Nhu cầu chuyên môn điền kinh trong thực tiễn giáo dục thể chất ở bậc học Phổ thông khu vực Tây Bắc

Trong công tác đào tạo, bồi dưỡng GVTD phổ thông Các năng lực chuyên môn còn hạn chế cần bồi dưỡng hoàn thiện để đảm bảo hiệu quả giảng dạy nội khóa gồm: năng lực tổ chức giờ học và triển khai phương pháp giảng dạy phù hợp nội dung Điền kinh; năng lực vận dụng phương pháp chuyên môn phát triển thể lực cho học sinh; năng lực thiết kế xây dựng kế hoạch, giáo án giảng dạy; năng lực thực hiện hoạt động kiểm tra, đánh giá chuyên môn. Các nội dung chuyên môn cần bồi dưỡng hoàn thiện để nâng cao hiệu quả hoạt động ngoại khóa gồm: các nội dung nâng cao kiến thức, kỹ năng xây dựng kế hoạch tổ chức thi đấu, trọng tài, huấn luyện Điền kinh và câu lạc bộ. Các nội dung chuyên môn cần bồi dưỡng nhằm nâng cao khả năng thích ứng với sự phát triển liên tục trong công tác GDTC: các nội dung trang bị kiến thức, kỹ năng, phương pháp NCKH và sáng kiến kinh nghiệm chuyên môn. Trong công tác đào tạo chuyên ngành GDTC Trong công tác đào tạo chuyên ngành GDTC tại các trường, khoa Sư phạm, cần xây dựng nội dung đào tạo trang bị kiến thức, kỹ năng thực hành các động tác, kỹ thuật bài tập chuyên môn của các nội dung chạy cự ly ngắn, chạy cự ly trung bình – dài, nội dung nhảy và ném – đẩy. Xây dựng nội dung trang bị kiến thức, kỹ năng tổ chức giờ học và triển khai phương pháp giảng dạy phù hợp với các nội dung của Điền kinh. Trang bị kiến thức, kỹ năng liên quan đến phương pháp tổ chức huấn luyện phát triển thể lực các nội dung chạy – nhảy – ném – đẩy. Trang bị kiến thức, kỹ năng kiểm tra đánh giá chuyên môn. Trang bị kiến thức, kỹ năng liên quan xây dựng kế hoạch giáo án giảng dạy, huấn luyện; tổ chức thi đấu và trọng tài Điền kinh. Trang bị kiến thức, kỹ năng liên quan đến NCKH chuyên môn. 3. Kết luận Nội dung, thời lượng Điền kinh trong chương trình GDTC phổ thông chiếm tỷ lệ cao (27,6% trên tổng số tiết; 33,3% trên tổng số nội dung giảng dạy), trong khi đó trình độ chuyên môn của giáo viên còn những tồn tại về giải quyết các vấn đề trong giảng dạy, nghiên cứu khoa học, sáng kiến để nâng cao hiệu quả chuyên môn và đáp ứng yêu cầu phát triển. Cần phải đào tạo, bồi dưỡng hoàn thiện các năng lực chuyên môn theo nhu cầu thực tiễn cho đội ngũ GVTD phổ thông. Các trường, khoa Sư phạm đào tạo chuyên ngành GDTC cần xây dựng chương trình đào tạo đáp ứng nhu cầu chuyên môn Điền kinh trong thực tiễn GDTC phổ thông và yêu cầu của ĐMGD.

pdf6 trang | Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 320 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nhu cầu chuyên môn điền kinh trong thực tiễn giáo dục thể chất ở bậc học Phổ thông khu vực Tây Bắc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
62 TẠP CHÍ KHOA HỌC Khoa học Xã hội, Số 19 (4/2020) tr. 62 - 67 1. Đặt vấn đề Trong chương trình GDTC ở bậc học phổ thông, môn Điền kinh chiếm một khối lượng lớn về số lượng nội dung và thời lượng của chương trình, cùng với đó là các nội dung hoạt động chuyên môn liên quan đến công tác GDTC của nhà trường, do vậy đặt ra thách thức lớn về năng lực thực hiện hiệu quả công tác nội, ngoại khóa chuyên môn và khả năng thích ứng với công tác đổi mới giáo dục (ĐMGD) của GVTD phổ thông. Từ thực tiễn chương trình môn học và công tác GDTC bậc học phổ thông, trước yêu cầu của sự phát triển và đổi mới giáo dục, GVTD đã bộc lộ sự thiếu hụt về chuyên môn. Để nắm bắt được thực trạng những thiếu hụt về năng lực chuyên môn Điền kinh của GVTD trước yêu cầu của thực tiễn, trên cơ sở đó đưa ra các nội dung bồi dưỡng và đào tạo các năng lực chuyên môn Điền kinh phù hợp cho GVTD ở phổ thông và trong chương trình đào tạo chuyên ngành GDTC trong các Khoa, nhà trường Sư phạm nhằm khắc phục thiếu hụt chuyên môn, phát huy tiềm năng của giáo viên tham gia hoạt động ĐMGD có hiệu quả là điều kiện tiên quyết để nâng cao chất lượng GDTC trong các trường phổ thông. Vì vậy, đề tài tiến hành nghiên cứu nhu cầu chuyên môn Điền kinh trong thực tiễn giáo dục phổ thông nhằm đáp ứng nhu cầu chuyên môn cho GVTD. Quá trình nghiên cứu đã sử dụng các phương pháp: phương pháp phân tích, tổng hợp tài liệu; phương pháp phỏng vấn, điều tra; phương pháp quan sát sư phạm và phương pháp toán học thống kê. 2. Kết quả nghiên cứu 2.1. Chương trình GDTC phản ánh nhu cầu chuyên môn Điền kinh trong thực tiễn giáo dục phổ thông Nội hàm chương trình không chỉ phản ánh mục tiêu, nội dung và thời lượng của môn học đối với học sinh; không chỉ phản ánh hàm lượng kiến thức và kỹ năng mà học sinh phải thu nhận được sau quá trình học tập theo chương trình; mà còn là văn bản qui định nhiệm vụ chuyên môn của người giáo viên TDTT, phản ánh yêu cầu về trình độ chuyên môn mà mỗi giáo viên cần đạt được. Mục tiêu GDTC phổ thông Chương trình môn học Thể dục trong trường phổ thông nhằm mục tiêu giúp học sinh: Có sự tăng tiến về sức khỏe, thể lực. Đạt tiêu chuẩn rèn luyện thân thể theo lứa tuổi và giới tính; Có kiến thức, kỹ năng cơ bản về thể dục thể thao (TDTT) và phương pháp tập luyện; Hình thành thói quen tập luyện TDTT thường xuyên và nếp sống lành mạnh, tác phong nhanh nhẹn, kỷ luật, tinh thần tập thể và các phẩm chất đạo đức, ý chí. Biết vận dụng các kiến thức, kỹ năng đã học vào các hoạt động ở nhà trường và trong đời sống hàng ngày. Nhìn chung các nội dung mục tiêu GDTC bậc học phổ thông đều hướng tới sự phát triển các NHU CẦU CHUYÊN MÔN ĐIỀN KINH TRONG THỰC TIỄN GIÁO DỤC THỂ CHẤT Ở BẬC HỌC PHỔ THÔNG KHU VỰC TÂY BẮC Nguyễn Minh Khoa Trường Đại học Tây Bắc Tóm tắt: Bài viết nghiên cứu nhu cầu chuyên môn Điền kinh trong thực tiễn chương trình và công tác Giáo dục thể chất (GDTC) bậc học phổ thông; đánh giá mức độ đáp ứng chuyên môn Điền trong thực tiễn của giáo viên thể dục (GVTD). Trên cơ sở đó đưa ra định hướng trang bị các năng lực chuyên môn Điền kinh phù hợp với nhu cầu thực tiễn chuyên môn trong công tác bồi dưỡng GVTD phổ thông và chương trình đào tạo chuyên ngành GDTC. Từ khóa: Nhu cầu, Điền kinh, Giáo dục thể chất, Trung học phổ thông. 63 tố chất thể lực sức khỏe của học sinh. Phương tiện chính để đạt được mục tiêu đó là các bài tập chạy, nhảy, ném, đẩy. Nội dung, thời lượng môn học Điền kinh trong chương trình GDTC phổ thông Chương trình GDTC tổng thể ở bậc học phổ thông gồm 12 nội dung bắt buộc và nội dung tự chọn. Trong đó, các nội dung của Điền kinh là 4/12 nội dung bắt buộc chiếm tỷ lệ cao nhất 33,3% (gồm Chạy ngắn, Chạy bền, Chạy tiếp sức và Nhảy xa – Nhảy cao); trong số các nội dung tự chọn Điền kinh có 2 nội dung (đẩy tạ và ném bóng). Số tiết Điền kinh là 186 tiết trên tổng số 673 tiết của các nội dung bắt buộc trong chương trình chiếm tỷ lệ cao nhất (27,6%). Nội dung tự chọn Ném bóng có thời lượng 12 tiết, nội dung Đẩy tạ 20 tiết. Ngoài ra, trong hoạt động giảng dạy theo cấu trúc giờ học ở các nội dung còn sử dụng các bài tập Điền kinh như chạy, nhảy, ném, đẩy để thực hiện mục tiêu của giờ dạy. Các nội dung của Điền kinh nhằm rèn luyện kỹ năng vận động (KNVĐ) cơ bản, phát triển các tố chất thể lực sức nhanh, sức mạnh, sức bền và khả năng phối hợp vận động. Nội dung chi tiết môn học Điền kinh trong chương trình GDTC Chương trình GDTC phổ thông ban hành kèm theo quyết định số 16/2006/QĐ- BGDĐT ngày 05 tháng 05 năm 2006 của Bộ GD – ĐT qui định nội dung chi tiết: Chạy ngắn và Chạy tiếp sức: Nội dung gồm chạy ngắn từ 20 – 60m, chạy tiếp sức 4x100m, luật cơ bản phần chạy cự ly ngắn và tiếp sức. Nhiệm vụ dạy kỹ thuật động tác, phát triển năng lực sức nhanh và trang bị luật cho học sinh. Chạy bền: Nội dung gồm chạy cự ly tăng dần từ 400m – 1500m trên địa hình tự nhiên và vượt chướng ngại vật trên địa hình tự nhiên. Nhiệm vụ dạy phân phối sức, cách thở, khắc phục đau Bảng 2.1. Tỷ lệ thời lượng môn học Điền kinh trong chương trình GDTC phổ thông TTT Nội dung Số tiết toàn cấp học Số tiết Tỷ lệ so với tổng số tiết môn Thể dục toàn cấp học (%) 1 Lý thuyết chung 14 1,7 2 Đội hình đội ngũ 58 7,2 3 Bài tập rèn luyện tư thế và KNVĐCB 52 6,5 4 Trò chơi vận động 149 18,5 5 TDPTC – TDNĐ 98 12,2 6 Chạy ngắn 46 5,7 7 Chạy tiếp sức 11 1,4 8 Chạy bền 41 5,1 9 Nhảy xa – Nhảy cao 88 10,9 10 Đá cầu 41 5,1 11 Cầu lông 19 2,4 12 Môn TT tự chọn 132 16,4 13 Ôn tập, kiểm tra cuối kỳ, cuối năm và TCRLTT 56 6,9 Tổng số tiết môn học toàn cấp 805 100% 64 sóc khi chạy, dạy kỹ thuật động tác chuyên môn, phát triển năng lực sức bền. Nhảy xa - Nhảy cao: Nội dung gồm luyện tập chi dưới, nhảy xa “kiểu ngồi”, “kiểu ưỡn thân”, nhảy cao “kiểu bước qua”, “kiểu nằm nghiêng”, một số điều luật thi đấu liên quan. Nhiệm vụ phát triển sức mạnh, sức nhanh của chân, dạy kỹ thuật động tác các nội dung chuyên môn, trang bị luật thi đấu các nội dung chuyên môn cho học sinh. Ném bóng: Nội dung rèn luyện chi trên, ném bóng xa, luật thi đấu. Nhiệm vụ rèn luyện sức nhanh, mạnh của tay, dạy các động tác kỹ thuật chuyên môn, trang bị luật thi đấu. Đẩy tạ: Nội dung rèn luyện chi trên, đẩy tạ “lưng hướng ném”, “vai hướng ném”, luật thi đấu liên quan. Nhiệm vụ phát triển sức mạnh của tay, trang bị kiến thức, kỹ năng thực hiện các động tác kỹ thuật chuyên môn, trang bị luật thi đấu cho học sinh. Để thực hiện được tốt các nội dung đó, đòi hỏi người giáo viên thể dục phải có kiến thức, kỹ năng, phương pháp thực hiện các động tác kỹ thuật và phát triển thể lực ở các nội dung Điền kinh dạy học cho học sinh. Ngoài ra còn các kiến thức, kỹ năng liên quan đến luật thi đấu chuyên môn... 2.2. Thực trạng trình độ chuyên môn Điền kinh của GVTD trước nhu cầu của thực tiễn giáo dục phổ thông Các năng lực chuyên môn đáp ứng yêu cầu công tác GDTC Hoạt động công tác của GVTD phổ thông cơ bản gồm hai nhiệm vụ: thực hiện việc giảng dạy nội khóa (xây dựng kế hoạch, giáo án giảng dạy, dạy học theo kế hoạch, dạy nội dung theo qui định của chương trình môn học, kiểm tra, đánh giá) và ngoại khóa (tổ chức hoạt động thể dục giữa giờ, tổ chức các hoạt động thi đấu và trọng tài, tham gia các hoạt động huấn luyện). Trên cơ sở các nội dung chuyên môn được qui định trong chương trình, các hoạt động công tác chuyên môn của GVTD. Quá trình nghiên cứu tiến hành đánh giá các năng lực dưới đây được các nhà chuyên môn đánh giá là các năng lực quan trọng để GVTD phổ thông đáp ứng các yêu cầu của ĐMGD, hoàn thành tốt hoạt động chuyên môn Điền kinh trong công tác GDTC phổ thông. Năng lực thực hành các nội dung Điền kinh thuộc chương trình môn học Thể dục ở phổ thông. Năng lực tổ chức giờ học và triển khai phương pháp giảng dạy nội dung Điền kinh. Năng lực vận dụng phương pháp chuyên môn phát triển thể lực học sinh. Năng lực thiết kế xây dựng kế hoạch giáo án giảng dạy. Năng lực tổ chức thực hiện các hoạt động ngoại khóa chuyên môn trong nhà trường. Năng lực thực hiện hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả chuyên môn. Năng lực nghiên cứu khoa học (NCKH) nâng cao trình độ chuyên môn. Thực trạng các năng lực chuyên môn Điền kinh của GVTD phổ thông Quá trình nghiên cứu tiến hành khảo sát tự đánh giá của 131 giáo viên dạy thể dục ở 52 trường phổ thông và 76 cán bộ quản lý của 39 trường phổ thông khu vực Tây Bắc về thực trạng năng lực chuyên môn Điền kinh của GVTD. Kết quả trình bày tại bảng 2.2 cho thấy: Năng lực thực hành các nội dung Điền kinh và năng lực tổ chức giờ học, triển khai phương pháp giảng dạy của đa số các GVTD đều đảm bảo để thực hiện tốt trong hoạt động dạy học. Năng lực vận dụng phương pháp chuyên môn phát triển thể lực học sinh của đa số các GVTD chưa tốt. Giáo viên vận dụng các phương pháp để nâng cao thể lực cho học sinh chưa đạt được hiệu quả cao do định mức lượng vận động chưa phù hợp với nội dung học tập, đặc điểm sinh lý hoặc từng giai đoạn học tập; việc phối hợp các phương pháp với các hình thức tổ chức chưa phù hợp, chưa có sự gắn kết với nội dung để tạo ra hoạt động học tập hiệu quả. Việc thiết kế xây dựng kế hoạch giảng dạy, giáo án lên lớp là hoạt động bắt buộc đối với 65 giáo viên trong các nhà trường phổ thông, đa số các giáo viên đều tuân thủ. Tuy nhiên, kế hoạch, giáo án dạy học còn mang tính hình thức đối phó, chất lượng còn thấp. Cấu trúc kế hoạch giáo án giảng dạy về cơ bản đảm bảo theo qui định và cấu trúc sư phạm, song nội dung ở mỗi phần thiếu sự gắn kết để đảm bảo sự khoa học trong vận động, cũng như chưa tính đến nội dung học tập của các buổi học tiếp theo; thiết kế các phương pháp để tổ chức thực hiện nội dung chưa thực sự phù hợp để mang lại hiệu quả tốt; định lượng vận động cho các nội dung chưa phù hợp với từng đối tượng và đặc điểm tâm, sinh lý người học để mang lại hiệu quả giờ học cũng như thiếu sự gắn kết theo hệ thống với các buổi học tiếp theo để mang lại hiệu quả cho giảng dạy kỹ thuật động tác cũng như phát triển thể lực chuyên môn. Về năng lực thực hiện hoạt động kiểm tra, đánh giá: Đại đa số giáo viên đã tiến hành hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh trong điều kiện chính bản thân giáo viên còn rất nhiều hạn chế về kiến thức và sự hiểu biết đối với lĩnh vực kiểm tra, đánh giá. Về năng lực tổ chức thực hiện các hoạt động ngoại khóa chuyên môn trong nhà trường: đa số các GVTD còn hạn chế về kiến thức, kỹ năng tổ chức thi đấu, trọng tài, năng Bảng 2.2. Kết quả khảo sát đánh giá năng lực chuyên môn Điền kinh của GVTD phổ thông khu vực Tây Bắc TT Nội dung đánh giá Mức độ đáp ứng về năng lực chuyên môn Tự đánh giá của GVTD (n=131) Đánh giá của CBQL (n=78) Đáp ứng tốt Đáp ứng Tương đối đáp ứng Chưa đáp ứng Đáp ứng tốt Đáp ứng Tương đối đáp ứng Chưa đáp ứng 1 Năng lực thực hành các nội dung Điền kinh thuộc chương trình môn học Thể dục ở phổ thông 46 (35,1%) 71 (54,2%) 14 (10,7%) 0 (0%) 25 (32,0%) 40 (51,3%) 13 (16,7%) 0 (0%) 2 Năng lực tổ chức giờ học và triển khai phương pháp giảng dạy phù hợp nội dung Điền kinh 48 (36,6%) 74 (56,5%) 9 (6,9%) 0 (0%) 27 (34,6%) 42 (58,9%) 9 (11,5%) 0 (0%) 3 Năng lực vận dụng phương pháp chuyên môn phát triển thể lực cho học sinh 12 (9,2%) 22 (16,8%) 52 (39,7%) 45 (34,3%) 6 (7,7%) 11 (14,1%) 27 (33,3%) 34 (43,6%) 4 Năng lực thiết kế xây dựng kế hoạch, giáo án giảng dạy đảm bảo tính sư phạm, khoa học, hiệu quả 24 (18,3%) 35 (26,7%) 31 (55,0%) 0 (0%) 13 (16,7%) 21 (26,9%) 44 (56,4%) 0 (0%) 5 Năng lực thực hiện hoạt động kiểm tra, đánh giá chuyên môn 18 (13,6%) 31 (23,7%) 42 (32,0%) 40 (30,5%) 9 (11,5%) 15 (19,2%) 23 (29,5%) 31 (39,7%) 6 Năng lực tổ chức thực hiện các hoạt động ngoại khóa chuyên môn trong nhà trường 8 (6,1%) 15 (11,5%) 46 (35,1%) 62 (47,3%) 5 (6,4%) 9 (11,5%) 21 (26,9%) 43 (55,1%) 7 Năng lực NCKH nâng cao trình độ chuyên môn. 5 (3,8%) 10 (7,6%) 24 (18,3%) 92 (70,3%) 2 (2,6%) 5 (6,4%) 13 (16,7%) 58 (74,3%) 66 lực tổ chức hoạt động ngoại khóa TDTT, huấn luyện các nội dung Điền kinh thi đấu Hội khỏe Phù đổng Về năng lực NCKH nâng cao trình độ chuyên môn: khả năng phát hiện nắm bắt những vấn đề tồn tại nảy sinh trong quá trình dạy học, khả năng xây dựng kế hoạch nghiên cứu giải quyết vấn đề tồn tại trong thực tiễn GDTC, khả năng sử dụng các phương pháp nghiên cứu để tìm ra các sáng kiến mới nâng cao hiệu quả hoạt động chuyên môn và kỹ năng tổ chức thực hiện các hoạt động tìm tòi nghiên cứu là những yếu tố giúp cho công tác chuyên môn luôn bắt kịp với sự phát triển thì còn nhiều hạn chế đối với đại đa số GVTD. 2.3. Định hướng trang bị chuyên môn Điền kinh cho GVTD đáp ứng nhu cầu thực tiễn công tác GDTC phổ thông Từ nhu cầu chuyên môn Điền kinh được qui định trong chương trình GDTC phổ thông và các hoạt động công tác của GVTD; căn cứ vào thực trạng chuyên môn của GVTD phổ thông và trước yêu cầu của ĐMGD. Quá trình nghiên cứu định hướng bồi dưỡng, trang bị các nội dung chuyên môn: Trong công tác đào tạo, bồi dưỡng GVTD phổ thông Các năng lực chuyên môn còn hạn chế cần bồi dưỡng hoàn thiện để đảm bảo hiệu quả giảng dạy nội khóa gồm: năng lực tổ chức giờ học và triển khai phương pháp giảng dạy phù hợp nội dung Điền kinh; năng lực vận dụng phương pháp chuyên môn phát triển thể lực cho học sinh; năng lực thiết kế xây dựng kế hoạch, giáo án giảng dạy; năng lực thực hiện hoạt động kiểm tra, đánh giá chuyên môn. Các nội dung chuyên môn cần bồi dưỡng hoàn thiện để nâng cao hiệu quả hoạt động ngoại khóa gồm: các nội dung nâng cao kiến thức, kỹ năng xây dựng kế hoạch tổ chức thi đấu, trọng tài, huấn luyện Điền kinh và câu lạc bộ. Các nội dung chuyên môn cần bồi dưỡng nhằm nâng cao khả năng thích ứng với sự phát triển liên tục trong công tác GDTC: các nội dung trang bị kiến thức, kỹ năng, phương pháp NCKH và sáng kiến kinh nghiệm chuyên môn. Trong công tác đào tạo chuyên ngành GDTC Trong công tác đào tạo chuyên ngành GDTC tại các trường, khoa Sư phạm, cần xây dựng nội dung đào tạo trang bị kiến thức, kỹ năng thực hành các động tác, kỹ thuật bài tập chuyên môn của các nội dung chạy cự ly ngắn, chạy cự ly trung bình – dài, nội dung nhảy và ném – đẩy. Xây dựng nội dung trang bị kiến thức, kỹ năng tổ chức giờ học và triển khai phương pháp giảng dạy phù hợp với các nội dung của Điền kinh. Trang bị kiến thức, kỹ năng liên quan đến phương pháp tổ chức huấn luyện phát triển thể lực các nội dung chạy – nhảy – ném – đẩy. Trang bị kiến thức, kỹ năng kiểm tra đánh giá chuyên môn. Trang bị kiến thức, kỹ năng liên quan xây dựng kế hoạch giáo án giảng dạy, huấn luyện; tổ chức thi đấu và trọng tài Điền kinh. Trang bị kiến thức, kỹ năng liên quan đến NCKH chuyên môn. 3. Kết luận Nội dung, thời lượng Điền kinh trong chương trình GDTC phổ thông chiếm tỷ lệ cao (27,6% trên tổng số tiết; 33,3% trên tổng số nội dung giảng dạy), trong khi đó trình độ chuyên môn của giáo viên còn những tồn tại về giải quyết các vấn đề trong giảng dạy, nghiên cứu khoa học, sáng kiến để nâng cao hiệu quả chuyên môn và đáp ứng yêu cầu phát triển. Cần phải đào tạo, bồi dưỡng hoàn thiện các năng lực chuyên môn theo nhu cầu thực tiễn cho đội ngũ GVTD phổ thông. Các trường, khoa Sư phạm đào tạo chuyên ngành GDTC cần xây dựng chương trình đào tạo đáp ứng nhu cầu chuyên môn Điền kinh trong thực tiễn GDTC phổ thông và yêu cầu của ĐMGD. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam (2013), Nghị quyết 29 NQ/ TW về Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. [2] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Chương trình GDTC phổ thông. Nxb, Giáo dục. 67 [3] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Sách giáo viên Thể dục lớp 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12. Nxb Giáo dục. [4] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2012), Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc gia về giáo dục thể chất ở trường phổ thông Việt Nam. Nxb, Giáo dục. [5] Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2000), Nghị quyết số 40/2000/QH khóa X, về đổi mới chương trình, sách giáo khoa phổ thông. Nxb, Chính trị Quốc gia, Hà Nội. NEED SPECIALIZE ATHLETICS IN PRACTICE PHYSICAL EDUCATION IN THE UNIVERSITY SCHOOL NORTHWESTERN AREA Nguyen Minh Khoa Tay Bac University Abstract: The paper investigates the needs for athletic specialization in Physical Education at high school level; assesses the level of professional fulfillment in practice of physical education teachers. On that basis, the paper suggests the orientation to improve athletic specialization competencies in accordance with professional practical needs in the training of high school Physical Education teachers and in the specialized physical education training programs. Keywords: Needs, Athletics, Physical education, High school. ________________________________________________ Ngày nhận bài: 5/8/2019. Ngày nhận đăng: 22/10/2019. Liên lạc: Nguyễn Minh Khoa; e-mail: minhkhoatbu@gmail.com

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnhu_cau_chuyen_mon_dien_kinh_trong_thuc_tien_giao_duc_the_ch.pdf
Tài liệu liên quan