Nhiệm vụ, quyền hạn và hoạt động của kiểm sát viên khi nghiên cứu hồ sơ tham gia phiên tòa sơ thẩm vụ án dân sự

Thứ tư, tăng cường công tác phối hợp Phối hợp hiệu quả với Tòa án cùng cấp để việc giải quyết các vụ án dân sự được nhanh chóng và đúng quy định pháp luật; tạo điều kiện để cả hai đơn vị hoàn thành tốt nhiệm vụ. Thường xuyên trao đổi, kịp thời xin ý kiến thỉnh thị phòng nghiệp vụ Viện tỉnh để có hướng giải quyết đúng quy định của pháp luật và phù hợp với thực tiễn, nhất là đối với những vụ án phức tạp, có nhiều vướng mắc. Trao đổi, tham khảo kinh nghiệm với các đơn vị đã làm tốt, có nhiều sáng kiến, kinh nghiệm hoặc cách làm đạt hiệu quả cao trong công tác kiểm sát bản án, quyết định, công tác thực hiện quyền yêu cầu, kiến nghị, kháng nghị; qua đó học tập, nhân rộng các điển hình làm tốt, hỗ trợ cho nhau để hoàn thành tốt công tác kiểm sát tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự gắn với mục tiêu xây dựng đội ngũ cán bộ, Kiểm sát viên “Vững về chính trị, giỏi về nghiệp vụ, tinh thông về pháp luật, công tâm và bản lĩnh, kỷ cương và trách nhiệm”8./.

pdf12 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 21/01/2022 | Lượt xem: 242 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nhiệm vụ, quyền hạn và hoạt động của kiểm sát viên khi nghiên cứu hồ sơ tham gia phiên tòa sơ thẩm vụ án dân sự, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
3Khoa học Kiểm sát VŨ THỊ HỒNG VÂN Số chuyên đề 2 - 2019 Nghiên cứu hồ sơ vụ án dân sự là quá trình xem xét, đánh giá các tài liệu, chứng cứ trong hồ sơ để xác định tính hợp pháp, đầy đủ và mối quan hệ biện chứng của các tài liệu, chứng cứ nhằm xâu chuỗi các tình tiết, sự kiện được ghi nhận trong hồ sơ, để xác định bản chất của sự việc, từ đó đề ra hướng giải quyết vụ án phù hợp. Việc nghiên cứu hồ sơ vụ án dân sự của KSV nhằm mục đích kiểm tra quá trình chuẩn bị và giải quyết của Tòa án có đảm bảo tuân thủ pháp luật không, bên cạnh đó giúp KSV chuẩn bị các thủ tục, phương án tham gia phiên tòa; chuẩn bị ý kiến của Viện kiểm sát (VKS) để phát biểu tại phiên tòa, chuẩn bị xử lý các tình huống phát sinh tại phiên tòa, phiên họp; giúp KSV thực hiện quyền kháng nghị theo luật định. Vì vậy, việc nghiên cứu nhiệm vụ, quyền hạn và hoạt động của KSV trong nghiên cứu hồ sơ vụ án dân sự là rất quan trọng. Phiên tòa sơ thẩm là sự mở đầu của quá trình Tòa án đưa ra xét xử công khai sau khi đã thu thập đủ các chứng cứ, tài liệu liên quan đến việc giải quyết vụ án hoặc qua thủ tục hòa giải, các đương sự không tự giải NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA KIỂM SÁT VIÊN KHI NGHIÊN CỨU HỒ SƠ THAM GIA PHIÊN TÒA SƠ THẨM VỤ ÁN DÂN SỰ VŨ THỊ HỒNG VÂN* * Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội Nhiệm vụ nghiên cứu hồ sơ tham gia phiên tòa sơ thẩm vụ án dân sự là để kiểm sát việc tuân theo pháp luật tố tụng của Thẩm phán; việc chấp hành pháp luật của người tham gia tố tụng khác, kể từ khi thụ lý đến khi có quyết định đưa vụ án ra xét xử. Nghiên cứu hồ sơ vụ án dân sự có ảnh hưởng nhất định đến chất lượng tham gia phiên tòa giải quyết vụ án dân sự; theo đó, nếu việc nghiên cứu hồ sơ được thực hiện nghiêm túc, khoa học thì sẽ nâng cao được chất lượng kiểm sát phiên tòa giải quyết vụ án và ngược lại. Chất lượng nghiên cứu hồ sơ vụ án dân sự phụ thuộc vào quá trình nghiên cứu hồ sơ của Kiểm sát viên (KSV). Bài viết tập trung vào nội dung việc nghiên cứu hồ sơ để tham gia phiên tòa sơ thẩm vụ án dân sự. Từ khóa: Nghiên cứu hồ sơ, vụ án dân sự, phiên tòa sơ thẩm vụ án dân sự, Kiểm sát viên, Viện kiểm sát nhân dân Tasks to examine case files in civil first-instance trial is to prosecuting the law observance of the Judge and other participants in civil procedures from the acceptance for settlement to decision to bring civil lawsuits to Court for trial. That mission has an effect on quality of civil trial participation that serious and logical case files examination will enhance effectiveness of trial prosecution. Quality of civil cases files examination depends on case files examination process of Prosecutors. The papers concentrates on case files examination to participate in civil first-instance trial. Keywords: Cases files examination, civil cases, civil first-instance trial, Prosecutors, the People’s Procuracy. 4NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA KIỂM SÁT VIÊN... Khoa học Kiểm sát Số chuyên đề 2 - 2019 quyết được với nhau. Vì việc nghiên cứu hồ sơ có ý nghĩa quan trọng, quyết định chất lượng, hiệu quả tham gia phiên tòa của KSV nên Bộ luật tố tụng dân sự (BLTTDS) năm 2015 quy định Kiểm sát viên có nhiệm vụ, quyền hạn nghiên cứu hồ sơ vụ án dân sự1, trong có việc nghiên cứu hồ sơ để tham gia phiên tòa sơ thẩm vụ án dân sự. 1. Yêu cầu và hoạt động của Kiểm sát viên khi nghiên cứu hồ sơ vụ án dân sự Một là, phải nghiên cứu hồ sơ kịp thời Việc nghiên cứu hồ sơ của KSV phải đảm bảo kịp thời, nghĩa là phải nghiên cứu hồ sơ trong thời hạn luật định, đồng thời bảo đảm hoàn thành việc nghiên cứu trước khi phiên tòa sơ thẩm được mở. Theo đó, thời hạn nghiên cứu hồ sơ của VKS là trong 15 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ2. Hai là, phải sắp xếp và kiểm tra các tài liệu có trong hồ sơ vụ án Để tiết kiệm thời gian, đồng thời giúp KSV nghiên cứu hồ sơ dễ dàng, xem xét, phân tích, đánh giá, so sánh các tài liệu có trong hồ sơ được thuận lợi, khách quan để tìm ra mâu thuẫn, sai sót giữa các tài liệu, qua đó KSV đối chiếu với bản án, quyết định nhằm phát hiện được những sai sót, vi phạm, KSV nên sắp xếp hồ sơ vụ án dân sự phân theo từng nhóm vấn đề và trong từng nhóm sắp xếp theo thứ tự thời gian để dễ phát hiện những nội dung cần nghiên cứu thêm làm cơ sở cho việc đề xuất ý kiến của mình về giải quyết vụ án dân sự. KSV nên sắp xếp hồ sơ thành những tập tài liệu như: Tập quyết định (gồm các quyết định mà Tòa án ban hành trong từng giai đoạn cụ thể); tập tố tụng gồm các văn 1 Khoản 3 Điều 58 BLTTDS năm 2015 2 Khoản 2 Điều 220 BLTTDS năm 2015 bản về thủ tục tố tụng như giấy triệu tập, biên bản (giao nhận tài liệu, biên bản niêm yết, biên bản tống đạt), giấy ủy quyền, giấy báo; tập chứng cứ (các tài liệu là nguồn chứng cứ có ý nghĩa quyết định việc giải quyết vụ án dân sự, gồm đơn khởi kiện, các tài liệu do đương sự xuất trình hoặc do Tòa án thu thập như bản tự khai của đương sự, biên bản ghi lời khai, biên bản hòa giải, biên bản xác minh, văn bản trả lời của các cơ quan có thẩm quyền); tập tài liệu khác gồm các giấy tờ, tài liệu tham khảo trong quá trình Tòa án giải quyết vụ án dân sự như các giấy tờ liên quan đến nhân thân của đương sự: bản sao hộ khẩu, hộ chiếu, giấy chứng minh nhân dân, giấy đăng ký kết hôn, giấy khai sinh Mục đích của kiểm tra hồ sơ là để tập trung nghiên cứu làm rõ yêu cầu của hoạt động kiểm sát ở từng giai đoạn nhất định. Khi kiểm tra hồ sơ vụ án dân sự, KSV cần: - Kiểm tra giấy tờ, tài liệu trong hồ sơ vụ án dân sự đã được đánh số bút lục, sắp xếp theo thứ tự ngày tháng năm để quản lý, lưu trữ và sử dụng. Trước khi nhận hồ sơ vụ án để nghiên cứu, phải đối chiếu giấy tờ, tài liệu với danh mục tài liệu có trong hồ sơ để bảo đảm hồ sơ được tiếp nhận đúng với hồ sơ được Tòa án lập và chuyển giao cho VKS theo quy định. Tùy thuộc tình huống cụ thể khi nhận hồ sơ mà KSV sẽ phải ký nhận hồ sơ, lập biên bản về thực trạng hồ sơ hoặc sắp xếp lại hồ sơ theo đúng nguyên trạng hồ sơ mà Tòa án chuyển cho VKS. Ba là, nghiên cứu kỹ hồ sơ vụ án Nghiên cứu kỹ hồ sơ vụ án là nghiên cứu đầy đủ, toàn diện, cụ thể, chi tiết tài liệu có trong hồ sơ, phải xem xét tất cả tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án, không được 5Khoa học Kiểm sát VŨ THỊ HỒNG VÂN Số chuyên đề 2 - 2019 bỏ qua bất kỳ tài liệu, chứng cứ nào. Hồ sơ vụ án được coi là đầy đủ chứng cứ khi hồ sơ có đủ các chứng cứ để chứng minh một cách rõ ràng, thuyết phục đối với yêu cầu, đề nghị hoặc bác bỏ yêu cầu, đề nghị của các bên đương sự. Đối với một số loại vụ án cụ thể, pháp luật đòi hỏi phải có những tài liệu, chứng cứ có tính đặc thù thì hồ sơ phải gồm cả những tài liệu đó, ví dụ: Luật Hôn nhân và gia đình quy định giải quyết về nuôi con khi vợ, chồng ly hôn, nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con bằng lời khai, đơn trình bày nguyện vọng được sống với bố hoặc mẹ3. Khi nghiên cứu hồ sơ, nếu nhận thấy hồ sơ không đủ tài liệu, còn thiếu những chứng cứ cơ bản, có tính đặc thù của loại quan hệ tranh chấp mà Tòa án vẫn đưa vụ án ra xét xử đó là giải quyết không đúng quy định của pháp luật. Trong trường hợp này, KSV đề xuất Lãnh đạo VKS thực hiện quyền yêu cầu Tòa án xác minh, thu thập tài liệu chứng cứ hoặc tự thu thập tài liệu chứng cứ theo quy định tại BLTTDS năm 20154. Khi nghiên cứu hồ sơ, Kiểm sát viên phải ghi chép lại theo một trình tự và phương pháp khoa học, đồng thời phải trích cứu tóm tắt nội dung các phần mà mình đã nghiên cứu, sau đó tổng hợp, đánh giá lại các tài liệu, chứng cứ có trong vụ án, đặt chúng trong mối liên hệ với nhau để dễ dàng xâu chuỗi các vấn đề có trong vụ án giúp cho việc dự kiến đường lối giải quyết vụ án; dự thảo bài phát biểu của KSV tại 3 Khoản 2 Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 về việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn. 4 Khoản 3 Điều 19 Quyết định 364/QĐ-VKSTC ngày 02/10/2017 của Viện trưởng VKSNDTC ban hành Quy chế công tác kiểm sát giải quyết các vụ việc dân sự. phiên toà đúng theo quy định của pháp luật, không mang tính phiến diện, thiếu khách quan. Nghiên cứu kỹ hồ sơ vụ án nghĩa là yêu cầu KSV phải “thuộc án”, không chỉ nắm được toàn bộ nội dung vụ án như đơn khởi kiện, bản tự khai, các tài liệu chứng cứ do các đương sự cung cấp mà phải nắm rõ, đầy đủ, cụ thể tình tiết của hồ sơ vụ án như từ bút lục nào đến bút lục nào của hồ sơ phản ánh vấn đề gì, nội dung ra sao... Khi cần thiết, Kiểm sát viên có thể chỉ ra ngay bút lục, chứng cứ, lời khai của nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan, lời khai của nhân chứng và các tài liệu xem xét, thẩm định và kết luận giám định khác (nếu có)... Khi nghiên cứu hồ sơ vụ án dân sự, cần xem xét những tài liệu nào đủ điều kiện là chứng cứ, những tài liệu nào không đủ điều kiện là chứng cứ của vụ án. Căn cứ vào nhận định của Tòa án xem xét nhận định về tài liệu đó như thế nào? Có là chứng cứ không? Quyết định của Tòa án đã đủ các tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho những quyết định đó chưa? Bốn là, nghiên cứu chính xác, khách quan Khi nghiên cứu các tài liệu, chứng cứ, KSV phải đảm bảo tính chính xác, phải xem xét mối liên hệ giữa các tài liệu, chứng cứ với nhau để tìm được sự thống nhất cũng như sự mâu thuẫn, thậm chí trái ngược nhau, từ đó so sánh với các chứng cứ, tài liệu mà Tòa án đã sử dụng để làm căn cứ giải quyết vụ án có đúng không. Đặc biệt, khi nghiên cứu các giấy tờ, tài liệu trong hồ sơ, KSV không được phân biệt chứng cứ do nguyên đơn hay bị đơn hoặc người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan cung cấp, không được coi trọng chứng cứ này mà xem nhẹ chứng cứ kia. 6NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA KIỂM SÁT VIÊN... Khoa học Kiểm sát Số chuyên đề 2 - 2019 Năm là, phải báo cáo kết quả nghiên cứu hồ sơ Sau khi nghiên cứu hồ sơ vụ án, KSV xây dựng báo cáo lãnh đạo Viện kiểm sát về việc giải quyết vụ án, dự thảo đề cương hỏi, dự thảo văn bản phát biểu ý kiến tại phiên tòa. Hình thức và nội dung báo cáo được thực hiện theo Mẫu số 13-DS do VKSND tối cao ban hành5 và được lưu vào hồ sơ kiểm sát. Người nghiên cứu hồ sơ phải ký nháy vào cuối mỗi trang và ký, ghi rõ họ tên vào cuối báo cáo. 2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu hồ sơ Hiện nay, chưa có văn bản hoặc tài liệu hướng dẫn phương pháp nghiên cứu hồ sơ vụ án dân sự, mà tuỳ vào các yếu tố như: tính chất hồ sơ vụ án, nội dung vụ án phức tạp hay đơn giản, án nhiều chứng cứ; sở trường, năng khiếu của KSV mà đề ra phương pháp nghiên cứu khác nhau. Do vậy, không phương pháp nào có thể ứng dụng và giải mã cho tất cả các loại án. Tuy nhiên, qua khảo sát thực tiễn công tác nghiên cứu hồ sơ, chúng tôi thấy, có nhiều phương pháp nghiên cứu hồ sơ mà KSV các cấp đã đúc rút như: phương pháp nghiên cứu từ tổng thể đến chi tiết; phương pháp nghiên cứu dựa vào tiêu chí nội dung và hình thức; phương pháp nghiên cứu dựa theo các giai đoạn tố tụng và phương pháp nghiên cứu theo từng loại án tranh chấp. Song thực tiễn phương pháp nghiên cứu chủ yếu được Kiểm sát viên sử dụng rộng rãi, thường xuyên, có khả năng áp dụng cho mọi loại án là kết hợp phương pháp nghiên cứu từ tổng thể đến chi tiết với 5 Theo Quyết định số 204/QĐ-VKSTC ngày 01/6/2017 của Viện trưởng VKSNDTC ban hành 185 biểu mẫu tạm thời trong kiểm sát hoạt động tư pháp. phương pháp nghiên cứu dựa theo các giai đoạn tố tụng6. Áp dụng cách thức kết hợp các phương pháp này, KSV cần nghiên cứu những vấn đề sau: Thứ nhất, nghiên cứu việc tuân thủ pháp luật tố tụng của Tòa án Đây là hoạt động có ý nghĩa quan trọng, bởi lẽ việc đảm bảo tiến trình giải quyết vụ án đúng pháp luật và chặt chẽ sẽ góp phần giải quyết vụ án chính xác về nội dung. Căn cứ vào quy định của BLTTDS và các văn bản liên quan, KSV đối chiếu với tài liệu có trong hồ sơ vụ án để xác định Tòa án có tuân thủ pháp luật khi thực hiện các hoạt động tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án dân sự. Khi nghiên cứu việc thực hiện thủ tục tố tụng của Tòa án, KSV có thể chia thành các giai đoạn trong quá trình giải quyết vụ án để đưa ra các thủ tục tố tụng tương ứng như: Một là, giai đoạn nhận và xử lý đơn, KSV phải nghiên cứu các văn bản: Để đảm bảo yêu cầu trên, Kiểm sát viên tập trung kiểm sát một số hoạt động tố tụng cơ bản của Tòa án: - Nghiên cứu để xác định thẩm quyền thụ lý vụ án Khi xác định thẩm quyền phải xác định các loại và cách thức kết hợp những quy định về thẩm quyền, theo đó, thẩm quyền gồm: thẩm quyền theo vụ việc tranh chấp (các điều 26, 28, 30 và 32 BLTTDS năm 2015); thẩm quyền của Tòa án hủy quyết định cá biệt rõ ràng trái pháp luật (Điều 34 BLTTDS năm 2015); thẩm quyền theo cấp Tòa án 6 “Một số vấn đề cần chú ý khi nghiên cứu hồ sơ vụ án dân sự” - Phạm Thu Hà, Phòng 9, VKSND tỉnh Sơn La. 7Khoa học Kiểm sát VŨ THỊ HỒNG VÂN Số chuyên đề 2 - 2019 (Điều 35 đến Điều 38 BLTTDS năm 2015); thẩm quyền theo lãnh thổ (Điều 39 BLTTDS năm 2015); thẩm quyền theo lựa chọn của nguyên đơn (Điều 40 BLTTDS năm 2015). - Nghiên cứu đơn khởi kiện để xác định tính hợp lệ của việc khởi kiện Để thực hiện yêu cầu này, KSV cần phải nghiên cứu đơn khởi kiện của đương sự, qua đó KSV sẽ xác định được những vấn đề liên quan đến giải quyết vụ án dân sự như: quyền của người khởi kiện; vấn đề thẩm quyền giải quyết của Tòa án, xác định được luật áp dụng và các điều kiện khác Khi nghiên cứu đơn khởi kiện, cần nghiên cứu và xác định tính hợp pháp về hình thức và nội dung đơn, bên cạnh đó, cần xác định những tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn để chứng minh cho yêu cầu của người khởi kiện là có căn cứ và hợp pháp. Việc nghiên cứu nội dung yêu cầu khởi kiện giúp cho KSV có nhận thức đầy đủ và chính xác về bản chất của vụ án, trên cơ sở đó đề xuất quan điểm giải quyết vụ án chính xác. - Nghiên cứu tài liệu để xác định tư cách của đương sự và người tham gia tố tụng Việc xác định đúng thành phần, tư cách của đương sự trong vụ án dân sự là hết sức quan trọng, bởi ở mỗi địa vị tố tụng của đương sự lại có những quyền và nghĩa vụ khác nhau, đồng thời việc xác định đúng được thành phần, tư cách của đương sự nhằm giúp cho KSV phát hiện được những thiếu sót của Thẩm phán trong việc xác định tư cách đương sự, từ đó có những kiến nghị, yêu cầu bổ sung nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự. Phương pháp xác định tư cách đương sự: Trên cơ sở yêu cầu của đương sự, quan hệ pháp luật cần được giải quyết, quy định pháp luật tố tụng để xác định thành phần, địa vị pháp lý của đương sự là nguyên đơn, bị đơn hay người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan hoặc xác định được người yêu cầu trong mỗi vụ án được giải quyết. Lưu ý, các sai sót trong việc xác định tư cách đương sự trong thực tiễn giải quyết vụ án dân sự thường là xác định chưa đúng, chưa đầy đủ đương sự, đặc biệt vụ án có người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan và vụ án có nhiều quan hệ pháp luật Trong những trường hợp đó, KSV yêu cầu Tòa án xác định lại, yêu cầu triệu tập thêm đương sự tham gia tố tụng, bảo đảm việc giải quyết vụ án đúng đắn, khách quan. Ngoài ra, hồ sơ phải có giấy xác nhận Tòa án nhận các tài liệu, chứng cứ của đương sự, văn bản yêu cầu người khởi kiện bổ sung nội dung đơn khởi kiện (nếu có), quyết định xử lý đơn khởi kiện, thông báo thụ lý vụ án dân sự Hai là, giai đoạn thu thập chứng cứ, hồ sơ vụ án phải có các văn bản tố tụng như: các văn bản thông báo cho đương sự, quyết định phân công Thẩm phán giải quyết vụ án, các văn bản liên quan đến việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của đương sự và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự, các quyết định thu thập tài liệu, chứng cứ như: quyết định trưng cầu giám định, quyết định định giá tài sản, quyết định xem xét, thẩm định tại chỗ, quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời, thông báo không áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời, quyết định đình chỉ giải quyết vụ án (nếu có), Cụ thể: - Xác định tính hợp pháp của hoạt động thu thập chứng cứ Việc xác minh, thu thập chứng cứ thể hiện qua các tài liệu, văn bản có trong hồ sơ vụ án dân sự. Căn cứ quy định của BLTTDS 8NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA KIỂM SÁT VIÊN... Khoa học Kiểm sát Số chuyên đề 2 - 2019 năm 2015, KSV kiểm tra tính hợp pháp của việc mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận công khai chứng cứ, đồng thời kiểm tra các chứng cứ mà Tòa án thu thập hay đương sự giao nộp. Qua việc nghiên cứu chứng cứ, KSV phải có những đánh giá về chứng cứ như sau: + Chứng cứ có được thu thập bằng các biện pháp hợp pháp do BLTTDS quy định hay không? Để khẳng định được tính hợp pháp của hoạt động thu thập, xác minh của Tòa án, KSV phải kiểm tra từng loại nguồn chứng cứ, đồng thời kiểm tra thủ tục đương sự thu thập chứng cứ. + Các chứng cứ có trong hồ sơ vụ án đã được thu thập đầy đủ để chứng minh các vấn đề của vụ án. Trường hợp KSV nhận thấy chứng cứ, tài liệu cần thiết để giải quyết vụ án chưa thu thập đủ hoặc phải có ý kiến của cơ quan chuyên môn thì KSV yêu cầu Thẩm phán thu thập chứng cứ bổ sung nhằm giải quyết vụ án được nhanh chóng và đúng đắn (trừ những tình tiết, sự kiện không phải chứng minh). + KSV cần kiểm tra hình thức của các chứng cứ, tài liệu có trong hồ sơ vụ án dân sự. - Nghiên cứu đánh giá các văn bản tố tụng của Tòa án Để kiểm tra tính hợp pháp của các văn bản tố tụng do Thẩm phán ban hành trong quá trình giải quyết vụ án dân sự, KSV thông qua việc nghiên cứu, đánh giá các văn bản tố tụng có trong hồ sơ vụ án nhằm kiểm tra việc tuân theo pháp luật tố tụng của Thẩm phán khi ban hành những văn bản như: + Giấy triệu tập người tham gia tố tụng, Quyết định áp dụng biện pháp thu thập chứng cứ của Tòa án, Biên bản lấy lời khai, Biên bản thẩm định...; + Quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết vụ án, tách nhập vụ án, đặc biệt là quyết định áp dụng, thay đổi, bổ sung, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời; Quyết định đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm; Quyết định mở phiên họp giải quyết việc dân sự KSV phải nghiên cứu chi tiết từng văn bản như ngày, tháng, năm ban hành; thẩm quyền ban hành, con dấu, chữ ký của người có thẩm quyền... Khi nghiên cứu các văn bản nêu trên, KSV phải đối chiếu để xem xét văn bản đó có phù hợp với quy định của pháp luật hay không. Các vấn đề tố tụng như: thời hạn, thời hiệu tố tụng, trách nhiệm cung cấp tài liệu chứng cứ, việc áp dụng các biện pháp thu thập chứng cứ, hay việc áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời... đều phải được kiểm tra, kết luận để bảo đảm thực hiện đúng pháp luật tố tụng. - Nghiên cứu lời khai của đương sự và người tham gia tố tụng khác + Nghiên cứu lời khai của đương sự. Việc nghiên cứu kỹ lời khai của đương sự giúp KSV nắm được các tình tiết của vụ án dân sự. Thông qua việc xem xét tính logic trong các lời khai, mối quan hệ giữa đương sự với những người làm chứng khác cũng như xem xét nội dung khai báo trong tổng thể các chứng cứ liên quan, KSV có thể đánh giá đúng tính khách quan, độ tin cậy của các chứng cứ, sử dụng chứng cứ để đề xuất quan điểm giải quyết vụ án khách quan, chính xác. Khi nghiên cứu lời khai của nguyên đơn, KSV cần chú ý tới những vấn đề họ yêu cầu, những vấn đề bổ sung hoặc rút so với đơn và các chứng cứ, lập luận của 9Khoa học Kiểm sát VŨ THỊ HỒNG VÂN Số chuyên đề 2 - 2019 nguyên đơn đưa ra làm cơ sở cho yêu cầu của họ. Khi nghiên cứu lời khai của bị đơn, KSV cần xác định những yêu cầu nào của nguyên đơn được bị đơn chấp nhận và yêu cầu nào không được bị đơn chấp nhận cùng những căn cứ, lập luận mà bị đơn đưa ra làm cơ sở cho việc chấp nhận hoặc không chấp nhận. Trường hợp bị đơn phản tố, KSV cần xác định yêu cầu của bị đơn có đúng là yêu cầu phản tố không, có đưa ra đúng thời hạn luật định không, Tòa án chấp nhận yêu cầu phản tố có đúng quy định pháp luật không... Khi nghiên cứu lời khai của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, KSV cần xác định người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập không, nội dung yêu cầu có liên quan đến vụ án không, căn cứ và lập luận của những yêu cầu đó, xác định Tòa án chấp nhận yêu cầu độc lập có đúng quy định pháp luật không. + Nghiên cứu lời khai của người làm chứng. KSV phải xem xét và xác định mối quan hệ của họ với các đương sự, đọc kỹ lời khai của người làm chứng. Trong vụ án có nhiều người làm chứng thì phải nghiên cứu kỹ lời khai của từng người làm chứng. Việc nghiên cứu lời khai của người làm chứng có giá trị chứng minh cho yêu cầu của đương sự trong vụ án dân sự. + Nghiên cứu quan điểm của người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự thường là người có kiến thức pháp luật, có khả năng đánh giá chứng cứ, lập luận bảo vệ quan điểm tốt, vì vậy việc nghiên cứu quan điểm của họ cần phải được KSV chú trọng, nhất là trong những vụ lớn, phức tạp, diễn biến kéo dài. Khi nghiên cứu quan điểm bảo vệ đương sự, KSV đặc biệt chú ý đến quan điểm đánh giá chứng cứ, các chứng cứ được sử dụng để đưa ra lập luận bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, quan điểm của họ đối với những vấn đề đang có nhiều cách hiểu chưa thống nhất, tìm kiếm những nhân tố hợp lý, những điểm bất hợp lý trong quan điểm được đưa ra. Việc nghiên cứu quan điểm của người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự giúp KSV thực hiện tốt kiểm sát việc tranh luận. Ba là, giai đoạn chuẩn bị xét xử, hồ sơ vụ án cần phải thể hiện các tài liệu như: Biên bản phiên họp hòa giải, biên bản phiên họp kiểm tra việc tiếp cận công khai giao nộp chứng cứ; Quyết định đưa vụ án ra xét xử Khi nghiên cứu các thủ tục tố tụng của Tòa án, đối chiếu với tài liệu có trong hồ sơ vụ án, KSV đánh giá trình tự, thủ tục tố tụng của Tòa án từ khi thụ lý đến khi có quyết định đưa vụ án ra xét xử, kịp thời phát hiện vi phạm để thực hiện quyền yêu cầu, kiến nghị Tòa án khắc phục. Thứ hai, nghiên cứu các vấn đề về nội dung Để xác định rõ nội dung vụ án, KSV phải nghiên cứu toàn bộ các tài liệu có trong hồ sơ vụ án. Thông qua việc nghiên cứu này, KSV phải nắm bắt được những vấn đề mà đương sự yêu cầu và những vấn đề đương sự không yêu cầu Tòa án giải quyết, ý kiến phản tố của bị đơn và ý kiến của những người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan. Qua đó, KSV phải xác định được tranh chấp giữa các bên thuộc loại tranh chấp nào; quan hệ pháp luật cần giải quyết là quan hệ gì; tính chất và nội dung tranh chấp như thế nào; tư cách nguyên đơn, bị đơn trong vụ án. Cụ thể là: - Xác định yêu cầu và phạm vi yêu cầu của đương sự 10 NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA KIỂM SÁT VIÊN... Khoa học Kiểm sát Số chuyên đề 2 - 2019 Việc nghiên cứu yêu cầu cụ thể của đương sự giúp xác định phạm vi thụ lý giải quyết vụ án của Tòa án, đồng thời xác định nội dung quan hệ pháp luật trong vụ án. Đây cũng là nguyên tắc cơ bản trong tố tụng dân sự là bảo đảm quyền tự định đoạt của đương sự. Để xác định đúng quan hệ pháp luật, cần thông qua các yêu cầu khởi kiện, yêu cầu phản tố, yêu cầu độc lập; căn cứ vào trình bày của đương sự qua các tài liệu trong hồ sơ. Từ quan hệ pháp luật cần giải quyết xác định thành phần tham gia tố tụng, các chứng cứ, tài liệu cần thiết và pháp luật nội dung cần áp dụng để giải quyết vụ án. Trong quá trình giải quyết vụ án, đương sự có quyền thay đổi, bổ sung, rút yêu cầu, vì vậy, khi đương sự thực hiện các quyền này, KSV phải kiểm sát chặt chẽ trình tự, thủ tục, nội dung thay đổi, bổ sung và rút yêu cầu của đương sự. - Xác định quan hệ pháp luật phát sinh tranh chấp Việc xác định đúng quan hệ pháp luật cần được giải quyết là vấn đề cơ bản đảm bảo giải quyết đúng vụ án dân sự, bởi lẽ quan hệ pháp luật là căn cứ xác định quyền, nghĩa vụ pháp lý của các đương sự mà quá trình tố tụng Tòa án phải giải quyết. Phương pháp xác định quan hệ pháp luật phát sinh tranh chấp là trên cơ sở đơn khởi kiện và trình bày của các đương sự về yêu cầu cần được Tòa án xem xét, những tài liệu, chứng cứ chứng minh cho các yêu cầu này; căn cứ pháp luật nội dung để xác định quan hệ pháp luật phát sinh tranh chấp. - Nghiên cứu các vấn đề cần chứng minh, nghĩa vụ chứng minh. Căn cứ mà các đương sự đưa ra chứng minh cho yêu cầu của họ, các tài liệu, chứng cứ trong hồ sơ vụ án dân sự gồm: Nghiên cứu các vấn đề cần chứng minh trong vụ án, phải xác định được điểm mấu chốt nào (tình tiết chủ yếu nào) cần làm rõ để có thể giải quyết vụ án; các chứng cứ chứng minh cho các vấn đề đó được thể hiện ở các tài liệu, nguồn chứng cứ nào; việc chứng minh các vấn đề đó (hay các tình tiết đó) thuộc nghĩa vụ chứng minh của bên đương sự nào; căn cứ của từng bên đương sự đã đưa ra để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của họ; các tài liệu chứng cứ chứng minh cho từng căn cứ của các bên đương sự. Lưu ý, việc nghiên cứu các vấn đề cần chứng minh trong vụ án dân sự, nghĩa vụ chứng minh của đương sự luôn gắn liền với quá trình nghiên cứu, tổng hợp và đánh giá chứng cứ. - Nghiên cứu, đánh giá chứng cứ Để đánh giá chứng cứ trong vụ án dân sự được chính xác, KSV phải nắm thật chắc BLTTDS và các văn bản hướng dẫn thi hành, đồng thời phải hiểu biết sâu về pháp luật nội dung luật chuyên ngành (Luật Đất đai, Luật về nhà ở qua các thời kỳ, Luật Thương mại, Luật xây dựng, Luật Sở hữu trí tuệ). Muốn đánh giá được chứng cứ thì phải nghiên cứu kỹ toàn bộ tài liệu có trong hồ sơ vụ án một cách khách quan, toàn diện, không bỏ qua tài liệu nào, bởi chỉ một tài liệu bỏ qua có thể đã bỏ qua chứng cứ chứng minh cho sai phạm của bản án, quyết định của Tòa án. Trên cơ sở tất cả các chứng cứ có trong hồ sơ vụ án, KSV phải tiến hành phân tích, so sánh để tìm ra các mối quan hệ giữa các tình tiết trong vụ án dân sự, nhờ đó mà xác định sự thật khách quan của vụ án. Khi đánh giá từng tài liệu chứng cứ, trước hết phải xem xét tính hợp pháp của những tài liệu đó. Đánh giá chứng cứ được bắt đầu bằng việc xem xét đánh giá từng lời 11Khoa học Kiểm sát VŨ THỊ HỒNG VÂN Số chuyên đề 2 - 2019 khai, tài liệu, vật chứng cụ thể, sau đó xem xét, đối chiếu với tài liệu, chứng cứ khác. Trong trường hợp có nhiều tài liệu, nhiều lời khai mâu thuẫn, trái ngược nhau hoặc các kết luận giám định có nội dung không thống nhất hay không đủ điều kiện để giám định thì việc phân tích, đánh giá, nhận định phải khách quan, toàn diện; ngoài việc xem xét kỹ về nội dung tài liệu cần phải xem xét về nguồn gốc tài liệu, tại sao tài liệu xuất hiện, chủ thể cung cấp tài liệu Đối với lời khai, KSV không chỉ đánh giá về nội dung từng lời khai mà phải chú ý cả thời gian, diễn biến và những thay đổi trong nội dung lời khai, đương sự lý giải như thế nào về việc thay đổi trong nội dung lời khai đó, lý giải đó có cơ sở không? So sánh giữa những nội dung trong lời khai của đương sự, xem xét cả mối quan hệ giữa họ với đương sự khác để đánh giá tính khách quan trong lời khai của họ Sau khi nghiên cứu tài liệu, chứng cứ một cách khách quan, toàn diện và biện chứng xâu chuỗi tình tiết, sự kiện lại để xác định sự thật của sự việc, bản chất của vụ án đó, từ đó so sánh, đối chiếu với nhận định của Tòa án tại bản án, quyết định để tìm ra những nội dung Tòa án đã nhận định và quyết định là không khách quan, không chính xác, mẫu thuẫn, chưa đủ căn cứ Tóm lại, khi nghiên cứu, đánh giá chứng cứ, KSV cần nghiên cứu cả nội dung và hình thức của chứng cứ, các thuộc tính của chứng cứ; nghiên cứu từng chứng cứ và hệ thống chứng cứ. Phương pháp nghiên cứu chứng cứ, các chứng cứ được chứa đựng trong các nguồn chứng cứ khác nhau: Tài liệu dịch, kết luận giám định, lời khai của đương sự, lời khai của người làm chứng, biên bản đối chất, biên bản thẩm định tại chỗ, các nguồn chứng cứ, tài liệu khác liên quan đến vụ án dân sự, là căn cứ để xác định chứng cứ. Cần kết hợp nghiên cứu chứng cứ với đánh giá chứng cứ: Nguyên tắc đánh giá chứng cứ là đánh giá từng chứng cứ, thấy được sự liên quan giữa các chứng cứ, tổng hợp chứng cứ để khẳng định được giá trị chứng minh của chứng cứ đối với vấn đề cần chứng minh. - Nghiên cứu văn bản pháp luật áp dụng để giải quyết vụ án dân sự Việc nghiên cứu áp dụng pháp luật phải bảo đảm nguyên tắc áp dụng luật: Có lý do xác đáng, căn cứ, chính xác, công bằng, bảo đảm tính pháp chế trong áp dụng pháp luật; phù hợp với mục đích đặt ra; bảo đảm tính hiệu quả trong áp dụng pháp luật. Nghiên cứu áp dụng luật tố tụng để làm căn cứ tiến hành các thủ tục tố tụng giải quyết vụ án dân sự. Áp dụng luật nội dung là nhằm xác định đặc trưng pháp lý của vụ án, nghiên cứu một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ các tình tiết, hoàn cảnh, điều kiện của sự việc tranh chấp. Lựa chọn quy phạm pháp luật phù hợp trên cơ sở phân tích đánh giá toàn diện các vấn đề đặt ra trong vụ án, làm sáng rõ nội dung, ý nghĩa, giá trị của quy phạm pháp luật đối với trường hợp cần áp dụng pháp luật để giải quyết như: Quan hệ pháp luật có tranh chấp cần giải quyết thì các bên tham gia có quyền và nghĩa vụ gì; các quyền và nghĩa vụ đó có được pháp luật bảo vệ hay không; các bên đã thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình như thế nào trên thực tế; bên nào thực hiện nghiêm túc nghĩa vụ, bên nào vi phạm nghĩa vụ; nguyên nhân vi phạm là gì; việc vi phạm đó ảnh hưởng như thế nào đến quyền và lợi ích hợp pháp của bên bị vi phạm; nếu bên bị vi phạm có thiệt hại thì thiệt hại đó là bao nhiêu; thiệt hại đó có phải do hành vi vi phạm của bên vi phạm gây ra hay không Kết quả là KSV phải đánh giá 12 NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA KIỂM SÁT VIÊN... Khoa học Kiểm sát Số chuyên đề 2 - 2019 được việc áp dụng pháp luật và giải quyết các vấn đề nêu trên, đưa ra được quan điểm của mình về các vấn đề đó. Khi nghiên cứu áp dụng pháp luật, phải chú ý vấn đề hiệu lực của văn bản đó như: hiệu lực hồi tố; hiệu lực về thời gian và không gian của các văn bản pháp luật tương ứng trong các vụ án dân sự và cách viện dẫn luật áp dụng để giải quyết vụ án dân sự, cần ghi đầy đủ và theo thứ tự nhất định: Tiểu mục, mục, điểm, khoản, điều luật. Thực tiễn cho thấy, những sai sót thường gặp là xác định sai luật áp dụng trong các vụ án dân sự, vụ án kinh doanh - thương mại, vụ án lao động như áp dụng không chính xác văn bản pháp luật hoặc sai điều luật 3. Một số giải pháp nâng cao chất lượng nghiên cứu hồ sơ vụ án dân sự của Kiểm sát viên Trong những năm qua, đội ngũ cán bộ, Kiểm sát viên các cấp luôn đề cao tinh thần trách nhiệm, chú trọng việc học tập, rèn luyện nhằm nâng cao chất lượng nghiên cứu hồ sơ, chất lượng tham gia phiên tòa sơ thẩm góp phần bảo đảm hiệu quả công tác kiểm sát giải quyết các vụ án dân sự. Tuy nhiên, quá trình thực hiện nhiệm vụ, có lúc, có nơi, có KSV chưa phát huy hết được đầy đủ tinh thần trách nhiệm, chưa nghiên cứu kỹ hồ sơ vụ án, chưa nắm chắc các quy định của pháp luật, dẫn đến tình trạng vẫn còn một số án bị hủy do lỗi của KSV. Bên cạnh đó, do tâm lý của KSV là tranh chấp dân sự tương đối rõ ràng, hậu quả trách nhiệm xử lý sai phạm đối với những bản án, quyết định bị hủy không ảnh hưởng lớn đến KSV, nên đa phần các cấp không đề cao tinh thần trách nhiệm kiểm sát giải quyết các tranh chấp này. Khi nghiên cứu hồ sơ, KSV tham gia xét xử lại không trực tiếp nghiên cứu mà giao cho Kiểm tra viên, Chuyên viên, sau đó không xem xét và kiểm tra lại dẫn đến khi Tòa án nhận định và quyết định sai nội dung vụ án, Kiểm sát viên cũng không phát hiện sai phạm; báo cáo kết quả nghiên cứu hồ sơ và đề xuất vẫn còn sơ sài, đề xuất chưa chính xác... Những tồn tại, hạn chế nêu trên có cả do nguyên nhân chủ quan và khách quan, tuy nhiên nguyên nhân chủ quan giữ vai trò quyết định, do lãnh đạo đơn vị có lúc còn chưa thật sự chú trọng, quan tâm đúng mức tới khâu công tác kiểm sát này; chưa thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở. Cán bộ, KSV làm công tác này còn yếu, chưa có nhiều kinh nghiệm, chưa nắm vững các quy định của pháp luật và hướng dẫn nghiệp vụ của ngành, đồng thời còn kiêm nhiệm nhiều khâu công tác cho nên chất lượng và hiệu quả công tác kiểm sát giải quyết án dân sự chưa cao. Quán triệt và triển khai thực hiện nghiêm túc Chỉ thị của Viện trưởng VKSND tối cao về công tác của ngành Kiểm sát nhân dân năm 2019 về việc: “Viện trưởng VKSND các cấp phải tập trung chỉ đạo công tác kiểm sát giải quyết các vụ việc dân sự, vụ án hành chính, kinh doanh, thương mại lao động và các việc khác theo quy định của pháp luật. Đây là khâu công tác còn nhiều hạn chế, yếu kém do đó cần coi trọng việc lựa chọn, phân công cán bộ thực hiện khâu này”7; cần có một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động nghiên cứu hồ sơ tham gia phiên tòa sơ thẩm nói riêng như sau: 7 Chỉ thị số 01/CT-VKSTC ngày 28 tháng 12 năm 2018 của Viện trưởng VKSND tối cao về công tác của ngành Kiểm sát nhân dân năm 2019 13Khoa học Kiểm sát VŨ THỊ HỒNG VÂN Số chuyên đề 2 - 2019 Thứ nhất, tăng cường và đổi mới công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành Thường xuyên quán triệt, kiểm tra việc thực hiện các chỉ thị, kế hoạch, chương trình công tác hàng năm của đơn vị liên quan đến công tác kiểm sát giải quyết án dân sự. Phân công, phân nhiệm rõ ràng, đầy đủ phù hợp với năng lực, sở trường của từng KSV... Thường xuyên quan tâm, chỉ đạo kịp thời đối với khâu công tác kiểm sát giải quyết án dân sự; theo dõi sát sao các báo cáo nghiệp vụ về kết quả nghiên cứu hồ sơ, kiểm sát quy trình tố tụng giải quyết các vụ án dân sự tránh tình trạng giao toàn bộ cho cán bộ, KSV tự nghiên cứu, tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động kiểm sát của mình, từ đó nắm được tình hình, diễn biến cũng như những khó khăn, vướng mắc trong công tác để kịp thời chỉ đạo hoặc có những biện pháp hỗ trợ. Kịp thời cổ vũ, động viên đối với những cán bộ, KSV có những thành tích tốt trong công tác nhằm tạo động lực, hứng khởi trong công việc, phát huy năng lực sở trường công tác. Cùng với đó thường xuyên tổ chức họp, kiểm tra nhằm rà soát, đánh giá rút kinh nghiệm một cách nghiêm túc đối với những thiếu sót của cán bộ, Kiểm sát viên trong quá trình thực hiện nhiệm vụ nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm của cán bộ, KSV khi thực hiện nhiệm vụ. Thứ hai, phát huy vai trò, trách nhiệm của từng cán bộ, Kiểm sát viên Cán bộ, KSV khi được phân công kiểm sát giải quyết án dân sự phải thật sự nhiệt tình với công việc, có ý thức trách nhiệm đối với nhiệm vụ được giao, thường xuyên cập nhật văn bản pháp luật, chịu khó nghiên cứu, trau dồi kiến thức chuyên môn nghiệp vụ để phục vụ công tác. Để thực hiện tốt nhiệm vụ nghiên cứu hồ sơ để tham gia phiên tòa sơ thẩm và thực hiện hiệu quả công tác kiểm sát giải quyết án dân sự thì mỗi cán bộ, KSV phải nghiên cứu và nắm vững các quy định của Bộ luật tố tụng dân sự, các văn bản pháp luật chuyên ngành có liên quan và các văn bản hướng dẫn nghiệp vụ, quy chế công tác kiểm sát của ngành cấp trên, từ đó mới phát huy hiệu quả việc thực hiện các quyền yêu cầu, kiến nghị, kháng nghị trong tố tụng dân sự. Khi nghiên cứu hồ sơ, kiểm sát các thông báo, quyết định, bản án do Tòa án chuyển đến phải đối chiếu với các quy định của pháp luật tố tụng dân sự đã đảm bảo về trình tự, thủ tục hay chưa; nội dung giải quyết thể hiện trong các bản án, quyết định có đúng với quy định của pháp luật nội dung hay không. Nếu phát hiện vi phạm trong quá trình giải quyết vụ án dân sự thì KSV cần đề xuất, báo cáo Lãnh đạo đơn vị kịp thời kiến nghị Tòa án khắc phục trong trường hợp vi phạm pháp luật ít nghiêm trọng, quyết định kháng nghị trong trường hợp vi phạm pháp luật nghiêm trọng, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự và người liên quan khác. Khi tham gia phiên tòa, trên cơ sở kết quả nghiên cứu kỹ hồ sơ và chuẩn bị đầy đủ tài liệu hồ sơ, dự liệu trước những tình huống có thể xảy ra tại phiên tòa, KSV phải nắm vững các quy định pháp luật tố tụng dân sự và pháp luật nội dung có liên quan đến việc giải quyết các vụ án dân sự để chủ động thực hiện tốt chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự tại phiên tòa sơ thẩm. Phát biểu của Kiểm sát viên tại phiên tòa là sản phẩm của kết quả nghiên cứu hồ sơ, thể hiện trình độ, năng lực của người KSV và thông qua đó tuyên truyền đến nhân dân biết được vị trí, vai trò 14 NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA KIỂM SÁT VIÊN... Khoa học Kiểm sát Số chuyên đề 2 - 2019 của Viện kiểm sát trong tố tụng dân sự là một cơ quan bảo vệ pháp luật, với những quyền năng đủ mạnh như quyền yêu cầu, kiến nghị, kháng nghị để bảo vệ pháp chế, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân, nhằm tạo được sự ủng hộ, tin cậy của nhân dân. Đối với những vụ án phức tạp, KSV trực tiếp nghiên cứu hồ sơ cần chủ động báo cáo bằng văn bản một cách trung thực, khách quan để Lãnh đạo có hướng xử lý. Cần thiết họp KSV tại đơn vị để lắng nghe tất cả các ý kiến đóng góp của KSV khác trong đơn vị, để đến thống nhất hướng giải quyết. Nếu vẫn còn đối lập giữa các quan điểm, Lãnh đạo phụ trách và KSV trực tiếp nghiên cứu hồ sơ có báo cáo thỉnh thị cấp trên kịp thời, đúng thời hạn để ngành cấp trên trả lời. Khi ban hành báo cáo thỉnh thị cần phải chi tiết, cụ thể, rõ ràng và nêu cụ thể quan điểm, hướng xử lý viện dẫn căn cứ điều luật cụ thể. Trong mối quan hệ phối hợp, cán bộ, KSV cần tăng cường mối quan hệ phối hợp với các đồng chí, đồng nghiệp nhằm trao đổi nghiệp vụ; tham khảo, tập hợp những kinh nghiệm, sáng kiến hay để vận dụng phù hợp vào những trường hợp cụ thể của bản thân. Thứ ba, thực hiện đúng, đầy đủ thao tác nghiệp vụ của Kiểm sát viên Khi nhận và nghiên cứu hồ sơ vụ án (trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày Tòa án ra quyết định đưa vụ án ra xét xử), KSV phải nghiên cứu hồ sơ vụ án và xác định nội dung, yêu cầu khởi kiện của đương sự; xác định đúng tư cách người tham gia tố tụng (nguyên đơn, bị đơn, người đại diện hợp pháp của đương sự, căn cứ các tài liệu có trong hồ sơ vụ án để xác định chính xác, đầy đủ người có quyền, nghĩa vụ liên quan); xác định người phản tố và yêu cầu phản tố; xác định tính có căn cứ và hợp pháp của các chứng cứ do đương sự xuất trình, các chứng cứ do Tòa án thu thập hoặc ủy thác thu thập; đánh giá chứng cứ; xác định những vấn đề chưa được làm rõ; xác định việc chấp hành pháp luật tố tụng của Thẩm phán; xác định việc chấp hành pháp luật của người tham gia tố tụng. Thứ tư, tăng cường công tác phối hợp Phối hợp hiệu quả với Tòa án cùng cấp để việc giải quyết các vụ án dân sự được nhanh chóng và đúng quy định pháp luật; tạo điều kiện để cả hai đơn vị hoàn thành tốt nhiệm vụ. Thường xuyên trao đổi, kịp thời xin ý kiến thỉnh thị phòng nghiệp vụ Viện tỉnh để có hướng giải quyết đúng quy định của pháp luật và phù hợp với thực tiễn, nhất là đối với những vụ án phức tạp, có nhiều vướng mắc. Trao đổi, tham khảo kinh nghiệm với các đơn vị đã làm tốt, có nhiều sáng kiến, kinh nghiệm hoặc cách làm đạt hiệu quả cao trong công tác kiểm sát bản án, quyết định, công tác thực hiện quyền yêu cầu, kiến nghị, kháng nghị; qua đó học tập, nhân rộng các điển hình làm tốt, hỗ trợ cho nhau để hoàn thành tốt công tác kiểm sát tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự gắn với mục tiêu xây dựng đội ngũ cán bộ, Kiểm sát viên “Vững về chính trị, giỏi về nghiệp vụ, tinh thông về pháp luật, công tâm và bản lĩnh, kỷ cương và trách nhiệm”8./. 8 “Giải pháp nâng cao chất lượng công tác kiểm sát giải quyết vụ án dân sự, kinh doanh thương mại, lao động và những việc khác theo quy định của pháp luật ở cấp sơ thẩm” - Ngô Thanh Tuấn - Viện KSND huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnhiem_vu_quyen_han_va_hoat_dong_cua_kiem_sat_vien_khi_nghien.pdf
Tài liệu liên quan