Chúng tôi can thiệp cắt đốt bằng sóng cao
tần trong 2 trường hợp FVT. Kết quả thành công
trong cả hai bệnh nhân. Bệnh nhân không tái
phát trong thời gian theo dõi (1 năm) mà không
cần điều trị phòng ngừa. Theo y văn, tỉ lệ thành
công của RF ablation trong FVT là 71% với biến
chứng nghiêm trọng dưới 5%. Tuy nhiên chỉ có
72% số trẻ không tái phát trong thời gian theo
dõi(3). Nghiên cứu mới nhất năm 2014 trên 6 trẻ
em mắc FVT phân nhánh trái trước, RF ablation
thành công về mặt thủ thuật trong 100% ca
nhưng 4/6 ca phải can thiệp lại ít nhất 1 lần.
Trong thời gian theo dõi sau đó (33 tháng) không
ca nào tái phát(14). Tiêu chuẩn thành công khi
thực hiện thủ thuật được xem là yếu tố quyết
định tỉ lệ tái phát. Vị trí đốt có thể được xác định
bằng 2 phương pháp: thăm dò bằng kích thích
thất cố định (pace mapping) hoặc thăm dò bằng
theo dõi hoạt hoá thất (activating mapping). Vị
trí đốt thành công nếu có điện thế Purkinje đi
trước QRS (trong nhịp xoang) hoặc đi trước QRS
từ 15-42ms (trong nhịp nhanh thất)(11). Một số tác
giả đề nghị vị trí đốt có sự hiện diện của điện thế
tâm trương đi trước điện thế Purkinje trong cơn
nhịp nhanh(16). Đối với FVT phân nhánh trái sau,
tác giả Ma và cộng sự đề nghị tiêu chuẩn thành
công là bệnh nhân có blốc phân nhánh trái sau
trên điện tâm đồ bề mặt sau cắt đốt. Tiêu chuẩn
này rất quan trọng nếu bệnh nhân không tạo
được cơn nhịp nhanh thất khi thăm dò điện sinh
lý hoặc nhịp nhanh thất không ổn định(7).Vì có
nhiều tiêu chuẩn khác nhau do đó kết quả
nghiên cứu trên dân số trẻ em có sự khác biệt rất
lớn. Cần tiến hành thêm những nghiên cứu để
đưa ra tiêu chuẩn phù hợp cho dân số trẻ em
6 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 27/01/2022 | Lượt xem: 205 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nhịp nhanh thất trái nguồn gốc bó dẫn truyền ở trẻ em đặc điểm lâm sàng, chẩn đoán và điều trị, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 4 * 2014 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nhi khoa 103
NHỊP NHANH THẤT TRÁI NGUỒN GỐC BÓ DẪN TRUYỀN
Ở TRẺ EM ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ.
Bùi Gio An*, Bùi Thế Dũng**, Đoàn Thái**
TÓM TẮT
Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả đặc điểm lâm sàng và điều trị các trường hợp nhịp nhanh thất trái vô căn
nguồn gốc từ bó dẫn truyền ở trẻ em nhập khoa Tim mạch Bệnh viện Nhi Đồng 1.
Phương pháp nghiên cứu: Mô tả hàng loạt ca.
Kết quả: Trong khoảng thời gian từ năm 2010 đến năm 2014, chúng tôi ghi nhận có 5 trường hợp nhịp
nhanh thất trái vô căn nguồn gốc từ bó dẫn truyền (Fascicular Ventricular Tachycardia-FVT) được nhập viện.
Tất cả các trường hợp đều thuộc phân nhóm FVT phân nhánh trái sau (posterior FVT) và xuất hiện ở trẻ không
mắc tật tim cấu trúc. Tuổi nhỏ nhất 5 tuổi và lớn nhất là 12 tuổi. Triệu chứng lâm sàng trong cơn bao gồm: hồi
hộp (5/5 ca), tiền ngất (1/5 ca), hạ huyết áp (5/5 ca), suy tim (5/5 ca). ECG: Nhịp nhanh QRS dãn đều với hình
ảnh blốc nhánh phải (RBBB) và trục QRS lệch trái. Phân ly thất nhĩ gặp trong 1/5 ca. Điều trị: 3/5 ca được điều
trị ban đầu bằng Verapamil (0,1 mg/kg, tối đa 5 mg) và tất cả đều ra cơn với verapamil liều đầu tiên. 2/5 ca còn
lại điều trị ban đầu bằng adenosine và amiodarone nhưng cắt cơn thất bại. Verapamil được chỉ định cắt cơn thành
công sau đó. Chỉ có 1 bệnh nhân tái phát FVT trong 24h sau liều verapmil đầu tiên. Chúng tôi can thiệp bằng
sóng cao tần (RF ablation) trong 2 trường hợp và bệnh nhân không tái phát trong 1 năm theo dõi.
Kết luận: Nhịp nhanh thất trái nguồn gốc từ bó dẫn truyền (FVT) là loạn nhịp hiếm gặp ở trẻ em. Triệu
chứng lâm sàng thường nặng với suy tim và hạ huyết áp. Verapamil có hiệu quả cắt cơn tốt ở trẻ em lớn > 1 tuổi.
Can thiệp cắt đốt bằng sóng cao tần giúp điều trị triệt để và bước đầu cho kết quả tốt trong thời gian theo dõi.
Từ khóa: nhịp nhanh thất trái vô căn.
ABSTRACT
FASCICULAR VENTRICULAR TACHYCARDIAS IN CHILDREN
Bui Gio An, Bui The Dung, Doan Thai
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 - Supplement of No 4- 2014: 103 - 108
Objective: Determine the clinical and treatment characteristics of fascicular ventricular tachycardia in
children admitted to Pediatric Cardiology Department of Children Hospital 1.
Design: Case series report.
Results: From 2010 to 2014, we had 5 patients with diagnosis of idiopathic left ventricular tachycardia
(fascicular VT type). All of cases belong to left posterior fascicular VT subtype and none have structural heart
disease. Youngest age at the time of diagnosis was 5 years old and oldest was 12. Clinical symptoms in
tachycardia include: palpitation (5/5 patient), pre-syncope but no syncope (1/5 case), hypotension (5/5 cases) and
heart failure (5/5 cases). ECG: Tachycardia with wide QRS complex, right bundle branches block (RBBB) and
QRS superior axis. V-A dissociation observed in only one case. Treatment: Verapamil was first line therapy in 3/5
patients; dose 0.1 mg/kg IV (maximal dose 5 mg); and successful terminate VT in all. 2/5 cases was treated by
adenosine and amiodarone but fail and using verapamil after that receive good respond without complication. One
patient has early recurrence FVT in first 24 hours. Catheter radio-frequency ablation procedure was indicated in 2
* *Bệnh viện Nhi Đồng 1 Tp. Hồ Chí Minh **Bệnh viện Đại Học Y Dược Tp. Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: BS Bùi Gio An ĐT: 0986084399 Email: gioanped@gmail.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 4 * 2014
Chuyên Đề Nhi khoa 104
with good result in 1 year follow up.
Conclusions: Fascicular VT is rare arrhythmias in children. Most of patients have severe symptoms with
heart failure and hypotension. Verapamil IV is an effective drug in terminating this type of VT in children over 1
year old. Catheter RF ablation was limit indicated in children and have good result in short term follow up.
Keywords: Fascicular ventricular tachycardia, idiopathic left ventricular tachycardia, wide complex
tachycardia, verapamil, catheter ablation, children, verapamil sensitive fascicular VT.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Ở người lớn, nhịp nhanh thất đơn dạng vô
căn thường gặp và liên quan đến bệnh lý tim cấu
trúc, sẹo cũ sau nhồi máu cơ tim hoặc bệnh cơ
tim. Tỉ lệ nhịp nhanh thất vô căn có tim bình
thường dao động từ 10 đến 20% tùy theo nghiên
cứu(5,9). Trong đó nhịp nhanh thất trái vô căn là
một thể lâm sàng hiếm gặp và được phân chia
thành nhiều nhóm nhỏ dựa trên các đặc điểm
sau: 1) Cơ chế loạn nhịp (vòng vào lại, tự động
tính hoặc lẫy cò); 2) Vị trí ổ loạn nhịp trong thất
trái (buồng thoát thất trái, bó trước hoặc sau,
quanh van hai lá, hệ Purkinje); 3) Đáp ứng với
thuốc loạn nhịp (nhạy propanolol, nhạy
verapamil). Nhịp nhanh thất trái nguồn gốc từ
bó dẫn truyền (Fascicular VT) hay nhịp nhanh
bó nhạy verapamil (Verapamil-sensitive
fascicular VT) là dạng hay gặp nhất và được mô
tả trong nhiều nghiên cứu ở người lớn. Trong
thực hành chúng tôi rất ít gặp loại loạn nhịp này
ở trẻ em và hầu hết các báo cáo trước đây đều là
ca riêng lẻ. Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên
cứu này nhằm mô tả các đặc điểm lâm sàng cũng
như điều trị của các trường hợp FVT nhập khoa
tim mạch tại bệnh viện Nhi Đồng 1.
Mục tiêu nghiên cứu
Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và
điều trị các trường hợp trẻ được chẩn đoán nhịp
nhanh thất trái nguồn gốc bó dẫn truyền nhập
Khoa tim mạch bệnh viện Nhi đồng 1.
Thiết kế nghiên cứu
Mô tả hàng loạt ca.
Tiêu chuẩn chọn bệnh
Bệnh nhân < 15 tuổi thỏa tiêu chuẩn nhịp
nhanh thất theo hướng dẫn của AHA(2) và có
một trong những đặc điểm sau trên ECG 12
chuyển đạo:
FVT phân nhánh trái sau: Nhịp nhanh QRS
dãn đều với dạng blốc nhánh phải và trục QRS
lệch trái.
FVT phân nhánh trái trước: Nhịp nhanh QRS
dãn đều với dạng blốc nhánh phải và trục QRS
lệch phải.
FVT vùng vách cao: Nhịp nhanh QRS hẹp và
trục điện tim nằm trong giới hạn bình thường
hoặc lệch phải và đáp ứng với verapamil.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Trong khoảng thời gian 2010 đến 2014 chúng
tôi phát hiện 5 trường hợp FVT nhập khoa tim
mạch Nhi với các đặc điểm sau:
Bảng 1. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị
của 5 trường hợp nhịp nhanh thất trái nguồn gốc bó
dẫn truyền
Đặc điểm BN 1 BN 2 BN3 BN 4 BN 5
Tuổi (năm) 8 12 10 5 7
Giới Nam Nữ Nam Nam Nữ
Tiền sử nhịp
nhanh
(±) (-) (±) (-)
Triệu chứng lâm sàng
Hồi hộp (+) (+) (+) (+) (+)
Ngất (-) (-) (-) (-) (-)
Tiền ngất (-) (+) (-) (-) (-)
Đau ngực (+) (-) (-) (-) (-)
Suy tim (+) (+) (+) (+) (-)
Hạ huyết áp (+) (+) (+) (+) (+)
Sốc tim (-) (-) (-) (-) (-)
Sp02 trong
cơn
98% 99% 98% 99% 99%
Cận lâm sàng
ECG
Phân loại FVT
phân
nhánh
trái sau
FVT
phân
nhánh
trái sau
FVT
phân
nhánh
trái sau
FVT
phân
nhánh
trái sau
FVT
phân
nhánh
trái sau
Tần số thất 182 176 189 220 170
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 4 * 2014 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nhi khoa 105
Đặc điểm BN 1 BN 2 BN3 BN 4 BN 5
(l/p)
Tim to/X-Q
ngực
(-) (-) (-) (-) (-)
Siêu âm tim Bình
thường
Bình
thường
ASD
nhỏ
Bình
thường
Bình
thường
Điều trị
Adenosine (+) (-) (-) (-) (-)
Đặc điểm BN 1 BN 2 BN3 BN 4 BN 5
Amiodarone (-) (+) (-) (-) (-)
Verapamil (+) (+) (+) (+) (+)
RF ablation (-) (+) (+) (-) (-)
Tái phát trong
thời gian theo
dõi
(+) (-) (-) (-) Không rõ
Hình 1. Hình ảnh điện tâm đồ trong cơn: Nhịp nhanh QRS dãn đều, tần số 182 lần/phút. Hình ảnh RBBB điển
hình ở V1, V2 và V6. Trục QRS khoảng – 300.
Hình 2. Hình ảnh phân ly thất nhĩ với tần số nhĩ- sóng P (mũi tên) thấp hơn tần số thất- QRS.
BÀN LUẬN
Nhịp nhanh thất vô căn nguồn gốc bó dẫn
truyền được phát hiện lần đầu trên ECG vào
năm 1979 bởi Zipes(18). Loại loạn nhịp này có các
đặc điểm chính sau: 1) Khởi phát được nhịp
nhanh bằng kích thích nhĩ chương trình; 2) Hình
ảnh blốc nhánh phải và trục QRS lệch trái; 3)
Gặp ở bệnh nhân không có bệnh lý tim cấu trúc.
Năm 1981, Belhassen và đồng nghiệp lần đầu
tiên chứng minh loại loạn nhịp này nhạy cảm
với verapamil và đặt tên là nhịp nhanh thất bó
nhạy verapamil. Đặc tính này được bổ sung vào
tiêu chuẩn thứ tư của FVT(1). Năm 1988, Ohe báo
cáo một biến thể của FVT với hình ảnh ECG của
blốc nhánh phải (RBBB) và trục QRS lệch phải(8).
Shimoike và cộng sự năm 2000 mô tả một thể
hiếm gặp của FVT nguồn gốc ở vùng vách cao(12).
Trong nghiên cứu của chúng tôi, tất cả các ca đều
thuộc nhóm FVT phân nhánh trái sau. Điện tâm
đồ của bệnh nhân có hình ảnh điển hình với
RBBB và trục trái (Hình 1). Chúng tôi cũng ghi
nhận hiện tượng phân ly thất nhĩ ở 1 bệnh nhân
(Hình 2). Theo hướng dẫn của AHA, chẩn đoán
FVT cũng tương tự như các nhịp nhanh thất
khác với các bước theo lưu đồ. Trong đó nhấn
mạnh đến các dấu hiệu phân ly thất nhĩ, nhịp bắt
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 4 * 2014
Chuyên Đề Nhi khoa 106
được, nhịp hỗn hợp và hình ảnh phức bộ QRS từ
V1 đến V6(2).
FVT là thể nhịp nhanh thất trái hay gặp nhất.
Trong một nghiên cứu đa trung tâm trên 152 trẻ
mắc nhịp nhanh thất trái vô căn, tỉ lệ FVT chiếm
đến 85%. Phần còn lại bao gồm các nhịp nhanh
thất trái khác không liên quan bó dẫn truyền(3).
Nghiên cứu của chúng tôi cũng ghi nhận sự phổ
biến của FVT phân nhánh trái sau. Kết quả này
tương tự với những quan sát trên người lớn
trong đó FVT phân nhánh trái trước và vùng
vách rất hiếm gặp(4).
Về cơ chế loạn nhịp, FPT được xếp vào nhóm
nhịp nhanh do cơ chế vòng vào lại. Vị trí vòng
vào lại có thể nằm ở vùng bó sau, bó trước hoặc
vùng vách cao. Hệ Purkinje được xem là cấu tạo
nên các thành phần của vòng vào lại(4).
Tổn thương giải phẫu trong loại loạn nhịp
này đã được khảo sát kỹ trong nhiều nghiên cứu
khác nhau. Hầu hết FVT xảy ra ở trẻ có tim bình
thường hoặc bất thường cấu trúc tim nhẹ(3). Một
số tác giả cho rằng nhịp nhanh thất bắt nguồn từ
một sợi gân giả (false tendon) hoặc dải sợi cơ
hiện diện trong lòng thất trái. Suwa mô tả một
trường hợp FVT có gân giả trong buồng thất trái.
Phẫu thuật cắt bỏ các dây chằng này làm biến
mất nhịp nhanh thất trên lâm sàng(13). Sử dụng
siêu âm thành ngực và siêu âm thực quản,
Thakur cũng tìm thấy gân giả kéo dài từ vùng
sau dưới thất trái đến vùng vách cao trong tất cả
15 bệnh nhân FVT nhưng chỉ xuất hiện ở 5%
bệnh nhân thuộc nhóm chứng(15). Tuy nhiên
những nghiên cứu sau đó lại cho kết quả ngược
lại và không tìm thấy mối liên hệ nhân quả nào
giữa gân giả và FVT. Lin và cộng sự quan sát
thấy dải cơ ở 17/18 bệnh nhân FVT nhưng đồng
thời cũng thấy hiện tượng này ở 35/40 bệnh
nhân thuộc nhóm chứng(6). Dải cơ trong thất trái
thường gặp trên siêu âm tim nhưng vai trò gây
loạn nhịp còn chưa được biết rõ. Hệ Purkinje bao
quanh những bất thường giải phẫu nhỏ này có
thể là nguyên nhân gây ra nhịp nhanh thất do
vòng vào lại(4). Nghiên cứu của chúng tôi chỉ ghi
nhận 1 trường hợp có thông liên nhĩ kích thước
nhỏ và không có ca nào có gân giả/ bè cơ trên
siêu âm tim.
Các bệnh nhân của chúng tôi nhập viện
muộn trong tình trạng nặng với các triệu
chứng như suy tim và tụt huyết áp nhưng
không sốc. Trong các báo cáo trước đây, FVT
thường dai dẳng và cơn có thể kéo dài trong
nhiều ngày mà bệnh nhân vẫn dung nạp tốt.
Mặc dù tiên lượng lâu dài của FVT là khả
quan, điều trị cắt cơn là hết sức cần thiết nhằm
chấm dứt triệu chứng và ngăn ngừa diễn tiến
đến suy tim/sốc tim(11). Đau ngực là triệu
chứng ít gặp ở trẻ em và được mô tả trên 1
trường hợp trẻ lớn 8 tuổi. Triệu chứng này
biến mất khi bệnh nhân chuyển về nhịp
xoang.
Về điều trị, FVT đáp ứng rất tốt với
verapamil đường uống hoặc đường tĩnh mạch
nhưng hầu như không đáp ứng với adenosine.
Tỉ lệ thành công của verapamil vào khoảng 80%
trong một nghiên cứu đa trung tâm(3). Cũng
trong nghiên cứu này mặc dù verapamil đường
uống có hiệu quả nhưng khả năng tái phát sớm
lên đến 21%. Adenosine không hiệu quả trên
FVT nhưng được sử dụng như là một thử
nghiệm chẩn đoán phân biệt với nhịp nhanh
trên thất(2). Chúng tôi ghi nhận 2 trẻ được điều trị
bằng adenosine và cordarone nhưng thất bại.
Verapmil sử dụng sau đó vẫn mang lại hiệu quả
cắt cơn. Verapamil là thuốc chống loạn nhịp
nhóm IV, ở trẻ em sử dụng liều từ 0,1 mg/kg đến
0,2 mg/kg tối đa không quá 5 mg, pha loãng bơm
tĩnh mạch chậm trong 3 đến 5 phút. Verapamil
chống chỉ định tuyệt đối ở trẻ nhỏ dưới 1 tuổi vì
những tác dụng phụ nguy hiểm có thể gây tử
vong(10). Những trường hợp không đáp ứng
verapamil, có thể phối hợp thêm flecanide hoặc
propanolol(17). Ngoài cắt cơn, verapamil đường
uống còn được sử dụng để phòng ngừa tái phát.
Chúng tôi ghi nhận 1 trường hợp trẻ vẫn tái phát
với verapamil uống nhưng bệnh nhân từ chối
can thiệp cắt đốt.
Chúng tôi can thiệp cắt đốt bằng sóng cao
tần trong 2 trường hợp FVT. Kết quả thành công
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 4 * 2014 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nhi khoa 107
trong cả hai bệnh nhân. Bệnh nhân không tái
phát trong thời gian theo dõi (1 năm) mà không
cần điều trị phòng ngừa. Theo y văn, tỉ lệ thành
công của RF ablation trong FVT là 71% với biến
chứng nghiêm trọng dưới 5%. Tuy nhiên chỉ có
72% số trẻ không tái phát trong thời gian theo
dõi(3). Nghiên cứu mới nhất năm 2014 trên 6 trẻ
em mắc FVT phân nhánh trái trước, RF ablation
thành công về mặt thủ thuật trong 100% ca
nhưng 4/6 ca phải can thiệp lại ít nhất 1 lần.
Trong thời gian theo dõi sau đó (33 tháng) không
ca nào tái phát(14). Tiêu chuẩn thành công khi
thực hiện thủ thuật được xem là yếu tố quyết
định tỉ lệ tái phát. Vị trí đốt có thể được xác định
bằng 2 phương pháp: thăm dò bằng kích thích
thất cố định (pace mapping) hoặc thăm dò bằng
theo dõi hoạt hoá thất (activating mapping). Vị
trí đốt thành công nếu có điện thế Purkinje đi
trước QRS (trong nhịp xoang) hoặc đi trước QRS
từ 15-42ms (trong nhịp nhanh thất)(11). Một số tác
giả đề nghị vị trí đốt có sự hiện diện của điện thế
tâm trương đi trước điện thế Purkinje trong cơn
nhịp nhanh(16). Đối với FVT phân nhánh trái sau,
tác giả Ma và cộng sự đề nghị tiêu chuẩn thành
công là bệnh nhân có blốc phân nhánh trái sau
trên điện tâm đồ bề mặt sau cắt đốt. Tiêu chuẩn
này rất quan trọng nếu bệnh nhân không tạo
được cơn nhịp nhanh thất khi thăm dò điện sinh
lý hoặc nhịp nhanh thất không ổn định(7).Vì có
nhiều tiêu chuẩn khác nhau do đó kết quả
nghiên cứu trên dân số trẻ em có sự khác biệt rất
lớn. Cần tiến hành thêm những nghiên cứu để
đưa ra tiêu chuẩn phù hợp cho dân số trẻ em.
KẾT LUẬN
Nhịp nhanh thất trái là loạn nhịp hiếm gặp ở
trẻ em và hầu hết thuộc nhóm nhịp nhanh
nguồn gốc bó dẫn truyền sau. Trên trẻ em lớn,
loại loạn nhịp này đáp ứng với verapmil mà
không có tác dụng phụ nào đáng kể. Can thiệp
bằng sóng cao tần bước đầu mang lại hiệu quả
cắt cơn và bệnh nhân không cần điều trị phòng
ngừa trong thời gian theo dõi.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Belhassen B, Rotmensch HH, and Laniado S (1981), "Response
of recurrent sustained ventricular tachycardia to verapamil",
Br Heart J, 46, Dec, 679-82.
2. Blomstrom-Lundqvist C, Scheinman MM, Aliot EM, Alpert JS,
Calkins H, Camm AJ, Campbell WB, Haines DE, Kuck KH,
Lerman BB, Miller DD, Shaeffer CW, Jr., Stevenson WG,
Tomaselli GF, Antman EM, Smith SC, Jr., Faxon DP, Fuster V,
Gibbons RJ, Gregoratos G, Hiratzka LF, Hunt SA, Jacobs AK,
Russell RO, Jr., Priori SG, Blanc JJ, Budaj A, Burgos EF, Cowie
M, Deckers JW, Garcia MA, Klein WW, Lekakis J, Lindahl B,
Mazzotta G, Morais J C, Oto A, Smiseth O, and Trappe HJ
(2003), "ACC/AHA/ESC guidelines for the management of
patients with supraventricular arrhythmias--executive
summary: a report of the American College of
Cardiology/American Heart Association Task Force on
Practice Guidelines and the European Society of Cardiology
Committee for Practice Guidelines (Writing Committee to
Develop Guidelines for the Management of Patients With
Supraventricular Arrhythmias)", Circulation, 108, Oct 14, 1871-
909.
3. Collins KK, Schaffer MS, Liberman L, Saarel E, Knecht M,
Tanel RE, Bradley D, Dubin AM, PaulT, Salerno J, Bar-Cohen
Y, Sreeram N, Sanatani S, Law IH, Blaufox A, Batra A,
Moltedo JM, van Hare GF, Reed J, Ro PS, Kugler J, Anderson
C, and Triedman JK (2013), "Fascicular and nonfascicular left
ventricular tachycardias in the young: an international
multicenter study", J Cardiovasc Electrophysiol, 24, Jun, 640-8.
4. David J. Wilber DLP, and William GS. (2008), "Catheter
ablation of cardiac arrhythmias: basic concepts and clinical
applications", 3 ed, Blackwell Publishing, Massachusetts 1,
375.
5. Lerman BB, Stein KM, and Markowitz SM. (1997),
"Mechanisms of idiopathic left ventricular tachycardia", J
Cardiovasc Electrophysiol, 8, May, 571-83.
6. Lin FC, Wen MS, Wang CC, Yeh SJ, and WuD. (1996), "Left
ventricular fibromuscular band is not a specific substrate for
idiopathic left ventricular tachycardia", Circulation, 93, Feb 1,
525-8.
7. Ma FS, Ma J, Tang K, Han H, Jia Y H, Fang PH, Chu JM, Pu
JL, and Zhang S. (2006), "Left posterior fascicular block: a new
endpoint of ablation for verapamil-sensitive idiopathic
ventricular tachycardia", Chin Med J (Engl), 119, Mar 5, 367-72.
8. Ohe T, Shimomura K, Aihara N, Kamakura S, Matsuhisa M,
Sato I, Nakagawa H, and Shimizu A. (1988), "Idiopathic
sustained left ventricular tachycardia: clinical and
electrophysiologic characteristics", Circulation, 77, Mar, 560-8.
9. Okumura K and Tsuchiya T. (2002), "Idiopathic left
ventricular tachycardia: clinical features, mechanisms and
management", Card Electrophysiol Rev, 6, Feb, 61-7.
10. Radford D. (1983), "Side effects of verapamil in infants", Arch
Dis Child, 58, Jun, 465-6.
11. Schmitt, Deisenhofer, and Brenner. (2006), "Catheter ablation
of Cardiac arrhythmias", 1 ed, Springer Science, Munchen, 1,
183-210.
12. Shimoike E, Ueda N, Maruyama T, and Kaji Y. (2000),
"Radiofrequency catheter ablation of upper septal idiopathic
left ventricular tachycardia exhibiting left bundle branch block
morphology", J Cardiovasc Electrophysiol, 11, Feb, 203-7.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 4 * 2014
Chuyên Đề Nhi khoa 108
13. Suwa M, Yoneda Y, Nagao H, Sakai Y, Nakayama Y, Hirota
Y, Kawamura K, and Iwa T. (1989), "Surgical correction of
idiopathic paroxysmal ventricular tachycardia possibly
related to left ventricular false tendon", Am J Cardiol, 64, Nov
15, 1217-20.
14. Suzuki T, Nakamura Y, Yoshida S, Yoshida Y, Nakamura K,
Sasaki T, Fujino M, Kawasaki Y, Ehara E, Murakami Y, and
Shintaku H. (2014), "Radiofrequency Catheter Ablation of
Idiopathic Left Anterior Fascicular Ventricular Tachycardia in
Children", Heart Rhythm, Jun 19.
15. Thakur RK, Klein GJ, Sivaram CA, Zardini M, Schleinkofer
DE, Nakagawa H, Yee R, and Jackman WM. (1996),
"Anatomic substrate for idiopathic left ventricular
tachycardia", Circulation, 93, Feb 1, 497-501.
16. Wen MS, Yeh SJ, Wang CC, Lin FC, and WuD. (1997),
"Successful radiofrequency ablation of idiopathic left
ventricular tachycardia at a site away from the tachycardia
exit", J Am Coll Cardiol, 30, Oct, 1024-31.
17. Yasui K, Shibata T, Yokoyama U, Nishizawa T, Takigiku K,
Sakon T, Kobayashi H, Iwamoto M, and Niimura I (2001),
"Idiopathic sustained left ventricular tachycardia in pediatric
patients", Pediatr Int, 43, Feb, 42-7.
18. Zipes DP, Foster PR, Troup PJ, and Pedersen DH. (1979),
"Atrial induction of ventricular tachycardia: reentry versus
triggered automaticity", Am J Cardiol, 44, Jul, 1-8.
Ngày nhận bài báo: 24/6/2014
Ngày phản biện nhận xét bài báo : 30/6/2014/
Ngày bài báo được đăng: 20/08/2014
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nhip_nhanh_that_trai_nguon_goc_bo_dan_truyen_o_tre_em_dac_di.pdf