Nhận xét tình hình sâu răng sữa và nhu cầu điều trị của trẻ 3 - 5 tuổi ở trường mẫu giáo tại thành phố Huế

- Trong nghiên cứu của chúng tôi 788 em bị sâu răng, có 4.951 răng cần trám và chữa tủy, nhưng qua điều tra thì chỉ có 69 răng được trám, chiếm 1,39% và tỉ lệ số răng chữa/ số răng nhổ là 1/3. Trong 210 răng nhổ thì số răng cối sữa bị nhổ là 73 răng, chiếm 34,8%. - Alsheneifi T. ở Boston (2001), hồi cứu trên 277 bệnh nhi tuổi từ 3 - 13, với 567 răng sữa bị nhổ thì nhóm răng cối sữa thứ 1 bị nhổ nhiều nhất (30%), kế đến là nhóm răng cửa giữa (25%) và có sự khác biệt về tuổi với nhóm răng bị nhổ. Ở trẻ 3 - 5 tuổi hơn 50% răng bị nhổ là nhóm răng cửa (trong khi đó ở chúng tôi là nhóm răng cối), còn trẻ 6 - 9 tuổi lại là nhóm răng cối sữa thứ nhất, điều này được giải thích do nhóm 3 - 5 tuổi các răng cửa bị sâu sớm và nhổ vì bú sữa. - Tại Quận 3 tp HCM, nơi có nhiều phòng nha cố định nhất, thì tỉ lệ chữa/nhổ là 1/1,7 ở hệ răng sữa, Bộ môn Điều dưỡng Nha khoa, Khoa RHM - Đại học Y Dược tp HCM (2003) cho biết nguyên nhân chủ yếu của việc nhổ răng là do sâu (84,31%), trong đó số răng sữa nhổ trước tuổi thay là 41,88%, chủ yếu là nhóm răng cối sữa (31,88%). Điều này cho thấy việc nhổ răng sữa sớm là do cha mẹ không quan tâm đến răng sữa, cho rằng răng đó chỉ tạm thời, sẽ được thay thế nên để hư đến mức độ không thể điều trị bảo tồn (Khoa RHM là đơn vị giảng dạy nên không thể tùy tiện chỉ định nhổ). - Tại Huế, theo báo cáo của Trung tâm Y tế Học đường (2002), 2.338 bệnh nhi đến khám, có 1.669 hồ sơ nhổ răng và nhổ 2.389 răng. Từ những nghiên cứu trên, cho thấy nhóm răng cối giữ chức năng nhai chủ yếu bị mất quá sớm, các em sẽ có khuynh hướng nhai ở vùng răng cửa, ảnh hưởng đến sự mọc răng và phát triển khớp cắn sau này. Đây cũng là tình trạng chung của những nước đang phát triển, phần lớn trẻ trước tuổi đến trường không bao giờ đến bác sĩ nha khoa khi chưa có triệu chứng đau và sưng.

doc8 trang | Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 185 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nhận xét tình hình sâu răng sữa và nhu cầu điều trị của trẻ 3 - 5 tuổi ở trường mẫu giáo tại thành phố Huế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 24, 2004 NHẬN XÉT TÌNH HÌNH SÂU RĂNG SỮA VÀ NHU CẦU ĐIỀU TRỊ CỦA TRẺ 3 - 5 TUỔI Ở TRƯỜNG MẪU GIÁO TẠI THÀNH PHỐ HUẾ Nguyễn Thúc Quỳnh Hoa Trường Đại học Y khoa, Đại học Huế ĐẶT VẤN ĐỀ Sâu răng sữa là bệnh phổ biến ở trẻ em chiếm tỉ lệ khá cao ở các nước đang phát triển. Tại Huế, tỉ lệ sâu răng sữa của trẻ 6 - 10 tuổi là 78,75%. Răng sữa đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của trẻ, khi răng sữa bị sâu, trẻ có thể đau đớn, nhai kém, biếng ăn, mất ngủ ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất của trẻ, ảnh hưởng đến vị trí mọc răng vĩnh viễn và sai khớp cắn. Ở Việt Nam, việc điều trị bảo tồn răng sữa chưa được quan tâm, chủ yếu là nhổ. Chúng tôi thực hiện đề tài này để tìm hiểu tình trạng sâu răng sữa và tình hình điều trị ở trẻ từ 3 đến 5 tuổi. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Đối tượng nghiên cứu: 941 trẻ từ 3-5 tuổi ở 7 trường mẫu giáo của thành phố Huế năm học 2002-2003 2. Phương pháp nghiên cứu: 2.1. Thiết kế nghiên cứu: điều tra cắt ngang trên mẫu chọn từ các trường mẫu giáo ở trung tâm và ngoại vi thành phố Huế năm học 2002-2003. 2.2. Cách chọn mẫu: chọn mẫu chùm, dùng bảng số ngẫu nhiên để chọn cho đủ 220 phần tử ở mỗi lứa tuổi. 2.3. Cỡ mẫu: Được tính theo công thức: Với p = 70% (tỉ lệ theo điều tra năm 1986 tại Huế) d = 0,05 (sai số dự kiến) =0,5 (độ tin cậy 95%), vậy: n = (1,96)2= 322,56 2.4. Biến số nghiên cứu: * Tuổi * Giới tính * Tình trạng răng, tình hình và nhu cầu điều trị - Răng sâu, mức độ sâu: sâu ngà (cần trám), viêm tủy, viêm quanh chóp (cần chữa tủy hoặc nhổ). - Răng mất: Nhổ do sâu hay do chấn thương (cần làm bộ giữ khoảng). - Răng trám: Răng trám tốt bằng Amalgame, GIC, hoặc trám tạm Eugenate * Chỉ số sâu mất trám răng (smtr) Chỉ số này nói lên số trung bình răng sâu, mất, trám của trẻ, nhằm xác định và đánh giá tình trạng sâu răng sữa hiện có trong miệng. Chỉ số này được đánh giá trên 20 răng sữa. 2.5. Tiêu chuẩn chẩn đoán sâu răng: - Thân răng sâu: khi phát hiện một sang thương ở hố rãnh, hay ở mặt láng, có đáy và thành mềm. + Sâu ngà: khi thành và đáy có ngà mềm, đau khi chạm vào. + Viêm tủy cấp: nhức dữ dội, đau về đêm, có thể lộ tủy, gõ đau. + Viêm quanh chóp: không đau khi chạm, có lỗ dò ở nướu. - Thân răng đã trám và không sâu: khi trên thân răng có một hay nhiều miếng trám vĩnh viễn và không có sâu thứ phát hay không có bất kỳ chỗ nào trên thân răng bị sâu nguyên phát. - Răng mất do sâu khi răng này có chỉ định nhổ và đã nhổ do sâu. 2.6. Phương tiện nghiên cứu: * Nhân lực: Tự bản thân đi điều tra các cháu và sinh viên RHM4 ghi chép. * Dụng cuü: Dụng cụ chuyên khoa và hóa chất phục vụ cho việc khám. * Phiếu điều tra in sẵn theo biến nghiên cứu. 2.7. Phương pháp khám: - Mỗi cá thể một phiếu điều tra, ghi đủ các chi tiết trên phiếu. - Khám từng cá thể, tuần tự từ răng hàm trên bên phải sang bên trái, xuống hàm dưới trái qua phải và ghi đầy đủ các biến số nghiên cứu. 2.8. Thống kê, phân tích và xử lý số liệu: Dữ liệu được nhập và phân tích với phần mềm Epi - Info version 6.0 và SPSS for Windows 95. Thống kê mô tả được dùng để trình bày các tỉ lệ và số trung bình smtr. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN Qua điều tra 941 trẻ tại 7 trường mẫu giáo ở lứa tuổi từ 3 - 5 trong thành phố Huế, chúng tôi có một số kết quả như sau: 1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu: Bảng 1: Phân bố đối tượng nghiên cứu theo tuổi và giới Giới Tuổi Nam Nữ Tổng n % n % n % 3 167 55,67 133 44,33 300 31,88 4 177 52,68 159 47,32 336 35,71 5 160 52,46 145 47,54 305 32,41 Tổng 504 53,56 437 46,44 941 100 * Nam: 53,56%, Nữ: 46,44%, 3 tuổi: 31,88%, 4 tuổi: 35,71%, 5 tuổi: 32,41% 2. TÌNH HÌNH BỆNH SÂU RĂNG 2.1. Tỉ lệ sâu răng chung Biểu đồ 1: Tỉ lệ sâu răng của trẻ 3 - 5 tuổi 2.2. Chỉ số sâu mất trám (smtr) Bảng 2: Số trung bình sâu mất trám/ trẻ N T/S R sâu T/S R mất T/S R trám Tổng Mean SD 941 4951 210 69 5230 5.56 4.33 Qua điều tra 941 trẻ, cho thấy có 788 em bị sâu răng ở mọi mức độ, chiếm tỉ lệ khá cao 83,74% và trung bình mỗi em sâu trên 5 răng (smt-r: 5,56). 2.3. Mức độ sâu của răng Bảng 3: Mức độ sâu của răng ở trẻ bị sâu răng Mức độ 1 2 3 1+2 1+3 2+3 1+2+3 Tổng N 388 5 18 117 146 8 106 788 % 49.24 0.63 2.88 14.85 18.53 1.02 13.45 100 * Ghi chú: - 1: răng sâu ngà; 2: viêm tủy; 3: viêm quanh chóp Trong 788 trẻ bị sâu răng có trên 52% trẻ chỉ có một mức độ sâu trong miệng, còn lại có 2 mức độ và 3 mức độ. Nếu chúng ta điều trị được số trẻ bị sâu ngà sẽ cứu được gần 50% trẻ phải chữa tủy hoặc phải nhổ răng sớm trước tuổi thay. 3. Tình hình điều trị và nhu cầu điều trị hiện nay: 3.1. Tình hình nhổ răng (mất răng) Bảng 4: Phân bố tỉ lệ trẻ mất răng theo tuổi Tuổi Mất răng 3 4 5 Tổng c2 p N 15 31 63 109 39.030 < 0.05 % 5.00 9.20 20.7 11.6 Tổng số khám 300 336 305 941 T/s mất R cối 51 % / Ts mất R 46.8 Tình trạng nhổ răng (mất răng) chiếm 11,6% và tăng theo tuổi, từ 5% ở 3 tuổi, 9,2% ở 4 tuổi và 20,7% ở 5 tuổi, trong đó 46,8% mất nhóm răng cối. Điều này cho thấy số trẻ bị nhổ răng cối sữa sớm khá nhiều, cần có sự quan tâm của chuyên ngành. Bảng 3.14: Phân bố tỉ lệ trẻ mất răng theo giới Giới Mất răng Nam Nữ Tổng c2 p n 69 40 109 4.70 < 0.05 % 13.69 9.15 11.58 Tổng số khám 504 437 941 - Tỉ lệ nam nhổ nhiều hơn nữ, có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). 3.3.2. Tình hình chữa răng: Bảng 3.17: Tỉ lệ trẻ được trám theo giới Giới Trám Nam Nữ Tổng c2 p Không n 489 420 909 1.65 > 0.05 % 97.02 96.11 96.60 Trám tốt n 7 11 18 % 1.39 2.52 1.91 Trám tạm n 8 6 14 % 1.59 1.37 1.49 Tổng N 504 437 941 - trẻ nữ được trám nhiều hơn nam chút ít Bảng 3.18: Tỉ lệ răng được chữa và răng mất (nhổ)/ tổng số răng sâu Tình hình điều trị n T/s răng sâu, mất, trám Tỉ lệ % Số răng được chữa 69 5230 1,32 Số răng nhổ (mất) 210 4,01 Số răng cối sữa nhổ 73 34,76 - Trong nghiên cứu của chúng tôi 788 em bị sâu răng, có 4.951 răng cần trám và chữa tủy, nhưng qua điều tra thì chỉ có 69 răng được trám, chiếm 1,39% và tỉ lệ số răng chữa/ số răng nhổ là 1/3. Trong 210 răng nhổ thì số răng cối sữa bị nhổ là 73 răng, chiếm 34,8%. - Alsheneifi T. ở Boston (2001), hồi cứu trên 277 bệnh nhi tuổi từ 3 - 13, với 567 răng sữa bị nhổ thì nhóm răng cối sữa thứ 1 bị nhổ nhiều nhất (30%), kế đến là nhóm răng cửa giữa (25%) và có sự khác biệt về tuổi với nhóm răng bị nhổ. Ở trẻ 3 - 5 tuổi hơn 50% răng bị nhổ là nhóm răng cửa (trong khi đó ở chúng tôi là nhóm răng cối), còn trẻ 6 - 9 tuổi lại là nhóm răng cối sữa thứ nhất, điều này được giải thích do nhóm 3 - 5 tuổi các răng cửa bị sâu sớm và nhổ vì bú sữa. - Tại Quận 3 tp HCM, nơi có nhiều phòng nha cố định nhất, thì tỉ lệ chữa/nhổ là 1/1,7 ở hệ răng sữa, Bộ môn Điều dưỡng Nha khoa, Khoa RHM - Đại học Y Dược tp HCM (2003) cho biết nguyên nhân chủ yếu của việc nhổ răng là do sâu (84,31%), trong đó số răng sữa nhổ trước tuổi thay là 41,88%, chủ yếu là nhóm răng cối sữa (31,88%). Điều này cho thấy việc nhổ răng sữa sớm là do cha mẹ không quan tâm đến răng sữa, cho rằng răng đó chỉ tạm thời, sẽ được thay thế nên để hư đến mức độ không thể điều trị bảo tồn (Khoa RHM là đơn vị giảng dạy nên không thể tùy tiện chỉ định nhổ). - Tại Huế, theo báo cáo của Trung tâm Y tế Học đường (2002), 2.338 bệnh nhi đến khám, có 1.669 hồ sơ nhổ răng và nhổ 2.389 răng. Từ những nghiên cứu trên, cho thấy nhóm răng cối giữ chức năng nhai chủ yếu bị mất quá sớm, các em sẽ có khuynh hướng nhai ở vùng răng cửa, ảnh hưởng đến sự mọc răng và phát triển khớp cắn sau này. Đây cũng là tình trạng chung của những nước đang phát triển, phần lớn trẻ trước tuổi đến trường không bao giờ đến bác sĩ nha khoa khi chưa có triệu chứng đau và sưng. 3.3.3. Nhu cầu điều trị hiện nay Bảng 3.19: Số răng có nhu cầu điều trị Nhu cầu n Số trẻ khám Số trẻ sâu răng Trám 3842 941 788 Chữa tủy 436 Nhổ 673 Tổng cộng 4951 * Nhu cầu điều trị rất cao, nhất là trám * Số răng cần chữa tuỷ nếu không điều trị kịp thời sẽ bị nhổ Biểu đồ 3.6: Nhu cầu điều trị sâu răng sữa KẾT LUẬN Qua điều tra tình hình sâu răng của 941 trẻ từ 3-5 tuổi ở 7 trường Mẫu giáo thuộc thành phố Huế, sau khi phân tích kết quả điều tra, chúng tôi xin đưa ra một số kết luận như sau: - Tỉ lệ sâu răng của trẻ 3-5 tuổi là 83,74%, smtr: 5,56. Trong số đó 49,24% trẻ bị sâu ngà, 43,03% trẻ bị 2-3 mức độ sâu trong hàm, 2,28% trẻ chỉ bị viêm quanh chóp vàì 0,63% trẻ bị viêm tủy. - Răng sâu ngà: 3842 răng, 1109 răng viêm tủy hoặc viêm quanh chóp. - 95% sâu răng không được điều trị, 4% sâu răng bị nhổ trước tuổi thay, trong đó số răng cối bị nhổ chiếm 34,8%, 1% sâu răng được chữa. - Nhu cầu điều trị hiện nay: 49,24% trẻ cần trám đơn giản, số còn lại, ngoài việc trám còn cần điều trị tủy hoặc nhổ. TÀI LIỆU THAM KHẢO Ngô Đồng Khanh. Điều tra sức khỏe răng miệng, Viện RHM tp HCM (1997). Nguyễn Văn Phận, Dương Đình Phong, Nguyễn Thúc Quỳnh Hoa và cộng sự, Công tác nha học đường tại trường Mầm non I và Trường PTCS Nguyễn Chí Diễu tp. Huế, Tập san nghiên cứu khoa học, Đại học Y Huế, số 2, (1991) 53 - 54 Nguyễn Trọng Phúc. Khảo sát tình hình nhổ răng ở trẻ em từ 6 - 12 tuổi tại bộ môn Điều Dưỡng Nha Khoa, Khoa Răng Hàm Mặt - Đại học Y Dược tp HCM, Tuyển tập công trình nghiên cứu khoa học Răng Hàm Mặt, Nxb Y học tp HCM, (2003) 205 - 211. Lê Quý Thảo. Báo cáo Tổng kết 5 năm công tác nha học đường Tỉnh Thừa Thiên-Huế 1997- 2001 và phương hướng kế hoaüch năm 2001- 2005, Trung tâm Nha Khoa Cộng Đồng, Sở Y Tế Thừa Thiên - Huế (2001). Trần Văn Trường. Điều tra sức khỏe răng miệng toàn quốc 1999-2001, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Viện Răng Hàm Mặt Hà Nội, Nxb Y học HN (2002). Alsheneifi T., Hughes C.V. Reasons for dental extraction in children, Pediatr- Dent, 23(2), (2001) 109 -112. Wendy Low, Stephane Schwartz. The effect of severe caries on the quality of life in young children, Oral heath (2000) 13 - 14. TÓM TẮT Mục đích nghiên cứu: Tìm hiểu tình trạng sâu răng sữa và tình hình điều trị ở trẻ từ 3 đến 5 tuổi tại thành phố Huế Đối tượng và phương pháp: 941 trẻ từ 3 - 5 tuổi ở 7 trường mẫu giáo của Tp Huế năm học 2002 - 2003 Khám và đánh giá trên 20 răng sữa, ghi nhận các biến số răng sâu, răng mất, răng trám và chỉ số smtr. Kết quả nghiên cứu: - Tỉ lệ sâu răng của trẻ 3 - 5 tuổi là 83,74%, smtr: 5,56 . - 95% sâu răng không được điều trị, 4% sâu răng bị nhổ trước tuổi thay răng. - Nhu cầu điều trị: 49,24% trẻ cần trám đơn giản, số còn lại, cần điều trị tủy hoặc nhổ. Kết luận: Tỷ lệ sâu răng sữa của trẻ 3- 5 tuổi ở Huế khá cao, điều trị bảo tồn chưa được đúng đắn chủ yếu là nhổ gây mất răng, nhu cầu điều trị còn rất cao. A COMMENT ON THE DECAY STATUS OF PRIMARY DENTITION AND TREATMENT NEED IN KINDERGARTEN CHILDREN AGED 3 - 5 IN HUE CITY Nguyen Thuc Quynh Hoa College of Medicine, Hue University SUMMARY Purpose: To study the decay status of primary dentition and its treatment in children aged 3 - 5 in Hue City Subjects and Methods A cross-sectional description was conducted on 941 children aged 3 - 5 in 7 kindergartens of Hue City in the school year 2002-2003. Twenty primary teeth were examined and evaluated. The variables of decayed, missing and filled teeth as well as dmf-t index were recorded. Results - Tooth decay proportion in children aged 3-5 was 83.74%, dmf-t =5.56 - 95% with untreated decayed teeth, and 4% extracted before eruption age. - 49% of the children needed simple treatment (filling), and the rest needed endontic intervention or extraction. Conclusion: The percentage of children with decayed primary teeth in Hue children is rather high. Conservative treatment is not completely applied and treatment need is still very high.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docnhan_xet_tinh_hinh_sau_rang_sua_va_nhu_cau_dieu_tri_cua_tre.doc
Tài liệu liên quan