Suy hô hấp ở trẻ sơ sinh Việt Nam cũng xuất
hiện sớm. Nghiên cứu của Phạm Thị Thanh Tâm
cho thấy 60% trẻ có biểu hiện lâm sàng trước 24
giờ tuổi 93% suy hô hấp do bệnh lý hô hấp, 1/3
trường hợp có nhiễm trùng. Trong nghiên cứu
của chúng tôi ngày tuổi khởi bệnh có tỉ lệ thành
công với thở NCPAP ở nhóm trẻ dưới 7 ngày
93/122 (78,81%) và trên 14 ngày tuổi 17/12 (85%)
Về nguyên nhân suy hô hấp, tỉ lệ thành công
thở NCPAP cao theo thứ tự viêm phổi nặng
(95,9%), viêm phổi hít phân su (85,7%), bệnh
phối hợp (nhiễm trùng huyết, vàng da, dị tật đi
kèm với bệnh nền hô hấp) (80%) và bệnh màng
trong (69,2%). Riêng cơn khó thở nhanh thoáng
mặc dù cũng chiếm tỉ lệ cao nhưng chỉ chiếm 2
trong 150 trẻ sơ sinh suy hô hấp, do đó không
nói được thành công. Điều này chứng tỏ trẻ bị
suy hô hấp do bệnh lý nội khoa và trẻ non tháng
ngày càng nhiều hơn. Vì bệnh màng trong là
bệnh xảy ra sau khi khởi phát thở ở trẻ sơ sinh bị
thiếu surfactant ở phổi, mà ở trẻ non tháng nhiều
phế nang bị xẹp do thiếu surfactant gây suy hô
hấp. Sở dĩ có sự khác biệt này do chúng tôi sử
dụng surfactant sớm và điều trị phối hợp với thở
NCPAP cho bệnh màng trong.
Kết quả ghi nhận suy hô hấp nhẹ (26,7%)
chiếm gần bằng ½ suy hô hấp nặng (73,3%),
trong khi đó tỉ lệ thành công thở NCPAP ở
nhóm suy hô hấp nặng chỉ chiếm 77,3% và ở
nhóm suy hô hấp nhẹ chiếm tới 92,5%. Điều đó
chứng tỏ hiệu quả của NCPAP tốt, cải thiện tình
trạng suy hô hấp nhẹ đã thất bại với liệu pháp
oxy thông thường.
8 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 27/01/2022 | Lượt xem: 180 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nhận xét hiệu quả của thở áp lực dương liên tục qua mũi trong điều trị suy hô hấp sơ sinh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản Số 1 * 2008 Nghiên cứu Y học
Nhi Khoa 1
NHẬN XÉT HIỆU QUẢ CỦA THỞ ÁP LỰC DƯƠNG LIÊN TỤC QUA MŨI
TRONG ĐIỀU TRỊ SUY HÔ HẤP SƠ SINH
Lê Thái Thiên Trinh *, Lâm Thị Mỹ**
TÓM TẮT
Mục tiêu: Xác định tỉ lệ thành công và biến chứng của thở NCPAP trong điều trị suy hô hấp sơ sinh.
Đối tượng và phương pháp:Mô tả hàng loạt ca, trong thời gian 7 tháng (11/2006 – 06/2007), chúng
tôi khảo sát 150 trẻ sơ sinh suy hô hấp được điều trị bằng biện pháp thở áp lực dương liên tục qua mũi
(NCPAP) với van Benveniste và cannula hai mũi tại bệnh viện Nhi Đồng 1 và Nhi Đồng 2.
Kết quả: Các bệnh lý nội khoa chiếm tỉ lệ 86,7% gồm: viêm phổi, viêm phổi hít phân su, bệnh màng
trong và cơn khó thở nhanh thoáng qua. Có 122 trường hợp được điều trị thành công với NCPAP. Không có
trường hợp nào tử vong. Sau 1 giờ thở NCPAP có đáp ứng tốt trẻ bớt kích thích, nhịp thở giảm (p < 0,05),
trị số SpO2 tăng từ 87,5+ 6,7% lên 95,3 + 3,3% (p < 0,005) và khí máu cải thiện PaO2 tăng từ 77 + 39,3
mmHg lên 100 + 39,8 mmHg (p < 0,005); PaO2/FiO2 tăng từ 142,8 + 94 lên 180 + 91 (p < 0,005) và PaCO2
từ 48 + 16,9 giảm xuống còn 40 + 13,5 mmHg (p < 0,005). Biến chứng thường gặp, chỉ có 1 trường hợp
tràn khí màng phổi, 6 trường hợp chướng bụng và 8 trường hợp loét mũi.
Kết luận: NCPAP là kỹ thuật học thích hợp vì dễ áp dụng, không xâm lấn, giá thành rẻ và có hiệu quả cao.
ABSTRACT
TO COMMENT ON NASAL CONTINUOUS POSITIVE AIRWAY PRESSURE EFFICACY IN THE
TREATMENT OF NEONATAL RESPIRATORY FAILURE
Le Thai Thien Trinh, Lam Thi My
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 12 – Supplement of No 1 - 2008: 114 - 119
Objectives: Identify the succesfull and complicaton of nasal continuous positive airway pressure
(NCPAP) in the treatment of neonatal respiratory failure.
Patients and method: Case series, prospective. During seven months (11/2006 – 06/2007), we
evaluated 150 cases of neonatal respiratory distress were treated with binasal continuous positive airway
pressure (NCPAP) using Benvenite’s valves at Children’s Hospital No1 and No2.
Results: The rate of disease was 86.7%, such as pneumonia, meconium aspiration syndrome,
respiratory distress syndrome, fugitive breathe rapidly dyspnea attack. One hundred and twenty two were
successfully treated. There was no death. After one hour of application of NCPAP, there were well responses
of clinical presentations as low agitation, decrease in respiratory rate (p < 0.05) with increase in SpO2 levels
from 87.5+ 67% to 95.3+ 3.3% (p < 0.005) and improvement in blood gas: increase in PaO2 from 77 + 39.3
mmHg to 100 + 39.8 mmHg (p < 0,005) and increase in PaO2/FiO2 from 142.8 + 94 to 180 + 91 (p < 0.005),
decrease in PaCO2 from 48 + 16.9 mmHg to 40 + 13.5 (p < 0.005). Common complications were one case
with pneumothorax, six cases with abdominal miasma and eight cases with ulceration of nose.
Conclusion, NCPAP is an appropriate technique for treatment of neonatal respiratory distress, depend
on easily using, noninvasive, low cost and high effect.
* Khoa Nhi, Bệnh viện Đa Khoa Trung Tâm An Giang
** Bộ Môn Nhi, Đại Học Y Dược TP.HCM
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản Số 1 * 2008 Nghiên cứu Y học
Nhi Khoa 2
ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay, suy hô hấp vẫn là là hội chứng
thường gặp nhất và cũng là nguyên nhân gây tử
vong đứng hàng đầu trong giai đoạn sơ sinh.
Thở áp lực dương liên tục (CPAP) là kiểu thở
trợ giúp cho bệnh nhân còn tự thở được, là một
phương pháp điều trị suy hô hấp sơ sinh đơn
giản, không xâm lấn.
Ở thành phố Hồ Chí Minh chưa có nghiên
cứu nào đề cập rõ đến chỉ số oxy hóa máu (PaO2/
FiO2) và áp dụng áp lực ban đầu của NCPAP là
5 - 6 cmH2O trong điều trị suy hô hấp sơ sinh
bằng van Benveniste.
Chính tầm quan trọng về bệnh tật và tử vong
của suy hô hấp sơ sinh, nên chúng tôi tiến hành
nghiên cứu đề tài này nhằm khảo sát hiệu quả
của thở NCPAP trong điều trị suy hô hấp sơ
sinh, góp phần nâng cao chất lượng điều trị và
giảm tỉ lệ tử vong.
Mục tiêu nghiên cứu
Xác định tỉ lệ thành công và biến chứng của
thở NCPAP trong điều trị suy hô hấp sơ sinh tại
Bệnh viện Nhi Đồng 1 và Nhi Đồng 2
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp nghiên cứu
Tiền cứu, mô tả hàng loạt ca.
Đối tượng nghiên cứu
Tất cả trẻ sơ sinh bị suy hô hấp được điều trị
tại khoa Hồi sức sơ sinh, khoa Sơ sinh của bệnh
viện Nhi Đồng 1 và khoa Sơ sinh của bệnh viện
Nhi Đồng 2 bằng thở NCPAP, từ tháng 11/2006
đến tháng 06/2007.
Tiêu chuẩn chọn vào
Trẻ sơ sinh < 30 ngày tuổi, nhập viện vì suy
hô hấp do bệnh lý nội khoa, còn tự thở, có một
hay hai tiêu chuẩn sau đây:
- Suy hô hấp do các bệnh lý: viêm phổi, xẹp
phổi, hội chứng hít ối phân su, bệnh màng trong;
do cơn khó thở nhanh thoáng qua; cơn ngưng
thở nặng; phù phổi, thất bại khi thở oxy qua mũi
với FiO2 > 40% hoặc SpO2 < 90% hoặc PaO2 <
50mmHg.
- Tất cả các trẻ < 30 tuần tuổi hoặc có cân
nặng lúc sinh < 1500g còn thở nhanh với thở oxy
FiO2 = 40%.
Tiêu chuẩn loại trừ
- Tràn khí màng phổi chưa được dẫn lưu.
- Trẻ bị tim bẩm sinh.
- Suy hô hấp do nguyên nhân thần kinh
trung ương (xuất huyết não, viêm màng não,
ngạt, vàng da nhân, thuốc Morphin ).
- Đang sốc.
- PaCO2 > 65 mmHg.
Thu thập số liệu
Phương pháp tác động
Hỗ trợ hô hấp bằng thở NCPAP với van
Benveniste và cannula qua mũi bệnh nhân. Bắt
đầu điều trị NCPAP ở áp lực 5 -6 cmH2O, áp lực
thấp dùng cho trẻ nhẹ cân, tỉ lệ oxy hít vào là
FiO2 = 41 – 100% tùy theo mức độ suy hô hấp.
Nếu bệnh nhi tím tái nhiều thì bắt đầu với FiO2=
100% để nhanh chóng đưa bệnh ra khỏi tình
trạng suy hô hấp nặng, thiếu oxy máu nặng, sau
đó áp lực CPAP và FiO2 sẽ được điều chỉnh tùy
theo đáp ứng lâm sàng và SpO2 sao cho áp lực
không quá 8 cmH2O và FiO2 ≤ 60%. Thở oxy
100% trong thời gian ngắn trong vòng 4 giờ
không sợ nguy cơ tai biến do ngộ độc oxy. Khi
tình trạng suy hô hấp tương đối ổn, mỗi 30 – 60
phút chúng tôi giảm dần FiO2 mỗi 10% và sau đó
là giảm áp lực CPAP mỗi 1 cmH2O. Chúng tôi
ngưng NCPAP khi bệnh nhân ổn định trong 12 –
24 giờ với áp lực 4 cmH2O và FiO2 = 21%.
Đánh giá điều trị
Tính hiệu quả
Sau một giờ thở NCPAP, tình trạng bệnh
nhi được cải thiện hơn:
Lâm sàng
Tỉnh, hết tím, SpO2 > 90%, nhịp thở giảm
hoặc giảm co kéo các cơ hô hấp phụ, hoặc giảm
thở rên, hoặc giảm phập phồng cánh mũi.
Khí máu cải thiện oxy hóa máu
Tỉ lệ PaO2 / FiO2 tăng, PaCO2 giảm.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản Số 1 * 2008 Nghiên cứu Y học
Nhi Khoa 3
Thành công
Khi đạt được một trong ba mức độ sau:
+ Mức độ 1
Bệnnh nhi có đáp ứng ở ngưỡng áp lực ban
đầu của thở NCPAP = 5 - 6 cmH2O, FiO2 = 40% -
60%.
+ Mức độ 2
Đáp ứng ở ngưỡng Sau khi đã thở NCPAP
áp lực ban đầu của thở NCPAP > 6-8 cmH2O,
FiO2 = 60% - 100%.
+ Mức độ 3
Bệnh nhi tím nhiều thì bắt đầu với FiO2 =
100% trong vòng 4 giờ để nhanh chóng đưa
bệnh ra khỏi tình trạng suy hô hấp nặng, thiếu
oxy máu nặng, theo dõi sát lâm sàng và SpO2 để
giảm FiO2 dần dần.
Thất bại
Khi có một trong hai tiêu chuẩn sau:
- Khi đang thở NCPAP với áp lực = 8 cmH2O và
FiO2 = 100%, bệnh nhi còn tím tái, SpO2 <90%
và/hoặc PaO260mmHg
- Khi đang thở NCPAP với áp lực = 8 cmH2O
và FiO2 = 100%, bệnh nhi có cơn ngưng thở nặng
(cơn ngưng thở kéo dài > 20 giây hoặc trên 3 lần
trong một giờ hoặc cơn ngưng thở < 20 giây và
nhịp tim < 100 lần/phút).
Trẻ thất bại với NCPAP sẽ được đặt nội khí
quản và thở máy.
Biến chứng
Khi có một trong những biểu hiện sau đây:
- Loét mũi
- Tràn khí màng phổi
- Phù mặt
- Chướng bụng .
Phân tích số liệu
Phân tích bằng phần mềm SPSS 12.0 với giá
trị p< 0,05 dùng để xác định mức có ý nghĩa
thống kê.
KẾT QUẢ
Trong thời gian 7 tháng (11/2006 đến
06/2007), tổng cộng có 150 trẻ sơ sinh suy hô hấp
được điều trị NCPAP.
Bảng 1: Đặc điểm bịnh nhi (n = 150)
Đặc điểm N (%)
Nam 96 (64%) Giới tính
Nữ 54 (36%)
Non tháng 102 (68%)
Đủ tháng 45 (30%) Tuổi thai
Già tháng 3 (2%)
Rất nhẹ cân 35 (23%)
Nhẹ cân 56 (37,7%) Cân nặng lúc sinh
Không nhẹ cân 59 (39,3%)
1-7 ngày 118 (78,7%)
7-14 ngày 12 (8%) Ngày tuổi khởi bệnh
> 14 ngày 20 (13,3%)
Nơi sinh Trong bệnh viện Ngoài bệnh viện
145 (96,7%)
5 (3,3%)
Nguyên nhân suy hô hấp
Thường gặp chiếm 86,7%: như viêm phổi,
viêm phổi hít phân su, bệnh màng trong và cơn
khó thở nhanh thoáng qua. Tỉ lệ này phù hợp
với y văn.
Bảng 2: Nguyên nhân suy hô hấp
Bệnh lý N = 150 N (%)
1. Viêm phổi nặng 49 (32,7)
2. Viêm phổi hít phân su 14 (9,3)
3. Bệnh màng trong 65 (43,3)
4. Cơn khó thở nhanh thoáng qua 2 (1,3)
5. Bệnh phối hợp 20 (13,3)
Bệnh phối hợp gồm: Nhiễm trùng huyết +
dị tật bẩm sinh: 6 ca; Viêm phổi nặng + vàng da
tăng bilirubin gián tiếp: 12 ca; Viêm phổi nặng +
vàng da tăng bilirubin gián tiếp + dị tật bẩm
sinh: 2 ca.
Bảng 3: Đặc điểm lâm sàng shh, khí máu động mạch
trước và sau 1giờ thở CPAP
Yếu tố Trước
NCPAP
n = 64
Sau NCPAP
n = 64
P
Tri giác: Tỉnh
- Lừ đừ hoặc bức rức
30 (46,9%)
34 (53,1%)
40 (62,5%)
24 (37,5%)
0,000
Nhịp thở 65,8 (16,5) 55,1(13,1) 0,0004
Thở co kéo nặng 58 (90,6%) 47/ (73,4%) 0,001
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản Số 1 * 2008 Nghiên cứu Y học
Nhi Khoa 4
Yếu tố Trước
NCPAP
n = 64
Sau NCPAP
n = 64
P
SpO2 (%) 87,5 (6,7) 95,31(3,3) 0,000
pH/máu 7,2 (0,1) 7,3 (0,1) 0,000
PaO2/ máu (mmHg) 77 (39,3) 100 (39,8) 0,000
PaCO2/máu (mmHg) 48 (16,9) 40 (13,5) 0,000
PaO2/ FiO2 142,8 (94) 180 (91) 0,000
Kết quả trình bày: trung bình (độ lệch chuẩn)
Bảng 4: Kết quả điều trị bằng thở NCPAP
Đặc điễm Thành công Thất bại P
Non tháng 78/102 (76,5%) 24/102 (3,5%)
χ2, p =
0,043
Đủ tháng 42/ 45 (93,3%) 3/45 (6,67%)
Tuổi
thai
Già tháng 2/3 (66,7%) 1/3 (33,3%)
< 1000 g 2/122 (1,64%) 1/28 (3,6%)
1000 –
1499 g
25/122
(20,5%) 7/28 (25%)
1500 –
2499 g
41/122
(33,6%) 15/28 (53,6%)
Cân
nặng
lúc
sinh
> 2500 g 54/122 (44,26%) 5/28 (17,8%)
χ2, p =
0,101
1- < 7 93/118 (78,8%) 25/118 (21,2%)
7- 14 12/12 (100%) 0
Ngày
tuổi
(ngày)
> 14 17/20 (85%) 3/20 (15%)
χ2, p =
0,18
Viêm phổi
nặng
47/49
(95,92%) 2/49 (4,08%)
Viêm phổi
hít phân su
12/14
(85,71%) 2/14 (14,29%)
Bệnh Màng
trong
45/65
(69,23%) 20/65 (30,8%)
Bệnh
lý
Cơn khó
thở nhanh
thoáng qua
2/2 (100%) 0
χ2, p =
0,008
Bệnh phối hợp 16/20 (80%) 4/20 (20%)
Mức độ suy hô hấp χ2, p = 0,034
Suy hô hấp nhẹ 37/40 (92,5%) 3/40 (7,5%)
Suy hô hấp nặng 85/110 (77,3%) 25/110 (22,7%)
Biến chứng của thở NCPAP
Bảng 5: Biến chứng của thở NCPAP
Biến chứng Tràn khí màng
phổi
Chướng
bụng
Loét mũi
Số ca (Tỉ lệ %) 1 (0,7%) 6 (4%) 8 (5,3%)
BÀN LUẬN
Trong tổng số 150 trẻ sơ sinh suy hô hấp, trẻ
nam có tần suất mắc bệnh gần gấp 2 lần (1,77/1) so
với trẻ nữ, tỉ lệ này phù hợp với các nghiên cứu
khác đã tiến hành trên trẻ sơ sinh suy hô hấp.
Trong nghiên cứu, tỉ lệ trẻ đủ tháng (30%)
xấp xỉ bằng ½ trẻ non tháng (68%), chỉ có 3 trẻ
già tháng chiếm tỉ lệ thấp nhất 2%. Tỉ lệ trẻ non
tháng cao hơn kết quả nghiên cứu của các tác giả
trước, có thể một phần do chúng tôi khảo sát
bệnh nhân suy hô hấp sơ sinh ở cả hai khoa: Hồi
sức sơ sinh và Sơ sinh của bệnh viện Nhi Đồng 1
và khoa Sơ sinh của bệnh viện Nhi Đồng 2, một
phần khác do tỉ lệ trẻ sinh non từ các tỉnh
chuyển đến thành phố Hồ Chí Minh ngày càng
tăng dần.
Hơn 2/3 trẻ khởi bệnh trong vòng 7 ngày đầu
tiên chiếm 78,7%. Điều này cho thấy những ngày
đầu sau sinh là giai đoạn thật sự khó khăn của
trẻ, trẻ vừa phải thích nghi nhanh chóng, tự cung
cấp dưỡng khí bằng hai lá phổi của mình để
thích ứng với cuộc sống mới, vừa phải chống
chọi với nhiều yếu tố nguy cơ nhất là vi trùng từ
mẹ, trong cuộc sanh và cả môi trường bệnh viện,
sự khác biệt này cho thấy cần phải phát hiện
sớm và điều trị kịp thời các bệnh gây suy hô hấp
sơ sinh.
Có 96,7% trẻ được sinh trong bệnh viện,
trong lô nghiên cứu chỉ có 3,3% trẻ được sinh
ngoài bệnh viện (tại nhà, nhà hộ sinh tư...). Hiện
tượng này có thể do nhiều nguyên nhân: người
nhà lo lắng, con quí hiếm đòi hỏi sự chăm sóc
cao hơn nên tự đến y tế tuyến trên.
Có nhiều nguyên nhân gây suy hô hấp sơ
sinh, trong lô nghiên cứu của chúng tôi bốn
nguyên nhân suy hô hấp do bệnh lý nội khoa
thường gặp chiếm 86,7%, tỉ lệ này cũng giống
với y văn là 80%. Trong các nguyên nhân tại
phổi, bệnh màng trong là gặp nhiều 43%, do trẻ
non tháng ngay sau khi ra đời hoặc sau một thời
gian thở bình thường, nhiều phế nang bị xẹp do
thiếu surfactant gây suy hô hấp.
So sánh giữa trước và sau 1giờ thở NCPAP
các triệu chứng lâm sàng có cải thiện mang tính
ý nghĩa thống kê là: tri giác, nhịp thở, thở co kéo
nặng và SpO2. Đồng thời khí máu động mạch
cũng cải thiện hơn như pH máu tăng nhưng còn
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản Số 1 * 2008 Nghiên cứu Y học
Nhi Khoa 5
giảm dưới mức bình thường, PaO2 tăng, tỉ lệ
PaO2/ FiO2 tăng, PaCO2 giảm hơn, chứng tỏ
NCPAP giúp tăng thông khí tốt với áp lực ban
đầu là 5– 6 cmH2O (áp lực thấp cho trẻ nhẹ cân).
Mục đích của NCPAP là cung cấp một áp lực
dương liên tục cho đường hô hấp trên và phổi,
áp lực này làm nở lại các phế nang bị xẹp, tăng
thể tích phế nang, tăng dung tích cặn chức năng,
làm tăng trao đổi khí, giảm shunt trong phổi, do
đó cải thiện áp lực oxy máu động mạch.
Trong 150 trường hợp có 122 ca điều trị
thành công với thở NCPAP chiếm 81,33%, còn
lại 28 ca thất bại chiếm 18,67% phải chuyển sang
thở máy, không có trường hợp nào tử vong. Tỉ lệ
thành công với thở NCPAP ở trẻ non tháng là
76,47% cao hơn các tác giả trước, vì trong nghiên
cứu của chúng tôi có 68% bệnh nhân sơ sinh suy
hô hấp là trẻ non tháng, và có lẽ do chúng tôi
khảo sát bệnh nhân suy hô hấp ở cả hai khoa:
Hồi sức sơ sinh, khoa Sơ sinh của cả hai bệnh
viện Nhi Đồng 1 và 2. Mặt khác, tỉ lệ trẻ non
tháng được chuyển đến từ các tỉnh tập trung về
thành phố Hồ Chí Minh nhiều hơn những năm
trước kia. Do ở những trẻ sanh cực non, lớp cơ
thành ngực mỏng nên hiệu quả thở NCPAP hạn
chế, còn ở trẻ đủ tháng với hệ thần kinh phát
triển tương đối ổn định nên có tỉ lệ thành công
với thở NCPAP cao nhất là 42/45 (93,33%).
Cân nặng lúc sinh gắn liền với tuổi thai, trẻ
càng non tháng, cân nặng lúc sinh càng thấp, tỉ lệ
thành công với thở NCPAP càng thấp. Tỉ lệ
thành công với thở N.CPAP ở nhóm trẻ rất nhẹ
cân 22,1% và trẻ nhẹ cân (< 2500g) chiếm 33,6%
Suy hô hấp ở trẻ sơ sinh Việt Nam cũng xuất
hiện sớm. Nghiên cứu của Phạm Thị Thanh Tâm
cho thấy 60% trẻ có biểu hiện lâm sàng trước 24
giờ tuổi 93% suy hô hấp do bệnh lý hô hấp, 1/3
trường hợp có nhiễm trùng. Trong nghiên cứu
của chúng tôi ngày tuổi khởi bệnh có tỉ lệ thành
công với thở NCPAP ở nhóm trẻ dưới 7 ngày
93/122 (78,81%) và trên 14 ngày tuổi 17/12 (85%)
Về nguyên nhân suy hô hấp, tỉ lệ thành công
thở NCPAP cao theo thứ tự viêm phổi nặng
(95,9%), viêm phổi hít phân su (85,7%), bệnh
phối hợp (nhiễm trùng huyết, vàng da, dị tật đi
kèm với bệnh nền hô hấp) (80%) và bệnh màng
trong (69,2%). Riêng cơn khó thở nhanh thoáng
mặc dù cũng chiếm tỉ lệ cao nhưng chỉ chiếm 2
trong 150 trẻ sơ sinh suy hô hấp, do đó không
nói được thành công. Điều này chứng tỏ trẻ bị
suy hô hấp do bệnh lý nội khoa và trẻ non tháng
ngày càng nhiều hơn. Vì bệnh màng trong là
bệnh xảy ra sau khi khởi phát thở ở trẻ sơ sinh bị
thiếu surfactant ở phổi, mà ở trẻ non tháng nhiều
phế nang bị xẹp do thiếu surfactant gây suy hô
hấp. Sở dĩ có sự khác biệt này do chúng tôi sử
dụng surfactant sớm và điều trị phối hợp với thở
NCPAP cho bệnh màng trong.
Kết quả ghi nhận suy hô hấp nhẹ (26,7%)
chiếm gần bằng ½ suy hô hấp nặng (73,3%),
trong khi đó tỉ lệ thành công thở NCPAP ở
nhóm suy hô hấp nặng chỉ chiếm 77,3% và ở
nhóm suy hô hấp nhẹ chiếm tới 92,5%. Điều đó
chứng tỏ hiệu quả của NCPAP tốt, cải thiện tình
trạng suy hô hấp nhẹ đã thất bại với liệu pháp
oxy thông thường.
Biến chứng do thở NCPAP: có 8 ca bị loét
mũi chiếm 5,3%, 6 ca bị chướng bụng chiếm 4%
và 1 ca bị tràn khí màng phổi. Loét mũi do thở
NCPAP nhiều ngày cố định ống thông mũi 2
nhánh quá chặt, chèn ép kích thích mũi làm tổn
thương màng nhầy, da bị tổn thương hay bị hoại
tử. Theo Paoli để tránh biến chứng này nên cố
định ống thông mũi 2 nhánh ở mức vừa phải,
không quá chặt cũng không quá lỏng. Tràn khí
màng phổi thường gặp trong những trường hợp
áp lực nguồn oxy tăng đột ngột, hoặc nguồn khí
nén hay oxy không có van điều hòa. Biện pháp
để hạn chế tai biến tràn khí màng phổi là luôn
luôn kiểm tra áp lực NCPAP trước khi cho bệnh
nhi thở, kiểm tra mỗi khi có y lệnh thay đổi các
thông số về lưu lượng hoặc áp lực NCPAP. Biến
chứng chướng bụng thường gặp trong thở
NCPAP ở những giờ đầu với áp lực cao, bệnh
nhi nuốt hơi vào dạ dày gây chướng bụng và
làm hạn chế hoạt động của cơ hoành gây suy hô
hấp nặng hơn. Theo Omari gọi là “ hội chứng
CPAP dạ dày” được xem như lành tính. Do đó,
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản Số 1 * 2008 Nghiên cứu Y học
Nhi Khoa 6
trong những giờ đầu nên cho bệnh nhi tạm nhịn
ăn qua đường tiêu hóa, nuôi ăn đường tĩnh
mạch, đặt ống thông dạ dày dẫn lưu dịch và
thoát bớt khí vào trong dạ dày.
KẾT LUẬN
Trong 150 trường hợp này có 122 trường hợp
điều trị thành công với thở NCPAP chiếm
81,33%, còn lại 28 trường hợp thất bại chiếm
18,67% phải chuyển sang thở máy, không có
trường hợp nào tử vong, với áp lực NCPAP
trung bình là 4,9 + 1,5 cmH2O, FiO2 trung bình là
58,7 + 10 %. Có sự khác biệt ý nghĩa về tỉ lệ thành
công thở NCPAP ở nhóm tuổi thai, cân nặng
trung bình lúc sinh ở nhóm thành công là: 2215.7
g + 792 và cân nặng trung bình lúc sinh ở nhóm
thất bại là: 1867 g + 652,7, về tỉ lệ thành công ở
nguyên nhân và độ nặng suy hô hấp. Nhưng
không có sự khác biệt về tỉ lệ thành công thở
NCPAP ở ngày tuổi khởi bệnh
Biến chứng của thở NCPAP: có 8 ca bị loét
mũi chiếm 5,33%, 6 ca bị chướng bụng chiếm 4%
và 1 ca bị tràn khí màng phổi chiếm 0,7%.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. AARC. Clinical Pratice Guideline (2004), “ Neonatal
Continuous Positive Airway Pressure”, Revision & Update,
pp. 1100-1108.
2. Ashok K (2004), “Continuous positive airway pressure – a
gentler approach to ventilation”, Divison of Neonatology,
Department of Pediatrics, All India Institute of Medical
Sciences, New Delhi 110029, pp. 1-11.
3. Bạch văn Cam, Đặng Thanh Tuấn, Hà Mạnh Tuấn, Tăng
Chí Thượng, Nguyễn Thị Kim Thoa (2000), “Thở áp lực
dương liên tục qua mũi ”, Nguyên tắc, cấu tạo, tác dụng và
ứng dụng trên lâm sàng, lưu hành nội bộ Bệnh viện Nhi
Đồng 1, tr. 1 -28.
4. Davis PG (2001),“Nasal intermittent positive pressure
ventilation (NIPPV) versus nasal continuous positive
airway pressure (NCPAP) for preter neonates after
extubation”, Cochrane Database Syst Re. (03): CD003212.
5. De Paoli A G (2003), “Nasal CPAP for neonates: What do
we know in 2003”, Arch. Dis. Child. Fetal Neonatal Ed;88;
pp. 168-172 .
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản Số 1 * 2008 Nghiên cứu Y học
Nhi Khoa 7
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản Số 1 * 2008 Nghiên cứu Y học
Nhi Khoa 8
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nhan_xet_hieu_qua_cua_tho_ap_luc_duong_lien_tuc_qua_mui_tron.pdf