Ngày nay, du lịch cộng đồng đang nhận được nhiều sự đồng thuận trong
chiến lược phát triển du lịch không chỉ ở các quốc gia phát triển mà còn có ở
nhiều quốc gia khác với mục tiêu mang lại lợi ích chung cho cộng đồng địa
phương.
Tại Việt Nam, du lịch cộng đồng đã đem lại nhiều lợi ích thực sự về mặt
kinh tế cho người dân ở các vùng nông thôn. Nhân tố chính đóng góp cho sự
thành công của loại hình du lịch này chính là cộng đồng địa phương. Họ có mối
quan hệ mật thiết trong vấn đề khai thác tài nguyên du lịch để hình thành nên
các hoạt động, loại hình và sản phẩm du lịch.
ĐBSCL đang là một trong những khu vực đón khách năng động của Việt
Nam. Với hệ cảnh quan sinh thái tự nhiên và nông nghiệp đặc sắc, với các giá
trị văn hóa độc đáo, đồng bằng sông Cửu Long đang dần đẩy mạnh khai thác và
phát triển hình thức du lịch hấp dẫn, trong đó có du lịch cộng đồng.
Trong bối cảnh vận động và phát triển của du lịch, việc huy động và kêu
gọi cộng đồng địa phương cùng tham gia là một trong những xu hướng đang
được xã hội quan tâm. Cộng đồng được xem là tác nhân quan trọng để thúc đẩy
nền kinh tế của địa phương vì thế việc phát triển du lịch có sự tham gia của
cộng đồng địa phương là quan điểm phát triển hợp lý.
Xuất phát từ thực trạng trên, bài viết này nhìn nhận rõ nét về khả năng,
vai trò của cộng đồng địa phương tại quận Thốt Nốt – Cần Thơ trong việc tham
gia phát triển du lịch. Đồng thời đây cũng là hướng nghiên cứu góp phần tạo ra
các cơ hội giúp cộng đồng địa phương tiếp cận với các nguồn lợi kinh tế từ hoạt
động du lịch, khắc phục các vấn đề còn tồn tại từ việc phát triển du lịch đến
cộng đồng.
17 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 10/01/2022 | Lượt xem: 399 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nhìn từ thực tiễn khai thác phát triển du lịch đề xuất chính sách xây dựng các mô hình du lịch cộng đồng tại quận Thốt Nốt thành phố Cần Thơ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
414
NHÌN TỪ THỰC TIỄN KHAI THÁC PHÁT TRIỂN DU LỊCH
ĐỀ XUẤT CHÍNH SÁCH XÂY DỰNG CÁC MÔ HÌNH DU LỊCH
CỘNG ĐỒNG TẠI QUẬN THỐT NỐT THÀNH PHỐ CẦN THƠ
PGS.TS. Nguyễn Xuân Hương
TS. Tạ Duy Linh
Th.S – NCS. Dương Đức Minh
ần Thơ được xác định là “đô thị miền sông nước” có nhiều giá
trị đặc sắc về cảnh quan sinh thái thiên nhiên, nông nghiệp và
các giá trị văn hóa đặc sắc thu hút đông đảo du khách trong và
ngoài nước. Năm 2017, Cần Thơ đón trên 7,5 triệu lượt khách (nội địa và quốc
tế). Trong đó, khách lưu trú cũng tăng mạnh với gần 2,2 triệu lượt (khách quốc
tế hơn 305.000 lượt) Tổng doanh thu từ du lịch hơn 2.897 tỷ đồng, tăng 59%
so cùng kỳ, đạt 145% so kế hoạch1. Đây là một tín hiệu tích cực chứng minh
cho tính hấp dẫn của thành phố Cần Thơ, một trong những thị trường nhận
khách du lịch nổi bật của đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).
Các quận/huyện của thành phố có những thế mạnh riêng để phát huy
nhằm thúc đẩy sự phát triển du lịch cho địa phương, bổ sung và xây dựng các
dịch vụ, hoạt động và sản phẩm du lịch cho thành phố. Quận Thốt Nốt là một
trong những đơn vị hành chính trực thuộc thành phố có nhiều thế mạnh về tài
nguyên du lịch, sự quyết tâm cao độ của các bên liên quan để kích thích sự phát
triển du lịch. Trong năm 2017, khách du lịch đến Quận Thốt Nốt ước đạt
75.769 lượt khách, trong đó khách quốc tế đạt 13.860 lượt2. So với tổng số
PGS.TS. Phó chủ tịch Hội đồng Khoa học - Viện Nghiên cứu Phát triển Kinh tế và Du lịch
TS. Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Kinh tế và Du lịch
NCS.ThS. Khoa Nhân học, Giảng viên Bộ môn Du lịch – Đại học Khoa học Xã hội và
Nhân văn – Đại học Quốc gia Tp.HCM
1 https://baomoi.com/can-tho-don-hon-7-5-trieu-luot-khach-du-lich/c/24525828.epi
2 Phòng Văn hóa Thông tin quận Thốt Nốt, 2018, Giải pháp để đẩy mạnh tuyên truyền, quảng
bá du lịch, xây dựng đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý, hướng dẫn viên du lịch phù hợp với xu hướng
hội nhập quốc tế. Phối hợp các ngành chức năng có liên quan phát động xây dựng biểu tượng (logo)
thương hiệu du lịch quận Thốt Nốt, Tài liệu Tọa Đàm Khoa học: “Giải pháp phát triển du lịch trên
địa bàn Quận Thốt Nốt” do Ủy ban Nhân dân quận Thốt Nốt và Trung tâm bồi dưỡng Chính trị quận
Thốt Nốt tổ chức ngày 24/5/2018, trang 14-15
C
415
KỶ YẾU HỘI THẢO
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
TỪ THỰC TIỄN ĐẾN CHÍNH SÁCH
khách đến với Cần Thơ con số này còn rất khiêm tốn (chiếm khoảng 1% so với
tổng lượng khách đến Cần Thơ). Rõ ràng, quận Thốt Nốt cần chú ý việc triển
khai và xây dựng các hình thức và hoạt động du lịch có tính hấp dẫn cao để thu
hút các dòng dịch chuyển của du khách đến với Cần Thơ.
Cách trung tâm thành phố Cần Thơ hơn 40km, Thốt Nốt thu hút du khách
với những vườn cây trĩu quả, làng nghề lâu đời cùng nếp sống thân tình, mộc
mạc của người dân bản địa1. Đây là những lợi thế quan trọng để Thốt Nốt xác
định hướng khai thác và phát triển du lịch trong tương lai, một trong những
hình thức đang được khuyến khích và nhận được sự ủng hộ khai thác là phát
triển du lịch cộng đồng gắn với tài nguyên bản địa, chia sẻ lợi ích cho người
dân tại chỗ và góp phần bảo tồn các giá trị tự nhiên và nhân văn của địa
phương. Xuất phát từ thực tế trên bài viết này nhấn mạnh lợi thế phát triển du
lịch cộng đồng tại Thốt Nốt và bước đầu đề xuất các mô hình du lịch cộng đồng
tại nơi đây.
1. Cơ sở lý luận về du lịch cộng đồng
Cộng đồng có mối quan hệ mật thiết trong vấn đề sử dụng và khai thác tài
nguyên du lịch đặc biệt là loại hình tài nguyên du lịch văn hóa. Vì vậy, khi xem xét và
phân tích các giá trị, các khả năng có thể xây dựng và hình thành sản phẩm du lịch
(SPDL) không thể không nhìn nhận vai trò và chức năng của cộng đồng địa phương.
Hiện nay, khi xem xét hệ thống lý thuyết về phát triển du lịch có sự tham gia
của cộng đồng, trong giới hạn đề tài này tập trung làm rõ hai thuật ngữ có liên quan
như sau:
Bảng 1. Thuật ngữ có liên quan đến du lịch có sự tham gia của cộng đồng
Thuật ngữ tiếng Anh Thuật ngữ tiếng Việt
Community - Based Tourism Du lịch dựa vào cộng đồng
Community – Participation in Tourism Du lịch có sự tham gia của cộng đồng
Nguồn: Võ Quế, 2006
1
a13908.html
416
Tại Thái Lan thuật ngữ Community - Based Tourism – Du lịch dựa vào
cộng đồng được định nghĩa như sau: “Du lịch cộng đồng (DLCĐ) là loại hình
du lịch được quản lý và có bởi chính cộng đồng địa phương, hướng đến mục
tiêu bền vững về mặt môi trường, văn hóa và xã hội. Thông qua DLCĐ du
khách có cơ hội tìm hiểu và nâng cao nhận thức về lối sống của cộng đồng địa
phương”. (REST1, 1997).
Thuật ngữ này cũng được nhắc đến trong chương trình nghiên cứu của
các tổ chức xã hội trên thế giới như:
Tổ chức Pachamana (hướng đến việc giới thiệu và bảo tồn văn hóa bản
địa khu vực Châu Mỹ) đã đưa ra quan điểm của mình về Community - Based
Tourism như sau: “DLCĐ là loại hình du lịch mà du khách từ bên ngoài đến
với cộng đồng địa phương để tìm hiểu về phong tục, lối sống, niềm tin và được
thưởng thức ẩm thực địa phương. Cộng đồng địa phương kiểm soát cả những
tác động và những lợi ích thông qua quá trình tham gia vào hình thức du lịch
này, từ đó cường khả năng tự quản, tăng cường phương thức sinh kế và phát
huy giá trị truyền thống của địa phương”.2
Tổ chức Istituto Oikos (1996) ra đời tại Ý (tổ chức hướng đến việc hỗ trợ
các nghiên cứu, huy động nguồn lực tài chính trong công tác bảo tồn về mặt
sinh thái tự nhiên và văn hóa cho các quốc gia đang phát triển trên thế giới, tổ
chức này có tầm ảnh hưởng ở khu vực Châu Âu) đã đề cập đến nội dung của
DLCĐ như sau: “DLCĐ là loại hình du lịch mà du khách từ bên ngoài đến và
có lưu trú qua đêm tại không gian sinh sống của cộng đồng địa phương
(thường là các cộng đồng ở nông thôn hoặc các cộng đồng nghèo hoặc sinh
sống ở những vùng có điều kiện kinh tế khó khăn). Thông qua đó du khách có
cơ hội khám phá môi trường thiên nhiên hoang dã hoặc tìm hiểu các giá trị về
văn hóa truyền thống, tôn trọng tư duy văn hóa bản địa. Cộng đồng địa phương
có cơ hội thụ hưởng các lợi ích kinh tế từ việc tham gia vào các hoạt động
khám phá dựa trên các giá trị về tự nhiên và văn hóa xã hội tại khu vực cộng
đồng địa phương sinh sống”.3
1 Responsible Ecological Social Tours, tạm dịch Tổ chức thực hiện các tuyến du lịch sinh thái
gắn với trách nhiệm, viết tắt là REST
2 Nguồn:
3
tourism.asp
417
KỶ YẾU HỘI THẢO
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
TỪ THỰC TIỄN ĐẾN CHÍNH SÁCH
Tổ chức mạng lưới du lịch bền vững (DLBV) vì người nghèo đã nêu
“DLCĐ là một loại hình DLBV thúc đẩy các chiến lược vì người nghèo trong
môi trường cộng đồng. Các sáng kiến của DLCĐ nhằm vào mục tiêu thu hút sự
tham gia của người dân địa phương vào việc vận hành và quản lý các dự án du
lịch nhỏ như một phương tiện giảm nghèo và mang lại thu nhập thay thế cho
cộng đồng. Các sáng kiến của DLCĐ còn khuyến khích tôn trọng các truyền
thống và văn hóa địa phương cũng như các di sản thiên nhiên.”1
Tại Việt Nam, DLCĐ được nhìn nhận như sau:
“DLCĐ là hoạt động tương hỗ giữa các đối tác liên quan, nhằm mang lại lợi
ích về kinh tế cho cộng đồng dân cư địa phương, bảo vệ được môi trường và mang
đến cho du khách kinh nghiệm mới, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế -
xã hội của địa phương có dự án.” (Trần Thị Mai, 2005)
“Du lịch dựa vào cộng đồng là phương thức phát triển du lịch trong đó cộng
đồng dân cư tổ chức cung cấp các dịch vụ để phát triển du lịch, đồng thời tham gia
bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và môi trường, đồng thời cộng đồng được hưởng
quyền lợi về vật chất và tinh thần từ phát triển du lịch và bảo tồn tự nhiên.” (Võ
Quế, 2006)
“DLCĐ có thể hiểu là phương thức phát triển bền vững mà ở đó cộng đồng
địa phương có sự tham gia trực tiếp và chủ yếu trong các giai đoạn phát triển và
mọi HĐDL. Cộng đồng nhận được sự hợp tác, hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân trong
nước và quốc tế; của chính quyền địa phương cũng như chính phủ và nhận được
phần lớn lợi nhuận thu được từ HĐDL nhằm phát triển cộng đồng, bảo tồn khai thác
tài nguyên môi trường DLBV, đáp ứng các nhu cầu du lịch phong phú, có chất lượng
cao và hợp lý của du khách.” (Bùi Thị Hải Yến, 2012)
Tựu chung lại, thuật ngữ DLCĐ chứa đựng các nội dung chủ yếu như sau:
o Du khách là tác nhân bên ngoài là tiền đề mang lại lợi ích kinh tế và sẽ
có những tác động nhất định kèm theo việc thụ hưởng các giá trị về môi trường
sinh thái tự nhiên và văn hóa khi đến với một cộng đồng địa phương cụ thể.
o Cộng đồng địa phương là người kiểm soát các giá trị về mặt tài nguyên
du lịch để hỗ trợ du khách có cơ hội tìm hiểu và nâng cao nhận thức của mình
khi có cơ hội tiếp cận hệ thống tài nguyên du lịch tại không gian sinh sống của
cộng đồng địa phương.
1
418
o Cộng đồng địa phương sẽ nhận được lợi ích về mặt kinh tế, mở rộng tầm
hiểu biết về đặc điểm tính cách của du khách cũng như có cơ hội nắm bắt các
thông tin bên ngoài từ du khách
o Cộng đồng địa phương ngày càng được tăng cường về khả năng tổ chức,
vận hành và thực hiện các hoạt động, xây dựng các SPDL phục vụ cho du
khách. Từ đó, cộng đồng ngày càng phát huy vai trò làm chủ của mình.
Nội dung đề cập đến sự tham gia của cộng đồng vào các hoạt động du
lịch (HĐDL) thường được nhắc đến trong các khái niệm có liên quan đến du
lịch sinh thái (DLST), hoặc du lịch bền vững (DLBV). Từ đó sự tham gia cộng
đồng trong du lịch được nhìn nhận như một việc làm đúng đắn để góp phần giải
quyết bài toán bức bách giữa công tác bảo tồn và phát triển.
Đơn cử như khái niệm DLST của IUCN1: “DLST là hoạt động tham quan
và du lịch có trách nhiệm với môi trường tại các điểm tự nhiên không bị tàn
phá để thưởng thức thiên nhiên và các đặc điểm văn hóa đã tồn tại trong quá
khứ hoặc đang hiện hành, qua đó khuyến khích hoạt động bảo vệ, hạn chế
những tác động tiêu cực do khách tham quan gây ra, và tạo lợi ích cho những
người dân địa phương tham gia tích cực”2
Hoặc khái niệm DLST được đưa ra trong Hội thảo Xây dựng chiến luợc
phát triển DLST ở Việt Nam vào tháng 09 năm 1999: “DLST là một loại hình
du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hoá bản địa gắn với giáo dục môi trường, có
đóng góp nổ lực bảo tồn và phát triển bền vững với sự tham gia tích cực của
cộng đồng địa phương” (Phạm Trung Lương, 2003).
Khi nhắc đến nội dung của phát triển DLBV, mục tiêu mang lại lợi ích
kinh tế, hạn chế tổn thương về mặt văn hóa - xã hội cho cộng đồng địa phương
được xem là một trong những nội dung được chú trọng. Có thể thấy rõ vấn đề
vừa nêu thông qua định nghĩa du lịch bền như sau: “DLBV là việc di chuyển và
tham quan đến các vùng tự nhiên một cách có trách nhiệm với môi trường để
tận hưởng và đánh giá cao tự nhiên (và tất cả những đặc điểm văn hoá kèm
theo, có thể là trong quá khứ và cả hiện tại) theo cách khuyến cáo về bảo tồn,
có tác động thấp từ du khách và mang lại những lợi ích cho sự tham gia chủ
động về kinh tế - xã hội của cộng đồng địa phương”. (Nguyễn Đình Hòe, 2002)
1 International Union for Conservation of Nature and Natural Resources (Tạm dịch: Liên
minh Quốc tế Bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên Thiên nhiên, viết tắt IUCN)
2
419
KỶ YẾU HỘI THẢO
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
TỪ THỰC TIỄN ĐẾN CHÍNH SÁCH
Đồng thuận với quan điểm trên Phạm Trung Lương (2003) đã khẳng định
phát triển DLBV là một hoạt động khai thác một cách có quản lý các giá trị tự
nhiên và văn hóa nhằm thỏa mãn nhu cầu đa dạng của khách du lịch, có quan
tâm đến lợi ích kinh tế dài hạn trong khi vẫn đảm bảo sự đóng góp cho bảo tồn
và tôn tạo các nguồn tài nguyên, duy trì được sự toàn vẹn văn hóa để phát triển
HĐDL trong tương lai; cho công tác bảo vệ môi trường và góp phần nâng cao
mức sống của cộng đồng địa phương.
Qua đó có thể thấy được sự tham gia một cách tích cực của cộng đồng
được xem là động lực có giá trị mạnh mẽ cho việc duy trì phát triển du lịch một
cách bền vững ổn định và lâu dài.
2. Bước đầu nhận diện tiềm năng và hạn chế phát triển du lịch cộng
đồng tại Quận Thốt Nốt
Trong các diễn ngôn về phát triển du lịch tại Cần Thơ, Thốt Nốt được
xác định là địa bàn ưu tiên triển khai hình thức du lịch cộng đồng, cụ thể:
Thực hiện Đề án điều chỉnh “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch thành
phố Cần Thơ đến năm 2020, định hướng đến năm 2030”, Sở Văn hóa, Thể thao
và Du lịch thành phố Cần Thơ cũng đã làm việc với các quận, huyện, xác định
tiềm năng và xây dựng hệ thống sản phẩm du lịch đặc trưng. Theo đó, quận
Ninh Kiều tập trung phát huy thế mạnh du lịch kết hợp hội nghị, hội thảo, khai
thác Bến Ninh Kiều, cầu đi bộ, cũng như các sự kiện hoạt động ngoài trời để
thu hút du khách. Quận Cái Răng phát triển du lịch sinh thái miệt vườn,
homestay, điểm nhấn chính là chợ nổi Cái Răng; Bình Thủy phát huy du lịch
cộng đồng gắn với tham quan di tích lịch sử, văn hóa; Phong Điền chú trọng
phát triển du lịch sinh thái miệt vườn; Ô Môn khai thác các làng nghề, văn hóa
đồng bào dân tộc Khmer; Thốt Nốt phát triển du lịch cộng đồng kết hợp làng
nghề và hệ thống nhà cổ trên đất cù lao Tân Lộc; còn Thới Lai, Vĩnh Thạnh,
Cờ Đỏ khai thác du lịch nông nghiệp...1
Một trong những cực trọng điểm có nhiều lợi thể phát triển du lịch cộng
đồng tại quận Thốt Nốt là phường Tân Lộc. Bên cạnh đó, cù lao Tân Lộc còn
có những tên gọi khác nhau như “cù lao tam tỉnh” (vì vị trí địa lý phân bố ở nơi
gần với ranh giới ba tỉnh/ thành là Cần Thơ, Đồng Tháp và An Giang). Với đặc
1
420
điểm có phù sa lẫn đất cát bồi tựu nên cù lao còn có tên gọi là Sa Châu. Giai
đoạn 1970 – 1980 cù lao còn phát triển nghề trồng mía, sản xuất đường nên còn
được ví là “đảo ngọt”1.
Cù lao Tân Lộc có chiều dài 22 km nằm trên sông Hậu với diện tích
3.330,03 ha, dân số 31.989. Diện tích trồng lúa 561,39 ha, diện tích trồng cây
ăn trái là: 782,08 ha (mận An Phước, ổi, quýt, cam, dừa,), thủy sản thu hoạch
26.600 tấn. Ngoài ra, cù lao Tân Lộc còn có 4 chùa, 2 đình thần, 7 nhà cổ và 1
phủ thờ. Hàng năm ở Tân Lộc có các lễ lớn như Lễ kỳ yên, lễ vía bà, đặc biệt là
có lễ hội Vườn Trái cây Tân Lộc diễn ra vào dịp tết Đoan Ngọ thu hút trên
30.000 lượt khách tham gia2. Các điểm đến tham quan nổi tiếng tại cù lao đã có
sức hút nhất định với du khá: vườn dừa, vườn ổi cô Điệp, nhà cổ cụ Trần Bá
Thế, vườn Anh Ngôn (du lịch sinh thái Tân Lộc), Du khách đến các điểm này
chủ yếu tham quan, thưởng thức ẩm thực địa phương, tận hưởng không khí
trong lành của làng quê Nam bộ,
Hình 1. Gỏi ổi, đặc sản vườn ổi Cô Điệp
Nguồn: Khảo sát thực tế 25/5/2018
Bên cạnh Cù lao Tân Lộc, Thốt Nốt còn có các nghề truyền thống độc
1 Kết quả phỏng vấn sâu người dân địa phương ngày 25/5/2018
2 Đảng Ủy Phường Tân Lộc, Giải pháp thu hút và nâng cao chất lượng lễ hội vườn trái cây
(mùng 5/5 âm lịch) hàng năm, công tác bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa cấp thành
phố đình Tân Lộc Đông kết hợp hệ thống nhà cổ trên địa bàn Tân Lộc, Tài liệu Tọa Đàm Khoa học:
“Giải pháp phát triển du lịch trên địa bàn Quận Thốt Nốt” Do Ủy ban Nhân dân Quận Thốt Nốt và
Trung tâm bồi dưỡng Chính trị Quận Thốt Nốt tổ chức 24/5/2018, trang 53
421
KỶ YẾU HỘI THẢO
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
TỪ THỰC TIỄN ĐẾN CHÍNH SÁCH
đáo và nổi tiếng khắp ĐBSCL như làng bánh tráng Thuận Hưng, làng lưới
Thơm Rơm, xóm thúng Thuận An,
Làng nghề sản xuất bánh tráng ở phường Thuận Hưng thành lập hợp tác
xã năm 2007 hiện có hơn 70 hộ hoạt động thường xuyên, liên tục và khoảng 35
hộ sản xuất theo thời vụ dịp Tết Nguyên Đán. Sản phẩm bánh tráng của làng
nghề gồm 2 loại bánh đặc trưng là bánh tráng giòn (bánh ngọt) và bánh tráng
mặn. Hiện nay, bánh tráng Thuận Hưng không chỉ phục vụ nhu cầu tiêu dùng
tại nhiều tỉnh, thành trong nước mà còn xuất khẩu sang thị trường Campuchia.
Làng nghề thường xuyên giải quyết việc làm cho khoảng 450 lao động
tại địa phương, với mức thu nhập bình quân từ 80.000 - 140.000
đồng/người/ngày. Hoạt động của làng nghề đã góp phần tích cực vào việc giải
quyết việc làm, tăng thu nhập cho người dân, ổn định và phát triển kinh tế-xã
hội cho địa phương. Qua 6 tháng đầu năm 2017, làng nghề sản xuất đạt hơn 93
triệu bánh, tăng 15% so với cùng kỳ. Doanh thu của làng nghề bánh trong cả
năm nay ước đạt hơn 35 tỉ đồng1.
Hình 2. Nghề làm bánh tráng Thuận Hưng
Nguồn:
hung-phat-trien-a89834.html
Làng lưới Thơm Rơm (nằm dọc quốc lộ 91, bên cầu Thơm Rơm) hình
thành từ những năm 1980, do những người dân di cư từ miền Trung (chủ yếu là
tỉnh Thừa Thiên - Huế) vào miền Nam lập nghiệp. Đến đây, du khách không chỉ
1
a89834.html
422
trải nghiệm quy trình làm lưới mà còn nghe các cụ cao niên kể sự hình thành
của làng nghề. Hiện nay, làng có trên 20 cơ sở sản xuất chính và hơn 300 cơ sở
gia công; cung cấp lưới cho các tỉnh thành ĐBSCL, xuất sang Campuchia1.
Hình 3. Nghề làm lưới tại Thơm Rơm2
Nếu khai thác tốt các giá trị của làng nghề trong phát triển du lịch cộng
đồng, Cần Thơ sẽ có thêm các hoạt động giữ chân du khách theo xu thế “du lịch
chậm” đang được ủng hộ hiện nay.
Du lịch là ngành kinh tế dịch vụ kế thừa và vay mượn rất nhiều các giá
trị sẵn có từ những ngành kinh tế khác. Thông qua sự vay mượn của mình, du
lịch góp phần phóng to giá trị của các sản phẩm/hàng hóa từ các ngành kinh tế
khác thông qua việc kiến tạo và hình thành chuỗi cung ứng dịch vụ cho du
khách. Đặc biệt, du lịch đã và đang là một trong những phương tiện có khả
năng nâng cấp và làm gia tăng giá trị cho hệ thống tài nguyên bản địa gắn với
hoạt động sản xuất nông nghiệp cho nhiều địa phương của Việt Nam, trong đó
ĐBSCL. Nông nghiệp, từ lâu đã là một thế mạnh nổi bật của ĐBSCL. Mỗi tiểu
vùng sinh thái của đồng bằng có sự tương đối khác biệt về mức độ tập trung
của sản vật nông nghiệp. Quận Thốt – thành phố Cần Thơ thuộc tiểu vùng phù
sa ngọt ven sông Hậu nên có nhiều thuận lợi trong việc sản xuất nông nghiệp
với nhiều cảnh quan đặc sắc gắn với cây ăn trái, vườn rau an toàn và vườn hoa.
Hiện tại, Quận Thốt Nốt có 1.589 ha cây ăn trái với các loại cây trái như
1
2Nguồn:
DatVaNguoiCanTho/Lang%20nghe%20truyen%20thong/
423
KỶ YẾU HỘI THẢO
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
TỪ THỰC TIỄN ĐẾN CHÍNH SÁCH
nhãn, chôm chôm, cam xoàn, ổi, mận...1 Xu hướng sản xuất nông nghiệp sạch
và an toàn đang dần được nhân rộng tại Thốt Nốt, cụ thể hiện nay tại Thốt Nốt
có Hợp tác xã trồng rau sạch Phúc Thạnh (phường Thạnh Hòa) có 9 thành viên
tham gia với quy mô 5,6 ha, tổ hợp tác sản xuất rau ăn lá Thới Thuận với diện
tích 15 ha, mô hình trồng nấm bào ngư tại phường Thới Thuận và phường Thốt
Nốt với diện tích 572 m2. Tại phường Thốt Nốt có 24 hộ tham gia sản xuất
trồng hoa với quy mô 2,74 ha2.
Nguồn nước sông Hậu còn là điều kiện lý tưởng để quận Thốt Nốt hình
thành nên hệ thống nhà bè nuôi cá với mật độ tập trung các nhà bè khá lớn tại
Cần Thơ nói riêng và ĐBSCL nói chung.
Tính đến tháng 5 năm 2018 cả quận Thốt Nốt có 243 bè cá, trong đó
phường Tân Lộc có 214 bè cá có khả năng liên kết tạo thành làng bè phục vụ du
lịch3
Chính các điều kiện sẵn có về thế mạnh trồng trọt, nuôi thủy sản của
ngành sản xuất nông nghiệp cũng là một lợi thế to lớn cho Thốt Nốt huy động
các nhà vườn, người nông dân cùng tham gia khai thác và phát triển du lịch.
Ẩm thực của quận Thốt Nốt khá phong phú và đặc sắc. Các giá trị ẩm
thực của địa phương đóng vai trò rất quan trọng trong việc thu hút du khách
gắn với kỳ vọng phát triển du lịch cộng đồng tại quận Thốt Nốt.
Một số giá trị ẩm thực tại Thốt Nốt có thể nhắc đến như món hủ tiếu ngọt
1 Phòng Kinh tế Quận Thốt Nốt, Giải pháp và mô hình cụ thể để thực hiện phương châm
“Người người làm du lịch, nhà nhà làm du lịch” phát triển nông nghiệp sạch, các mô hình trồng trọt,
chăn nuôi kết hợp tham quan du lịch trên địa bàn, Tài liệu Tọa Đàm Khoa học: “Giải pháp phát triển
du lịch trên địa bàn Quận Thốt Nốt” Do Ủy ban Nhân dân Quận Thốt Nốt và Trung tâm bồi dưỡng
Chính trị Quận Thốt Nốt tổ chức 24/5/2018, trang 6
2 Phòng Kinh tế quận Thốt Nốt, Giải pháp và mô hình cụ thể để thực hiện phương châm
“Người người làm du lịch, nhà nhà làm du lịch” phát triển nông nghiệp sạch, các mô hình trồng trọt,
chăn nuôi kết hợp tham quan du lịch trên địa bàn, Tài liệu Tọa Đàm Khoa học: “Giải pháp phát triển
du lịch trên địa bàn quận Thốt Nốt” Do Ủy ban Nhân dân quận Thốt Nốt và Trung tâm bồi dưỡng
Chính trị quận Thốt Nốt tổ chức 24/5/2018, trang 7
3 Phòng Kinh tế quận Thốt Nốt, Giải pháp và mô hình cụ thể để thực hiện phương châm
“Người người làm du lịch, nhà nhà làm du lịch” phát triển nông nghiệp sạch, các mô hình trồng trọt,
chăn nuôi kết hợp tham quan du lịch trên địa bàn, Tài liệu Tọa Đàm Khoa học: “Giải pháp phát triển
du lịch trên địa bàn quận Thốt Nốt” Do Ủy ban Nhân dân quận Thốt Nốt và Trung tâm bồi dưỡng
Chính trị quận Thốt Nốt tổ chức 24/5/2018, trang 8
424
của nghệ nhân Hà Thị Sáu (khu vực Tân Phú, phường Thuận Hưng, quận Thốt
Nốt) tham gia lễ hội Bánh dân gian Nam bộ năm 2018 tại Cần Thơ đã để lại
nhiều ấn tượng cho du khách.
Ở phường Thốt Nốt còn có xóm làm bánh truyền thống. Các hộ làm bánh
truyền thống ở phường Thốt Nốt cư ngụ rải rác nhiều khu vực, nhưng tập trung
nhất ở xóm bánh thuộc khu vực Phụng Thạnh 1. Việc thực hành chế biến ẩm
thực là “chất liệu tốt” cho Thốt Nốt quan tâm thu hút du khách gần xa.
Tựu chung lại, quận Thốt Nốt đang sở hữu các giá trị cảnh quan sinh thái
nông nghiệp đặc sắc cùng các nghề truyền thống hấp dẫn và các hoạt động sản
xuất và sinh hoạt đặc trưng vùng phù sa ngọt ven sông Hậu. Đây là lợi thế quan
trọng để Thốt Nốt kiến tạo các dịch vụ du lịch dựa vào chất liệu độc đáo của tài
nguyên du lịch gắn với hình thức du lịch cộng đồng.
Nổi cộm cho các hạn chế gắn với việc khai thác và phát triển du lịch tại
quận Thốt Nốt nói chung và thực tế khai thác và phát triển du lịch cộng đồng
tại nơi đây là các dịch vụ du lịch được triển khai thực hiện còn rời rạc chưa
được gắn kết thành một hệ thống để xây dựng chuỗi cung ứng dịch vụ du lịch
liên hoàn. Đặc biệt là việc kiến tạo các hoạt động trải nghiệm thực hành thú vị,
độc đáo và hấp dẫn cho du khách để có những trải nghiệm khi tìm hiểu về giá
trị tài nguyên du lịch tại địa phương còn hạn chế.
Tính mùa vụ là một trong những nguyên nhân dẫn đến tính hấp dẫn của
cảnh quan sinh thái nông nghiệp không đều trong năm.
Khả năng tiếp cận của các phương tiện ô tô 30 - 45 chỗ ngồi đến với
điểm tham quan du lịch tiêu biểu - cù lao Tân Lộc còn hạn chế. Sức chứa tại
các khu/điểm du lịch cộng đồng tại Thốt Nốt có giới hạn nhất định và cần được
tính toán kĩ lưỡng trong quá trình đón tiếp và phục vụ du khách.
Tính đến thời điểm hiện tại các sản phẩm du lịch về đêm tại Thốt Nốt rất
đơn điệu và gần như chưa có một dịch vụ nào có thể giữ chân du khách về đêm.
Việc khai thác các ý tưởng kinh doanh du lịch cộng đồng cũng gặp phải vướng
mắc này, đây là điều cần được nghiên cứu theo hướng nâng cấp và đặc thù hóa
chuỗi cung ứng dịch vụ để hấp dẫn du khách lưu lại Thốt Nốt.
Tính đến thời điểm hiện nay, nhìn chung Thốt Nốt đang thiếu các nhà
đầu tư động lực để đẩy mạnh và nhanh các ý tưởng kinh doanh du lịch đột phá
cho địa phương.
425
KỶ YẾU HỘI THẢO
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
TỪ THỰC TIỄN ĐẾN CHÍNH SÁCH
Chính các mặt hạn chế này phần nào tạo nên “độ chênh” giữa kỳ vọng
thông qua các ấn phẩm truyền thông và thực tế cảm nhận của du khách khi đến
Thốt Nốt.
Tóm lại, các hạn chế của du lịch cộng đồng tại Thốt Nốt thể hiện trong
các vấn đề sau:
Sơ đồ 1. Các vấn đề còn hạn chế gắn với du lịch cộng đồng tại Thốt
Nốt
Nguồn: Nhóm tác giả
3. Gợi ý một số mô hình khai thác và phát triển du lịch cộng đồng tại
Thốt Nốt
Người dân địa phương chính là thành tố sống động nhất, là người sáng
tạo, trao truyền và kế thừa những giá trị văn hóa của địa phương.
Giao tiếp tạo sự gần gũi và thân thiện chưa phải là hiệu quả tốt nhất
trong quá trình tương tác giữa du khách và cộng đồng địa phương. Mà điều
quan trọng hơn nữa là người dân bằng cách tiếp cận tinh tế của mình với du
khách sẽ có một phần thu nhập nhằm cải thiện sinh kế nhưng vẫn tạo được niềm
tin và sự mong muốn hợp tác của du khách.
Đặc biệt, nhóm cộng đồng dân cư địa phương thường xuyên tiếp xúc với
426
du khách hoặc có tham gia vào việc thực hiện các hoạt động du lịch, dịch vụ du
lịch và sản phẩm du lịch phục vụ cho du khách cần phải đảm bảo và duy trì chất
lượng hàng hóa, dịch vụ và sản phẩm du lịch phục vụ cho du khách. Để đạt
được điều này họ cần có thái độ trung thực, nhiệt tình và hòa nhã với du khách.
Từ đó, việc kêu gọi người dân địa phương cùng chung tay nâng cao hình
ảnh thân thiện của địa phương là việc làm cần được thường xuyên duy trì
hướng đến việc nâng cấp chuỗi giá trị du lịch cho địa phương.
Bên cạnh việc nâng cao hình ảnh văn hóa ứng xử trong hoạt động du lịch
nhìn từ việc kêu gọi sự tham gia của cộng đồng phục vụ cho mục tiêu phát triển
du lịch thì nhiệm vụ trao quyền chủ động để cộng đồng hình thành các mô hình
khai thác phát triển du lịch là cần thiết. Trong bài viết này, nhóm tác giả
mạnh dạn gợi ý một số mô hình du lịch cộng đồng tại quận Thốt Nốt như sau:
(1) Mô hình “Nếp sống Cù lao”
+ Địa bàn triển khai: cù lao Tân Lộc
+ Đối tượng phục vụ: du khách quốc tế và nội địa
+ Ý tưởng triển khai:
- Xây dựng chương trình du lịch chuyên đề: Đảo Ngọt Sa Châu
* Dịch vụ nổi bật: Khoanh vùng không khí sạch tại Cù lao để thiết kế
không gian dừng chân và lưu trú cho du khách (chú ý thiết kế không gian lưu
trú tại các nhà bè trên sông nhằm đặc thù hóa sản phẩm cho địa phương) ; hình
thành khu lưu dấu kỉ niệm cho khách tại Cù lao (du khách được đặt tên cho 1
cây ăn trái nhất định tại Cù lao, du khách trở thành người đỡ đầu tài trợ cho cây
tùy theo khả năng đóng góp du khách của mình để hình thành 1 quỹ hỗ trợ “Giữ
mãi màu xanh trên đất Cù lao”, du khách được thường xuyên thông tin về cây
ăn trái mà mình đỡ đầu thông qua các ứng dụng công nghệ hiện đại; hình thành
chuỗi cung ứng cho du khách về nông phẩm của địa phương khi vào mùa thu
hoạch để hạn chế hiện tượng “mua mù và bán mù” cho du khách; thiết kế các
ấn phẩm lưu niệm đặc biệt có tính đặc trưng của Cù Lao.
* Kêu gọi cộng đồng địa phương: thành lập câu lạc bộ hướng dẫn viên du
lịch tại địa phương phục vụ du khách; chung tay hình thành vườn sinh thái lưu
niệm Tân Lộc dành cho du khách; hình thành hội cung ứng nông sản cho du
khách.
427
KỶ YẾU HỘI THẢO
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
TỪ THỰC TIỄN ĐẾN CHÍNH SÁCH
(2) Mô hình “Sinh kế ven sông”
+ Địa bàn triển khai: phường Thốt Nốt, phường Tân Lộc, phường Thuận
Hưng.
+ Đối tượng phục vụ: du khách quốc tế và nội địa
+ Ý tưởng triển khai:
- Xây dựng chương trình du lịch chuyên đề: Thốt Nốt nghề vui trên bến
dưới thuyền
* Dịch vụ nổi bật: Xây dựng chương trình du lịch liên kết để du khách có
cơ hội trải nghiệm tìm hiểu các điểm đến gắn với nghề truyền thống tại Thốt
Nốt, hình thành trung tâm giới thiệu đặc sản địa phương từ các ngành nghề
truyền thống Thốt Nốt, nhấn mạnh tính biểu trưng trong việc thiết kế và sản
xuất bộ quà tặng có tính biểu tượng cao gắn với các nghề truyền thống tại Thốt
Nốt, thiết kế các không gian có tính thẩm mỹ cho du khách chụp hình tại các
làng nghề, ứng với các làng nghề/nơi sản xuất hình thành không gian thực hành
trải nghiệm cho du khách cùng làm nghề và cấp chứng chỉ “nghệ nhân du lịch”
cho du khách.
* Kêu gọi cộng đồng: cung cấp tư liệu dữ liệu hình thành bộ thuyết minh về
các nghề, tham gia các lớp huấn luyện nâng cao năng lực tham gia phục vụ du
khách, chung tay sản xuất các quà tặng lưu niệm đặc sản phục vụ cho du khách,
nhận diện các hộ có khả năng triển khai homestay để huy động các nguồn lực
phục vụ nhu cầu lưu trú cho du khách.
(3) Mô hình “từ đồng ruộng đến bàn ăn”
+ Địa bàn triển khai: phường Thạnh Hòa, phường Thới Thuận
+ Đối tượng phục vụ: du khách quốc tế và nội địa
+ Ý tưởng triển khai:
- Xây dựng chương trình du lịch chuyên đề Thốt Nốt sạch từ đồng ruộng
sạch đến bàn ăn
* Dịch vụ nổi bật: hình thành các không gian sản xuất lúa, rau, cây ăn
trái an toàn cho du khách tìm hiểu tham quan và thực hành chế biến các bữa ăn
có hương vị đặc trưng của Nam Bộ nói chung và Thốt Nốt nói riêng; chú ý
đóng gói phù hợp với xu hướng cá nhân hóa trong tiêu dùng và truy nguyên
được nguồn gốc địa lý trong việc giới thiệu và bán các sản phẩm nông nghiệp
428
sạch cho du khách.
* Kêu gọi cộng đồng: chú ý kích thích phong trào khởi nghiệp khai thác
các giá trị nông nghiệp phục vụ cho việc phát triển du lịch; hình thành các
hội/nhóm nông dân làm du lịch để chia sẻ kinh nghiệm và tập huấn nhằm nâng
cao năng lực và nhận thức cho người nông dân
4. Kết luận
Ngày nay, du lịch cộng đồng đang nhận được nhiều sự đồng thuận trong
chiến lược phát triển du lịch không chỉ ở các quốc gia phát triển mà còn có ở
nhiều quốc gia khác với mục tiêu mang lại lợi ích chung cho cộng đồng địa
phương.
Tại Việt Nam, du lịch cộng đồng đã đem lại nhiều lợi ích thực sự về mặt
kinh tế cho người dân ở các vùng nông thôn. Nhân tố chính đóng góp cho sự
thành công của loại hình du lịch này chính là cộng đồng địa phương. Họ có mối
quan hệ mật thiết trong vấn đề khai thác tài nguyên du lịch để hình thành nên
các hoạt động, loại hình và sản phẩm du lịch.
ĐBSCL đang là một trong những khu vực đón khách năng động của Việt
Nam. Với hệ cảnh quan sinh thái tự nhiên và nông nghiệp đặc sắc, với các giá
trị văn hóa độc đáo, đồng bằng sông Cửu Long đang dần đẩy mạnh khai thác và
phát triển hình thức du lịch hấp dẫn, trong đó có du lịch cộng đồng.
Trong bối cảnh vận động và phát triển của du lịch, việc huy động và kêu
gọi cộng đồng địa phương cùng tham gia là một trong những xu hướng đang
được xã hội quan tâm. Cộng đồng được xem là tác nhân quan trọng để thúc đẩy
nền kinh tế của địa phương vì thế việc phát triển du lịch có sự tham gia của
cộng đồng địa phương là quan điểm phát triển hợp lý.
Xuất phát từ thực trạng trên, bài viết này nhìn nhận rõ nét về khả năng,
vai trò của cộng đồng địa phương tại quận Thốt Nốt – Cần Thơ trong việc tham
gia phát triển du lịch. Đồng thời đây cũng là hướng nghiên cứu góp phần tạo ra
các cơ hội giúp cộng đồng địa phương tiếp cận với các nguồn lợi kinh tế từ hoạt
động du lịch, khắc phục các vấn đề còn tồn tại từ việc phát triển du lịch đến
cộng đồng.
Điều này gần gũi với ý nghĩa kêu gọi cộng đồng địa phương cùng làm du
lịch cũng là cách thức kết hợp làm kinh tế du lịch và các hoạt động kinh tế khác
429
KỶ YẾU HỘI THẢO
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
TỪ THỰC TIỄN ĐẾN CHÍNH SÁCH
nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế. Hơn thế nữa, việc đề xuất xây dựng các mô
hình du lịch cộng đồng tại Thốt Nốt góp phần đa dạng hóa các loại hình, sản
phẩm và hoạt động du lịch cho khu vực Tây Nam bộ nói chung và Cần Thơ nói
riêng, vừa góp phần đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của du khách, vừa bổ
sung định hướng phát triển du lịch của địa phương để có những bước chuẩn bị,
tổ chức ngày càng hiệu quả./.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bùi Thị Hải Yến (chủ biên), 2012. Du lịch cộng đồng. NXB. Giáo Dục
Việt Nam
2. Nguyển Đình Hòe và Vũ Văn Hiếu, 2001. Du lịch bền vững. NXB. Giáo
Dục Việt Nam.
3. Phạm Trung Lương, 2003. Phát triển du lịch sinh thái ở các vườn quốc
gia, khu bảo tồn thiên nhiên với sự tham gia của cộng đồng. Viện Nghiên
cứu Phát triển Du lịch
4. REST. 1997. Community Based Tourism: Principles and Meaning.
5. Trần Thị Mai, 2005. Du lịch cộng đồng – du lịch sinh thái: Định nghĩa,
đặc trưng và quan điểm phát triển. Trường Trung cấp nghiệp vụ du lịch
Huế
6. Ủy ban Nhân dân Quận Thốt Nốt và Trung tâm bồi dưỡng Chính trị Quận
Thốt Nốt, 2018, Tài liệu Tọa Đàm Khoa học: Giải pháp phát triển du
lịch trên địa bàn Quận Thốt Nốt
7. Võ Quế, 2006. Du lịch cộng đồng lý thuyết và vận dụng- tập 1. NXB
Khoa học và Kỹ thuật
Website
1. https://baomoi.com/can-tho-don-hon-7-5-trieu-luot-khach-du-
lich/c/24525828.ep
2.
3.
tourism/community-based-tourism.asp
4.
430
5.
6.
lang-nghe-a13908.html
7.
8.
phat-trien-a89834.html
9.
lang-nghe/n2750.html
10.
ThanhPhoCanTho/DatVaNguoiCanTho/Lang%20nghe%20truyen%20tho
ng/
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nhin_tu_thuc_tien_khai_thac_phat_trien_du_lich_de_xuat_chinh.pdf