4.4. Trọng lượng thai
Trong ĐTĐTK, kiểm soát ĐH quá mức cần thiết
hoặc ăn kiêng thái quá có thể dẫn đến thai nhẹ
cân khi sinh.
Hội thảo quốc tế lần thứ 4 về ĐTĐTK (1997)
chủ yếu khuyến cáo nghiên cứu sử dụng các yếu
tố nguy cơ để phục vụ chẩn đoán ĐTĐTK [8].Đến
hội thảo quốc tế lần thứ 5 (2005) thì định hướng
chủ yếu tập trung nghiên cứu về các nguy cơ mới,
những yếu tố nguy cơ có thể thay đổi được để xây
dựng các chiến lược phòng ĐTĐTK [5].Thai to và
thai kém phát triển là các yếu tố nguy cơ đó. Tỷ lệ
mổ đẻ có trọng lượng thai < 3500g cao gấp 3,5 lần
trọng lượng thai ≥ 3500g, chứng tỏ rằng còn rất
nhiều yếu tố khác ngoài thai to trong ĐTĐTK đã
làm ảnh hưởng đến tỷ lệ MLT.
Đối với đẻ thường đẻ con ≥ 3500g chúng tôi gặp
ở các sản phụ sinh con rạ, tiền sử đẻ con to, hay sản
phụ ĐTĐTK vào viện khi cổ tử cung đã mở nhiều.
Còn đa số là đẻ thường với trọng lượng thai < 3500g.
4.5. Biến chứng của mẹ sau đẻ
Nhiễm trùng sau đẻ chúng tôi gặp 7 trường
hợp chiếm tỷ lệ 1,69% gần tương đương với tác giả
Nguyễn Thế Bách (2008), tỷ lệ này là 2,9%[4].
Chúng tôi gặp 3 (0,72%) trường hợp chảy máu
sau đẻ phải truyền máu đều ở nhóm thai phụ đẻ
forcep. Như vậy vấn đề đặt ra là trong khi tỷ lệ MLT
của thai phụ ĐTĐTK chiếm tỷ lệ rất cao, chỉ định
mổ của ĐTĐTK quá rộng rãi, tỷ lệ biến chứng trong
và sau mổ không có gì đặc biệt so với nhóm không
ĐTĐTK thì các bác sĩ sản khoa nên cân nhắc giữa
mổ đẻ và forcep để hạn chế đến mức thấp nhất
biến chứng cho mẹ và con.
4.6. Biến chứng sơ sinh
Biến chứng thường gặp nhất là thai to, tiếp đến
là hạ ĐH sơ sinh. Tỷ lệ thai to của chúng tôi cao
hơn Vũ Bích Nga [9] nhưng thấp hơn nhiều so với
các tác giả khác. Có lẽ do vậy nên trong nghiên
cứu của chúng tôi tỷ lệ hạ ĐH và canxi máu cũng
thấp hơn.
Chấn thương trong cuộc đẻ chúng tôi gặp 2
trường hợp tụ máu dưới da đầu do hậu quả của
forceps. Còn trong nghiên cứu của Nguyễn Thị Lệ
Thu gặp 1 trường hợp sai khớp vai và tổn thương
đám rối thần kinh cánh tay do đẻ thai to.
Tuy nhiên tất cả các nghiên cứu của chúng tôi
cỡ mẫu còn rất nhỏ, số lượng biến chứng sơ sinh
cho thấy thấp.
Hội thảo quốc tế lần thứ 5 về ĐTĐTK khuyến
cáo: “chẩn đoán và xử trí tích cực ĐTĐTK làm giảm
tỷ lệ biến chứng sản khoavà biến chứng sơ sinh về
ngang với tỷ lệ chung của cộng đồng [5].
5 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 18 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nhận xét thái độ xử trí sản khoa ở thai phụ đái tháo đường thai kỳ tại bệnh viện phụ sản trung ương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VŨ MAI PHƯƠNG, LÊ THỊ THANH TÂM, ĐẶNG THỊ MINH NGUYỆT SẢN KHOA VÀ SƠ SINH
Tập 13, số 01
Tháng 05-2015
Tạp chí PHỤ SẢN
34
Tác giả liên hệ (Corresponding author): Vũ Mai Phương, email: dangminhnguyet1966@yahoo.com
Ngày nhận bài (received): 24/04/2015. Ngày phản biện đánh giá bài báo (revised): 29/04/2015. Ngày bài báo được chấp nhận đăng (accepted): 12/05/2015
1. Đặt vấn đề
Đái tháo đường thai nghén (ĐTĐTK) là một bệnh
cảnh đặc biệt của ĐTĐ, nếu không được chẩn đoán và
điều trị sẽ gây nhiều tai biến cho mẹ và thai nhi. Đặc
biệt ĐTĐTK được xem là một trong những nguyên
nhân chính làm gia tăng tỷ lệ ĐTĐ. Trong thực hành
lâm sàng mục tiêu chính của chẩn đoán và điều trị
Vũ Mai Phương(1), Lê Thị Thanh Tâm(2), Đặng Thị Minh Nguyệt(3)
(1) Bệnh viện PS Hải Phòng, (2) Đại học Y khoa Vinh, (3) Đại học Y Hà Nội
NHẬN XÉT THÁI ĐỘ XỬ TRÍ SẢN KHOA Ở THAI PHỤ
ĐÁI THÁO ĐƯỜNG THAI KỲ
TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN TRUNG ƯƠNG
Tóm tắt
Mục tiêu: Nhận xét thái độ xử trí sản khoa ở thai phụ
ĐTĐTK 3 tháng cuối tại bệnh viện phụ sản Trung Ương.
Đối tượng nghiên cứu: 415 thai phụ được chẩn
đoán ĐTĐTK tuổi thai từ 28 tuần trở lên, trong 2 năm
2012-2013.
Phương pháp nghiên cứu: hồi cứu mô tả.
Kết quả: kết thúc thai kì từ 38 tuần trở lên 90,12%;
1,21% từ 28 đến 33 tuần. Mổ đẻ là 76,38%, đẻ thường
22,16% và forcep 1,45%. Có 82,96% mổ đã có chuyển dạ,
17,04 % đình chỉ thai nghén. Mổ lấy thai vì ĐTĐTK đơn
thuần 46,30%, thai to 18,29%, và vết mổ cũ là 13,56%.
Biến chứng rách CTC, tụ máu sau đẻ chủ yếu là do thai
to và forceps. Có 2 trường hợp chảy máu phải truyền
máu. Sơ sinh 4,09% hạ ĐH sau sinh, 0,72% trường hợp
hạ canxi máu và chấn thương do forceps 0,48%.
Kết luận: Hơn 90% kết thúc thai kì khi tuổi thai
≥38 tuần. Mổ đẻ là 76,38%, đẻ thường là 22,65% và
forceps là 1,45%. Mổ vì ĐTĐTK đơn thuần là 46,30%.
Tai biến rách CTC, tụ máu TSM là 2,89%, truyền máu là
0,48%. Có 1 trường hợp thai chết lưu và 2 trường hợp
con bị sang chấn.
Từ khóa: đái tháo đường thai nghén, xử trí sản khoa.
Abstract
STUDY OBSTETRICAL MANAGEMENT OF DIABETES
MELLITUS IN PREGNANT WOMEN IN NATIONAL HOSPITAL
OF OBSTETRICS AND GYNECOLOGY
Object: Study obstetrical management of diabetes
mellitus in the third trimester pregnant women in
National Hospital of Obstetrics and Gynecology.
Subjects: 415 pregnant women who was
diagnosed with gestational diabetes mellitus and had
over 28 week gestational age delivered in National
Hospital of Obstetrics and Gynecology.
Methods: Retrospective descriptive study.
Results: the labour happen over 38 weeks of
gestational age (90.12%), from 28 to 33 weeks
(1.21%). The proportion of C-section was quite high
(76.38%), the remaining part was vaginal delivery
(22.16%) and forceps (1.45%). 82.96% pregnancies
had C-section when labour, 17.04% pregnancies had
to induct labour. The indication of C-section was
merely diabetes mellitus pregnancy (46.30%), fetal
macrosomia (18.29%), prior C-section (13.56%). The
most common complication of delivery was cervical
tear and hematoma because of macrosomia and
forceps. There was 2 case with blood transfusion.
Neonatal complications: hypoglycemia (4.09%),
hypocalcemia (0.72%) and 2 cases of neonatal injury
due to forceps (0.48%).
Conclusion: pregnant women with diabetes
mellitus was stopped more than 38 week (90%).
The way of delivery was C-section (76.38%), vaginal
delivery (22.65%) and forceps (1.45%). The indication
of C-section was merely diabetes mellitus pregnancy
(46.30%). Complication was cervical tear, perineal
hematoma (2,89%), blood transfusion (0.48%). There
were 1 case of fetal demise and 2 case of neonatal
injury due to forceps.
Keywords: gestational diabetes, obstetrical
management.
ĐTĐTK là đưa tỷ lệ biến chứng thai sản về tương
đương với nhóm thai nghén không có ĐTĐ [1]. Để
đạt được điều này, chúng ta cần phảiđồng thời kiểm
soát tốt chuyển hóa, quản lý thai kỳ chặt chẽ, cân
nhắc chọn thời điểm kết thúc thai kỳ và chọn phương
pháp đẻ có lợi nhất cho cả mẹ và con. Xử trí sản khoa
đối với thai phụ ĐTĐTK là một trong các vấn đề quan
Tập 13, số 01
Tháng 05-2015
Tạp chí PHỤ SẢN
35
TẠP CHÍ PHỤ SẢN - 13(1), 34-38, 2015
trọng mà các bác sĩ sản khoa đang tập trung nghiên
cứu với mong muốn tìm được ra giải pháp tối ưu làm
giảm biến chứng cho mẹ và con [2]. Tuy nhiên, cho
đến nay vẫn còn nhiều điểm chưa thống nhất. Vì vậy
để tìm hiểu thêm về vấn đề này chúng tôi tiến hành
nghiên cứu với mục tiêu: Nhận xét thái độ xử trí sản
khoa ở thai phụ ĐTĐTK 3 tháng cuối tại bệnh viện
phụ sản Trung Ương.
2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Các thai phụ có hồ sơ
bệnh án được chẩn đoán ĐTĐTK có tuổi thai từ 28
tuần trở lên, đẻ tại Bệnh viện phụ sản Trung ương từ
01/01/2012 -31/12/2013
Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân nghiên cứu
- Đã đựơc chẩn đoán ĐTĐTK tại chuyên khoa nội tiết.
- Hoặc xét nghiệm ĐH khi vào viện đủ tiêu chuẩn
chẩn đoán ĐTĐTK theo ADA 2007 mà trước đó chưa
được chẩn đoán ĐTĐTK.
- Hoặc xét nghiệm ĐH bất kì khi vào viện ≥ 11,1
mmol/l mà trước đó chưa được chẩn đoán ĐTĐ.
Tiêu chuẩn loại trừ
- Không đủ tiêu chuẩn chẩn đoán ĐTĐTK.
- ĐTĐTK không đẻ tại bệnh viện phụ sản Trung uơng.
- Có tiền sử mắc các bệnh gây tăng ĐH thứ phát
hoặc dùng một trong các thuốc gây tăng ĐH: Truyền
đường, lợi tiểu, thuốc chẹn β giao cảm
Phương pháp nghiên cứu: hồi cứu mô tả
3. Kết quả
3.1. Tuổi thai khi kết thúc thai kì.
Trong số 415 sản phụ thuộc đối tượng nghiên
cứu, hầu hết thai nhi khi kết thúc thai kì từ 38 tuần
tuổi trở lên với 90,12%, điều này là phù hợp vì đa
số thai phụ vào viện khi tuổi thai ≥ 38 tuần; từ 34
đến 37 tuần chiếm 8,67% và chỉ có 1,21% từ 28 đến
33 tuần.
3.2. Phương pháp đẻ
Trong số 415 sản phụ thuộc đối tượng nghiên
cứu, tỷ lệ mổ đẻ là khá cao đến 76,38%, còn lại là đẻ
thường 22,16% và forcep 1,45%.
Trong số 317 sản phụ mổ đẻ, chúng tôi thấy đa
số (82,96%) sản phụ được mổ khi đã có chuyển dạ,
chỉ có 17,04 % là phải chủ động đình chỉ thai nghén.
Tuổi thai Số lượng Tỷ lệ %
28-33 5 1,21
34-37 36 8,67
≥38 374 90,12
Tổng số 415 100,00
Bảng 1. Tuổi thai kết thúc thai kì
Phương pháp đẻ Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ %
Mổ đẻ 317 76,38
Chuyển dạ 263 82,96
Chủ động 54 17,04
Đẻ thường 92 22,16 Chuyển dạ 91 98,92
Gây chuyển dạ 1 1,08
Forceps 6 1,45 Chuyển dạ 6 100,00
Gây chuyển dạ 0 0,00
Tổng 415 100,00 415
Bảng 2. Phương pháp đẻ
3.3. Các chỉ định mổ lấy thai
* Các yếu tố đẻ khó khác (Ngôi bất thường, bất
cân xứng thai – khung chậu, CTC không tiến triển)
Tỷ lệ mổ lấy thai vì ĐTĐTKđơn thuần chiếm tỷ lệ
khá cao (46,30%), tiếp theo đến là thai to (18,29%), và
vết mổ cũ là (13,56%).
3.4. Liên quan cách đẻ và trọng lượng sơ sinh
Số trẻ được sinh ra bằng phương pháp mổ lấy thai
và đẻ đường dưới có cân nặng < 3500g gấp gần 4 lần
số trẻ có cân nặng ≥ 3500g. Sự khác biệt giữa phương
pháp đẻ và trọng lượng thai nhi là không có ý nghĩa
thống kê với p > 0,05.
3.5.Chỉ số Apgar
Trong số 414 trẻ (1 thai lưu) chỉ số Apgar ở phút
thứ nhất đa số là tốt, chỉ có 3 trường hợp Apgar ≤
7 điểm gặp ở thai non tháng. Tuy nhiên chỉ số này ở
phút thứ 5 thì 100% đều >7 điểm.
3.6. Biến chứng của mẹ sau đẻ
Các chỉ định mổ Số lượng Tỷ lệ %
TSG, HA cao 26 8,20
Mổ cũ 43 13,56
Thai to 58 18,29
Thai suy 7 2,20
Đầu không lọt 8 2,52
ĐTĐTK – Rau tiền đạo 5 1,57
ĐTĐTK đơn thuần 147 46,30
ĐTĐTK – các yếu tố đẻ khó khác 23 7,25
Tổng 317 100,00
Bảng 3. Chỉ định mổ
Trọng lượng (g)
Mổ đẻ Đẻ đường dưới
p
Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ %
≥3500 71 22,40 20 20,40
0,327<3500 246 77,60 78 79,60
Tổng 317 100,00 98 100,00
Bảng 4. Liên quan cách đẻ và trọng lượng sơ sinh
Biến chứng Số lượng Tỷ lệ %
Nhiễm trùng 7 1,69
Rách CTC, tụ máu 12 2,89
Chảy máu 3 0,72
Truyền máu 2 0,48
Bảng 5. Biến chứng mẹ sau đẻ
VŨ MAI PHƯƠNG, LÊ THỊ THANH TÂM, ĐẶNG THỊ MINH NGUYỆT SẢN KHOA VÀ SƠ SINH
Tập 13, số 01
Tháng 05-2015
Tạp chí PHỤ SẢN
36
Trong số 415 sản phụ thuộc đối tượng nghiên
cứu, biến chứng rách CTC, tụ máu sau đẻ là gặp nhiều
nhất, những trường hợp này chủ yếu là do thai to và
forceps, tiếp theo là nhiễm trùng vết mổ. Có 2 trường
hợp chảy máu phải truyền máu là do forceps bị tụ
máu, rách sâu tầng sinh môn.
3.7. Biến chứng sơ sinh
Biến chứng sơ sinh chúng tôi gặp 4,09% trường
hợp hạ ĐH sau sinh, 0,72% trường hợp hạ canxi máu
sau sinh và 2 trường hợp chấn thương trong đẻ do
forceps chiếm tỷ lệ 0,48%.
4. Bàn luận
4.1. Tuổi thai kết thúc thai kỳ
90% sản phụ ĐTĐTK chờ đến đủ tháng để kết
thúc thai kỳ. Sản phụ đẻ non chỉ chiếm 10%. Kết
quả nghiên cứu của chúng tôi cũng gần tương
đương với tác giả nước ngoài và tác giả Nguyễn Thị
lệ Thu [3], nhưng lại thấp hơn nhiều so với nghiên
cứu của Nguyễn Thế Bách (35,8%) [4]. Có lẽ do hiện
nay thai phụ ĐTĐTK được khám sàng lọc sớm và
theo dõi quản lý thai nghén tốt hơn, cũng như
điều kiện dịch vụ y tế tốt đã góp phần làm giảm
tỷ lệ sinh non.
Việc quyết định thời điểm nào kết thúc thai kì
nhằm tránh được các biến chứng cho mẹ và thai.
Trước đây việc sàng lọc ĐTĐTK cũng như kiểm soát
đường huyết còn có nhiều khó khăn, nên biến
chứng thai lưu khá cao. Vì vậy đã có những khuyến
cáo nên lấy thai ra ở tuổi thai 36 tuần tránh biến
chứng thai lưu, nhất là những thai phụ kiểm soát
đường huyết không tốt. Nhưng sau đó lại gặp rất
nhiều những biến chứng ở sơ sinh của các bà mẹ
ĐTĐTK đình chỉ thai nghén ở tuổi thai trước 38
tuần, như suy hô hấp, bệnh lý phổi. Vì vậy, lựa
chọn thời điểm tối ưu để kết thúc thai kỳở thai
phụ ĐTĐTK là sự cân nhắc giữa việc cho đẻ sớm để
tránh nguy cơ thai chết trong buồng tử cung và đề
phòng thai phát triển quá mức với việc cho đẻ sớm
nhiều khả năng phải mổ lấy thai (do mổ chủ động
hay gây chuyển dạ thất bại) và hậu quả của sơ sinh
non tháng.
Chọn đúng thời điểm kết thúc thai kì, ngoài các
yếu tố tiên lượng thường quy, cần phải dựa vào
tình trạng kiểm soát đường huyết, trọng luợng thai
và độ trưởng thành phổi của thai. Hội ĐTĐ hoa kỳ
(ADA) khuyên rằng: “kéo dài thai kỳ quá 38 tuần
làm tăng nguy cơ thai to mà không làm giảm được
tỷ lệ mổ đẻ, vì thế nên cho đẻ vào lúc 38 tuần trừ
khi có chỉ định khác về sản khoa” [2]. Trong khi đó
hội sản phụ khoa Hoa kỳ (ACOG) lại nhấn mạnh
rằng: “thời điểm kết thúc thai kỳ là tương đối mở,
khi kiểm soát ĐH tốt và không có các biến chứng
khác thì không có bằng chứng cổ vũ cho việc cho
đẻ trước 40 tuần”[2]. Hội thảo lần thứ 5 về ĐTĐTK
khuyên: “không có số liệu ủng hộ cho việc đẻ trước
38 tuần nếu không có bằng chứng khách quan về
tổn thương của mẹ hay của thai. Hiện cũng không
có số liệu để kết luận rằng có tăng tỷ lệ chết hoặc
các biến chứng chu sinh ở con của các bà mẹ
ĐTĐTK được kiểm soát tốt nếu để thai kỳ tiếp tục
phát triển tới 40 tuần tuổi thai” [5].
Các lý do trên đã khiến cho thời điểm kết thúc
thai kỳ khác nhau và gây tranh cãi trong thái độ xử
trí sản khoa đối với thai phụ ĐTĐTK.
4.2. Phương pháp đẻ
Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ mổ đẻ
gấp 3 lần tỷ lệ đẻ đường dưới. Tỷ lệ MLT của chúng
tôi (76,38%) gần tương đương với tác giả Nguyễn
Thế Bách nhưng cao hơn so với các tác giả khác.
Sở dĩ tỷ lệ MLT cao như vậy là vì chỉ định mổ trong
ĐTĐTK quá rộng rãi. Ngoài các chỉ định mổ tuyệt
đối thì các chỉ định mổ tương đối khá nhiều. Một lý
do nữa, cũng là hiện tượng khá phổ biến, đó là MLT
vì chẩn đoán ĐTĐTK.
4.3. Các chỉ định mổ lấy thai
Tỷ lệ MLT do các nguyên nhân ĐTĐTK, thai to,
mổ cũ chiếm tỷ lệ cao nhất. Thai to là một trong
những biến chứng của ĐTĐTK. Tỷ lệ mổ vì thai to
trong nghiên cứu của chúng tôi chiếm 18,29%.
Tỷ lệ này gần tương đương so với Nguyễn Thị lệ
Thu (2010) là 23,6% và Nguyễn Thế Bách (2008)
là 35,5%. Để ước tính trọng lượng thai, siêu âm 2
chiều được kiểm chứng là có độ chính xác tương
đương khám lâm sàng và có độ sai số từ 15-20%
[2],[6].Chính vì có sự sai số như vậy nên đã đẩy tỷ lệ
chỉ định mổ trước sinh vì thai to nên cao hơn so với
thực tế sau khi mổ.
Trong nghiên cứu của chúng tôi thấy, có một
tỷ lệ nhất định MLT vì ĐTĐTK (46,30%). Nghiên cứu
của Naylor D. C và cộng sự thực hiện năm 1996,
tiến hành trên 3778 thai phụ tại Canada [7]. Trong
nghiên cứu này, nhóm ĐTĐTK kiểm soát không tốt
gồm 115 thai phụ, chẩn đoán ĐTĐTK không được
tiết lộ và không được điều trị kiểm soát ĐH. Tỷ lệ
MLT (29,6%) cao hơn so với không ĐTĐTK (20,2%)
và tỷ lệ thai to so sánh giữa 2 nhóm này là 28,7%
so với 13,7%. Nhóm ĐTĐTK kiểm soát tốt gồm 143
thai phụ, là nhóm công khai chẩn đoán và được
điều chỉnh đường huyết. Mặc dù tỷ lệ thai to thấp
Tập 13, số 01
Tháng 05-2015
Tạp chí PHỤ SẢN
37
TẠP CHÍ PHỤ SẢN - 13(1), 34-38, 2015
hơn so với nhóm ĐTĐTK kiểm soát không tốt
(10,5%-13,7%) và thấp hơn rất nhiều so với nhóm
không ĐTĐTK (10,5%-28,7% với p<0,001), nhưng
tỷ lệ MLT vẫn cao hơn nhóm không ĐTĐTK (33,6%-
20,2% với p<0,01), Naylor và cộng sự đã cho rằng
chính sự công khai chẩn đoán ĐTĐ đã ảnh hưởng
tới chỉ định MLT. Kết luận này cũng được Sela Y [6]
nhấn mạnh trong bài báo khi bàn về thái độ xử
trí sản khoa đối với thai phụ ĐTĐTK: tỷ lệ mổ lấy
thai thường cao hơn ở thai phụ ĐTĐTK và có hiện
tượng MLT vì đó là thai phụ ĐTĐTK.
Chỉ định MLT chỉ vì ĐTĐTK là một chỉ định chưa
chặt chẽ.Nếu chúng ta chỉ định mổ chưa đúng,
chưa chặt chẽ, thì sẽ làm tăng tỷ lệ mổ đẻ nói
chung đặc biệt là tăng tỷ lệ mổ đẻ ở người con so.
Điều đó đồng nghĩa với tăng nguy cơ thai nghén
cho lần sau, như chửa vết mổ, rau tiền đạo, rau cài
răng lượclàm tăng gánh nặng cho bác sĩ sản phụ
khoa và để lại hậu quả nặng nề cho người bệnh.
Hội thảo quốc tế lần thứ 5, khuyến cáo“không
được thái quá trong thái độ xử trí với thai phụ
được dán nhãn ĐTĐTK như việc tăng chỉ định MLT
hoặc cho trẻ sơ sinh nhập khoa săn sóc tích cực vô
căn cứ [5].
Qua đó chúng tôi cũng thấy kiểm soát đường
huyết không phải là yếu tố quan trọng nhất, còn
nhiều yếu tố khác ngoài đường huyết làm thay đổi
tỷ lệ MLT ở thai phụ ĐTĐTK.
4.4. Trọng lượng thai
Trong ĐTĐTK, kiểm soát ĐH quá mức cần thiết
hoặc ăn kiêng thái quá có thể dẫn đến thai nhẹ
cân khi sinh.
Hội thảo quốc tế lần thứ 4 về ĐTĐTK (1997)
chủ yếu khuyến cáo nghiên cứu sử dụng các yếu
tố nguy cơ để phục vụ chẩn đoán ĐTĐTK [8].Đến
hội thảo quốc tế lần thứ 5 (2005) thì định hướng
chủ yếu tập trung nghiên cứu về các nguy cơ mới,
những yếu tố nguy cơ có thể thay đổi được để xây
dựng các chiến lược phòng ĐTĐTK [5].Thai to và
thai kém phát triển là các yếu tố nguy cơ đó. Tỷ lệ
mổ đẻ có trọng lượng thai < 3500g cao gấp 3,5 lần
trọng lượng thai ≥ 3500g, chứng tỏ rằng còn rất
nhiều yếu tố khác ngoài thai to trong ĐTĐTK đã
làm ảnh hưởng đến tỷ lệ MLT.
Đối với đẻ thường đẻ con ≥ 3500g chúng tôi gặp
ở các sản phụ sinh con rạ, tiền sử đẻ con to, hay sản
phụ ĐTĐTK vào viện khi cổ tử cung đã mở nhiều.
Còn đa số là đẻ thường với trọng lượng thai < 3500g.
4.5. Biến chứng của mẹ sau đẻ
Nhiễm trùng sau đẻ chúng tôi gặp 7 trường
hợp chiếm tỷ lệ 1,69% gần tương đương với tác giả
Nguyễn Thế Bách (2008), tỷ lệ này là 2,9%[4].
Chúng tôi gặp 3 (0,72%) trường hợp chảy máu
sau đẻ phải truyền máu đều ở nhóm thai phụ đẻ
forcep. Như vậy vấn đề đặt ra là trong khi tỷ lệ MLT
của thai phụ ĐTĐTK chiếm tỷ lệ rất cao, chỉ định
mổ của ĐTĐTK quá rộng rãi, tỷ lệ biến chứng trong
và sau mổ không có gì đặc biệt so với nhóm không
ĐTĐTK thì các bác sĩ sản khoa nên cân nhắc giữa
mổ đẻ và forcep để hạn chế đến mức thấp nhất
biến chứng cho mẹ và con.
4.6. Biến chứng sơ sinh
Biến chứng thường gặp nhất là thai to, tiếp đến
là hạ ĐH sơ sinh. Tỷ lệ thai to của chúng tôi cao
hơn Vũ Bích Nga [9] nhưng thấp hơn nhiều so với
các tác giả khác. Có lẽ do vậy nên trong nghiên
cứu của chúng tôi tỷ lệ hạ ĐH và canxi máu cũng
thấp hơn.
Chấn thương trong cuộc đẻ chúng tôi gặp 2
trường hợp tụ máu dưới da đầu do hậu quả của
forceps. Còn trong nghiên cứu của Nguyễn Thị Lệ
Thu gặp 1 trường hợp sai khớp vai và tổn thương
đám rối thần kinh cánh tay do đẻ thai to.
Tuy nhiên tất cả các nghiên cứu của chúng tôi
cỡ mẫu còn rất nhỏ, số lượng biến chứng sơ sinh
cho thấy thấp.
Hội thảo quốc tế lần thứ 5 về ĐTĐTK khuyến
cáo: “chẩn đoán và xử trí tích cực ĐTĐTK làm giảm
tỷ lệ biến chứng sản khoavà biến chứng sơ sinh về
ngang với tỷ lệ chung của cộng đồng [5].
5. Kết luận
Hơn 90% sản phụ ĐTĐTK kết thúc thai kì khi
tuổi thai ≥38 tuần.
- Tỷ lệ mổ đẻ là 76,38%, đẻ thường là 22,65%
và forceps là 1,45%. Trong các trường hợp mổ lấy
thai: mổ vì ĐTĐTK đơn thuần là 46,30%, mổ vì thai
to là 18,29%, mổ cũ là 13,56%, TSG là 8,20%, thai
suy: 2,20%, đầu không lọt: 2,52% và ĐTĐTK kèm
các yếu tố đẻ khó khác là 7,25%. Tai biến do mổ
chủ yếu là nhiễm trùng vết mổ chiếm 1,69%.
- Trong những trường hợp đẻ đường dưới: trọng
lượng thai < 3500g chiếm 79,60% và ≥ 3500g là
20,40%, tai biến rách CTC, tụ máu TSM là 2,89%,
chảy máu phải truyền máu là 0,48%.
- Tỷ lệ đẻ non là 9,87%,TSG là 3,61% và thai to ≥
4000g là 4,58%.
- Có 1 trường hợp thai chết trong buồng tử
cung và 2 trường hợp con bị sang chấn trong
đẻ forceps.
VŨ MAI PHƯƠNG, LÊ THỊ THANH TÂM, ĐẶNG THỊ MINH NGUYỆT SẢN KHOA VÀ SƠ SINH
Tập 13, số 01
Tháng 05-2015
Tạp chí PHỤ SẢN
38
Tài liệu tham khảo
1. Fortner et al. Endocrine Disorders of Pregnancy; Johns
Hopkins Manual of Gynecology and Obstetrics, the, 3rd
Edition Lippincott Williams and Wilkins. 2007, 13, 1-24.
2. Sela .Y, Elchalal. U, Itamar.R. Managing labor and
delivery of thediabetes Mother.Expert rev of obstet gynecol.
Medscape diabetes & Endocrinology 2009; 4 (5), 547-554.
3. Nguyễn Thị Lệ Thu. Nghiên cứu tỷ lệ và cách xử trí trong
chuyển dạ đối với thai phụ đái tháo đường thai nghén tại
khoa sản bệnh viện Bạch Mai; Luận văn tốt nghiệp bác sỹ
chuyên khoa cấp 2, Đại học Y Hà Nội. 2010.
4. Nguyễn Thế Bách. Nhận xét đặc điểm lâm sàng, cận
lâm sàng và một số yếu tố liên quan đến chuyển dạ ở sản
phụ đái tháo đường tại bệnh viện phụ sản Trung Ương. Luận
văn tốt nghiệp thạc sĩ y học, trường đại học y Hà Nội, 2008.
30-53
5. Metzger B et al. Summary and recommendations of
the Fifth InternationalWorkshop-Conferenceon Gestational
Diabetes Mellitus;Diabetes care, Supplement 2. 2007,
S531-S26.
6. Conway D.L. Obstetric Management in Gestational
Diabetes; Diabetes care, supplement 2 july 2007, 175-180.
7. Willer A.K et al. The impact of risk facter and more
stringent diagnostic criteria of gestatinal diabetes on
outcomes in central european women; J clin endocrinol
metab. 2008, 93(5), 1689-1695
8. Metzger B et al. Proceedings of the Fourth International
Workshop- Conference on Gestational Diabetes
Mellitus:Summary and recommendations of the Fourth
International Workshop- Conference on Gestational Diabetes
Mellitus; Diabetes care, Supplement 2, B. 1998, 161-B167
9. Vũ Bích Nga. Nghiên cứu ngưỡng glucose máu lúc đói
để sàng lọc đái tháo đường thai kỳ và bước đầu đánh giá
hiệu quả điều trị, Luận văn tiến sỹ y học, trường đại học Y
Hà Nội. 2009, tr 62-90.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
nhan_xet_thai_do_xu_tri_san_khoa_o_thai_phu_dai_thao_duong_t.pdf