Nhận xét về hiệu quả ghép tế bào gốc tuỷ xương tự thân trong điều trị mất đoạn xương và ngắn chi

Cách ghép khối tế bào gốc Theo những tài liệu mà chúng tôi có được, chúng tôi là nhóm nghiên cứu duy nhất thực hiện ghép khối tế bào gốc lấy từ máu tuỷ xương tự thân theo phương pháp ly tâm vào ổ kết xương căng dãn. Ngoài ra, tác giả Kitoh. H.(3) ghép TBG trung mô lấy từ tuỷ xương tự thân sau khi nuôi cấy và plasma giàu tiểu cầu vào ổ căng dãn trong kéo dài chi. Đã có nhiều tác giả ghép TBG tuỷ xương sau khi được ly tâm giống chúng tôi và đều cho rằng đây là phương pháp an toàn và khối TBG sau khi tách được có mật độ số lượng các TBG đựơc tăng lên nhiều lần(4,5,2). Chúng tôi tiến hành tiêm TBG vào ổ căng dãn ngay sau khi ngừng căng dãn. Chúng tôi cho rằng ổ căng dãn ở thời điểm ngay sau ngừng căng dãn có các cấu trúc nâng đỡ làm nơi cư trú cho tế bào gốc phát triển sau khi được ghép, đồng thời đây cũng là thời điểm ổ can xương có nhiều cytokin và các yếu tố kích thích quá trình liền xương. Chúng tôi cũng nhất trí với Kitoh H. về cách ghép TBG trực tiếp vào ổ căng dãn bằng cách tiêm trực tiếp khối TBG vào ổ căng dãn. Tuỳ theo độ dài của ổ căng dãn mà ta có thể tiêm 2-3 điểm dọc theo mặt trước ổ căng dãn dưới hướng dẫn của màn XQ tăng sáng. Ở thời điểm ngay khi ngừng quá trình căng dãn, khi tiêm qua vỏ xương vào trung tâm ổ căng dãn ta có cảm giác rất rõ, khi bơm TBG có cảm giác bơm rất nhẹ. Vì vậy, kỹ thuật ghép khối TBG vào ổ căng dãn là đơn giản, nhanh chóng, an toàn. Do số lượng TBG dao động tuỳ từng cá thể và hiện nay có rất ít nghiên cứu về số lượng TBG cần thiết phải ghép nên chúng tôi áp dụng chung cho tất cả BN thể tích tuỷ xương lấy và ghép là như nhau. Chúng tôi không thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về thời gian liền xương trung bình ở các BN có độ dài ổ căng dãn khác nhau. Cách ghép khối TBG của chúng tôi đã cho kết quả liền xương của ổ căng dãn rất khả quan. Tuy nhiên, chúng tôi thấy rằng trong những nghiên cứu tiếp theo cần nghiên cứu với số lượng BN lớn hơn và nghiên cứu sâu hơn về mối liên quan giữa mật độ/ số lượng TBG đựơc ghép với kết quả liền xương của ổ kết xương căng dãn để tìm ra mật độ/số lượng tối ưu TBG cần ghép vào ổ kết xương căng dãn.

pdf7 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 29/01/2022 | Lượt xem: 32 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nhận xét về hiệu quả ghép tế bào gốc tuỷ xương tự thân trong điều trị mất đoạn xương và ngắn chi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Truyền Máu Huyết Học 351 NHẬN XÉT VỀ HIỆU QUẢ GHÉP TẾ BÀO GỐC TUỶ XƯƠNG TỰ THÂN TRONG ĐIỀU TRỊ MẤT ĐOẠN XƯƠNG VÀ NGẮN CHI. Đỗ Tiến Dũng*, NguyễnVăn Lượng*, Nguyễn Thị Thu Hà*, Lý Tuấn Khải* TÓM TẮT Mục tiêu: Kết xương căng dãn trong kéo dài chi hoặc kết xương hai ổ thường yêu cầu thời gian điều trị dài. Chúng tôi đã triển khai một kỹ thuật mới là ghép tế bào gốc (TBG) tuỷ xựơng tự thân vào ổ kết xương căng dãn của xương chày. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Từ tháng 3/2008 đến tháng 5/2011, 30 bệnh nhân (BN) với 42 xương chày và xương đùi được kéo dài chi hoặc kết xương hai ổ tại bệnh viện của chúng tôi được ghép tế bào gốc tuỷ xương tự thân khi hết giai đoạn căng dãn. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu lâm sàng tiến cứu. Kết quả nghiên cứu: Tuổi trung bình của bệnh nhân là 29, 2 tuổi (19-45 tuổi). Độ dài trung bình của ổ căng dãn là 6,94cm. 25 BN với 35 xương chày và 2 xương đùi đã liền xương và đã được tháo bỏ cố định ngoài mà không có biến chứng. Thời gian liền xương trung bình là 29,8 ngày/1cm ở nhóm kéo dài chi và 36,1 ngày/1cm ở nhóm kết xương hai ổ; 5 BN đang trong quá trình điều trị. Thời gian liền xương trung bình được rút ngắn hơn so với các nghiên cứu không sử dụng tế bào gốc với P<0,05. Kết luận: Mặc dù, đây chỉ là kết quả bước đầu, ghép khối tế bào gốc tự thân vào ổ kết xương căng dãn đã rút ngắn được thời gian liền xương cũng như thời gian điều trị bằng cách thúc đẩy quá trình hình thành xương mới tại ổ kết xương căng dãn. Từ khoá: Mất đoạn xương, ngắn chi, tế bào gốc tuỷ xương, kéo dài chi, kết xương hai ổ. ABSTRACT THE PRELIMINARY RESULT OF TRANSPLANTATION OF AUTOLOGUS BONES MARROW STEM CELLS IN TREATMENT OF BONE DEFECT AND SHORT LIMB. Do Tien Dung, Nguyen Van Luong, Nguyen Thi Thu Ha, Ly Tuan Khai * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 4 - 2011: 351 - 357 Objectives: Distraction osteogenesis in leg lengthening or bone transport requires a long treatment period. We developed a new technique of transplantation of autologus bone marrow stem cells in distraction osteogenesis of tibia and femur. Subjects and methods: From March, 2008 to June, 2011, 42 tibias and femurs of 30 patients were lengthening or transported in our hospital and were transplanted cutanuos autologus bone marrow stem cells when distraction period was finish. Results: The average age was 29.2 years (19-45 years). The average amount of tibia lengthening was 6.94 cm. 35 tibias (18 patients) and 2 femurs (2 patients) were consolidation and were removed external fixation without complications. The average healing index was 29.8 days/1cm in the leg lengthening group and 36.1 days/1cm in the bone transport group , 5 patients was during treatment. The average healing index was shortened than that of other research without using stem cells with P<0.05. * Bệnh viện Trung ương Quân Đội 108 Tác giả liên lạc: TS BS Lý Tuấn Khải, ĐT: 0912.023.465, Email: lytuankhaihh108@gmail.com Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011 Chuyên Đề Truyền Máu Huyết Học 352 Conclusion: Although these result are still preliminary, transplantation of antilogous bone marrow stem cells in distraction orthogenesis of tibia and femur could shortened the consolidation and the treatment period by accelerating new bone formation in distraction orthogenesis. Keywords: Bone defect, short limb, bone marrow stem cells, leg lengthening, bone transport. ĐẶT VẤN ĐỀ Phương pháp kết xương căng dãn, được Ilizarov thực hiện từ năm 1952, để điều trị cho những BN bị ngắn chi và mất đoạn xương ở thân xương dài. Nhờ những ưu điểm của phương pháp kết xương căng dãn mà nó đã được áp dụng rộng rãi trên thế giới và đã đem lại kết quả rất khả quan. Tuy nhiên, kéo dài chi và kết xương hai ổ theo phương pháp kết xương căng dãn đòi hỏi thời gian mang khung cố định ngoài dài, gây không ít khó chịu và phiền toái cho người bệnh(1,6).Trong những năm gần đây, các nghiên cứu ứng dụng TBG trong điều trị chậm liền xương, khớp giả, mất đoạn xương, hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi, trên động vật thực nghiệm và trên người bước đầu đã có kết quả rất khả quan(4,2,3). Khối tế bào gốc tuỷ xương có các thành phần có khả năng kích thích quá trình liền xương: TBG trung mô, TBG tạo máu, tế bào đơn nhân khác mà một số tế bào này là nguồn gốc của các cytokin kích thích quá trình tạo mạch máu và tạo xương(4,2). TBG trung mô thường được nén vào các vật mang như hydroxyapatid và tricancium phosphate hoặc xứ xốp... để điều trị các khuyết xương lớn trên động vật(4,2,7). Trên người, TBG trung mô sau khi nuôi cấy được Quarto R nén vào xứ xốp để điều trị thành công 3 BN khuyết xương lớn từ 4-7cm. Mastumoto T bằng nghiên cứu thực nghiệm cho rằng TBG tạo máu tủy xương CD34+ có vai trò tăng cường quá trình liền xương bằng thông qua vai trò hình thành vi mạch máu mới của ổ gãy và quá trình tạo xương tại ổ gãy. Năm 2003, Olmsted chứng minh các TBG CD34+ trong tuỷ xương của người có thể biệt hoá thành nguyên bào xương. Như vậy cả TBG tạo máu và TBG trung mô đều tham gia thúc đẩy quá trình liền xương của ổ căng dãn trong kéo dài chi và kết xương hai ổ. Trên cơ sở những thành công trong nghiên cứu về tế bào gốc tại bệnh viện 108, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài này nhằm mục đích: “Đánh giá hiệu quả liền xương của ghép tế bào gốc lấy từ máu tủy xương tự thân vào ổ kết xương căng dãn trong kéo dài chi và kết xương hai ổ”. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu 30 BN được kết xương căng dãn được chia thành 2 nhóm: 15 BN được kết xương căng dãn kéo dài chi (3 BN bị ngắn chi trên 3 cm và 12 BN được kéo dài chi nâng chiều cao) và 15 BN được kết xương hai ổ điều trị mất đoạn xương chày trên 3 cm. Những BN này sau khi hết giai đoạn căng dãn kéo dài xương được ghép khối TBG lấy từ máu tuỷ xương tự thân vào ổ căng dãn. Thời gian nghiên cứu từ tháng 3/2008 đến 6/2011. Phương pháp nghiên cứu Thực hiện theo phương pháp tiến cứu, theo dõi dọc. Lựa chọn bệnh nhân Chọn những BN mất đoạn xương và ngắn chi đã được phẫu thuật kết xương hai ổ hoặc kéo dài chi, vừa hết giai đoạn căng dãn, mà không có biến chứng như: nhiễm trùng chân đinh, biến dạng trục chi, lỏng khung cố định... Kỹ thuật thực hiện - BN sau khi được gây tê tuỷ sống được nằm sấp trên bàn mổ. Kíp lấy máu tuỷ xương của Khoa Huyết học tiến hành lấy máu tuỷ xương ở xương chậu bằng kim có nòng, đường kính 2,4 mm và hút ra bằng bơm tiêm 20 ml. - 250 - 300 ml máu tuỷ xương lấy được, sau đó được tách bằng phương pháp ly tâm với máy tự động ASTEC 204 hoặc bằng tay để loại bỏ các thành phần: mỡ, hồng cầu, tiểu cầu... còn lại Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Truyền Máu Huyết Học 353 khoảng 30 ml chứa khối TBG gồm: tế bào gốc CD 34+, tế bào gốc trungg mô, tế bào đơn nhân,... (Lấy máu tuỷ xương và tách tế bào gốc do Khoa Huyết học, Bệnh viện TWQĐ 108 thực hiện). - Sau chọn TBG , BN được ghép khối TBG vào ổ căng dãn. Kỹ thuật ghép: Dưới màn tăng sáng, đâm kim vào khoảng trống xương do quá trình căng dãn tạo ra, tiêm 30 ml dung dịch chứa tế bào gốc vào ổ căng dãn xương. Vị trí tiêm 2 hoặc 3 điểm tuỳ theo đoạn xương căng dãn dài hay ngắn (đây là cách tiêm nhóm nghiên cứu đề ra). Với những BN kéo dài chi để nâng chiều cao, ổ căng dãn để kéo dài ở cả hai cẳng chân nên chúng tôi tiêm cho mỗi ổ căng dãn là 15 ml dung dịch chứa TBG. Chăm sóc, theo dõi sau ghép khối tế bào gốc, đánh giá kết quả - Sau ghép TBG, bệnh nhân được dùng kháng sinh dự phòng và ra viện sau 3 - 5 ngày. Sau ghép TBG 4 - 6 tuần, BN được tập tỳ nén trên chi bệnh để tránh gãy vỡ cơ học của quá trình liền xương và tái tạo mô. - Định kỳ mỗi tháng các BN đến kiểm tra đánh giá diễn biến liền xương bằng chụp Xquang và kiểm tra lâm sàng đến khi liền xương và tháo bỏ cố định ngoài. - Đánh giá liền xương ở ổ kết xương căng dãn bằng tỷ lệ liền xương, tỷ lệ chậm liền xương, thời gian liền xương trung bình cho 1cm xương được kéo dài theo tiêu chuẩn của Ilizarov. Thời gian liền xương trung bình cho 1cm được kéo dài tính bằng số ngày từ khi cắt xương đặt cố định ngoài để kéo dài cho đến thời điểm liền xương chia cho số cm của đoạn xương được kéo dài thêm. Thời điểm liền xương được xác định khi: BN thấy không đau khi đi lại trên chi bệnh, trên phim chụp XQ quy ước xương chày có ít nhất 3 thành xương đã liền với mật độ can xương lớn hơn mật độ tại ống tuỷ ở hai đầu xương lành ở phía trên và phía dưới ổ can xương. (BN được coi là chậm liền xương khi cuối cùng BN vẫn liền xương mà không phải ghép xương nhưng thời gian liền xương trung bình trên 50 ngày/cm). - Các biến chứng xảy ra trong và sau khi ghép tế bào gốc và sau khi tháo cố định ngoài. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Đặc điểm số liệu thống kê Tuổi của bệnh nhân. Tuổi trung bình là 29,2 tuổi (19-45 tuổi); trong đó tuổi trung bình của nhóm kéo dài chi là 26,6 tuổi và của nhóm kết xương 2 ổ là 31,8 tuổi. Nam: 16 BN, nữ: 14 BN. Độ dài trung bình của ổ căng dãn Độ dài trung bình của ổ căng dãn của nhóm nghiên cứu là 6,94cm (4-16cm), trong đó độ dài trung bình của ổ căng dãn của nhóm kéo dài chi và nhóm kết xương hai ổ lần lượt là 7,32 cm (4,5-16cm) và 6,21 cm (4-16cm). Số ổ căng dãn dài 6cm-10cm chiếm 31/42 ổ, số ổ căng dãn dài trên 15cm là 1 ổ (1/32 ổ), còn lại là 10 ổ có chiều dài 3-5cm. Nguyên nhân gây ngắn chi Nhóm kết xương hai ổ đều có nguyên nhân gây ngắn chi là do di chứng chấn thương. Nhóm kéo dài chi có 2 BN ngắn 1 chi do di chứng bại liệt từ nhỏ, 2 do di chứng bẩm sinh còn lại 10 BN được kéo dài chi để nâng chiều cao. Thời gian nằm viện trung bình là 3,7 ngày (3-5 ngày). Kết quả liền xương trong kéo dài chi và kết xương 2 ổ Kết quả liền xương được đánh giá trên 37 ổ kết xương căng dãn (của 15 BN kéo dài chi và 11 BN kết xương hai ổ) đã liền xương đã được tháo cố định ngoài, còn 5 ổ căng dãn (của 1 BN kéo dài chi và 4 BN kết xương hai ổ) chưa đủ thời gian theo dõi để đánh giá kết quả. Tỷ lệ liền xương, chậm liền xương Cả 2 nhóm kéo dài chi và kết xương hai ổ đều có tỷ lệ liền xương của ổ kết xương căng Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011 Chuyên Đề Truyền Máu Huyết Học 354 dãn là 100%, không trường hợp nào cần ghép xương, không có trường hợp nào chậm liền xương. Thời gian liền xương trung bình. Thời gian liền xương trung bình của ổ kết xương căng dãn của cả nhóm bệnh nhân nghiên cứu là 32,1± 5,9 ngày, trong đó của nhóm kéo dài chi là 29,8±4,5 ngày/1cm và của nhóm kết xương hai ổ là 36,1±6,2 ngày/1cm. Có sự khác biệt giữa thời gian liền xương trung bình của nhóm kéo dài chi và nhóm kết xương hai ổ có ý nghĩa thống kê với P<0,05. Mối liên quan giữa thời gian liền xương trung bình và chiều dài ổ căng dãn. - Ở nhóm BN kéo dài chi: Thời gian liền xương trung bình của các nhóm có chiều dài ổ căng dãn dài 3-5cm, 6- 10cm lần lượt là 30,05 ngày/cm, 29,76 ngày/cm. Sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê với P>0,05. - Ở nhóm kết xương hai ổ: Thời gian liền xương trung bình của các nhóm có chiều dài ổ căng dãn dài 3-5cm, 6-10cm lần lượt là 38,73 ngày/cm, 35,83 ngày/cm. Sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê với P>0,05. Một BN có ổ kết xương căng dãn 16cm có thời gian liền xương trung bình 27,6 ngày/cm. Các biến chứng và cách khắc phục Chúng tôi không gặp truờng hợp nào bị tụ máu, nhiễm khuẩn tại ổ căng dãn hoặc chèn ép khoang tại cẳng chân cũng như đau kéo dài tại nơi lấy máu tuỷ xương. Biểu hiện rét run sau tiêm, ban dát sẩn, mẩn ngứa sau tiêm có 8 bệnh nhân. Những bệnh nhân này đều ổn định sau xử trí bằng các thuốc thông thường. Không có trường hợp nào bị gãy lại ổ kết xương căng dãn sau tháo cố định ngoài. Số lượng các thành phần trong khối tế bào gốc Bảng 1. Số lượng các thành phần trong khối TBG được tiêm vào ổ căng dãn Giá trị thấp nhất Giá trị cao nhất Số lượng (X ± SD) Nồng độ TB có nhân (G/l) 9,3 89,7 39,94 ± 19,67 SLTB CD34(+)/ml (x106) 0,1 1,12 0,48 ± 0,29 Tổng SLTB CD34(+) (x106) 3,91 35,21 14,89 ± 9,29 SLTB tạo cụm CFU- F/ml 508 4112 1831,33 ± 1243,43 Tổng SLTB tạo cụm CFU-F (x103) 15,25 123,36 54,94 ± 37,3 Bảng 2. Các thành phần trong khối TBG được tiêm vào ổ căng dãn theo nhóm bệnh nhân Nhóm kéo dài chi Nhóm kết xương 2 ổ p Nồng độ TB có nhân (G/l) 37,35 ± 16,36 42,52 ± 22,79 >0,05 SLTB CD34(+)/ml (x106) 0,53 ± 0,28 0,43 ± 0,3 >0,05 Tổng SLTB CD34(+) (x106) 16,33 ± 9,26 13,46 ± 9,4 >0,05 SLTB tạo cụm CFU- F/ml 2280 ± 1541 1382 ± 833,59 <0,05 Tổng SLTB tạo cụm CFU-F (x103) 68,41 ± 46,23 41,47 ± 25,01 <0,05 Nhận xét: Nhóm BN kéo dài chi nâng chiều cao nhận được số lượng TB tạo cụm CFU-F, cũng như nồng độ TB tạo cụm CFU-F/ml khối TBG cao hơn có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với nhóm BN kết xương 2 ổ, còn các thành phần khác của khối TBG là tương tự nhau giữa hai nhóm (p>0,05). Mối liên quan giữa thời gian liền xương trung bình và vị trí ổ căng dãn xương trong nhóm kéo dài chi. Bảng 3.Mối liên quan giữa thời gian liền xương trung bình và vị trí ổ căng dãn Vị trí ổ căng dãn Thời gian liền xương trung bình (ngày/cm) Độ lệch chuẩn p Xương đùi (1) 27,5 0,42 Xương chày (2) 31,2 4,8 p1-2 > 0,05 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Truyền Máu Huyết Học 355 Bảng 3 cho thấy, thời gian liền xương trung bình trong nhóm kéo dài chi ở đùi lớn hơn thời gian liền xương trung bình của nhóm kéo dài chi ở cẳng chân. Tuy nhiên, sự khác biệt này chưa có ý nghĩa thống kê. Mối liên quan giữa thời gian liền xương trung bình và số lượng tế bào gốc Bảng 4. Tương quan giữa thời gian liền xương trung bình với một số thành phần của khối TBG. Thời gian LX trung bình rpearson p Nồng độ TB có nhân 0,323 0,108 SLTB CD34(+)/ml -0,038 0,853 Tổng SLTB CD34(+) -0,107 0,603 SLTB tạo cụm CFU-F/ml -0,139 0,794 Tổng SLTB tạo cụm CFU-F -0,138 0,825 Nhận xét: Không thấy có mối tương quan giữa thời gian liền xương trung bình với một số đặc tính của khối TBG được ghép như: nồng độ TB có nhân, tổng số lượng TB có nhân, số lượng TB CD34(+)/ml, tổng số lượng TB CD34(+), số lượng TB tạo cụm CFU-F/ ml, tổng số lượng TB tạo cụm CFU-F (p > 0,05). BÀN LUẬN Hiệu quả liền xương của khối tế bào gốc khi ghép vào ổ căng dãn Hiệu quả liền xương của khối TBG khi ghép vào ổ căng dãn trong kéo dài chi Tỷ lệ liền xương, chậm liền xương Tất cả các BN đều liền xương mà không phải ghép xương. Tỷ lệ BN chậm liền xương là 0%. Trong khi đó tỷ lệ này của Catagni M.A là 32/160 ở nhóm kéo dài chi nâng chiều cao và 19/70 ở nhóm kéo dài chi điều chỉnh chênh lệch hai chi dưới; tỷ lệ này của Kitoh H là 45% ở nhóm không dùng tế bào gốc. Thời gian liền xương trung bình Thời gian liền xương trung bình của nhóm kéo dài chi là 29,8 ngày/ cm. - So sánh với các tác giả trong nước: Đỗ Tiến Dũng(1) đã kéo dài chi cho 101 BN với kỹ thuật giống chúng tôi nhưng không tiêm tế bào gốc, mức kéo trung bình là 5,8cm; thời gian liền xương trung bình là 39 ngày/cm kéo dài. Như vậy thời gian liền xương trung bình của ổ căng dãn giảm đi có ý nghĩa thống kê khi ghép tế bào gốc vào ổ căng dãn. - So sánh với các tác giả trên thế giới: Dasin J.P.(1) kéo dài chi ở cẳng chân cho 57 BN, mức kéo trung bình là 6,7cm, thời gian liền xương trung bình là 42 ngày/cm. Pouliquen(1) kéo dài chi ở 57 xương chày. Mức kéo dài trung bình là 5,23cm; thời gian liền xương trung bình là 40 ngày/cm. Tre T.(1) kéo dài chi ở 45 BN, mức kéo dài trung bình 5,4cm; thời gian liền xương trung bình là 45 ngày/1 cm. So sánh với các tác giả trên thế giới cho thấy, thời gian liền xương trung bình nhóm kéo dài chi của chúng tôi thấp hơn . - So sánh với tác giả Kitoh H: Tác giả này ghép TBG trung mô lấy từ tuỷ xương tự thân sau khi nuôi cấy vào ổ căng dãn trong kéo dài chi. Thời gian liền xương trung bình là 28,6 ngày/ 1cm với độ dài trung bình của ổ căng dãn là 8,3 cm(3). Như vậy thời gian liền xương trung bình của nhóm kéo dài chi trong nghiên cứu của chúng tôi tương đương với kết quả nghiên cứu của Kitoh H. - So sánh thời gian liền xương tính từ khi hết căng dãn đến khi liền xương với các tác giả khác: Vì trong giai đoạn căng dãn, mỗi cm xương căng dãn cần trung bình 10 ngày điều trị, nên thời gian trung bình từ khi hết căng dãn đến khi liền xương của chúng tôi là 19,8 ngày, của Đỗ Tiến Dũng là 29 ngày, của Dasin J.P là 32 ngày, của Tre là 35 ngày. Như vậy thời gian trung bình từ khi hết căng dãn đến khi liền xương đã được rút ngắn khoảng 32% khi ổ căng dãn được tiêm TBG (19,8 ngày/cm so với 29 ngày/cm). TBG đã có hiệu quả thúc đẩy quá trình liền xương tại ổ căng dãn. - So sánh thời gian liền xương theo vị trí kéo dài xương: Bảng 3 cho thấy, thời gian liền xương trung bình ở nhóm kéo dài chi ở đùi nhỏ hơn thời gian liền xương trung bình của nhóm kéo dài chi ở cẳng chân. Điều này có thể do nuôi dưỡng ổ kéo dài xương ở đùi tốt hơn ở cẳng Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011 Chuyên Đề Truyền Máu Huyết Học 356 chân do xương đùi được bao bọc xung quanh bởi các khối cơ lớn. Tuy nhiên sự khác biệt này chưa có ý nghĩa thống kê; có lẽ do tổng số lượng BN kéo dài chi còn ít, đặc biệt nhóm kéo dài chi ở đùi chỉ có 2 BN. Hiệu quả liền xương của khối tế bào gốc trong kết xương hai ổ Tỷ lệ liền xương trong nhóm kết xương hai ổ là 100%, không có BN nào chậm liền xương. Thời gian liền xương trung bình trong kết xương hai ổ là 36,1 ngày/cm. - So sánh với các tác giả trong nước: Nguyễn Văn Tín(6) kết xương hai ổ với kỹ thuật giống chúng tôi cho 30BN, kết quả là thời gian liền xương trung bình cho 1 cm xương căng dãn là 45 ngày. Như vậy, thời gian liền xương trung bình trong nghiên cứu của chúng tôi ngắn hơn so với nghiên cứu của tác giả Nguyễn Văn Tín với p<0,05. - So sánh với các tác giả trên thế giới: Bảng 5. So sánh thời gian liền xương trung bình với các tác giả khác (Không ghép tế bào gốc) Tác giả Độ dài ổ căng dãn (cm) Thời gian liền xương trung bình (ngày/cm) en 5 32 ierny 6,4 48 Dagher 6,3 54 Green 5 57 Paley 10 63 Chúng tôi 6,21 36,1 Bảng 5 cho thấy thời gian liền xương trung bình trong nghiên cứu của chúng tôi cũng thấp hơn đáng kể so với kết quả của các tác giả khác. Nếu so sánh thời gian liền xương tính từ khi hết căng dãn thì thời gian liền xương của chúng tôi là 26,1ngày/cm; so tác giả Nguyễn Văn Tín là 35 ngày/cm, Dagher là 44 ngày/cm, Cierny 38 ngày/cm,... Như vậy, khối TBG khi được ghép vào ổ căng dãn trong kết xương hai ổ có vai trò làm tăng nhanh quá trình liền xương của ổ căng dãn, làm rút ngắn thời gian từ khi hết căng dãn đến khi liền xương khoảng 25%. So sánh hiệu quả liền xương của khối tế bào gốc đối với ổ căng dãn trong kết xương hai ổ và trong kéo dài chi. Thời gian liền xương trung bình ở nhóm kéo dài chi thấp hơn so với nhóm kết xương hai ổ, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê. Điều này có thể giải thích là do nhóm kết xương hai ổ có vị trí ổ căng dãn tuỳ thuộc vào tình trạng xương và vị trí khuyết xương, phần mềm quanh ổ căng dãn thường xấu ảnh hưởng đến nuôi dưỡng của ổ căng dãn (có 3 BN được tạo hình bằng vạt vi phẫu). Đồng thời, số lượng TBG và TB đơn nhân trung bình được ghép cho mỗi BN của nhóm kéo dài chi cao hơn so với nhóm kết xương hai ổ. Cách ghép khối tế bào gốc Theo những tài liệu mà chúng tôi có được, chúng tôi là nhóm nghiên cứu duy nhất thực hiện ghép khối tế bào gốc lấy từ máu tuỷ xương tự thân theo phương pháp ly tâm vào ổ kết xương căng dãn. Ngoài ra, tác giả Kitoh. H.(3) ghép TBG trung mô lấy từ tuỷ xương tự thân sau khi nuôi cấy và plasma giàu tiểu cầu vào ổ căng dãn trong kéo dài chi. Đã có nhiều tác giả ghép TBG tuỷ xương sau khi được ly tâm giống chúng tôi và đều cho rằng đây là phương pháp an toàn và khối TBG sau khi tách được có mật độ số lượng các TBG đựơc tăng lên nhiều lần(4,5,2). Chúng tôi tiến hành tiêm TBG vào ổ căng dãn ngay sau khi ngừng căng dãn. Chúng tôi cho rằng ổ căng dãn ở thời điểm ngay sau ngừng căng dãn có các cấu trúc nâng đỡ làm nơi cư trú cho tế bào gốc phát triển sau khi được ghép, đồng thời đây cũng là thời điểm ổ can xương có nhiều cytokin và các yếu tố kích thích quá trình liền xương. Chúng tôi cũng nhất trí với Kitoh H. về cách ghép TBG trực tiếp vào ổ căng dãn bằng cách tiêm trực tiếp khối TBG vào ổ căng dãn. Tuỳ theo độ dài của ổ căng dãn mà ta có thể tiêm 2-3 điểm dọc theo mặt trước ổ căng dãn dưới hướng dẫn của màn XQ tăng sáng. Ở thời điểm ngay Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Truyền Máu Huyết Học 357 khi ngừng quá trình căng dãn, khi tiêm qua vỏ xương vào trung tâm ổ căng dãn ta có cảm giác rất rõ, khi bơm TBG có cảm giác bơm rất nhẹ. Vì vậy, kỹ thuật ghép khối TBG vào ổ căng dãn là đơn giản, nhanh chóng, an toàn. Do số lượng TBG dao động tuỳ từng cá thể và hiện nay có rất ít nghiên cứu về số lượng TBG cần thiết phải ghép nên chúng tôi áp dụng chung cho tất cả BN thể tích tuỷ xương lấy và ghép là như nhau. Chúng tôi không thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về thời gian liền xương trung bình ở các BN có độ dài ổ căng dãn khác nhau. Cách ghép khối TBG của chúng tôi đã cho kết quả liền xương của ổ căng dãn rất khả quan. Tuy nhiên, chúng tôi thấy rằng trong những nghiên cứu tiếp theo cần nghiên cứu với số lượng BN lớn hơn và nghiên cứu sâu hơn về mối liên quan giữa mật độ/ số lượng TBG đựơc ghép với kết quả liền xương của ổ kết xương căng dãn để tìm ra mật độ/số lượng tối ưu TBG cần ghép vào ổ kết xương căng dãn. KẾT LUẬN Ghép khối tế bào gốc tự thân có hiệu quả làm tăng khả năng liền xương của ổ kết xương căng dãn trong kéo dài chi và kết xương hai ổ. Thời gian liền xương trung bình của nhóm kéo dài chi là 29,8 ngày/cm, của nhóm kết xương hai ổ là 36,1 ngày/cm. Thời gian liền xương trung bình khi kéo dài ở đùi thấp hơn so với khi kéo dài ở cẳng chân. Đây là một phương pháp điều trị có kỹ thuật ít xâm nhập, đơn giản, an toàn, dễ thực hiện. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đỗ Tiến Dũng (2001). Điều chỉnh sự chênh lệch độ dài hai chi dưới bằng phẫu thuật kéo dài chi theo nguyên lý của Ilizarov, Luận án tiến sỹ y học, Học viện quân y. 2. Hernigou P, Poignard A, Beaujean F, Rouard H (2005). Percutaneous autologous bone-marrow grafting for nonunions. Influence of the number and concentration of progenitor cells, J Bone Joint Surge, 87A: 1430-1437. 3. Kitoh.H, Kitokoji.T, Tsuchiya (2007). Transplantation of culture expanded bone marrow cells and platelet rich plasma in distraction orthogenesis of the long bones, Bone, 40:522-528. 4. Nguyễn Mạnh Khánh, Nguyễn Tiến Bình, Nguyễn Thị Thu Hà (2008). Ghép tế bào gốc tuỷ xương tự thân điều trị khớp giả thân xương chày, Tạp chí Y dược học quân sự, 1. 5. Nguyễn Thị Thu Hà (2004). Tế bào gốc và khả năng sử dụng tế bào gốc trong điều trị, Y học Việt nam, số đặc biệt, 302 (9): 3-20. 6. Nguyễn Văn Tín (1995). Điều trị mất đoạn xương-khớp giả có ngắn chi ở chi dưới bằng phương pháp kết xương hai ổ theo nguyên lý của Ilizarov, Luận án tiến sỹ y học, Học viện quân y. 7. Scott P.B (1998). The Effect of Implants Loaded with Antilogous Mesenchymal Stem Cells on the Healing of Canine Segmental Bone Defects, J Bone Joint Surge, 80A: 985-996.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnhan_xet_ve_hieu_qua_ghep_te_bao_goc_tuy_xuong_tu_than_trong.pdf
Tài liệu liên quan