KẾT LUẬN
Nghiên cứu 88 BN chảy máu tiểu não cấp
được điều trị nội khoa tại Trung tâm đột quỵ -
BVTƯQĐ108 từ (1/2003 – 7/2011) nhận thấy:
Đặc điểm lâm sàng
Nam (75%), nữ (25%); tuổi trung bình (61,32
± 8,5) tuổi; vào viện trong 24 giờ đầu (43,2%);
(63,9%) có tiền sử tăng HA và (22,7%) có tiền sử
đột quỵ cũ; tỷ lệ bạch cầu tăng chuyển trái khi
vào (58%); giảm natri máu (19,4%); giảm kali
(27,4%); máu tụ bán cầu phải (29,5%), bán cầu
trái (37,5%) và thùy nhộng là (25%). Kích thước ổ
máu tụ ≥ 3cm (68,2%); thể tích < 10cm³ (51,1%),
từ 10-30cm³ (34,1%) và > 30cm³ (14,8%). Điểm
Glasgow khi vào < 8 điểm (15,9%); Glasgow ≥ 8
điểm (84,1%).
Kết quả điều trị
Thời gian điều trị trung bình là 18,36 ±8,5
ngày; sau điều trị tỷ lệ sống là (93,18%); tử vong
là (6,82%); điểm Glasgow ≤ 8 điểm khi vào là
(15,9%) khi ra còn (8%), tương tự điểm Glasgow
> 8 khi vào là (84,1% ra 92%). Mức độ phục hồi
chức năng là (71,6%), không phục hồi (28,4%), và
tăng có ý nghĩa theo thể tích của khối máu tụ:
nếu kích thước < 10cm tỷ lệ có phục hồi (84,4%),
không phục hồi (15,6%); kích thước từ 10-30cm
tương tự có (66,7% và 33,7%); kích thước > 30cm
là (38,5% và 61,5%).
7 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 08/02/2022 | Lượt xem: 22 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nhận xét kết quả điều trị nội khoa chảy máu tiểu não tại trung tâm đột quỵ - bệnh viện Trung ương Quân đội 108, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012 113
NHẬN XÉT KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ NỘI KHOA CHẢY MÁU TIỂU NÃO
TẠI TRUNG TÂM ĐỘT QUỴ - BVTƯQĐ 108
Nguyễn Văn Thông*, Đinh Thị Hải Hà*
TÓM TẮT
88 bệnh nhân CMTN điều trị bảo tồn tại Trung tâm đột quỵ não-BVTƯQĐ108 từ (1/2003-7/2011).
Mục tiêu: tìm hiểu các triệu chứng lâm sàng - yếu tố liên quan và đánh giá kết quả điều trị bảo tồn
CMTN.
Phương pháp: tiến cứu theo dõi dọc.
Kết quả: nam (75%), nữ (25%); tuổi trung bình 61,32 ± 8,5 tuổi; thời gian vào viện trong 24h đầu
(43,2%); tiền sử tăng HA (63,9%); đột quỵ (22,7%); bạch cầu tăng - chuyển trái khi vào (58%); giảm Natri
máu (19,4%), giảm kali (27,4%); máu tụ bán cầu phải (29,5%); bán cầu trái (37,5%); thùy nhộng (25%);
kích thước ổ máu tụ ≥ 3cm (68,2%); thể tích 30cm³ (14,8%); điểm
Glasgow khi vào < 8 (15,9%), ≥ 8 (84,1%); tỷ lệ sống (92,18%); tử vong (6,82%); phục hồi chức năng
(71,6%), không phục hồi (28,4%)
Từ khóa: chảy máu tiểu não, kích thước ổ máu tụ, điểm Glasgow
ABSTRACT
EVALUTATION OF THE RESULTS OF CEREBELLAR HEMORRHAGES BY MEDICAL TREATMENTS
Nguyen Van Thong, Dinh Thi Hai Ha
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 - Supplement of No 1 - 2013: 113 - 119
Evaluation of the results of 88 cerebellar hemorrhages patients by medical treatments at stroke center of 108
Hospital from (1/2003-7/2011).
Purpose: Evaluates the frequency of relation factors, symptoms and assessment of results of treatments of
cerebellar hemorrhages.
Method: prospective and follow-up.
Results: male (75%), female (25%); overall mean age was (61.32 ± 8.5); from onset to hospital: first 24h
(43.2%); history of hypertension (63.9%); stroke (22.7%); hyponatremia (19.4%), hypokalemia (27.4%); hyper
WBC (58%); hematoma in the left cerebellar hemisphere (37.5%), right cerebellar hemisphere (29.5%),
hemorrhage into the vermis (25%). The lesions that are 3cm or larger (68.2%); volume of hematoma: < 10cm³
(51.1%), 10-30cm³ (34.1%), > 30cm³ (14.8%); initial of Glasgow coma < 8 (15.9%), ≥ 8 (84.1%); survivor
(92.18%), death (6.82%); recover of function (71.6%); nonrecover of function (28.4%)
Keyword: cerebellar hemorrhage, volume of hematoma, Glasgow coma
ĐẶT VẤN ĐỀ
Chảy máu tiểu não (CMTN) chiếm khoảng
10% của các chảy máu trong não và thường gây
nên ổ máu tụ ở tiểu não (Luis R.Caplan, 2009)(2).
Mặc dù tỷ lệ CMTN là thấp nhưng có thể gây
hậu quả nghiêm trọng cho sự sống nếu không
được chẩn đoán và điều trị kịp thời, đúng
phương pháp. CMTN rất khó tiên lượng do tiến
triển dẫn đến đè ép thân não, làm biến dạng não
* Giám đốc trung tâm Đột quỵ - BV TWQĐ 108
Tác giả liên lạc: PGS. TS. Nguyễn Văn Thông ĐT: 0904135864 Email: nguyenvanthongbv108@yahoo.com.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012 114
thất IV, giãn các não thất, tràn dịch não và thoát
vị não lên trên qua liềm tiểu não gây tử vong
hoặc nếu thoát khỏi sẽ để lại hậu quả nặng nề cả
về ý thức cũng như chức năng các hoạt động
thần kinh nên đã có sự thống nhất quan điểm
trong điều trị phẫu thuật các CMTN (đường
kính ≥ 3cm) trước khi dẫn đến rối loạn ý thức để
tránh các biến chứng trên, nhưng hậu quả sau
phẫu thuật còn nặng nề. Với sự tiến bộ của các
phương tiện chẩn đoán hiện đại như CT.Scan,
MRI sọ não, các phương tiện theo dõi và kỹ thuật
chăm sóc các bệnh nhân (BN) chảy máu tiểu não,
điều trị bảo tồn nội khoa đã đem lại những kết
quả nhất định(5,7,10). Qua theo dõi và điều trị bảo
tồn 88 BN CMTN từ 1/2003-7/2011, chúng tôi
tổng kết lại nhằm rút ra một số kinh nghiệm
trong điều trị nội khoa CMTN.
Mục tiêu nghiên cứu
Tìm hiểu một số triệu chứng lâm sàng, yếu tố
liên quan của CMTN trên các bệnh nhân nghiên
cứu.
Đánh giá kết quả điều trị bảo tồn CMTN tại
Trung tâm đột quỵ não- Bệnh viện TƯQĐ108.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Gồm 88 BN chảy máu tiểu não được xác
định trên lâm sàng và phim CT-Scan sọ não
trong 7 ngày từ khi khởi phát, được điều trị tại
Trung tâm đột quỵ não-BVTƯQĐ108 từ (1/2003-
7/2011).
- Các BN đều được điều trị theo một phác đồ
thống nhất:
+ Lưu thông đường thở, thở o xy (3 - 4
lít/phút)
+ Đầu cao 30º, thẳng trục
+ Duy trì HA (HATT ≤180mmHg, HATTr
≤100mmHg), bù nước, điện giải
+ Chống phù não, bội nhiễm (nếu có chỉ
định).
+ Tập phục hồi chức năng sớm
- Nghiên cứu tiến cứu theo dõi dọc, thống kê
trên phần mềm SPSS.13.0
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Tuổi và giới
Nam: 66/88 (75%); nữ: 22/88 (25%); tỷ lệ
nam/nữ: 3/1.
Bảng 1: phân bố theo nhóm tuổi
Nhóm
tuổi ≤ 30 31-40 41-50 51-60 61-70 ≥ 70
Tổng
Tần số 7 8 10 10 18 35 88
% 8,0 9,1 11,4 11,4 20,5 39,8 100,0
Nhận xét: tuổi trung bình: 61.32 ± 8.5 (Nam:
61,36 ± 18,11; Nữ: 61,18 ±19.96); không có sự khác
nhau về độ tuổi giữa nam và nữ.
Thời gian vào viện
Bảng 2: Thời gian từ khi khởi phát tới khi vào viện
Thời gian
(giờ)
≤ 3 3-6 6-24 24-48 48-72 > 72 Tổng
Tần số 5 14 19 4 8 38 88
% 5,7 15,9 21,6 4,5 9,1 43,2 100,0
Ngày nằm
việnTB
(18,36 ± 8,5)
Nhận xét: thời gian vào viện trong 24 giờ đầu
chiếm (43,2%); sau 72 giờ chiếm (43,2%), hầu hết
trong 7 ngày đầu; ngày nằm viện trung bình
(18,36 ± 8,5) ngày.
Tiền sử bệnh
Bảng 3: Tiền sử bệnh
Tiền sử Tăng huyết áp Đái tháo
đường Đột quỵ cũ
Tần số 66 7 20
% 69,3 8,0 22,7
Nhận xét: 69,3% có tiền sử tăng huyết áp,
22,7% có đột quỵ cũ.
Bảng 4: Tỷ lệ biến đổi đỉện giải, glucose máu và tăng
bạch cầu khi nhập viện
Kali (mmol/l) K+ 4.5 Cộng
% 27.4 69.3 3.3 100%
Natri(mmol/l) Na+ < 135 135 ≤ Na+ ≤
145
Na
+
> 145
% 19.4 79.5 1.1 100%
Glucose ≤ 6,5 mg% ≥ 6,5mg%
% 39,8 60,2 100%
Bạch cầu Bình thường Tăng, chuyển trái
% 42,0 58,0 100%
Nhận xét: (58,0%) có bạch cầu tăng, chuyển
trái; giảm natri máu (19,4%); Giảm kali (27,4%);
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012 115
tăng glucose máu phản ứng (60,2%, trong đó có
8% đái tháo đường)
Vị trí và kích thước ổ máu tụ
Bảng 5: Phân bố theo vị trí chảy máu
Bán
cầu
trái
Bán
cầu
phải
Thùy
nhộng
Cuống
tiểu não
Hai
vị trí
Tổng
Tần số 26 33 22 2 5 88
% 29.5 37.5 25,0 2.3 5.7 100.0
Nhận xét: chảy máu bán cầu tiểu não phải
là cao nhất (37,5%), tiếp đó là bán cầu trái
(29,5%), thùy nhộng (25,0%), ở hai vị trí của
tiểu não (5,7%).
Bảng 6: Phân bố theo kích thước lớn nhất của ổ máu
tụ
Kích thước ≤ 2cm 2 - < 3 cm ≥ 3cm Tổng
Tần số 0 28 60 88
% 0 31,8 68,2 100.0
Nhận xét: có 68,2% có đường kính lớn nhất của
ổ máu tụ ≥ 3cm; 31,8% kích thước từ 2 - <3cm.
Thể tích khối máu tụ nhỏ hơn 10cm³ là nhiều
nhất chiếm (51,1%); thể tích từ 10-30cm³ (34,1%);
thể tích trên 30cm³ chiếm (14,8%).
Bảng 7: Tỷ lệ chụp mạch do nghi ngờ dị dạng mạch
Không
chụp
Chụp mạch (DSA) Tổng
(%) Bình thường AVM Phồng ĐM
Tần số 72 5 10 1 88
% 81,8 5,7 11,4 1,1 100,0
Can thiệp nút
mạch
4
(40%)
1
5
(4,54)
Nhận xét: Có 16 trường hợp nghi ngờ do
AVMs được chụp DSA, kết quả (10 có AVMs; 1
phình mạch; 5 trường hợp mạch bình thường);
có 5 trường hợp can thiệp nút mạch (4 do AVMs
và 1 do phồng mạch).
Mối liên quan giữa điểm Glasgow khi vào
viện và thể tích khối máu tụ
Bảng 8: Liên quan giữa thể tích khối máu tụ và ý
thức khi vào viện
Thể tích khối máu tụ ≤ 8 điểm > 8 điểm Tổng
Tần số 3 42 45
< 10 % 6,7 93,3 100,0
10-30
Tần số 6 24 30
% 20,0 80,0 100,0
Thể tích khối máu tụ ≤ 8 điểm > 8 điểm Tổng
> 30
Tần số 5 8 13
% 38,5 84,1 100,0
p = 0,017
0
20
40
60
80
100
30 V khối máu tụ
≤ 8 điểm
> 8 điểm
Biểu đồ 1: Liên quan giữa thể tích khối máu tụ và
mức ý thức khi vào viện
Nhận xét: BN có thể tích khối máu tụ càng lớn
điểm Glasgow ≤ 8 điểm khi vào càng cao (p =
0,017)
Kết quả điều trị
Bảng 9: Liên quan giữa thể tích khối máu tụ và tình
trạng phục hồi khi ra viện
Thể tích khối máu tụ Có phục
hồi
Không
phục hồi Tổng
< 10
Tần số 38 7 45
% 84,4 15,6 100,0
10- <30
Tần số 20 10 30
% 66,7 33,3 100,0
≥ 30
Tần số 5 8 13
% 38,5 61,5 100,0
Cộng
Tần số 63 25 88
% 71,6 28,4 100,0
P = 0,005
38.5
84.4
66.7
15.6
33.3
61.5
0
20
40
60
80
100
30 V khối máu tụ
Tỷ lệ %
có phục hồi
không phục hồi
Biểu đồ 2:
Nhận xét: Thể tích khối máu tụ càng nhỏ mức
độ phục hồi chức năng sau điều trị càng cao (p =
0,005).
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012 116
Bảng10: So sánh sức cơ của chi khi vào và khi ra viện
theo (Working Ham)
Sức cơ tay 0 1 2 3 4 5 Tổng
Khi
vào
Tần số 12 3 3 4 6 60 88
% 13,6 3,4 3,4 4,5 6,8 68,2 100,0
Khi ra Tần số 11 2 5 3 3 64 88
% 12,5 2,3 5,7 3,4 3,4 72,7 100,0
Sức cơ chân 0 1 2 3 4 5 Tổng
Khi
vào
Tần số 11 2 4 3 8 60 88
% 12,5 2,3 4,5 3,4 9,1 68,2 100,0
Khi ra Tần số 11 1 3 4 6 63 88
% 12,5 1,1 3,4 4,5 6,8 71,6 100,0
p > 0,05
Nhận xét: có sự cải thiện sức cơ của tay và
chân khi vào theo thang điểm đánh giá sức cơ
của Working Ham nhưng không có ý nghĩa
thống kê (p > 0,05)
Bảng 11: So sánh điểm Glasgow vào và Glasgow ra
(p>0.05)
Glasgow vào Glasgow ra
Tần số % Tần số %
≤ 8 điểm 14 15.9 7 8.0
> 8 điểm 74 84.1 81 92.0
Tổng 88 100.0 88 100.0
Nhận xét: Có sự cải thiện mức ý thức (điểm
Glasgow) sau điều trị (p > 0,05)
Bảng 12: Liên quan giữa vị trí, thể tích khối máu tụ và thông khí cơ học với kết quả điều trị
Vị trí Số
lượng
Thể tích Trung
bình (cm³)
Thở
máy
Mở khí
quản
Dẫn lưu
não thất
Kết quả điều trị
Phục hồi một
phần
Không phục
hồi
Tử vong, nặng
xin về
Bán cầu phải 7 23,5 7 2 2 2 3 2
Bán cầu trái 7 17,3 7 1 1 2 3 2
Thùy nhộng 8 24,25 8 3 2 2 4 2
Cộng
(%)
22
100
22,35
cm³
22
100
6
27,7
5
22,7
6
27,7
10
45,4
6
27,7
Nhận xét: Có 22 (25,0%) BN phải thở máy khi
nhập viện, chia đều ở các vị trí của tiểu não;
(22,5%) tràn dịch não phải dẫn lưu não thất; sau
điều trị có (45,4%) không phục hồi; (27,7%) phục
hồi một phần; tử vong là (27,7%)
BÀN LUẬN
- Tỷ lệ CMTN theo thống kê các BN điều trị
tại Trung tâm đột quỵ-BVTƯQĐ108 từ (1/2003-
7/2011) chiếm khoảng 9% các BN chảy máu
trong não và 43,9% các BN chảy máu dưới lều.
Tỷ lệ này thấp hơn các nghiên cứu của Luis
R.Caplan (10%) (2) và Frank M. Yatsu, 1995 (10-
20%)(8). Tuổi trung bình (61,32 ± 8,5) tuổi, các tiền
sử tăng HA, đột quỵ cũ cũng tương tự như các
công bố của các tác giả khác.
- CMTN thường khởi phát rầm rộ các triệu
chứng như nôn, đau đầu, chóng mặt nên người
bệnh thường được đưa ngay đến viện. Tỷ lệ đến
viện trong 24 giờ đầu của chúng tôi là (43,2%). Số
đến viện sau 72 giờ thường từ các bệnh viện
khác chuyển tới.
- Khi bị chảy máu tiểu não, sự rối loạn điện
giải, tăng glucose máu phản ứng, tăng tỷ lệ bạch
cầu đa nhân trung tính cũng theo quy luật chung
của các chảy máu trong sọ mà y văn đã công bố.
- Vị trí của ổ máu tụ gặp ở bán cầu phải
(37,5%), tiếp đó là bán cầu trái (29,5%) và thùy
nhộng là (25,0%). Ở Việt Nam theo nghiên cứu
của Lê Điển Nhi phẫu thuật 15 trường hợp
CMTN có thể tích từ 3,92-62,5cm³(4) thấy ổ máu
tụ (thùy nhộng: 9, bán cầu: 6) còn chưa thấy công
trình nghiên cứu nào đề cập đến.
- Theo y văn cũng như nhiều tác giả đã
thống nhất là các bệnh nhân CMTN có đường
kính ≥ 3cm, hoặc máu tụ nhỏ hơn nhưng có
phù não, chèn ép thân não, biến chứng đè đẩy
não thất IV, tràn dịch não và thoát não lên trên
qua liềm tiểu não nếu không được phẫu thuật
sớm thì nguy cơ tử vong rất cao, nếu có cứu
sống thì cũng để lại di chứng tàn phế nặng nề
cả về ý thức cũng như hoạt động chức năng
của cơ thể nên đã chủ trương phẫu thuật sớm
trước khi có rối loạn ý thức. Rabinstein và CS
đã nhận thấy “tất cả các bệnh nhân bị mất
phản xạ thân não hoặc có co cứng mất não đều
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012 117
tử vong dù có được mổ dẫn lưu não thất. Vì
vậy, trong máu tụ tiểu não phải cân nhắc phẫu
thuật để tránh biến chứng thoát vị tiểu não lên
trên”. Tác giả Lê Điển Nhi (TPHCM) cho rằng
mục đích của phẫu thuật là giảm hiệu ứng
choán chỗ, giảm sự giải phóng các sản phẩm
của khối máu tụ làm ảnh hưởng đến thần kinh
và ngăn ngừa sự tương tác bệnh lý kéo dài
giữa máu tụ và mô não lành(4). Tuy nhiên, vấn
đề phẫu thuật thế nào, lấy hết khối máu tụ để
giảm sự tăng áp nội sọ hay để lại một phần
ngoại vi của chảy máu để giảm bớt nguy cơ
chảy máu lại? N.C.Kissock và CS phẫu thuật
34 BN chảy máu tiểu não, kết quả ngăn chặn
được các biến chứng thần kinh trầm trọng
hoặc chết. Fisher (1965) nhận thấy nếu không
phẫu thuật kịp thời, khi BN sững sờ hoặc hôn
mê thì phẫu thuật sẽ ít giá trị(). Còn David.O.
Wiber (1998) cho rằng các CMTN mức vừa và
rộng (2-3cm) hoặc lớn hơn thường dẫn đến đe
dọa sự sống do ép hệ thống não, các chảy máu
nhỏ hơn không có dấu hiệu ép hệ thống não sẽ
được điều trị bảo tồn dưới sự theo dõi chặt chẽ
của đơn vị chăm sóc tích cực thần kinh hoặc
đơn vị đột quỵ(0). Các BN của chúng tôi có thể
tích < 10cm³ là (51,1%), từ 10-30cm³ (34,1%), và
> 30cm³ chiếm (14,8%) đồng thời đường kính
lớn nhất của ổ máu tụ ≥ 3cm chiếm (68,2%).
Mặc dù y văn và nhiều tác giả chủ trương nếu
đường kính ổ máu tụ ≥ 3cm cần được phẫu
thuật sớm trước khi bệnh nhân có rối loạn ý
thức. Tuy nhiên chúng tôi vẫn chủ trương theo
dõi chặt các dấu hiệu sinh tồn kết hợp với
chăm sóc toàn diện để điều trị bảo tồn với các
BN có đường kính ổ máu tụ ≥ 3cm khi các BN
này vẫn tỉnh táo và chưa có các dấu hiệu tồi tệ
thêm của thần kinh (mức độ ý thức, nôn, đau
đầu tăng lên, đồng tử co nhỏ cũng như các rối
loạn vận mạch và hô hấp) của chèn ép thân
não. Đây là điều chúng tôi muốn đưa ra để các
đồng nghiệp tham khảo và bàn luận.
Khi CMTN xảy ra, có sự tập trung đại thực
bào xung quanh ổ máu tụ, quá trình tiêu huyết
khối bắt dầu từ ngoại vi vào trung tâm, ổ máu tụ
sẽ giảm dần về kích thước theo thời gian và ít khi
có mất tri giác ngay sau đột quỵ, BN thường đau
đầu nặng nề vùng trán kèm theo buồn nôn hoặc
nôn nhiều lần, chóng mặt khi thay đổi tư thế và
đi lại rất khó khăn.Có thể xuất hiện hoặc không
các biểu hiện nói khó, nuốt khó, rung giật nhãn
cầu, giảm phản xạ giác mạc, rối loạn chức năng
các dây thần kinh sọ não số V, VI, VII, IIX và ít
khi thấy liệt nửa người. Hầu hết các chảy máu
nhỏ không đẩy lệch não thất IV, khi khối lượng
CMTN lớn hoặc phù não thứ phát làm tăng áp
lực trong sọ đẩy lệch não thất IV, giãn các não
thất bên và não thất III-IV dẫn đến hôn mê sâu,
ngừng thở đột ngột do chèn ép thân não. Các
biểu hiện trên là các triệu chứng và sự tiến triển
của CMTN nếu không được theo dõi chặt trẽ và
điều trị toàn diện kịp thời theo cơ chế bệnh sinh.
Đây cũng chính là cơ sở để chúng tôi theo dõi và
đánh giá đồng thời có chiến thuật điều trị hợp lý
trong quá trình điều trị như: tăng cường ô xy,
lưu thông đường thở, hạn chế kích thích, duy trì
mức HA cao vừa phải, (bù đủ dịch-điện giải,
chống phù não, chống bội nhiễm ) nếu có,
đồng thời tăng dinh dưỡng và bảo vệ thần kinh,
tập phục hồi chức năng sớm. Có thể sự chăm sóc
toàn diện theo một quy trình thống nhất, nghiêm
ngặt đã giúp cải thiện được tình trạng lâm sàng,
giảm tỷ lệ phải phẫu thuật đồng thời tăng tỷ lệ
phục hồi chức năng, hòa nhập cộng đồng và
giảm tỷ lệ tử vong cũng như tàn phế của các
bệnh nhân CMTN nghiên cứu.
- Kết quả sau đợt điều trị với ngày nằm trung
bình là 18,36 ± 8,5 ngày (dài nhất là 43 ngày)
- Có 22 bệnh nhân CMTN mức lớn (thể tích
trung bình của khối máu tụ ở các BN này là
22,35cm³), có những biến chứng rối loạn hô hấp,
giảm mức ý thức theo thang điểm Glasgow khi
nhập viện cũng như tiến triển trong quá trình
điều trị mà các phẫu thuật viên cho rằng phẫu
thuật sẽ kém hiệu quả được điều trị bảo tồn nội
khoa theo phác đồ điều trị toàn diện và chăm sóc
tích cực (thở máy). Kết quả phục hồi một phần
(27,7%), không phục hồi (45,4%) và tử vong là
(27,7%) trong đó có 6 (27,7%) BN phải mở khí
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012 118
quản chăm sóc lâu dài và 5 (22,7%) BN biến
chứng tràn dịch não phải đặt dẫn lưu não thất.
Theo nghiên cứu của Dennis MS; Bamford et al
(1989) với CMTN nhận thấy trong số các BN
không hôn mê chỉ có 20% hồi phục bình thường,
9% tồi tệ dẫn đến hôn mê trong đó 35% hôn mê
trong 3 giờ đầu khởi phát. Còn nghiên cứu của
Fisher, et al chỉ có 2/18 BN có tiến triển lành tính,
16 BN khác hôn mê trong ít giờ sau do máu tụ
ảnh hưởng đến cuống tiểu não và đè ép tủy ở vị
trí thân não dẫn đến rối loạn vận mạch và hô
hấp. Trong chảy máu thùy nhộng, các biểu hiện
thường là đau đầu, nôn, hôn mê đột ngột là
hiếm, nhưng nếu khối lượng lớn sẽ nhanh chóng
ép não thất IV và dẫn đến tràn dịch não. Khi này
dẫn lưu não thất theo tư thế sẽ vô nghĩa, dễ thoát
vị tiểu não lên trên qua lều và ép vào thân não.
Tiên lượng phụ thuộc nhiều vào kích thước của
ổ máu tụ cũng như ý thức của BN. Nghiên cứu
của chúng tôi trong chảy máu thùy nhộng mức
lớn phải thở máy có 8 BN thì tử vong: 2, không
phục hồi: 4, dẫn lưu não thất-ổ bụng: 2, và mở
khí quản: 3.
Kết quả tổng hợp khi ra viện theo nghiên
cứu thấy: tỷ lệ sống (93,18%), tử vong (6,82%);
điểm Glasgow < 8 khi vào (15,9%), khi ra còn
(8%); điểm Glasgow ≥ 8 khi vào (84,1%), khi ra
(92,0%). Tỷ lệ phục hồi chức năng tùy theo kích
thước ổ máu tụ: ổ máu tụ có kích thước < 10cm
(có phục hồi là 84,4%, không phục hồi là 15,6%);
tương tự kích thước từ 10-30cm (66,7-33,7%) và ≥
30cm (38,5-61,5%). Như vậy, kết quả diều trị của
chúng tôi có phần cao hơn các kết quả đã công
bố có thể do chúng tôi đã chú trọng phân loại,
chăm sóc và điều trị toàn diện theo một phác đồ
tổng hợp, theo dõi chặt trẽ và nghiêm ngặt tại
một Trung tâm đột quỵ não của bệnh viện
TƯQĐ108, có những trang thiết bị hiện đại và
điều trị bài bản? Vấn đề này cần phải được theo
dõi và đánh giá với số lượng lớn hơn trong các
năm tới.
KẾT LUẬN
Nghiên cứu 88 BN chảy máu tiểu não cấp
được điều trị nội khoa tại Trung tâm đột quỵ -
BVTƯQĐ108 từ (1/2003 – 7/2011) nhận thấy:
Đặc điểm lâm sàng
Nam (75%), nữ (25%); tuổi trung bình (61,32
± 8,5) tuổi; vào viện trong 24 giờ đầu (43,2%);
(63,9%) có tiền sử tăng HA và (22,7%) có tiền sử
đột quỵ cũ; tỷ lệ bạch cầu tăng chuyển trái khi
vào (58%); giảm natri máu (19,4%); giảm kali
(27,4%); máu tụ bán cầu phải (29,5%), bán cầu
trái (37,5%) và thùy nhộng là (25%). Kích thước ổ
máu tụ ≥ 3cm (68,2%); thể tích < 10cm³ (51,1%),
từ 10-30cm³ (34,1%) và > 30cm³ (14,8%). Điểm
Glasgow khi vào < 8 điểm (15,9%); Glasgow ≥ 8
điểm (84,1%).
Kết quả điều trị
Thời gian điều trị trung bình là 18,36 ±8,5
ngày; sau điều trị tỷ lệ sống là (93,18%); tử vong
là (6,82%); điểm Glasgow ≤ 8 điểm khi vào là
(15,9%) khi ra còn (8%), tương tự điểm Glasgow
> 8 khi vào là (84,1% ra 92%). Mức độ phục hồi
chức năng là (71,6%), không phục hồi (28,4%), và
tăng có ý nghĩa theo thể tích của khối máu tụ:
nếu kích thước < 10cm tỷ lệ có phục hồi (84,4%),
không phục hồi (15,6%); kích thước từ 10-30cm
tương tự có (66,7% và 33,7%); kích thước > 30cm
là (38,5% và 61,5%).
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Aminoff MJ (2008),Current medical Diagnosis &Treatment,
International Edition, 852-860
2. Caplan LR (2009), Stroke: A Clinical Approach, Fourth Edition
3. Hauser SL (2010), Neurology in Clinical Medicine, Harrison,
second Edition
4. Lê Điền Nhi (2009), Vai trò của phẫu thuật trong điều trị chảy
máu não do tăng huyết áp, Tai biến mạch máu não, NXB Y
Học, 535-562
5. Lê Đức Hinh và nhóm chuyên gia (2009), Tai biến mạch máu
não, NXB Y Học
6. Lisak RP, Truong DD, Carroll WM, Bhidayasiri R (2009),
International Neurology, A Clinical Approach, Wiley-
Blackwell
7. Nguyễn Văn Thông (1997), Bệnh mạch máu não và các cơn
đột quỵ, NXB Y Học
8. Nishikawa T; Takehira N; Matsumoto A; Kanemoto M; Kang
Y; Waga S (2004), endoscopic treatment of intracerebral
hemorrhage with massive ventricular hemorrhage in
neuroscience, the Netherlands, pp 266-271.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012 119
9. Recommendations for the management of intracranial
Haemorrhage (2006) Cerebrovasc; 22: 294-316
10. Vũ Anh Nhị (2001), Thần kinh học lâm sàng và điều trị, NXB
Cà Mau.
11. Wiebers DO, Feigin VL et al (1997), Stroke hand book,
Lippincott-Raven, Philadelphia.NewYork
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nhan_xet_ket_qua_dieu_tri_noi_khoa_chay_mau_tieu_nao_tai_tru.pdf