Ức chế bêta: Một phân tích gộp của 31 thử
nghiệm đã chứng minh việc sử dụng ức chế bêta
lâu dài sau NMCT làm giảm tỷ lệ tử vong do
mọi nguyên nhân, làm giảm tỷ lệ tái nhồi máu
và thuốc có lợi ở tất cả BN sau NMCT có hay
không rối loạn chức năng thất trái(10). Trong NC
của chúng tôi, tỷ lệ sử dụng ức chế bêta sau xuất
viện 56,1%, cao hơn so với 24 giờ đầu NV
(21,2%) và trong tuần đầu (48,8%). Kết quả này
tương tự Cao Thanh Ngọc(6) tại BV Chợ Rẫy
(54,32%) và thấp hơn Gouya G(11) tại Áo (72%).
Statin: Việc sử dụng Statin lâu dài sau
NMCT đã được chứng minh làm giảm tỷ lệ tử
vong và tái NMCT (theo thử nghiệm CARE(20) và
LIPID(25)). Trong NC của chúng tôi, tỷ lệ sử dụng
Statin sau xuất viện là 96,1%. Kết quả này cao
hơn Võ Đông Quang(28) tại BV Chợ Rẫy 75,45%,
Gouya G(11) tại Áo 68% và cao hơn Beck C.A(3) tại
Canada 45%, Chiara AD và cs(7) tại Ý 49%. Điều
này có thể do NC của các tác giả nước ngoài ở
thời điểm chưa khuyến cáo rộng rãi lợi ích của
Statin trong phòng ngừa thứ phát sau NMCT.
Nitrat: chỉ có tác dụng làm giảm triệu chứng
đau ngực, sử dụng lâu dài đã chứng minh
không làm giảm các biến cố tim mạch cũng như
tỷ lệ tử vong (theo thử nghiệm GISSI-3(15) và ISIS-
4(13)). Trong NC của chúng tôi tỷ lệ BN sử dụng
Nitrat sau xuất viện khá cao 92,3%. Điều này có
lẽ do thói quen cho để giảm đau ngực theo yêu
cầu của BN.
7 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 28/01/2022 | Lượt xem: 189 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nhận xét về điều trị nhồi máu cơ tim cấp tại bệnh viện thống nhất thành phố Hồ Chí Minh từ 01/2009 - 06/2010, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011
Chuyên Đề Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất 2011 170
NHẬN XÉT VỀ ĐIỀU TRỊ NHỒI MÁU CƠ TIM CẤP
TẠI BỆNH VIỆN THỐNG NHẤT TP. HỒ CHÍ MINH TỪ 01/2009 - 06/2010
Phạm Hòa Bình*, Hồ Thượng Dũng**, Châu Văn Vinh**
TÓM TẮT
Mục tiêu: Khảo sát tỷ lệ các phương pháp điều trị nhồi máu cơ tim cấp và tỷ lệ các thuốc dùng theo khuyến
cáo ở thời điểm 24 giờ đầu, tuần đầu và khi xuất viện.
Phương pháp nghiên cứu: Tiến cứu, cắt ngang mô tả.
Đối tượng: Tất cả BN được chẩn đoán nhồi máu cơ tim cấp theo AHA/ACC (2007) nhập khoa Tim mạch
cấp cứu và can thiệp BV Thống Nhất từ 01/2009 - 06/2010.
Kết quả: Từ 01/2009 đến 06/2010 chúng tôi thu thập được 170 bệnh nhân. Tuổi trung bình 66,81 ± 13
tuổi, nam chiếm 74,7% và cư trú chủ yếu tại TP. HCM (94,7%). Tăng HA là YTNC chiếm cao nhất (70,6%), kế
đến là rối loạn lipid máu (35,3%). Hơn một nữa bệnh nhân nhập viện trong bệnh cảnh NMCT cấp ST chênh lên
(58,8%) và 48% trong số đó được can thiệp động mạch vành qua da cấp cứu. Các nhóm thuốc như heparin,
aspirin, clopidogrel, ức chế men chuyển/ức chế thụ thể angiotensin II và statin được dùng với tỷ lệ cao. Tỷ lệ sử
dụng ức chế bêta 24 giờ đầu còn thấp (21,2%), có tăng lên khi nằm viện (48,8%) và xuất viện (56,1%).
Kết luận. Hơn một nửa bệnh nhân nhập viện trong bệnh cảnh nhồi máu cơ tim cấp có ST chênh lên
(58,8%) và một nửa trong số đó được can thiệp mạch vành qua da cấp cứu (48%). Các nhóm thuốc như heparin,
aspirin, clopidogrel, ức chế men chuyển/ức chế thụ thể angiotensin II và statin được dùng phù hợp khuyến cáo.
Từ khóa. Điều trị, nhồi máu cơ tim cấp.
ABSTRACT
TREATMENT OF ACUTE MYOCARDIAL INFARCTION AT THONG NHAT HOSPITAL IN HO CHI
MINH CITY FROM 01/2009 TO 06/2010.
Pham Hoa Binh, Ho Thuong Dung, Chau Van Vinh
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 2 - 2011: 170 - 176
Objectives: Studying the proportions of methods in treatment of AMI and the proportions of drugs based on
guidelines during the first 24 hours, the first week and at discharge.
Methods: A prospective, cross-sectional and descriptive study on all of the patients who were admitted to
Department of Emergency and Interventional Cardiology, Thong Nhat hospital from 01/2009 to 06/2010. Acute
Myocardial Infarction was determined by AHA/ACC criteria (2007).
Results: There were 170 patients with AMI hospitalized from 01/2009 to 06/2010. The mean age was 66.81
± 13 and 74.7% was male. Most of the patients lived in Ho Chi Minh city (94,7%). The major risk factors were
hypertension (70.3%) and dyslipidemia (35.3%). The frequency of STEMI was 58.8% and the frequency of
primary percutaneous coronary intervention was 48%. Heparin, aspirin, clopidogrel, ACEIs or ARBs and statin
were used in high proportions. The proportion of beta blocker use which was low in the first 24 hours (22.2%)
increased at the first week (48.8%) and then 56.1% at discharge.
* Bộ môn Lão Khoa - Đại học Y Dược Tp Hồ Chí Minh
** Khoa Tim mạch cấp cứu và can thiệp - Bệnh viện Thống Nhất Tp Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: ThS. BS. Phạm Hòa Bình ĐT: 0989070527 Email: drbinh98@yahoo.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất 2011 171
Conclusions: STEMI was accounted for 50% of all the patients with AMI admitted to Thong Nhat hospital
and half of these patients were performed primary percutaneous coronary intervention. Drugs such as heparin,
aspirin, clopidogrel, ACEIs or ARBs and statin were used in high proportions and this was suitable for
guidelines.
Key words: Treatment, acute myocardial infarction.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Nhồi máu cơ tim cấp là nguyên nhân hàng
đầu gây tử vong ở các quốc gia phát triển và là
gánh nặng bệnh tật ngày càng gia tăng ở các
nước đang phát triển. Trước đây nhồi máu cơ
tim là bệnh hiếm gặp tại Việt Nam. Nhưng trong
những năm gần đây tình hình khác hẳn. Theo
thống kê của Sở Y Tế Thành Phố Hồ Chí Minh,
chỉ riêng năm 2000 đã có 3.222 bệnh nhân bị
nhồi máu cơ tim và trong 6 tháng đầu năm 2001
có 1.725 bệnh nhân nhồi máu cơ tim(26).
Ở Việt Nam, nhiều năm trước đây các
bệnh nhân nhồi máu cơ tim chủ yếu được
điều trị bằng nội khoa đơn thuần với các
thuốc kinh điển như thuốc tiêu sợi huyết,
thuốc kháng đông, chống kết tập tiểu cầu
(aspirin, clopidogrel), statin, ức chế bêta, ức
chế men chuyển hay ức chế thụ thể
Angiotensin II... Hiện nay với phương pháp
can thiệp mạch vành qua da cấp cứu đã tạo
nhiều cơ hội để mở thông động mạch vành
tắc cấp tính và khôi phục lại dòng chảy bình
thường tới vùng cơ tim bị tổn thương(23,24).
Mặc dù có nhiều khuyến cáo dựa trên chứng
cứ của quốc tế và trong nước về điều trị nhồi
máu cơ tim cấp đang sử dụng rộng rãi tại Việt
Nam (khuyến cáo của Hội tim mạch Hoa Kỳ,
Hội tim mạch Châu âu, Hội tim mạch Việt
Nam(12)), nhưng sự hiểu biết về khả năng áp
dụng các khuyến cáo đó trong thực hành vẫn
còn hạn chế và có khoảng cách nhất định giữa
khuyến cáo với thực tế lâm sàng. Do đó chúng
tôi tiến hành đề tài này nhằm mục tiêu: Khảo sát
tỷ lệ các phương pháp điều trị nhồi máu cơ tim cấp và
tỷ lệ các thuốc dùng theo khuyến cáo ở thời điểm 24
giờ đầu, tuần đầu và khi xuất viện.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Tất cả BN được chẩn đoán Nhồi máu cơ tim
cấp nhập Khoa Tim mạch cấp cứu và can thiệp
BV Thống Nhất từ 01/2009 - 06/2010.
Chẩn đoán nhồi máu cơ tim
Theo tiêu chuẩn của AHA/ACC (2007)(1,2).
Tiêu chuẩn loại trừ
BN nhập viện sau ngày thứ 7 của bệnh, bệnh
nhân chưa được điều trị (tử vong tại khoa cấp
cứu hoặc tử vong khi vừa nhập khoa Tim mạch
cấp cứu và can thiệp), có bệnh nội khoa nặng đi
kèm và các bệnh làm đoạn ST chênh lên (viêm
màng ngoài tim, viêm cơ tim).
Thiết kế nghiên cứu
Tiến cứu, cắt ngang mô tả.
Cỡ mẫu
Tính theo công thức:
151
08,0
)5,01(5,096,1)1(
2
2
2
2
21
x
d
PxP
N
z
: xác suất sai lầm loại 1 (0,05) Z1-/2 = 1,96
P: trị số mong muốn của tỷ lệ. Chọn P = 0,5
để có cỡ mẫu lớn nhất
d: sai số cho phép. Chọn d = 0,08
=> Thực tế chúng tôi thu thập được 170 BN.
Thu thập dữ kiện
Những dữ kiện có liên quan từ hồ sơ bệnh
án của đối tượng nghiên cứu theo mẫu thu thập
số liệu soạn sẵn.
Xử lý thống kê
Các dữ kiện thu được xử lý bằng phần mềm
thống kê SPSS for windows 18.0.
Kết quả được trình bày dưới dạng tỷ lệ %,
trung bình ± độ lệch chuẩn.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011
Chuyên Đề Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất 2011 172
KẾT QUẢ
Từ 01/2009 đến 06/2010 chúng tôi thu thập
được 170 bệnh nhân với các kết quả như sau:
Đặc điểm chung mẫu nghiên cứu
Tuổi và giới
Tuổi trung bình: 66,81 ± 13 (tuổi), thấp nhất
là 31 và cao nhất là 90. Tuổi trung bình nam là
65,17 ± 13,1 (tuổi) và tuổi trung bình nữ 71,67 ±
11,59 (tuổi). Nam chiếm đa số 74,7%, nữ 25,3%
với tỷ lệ nam/nữ là 2,95.
Nơi cư trú
Đa số cư trú tại Thành phố Hồ Chí Minh
(94,7%).
Yếu tố nguy cơ BMV
Bảng 1: Yếu tố nguy cơ BMV.
Yếu tố nguy cơ BMV Số BN Tỷ lệ (%)
Hút thuốc lá 50 29,4
Tăng huyết áp 120 70,6
Rối loạn lipid máu 60 35,3
Đái tháo đường 35 20,6
Tỷ lệ các thể lâm sàng
Bảng 2: Tỷ lệ các thể lâm sàng.
Thể lâm sàng Số BN Tỷ lệ (%)
NMCT cấp ST chênh lên 100 58,8
NMCT cấp không ST chênh lên 70 41,2
Thời gian từ lúc khởi phát đến nhập viện ở
nhóm NMCT cấp ST chênh lên
Bảng 3: Thời gian từ lúc khởi phát đến nhập viện ở
nhóm NMCT cấp ST chênh lên.
Thời gian từ lúc khởi phát
đến nhập viện
Số BN
(n= 100)
Tỷ lệ (%)
<6 giờ 55 55
6 – 12 giờ 16 16
>12 giờ 29 29
Điều trị nhồi máu cơ tim cấp
Tỷ lệ các phương pháp điều trị ở nhóm BN
NMCT cấp ST chênh lên
Bảng 4: Tỷ lệ các phương pháp điều trị ở nhóm BN
NMCT cấp ST chênh lên.
Tỷ lệ các phương pháp điều trị Số BN (n= 100) Tỷ lệ (%)
Can thiệp MV cấp cứu 48 48
Điều trị nội khoa đơn thuần 52 52
Tỷ lệ thuốc dùng trong 24 giờ đầu, tuần đầu và
khi xuất viện
Bảng 5: Tỷ lệ thuốc dùng trong 24 giờ đầu, tuần đầu
và khi xuất viện.
Thuốc
24 giờ đầu
(%)
Tuần đầu
(%)
Xuất viện
(%)
Enoxaparin 87,1 85,9
Aspirin 88,2 86,5 89,7
Clopidogrel 94,1 94,1 99,4
Ức chế men chuyển 62,9 85,3 93,5
Ức chế bêta 21,2 48,8 56,1
Nitrat 77,6 87,1 92,3
Statin 85,9 91,2 96,1
BÀN LUẬN
Đặc điểm chung mẫu nghiên cứu
Tuổi
Tuổi trung bình: 66,81 ± 13 (tuổi), thấp
nhất là 31 và cao nhất là 90. Tuổi trung bình
nam là 65,17 ± 13,1 (tuổi) và tuổi trung bình
nữ 71,67 ± 11,59 (tuổi). Kết quả này tương tự
một số tác giả khác như Phạm Hòa Bình(19) tại
BV Thống Nhất 67,94 ± 11,6 (tuổi), Cao Thanh
Ngọc(6) tại BV Chợ Rẫy 64,22 ± 13,13 (tuổi) và
Nguyễn Thị Hoàng Thanh(17) tại BV đa khoa
Đồng Nai là 64,00 ± 14,58 (tuổi).
Giới
Nam chiếm đa số 74,7%, nữ 25,3%. Tỷ lệ
nam/nữ là 2,95, tương tự tác giả Đỗ Đặng Anh
Đào(8) cũng tại BV Thống Nhất TP. HCM (3,86).
Nơi cư trú
Đa số cư trú tại Thành phố Hồ Chí Minh
(94,7%), tương tự Phạm Hòa Bình(19) (87%).
Yếu tố nguy cơ BMV
Tăng huyết áp chiếm tỷ lệ cao nhất (70,6%),
kế đến là rối loạn lipid máu (35,3%) tương tự tác
giả Phạm Hòa Bình(19) tại BV Thống Nhất (70,3%
và 34,5%), Cao Thanh Ngọc(6) thực hiện tại BV
Chợ Rẫy (51,17% và 38,81%).
Tỷ lệ các thể lâm sàng
Trong nghiên cứu của chúng tôi, hơn một
nửa bệnh nhân nhập viện trong bệnh cảnh
NMCT cấp ST chênh lên (58,8%).
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất 2011 173
Thời gian từ lúc khởi phát đến nhập viện ở
nhóm NMCT cấp ST chênh lên
Ở nhóm NMCT cấp ST chênh lên, tỷ lệ BN
nhập viện < 6 giờ kể từ khi khởi phát triệu
chứng chiếm tỷ lệ cao nhất (55%) và < 12 giờ là
71%. Kết quả này cao hơn một số tác giả khác(28),
điều này có thể giải thích là do đa số BN trong
nghiên cứu của chúng tôi cư trú tại TP. HCM và
là đối tượng cán bộ có bảo hiểm y tế tại BV
Thống Nhất.
Điều trị nhồi máu cơ tim cấp
Tỷ lệ các phương pháp điều trị ở nhóm BN
NMCT cấp ST chênh lên
Ở nhóm BN NMCT cấp ST chênh lên, tỷ lệ
BN điều trị nội khoa đơn thuần và can thiệp
ĐMV qua da cấp cứu tương đương nhau (52%
và 48%). Kết quả về tỷ lệ can thiệp ĐMV qua da
cấp cứu của chúng tôi cao hơn của tác giả Cao
Thanh Ngọc(6) tại BV Chợ Rẫy năm 2005-2006
(19,4%), có thể giải thích là do đối tượng BN tại
BV Thống Nhất đa số cư trú tại TP.HCM, thời
gian từ lúc khởi phát đến nhập viện < 12 giờ
chiếm 71% trong đó < 6 giờ là 55% và chủ yếu là
cán bộ có bảo hiểm y tế tại BV Thống Nhất;
ngoài ra cũng có thể do mẫu NC của chúng tôi
thấp hơn. Nếu so sánh cùng tại BV Thống Nhất
thì tỷ lệ can thiệp ĐMV qua da cấp cứu của
chúng tôi cũng cao hơn của tác giả Phạm Hòa
Bình(19) thực hiện năm 2006-2007 (28,1%).
Tỷ lệ thuốc dùng trong 24 giờ đầu, tuần đầu và
khi xuất viện
Tỷ lệ thuốc dùng trong 24 giờ đầu
Heparin trọng lượng phân tử thấp
(Enoxaparin): dùng để phòng ngừa sự lan rộng
của huyết khối, ngăn ngừa sự xuất hiện huyết
khối bám thành mới, huyết khối hệ thống và tắc
lại các ĐMV; ngoài ra còn ngăn cản hình thành
cục máu đông bền vững do ức chế các yếu tố
làm ổn định Fibrin(24). Trong NC của chúng tôi,
tỷ lệ Heparin trọng lượng phân tử thấp dùng
trong 24 giờ đầu là 87,1%. Kết quả này tương tự
Cao Thanh Ngọc(6) tại BV Chợ Rẫy 93,6%; cao
hơn Montalescot G và cs(16) tại Pháp 41,4%,
Chiara AD và cs(7,8) tại Ý 33%. Điều này có thể do
thời điểm NC của các tác giả nước ngoài (2001)
Heparin trọng lượng phân tử thấp chưa được
khuyến cáo nhiều.
Thuốc chống kết tập tiểu cầu: đã được
chứng minh làm giảm tỷ lệ tử vong và NMCT
tái phát khi dùng sớm trong 24 giờ đầu (trung
bình 5 giờ) sau khi khởi phát triệu chứng nếu
không có chống chỉ định(22). Trong NC chúng
tôi, có 88,2% BN dùng Aspirin và 94,1% BN
dùng Clopidogrel trong 24 giờ đầu NV. Kết quả
cũng tương tự tác giả cao Thanh Ngọc(6) tại BV
Chợ Rẫy là 95,31% và 92,75%.
Thuốc UCMC/ức chế thụ thể Angiotensin
II: đã được chứng minh tác dụng có lợi trong
chống tái cấu trúc thất trái, làm giảm tỷ lệ tử
vong ngắn hạn, đặc biệt ở BN NM vùng trước, ứ
huyết phổi hay PXTM < 40%. Vì thế nên sử
dụng sớm trong 24 giờ đầu nếu không có
CCĐ(24). Trong NC của chúng tôi, tỷ lệ dùng
UCMC trong 24 giờ đầu là 62,9%. Kết quả này
tương tự Cao Thanh Ngọc(6) tại BV Chợ Rẫy
66,31%, Chiara AD và cs(7) tại Ý 69%.
Thuốc ức chế bêta: được chứng minh khi
dùng thuốc trong vòng vài giờ đầu sau NM làm
giảm kích thước vùng NM, giảm tỷ lệ tử vong
và tái nhồi máu. Thuốc có thể làm giảm khả
năng vỡ tim và rung thất, đặc biệt có lợi nhất ở
BN > 65 tuổi và những BN NMCT diện rộng là
những đối tượng dễ bị biến chứng(24). Trong NC
của chúng tôi, tỷ lệ BN dùng ức chế bêta trong
24 giờ đầu tương đối thấp 21,2%, kết quả này
tương tự của tác giả Cao Thanh Ngọc(6) tại BV
Chợ rẫy là 23,24%. Điều này có thể do BN nhập
viện Thống Nhất là đối tượng lớn tuổi có bệnh
phổi tắc nghẽn mạn tính hoặc bệnh lý hệ dẫn
truyền tim.
Nitrat: thuốc có tác dụng làm giảm triệu
chứng đau ngực, chưa được chứng minh làm
giảm tỷ lệ tử vong và phòng ngừa thứ phát biến
chứng ĐMV. Trong NC chúng tôi, tỷ lệ BN
dùng Nitrat trong 24 giờ đầu khá cao 77,6%. Kết
quả này tương tự Chiara và cs(7) tại Ý 80%; cao
hơn Cao Thanh Ngọc(6) tại BV Chợ Rẫy 48,83%,
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011
Chuyên Đề Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất 2011 174
Montalescot G và cs(16) tại Pháp 57,7%. Điều này
có thể do thói quen của bác sĩ, cho để làm giảm
đau ngực cho BN.
Statin: Nhiều thử nghiệm đã chứng minh
các BN NMCT cấp sử dụng sớm Statin trong 24
giờ đầu sẽ làm giảm đáng kể các biến chứng và
tỷ lệ tử vong trong BV(21). Trong NC chúng tôi,
tỷ lệ BN dùng Statin sớm trong 24 giờ đầu là
85,9% cao hơn Cao Thanh Ngọc(6) tại BV Chợ
Rẫy 42,43%, Chiaria AD và cs(7) tại Ý 43%.
Tỷ lệ thuốc dùng trong tuần đầu
Heparin trọng lượng phân tử thấp
(Enoxaparin): trong NC chúng tôi được dùng
với tỷ lệ khá cao 85,9%. Tỷ lệ dùng Heparin
trọng lượng phân tử thấp của chúng tôi tương
tự Võ Đông Quang(28) tại BV Chợ Rẫy 87,4% và
cao hơn của tác giả Nguyễn Thị Kim Chung và
cs(18) tại BV Đà Nẵng 10,6%, Nguyễn Thị Hoàng
Thanh(17) tại BV đa khoa Đồng Nai 74,3%.
Thuốc chống kết tập tiểu cầu: có vai trò
dự phòng NMCT tái phát, giảm tỷ lệ tử vong.
Trong NC của chúng tôi Aspirin sử dụng
chiếm tỷ lệ cao 86,5%, kết quả này cũng tương
tự các tác giả trong và ngoài nước như
Nguyễn Thị Kim Chung và cs(18) 83,3%, Võ
Đông Quang(28) tại BV Chợ Rẫy 92,9%, và
Jincani E(14) 80,3%. Thuốc Clopidogrel cũng
dùng với tỷ lệ cao 94,1%, tương tự Võ Đông
Quang(28) tại BV Chợ Rẫy 94,4%.
Thuốc UCMC/ức chế thụ thể Angiotensin
II: có lợi ở tất cả BN NMCT trong chống tái cấu
trúc thất trái và làm giảm tỷ lệ tử vong ngắn
hạn, đặc biệt ở BN NM vùng trước và BN suy
tim. Trong NC chúng tôi, tỷ lệ BN dùng UCMC
là 85,3%. Kết quả này tương tự một số tác giả
trong nước như Võ Đông Quang(28) 79,9%,
Nguyễn Thị Kim Chung(18) 86,36%, và cao hơn
Jincani E(14) 46,1% và Cambou JP(6) 46%; điều này
có thể giải thích do NC của các tác giả nước
ngoài (năm 1997) việc sử dụng thuốc UCMC
chưa được khuyến cáo nhiều.
Thuốc ức chế bêta: có lợi trên TMCB, giảm
tỷ lệ tái nhồi máu, các RLN nguy hiểm và tỷ lệ
tử vong. Trong NC của chúng tôi tỷ lệ sử dụng
ức chế bêta là 48,8%, cao hơn so với tỷ lệ sử
dụng trong 24 giờ đầu (21,2%). Kết quả này cao
hơn tác giả Nguyễn Thị Hoàng Thanh(17) tại BV
đa khoa Đồng Nai (26,4%), tương tự Võ Đông
Quang(28) tại BV Chợ Rẫy (40,1%), Jincani E(14)
(40,8%), và thấp hơn Cambou JP(5) (65%).
Nitrat: là thuốc kinh điển nhất trong điều trị
đau thắt ngực, có hiệu quả giảm đau ngực tức
thời và giảm sung huyết phổi. Trong NC chúng
tôi, thuốc được sử dụng với tỷ lệ khá cao
(87,1%), tương tự Nguyễn Thị Kim Chung(18) tại
BV Đà Nẵng (77,2%) và Nguyễn Thị Hoàng
Thanh(17) tại BV đa khoa Đồng Nai (74,3%).
Statin: có tác dụng giảm lipid máu và chống
viêm tại chổ. Thuốc được khuyến cáo cho tất cả
BN NMCT cấp. Trong NC của chúng tôi, tỷ lệ
sử dụng Statin là 91,2%, cao hơn tác giả Võ
Đông Quang(28) tại BV Chợ Rẫy 61,7%, Ferreira J
va cs(9) tại Bồ Đào Nha 74%.
Tỷ lệ thuốc dùng khi xuất viện
Aspirin: có nhiều NC đã chứng minh điều
trị lâu dài với Aspirin sau NMCT là giảm tỷ lệ
tử vong, giảm NMCT tái phát và đột quị. Liều
khuyến cáo là 75-150 mg/ngày, hiệu quả tương
đương liều cao và ít xảy ra tác dụng phụ. Thuốc
nên sử dụng ở tất cả BN sau NMCT nếu không
có CCĐ và BN dung nạp được(4). Trong NC
chúng tôi, tỷ lệ sử dụng Aspirin sau xuất viện là
89,7%. Kết quả này tương tự một số tác giả trong
và ngoài nước như Võ Đông Quang(28) tại BV
Chợ Rẫy 90.45% và Gouya G(11) tại Áo 86%.
Clopidogrel: Ở BN NMCT cấp có đoạn ST
chênh lên, Clopidogrel được chỉ định ở BN
không dung nạp hoặc CCĐ Aspirin và ở các BN
CTMV(27). Trong NC của chúng tôi, tỷ lệ sử dụng
Clopidogrel sau xuất viện là 99,4%, kết quả này
cao hơn Võ Đông Quang(28) (88,18%) và Cao
Thanh Ngọc(6) (91,11%) tại BV Chợ Rẫy.
UCMC/ức chế thụ thể Angitensin II: Nhiều
thử nghiệm lâm sàng (SAVE, AIRE, TRACE và
SOLVD) đã chứng minh việc sử dụng UCMC
lâu dài sau NMCT làm giảm tỷ lệ tử vong,
NMCT tái phát và NV do suy tim. UCMC đặc
biệt có lợi ở các đối tượng có nguy cơ cao như
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất 2011 175
lớn tuổi, phân độ Killip II-IV, rối loạn chức năng
thất trái không triệu chứng. Thuốc được khuyến
cáo sử dụng sớm ở BN NMCT cấp khi huyết
động ổn định và tiếp tục lâu dài nếu không
CCĐ và BN dung nạp được(4). Trong NC của
chúng tôi, tỷ lệ sử dụng UCMC sau xuất viện là
93,5%. Kết quả này cao hơn một số tác giả như
Võ Đông Quang(28) tại BV Chợ Rẫy (81,81%),
Gouya G(11) tại Áo (77%), Beck C.A(3) tại Canada
(66%), Chiara AD và cs(7) tại Ý 68%. Điều này có
thể giải thích do NC của chúng tôi thực hiện tại
BV chuyên sâu về Tim Mạch, trong khi NC của
tác giả nước ngoài là NC sổ bộ khảo sát nhiều
BV khác nhau. Bên cạnh đó, do NC chúng tôi
thực hiện sau các NC nước ngoài, ở thời điểm
mà lợi ích của UCMC trong phòng ngừa thứ
phát đã được khuyến cáo rõ ràng.
Ức chế bêta: Một phân tích gộp của 31 thử
nghiệm đã chứng minh việc sử dụng ức chế bêta
lâu dài sau NMCT làm giảm tỷ lệ tử vong do
mọi nguyên nhân, làm giảm tỷ lệ tái nhồi máu
và thuốc có lợi ở tất cả BN sau NMCT có hay
không rối loạn chức năng thất trái(10). Trong NC
của chúng tôi, tỷ lệ sử dụng ức chế bêta sau xuất
viện 56,1%, cao hơn so với 24 giờ đầu NV
(21,2%) và trong tuần đầu (48,8%). Kết quả này
tương tự Cao Thanh Ngọc(6) tại BV Chợ Rẫy
(54,32%) và thấp hơn Gouya G(11) tại Áo (72%).
Statin: Việc sử dụng Statin lâu dài sau
NMCT đã được chứng minh làm giảm tỷ lệ tử
vong và tái NMCT (theo thử nghiệm CARE(20) và
LIPID(25)). Trong NC của chúng tôi, tỷ lệ sử dụng
Statin sau xuất viện là 96,1%. Kết quả này cao
hơn Võ Đông Quang(28) tại BV Chợ Rẫy 75,45%,
Gouya G(11) tại Áo 68% và cao hơn Beck C.A(3) tại
Canada 45%, Chiara AD và cs(7) tại Ý 49%. Điều
này có thể do NC của các tác giả nước ngoài ở
thời điểm chưa khuyến cáo rộng rãi lợi ích của
Statin trong phòng ngừa thứ phát sau NMCT.
Nitrat: chỉ có tác dụng làm giảm triệu chứng
đau ngực, sử dụng lâu dài đã chứng minh
không làm giảm các biến cố tim mạch cũng như
tỷ lệ tử vong (theo thử nghiệm GISSI-3(15) và ISIS-
4(13)). Trong NC của chúng tôi tỷ lệ BN sử dụng
Nitrat sau xuất viện khá cao 92,3%. Điều này có
lẽ do thói quen cho để giảm đau ngực theo yêu
cầu của BN.
KẾT LUẬN
Hơn một nửa bệnh nhân nhập viện trong
bệnh cảnh nhồi máu cơ tim cấp có ST chênh
lên (58,8%) và một nửa trong số đó được can
thiệp mạch vành qua da cấp cứu (48%). Các
nhóm thuốc như heparin, aspirin, clopidogrel,
ức chế men chuyển/ức chế thụ thể angiotensin
II và statin được dùng phù hợp khuyến cáo.
Tỷ lệ sử dụng ức chế bêta 24 giờ đầu còn thấp
(21,2%), có tăng lên khi nằm viện (48,8%) và
xuất viện (56,1%).
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Antman E.M, Bates E.R, Kushner F.G (2007), "ST - Elevation
Myocardial Infarction". Cardiovascular Therapeutics: A Companion
to Braunwald's Heart Disease, 3rd ed, Saunders Elsevier,
Philadelphia, pp. 246-289.
2. Antman E.M, Braunwald E (2001), "Acute myocardial
infarction", Braunwald's Heart Disease - A textbook of
cardiovascular medicine, 6th ed, Elsevier Saunders, Philadelphia,
pp. 1114-1219.
3. Beck C.A, et al (2001), "Discharge prescriptions following
admission for acute myocardial infarction at tertiary care and
community hospitals in Quebec", Can J Cardiol, pp. 33-40.
4. Boersma Eric, Bax Jeroen J, Poldermans Don, et al (2004), "Long-
term prevention strategies", Handbook of Acute Coronary
Syndromes, Remedica, Chicago, pp. 135-154.
5. Cambou JP, Vaur L (1997), "Epidemiology of Myocardial
Infarction in France", Arch Mal Coeur Vaiss, 90(11), pp. 1511-
1519.
6. Cao Thanh Ngọc (2007), "Khảo sát điều trị nhồi máu cơ tim cấp có
đoạn ST chênh lên tại bệnh viện Chợ Rẫy năm 2005-2006", Luận
văn tốt nghiệp bác sĩ nội trú - Đại học Y Dược TP.HCM.
7. Chiara Antonio Di, Chiarella Francesco, Savonitto Stefano, et al
(2003), "Epidemiology of acute myocardial infarction in the
Italian CCU network", European Heart Journal, (24), pp. 1616-
1629.
8. Đỗ Đặng Anh Đào (2005), "Khảo sát rối loạn nhịp tim trên bệnh
nhân nhồi máu cơ tim cấp", Luận văn thạc sỹ y học - Đại học Y
Dược TP.HCM.
9. Ferreira J, Monteiro P, et al (2002), "National registry of acute
coronary syndromes: results of the hospital phase in 2002", Rev
Port Cardiol, pp. 1251-1272.
10. Freemantle N, Cleland J, Young P, et al (1999), "Beta blockade
after myocardial infarction: systematic review and meta
regression analysis", Bt Med J, (318), pp. 1730-1737.
11. Gouya G, et al (2003), "Survival of patients discharged after acute
myocardial infarction and evidence-based drug therapy", Eur J
Epidermiol, pp. 145-149.
12. Hội Tim Mạch Học Việt nam (2006), "Khuyến cáo của hội tim
mạch học Việt Nam về chẩn đoán, điều trị nhồi máu cơ tim cấp
có đoạn ST chênh lên", Khuyến cáo về các bệnh lý tim mạch và
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011
Chuyên Đề Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất 2011 176
chuyển hóa giai đoạn 2006-2010, Nxb Y Học, TP.HCM, tr. 143-
181.
13. ISIS-4 (Fourth International Study of Infarct Survival)
Collaborative Group (1995), "ISIS-4: a randomised factorial trial
assessing early oral captopril, oral mononitrate, and intravenous
magnesium sulfate in 58,050 patients with suspected acute
myocardial infarction", Lancet, (345), pp. 669-685.
14. Jincani E, Mazzoli V, Bondi M (1997), "Management of acute
myocardial infarction in the experience of a community
hospital", Cardioangiol, 45(78), pp. 335-347.
15. Miocardico Gruppo Italiano per lo Studio della Sopravvivenza
nell'infarto (1994), "GISSI-3: effects of lisinopril and transdermal
glyceryl trinitrate singly and together on 6-week mortality and
ventricular function after acute myocardial infarction", Lancet,
(343), pp. 1115-1122.
16. Montalescot Gilles, Dallongeville Jean, Belle Eric Van, et al
(2007), "STEMI and NSTEMI: are they so different? 1 year
outcomes in acute myocardial infarction as defined by the
ESC/ACC definition (the OPERA registry)", European Heart
Journal, (28), pp. 1409–1417.
17. Nguyễn Thị Hoàng Thanh, Nguyễn Thị Trúc (2003), "Đặc điểm
nhồi máu cơ tim cấp tại bệnh viện đa khoa Đồng Nai", Kỷ yếu
tóm tắt báo cáo khoa học - Hội nghị khoa học tim mạch khu vực phía
nam lần thứ VI, tr. 195-203.
18. Nguyễn Thị Kim Chung, Mai Quốc Thông (2004), "Tình hình
nhồi máu cơ tim tại bệnh viện Đà Nẵng", Kỷ yếu toàn văn các đề
tài khoa học - Đại hội tim mạch học quốc gia Việt Nam lần thứ X, Hà
Nội, tr. 188-193.
19. Phạm Hòa Bình (2008), "Một số nhận xét về điều trị nhồi máu cơ
tim cấp có đoạn ST chênh lên tại bệnh viện Thống Nhất", Luận văn
tốt nghiệp bác sĩ nội trú - Đại học Y Dược TP.HCM.
20. Sacks F.M, Pfeffer M.A, Moye L.A, et al (1996), "The effect of
pravastatin on coronaty events after myocardial infarction in
patients with average cholesterol levels. Cholesterol and
Recurrent Events Trial investigators ", N Engl J Med, (335), pp.
1001-1009.
21. Stenestrand U, Wallentin L, et al (2001), "For the Swedish
Register of Cardiac Intensive care (RISK-HIA). Early statin
treatment following Acute Myocardial Infarction and 1-year
survival", JAMA, pp. 430-436.
22. Taneja A.K, Mallick Umair, Flather M.D (2004), "Antiplatelet
Agents", Handbook of Acute Coronary Syndromes, Remedica,
Chicago, pp. 57-88.
23. Thạch Nguyễn, Cheem Tan Huay, Agarwal Bikash (2007), "Hội
chứng động mạch vành cấp", Một số vấn đề cập nhật trong chẩn
đoán và điều trị Bệnh Tim Mạch 2007, Tái bản lần 3, Nxb Y Học,
TP.HCM, tr. 1-29.
24. Thạch Nguyễn, Gibson C Michael, Petrovski Broce (2007), "Nhồi
máu cơ tim cấp có đoạn ST chênh lên", Một số vấn đề cập nhật
trong chẩn đoán và điều trị Bệnh Tim Mạch 2007, Tái bản lần 3,
Nxb Y Học, TP.HCM, tr. 31-37.
25. The Long-term Intervention with Pravastatin in Ischemic
Disease (LIPID) Study Group (1998), "Prevention of
cardiovascular events and death with pravastatin in patients with
coronary heart disease and a board range of initial cholesterol
levels", N Engl J Med, (339), pp. 1349-1357.
26. Trương Quang Bình, Đặng Vạn Phước (2006), "Lịch sử, dịch tể
học và tầm quan trọng của bệnh động mạch vành", Bệnh động
mạch vành trong thực hành lâm sàng, Nxb Y học, TP.HCM, tr. 1-
12.
27. Van de Werf F, Ardissino D, Betriu A, et al (2003), "Management
of acute myocardial infarction in patients presenting with ST-
segment elevation. The Task Force on the Management of Acute
Myocardial Infarction of the European Society of Cardiology",
Eur Heart J, 24(1), pp. 28-66.
28. Võ Đông Quang (2006), "Nhận xét tình hình điều trị nhồi máu cơ
tim cấp tại bệnh viện Chợ Rẫy", Luận văn thạc sỹ y học - Đại học Y
Dược TP.HCM.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nhan_xet_ve_dieu_tri_nhoi_mau_co_tim_cap_tai_benh_vien_thong.pdf