Một số giải pháp, kiến nghị
Để thực hiện các yêu cầu, nội dung
hoàn thiện hệ thống pháp luật về Chính phủ
nêu trên, chúng tôi đề xuất một số giải pháp,
kiến nghị sau đây:
3.1 Chính phủ, Thủ tướng Chính
phủ, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan
ngang bộ cần quan tâm hơn, dành sự ưu tiên
cao nhất trong lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng hệ
thống pháp luật về tổ chức của Chính phủ,
thực sự coi xây dựng, hoàn thiện pháp luật
về tổ chức và hoạt động của Chính phủ, của
các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc
Chính phủ, của chính quyền địa phương là
trọng tâm ưu tiên hàng đầu trong xây dựng,
hoàn thiện hệ thống pháp luật.
3.2 Trong hoàn thiện hệ thống pháp
luật về tổ chức Chính phủ, Chính phủ, Thủ
tướng Chính phủ cần xác định rõ nhiệm vụ,
vấn đề trọng tâm để ưu tiên tập trung chỉ
đạo, phân công cơ quan chủ trì và bố trí đầy
đủ, kịp thời các nguồn lực để nghiên cứu, đề
xuất hoặc soạn thảo. Ngay từ bây giờ, các
vấn đề như sự kiểm soát của Chính phủ đối
với việc thực hiện quyền lập pháp, quyền tư
pháp; phân quyền trung ương - địa phương;
tự quản địa phương; đổi mới mô hình cơ
quan thanh tra Chính phủ. cần được tập
trung nghiên cứu, đề xuất nội dung cần được
thể chế hóa.
3.3 Đẩy mạnh các hoạt động nghiên
cứu, tổng kết thực tiễn và tham khảo kỹ
lưỡng kinh nghiệm quốc tế; làm rõ những
yêu cầu của Nhà nước pháp quyền XHCN
đối với việc hoàn thiện hệ thống pháp luật
về tổ chức của Chính phủ. Chính phủ cần có
chương trình, kế hoạch cụ thể để triển khai
thực hiện việc này một cách bài bản.
Đổi mới mạnh mẽ tư duy nhận thức
ề vai trò, chức năng và trách nhiệm của
Chính phủ và hệ thống hành chính nhà nước
trong điều kiện xây dựng, hoàn thiện Nhà
nước pháp quyền XHCN, phát triển kinh
tế thị trường và chủ động hội nhập quốc tế.
Nhận thức đầy đủ hơn về vai trò, ý nghĩa
của hệ thống pháp luật về tổ chức Chính phủ
trong việc thúc đẩy đổi mới tổ chức và hoạt
động của Chính phủ và hệ thống hành chính
nhà nước; từ đó góp phần đổi mới cách thức,
nâng cao chất lượng soạn thảo; đổi mới kỹ
thuật lập pháp, lập quy trong hoàn thiện
pháp luật về tổ chức Chính phủ.
6 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 20/01/2022 | Lượt xem: 214 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nhu cầu hoàn thiện hệ thống pháp luật về tổ chức Chính phủ đến năm 2030 - Những vấn đề đặt ra, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tóm tắt:
Từ nay đến năm 2030, đất nước ta tiếp tục đẩy mạnh toàn diện công
cuộc đổi mới, phát triển và hội nhập trong bối cảnh tình hình quốc tế
đang có những diễn biến rất phức tạp, khó lường, với tốc độ nhanh. Đất
nước cũng đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức trong chuyển đổi
mô hình phát triển và giải quyết một số vấn đề hệ trọng. Hệ thống pháp
luật nói chung và hệ thống pháp luật về tổ chức Chính phủ đến năm
2030 cần tiếp tục hoàn thiện, đáp ứng yêu cầu đổi mới, phát triển và
hội nhập của đất nước. Đó là nhu cầu tự nhiên, tất yếu, là vấn đề mang
tính chiến lược. Bài viết phân tích, đánh giá nhu cầu này và trên cơ sở
đó đề xuất các định hướng hoàn thiện cho phù hợp.
NHU CAÀU HOAØN THIEÄN HEÄ THOÁNG PHAÙP LUAÄT
VEÀ TOÅ CHÖÙC CHÍNH PHUÛ ÑEÁN NAÊM 2030
- NHÖÕNG VAÁN ÑEÀ ÑAËT RA
Nguyễn Phước Thọ*
Abstract:
To 2030, Vietnam will continue to promote comprehensively
its innovation, development and integration into the context of
the complicated and unpredictable situation of the international
developments with a rapid pace. The country is also facing with several
difficulties and challenges in transforming its development modality
and solving some serious problems. The legal system in general and
the legal system on governmental organization up to 2030 should be
further refined to meet the requirements of the country’s renewal,
development and integration, which is a need by inevitabe nature and
also a strategic matter. This article provides analysis and assessement
of this need and orientational recommendations.
Thông tin bài viết:
Từ khóa: hệ thống pháp luật về Tổ
chức Chính phủ.
Lịch sử bài viết:
Nhận bài: 19/04/2017
Biên tập: 30/05/2017
Duyệt bài: 08/06/2017
Article Infomation:
Keywords:
Legal system on governmental
organization
Article History:
Received: 19 Apr. 2017
Edited: 30 May 2017
Appproved: 08 Jun 2017
* Văn phòng Chính phủ
1. Thực trạng hệ thống pháp luật về tổ
chức Chính phủ hiện hành
1.1 Hiến pháp năm 2013 đã có một
bước tiến rất lớn trong lịch sử lập hiến của
Nhà nước ta khi đã quy định cụ thể về Chính
phủ. So với Hiến pháp năm 1992, quy định
của Hiến pháp năm 2013 về vị trí, tính chất,
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cũng như
về cơ chế thực hiện quyền lực của Chính phủ
đã có những sửa đổi, bổ sung theo tinh thần
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
3Số 13(341) T7/2017
đổi mới theo hướng khẳng định tính chất,
chức năng hành pháp, cũng như các nhiệm
vụ, quyền hạn về hành pháp của Chính
phủ; đề cao vị trí, vai trò là cơ quan hành
chính nhà nước cao nhất của nước Cộng
hòa XHCN Việt Nam; bảo đảm tính độc lập
tương đối, tăng cường tính chủ động, linh
hoạt, sáng tạo và tính dân chủ pháp quyền
trong tổ chức và hoạt động của Chính phủ.
Khoản 3 Điều 2 Hiến pháp năm 2013
đã xác lập nguyên tắc Chính phủ có quyền
kiểm soát đối với việc thực hiện quyền lập
pháp của Quốc hội, quyền tư pháp của Tòa
án nhân dân.
Kế thừa quy định của Hiến pháp năm
1992, Hiến pháp năm 2013 đã khẳng định
mạnh mẽ hơn vị trí, vai trò, trách nhiệm của
Thủ tướng với tư cách là người đứng đầu
Chính phủ, đồng thời là một thiết chế độc
lập và đứng đầu hệ thống hành chính nhà
nước. Theo đó, Hiến pháp năm 2013 quy
định toàn diện hơn về chế độ trách nhiệm
của Thủ tướng - chịu trách nhiệm trước
Quốc hội. Đồng thời, Hiến pháp nhấn mạnh
trách nhiệm của Thủ tướng Chính phủ phải
giải trình trước Quốc hội, Ủy ban thường vụ
Quốc hội, Chủ tịch nước, trước nhân dân về
hoạt động của Chính phủ, về việc thực hiện
nhiệm vụ, quyền hạn được giao, về hoạt
động của hệ thống hành chính nhà nước từ
trung ương đến địa phương bảo đảm tính
thống nhất, thông suốt của nền hành chính
quốc gia.
Để khắc phục tình trạng bộ máy có nơi
còn trì trệ, nặng nề, cục bộ, cát cứ; kỷ luật,
kỷ cương hành chính đôi khi còn lỏng lẻo,
Luật Tổ chức Chính phủ năm 2015 đã cụ thể
hóa quy định của Hiến pháp năm 2013, bảo
đảm quyền lực của Thủ tướng Chính phủ với
tư cách là một thiết chế độc lập trong cơ chế
quản lý, điều hành của Chính phủ, tập trung
thẩm quyền lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành hoạt
động của Chính phủ và hệ thống hành chính
nhà nước vào Thủ tướng Chính phủ.
Luật Tổ chức Chính phủ năm 2015
tiếp tục khẳng định mạnh mẽ, quy định rõ
hơn vị trí, thẩm quyền, trách nhiệm của Thủ
tướng với tư cách là một thiết chế độc lập
có chức năng, quyền hạn và nhiệm vụ riêng,
là người đứng đầu Chính phủ và hệ thống
hành chính nhà nước, làm việc theo chế độ
thủ trưởng, chịu trách nhiệm cá nhân trước
Quốc hội. Luật đã phân định và quy định rõ
hai loại công việc của Thủ tướng: (1) với
tư cách là người đứng đầu Chính phủ, có
nhiệm vụ, quyền hạn triệu tập, quyết định
nội dung và chủ tọa các phiên họp Chính
phủ; và (2) với tư cách là một thiết chế độc
lập, có thẩm quyền và trách nhiệm lãnh đạo,
điều hành hoạt động của Chính phủ và hệ
thống hành chính nhà nước từ trung ương
đến địa phương; làm việc theo chế độ thủ
trưởng.
Bên cạnh việc tiếp tục khẳng định
nguyên tắc và một số nội dung phân cấp quan
trọng tạo cơ sở cho tiếp tục đẩy mạnh phân
cấp hợp lý trên các lĩnh vực, lần đầu tiên,
Luật Tổ chức Chính phủ khẳng định nguyên
tắc phân quyền hợp lý trong tổ chức và hoạt
động của Chính phủ. Đây là cơ sở tiền đề
cho việc xây dựng Chính phủ phân quyền
trong quan hệ với chính quyền địa phương,
thúc đẩy đổi mới mạnh mẽ hoạt động của
Chính phủ và của các bộ, ngành, từng bước
hình thành chế độ tự quản địa phương.
1.2 Bên cạnh những thành tựu nêu trên,
hệ thống pháp luật về tổ chức của Chính phủ
vẫn còn một số bất cập, hạn chế sau đây:
(1) Quyền hành pháp và hành chính
nhà nước cao nhất chưa tập trung hết vào
Chính phủ, chưa bảo đảm tính đồng bộ. Hiến
pháp năm 2013 vẫn chưa xác định quyền
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
4 Số 13(341) T7/2017
công tố là thuộc hành pháp. Các luật tổ chức
chưa nhất quán trong cụ thể hóa thẩm quyền,
trách nhiệm của Chính phủ trong quản lý đối
với đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và
công vụ trong các cơ quan nhà nước.
(2) Vai trò, trách nhiệm của Chính phủ
trong việc kiểm soát quyền lực đối với hoạt
động lập pháp, hoạt động tư pháp chưa được
cụ thể hóa. Trên thực tế chưa có cơ sở pháp
lý rõ ràng cho việc Chính phủ thực hiện
quyền kiểm soát này.
(3) Chưa nhất quán trong việc bảo
đảm tính thống nhất trong tổ chức của hệ
thống hành chính nhà nước. Chính quyền
địa phương ở mỗi cấp là thực thể thống
nhất giữa Hội đồng nhân dân (HĐND) và
Ủy ban nhân dân (UBND). Tuy nhiên, Hiến
pháp năm 2013 vẫn tiếp tục quy định Ủy ban
thường vụ Quốc hội “giám sát, hướng dẫn
hoạt động của HĐND” (khoản 7 Điều 74
Hiến pháp năm 2013); trong khi Chính phủ
có thẩm quyền “hướng dẫn, kiểm tra HĐND
trong việc thực hiện văn bản của cơ quan
nhà nước cấp trên” (khoản 5 Điều 96 Hiến
pháp năm 2013). Trong quá trình thực hiện,
những quy định này có thể ảnh hưởng đến
tính thống nhất, gắn bó chặt chẽ giữa HĐND
và UBND mỗi cấp, tạo ra trạng thái dường
như có hai hệ thống chính quyền song song
tồn tại (hệ thống các cơ quan dân cử và hệ
thống cơ quan hành chính nhà nước).
(4) Phân định chức năng, thẩm quyền
giữa Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ với
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ,
với bộ, cơ quan ngang bộ chưa đủ rõ để
có thể khắc phục được tình trạng các bộ,
ngành đẩy công việc thuộc thẩm quyền lên
cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xử lý,
trong đó có các công việc hành chính cụ thể.
Do vậy, việc Chính phủ tập trung vào chức
năng, thẩm quyền kiến tạo phát triển, hoạch
định và điều hành chính sách quốc gia gặp
không ít trở lực.
(5) Trật tự thứ bậc các quy phạm pháp
luật về tổ chức và hoạt động của các bộ,
cơ quan ngang bộ về cùng một loại vấn đề
nhưng không ngang nhau về giá trị pháp lý.
Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của một số
cơ quan được quy định bằng một đạo luật
như Bộ Công an trong Luật Công an nhân
dân, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong
Luật Ngân hàng Nhà nước, Thanh tra Chính
phủ trong Luật Thanh tra. Trong khi đó, chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn của phần lớn các
bộ, cơ quan ngang bộ được Chính phủ quy
định trong các nghị định. Ngay trong trường
hợp đã các có văn bản luật quy định chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn của bộ, cơ quan
ngang bộ thì Chính phủ cũng ban hành nghị
định nhắc lại quy định của luật. Như vậy, vị
trí pháp lý của một cơ quan được điều chỉnh
bởi hai văn bản ở hai cấp độ với giá trị pháp
lý cao thấp khác nhau.
(6) Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
và trách nhiệm của Chính phủ, của các bộ, cơ
quan ngang bộ được quy định phân tán, thiếu
nhất quán về mức độ điều chỉnh (vừa khái
quát mang tính nguyên tắc, vừa chi tiết, cụ
thể). Ví dụ, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
và trách nhiệm của Chính phủ, Thủ tướng
Chính phủ không chỉ được điều chỉnh bởi
Luật Tổ chức Chính phủ mà còn được điều
chỉnh bởi các luật, pháp lệnh chuyên ngành.
(7) Chế định ủy quyền chưa được hình
thành rõ nét; chế định phân quyền trung
ương - địa phương mới được khẳng định về
nguyên tắc chung; mối quan hệ giữa phân
quyền và phân cấp chưa được quy định rõ.
Ngoài ra, hệ thống pháp luật về tổ
chức của Chính phủ chưa thật sự minh bạch,
chưa có tính ổn định cao. Cụ thể, nhiều đạo
luật chuyên ngành sau khi ban hành 2 - 3
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
5Số 13(341) T7/2017
năm đã phải sửa đổi, bổ sung; nghị định ban
hành Quy chế làm việc của Chính phủ, các
nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan
ngang bộ được ban hành mới sau mỗi nhiệm
kỳ của Chính phủ. Bên cạnh đó, sự chồng
chéo chức năng, thẩm quyền giữa một số bộ,
cơ quan ngang bộ chưa được khắc phục triệt
để; việc xóa bỏ vai trò chủ quản của các bộ,
cơ quan ngang bộ đối với các doanh nghiệp
nhà nước, việc xã hội hóa, chuyển một số
nhiệm vụ, quyền hạn quản lý nhà nước cho
các hội... thực hiện còn chậm.
2. Nhu cầu hoàn thiện hệ thống
pháp luật về tổ chức Chính phủ từ nay
đến năm 2030
Từ góc độ Nhà nước pháp quyền và từ
thực trạng nêu trên, việc hoàn thiện hệ thống
pháp luật về tổ chức Chính phủ từ nay đến
năm 2030 cần đáp ứng một số yêu cầu cơ
bản: (1) Bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất;
(2) Nâng cao tính hệ thống, nhất quán; (3)
Coi trọng tính thứ bậc, minh bạch, ổn định
của các quy định của pháp luật về tổ chức và
hoạt động của Chính phủ; (4) bảo đảm tính
thống nhất, thông suốt, liên tục của nền hành
chính quốc gia.
Từ các yêu cầu trên đây, việc hoàn
thiện hệ thống pháp luật về tổ chức Chính
phủ từ nay đến năm 2030 cần tập trung vào
những vấn đề lớn sau đây:
2.1 Tiếp tục phân công, phân định
rành mạch hơn thẩm quyền và trách nhiệm
của các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư
pháp. Tập trung quyền hành pháp và hành
chính nhà nước cao nhất vào Chính phủ, xây
dựng Chính phủ kiến tạo phát triển, thực
hiện chức năng hoạch định và điều hành
chính sách quốc gia. Tiếp tục nghiên cứu
việc tổ chức lại Viện kiểm sát thành Viện
Công tố thuộc Chính phủ. Đồng thời, đối với
một số nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm
đang được giao Chính phủ và hệ thống hành
chính nhà nước thực hiện không mang tính
chất hành pháp và hành chính thì trả lại cơ
quan liên quan có thẩm quyền.
2.2 Khẩn trương cụ thể hóa nguyên
tắc kiểm soát quyền lực; quy định đầy đủ cơ
chế kiểm soát của Chính phủ đối với việc
thực hiện quyền lập pháp, quyền tư pháp,
bảo đảm tính thống nhất, thông suốt, liên tục
quyền lực nhà nước. Nghiên cứu cơ chế xử
lý tranh chấp, xung đột quyền lực giữa các
cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp bảo
đảm tính thống nhất, thông suốt của quyền
lực nhà nước. Nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung
cơ bản Luật Ban hành văn bản quy phạm
pháp luật theo hướng xác định và phân biệt
rõ quyền lập quy và quyền lập pháp trong
xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp
luật; bỏ quy định về Chương trình xây dựng
luật, pháp lệnh của Quốc hội, khôi phục
đầy đủ quyền trình và rút dự án luật, pháp
lệnh của Chính phủ và bảo đảm tính liên tục
về trách nhiệm của Chính phủ đối với dự
án luật, pháp lệnh từ khi soạn thảo đến khi
được Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội
thông qua.
2.3 Sửa đổi, bổ sung các quy định
của pháp luật về tổ chức và hoạt động thanh
tra theo hướng đổi mới cơ bản mô hình tổ
chức thanh tra Chính phủ.
2.4 Đổi mới cơ bản cơ chế phân cấp
trung ương - địa phương và giữa các cấp
chính quyền địa phương gắn liền với việc cụ
thể hóa nguyên tắc phân quyền trung ương -
địa phương. Hoàn thiện chế định phân quyền
nhằm thúc đẩy hình thành chế độ tự quản địa
phương. Xây dựng, ban hành Luật về Phân
cấp, phân quyền trung ương - địa phương.
2.5 Cần khắc phục triệt để việc
quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
6 Số 13(341) T7/2017
và trách nhiệm của Chính phủ, của bộ, cơ
quan ngang bộ trong các luật chuyên ngành;
tập trung các quy định chung về chức năng
nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của bộ,
cơ quan ngang bộ vào Luật Tổ chức Chính
phủ; không sử dụng nghị định của Chính phủ
để quy định về vấn đề này. Từ năm 2020,
ổn định, hạn chế việc sửa đổi, bổ sung theo
nhiệm kỳ Chính phủ đối với Quy chế làm
việc của Chính phủ và các nghị định quy
định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ
cấu tổ chức của từng bộ, cơ quan ngang bộ,
cũng như của từng cơ quan thuộc Chính phủ.
Sau năm 2030, tiến hành luật hóa tổ chức và
hoạt động của các bộ, cơ quan ngang bộ theo
hướng mỗi bộ, cơ quan ngang bộ xây dựng,
ban hành một luật riêng.
Như vậy, đến năm 2030, hệ thống
pháp luật về tổ chức Chính phủ sẽ bao gồm
đầy đủ, đồng bộ các chế định được cơ bản
hoàn thiện. Hệ thống này có tính thống nhất,
đồng bộ, ổn định và minh bạch cao; tính
hệ thống, thứ bậc và trật tự giá trị pháp lý
của các quy phạm pháp luật được xác lập rõ
ràng. Khuôn khổ pháp luật của mối quan hệ
giữa Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các
bộ, cơ quan ngang bộ với Quốc hội, cơ quan
tư pháp, với chính quyền địa phương, với
xã hội, thị trường được bổ sung, hoàn thiện
một bước cơ bản. Luật Tổ chức Chính phủ
sẽ được sửa đổi, bổ sung cơ bản, toàn diện
cả về nội dung và kỹ thuật lập pháp, mang
tính pháp điển cao, đáp ứng yêu cầu bảo đảm
tính ổn định lâu dài; hình thức nghị định quy
định chung về chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang
bộ sẽ không còn. Chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn và trách nhiệm của một số bộ, cơ
quan ngang bộ sẽ được luật hóa; các nghị
định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn và cơ cấu tổ chức của từng bộ, cơ quan
ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ được
ổn định.
3. Một số giải pháp, kiến nghị
Để thực hiện các yêu cầu, nội dung
hoàn thiện hệ thống pháp luật về Chính phủ
nêu trên, chúng tôi đề xuất một số giải pháp,
kiến nghị sau đây:
3.1 Chính phủ, Thủ tướng Chính
phủ, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan
ngang bộ cần quan tâm hơn, dành sự ưu tiên
cao nhất trong lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng hệ
thống pháp luật về tổ chức của Chính phủ,
thực sự coi xây dựng, hoàn thiện pháp luật
về tổ chức và hoạt động của Chính phủ, của
các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc
Chính phủ, của chính quyền địa phương là
trọng tâm ưu tiên hàng đầu trong xây dựng,
hoàn thiện hệ thống pháp luật.
3.2 Trong hoàn thiện hệ thống pháp
luật về tổ chức Chính phủ, Chính phủ, Thủ
tướng Chính phủ cần xác định rõ nhiệm vụ,
vấn đề trọng tâm để ưu tiên tập trung chỉ
đạo, phân công cơ quan chủ trì và bố trí đầy
đủ, kịp thời các nguồn lực để nghiên cứu, đề
xuất hoặc soạn thảo. Ngay từ bây giờ, các
vấn đề như sự kiểm soát của Chính phủ đối
với việc thực hiện quyền lập pháp, quyền tư
pháp; phân quyền trung ương - địa phương;
tự quản địa phương; đổi mới mô hình cơ
quan thanh tra Chính phủ... cần được tập
trung nghiên cứu, đề xuất nội dung cần được
thể chế hóa.
3.3 Đẩy mạnh các hoạt động nghiên
cứu, tổng kết thực tiễn và tham khảo kỹ
lưỡng kinh nghiệm quốc tế; làm rõ những
yêu cầu của Nhà nước pháp quyền XHCN
đối với việc hoàn thiện hệ thống pháp luật
về tổ chức của Chính phủ. Chính phủ cần có
chương trình, kế hoạch cụ thể để triển khai
thực hiện việc này một cách bài bản.
Đổi mới mạnh mẽ tư duy nhận thức
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
7Số 13(341) T7/2017
cả nước, phát huy sức mạnh của những đồng
đội liệt sĩ đang sống và đồng bào đang làm
ăn sinh sống ở trong và ngoài nước,
Thứ năm, tăng cường công tác kiểm
tra, giám sát, bảo đảm sự trong sáng, tuân
thủ đạo lý “đền ơn đáp nghĩa” đối với người
và gia đình có công với cách mạng. Vừa
qua, trong quá trình thực hiện các chính sách
ưu đãi người có công đã xuất hiện không ít
tình trạng tiêu cực, tham nhũng, hiện tượng
xác lập hồ sơ giả để hưởng chế độ ưu đãi
của Nhà nước, gây bức xúc trong dư luận,
làm xói mòn lòng tin của người dân đối với
Đảng, Nhà nước. Hơn bao giờ hết, cần phải
chú trọng công tác kiểm tra, thanh tra các
khâu thực thi chính sách ở từng địa phương,
từng ngành về quá trình tổ chức thực hiện
chính sách và hoạt động công chức công vụ
11 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb. Chính trị Quốc gia, H., 2016, tr. 31.
trong bộ máy nhà nước để bảo đảm đúng
quy định, làm sao để những chính sách ưu
đãi phải được thực hiện đúng, đầy đủ, kịp
thời đối với người có công. Ưu đãi xã hội
phải minh bạch và trong sạch mới là đạo
nghĩa đúng đắn của dân tộc ta.
Nghị quyết Đại hội XII của Đảng chỉ
rõ: Toàn Đảng, toàn dân và toàn quân phải
“thực hiện tốt chính sách chăm sóc người
có công; giải quyết tốt lao động, việc làm
và thu nhập của người lao động; bảo đảm
an sinh xã hội, nâng cao phúc lợi xã hội; coi
trọng chăm sóc sức khỏe nhân dân”11. Đồng
thời, tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện Chỉ
thị số 05 CT/TW của Bộ Chính trị (khóa
XII) về “Học tập và làm việc tư tưởng, đạo
đức, phong cách Hồ Chí Minh”, thực hiện
tốt chính sách thương binh, liệt sĩ và người
có công với cách mạng, góp phần bảo vệ
vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ
nghĩa trong tình hình mới
về vai trò, chức năng và trách nhiệm của
Chính phủ và hệ thống hành chính nhà nước
trong điều kiện xây dựng, hoàn thiện Nhà
nước pháp quyền XHCN, phát triển kinh
tế thị trường và chủ động hội nhập quốc tế.
Nhận thức đầy đủ hơn về vai trò, ý nghĩa
của hệ thống pháp luật về tổ chức Chính phủ
trong việc thúc đẩy đổi mới tổ chức và hoạt
động của Chính phủ và hệ thống hành chính
nhà nước; từ đó góp phần đổi mới cách thức,
nâng cao chất lượng soạn thảo; đổi mới kỹ
thuật lập pháp, lập quy trong hoàn thiện
pháp luật về tổ chức Chính phủ.
3.4 Cần nhanh chóng triển khai
nghiên cứu, xây dựng nghị quyết mới của
Bộ Chính trị về hoàn thiện hệ thống pháp
luật Việt Nam từ năm 2020 đến năm 2030 và
tầm nhìn đến năm 2045, thay thế Nghị quyết
số 48-NQ/TW
(Tiếp theo trang 31)
TÖ TÖÔÛNG HOÀ CHÍ MINH VEÀ ...
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
8 Số 13(341) T7/2017
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nhu_cau_hoan_thien_he_thong_phap_luat_ve_to_chuc_chinh_phu_d.pdf