Về trang thiết bị, nên trang bị thêm
-- Máy lọc thận liên tục.
- - Monitoring đo cung lượng tim.
- Trang bị sonde swangan.
- Những trường hợp sốc nên đặt catheter đo
huyết áp xâm lấn để theo dõi tốt hơn và lấy máu
xét nghiệm thuận tiên hơn.
- Có ống nội khí quản có thể hút dịch trên
cuff để hạn chế hít những chất vùng hầu
họng→VPNTBV.
- Có ống nuôi ăn qua hổng tràng do phòng
nội soi tiêu hóa thực hiện.
- Có dụng cụ đo áp lực trong ổ bụng vì rất
thường gặp hội chứng tăng áp lực trong ổ bụng.
- Có máy siêu âm tim.
Về xét nghiệm
Có thể xét nghiệm thêm nồng độ D-dimer,
NH3 máu, định lượng troponinI, các TNF ∝,
interleukin 1→10.
Để chẩn đoán chính xác, các trường hợp tử
vong không rõ nguyên nhân nên tử thiết ?
17 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 27/01/2022 | Lượt xem: 238 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nhận xét nguyên nhân tử vong và nặng xin về tại khoa săn sóc đặc biệt bệnh viện bình dân từ tháng 9/2005 đến tháng 8/2006, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản Số 1 * 2008 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề HN KH KT BV Bình Dân 149
NHẬN XÉT NGUYÊN NHÂN TỬ VONG VÀ NẶNG XIN VỀ
TẠI KHOA SĂN SÓC ĐẶC BIỆT BỆNH VIỆN BÌNH DÂN
TỪ THÁNG 9/2005 ĐẾN THÁNG 8/2006
Lê Thị Hồng * và cộng sự
TÓM TẮT
Mục tiêu: trong bệnh viện tử vong ở săn sóc đặc biệt luôn cao nơn ở các khoa khác, mục tiêu xem bệnh lý
nào thường gặp nhất gây tử vong và nguy tử tại bệnh viện Bình Dân, để từ đó có cách tiếp cận điều trị và trang
bị thêm những kiến thức cũng như trang thiết bị cần thiết để làm thấp nhất tỉ lệ tử vong và nguy tử.
Phương pháp: Mô tả hồi cứu, thu thập tất cả bệnh án tử vong và nặng xin về tại khoa Săn Sóc Đặc
Biệt bệnh viện Bình Dân từ tháng 9/05 đến tháng 8 /06.
Kết quả: có tất cả 94 bệnh nhân nặng xin về và tử vong, trong đó bệnh khối tổng quát 71 ca, chiếm
75,53%, bệnh khối niệu 23 ca, chiếm 24,47%, tuổi cao nhất 92, thấp nhất 24.Các nguyên nhân tử vong và
nặng xin về đa số là : sốc nhiễm khuẩn, suy đa cơ quan; sốc mất máu, rối loạn đông máu; viêm phổi nhiễm
khuẩn bệnh viện gây suy hô hấp. Các nguyên nhân ít gặp hơn: suy thận và các biến chứng, xơ gan gây suy
gan và các biến chứng,tai biến mạch máu não; nhồi máu cơ tim. Có 13 ca chưa rõ nguyên nhân do không đủ
các dữ kiện lâm sàng và cận lâm sàng để kết luận.
Bàn luận: Những yếu tố nguy cơ góp phần tăng tỉ lệ tử vong: tuổi cao luôn là yếu tố tiên lượng quan
trọng, vì kèm theo quá trình lão hóa các cơ quan nên bệnh nhân dung nạp kém với các biến chứng; tình
trạng dinh dưỡng kém,điều trị khởi đầu chưa phù hợp và bệnh chuyển xuống săn sóc đặc biệt trễ. Tất cả
những thay đỗi dẫn đến diễn tiến nặng của bệnh nhân đều có biểu hiện ở thay đổi dấu hiệu sinh tồn, theo dõi
kỹ dấu hiệu sinh tồn, tìm hiểu nguyên nhân của hội chứng đáp ứng viêm hệ thống, xem bệnh nền của bệnh
nhân là bệnh gì để có chiến lược điều trị thích hợp ngay từ đầu, áp dụng liệu pháp xuống thang kháng sinh
trong điều trị nhiễm khuẩn huyết nặng và sốc nhiễm khuẩn, bên cạnh đó chú ý về dinh dưỡng, chú ý về
những yếu tố nguy cơ viêm phổi nhiễm khuẩn bệnh viện sẽ góp phần cải thiện tỉ lệ tử vong.
ABSTRACT
THE CAUSE OF DEATHS AND MORTALLY SERIOUS
IN INTENSIVE CARE UNIT OF BINH DAN HOSPITAL FROM 9/2005 TO 8/2006
Le Thi Hong et al.* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 12 – Supplement of No 1 - 2008: 150 - 164
Objective: The mortality in ICU is one issue in which critical care provider are interested. The research
aims to determine cause of deaths mortality and infective factors in ICU Binh Dan hospital from 9/05 to
8/06.
Method: All medical records of deaths and mortally serious in ICU during this period are assessed
perspectively.
Result: There were ninety four patients deaths and mortally serious.Sevre sepsis, septic shock,
coagulation disorder and multiorgan dysfunction are the most common cause of death and mortally serious.
Several effective factor are : age,severe chronic disease, patients severity score, bad nutrition, late of diagnosis
posoperative peritonitis, late therapy sepsis before admission to the ICU, apprance of multiorgan failure,
decrease of albumin concentration, appearance of nosocomia.
Conclusion: Close up vital signals, when the patients have the systematic inflamatory respond
* Bệnh viện Bình Dân Tp.HCM
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản Số 1 * 2008 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề HN KH KT BV Bình Dân 150
syndrome we have to find the cause for accuracy treatment, good nutrition, early therapy sepsis effectively
reduce the incidence of multiorgan dysfunction mortality.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong bệnh viện, tử vong ở khoa săn sóc đặc
biệt luôn luôn cao hơn ở các khoa khác, và tỉ lệ
tử vong tại các khoa săn sóc đặc biệt rất khác
nhau, bên cạnh những tiến bộ trong chẩn đoán
và điều trị được ứng dụng tại khoa săn sóc đặc
biệt bệnh viện Bình Dân, từ khi thành lập khoa
săn sóc đặc biệt (15 năm) chưa có một nghiên
cứu nào về vấn đề này. Với mục đích nhìn lại
một cách khách quan những trường hợp tử vong
và xin về tại khoa, nguyên nhân gì và yếu tố gì
ảnh hưởng đến tử vong, từ đó đóng góp một số
ý kiến trong điều trị, theo dõi diễn tiến của bệnh
nhân, cũng như trang bị những kiến thức cần
thiết cho tập thể bác sĩ trong khoa để quá trình
chăm sóc và điều trị bệnh nhân tại khoa săn sóc
đặc biệt bệnh viện Bình Dân được tốt hơn đó là
mục tiêu của nghiên cứu này.
Mục tiêu tổng quát: xem bệnh lý nào thường
gặp nhất tại khoa gây tử vong và nguy tử.
Mục tiêu chuyên biệt: cũng cố thêm những
kiến thức cần thiết cho bác sĩ trong khoa về
những tiêu chuẩn chẩn đoán sớm và tiếp cận
điều trị thích hợp cũng như đề xuất trang bị
thêm những trang thiết bị cần thiết, để theo dõi
và điều trị cho bệnh nhân tốt hơn.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng
Bao gồm tất cả bệnh nhân nặng xin về và tử
vong nhập khoa hồi sức cấp cứu 2 trong 12
tháng, từ tháng 9-05 đến 8-06.
Phương pháp nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu
Mô tả hồi cứu.
Cách thức tiến hành
- Thu thập tất cả hồ sơ bệnh án tử vong
hoặc xin về tại khoa hồi sức cấp cứu 2 trong
thời gian trên.
- Thống kê theo từng loại bệnh: tổng quát,
niệu.
- Mỗi loại chia nhỏ ra từng nhóm theo chẩn
đoán ban đầu, phẫu thuật chương trình, cấp
cứu, số lần phẫu thuật,hay không phẫu thuật,
ghi nhận các dữ kiện có trong bệnh án.
- Chẩn đoán lúc xin về và tử vong.
- Nêu ra những nhận xét theo chứng cứ có
được, từ đó đưa ra những đề xuất phù hợp.
KẾT QUẢ VÀ NHẬN XÉT
Qua 12 tháng, có tất cả 94 bệnh nhân xin về
và tử vong, bao gồm: nam56, nữ 38, tuổi cao
nhất 92 thấp nhất 24, tuổi trung bình cho cả 2
phái là 62,58, trong đó bệnh khối niệu là 23 ca,
còn lại thuộc khối tổng quát 71 ca bao gồm rất
nhiều bệnh thuộc chuyên khoa tiêu hoá, gan
mật, lồng ngực, mạch máu và bệnh lý khác.
Kết quả
Bảng 1 : Phân bố theo loại phẫu thuật, lần phẫu
thuật, thời gian tử vong
Phẫu
thuật
Số lần phẫu
thuật
Không
Phẫu
thuật
Tử vong
≤24h
Tử vong
(>30ng)
CT CC 1 2 3 4 PT KPT
30 60 49 09 05 02 26 05 04 04
Trong 94 trường hợp, số có phẫu thuật là 68
ca, trong 68 ca phẩu thuật có 30 ca được phẫu
thuật chương trình, và 38 ca phẫu thuật cấp cứu,
và bệnh nhân phẫu thuật 01 lần là 49, 09 bệnh
nhân phẫu thuật 02 lần, 05 bệnh nhân phẫu
thuật 03 lần và 02 bệnh nhân phẫu thuật 04 lần
với số lần phẫu thuật cấp cứu là 60 lần. Có 04 ca
tử vong sau 01 tháng nằm viện trong đó 02 là
ung thư đường mật, 01 ung thư bóng vater phẫu
thuật 03 lần tử vong trong bệnh cảnh viêm phúc
mạc tiếp diễn do dò tiêu hóa gây sốc nhiễm
khuẩn và suy đa cơ quan, 01 làviêm phúc mạc
tiếp diễn do dò manh tràng trên bệnh nhân lao
phổi. Trong số những ca tử vong ≤ 24h nằm viện
có 05 ca được phẫu thuật: 02 ca do bệnh lý mạch
máu (01 phình động mạch chủ bụng dạng túi, 01
ca tắc động mạch chủ bụng, cả 2 tử vong do sốc
mất máu không hồi phục), 01 ca chỉ định phẫu
thuật chưa đúng thời điểm trên bệnh nhân suy
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản Số 1 * 2008 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề HN KH KT BV Bình Dân 151
tim độ 3, 01 rối loạn đông máu do xơ gan và các
biến chứng /viêm gan siêu vi C, 01 AIDS gây
viêm phúc mạc do thủng ruột non nhiều chỗ; 04
ca chưa phẫu thuật có 02 ca đột quỵ theo dõi do
xuất huyết dưới màng nhện, 01 ca vào viện
trong bệnh cảnh sốc nhiễm khuẩn suy đa cơ
quan, 01 nghi ngờ do sốc phản vệ do ultravist
/bệnh nhân thận ứ nước nhiễm khuẩn.
Bảng 2 : Phân bố theo tuổi
Tuổi
Số ca
21-
30
31-
40
41-50 51-60 61-70 71-80 81-90 91-
100
94 2 5 15 18 20 19 13 2
Tỷ lệ
%
2,13 5,32 15,96 19,15 21,28 20,21 13,83 2,13
Nhóm tuổi trên 50 tuổi chiếm đa số.
Bảng 3: Phân bố theo loại bệnh niệu (theo chẩn đoán
lúc vào)
Chẩn đoán bệnh lý
lúc vào
Số ca %khối % chung
U xơ tiền liệt tuyến 5 21,74 5,32
Nhiễm khuẩn niệu 7 30,43 7,45
Thận ứ nước 4 17,39 4,25
Suy thận→ chạy thận 4 17,39 4,25
Niệu
23
Bườu thận, bàng
quang
3 13,04 3,19
Trong 05 ca liên quan đến u xơ tiền liệt tuyến
đều được phẫu thuật, 03 phẫu thuật chương
trình, 02 phẫu thuật cấp cứu, có 01 ca phẫu thuật
02 lần. Nguyên nhân tử vong : có 03 liên quan
đến nhiễm khuẩn/02 ung thư tiền liệt tuyến, 01
do rối loạn đông máu trên bệnh nhân rối loạn
tăng sinh tuỷ, 01 suy hô hấp do hít và thiếu máu
trên bệnh nhân hậu phẫu ngày 4.
Trong 07 ca liên quan đến nhiễm khuẩn niệu
: 04 ca phẫu thuật cấp cứu, 03 không phẫu thuật,
nguyên nhân tử vong : 01 phẫu thuật trong bệnh
cảnh sốc nhiễm khuẩn suy đa cơ quan bệnh
nhân tử vong sau 7 h phẫu thuật (bệnh nhân này
có nhập viện trước đó 28 ngày có thận phải ứ
nước II, được phẫu thuật vì viêm ruột thừa sung
huyết), 01 vào viện trong bệnh cảnh sốc nhiễm
khuẩn và sốc tim (bệnh nhân được đặt JJ tại
bệnh viện xuất viện 01 ngày sốt→ bệnh viện tỉnh
02 ngày sau → BVBD), 01 sốc nhiễm khuẩn suy
đa cơ quan ngay lúc nhập viện, 01 chảy máu từ
thận độc nhất do nhiễm khuẩn gây suy hô hấp,
suy thận, 01 thận ứ nước nhiễm khuẩn mở thận
ra da không hiệu quả gây sốc nhiễm khuẩn suy
đa cơ quan, 01 nhiễm khuẩn tiểu gây viêm phổi
nhiễm khuẩn bệnh viện / bệnh nhân tiểu đường
type 2, 01 do thận ứ nước vì u sau phúc mạc
chèn ép.
- Trong nhóm bệnh nhân suy thận có chạy
thận: có 01 đặt JJ, 03 không phẫu thuật,
nguyên nhân xin về 02 ca nghi ngờ tai biến
mạch máu não: 01 xảy ra trong lúc đang chạy
thận, 01 trong đêm;01 tràn máu màng phổi và
viêm phổi gây suy hô hấp, 01 do sốc nhiễm
khuẩn vì thận ứ nước do ung thư cổ tử cung
chèn ép 02 niệu quản.
- Trong 04 ca liên quan đến thận ứ nước có
01 phẫu thuật cấp cứu sau 30 ngày nằm viện, 01
phẫu thuật chương trình, 02 không phẫu thuật.
Nguyên nhân xin về đều liên quan đến nhiễm
khuẩn từ đường niệu.
- Trong 03 ca bệnh lý khác: 01 đột tử / bệnh
nhân hậu phẫu 3 cắt thận do bướu, 01 bướu
bàng quang chèn ép 02 niệu quản có chỉ định mở
bọng đái ra da; 01 có bệnh phổi phế quản tắc
nghẽn, tiểu đường type 2 bướu bàng quang, cả 2
không đồng ý điều trị tiếp và xin về.
Bảng 4 : Phân bố theo bệnh tổng quát (theo chẩn
đoán lúc vào):
Bệnh lý mạch máu 21 29,58 22,34
Tai biến mạch máu
não
3 4,22 3,19
Xơ gan→ XHTH,suy
gan
8 11,27 8,51
Bệnh lý đường mật 6 8,45 6,38
Bệnh lý liên quan đến
tụy
4 5,63 4,25
Bệnh lý tiêu hóa 15 12,13 15,96
Phẫu thuật tuyến giáp 3 4,22 3,19
Phẫu thuật thực quản 4 5,63 4,25
Tổng
quát
71
Bệnh lý khác 7 9,86 7,45
- Trong 21 ca liên quan đến bệnh lý mạch
máu, có 12 ca bệnh lý động mạch chủ bụng (01
ca chẩn đoán khi phẫu thuật tắc ruột, phẫu thuật
ra là phình động mạch chủ bụng dạng túi, 01 ca
đã phẫu thuật phình động mạch chủ bụng, bị
xuất huyết tiêu hóa do dò mảnh ghép vào hổng
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản Số 1 * 2008 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề HN KH KT BV Bình Dân 152
tràng): có 05 ca phẫu thuật chương trình, 07 ca
phẫu thuật cấp cứu, 02 ca phẫu thuật 04 lần, 01
phẫu thuật 03 lần. Nguyên nhân xin về: 09 ca
liên quan đến sốc mất máu và hội chứng khoang
bụng, 01 tai biến mạch máu não trong lúc đang
chạy thân vì suy thận sau phẫu thuật, 01 suy
thận cấp sau phẫu thuật, 01 đột tử theo dõi nhồi
máu cơ tim cấp/ hậu phẫu 3 phình động mạch
chủ –chậu. Bệnh lý mạch máu khác 09 ca: 02 tắc
động mạch chủ bụng, 03 ca tắc động mạch đùi
(01 do viêm nội tâm mạc bán cấp), 01 ca hẹp
động mạch chậu đùi 2 bên, 01 tắc động mạch mu
chân do tiểu đường, 02 tắc tĩnh mạch.
- Trong 3 bệnh tai biến mạch máu não, 02
vào viện trong bệnh cảnh đột quỵ chọc dò dịch
não tuỷ có máu, 01 ca là dập não.
- Trong bệnh lý xơ gan,đa số do viêm gan
siêu vi và vào viện với đủ các biến chứng của xơ
gan, có 01 trường hợp khai khí đạo chưa đúng
thời điểm. Nguyên nhân xin về là hôn mê gan và
rối loạn đông máu, 01 suy gan cấp gây hội
chứng gan thận sau phẫu thuật chích 5 FU vào
khối u và buộc động mạch gan / ung thư gan tái
phát.
- Trong bệnh lý đường mật, có 02 ca nằm
viện trên 01 tháng do ung htư đường mật gây
tắc mật nhiễm khuẩn, 01 ca vào trong bệnh cảnh
sốc, 01 ca viêm túi mật trên cơ địa suy tim độ 3,
01 ca vào trong bệnh cảnh sốc nhiễm khuẩn, 01
ca phẫu thuật nhiều lần ở bệnh viện tỉnh.
Nguyên nhân tử vong 03 do rối loạn đông máu,
01 chưa rõ nguyên nhân, còn lại do sốc nhiễm
khuẩn.
- Trong bệnh lý liên quan đến tuỵ, chỉ có 01
viêm tuỵ cấp, 03 trường hợp khác do ung thư (01
không phẫu thuật), 01 ung htư bóng vater, bị
xuất huyết do mô tuỵ hoại tử ăn lan vào mạch
máu và dò chỗ nối ruột gây viêm phúc mạc tiếp
diễn không hồi phục(phẫu thuật 3 lần).
- Trong bệnh lý tiêu hóa có 06 ca vào viện vì
viêm phúc mạc, trong đó 01 VPM do thủng ruột
non / AIDS thân nhân không đồng ý điều trị tiếp
xin về, 03 ung thư đại tràng, 01 ung thư dạ dày,
01 vào viện vì thoát vị bẹn, 01 vào để đóng hậu
môn tạm, 03 tắc ruột, 01 hẹp môn vị. Chỉ có 01 ca
chưa phẫu thuật, tất cả các ca còn lại đều phẫu
thuật, có 02 ca phẫu thuật 02 lần, 02 ca phẫu
thuật 03 lần. Nguyên nhân tữ vong đa số là sốc
nhiễm khuẩn suy đa cơ quan,trong đó có 01 ca
chạy thận liên tục 02 lần nhưng không hiệu quả
do ổ nhiễm khuẩn vẫn chưa giải quyết, ít nhất 03
ca phẫu thuật trễ, 01 ca chưa rỏ nguyên nhân
- 03 ca phẫu thuật tuyến giáp, 01 cường giáp
ổn, 01 nhân giáp độc/ rung nhĩ suy tim 2, 01 u
giáp đa nhân / bệnh nhân 85 tuổi. Nguyên nhân
tử vong đều liên quan đến suy hô hấp cấp, 01 do
viêm phổi nhiễm khuẩn bệnh viện, 01 vào suy
hô hấp cấp, ngưng tim.
- Trong bệnh lý liên quan đến phẫu thuật
thực quản, tất cả đều do ung thư. nguyên nhân
tử vong: 01 trên bàn phẫu thuật, tử vong chưa rõ
nguyên nhân,03 trường hợp còn lại liên quan
đến suy hô hấp, 01 xảy ra ngày hậu phẫu 3, 01
hậu phẫu 9,01 hậu phẫu 18, có thể liên quan đến
xì chỗ nối.
- Trong nhóm bệnh lý khác có 04 do ung thư
(01 ung htư phổi, 01 u trung thất tái phát chèn ép
khí quản thấp gây suy hô hấp, 01 u sau phúc
mạc di căn gan) 01 sốc ultravist, 01 viêm túi
mật,01 tràn máu màng phổi do lao, suy gan,
thận do thuốc. Nguyên nhân xin về 01 quá chỉ
định phẫu thuật, 01 tử vong trên bàn mỗ, 01
ngưng tim chưa rõ nguyên nhân / hậu phẫu giờ
thứ 2h30 sau cắt thùy phổi, 01 suy gan suy kiệt
nặng, 01 suy đa cơ quan,01 sốc phản vệ, 02 suy
hô hấp.
Bảng 4: Phân bố theo nguyên nhân tử vong và xin về
Chẩn đoán tử vong, xin về Số bệnh nhân Tỉ lệ%
Không rõ nguyên nhân 13 13,83
Sốc nhiễm khuẩn từ đường tiêu
hóa, gan mật, tuỵ.
15 15,96
Sốc nhiễm khuẩn từ đường niệu 8 8,51
Suy hô hấp do VPNTBV. 15 15,96
Sốc mất máu, rối loạn đông máu 13 13,83
Tai biến mạch máu não 7 7,45
Xơ gan và các biến chứng 8 8,51
Nhiễm khuẩn huyết 4 4,25
Suy thận và suy hô hấp 4 4,25
Bệnh lý khác 3 3,20
Nhồi máu cơ tim 4 4,25
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản Số 1 * 2008 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề HN KH KT BV Bình Dân 153
NHẬN XÉT VÀ BÀN LUẬN
Tuổi
Tử vong liên quan đến phẫu thuật cấp cứu
nhiều hơn chương trình (không tính những lần
phẩu thuật lại, trong 68 ca phẫu thuật có 38 ca
phẫu thuật cấp cứu). Theo kết quả trên, tuổi
trung bình của nhóm bệnh nhân tử vong là
62,58, không phẫu thuật chiếm 27,66%, tuổi trên
60 tử vong là 57,45%. Tuổi cao luôn là yếu tố tiên
lượng quan trọng, vì kèm theo là quá trình lão
hóa tất cả các cơ quan. Tuổi cao không là chống
chỉ định phẫu thuật tuy nhiên họ sẽ dung nạp
kém với biến chứng, dễ bị nhiễm khuẩn và suy
đa cơ quan.
Thời gian chuyển bệnh nhân đến Khoa Hồi
Sức Cấp Cứu (HSCC) 2
Đa số trễ, trừ một số ít có quá trình nằm
HSCC2 ngay lúc diễn tiến nặng.
Tình trạng dinh dưỡng
Đa số bệnh nhân (BN) chuyển đến khoa có
tình trạng dinh dưỡng kém, biểu hiện lâm sàng
suy kiệt, xn máu lympho và đạm máu thấp.
Các tử vong không rõ nguyên nhân
Trong 13 ca tử vong chưa rõ nguyên nhân,
- 01 trường hợp nhiễm khuẩn huyết không
rõ nguyên nhân, mặc dù điều trị tích cực, tuy
nhiên có yếu tố góp phần là hạ đường huyết do
dùng insulin không đúng chỉ định.
- 01 trường hợp phẫu thuật chưa đùng thời
điểm trên bệnh nhân có bệnh suy tim 3.
- 01 bệnh nhân có đủ hội chứng đáp ứng
viêm hệ thống nhưng không được chú ý sau đó
bệnh nhân vào sốc, có hội chứng khoang bụng.
- 02 ca liên quan đến phẫu thuật cầu nối nách
đùi do hẹp và tắc động mạch chậu đùi có thể
liên quan đến nhồi máu cơ tim (NMCT) và sốc
mất máu (Hb: 12,3 → 5,13g/dl). Theo 38 ca phẫu
thuật cầu nối nách đùi tại BVBD có 3 ca tử
vong/38 ca, là do NMCT và xuất huyết.
- 01 ca phẫu thuật chương trình phình động
mạch chủ, sau đó có biến chứng tắc mạch đùi
được thông fogarty và fasciotomie sau đó lên
cơn rung thất và TV, có thể NMCT cấp.
- 01 ca đột tử sau phẫu thuật bướu thận hậu
phẫu 3, có thể liên quan đến thuyên tắc phổi.
- 02 ca liên quan đến phẫu thuật tuyến giáp,
01 ca đều khởi phát suy hô hấp, trong đó có 01
ca ngay sau suy hô hấp có phù áo khoát, X
quang ghi nhận trung thất rộng và có Hb giảm,
nguyên nhân gì gây tình trạng suy hô hấp cả 2
đều có xn troponin I âm.
- 02 ca tử vong trong phòng mỗ, liên quan
đến sốc mất máu? Thuyên tắc phổi?
- 01 ca hậu phẫu 2h30 sau cắt thùy phổi do
K, có Hb=13,4→7,2g/dl
Tử vong liên quan đến sốc mất máu và rối
loạn đông máu
Đa số các trường hợp có truyền máu khối
lượng lớn, rối loạn đông máu có thể do pha
loảng máu, có thể có kết hợp tình trạng gan xấu
hoặc thiếu máu gan, thường gặp trong phình
động mạch chủ bụng dưới thận vở và siêu âm có
đầy dịch trong ổ bụng, những bệnh nhân này đa
số thở máy, bụng căng, suy hô hấp có thể liên
quan đến hội chứng tăng áp lực trong ổ bụng
gây suy đa cơ quan, vì bằng chứng trên lâm sàng
có một số trường hợp xn Hb> 8g/dl, X quang tim
phổi không thấy tổn htương nhưng bệnh nhân
vẫn bị suy hô hấp.
Tử vong liên quan đến sốc nhiễm khuẩn
Thường xử trí chậm có ít nhất 10 ca xử trí
trong bệnh cảnh đã vào sốc nhiễm khuẩn, mặc
dù bệnh nhân có HCĐUVHT ngay từ đầu.
Trong điều trị nhiễm khuẩn nặng quan trọng là
xử trí sớm trong 6 giờ đầu, dùng kháng sinh
thích hợp. Cấy máu và dịch chưa được thực hiện
thường quy, nên kết quả vi sinh còn hạn chế,
một số ít có kết quả cấy máu Pseudomonas, E. coli,
Enterobacter, Staphylo. Kết quả vi sinh đối với
nhiễm khuẩn niệu thường là E. coli, Enterobacter,
nhiễm khuẩn đường mật, tiêu hóa thường E. coli,
Enterobacter, Enterocoque, Klebsiela, Pseudomonas,
thỉnh thoảng Acinobacter.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản Số 1 * 2008 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề HN KH KT BV Bình Dân 154
Một số dò tiêu hóa gây viêm phúc mạc tiếp
diễn, cuối cùng dẫn đến suy đa cơ quan mặc dù
cố gắng nuôi bằng dinh dưỡng toàn thân và bù
các sinh tố và yếu tố vi lượng, nhưng nhiều bệnh
nhân không đủ khả năng. Nuôi ăn qua hổng
tràng chưa được ứng dụng nhiều.
Tử vong liên quan đến viêm phổi nhiễm
khuẩn bệnh viện (VPNTBV), suy hô hấp
Đa số bệnh nhân VPNTBV đều có đầy đủ
yếu tố nguy cơ của VPNTBV như tuổi lớn, phẫu
thuật bụng trên, phẫu thuật ngực, có bệnh nền
nặng, dùng kháng sinh trước, thời gian nằm
bệnh viện lâu. Một số trường hợp có biểu hiện
suy hô hấp, có ghi nhận nhưng chưa được điều
trị thích hợp và được chuyển đến khoa trong
bệnh cảnh đã ngưng hô hấp, trụy mạch. Kết quả
đàm của VPNTBV cũng còn hạn chế do chưa
thực hiện một cách thường qui và thời điểm BN
đến khoa đã nguy tử nên chưa thực hiện được.
Một số kết quả cấy được cũng là những vi khuẩn
thường gặp ở khoa săn sóc đặc biệt và mức độ
đề kháng kháng sinh cao.
Trong nhóm bệnh nhân suy hô hấp có một
trường hợp liên quan đến khai khí đạo, bệnh
nhân trụy mạch ngay khi khai khí đạo xong, có
thể liên quan đến kỹ thuật.
Tử vong liên quan đến xơ gan
Đa số liên quan đến các biến chứng của xơ
gan như rối loạn đông máu, hội chứng gan thận,
ascite trơ với đều trị và bệnh lý não do gan.
Trong hồ sơ bệnh án ghi nhận thường dùng
paracetamol và chống viêm không corticoid mà
ít để ý đến tình trạng gan của bệnh nhân. Nên
hạn chế can thiệp xâm nhập ở nhựng bệnh nhân
xơ gan có rối loạn đông máu, có 01 trường hợp
xơ gan, vỡ dãn tỉnh mạch thực quản, ascite, có
rối loạn đông máu và suy hô hấp do tăng áp lực
trong bụng, đang thở máy quá nội khí quản
được chỉ định khai khí đạo mặc dù bất thường
khá nặng TQ, TCK, hậu quả bệnh nhân xuất
huyết nhiều hơn và hôn mê.
Tử vong liên quan đến tai biến mạch máu não
Ngoài những trường hợp đột quỵ nhập bệnh
viện, nguyên nhân nghĩ nhiều nhất do dị dạng
mạch máu não (02 trường hợp) gây xuất huyết
dưới nhện,và 01 trường hợp xuất huyết não và
dập não. Các trường hợp khác: 01 có thể liên
quan đến heparin gây xuất huyết não do trong
quá trình chạy thận có dùng heparin trên bệnh
nhân có rối loạn tri giác và suy thận sau phẫu
thuật PĐMCB, 01 hôn mê có HA tăng lúc chạy
thận, 01 nghi xuất huyết não do giảm tiểu cầu
nặng do nhiễm khuẩn huyết, 01 đột quỵ trong
đêm/ chạy thận định kỳ.
Nhồi máu cơ tim
Theo y văn và các nghiên cứu phẫu thuật
PĐMCB tại bvBình Dân là nguyên nhân thường
gặp ở BN phẫu thuật PĐMCB, nhưng trên bằng
chứng có được cuả hồ sơ bệnh án có 2 trường
hợp NMCT không sóng Q, 01 NMCT có sóng Q,
01 NMCT tối cấp trong bệnh cảnh sốc nhiễm
khuẩn. NMCT xảy ra trên bệnh cảnh vừa phẫu
thuật xong có một số hạn chế dùng thuốc ly giải
huyết khối, hoặc chống đông, và không có echo
tim tại giường để đánh giá tình trạng chức năng
thất trái, điều này làm điều trị vô cùng khó khăn.
Về chỉ định phẫu thuật
Có 02 ca không nên phẫu thuật
Đó là ca u xơ tiền liệt tuyến đã phẫu thuật
mở bàng quang ra da / bệnh nhân 86 tuổi, có rối
loạn tăng sinh tuỷ gây giảm 2 dòng tiểu cầu và
bạch cầu (nguy cơ nhiễm khuẩn và rối loạn đông
máu), ngay sau phẫu thuật bị tai biến thủng
bàng quang phải phẫu thuật lại và gây rối loạn
đông máu không hồi phục.Trường hợp còn lại la
u giáp đa nhân trên bệnh nhân 85 tuổi, suy kiệt,
không có bằng chứng của chèn ép khí quản hay
nghi ngờ là ung thư gì cả, bệnh nhân nhập viện
chờ phẫu thuật ngay sau phẫu thuật 3 giờ bị suy
hô hấp do viêm phổi nhiễm khuẩn bệnh viện,
phải thở máy.
Có 02 ca phẫu thuật không đúng thời điểm
- 01 xơ gan, ascite gây hội chứng khoang
bụng làm suy hô hấp phải thở máy, rối loạn
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản Số 1 * 2008 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề HN KH KT BV Bình Dân 155
đông máu, chưa điều chỉnh rối loạn đông máu
lại phẫu thuật ngay khai khí đạo hậu quả sau
phẩu thuật bệnh nặng càng nặng thêm.
- 01 trường hợp viêm túi mật cấp/ bệnh nhân
suy tim độ 3. khai thác và thăm khám chưa sát
nên chỉ định phẫu thuật bệnh nhân truỵ mạch
lúc phẫu thuật.
- Có 01 ca bị truỵ mạch ngay sau khai khí
đạo ở bệnh nhân bệnh phổi phế quản tắc nghẽn
trên bệnh nhân tắc động mạch đùi trái đã thông
fogarty không hiệu quả nên được phẫu thuật
đoạn chi và đang thở máy vì suy hô hấp, có thể
liên quan đến kỹ thuật.
Về theo dõi dấu sinh tồn và điều trị nhiễm
khuẩn
- Trong nhiễm khuẩn liên quan đến niệu
khoa hay bệnh lý thuộc khoa ngoại tổng quát, tất
cả đều có thay đổi dấu hiệu sinh tồn trên lâm
sàng, nhưng ít được chú ý, chẩn đoán để phẫu
thuật lại thường trễ nên phẫu thuật trong bệnh
cảnh sốc vì vậy kết quả không khả quan.
- Trong điều trị nhiễm khuẩn nặng hay sốc
nhiễm khuẩn chưa điều trị theo biện pháp
xuống thang, cấy máu và dịch chưa thực hiện
thường qui.
- Những trường hợp suy hô hấp, một số có
tổn thương nhu mô phổi, số còn lại suy hô hấp
liên quan đến hội chứng khoang bụng, một
trong những nguyên nhân gây hội chứng
khoang bụng là viêm phúc mạc, sau hồi sức
lượng dịch và máu nhiều, sau phẫu thuật phình
động mạch chủ bụng vỡ, còn dịch đỏ không
đông trong ổ bụng, chướng hơi các quai ruột,
gây đẩy cơ hoành lên cao hậu quả suy hô hấp,
trụy mạch, suy gan, thận.. (nhưng chưa có bằng
chứng cụ thể đo áp lực trong ổ bụng nên chưa
thuyết phục).
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
Qua nhận xét hồi cứu bằng chứng có được ở
những hồ sơ bệnh án tử vong và bệnh nặng xin
về tại khoa HSCC 2 trong vòng 12 tháng, với 94
ca,tỉ lệ tử vong rất thấp so với bệnh nhân toàn
diện, tuy nhiên nếu chăm sóc và điều trị tích cực
hơn có thể hạ tỉ lệ này đến mức thấp nhất.
Nguyên nhân tử vong gặp nhiều nhất là nhiễm
khuẩn (viêm phổi nhiễm khuẩn bệnh viện gây
suy hô hấp, sốc nhiễm khuẩn gây suy đa cơ
quan), sốc mất máu và rối loạn đông máu, giảm
tiểu cầu trong nhiễm khuẩn nặng, một số xử trí
chậm và chỉ định chưa phù hợp, qua thực tế trên
để quá trình chăm sóc và điều trị bệnh nhân tại
bệnh viên Bình Dân, chúng tôi có một số đề nghị
sau:
Về thuốc
- Dùng kháng sinh đúng và đủ liều, dùng
kháng sinh dự phòng nên theo hướng dẫn của
kháng sinh phòng ngừa trong phẫu thuật, đối
với các trường hợp nhiễm khuẩn nặng hoặc sốc
nhiễm khuẩn lực chọn kháng sinh khởi đầu nên
theo nghiệm pháp xuống thang,.
- Điều trị heparin trong liệu pháp chống
đông phải đạt được mục đích TCK gấp 2 hoặc
1,5 lần bình thường.
- Hạn chế dùng: paracetamol trong đều trị
giảm đau và hạ sốt trong bệnh cảnh xơ gan, suy
gan, thuốc chống viêm noncorticosteroid trong
giảm đau nhất là bệnh nhân lớn tuổi.
- Ngưng aspirin nhiều ngày trước phẫu
thuật để phòng chảy máu sau phẫu thuật.
- Trong cấp cứu ngưng hô hấp tuần hoàn,
trong điều trị nhịp chậm hoặc vô tâm thu, liều
atropin tối thiểu cho mỗi lần là 2 ống (0,5mg)
tổng liều là 2mg vì nếu dùng liều tối thiểu <
0,5mg có thể gây nhịp tim chậm hơn
-Trong phòng loét do kích xúc tốt nên dùng
ranitidin hoăïc sulcralfate hơn là dùng nhóm ức
chế bơm proton trừ khi bệnh nhân có bệnh lý
viêm loét dạ dày rõ. Trong theo dõi tắc động
mạch → đánh giá triệu chứng 5P, xử trí sớm khi
có liệt hay dị cảm chi.
- Trong suy thận mãn nên kiểm soát HA≤
130/80mmHg theo khuyến cáo của JNC VII.
Vì suy dinh dưỡng sẽ kéo dài tiến trình
nhiễm khuẩn và tăng nguy cơ biến chứng chú ý
dinh dưỡng cho bệnh nhân vì dinh dưỡng đóng
vai trò quan trọng trong sự lành bệnh của bệnh
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản Số 1 * 2008 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề HN KH KT BV Bình Dân 156
nhân và hạn chế sự nhiễm khuẩn, nuôi ăn càng
sớm càng tốt, có ống nuôi ăn qua hổng tràng và
được đặt bởi bác sĩ nội soi tiêu hóa để thực hiện
nuôi ăn sớm bằng ống.
Theo dõi sát dấu sinh tồn (khoa phòng) vì đa
số đều có thay đổi dấu hiệu sinh tồn trước khi có
dấu chứng nặng, ứng dụng các tiêu chuẩn chẩn
đoán hội chứng đáp ứng viêm hệ thống, nhiễm
khuẩn huyết, nhiễm khuẩn nặng, sốc nhiễm
khuẩn trong chẩn đoán để có kế hoạch điều trị
kịp thời. Cấy máu thường qui ít nhất 3 lần ở 3 vị
trí khác nhau trong những trường hợp nghi ngờ
nhiễm khuẩn huyết. Cấy và soi tươi dịch ổ bụng,
dịch vết mổ, dịch mật, dịch dẫn lưu thường qui.
Cấy đầu catheter tỉnh mạch trung tâm, nước tiểu
khi nghi ngờ nhiễm khuẩn. Cấy đàm nội khí
quản bất kỳ khi nào bệnh nhân có thở máy > 24h.
Giảm tối đa các yếu tố nguy cơ VPNTBV:
hút thuốc, albumin máu thấp(<22g/dl), tiền phẫu
kéo dài, tăng pH dạ dày, nuôi ăn sớm, tránh hít
(hút liên tục dưới tiểu thiệt trên cuff nội khí
quản, nằm đầu cao, tránh căng quá mức dạ dày,
khai khi đạo sớm trong trường hợp tiên lượng
thở máy lâu, vệ sinh vùng hầu họng, thao tác vô
khuẩn, vật lý trị liệu phổi tích cực sau phẫu
thuật, tăng sức đề kháng bệnh nhân.
Tiếp cận bệnh nhân sốt sau phẫu thuật phù
hợp để có chiến lược điều trị kịp thời.
Rút ngằn thời gian nằm viện trước phẫu
thuật trừ những trừng hợp có vấn đề về nội
khoa cần điều trị trước phẫu thuật mục đích để
tối thiểu hóa nhiễm khuẩn bệnh viện.
Về trang thiết bị, nên trang bị thêm
-- Máy lọc thận liên tục.
- - Monitoring đo cung lượng tim.
- Trang bị sonde swangan.
- Những trường hợp sốc nên đặt catheter đo
huyết áp xâm lấn để theo dõi tốt hơn và lấy máu
xét nghiệm thuận tiên hơn.
- Có ống nội khí quản có thể hút dịch trên
cuff để hạn chế hít những chất vùng hầu
họng→VPNTBV.
- Có ống nuôi ăn qua hổng tràng do phòng
nội soi tiêu hóa thực hiện.
- Có dụng cụ đo áp lực trong ổ bụng vì rất
thường gặp hội chứng tăng áp lực trong ổ bụng.
- Có máy siêu âm tim.
Về xét nghiệm
Có thể xét nghiệm thêm nồng độ D-dimer,
NH3 máu, định lượng troponinI, các TNF ∝,
interleukin 1→10.
Để chẩn đoán chính xác, các trường hợp tử
vong không rõ nguyên nhân nên tử thiết ?
PHỤ LỤC
Bảng danh sách bệnh nhân phân loại theo
khối, chẩn đoán lúc vào, phẫu thuật (cấp cứu,
chương trình, lần phẫu thuật) số ngày nằm viện,
chẩn đoán sau cùng.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản Số 1 * 2008 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề HN KH KT BV Bình Dân 157
Bệnh thuộc khối niệu
Liên quan đến u xơ tiền liệt tuyến
Số
Thứ
Tự
Họ và tên BN Tuổi Chẩn đoán
nhập viện
Phẫu thuật
chương
trình
Phẫu
thuật cấp
cứu
Số ngày
nằm viện
Chẩn đoán ra viện
1 Nguyễn văn C. 87 U xơ tlt/ tiểu
đường, THA
1 lần 8 Suy hô hấp, thiếu máu/hp4 cđns tlt
2 Trịnh xuân Q. 86 U xơ tlt đãmở
bàng quang ra
da
1 lần 1 lần 45 Sốc mất máu do rối loạn đông máu do
loạn sinh tủyDIC /hp1 cđns tlt
3 Điểu B. 72 K tlt tái
phátsuy thận
mãn
1 lần 14 t/d nhiễm khuẩn niệu giảm tiểu cầu
xuất huyết não do /hp5 mỡ 2 niệu
quản ra da
4 Nguyễn văn T. 72 U xơ tlt 1 lần 1 lần 20 Sốc nhiễm khuẩn không đáp ứng điều
trị/mở bàng quang ra da, hp3
5 Nguyễn văn Đ. 64 Bí tiểu/K tlt đã
tạo hình bàng
quang, nhiễm
khuẩn vùng bìu
1 lần 6 Nhiễm khuẩn huyết từ nhiễm khuẩn
vùng bẹn-bìu do xạ trị (hoại tử
fournier?)/ k tlt, mở tạo hình bq ra da
Nhiễm khuẩn niệu
Số
THứ
Tự
Họ và tên BN Tuổi Chẩn đoán nhập
viện
Phẫu thuật
chương
trình
Phẫu
thuật cấp
cứu
Số
ngày
nằm
viện
Chẩn đoán ra viện
1 Nguyễn thị B. 81 Nhiễm khuẩn niệu 1 lần 3 Sốc nhiễm khuẩn/niệu quản P dãn
đặtJJ giờ thứ 8
2 Vương tú A. 83 Sốc nhiễm khuẩn từ
đường niệu
3 Sốc nhiễm khuẩn từ đường niệu,
sốc tim do NMCT cấp
3 Nguyễn thị N. 48 T/D sốc nhiễm
khuẩn từ đường niệu
7h Sốc nhiễm khuẩn từ đường niệu.
Chẩn đoán khác: ung thư
maúxuất huyết não
4 Hoàng văn S. 53 bí tiểu/tiểu đường
type 2
1 lần 9 Nhiễm khuẩn tiểu, VPNTBV suy
hô hấp.
5 Lê thị T. 67 Chảy máu từ thận
độc nhất
1 lần 21 Chảy máu từ thận P (thận trái teo),
suy thận phù phổi cấp?ARDS?
6 Lâm thanh út M. 25 Viêmhẹp khúc nối
niệu quản P
1 lần Thận P ứ nước nhiễm khuẩnsuy
đa cơ quan
7 Lê quang TH. 47 thận ứ nước do u
sau phúc mạc chèn
ép 2 niệu quản
6 sốc nhiễmkhuẩn /u sau phúc mạc
chèn ép 2 niệu quản, suy thận
Suy thận chạy thận
Số
THứ
Tự
Họ và tên BN Tuổi Chẩn đoán nhập
viện
Phẫu thuật
chương
trình
Phẫu
thuật
cấp cứu
Số ngày
nằm
viện
Chẩn đoán ra viện
1 Trần A. 63 Suy thận giai đoạn
chót
10 Tràn máu màng phổi P/ suy thận
mãn chạy thận định kỳ
2 Nguyển thị Phi L. 52 K cổ tử cung chèn
ép 2 niệu quản
suy thận
1 lần Sốc nhiễm khuẩn từ đường niệu do
K cổ tử cung chèn ép 2 niệu quản
Thận ứ nước / suy thận
3 Nguyễn kim Q. 74 Vô niệu 6 Đột quỵ chưa rõ nguyên nhân t/d tai
biến mạch máu não
4 Phạm viết B. 79 Suy thận 27 Trụy mạch lúc đang chạy thận t/d
TBMMN
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản Số 1 * 2008 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề HN KH KT BV Bình Dân 158
Liên quan đến thận ứ nước
Số
thứ tự
Họ và tên
BN
Tuổi Chẩn đoán nhập viện Phẫu thuật
chương
trình
Phẫu
thuật cấp
cứu
Số
ngày
nằm
viện
Chẩn đoán ra viện
1 Phạm S. 74 Thận T ứ nước độ III/tiểu
đường type 2
4 Trụy mạch chưa rõ nguyên
nhân/thậnứ nướcIII, bướu túi mật
2 Nguyễn thị
M.
57 Sạn san hô thận P 1 lần 17 Thận ứ nhiễm khuẩn, VPNTBV→
suy hô hấp, thiếu máu cơ tim
3 Lê thị H. 67 Sạn thận P 8 Nhiễm khuẩn huyết từ nhiễm
khuẩn niệu
4 Dương thị
Gi.
81 Thận P ứ nước 1 lần 30 Thận ứ mũ→sốc nhiễm khuẩn, suy
đa cơ quan
Bệnh lý khác
Số
Thứ
Tự
Họ và tên BN Tuổi Chẩn đoán nhập viện Phẫu thuật
chương
trình
Phẫu thuật
cấp cứu
Số ngày
nằm viện
Chẩn đoán ra viện
1 Lương Đ. 66 Bướu thận trái 1 lần 6 Đột tữ chưa rõ nguyên nhân/ hp
3 bướu thận
2 Võ văn R. 63 Bướu bàng quang 11 Suy thận do bướu bàng quang
chèn ép 2 niệu quản.
3 Lê văn TH. 86 Bướu bàng quang 25 COPD bội nhiễm, tiểu đường
type 2/ bướu bàng quang
Bệnh thuộc khối tổng quát
Bệnh đường mật
Số
thứ
tự
Họ và tên BN Tuổi Chẩn đoán nhập viện Phẫu thuật
chương
trình
Phẫu
thuật cấp
cứu
Số
ngày
nằm
viện
H
1 Nguyễn thị PH. 53 VPM mật do u rốn gan 1 lần 2 VPM mật-Rối loạn đông máu
2 Đinh thị kim
CH.
50 Viêm túi mật 1 lần 7h TVchưa rõ nguyên nhân/Viêm túi
mật-suy tim III
3 Trương L. 69 Kđường mật ăn lan 1 lần 1 lần 70 Suy đa cơ quan/ k túi mật đã đặt
stent đường mật và cắt túi mật, nối
vị tràng.
4 Thới Đ. 76 K đường mậtviêm mũ
đường mật tái phát
1 lần 1 lần 32 Sốc mất máu do rối loạn đông
máu/K đường mậtviêm mũ
đường mật
5 Hoàng thị H. 78 Nhiễm khuẩn đường
mật ngược dòng
5 Viêm phổi, suy hô hấp, rối loạn
đông máu
6 Nguyễn thị C. 85 Sốc nhiễm khuẩn
đường mật
1 lần 2 Sốc nhiễm khuẩn đường mật
Liên quan đến xơ gan
Số
THứ
Tự
Họ và tên BN Tuổi Chẩn đoán nhập viện Phẫu thuật
chương
trình
Phẫu
thuật cấp
cứu
Số
ngày
nằm
viện
Chẩn đoán ra viện
1 Nguyễn thị C. 46 Xơ gan do VGSVB 5 Tiền hôn mê gan/ xơ gan do
VGSVB
2 Võ ngọc B. 48 XHTH do dãn TMTQ 11 Xơ gan do VGSVC dãn TMTQ
XHTH,hôn mê gan
3 Nguyễn thị QU. 52 XHTH do dãn TMTQ 1 lần 10 Xơ ganXHTH, hội chứng gan
thận/phẫu thuật sijura hp8
4 Lâm thanh H. 56 Xơ gan/hẹp thực quản 1 lần 7 Xơ gan rối loạn đông máu, hội
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản Số 1 * 2008 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề HN KH KT BV Bình Dân 159
Số
THứ
Tự
Họ và tên BN Tuổi Chẩn đoán nhập viện Phẫu thuật
chương
trình
Phẫu
thuật cấp
cứu
Số
ngày
nằm
viện
Chẩn đoán ra viện
chứng gan thận.
5 Trần thị S. 62 Xơ gan XHTH do dãn
TMTQ, suy hô hấp
1 lần 24h Xơ gan do VGSVChôn mê gan,
rối loạn đông máu, XHTH do dãn
TMTQ.
6 Nguyễn thị N. 80 Viêm phúc mạc nguyên
phát/ xơ gan
21 VPNTBVsuy hô hấp, VPM
nguyên phát/ xơ gan
7 Lâm B. 80 Suy tim, suy thận suy
kiệt
Xơ gan, suy thận, timVPNTBV ổn.
8 Nguyễn thanh
X.
69 K gan (do VGSVB) tái
phát
1 lần 12 Suy gan cấp, hội chứng gan thận/
hp4 chích 5FUvào động mạch
gan,cột động mạch gan,chích
alchohol vào khối u
Bệnh lý liên quan đến tụy
Số
THứ
Tự
Họ và tên BN Tuổi Chẩn đoán nhập viện Phẫu thuật
chương
trình
Phẫu thuật
cấp cứu
Số ngày
nằm
viện
Chẩn đoán ra viện
1 Trương thị N. 70 VPM do VTC hoại
tửsốc nhiễm khuẩn
1 lần 6 Sốc nhiễm khuẩn do VTC hoại
tữ
2 Nguyễn chung
PH.
43 Suy kiệt/ Ktụy đã phẫu
thuật nối mật ruột
4 Sốc nhiễm khuẩn/Ktuỵ đã phẫu
thuật nối mật ruột
3 Nguyễn thanh
H.
31 U phổi, u tụy 1 lần 12 U phổi, tuỵ nhiễm khuẩn đường
mật.
4 Trần giang A. 44 K quanh nhú vater 1 lần 2 lần 42 VPM tiếp diễn / viêm tuỵ hoại tử,
xì chỗ nối tuỵVPM tiếp
diễn,sốc nhiễm khuẩn, suy đa
cơ quan /phẫu thuật whipple do
K nhú vater
Bệnh lý mạch máu
Phình động mạch chủ bụng
Số
THứ
Tự
Họ và tên BN Tuổi Chẩn đoán nhập viện Phẫu thuật
chương
trình
Phẫu
thuật
cấp cứu
Số ngày
nằm viện
Chẩn đoán ra viện
1 Nguyễn thị PH. 67 PĐMCBDT doạ vỡ 1 lần 3 lần 9 Suy thận cấp/ sau phẫu
thuậtPĐMCB, nghẹt động
mạch đùi trái
2 Đinh thị S. 73 PĐMCBDT vỡ 1 lần 24h30 Sốc mất máu không hồi phục/
phẫu thuật PĐMCB vỡ
3 Võ văn CH. 79 PĐMCBDT vỡ mặt sau 1 lần 11 VPNTBV→ suy hô hâp, NMCT
không sóng Q, suy thận/hp 6
PĐMCBvỡ
4 Nguyễn văn L. 81 PĐMCB ngangđông
mạch thận
1 lần 3 Sốc mất máu không hồi phục /
hp PĐMCB giờ thứ 10 vỡ
5 Mai văn D. 67 PĐMCBDT vỡ 1 lần 5 Sốc mất máu khônghồi
phục/hp3 PĐMCB vỡ
6 Lê văn Đ. 76 PĐMCBDT doạ vỡ 1 lần 27 Suy hô hấp, rối loạn đông
máu/hp4 PĐMCB vỡ
7 Nguyễn văn OA. 76 PĐMCBDT vỡ 1 lần 27h Sốc mất máu không hồi phục/
hp1PĐMCB vỡø
8 Phạm văn M. 57 PĐMCBDT vỡ 1 lần 26h Sốc mất máu không hồi phục/
hp giờ 1 PĐMCB vỡ.
9 Võ văn Đ. 69 PĐMCHDT 1 lần 3 lần 16 Suy thận,Xuất huyết não màng
não(lúc đang chạy thận)
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản Số 1 * 2008 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề HN KH KT BV Bình Dân 160
Số
THứ
Tự
Họ và tên BN Tuổi Chẩn đoán nhập viện Phẫu thuật
chương
trình
Phẫu
thuật
cấp cứu
Số ngày
nằm viện
Chẩn đoán ra viện
/hpPĐMCB
10 Lê phi H. 31 Tắc ruột 1 lần 22h Sốc mất máu/ hp1 PĐMCB
dạng túi
11 Phạm đình PH. 61 PĐMchậu gốc và trong
2 bên
1 lần 2 lần 12 Đột tử t/d NMCT/hp3 PĐ
Mchậu,tắc động mach đùi trái
12 Nguyễn thị V. 73 XHTH do dò mảnh
ghép vào hổng tràng
1 lần 4 sốc mất máu không hồi phục
do vỡ động mạch chủ.
Bệnh lý mạch máu khác
Số
THứ
Tự
Họ và tên BN Tuổi Chẩn đoán nhập
viện
Phẫu thuật
chương
trình
Phẫu
thuật cấp
cứu
Số ngày
nằm
viện
Chẩn đoán ra viện
1 Nguyễn văn NH. 57 Tắc động mạch
chủ bụng
1 lần 6h Sốc mất máu.thiếu máu cơ tim
cấp/hp giờ 1 tắc động mạch chủ
bụng
2 Nguyễn trọng H. 55 tắc động mạch
chủ bụng
1 lần 7 Tắc động mạch đùi trái→phẫu
thuật đoạn chi→thân nhân không
đồng ý/ phẫu thuật bắc cầu động
mạch n-đ
3 Nguyễn đình TH. 48 Tắc động mạch
chậu đùi trái/viêm
nội tâmmmạc
nhiễm khuẩn
4 Phù phổi cấp→suy hô hấp, chần
đoán khác VPNTBV→suy hô
hấp/tắc động mạch đùi trái do
huyết khối
4 Nguyễn thị B. 91 Tắc động mạch
đùi trái
2 lần 5
COPD→Suy hô hấp truỵ mạch
sau khai khí đạo? đã phẫu thuật
đoạn chi do tắc mạch đùi hp4
5 Phạm văn T. 82 Tắc động mạch
đùi trái
1 lần 12 Đột tữ chưa rõ nguyên nhân/hp2
cầu nối động mạch đùi
6 Nguyễn văn L. 83 hẹp động mạch
chậu đùi 2 bên
1 lần 21 Đột quỵ chưa rõ nguyên nhân t/d
sốc mất máu/HP 2 cầu nối nác đùi
7 Phạm thị CH. 78 Tắc động mạch
mu chân P/tiểu
đường type 2
13 Hôn mê sâu sau ngưng hô hấp –
tuần hoàn, VPNTBV/tắc mạch mu
chân do tiểu đường.
8 Phạm thị B. 76 K tụy, huyết khối
tỉnh mạch chủ
dưới
15 NMCT CẤP/ K đầu tụy, tắc tỉnh
mạch chủ dưới
9 Phan thị NH. 83 tắc tĩnh mạch sâu 9 VPNTBV, NMCT không Q→suy hô
hấp, truỵ mạch
Bệnh lý khác
Số
THứ
Tự
Họ và tên BN Tuổi D Phẫu thuật
chương
trình
Phẫu
thuật cấp
cứu
Số
ngày
nằm
viện
Chẩn đoán ra viện
1 Đỗ thanh H. 40 u trung thất tái phát 7 U trung thất tái phát chèn ép cây
phế quản gây suy hô hấp quá giai
đoạn phẫu thuật
2 Giang thị N. 65 Viêm túi mật cấp/
tiểu đường type 2
1 lần 11 Sốc nhiễm khuẩn chưa rõ nguyên
nhân/tiểu đường type 2
3 Nguyễn thị CH. 76 Sốc ultravist /thận ứ
nước do sạn
11h20 Sốc phản vệ do ultravist, chẩn
đoán khác sốc nhiễm khuẩn.
4 Nguyễn thị H. 38 u phổi trái thuỳ trên 1 lần 8 tử vong trên bàn mỗ chưa rõ
nguyên nhân
5 Vũ thị H. 72 U thùy trên phổi trái/
tiểu đường type 2
1 lần 13 Ngưng tim chưa rõ nguyên nhân/
hậu phẫu giờ 2h30/ cắt thuỳ trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản Số 1 * 2008 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề HN KH KT BV Bình Dân 161
Số
THứ
Tự
Họ và tên BN Tuổi D Phẫu thuật
chương
trình
Phẫu
thuật cấp
cứu
Số
ngày
nằm
viện
Chẩn đoán ra viện
phổi trái do K
6 Võ văn TH. 92 Tràn máu màng
phổi do lao→suy hô
hấp
5 Suy gan do thuốc điều trị lao→hội
chứng gan thận→ suy hô hấp do
VPNTBV, tràn máu màng phổi do
lao
7 Lê đình H. 59 U sau phúc mạc ăn
lan mặt dưới gan và
túi mật
5 Hôn mê gan, suy kiệt nặng? /
bứơu sau phúc mạc di căn gan.
Liên quan đến tai biến mạch máu não
Số
THứ
Tự
Họ và tên BN Tuổi Chẩn đoán nhập
viện
Phẫu thuật
chương
trình
Phẫu
thuật cấp
cứu
Số
ngày
nằm
viện
Chẩn đoán ra viện
1 Lê hoàng KH. 34 Đột quỵ t/d
TBMMN
6h30 Xuất huyềt dưới màng nhện→đột
quỵ
2 Trịnh khánh H. 50 Đột quỵ t/d
TBMMN
7h Xuất huyết dưới màng nhện→đột
quỵ
3 Hùynh bảo CH. 43 Hôn mê sâu do
xuất huyết não và
dập não
3 Chết não do xuất huyết não.
Liên quan đến phẫu thuật tuyến giáp
Số
THứ
Tự
Họ và tên BN Tuổi Chẩn đoán nhập
viện
Phẫu thuật
chương
trình
Phẫu
thuật cấp
cứu
Số
ngày
nằm
viện
Chẩn đoán ra viện
1 Phan thị Ngọc NH. 61 cường giáp ổn 1 lần 4 Suy hô hấp cấp→trụy mạch / hậu
phẫu 2 cường giáp ổn
2 Phan thị G. 48 Nhân giáp độc
thùy trái, thòng
trung thất/ rung
nhĩ(EF; 57%)
1 lần 3 Tử vong chưa rõ nguyên nhân/
hậu phẫu1.
3 Nguyễn thị T. 85 bướu giáp đa
nhân 2 thùy tái
phát
1 lần 7 VPNTBV, thiếu máu cơ tim/ hậu
phẫu 2 u giáp nhân
Liên quan đến phẫu thuật thực quản
Số
THứ
Tự
Họ và tên BN Tuổi Chẩn đoán nhập
viện
Phẫu thuật
chương
trình
Phẫu
thuật cấp
cứu
Số
ngày
nằm
viện
Chẩn đoán ra viện
1 Lâm tăng S. 54 K thực quản 1/3
giữa
1 lần 9 Tử vong trong phòng mổ
2 Phạm xuân H. 46 K thực quản 1/3
giữa và trên
1 lần 17 Truỵ mạch chưa rõ nguyên
nhân/hậu phẫu3 phẫu thuật nối
bypass thực quản cổ-dạ dày.
3 Lê văn H. 55 K thực quản 1/3
dưới
1 lần 2 lần 25 Suy hô hấp không loại trừ dò khí
quản, thực quản VP/hậu phẫu18
cắt thực quản không mỡ ngực, nối
ống thực quản cổ-dạ dày
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản Số 1 * 2008 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề HN KH KT BV Bình Dân 162
4 Châu thị kim S. 54 Kthực quản 1/3
giữa
1 lần 25 VP→suy hô hấp,hậu phẫu9 tạo
hình thực quản bằng ống dạ dày
Bệnh lý tiêu hoá khác
Phẫu thuật Số THứ
Tự
Họ và tên BN Tuổi Chẩn đoán nhập
viện chương
trình
cấp cứu
Số ngày
nằm
viện
Chẩn đoán ra viện
1 Trần công T. 58 K trực tràng giữa
di căn gan
* 20 Sốc nhiễm khuẩn suy đa cơ
quan/hậu phẫu 12, cắt trước, nối
trực tràng-đại tràng xuống, cắt ruột
thừa, cắt gan trái
2 Nguyễn văn H. 58 Kđại tràng * * 19 Sốc nhiễm khuẩn suy đa cơ
quan/VPM hậu phẫu do xì miệng
nối hậu phẫu1 lần 2.
3 Nguyễn thị D. 65 Kdạ dày * 12 T/d nhiễm khuẩn huyết / k dạ dày
ăn lan→mỡ hổng tràng nuôi ăn
hậu phẫu giờ thứ 6.
4 Nguyễn văn T. 49 đóng hậu môn
tạm/mở đại tràng
ra da sau cắt đại
tràng hoại tử do
lao
* * 10 Sốc nhiễm khuẩn, suy đa cơ quan/
hậu phẫu1 lân 2,VPMhậu phẫu /
đóng hậu môn tạm
5 Lê ngọc M. 48 Tắc ruột do dính 2 lần 6 Sốc nhiễm khuẩn suy đa cơ quan/
hậu phẫu2 VPM hậu phẫu do
thủng ruột non.
6 Hồ văn M. 81 VPM do thủng ổ
loét tá tràng
3 lần 16 Suy hô hấp, nhiễm khuẩn huyết/
VPM tiếp diễn do dò tiêu hóa.
7 Bùi văn T. 54 VPM 3 lần 12 Sốc mất máu/ VPM tiếp diễn do xì
tiêu hóa→suy hô hấp truỵ mạch
8 Lê thị X. 60 Dò tiêu hóa→
VPM tiếp diễn
* 5 Suy hô hấp truỵ mạch/ hậu phẫu1
dò tiêu hóa đã phẫu thuật 3 lần
9 Nguyễn thị X. 63 Tắc ruột do K đại
tràng góc gan
* 6 VPNTBV→Suy hô hấp/ hậu phẫu5
hậu môn ttạm đại tràng ngang do
K.
10 Đổng bạch M. 65 VPM do thủng
tạng rổng
* 3 Suy thận, suy hô hấp/ hậu phẫu1
mỡ rộng mônvị qua lổ thủng/ loét
hành tá tràng
11 Trần Kế Q. 46 VPM 2 lần 41 sốc nhiễm khuẩn, suy kiệt/ VPM
tiếp diễn do dò tiêu hóa
12 Dương thế K. 70 Hẹp môn vị 3 Suy hô hấp, rối loạn nước điện
giải
13 Trần ngọc O. 73 Tắc ruột * 3 Sốc nhiễm khuẩn hậu phẫu giờ
thứ 17
14 Bùi ngọc TH. 24 VPM/AIDS * 16h VPM / AIDS
15 Trần đình PH. 59 Thoát vị bẹn 2 Tử vong chưa rõ nguyên nhân
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Avery BN, Tertiary (1998),Peritonis : clinical feature of a
complex nosocomial infection,p158-163, World Journal of
Surgery, Surg. 22.
2. Ayalew T (2002), Myeloprofilerative disseases, p 195-204,
Manual of clinical hematology,.
3. Craig SK (1995) Posoperative Bleeding, p 427- 443,
Posoperative Care of the Critically Ill Patient.
4. Whitcomb DC. (2006) Acute Pancreatic, p 2142-2150,The
New England Journal of Medicine, 2142-2150, May 18.
5. Wittmann DH. (1999) Compartment Syndrome of the
Abdominal Cavity, p 1988-1904, Intensive Care Medicine.
6. Đỗ kim Quế (2005) Tắc động mạch chủ bụng, chẩn đoán
và điều trị phẫu thuật, tr 141-148, Kỹ yếu công trình nghiên
cứu khoa học bệnh việnThống Nhất TP. HCM.
7. Hoàng Văn Quang, Trương Văn Trị (2005) Tìm hiểu
nguyên nhân sốc nhiễm trùng tại khoa hồi sức cấp cứu
bệnh viện thống nhất thành phố hồ chí minh, tr 279-281.
Hội nghị toàn quốc về hồi sức cấp cứu và chống độc lần thứ V.
8. Russel JA. (2006) Management of sepsis, p1669-1712,The
New England Journal of Medicine, October 19,2006.
9. Bohnen JM.A. (1998) Antibiotic for abdominal infection,
p152-157, World Journal of Surgery, Surg. 22.
10. Roberts JR., Rosengard BR. (2001), Thoracic Surgical
Patient 1029-1035, The Intensive Care Unit Manual.
11. Solomkin JS., Moulton JS. (1999) Diagnosic and
management of intra apdominal sepsis, p 1885-1869,
Intensive Care Medicine
12. Hagedus L (2004) The Thyroid Nodule, p1764-1771, New
England Journal of Medicine, October 21.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản Số 1 * 2008 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề HN KH KT BV Bình Dân 163
13. Lê Quang Nghĩa (2006) Chọn kháng sinh điều trị nhiễm
khuẩn ổ bụng, tr 21-27, Hội nghị khoa học kỹ thuật bệnh viện
Bình Dân.
14. Mitchell ME. and Carpenter JP. (2001) Major Vascular
Procedure, p1017- 1028, The Intensive Care Unit Manual.
15. Grossman MD., Reilly PM. (2001) Major abdominal
surgery : posoperative considerations, p 987-998,Intensive
Care Unit Manual.
16. Gant NM. (1997) Fever and the hospitallized patient, p 93-
102, Consult internal medicine, second edition.
17. Marid PE. and Varon J (1999), Sepsis, p 2031-2043;Multiple
Organ Dysfunction Syndrome, p2044-2047, Intensive Care
Medicine.
18. Pere G (2004) Management of cirrosis and ascites, p1646-
1654, New England Journal of Medicine, Appril 15.
19. Phạm Thị Ngọc Thảo (2006) khảo sát nồng độ TNF, IL-1,
IL-6, IL-8, IL-10 trên bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết, tr 42-
53.Hội nghị khoa học kỹ thuật hội hồi sức cấp cứu.
20. Munderin RG (2005), Prevention and control of
nosocomial pneumonia. Text book of Critical Care.
21. Holman RG., Dellinger EP (1996), Infection and Antibiotic
p151-170, The Surgical Critical Care.
22. Văn Tần và cộng sự (2004) Chỉ định và kết quả lâu dài của
cầu nối nách đùi, tr 557-564, Kỷ yếu công trình nghiên cứu
khoa học bệnh viện Bình Dân.
23. Văn Tần (2004) các biến chứng sớm trong phẫu thuật K
đại tràng, tr 604- 606,Kỹ yếu công trình nghiên cứu khoa học
kỹ thuật bệnh viên Bình Dân.
24. Văn Tần và cộng sự (2004) 210 ca phình động mạch chủ
bụng, ngực và trên động mạch thận, tr 536-547, Kỹ yếu
công trình nghiên cứu khoa học kỹ thuật bệnh viện Bình Dân.
25. Văn Tần và cộng sự (2004) 999 phình động mạch chủ bụng
ở người việt nam chỉ định điều trị và kết quả, tr 514- 527,
Kỹ yếu công trình nghiên cứu khoa học kỹ thuật bệnh viện Bình
Dân.
26. Vũ văn Đính, Đào Xuân Cơ (2005) Nhận xét tình hình tử
vong tại khoa điều trị tích cực bệnh viện bạch mai trong
năm 2003 và 6 tháng đầu năm 2004, tr 168-174, Hội nghị
toàn quốc về hồi sức cấp cứu và chống độc lần thứ V.
27. Vũ văn Đính, Nguyễn Mạnh Hùng (2005) Nghiên cứu đặc
điểm lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị rối loạn đông máu
ở bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn, tr 175-180. Hội nghị toàn
quốc về hồi sức cấp cứu và chống độc lần thứ V.
28. William C. P Morbidity associated with vascular surgery
in text book vascular surgegy.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản Số 1 * 2008 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề HN KH KT BV Bình Dân 164
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản Số 1 * 2008 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề HN KH KT BV Bình Dân 165
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nhan_xet_nguyen_nhan_tu_vong_va_nang_xin_ve_tai_khoa_san_soc.pdf