,0 39,7
7. Tình cảm không ổn định, vui buồn
lẫn lộn
1,99 5 46,6 8,2 45,2
8. Hứng thú với các hoạt động gây cảm
giác mạnh
2,41 3 15,2 29,2 55,7
9. Dễ kích động, cáu bẳn, hay nghi ngờ
người khác
2,64 1 5,5 24,5 70,0
10. Chỉ thích giao du với bạn nghiện 2,62 2 1,2 35,6 63,3
Hầu hết học sinh THPT cho rằng người sử dụng ma túy thường có 3 biểu hiện điển hình về
sinh lí là: “Hay buồn ngủ, gà gật, không tỉnh táo”; “Đi đứng xiêu vẹo, không ngay ngắn” và “Bị
ảo giác”. Còn các biểu hiện sinh lí khác như “hay uống nước mát sau khi dùng ma túy” hoặc “mắt
đỏ, mắt ướt, đồng tử giãn” có ít học sinh nhận ra.
145
Đào Minh Đức
Về tâm lí, các em cũng cho rằng người sử dụng ma túy có 4 biểu hiện nổi bật, đó là: “Dễ
kích động, cáu bẳn, hay nghi ngờ người khác”; “Chỉ thích giao du với bạn nghiện” và “Hứng thú
với các hoạt động gây cảm giác mạnh”; “Nói năng luyên thuyên, ba hoa, hay nói dối”.
Qua phỏng vấn sâu cho thấy, hầu hết các em không tự mô tả được biểu hiện của người
nghiện, có một số học sinh cho biết người nghiện thường có biểu hiện đi đứng xiêu vẹo và hay
ngáp, buồn ngủ, hay chơi với người nghiện, dễ cáu bẳn và dễ kích động “. . . em không biết cụ
thể nhưng nếu ai đó nghiện thì thường hay ngáp và buồn ngủ”- NNP; “. . . người nghiện thường
hay chơi với nhau. . . ”- NĐS; “. . . người nghiện thì thường hay hút thuốc lá nhiều và gầy gò, phờ
phạc, đi đứng thì nghiêng ngả vì phê thuốc”- PTH. Như vậy, nhận thức về người nghiện ma túy và
biểu hiện của người nghiện ma túy ở học sinh THPT còn thiếu nhiều. Không nhận biết được người
nghiện có thể khiến cho các em nghe theo họ, tin tưởng họ, không đề phòng và có thể bị họ cho
SDMT.
Nhận thức về nơi sử dụng ma túy
Nghiên cứu nhận thức về nơi sử dụng ma túy của người nghiện, 61,2% học sinh THPT cho
rằng người nghiện sử dụng ma túy tại các ổ hút chích ma túy, 27,3% cho rằng sử dụng tại nhà và
11,5% cho rằng sử dụng ở nơi khác. Kết quả thu được từ phỏng vấn sâu cho thấy có sự tương đồng
với kết quả thu được từ bảng hỏi “. . . em thấy mấy anh gần nhà em toàn rủ nhau chơi ma túy ở
nhà. . . ”- TTD; “. . . em nghĩ rằng những người nghiện thường hay tìm chỗ khuất, kín đáo để dùng
ma túy để tránh bị bắt. . . ”- PVC; “. . . người nghiện thì phải chơi ma túy ở các ổ hút chích chứ, cứ
đến đó là thấy nghiện ngay, họ hay tụ tập với nhau ở chỗ đó để mua ma túy dùng luôn. . . ”- TNS.
Các kết quả nghiên cứu trên chỉ ra rằng, học sinh THPT đã có nhận thức về nơi SDMT, tuy nhiên
vẫn còn chưa đầy đủ.
Nhận thức về nơi cung cấp ma túy
Nghiên cứu nhận thức của học sinh THPT về nơi cung cấp ma túy, 26,7% học sinh cho rằng
dễ mua ma túy tại khu vực nơi các em sinh sống. 71,7% cho rằng ma túy không dễ mua trong khu
vực nơi sinh sống và 2,3% không biết gì về nơi cung cấp ma túy. Kết quả nghiên cứu từ phỏng
vấn sâu cho thấy có sự khá tương đồng với kết quả thu được từ bảng hỏi “. . .mấy người nghiện
gần trường em thường hay sử dụng ma túy, em nghĩ rằng ma túy có ở đâu đó quanh trường em và
chỉ cần có tiền là mua được”- PVH; “. . . em thì không nghĩ là ma túy dễ mua, vì nó là bị cấm nên
nếu dễ mua thì cũng dễ bị bắt,. . . khu nhà em thì toàn tập thể, chả có nhà nào bán ma túy cả. . . ”-
NTVA.
Mặc dù các em đã nhận thức được về nơi cung cấp ma túy, tuy nhiên vẫn chưa đầy đủ.
Phỏng vấn sâu cho thấy các em chỉ đoán như vậy chứ chưa có dựa trên các căn cứ nào, kiến thức
nào cụ thể “. . . đấy là em thấy mấy người nghiện ma túy hay vào đó nên em đoán là chỗ đó là nơi
bán ma túy. . . ”- TNS; “. . . em nghĩ rằng mấy cái quán bán nước có bán ma túy, nhưng em chưa tận
mắt thấy lần nào, nhưng mấy quán đó có nhiều khách toàn đàn ông, em nghĩ vậy. . . ”- NPA. Như
vậy, học sinh THPT cũng chưa có nhận thức đầy đủ, có căn cứ về nơi nào đó có cung cấp ma túy
cho người nghiện. Điều này có thể khiến cho các em thiếu sự đề phòng, bởi nơi cung cấp ma túy
luôn được ngụy trang với những thủ đoạn tinh vi, nếu chỉ có sự đề phòng ở một số nơi “có vẻ khả
nghi” và cho rằng những nơi khác là an toàn thì có thể bị đưa vào “bẫy” SDMT của tội phạm ma
túy.
Nhận thức về nguyên nhân dẫn đến lạm dụng ma túy
Nghiên cứu nhận thức về nguyên nhân dẫn đến lạm dụng ma túy ở người nghiện ma túy,
146
Nhận thức về lạm dụng ma túy của học sinh Trung học phổ thông và một số biện pháp...
72,9% cho rằng do tính thích đua đòi, a dua theo nhóm bạn; 56,4% học sinh cho rằng do tính nóng
nảy, hung hăng và hiếu thắng, thích thể hiện bản thân; 48,6% học sinh cho rằng do chơi với nhóm
bạn có sử dụng ma túy; 30,1% học sinh cho rằng do hoàn cảnh gia đình cha mẹ bỏ rơi, ly hôn,
ly thân; và 28,1% học sinh cho rằng do tâm trạng buồn chán và kết quả học tập kém. Các yếu tố
khác chiếm tỉ lệ nhỏ. Nghiên cứu thu được từ phỏng vấn sâu cho thấy có sự tương đồng với kết
quả thu được từ bảng hỏi “. . . chơi ma túy thì cũng do bản thân thích đua đòi chơi bời đàn đúm với
bạn bè. . . ”-NVC; “. . . chẳng qua mấy người đó thích thể hiện bản lĩnh thôi, dùng ma túy để thể
hiện. . . ”- NNP; “. . . trước ở lớp em có một bạn trai do bố mẹ bạn ấy chia tay nhau, chả ai quan tâm
nên bạn ấy cứ hay hút thuốc và tụ tập mấy bạn uống rượu, học kém và bị nhà trường đuổi rồi, bạn
ấy đã bị bắt đi cai nghiện. . . ”-PTP. Thậm chí một số em nêu lên một số nguyên nhân khác như “. . .
bạn em nhà nó mới bán nhà, có tiền thế là đua đòi bạn bè chơi bời, sinh nhật rồi rủ nhau chơi ma
túy cho vui. . . ”- PVC. Như vậy, nhìn chung học sinh THPT có nhận thức khá tốt về nguyên nhân
dẫn đến nghiện ma túy, tuy nhiên chủ yếu do các em được nhìn thấy hoặc được biết từ người quen,
chưa thực sự nhận thức một cách đầy đủ và có hệ thống để từ đó phòng ngừa cho bản thân.
Nhận thức về việc SDMt của bản thân
Các nghiên cứu chỉ ra rằng, trước khi lạm dụng ma túy, cá nhân thường bắt đầu sử dụng các
chất như rượu, bia, thuốc lá và thử dùng một vài loại ma túy bất hợp pháp [3]. Nghiên cứu nhận
thức về việc sử dụng các chất kích thích và ma túy ở bản thân học sinh trong 12 tháng qua (Bảng
3) cho thấy, học sinh THPT chiếm tỉ lệ đáng kể đã từng sử dụng rượu, bia và thuốc lá. Tỉ lệ đã từng
sử dụng heroin, thuốc phiện và cần sa chiếm tỉ lệ nhỏ.
Bảng 3. Nhận thức về việc sử dụng ma túy của bản thân
Stt Nội dung
Tỉ lệ phần trăm (%)
Thứ
bậcKhông
đồng ý
Đồng ý
một phần
Đồng ý
1. Rượu, bia 37,6 24,1 33,8 1
2. Thuốc lá 55,3 17,1 27,6 2
3. Thuốc an thần 77,6 12,6 9,8 3
4. Heroin, thuốc phiện 98,8 0,8 0,4 5
5. Cần sa 98,6 0,8 0,6 4
6.
Ecstasy, methamphetamine,
ketamine 0,0 0,0 0,0 6
Nghiên cứu thông qua phỏng vấn sâu cho thấy có sự tương đồng với kết quả thu được từ số
liệu thống kê. Các em đều đã từng sử dụng ít nhất là rượu bia, kể cả các em nữ và các em coi đó
là việc bình thường “. . .mọi người đều dùng thuốc lá và uống rượu bia, em thấy có ảnh hưởng gì
đâu. . . ”- NNP; “. . . trong các buổi sinh nhật và kể cả đi chơi vui vẻ cũng phải có tí bia rượu thì nó
mới vui, bọn em cả lớp đều đã từng uống bia rượu, chả có ai là không cả. . . ”-THT; “. . . em đã từng
chơi thử Heroin ở nhà anh hàng xóm, em bị nôn và chóng mặt mất một lúc. . . ”-NTC. Khi hỏi về
sự liên quan rượu bia, thuốc lá với ma túy thì hầu hết các em đều khẳng định là không có sự liên
quan nào cả “. . . đây toàn là thứ hợp pháp chứ có liên quan gì đến ma túy đâu, làm sao mà đang
uống rượu bia, hút thuốc lá mà lại thành sử dụng ma túy được. . . ”-PVC,THT; “. . . em cho rằng
rượu bia và thuốc lá không thể dẫn đến sử dụng ma túy được. . . ”-PTT. Như vậy là nhận thức về
việc sử dụng ma túy của bản thân là chưa đầy đủ, các em chưa nhận thức được việc sử dụng rượu
147
Đào Minh Đức
bia, thuốc lá là tiền đề cho việc sử dụng ma túy bất hợp pháp và đây là một dấu hiệu cho thấy việc
lạm dụng ma túy trong học sinh THPT là hoàn toàn có thể xảy ra và cần có sự quan tâm phát hiện
và can thiệp phòng ngừa ngay từ sớm.
2.2.2. Các biện pháp can thiệp phòng ngừa lạm dụng ma túy cho học sinh THPT
Từ kết quả nghiên cứu trên, chúng tôi đề xuất một số biện pháp can thiệp phòng ngừa lạm
dụng ma túy cho học sinh THPT như sau:
- Xây dựng bộ công cụ đánh giá, sàng lọc, phát hiện học sinh có nguy cơ cao sử dụng ma
túy nhằm xác định học sinh THPT có nguy cơ cao SDMT từ đó can thiệp sớm phòng ngừa SDMT;
- Tập huấn chuyên sâu nâng cao nhận thức về ma túy và tác hại của chúng; Tổ chức các buổi
chia sẻ, trao đổi, trò chuyện với người nghiện ma túy đồng lứa đã cai nghiện về tác hại của ma túy
họ gặp phải.
- Tổ chức tham quan các Trung tâm cai nghiện ma túy: tình trạng cai cắt cơn của người
nghiện, nghe lời khuyên của người nghiện về tác hại của ma túy và hậu quả phải gánh chịu khi
nghiện ma túy.
- Tổ chức trò chuyện/thảo luận nhóm với người bệnh đang điều trị nghiện rượu, thuốc lá và
các chất gây nghiện tại các bệnh viện điều trị nghiện rượu, thuốc lá.
- Tập huấn kỹ năng nhận biết và kiểm soát, phòng ngừa các yếu tố nguy cơ SDMT từ nhóm
bạn, môi trường sống.
- Tập huấn định kỳ nâng cao nhận thức cho cha mẹ học sinh về ma túy và tác hại của ma
túy, các biện pháp phòng ngừa, các biện pháp phối hợp giúp đỡ học sinh có biểu hiện lạm dụng
rượu, bia và thuốc lá.
- Thiết lập bầu không khí tâm lí phòng ngừa, bài trừ ma túy trong nhà trường thông qua các
hình thức: Truyền thông phát thanh, pa nô, khẩu hiệu; Lồng ghép với các hoạt động văn nghệ; Đưa
vào nội dung sinh hoạt đoàn thanh niên; Các buổi chào cờ đầu tuần v.v. . .
- Xây dựng chương trình “Hãy nói Không với ma túy” đưa thông tin đến với học sinh thông
qua các hình thức trên.
- Phát huy vai trò của Đoàn Thanh niên trong việc kết nối mạng phát triển và hỗ trợ phát
triển trong học sinh, nhà trường.
- Thành lập và phát huy vai trò của phòng Tâm lí học trường học. Hình thành đội ngũ chuyên
gia tâm lí học trường học có năng lực và công cụ phát hiện sớm và can thiệp phòng ngừa nguy cơ
cao SDMT.
3. Kết luận
Học sinh THPT nhìn chung có nhận thức ở mức độ trung bình khá về ma túy. Tuy nhiên,
nhận thức của các em chưa đầy đủ với các khía cạnh liên quan tới lạm dụng ma túy. Trong học
sinh THPT vẫn có tình trạng các em sử dụng các chất ma túy như rượu, bia, thuốc lá, thậm chí kể
cả các chất ma túy bị cấm. Những yếu tố trên được xem là các yếu tố nguy cơ sử dụng ma túy. Tập
hợp các yếu tố đó trong môi trường, hoàn cảnh, nhóm bạn có sử dụng các chất ma túy thì sẽ trở
thành nguy cơ cao SDMT. Những học sinh có nguy cơ cao SDMT cần phải được đánh giá, sàng
lọc, phát hiện sớm và từ đó có các biện pháp can thiệp phòng ngừa phù hợp thì mới có thể ngăn
chặn được tình trạng lạm dụng ma túy trong học sinh lứa tuổi THPT
148
Nhận thức về lạm dụng ma túy của học sinh Trung học phổ thông và một số biện pháp...
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Cục Phòng chống TNXH- Bộ LĐTBXH, 2012. Báo cáo đánh giá tình hình lạm dụng ma túy
tại Việt Nam năm 2012. Cục Phòng chống TNXH- Bộ LĐTBXH.
[2] Đào Trọng Phúc, 2001. Đại Cương về ma túy. Tài liệu “Quy trình phân tích các chất ma túy
và một số nhóm thuốc tân dược hay bị lạm dụng và sử dụng như ma túy”- Phòng Độc chất
Pháp y- Viện Kiểm nghiệm- Bộ Y tế. Năm 2001, tr. 3-7.
[3] Alfred Mcalister, PhD; Cheryl Perry, MA; joel killen, BA; Lee Ann Slinkard, MA, and
Nathan Maccoby, PhD, 1980. Pilot Study of Smoking, Alcohol and Drug Abuse Prevention.
Page 719-721. AJPH July, 1980, Vol. 70, No. 7.
[4] K. Soyib & M.G. Lee, 1999. Use of illicit drugs among High-school students in Jamaica.
Page 258-262. Publication of World Health Organization (Bulletin of the World Health
Organization, 1999, 77.
[5] University of Wisconsin, 1992. Wisconsin Youth Futures Technical Report #10- Risk Factors
For Alcohol and Drug Use/Abuse Prevention. Annual publication. 1992. Page 201-212.
ABSTRACT
Awareness of drug use and preventive intervention among high school students
This article looks at high school students’ perception of drug use in Hanoi, Hai Phong
and Ho Chi Minh City. It was seen that high school students are, in general, aware of drug use.
However, they are not fully aware of drug abuse in spite of the fact that many high school students
drink alcohol, smoke cigarettes and use illegal drugs. In the future, measures will be proposed on
means to reduce drug use in high schools.
Keywords: Drug use, drug use by high school students.
149
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nhan_thuc_ve_lam_dung_ma_tuy_cua_hoc_sinh_trung_hoc_pho_thon.pdf